You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----------

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên: Hoàng Thanh Trang


Lớp: HC44B – nhóm 2
Mã số sinh viên: 1953801014248
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
CHƯƠNG XII
HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Giải thích các nhận định đúng, sai sau đây:

1. Trong nhiều trường hợp, hình thức quản lý nhà nước đồng thời là kết quả của hoạt
động quản lý nhà nước.
 Nhận định sai vì hình thức quản lý nhà nước là hoạt động của chủ thể quản lý mà
không phải là kết quả của hoạt động quản lý.
2. Quyền thực hiện các hình thức quản lý nhà nước là một bộ phận cấu thành thẩm
quyền của cơ quan hành chính.
 Nhận định sai vì quyền thực hiện các hình thức quản lý nhà nước là một bộ phận
cấu thành thẩm quyền của các chủ thể quản lý.
3. Tất cả các hình thức quản lý nhà nước đều kết thúc bằng việc ban hành một văn
bản áp dụng pháp luật.
 Sai. Vì hình thức quản lý nhà nước chủ yếu có các hành động mang tính quyền lực
có giá trị pháp lý, trong nhiều trường hợp chúng được đảm bảo bằng sức mạnh
cưỡng chế nhà nước, tuy nhiên các hoạt động này không kết thúc bằng việc ban
hành một văn bản áp dụng pháp luật.
4. Bất kỳ hình thức quản lý nhà nước nào cũng đều thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
 Đúng. Vì theo Điều 94 Hiến pháp 2013 về chính phủ “Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
5. Các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật cụ thể là hình thức quản lý nhà nước ít
mang tính pháp lý.
 Đúng. Vì các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật cụ thể là những hoạt động
mang tính nghiệp vụ, chủ yếu sử dụng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ nhưng các
hoạt động tác nghiệp vật chất – kỹ thuật cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc
bổ sung trợ giúp cho các hoạt động mang tính pháp lý. Chính vì vậy sẽ là không
chính xác nếu xếp loại hoạt động này vào nhóm các hình thức quản lý nhà nước
không mang tính pháp lý, chúng chỉ “ít” mang tính pháp lý.
6. Hoạt động ban hành Luật của Quốc hội là một hình thức quản lý nhà nước quan
trọng.
 Đúng. Vì hoạt động ban hành Luật là hình thức mang tính pháp lý, đó là những
quyết định có hiệu lực pháp lý chỉ sau Hiến pháp nên chúng đóng vai trò là
những quyết định pháp luật mang tính khởi phát, cơ sở cho các quyết định quản
lý nhà nước.
7. Mọi chủ thể quản lý đều có thể sử dụng các biện pháp tổ chức - xã hội trực tiếp.
 Đúng. Vì các biện pháp tổ chức – xã hội trực tiếp hoàn toàn không mang tính
pháp lý, chúng diễn ra phổ biến trong thực tiễn quản lý nhà nước,
8. Không thể sử dụng nhiều hình thức quản lý khác nhau cho một hoạt động quản lý
nhà nước.
 Sai. Vì hình thức quản lý nhà nước là những hình thức biểu hiện bên ngoài của
hoạt động chấp hành, điều hành của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
thực hiện, nên trong những trường hợp cần thiết ta có thể áp dụng nhiều hình
thức quản lý nhà nước khác nhau.
9. Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là hình thức quản lý không chỉ
được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
 Sai. Vì Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là hình thức hoạt động chủ
yếu của các cơ quan nhà nước.
10. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính chỉ được thực hiện
bởi một số cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
 Đúng. Vì hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ được tiến hành bởi
những chủ thể nhất định có thẩm quyền (mà không phải là tất cả các chủ thể quản
lý nhà nước).
11. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính có thể được sử dụng
bởi Toà án nhân dân.
 Sai. Vì chỉ có những cơ quan có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ,… mới
được sử dụng hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
12. Hình thức quản lý nhà nước không được thực hiện bởi các cá nhân là người nước
ngoài.
 Đúng. Vì các chủ thể có thẩm quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước Việt
Nam bắt buộc phải là người có quốc tịch Việt nam, nếu trong trường hợp này
người nước ngoài đã được công nhận có quốc tịch Việt Nam thì sẽ được thực hiện
các hình thức quản lý nhà nước.
13. Chủ thể có thẩm quyền có thể sử dụng kết hợp các hình thức quản lý khác nhau để
giải quyết một tình huống quản lý cụ thể.
 Đúng. Vì các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thường kết hợp sử dụng cả
hình thức pháp lý lẫn hình thức không pháp lý trong hoat động của mình.
14. Việc áp dụng các hình thức mang tính pháp lý luôn dẫn đến những thay đổi nhất
định trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
 Sai. Vì các hình thức mang tính pháp lý có thể dẫn đến sự thay đổi nhất định trong
cơ chế điều chỉnh pháp luật.
15. Việc sử dụng các hình thức ít mang tính pháp lý không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính nhất định.
 Đúng. Vì các hình thức ít mang tính pháp lý là những hình thức chỉ mang tính tổ
chức, xã hội, tính quần chúng mà hoàn toàn không mang tính pháp lý. Chúng
không được pháp luật quy định hoặc chỉ được điều chỉnh bằng những nguyên tắc
chung. Chúng cũng không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm
phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Đó chính là các hoạt động tổ
chức xã hội – trực tiếp.
16. Mọi hình thức quản lý nhà nước đều dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định.
 Đúng. Vì trong thực tiễn đời sống ở các tình huống khác nhau ta sẽ áp dụng những
hình thức quản lý khác nhau và từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý tương ứng.
17. Hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính có thể kết thúc bằng việc ban hành
một quyết định áp dụng pháp luật.
 Sai. Vì các hành động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý trong đó có hoạt động
lập biên bản vi phạm hành chính thì các hoạt động này không kết thúc bằng việc
ban hành một quyết định áp dụng pháp luật.
18. Hoạt động áp giải người vi phạm thuộc nhóm hình thức quản lý mang tính pháp
lý.
 Đúng. Vì các hành động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý trong đó có hoạt
động áp giải người vi phạm.
19. Hợp đồng hành chính được ký kết nhằm phục vụ lợi ích công.
 Đúng. Vì hợp đồng hành chính mang ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống nhà nước và xã hội, đặc biệt trong hoạt động hành chính nhà nước
20. Hợp đồng hành chính là một trong những hình thức quản lý nhà nước không
mang tính pháp lý.
 Sai. Vì hợp đồng hành chính là một trong những hình thức quản lý nhà nước ít
mang tính pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước có tính pháp lý nhưng
mức độ tính pháp lý không nhiều, bao gồm các hoạt đồng mang tính quyền lực có
giá trị pháp lý, các hoạt động tác nghiệp vật chất – kỹ thuật củ thể và các hợp đồng
hành chính.
B. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Thông qua hình thức ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, các chủ
thể quản lý nhà nước:

a) Quy định nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham
gia quan hệ pháp luật hành chính;

b) Đề ra những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung trong lĩnh vực chấp hành -
điều hành;

c) Đặt ra các quy tắc xử sự riêng biệt;

d) Xác định các mối liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống quản lý hành
chính nhà nước.

 Câu b
2. Là hình thức quản lý nhà nước:

a) Nghị định của Chính phủ;

b) Hoạt động ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Hoạt động xử lý kỷ luật công chức vi phạm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

d) Hoạt động ban hành Quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.

 Câu b

3. Không phải là hình thức quản lý nhà nước:

a) Việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở;

b) Hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính của chiến sỹ công an nhân dân;

c) Việc Sở Tư pháp tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Luật phòng, chống tham nhũng”;

d) Hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp của Sở Kế hoạch – Đầu tư.

 Câu d

4. Thuộc về nhóm các hình thức quản lý nhà nước mang tính pháp lý:

a) Hoạt động đăng ký khai sinh;

b) Hoạt động kiểm tra văn bằng, chứng chỉ;

c) Hoạt động ban hành Công văn của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

d) Hoạt động ban hành Thông tư của Bộ trưởng.

 Câu c

5. Thuộc về nhóm các hình thức quản lý nhà nước ít mang tính pháp lý:

a) Hoạt động ban hành Nghị định của Chính phủ;

b) Hoạt động ban hành quyết định nâng lương trước thời hạn cho công chức có thành
tích xuất sắc;

c) Hoạt động kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;
d) Hoạt động tổ chức mít tinh kỷ niệm chào mừng Lễ Quốc Khánh.

 Câu b

6. Hình thức quản lý mang tính pháp lý:

a. Là hình thức được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục;

b. Không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật;

c. Bao gồm một số biện pháp mang tính xã hội, tính quần chúng rộng rãi;

d. Không làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

 Câu a

7. Thuộc về nhóm các hình thức quản lý không mang tính pháp lý:

a) Hoạt động ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

b) Hoạt động giải quyết vụ án hành chính của Toà án;

c) Hoạt động bổ nhiệm công chức vào ngạch;

d) Hoạt động tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý.

 Câu c

8. Hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Là hình thức quản lý nhà nước mang tính pháp lý;

b) Là hình thức quản lý nhà nước không mang tính pháp lý;

c) Là hình thức quản lý nhà nước ít mang tính pháp lý;

d) Không phải là hình thức quản lý nhà nước.

 Câu a

9. Không phải là hợp đồng hành chính:

a) Hợp đồng làm việc của viên chức;

b) Hợp đồng mua bán máy lọc nước giữa doanh nghiệp X và UBND tỉnh K;

c) Văn bản hợp tác được ký kết giữa đại diện chính quyền và doanh nghiệp;
d) Hợp đồng tuyển dụng công chức ngoại ngạch.

 Câu b

10. Là hợp đồng hành chính:

a) Hợp đồng giao thầu công chính;

b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

c) Hợp đồng ủy quyền;

d) Hợp đồng dịch vụ.

 Câu a

11. Là các hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp:

a) Chiến sỹ công an nhân dân kiểm tra phương tiện tham gia giao thông;

b) Công an viên áp giải người vi phạm về trụ sở UBND xã;

c) Văn phòng UBND tỉnh lập chương trình, kế hoạch công tác;

d) Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về văn bản pháp luật mới cho các doanh
nghiệp.

 Câu d

12. Chủ thể thực hiện hình thức quản lý nhà nước:

a) Mọi cá nhân, tổ chức;

b) Chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước;

c) Không bao gồm các cá nhân;

d) Là các chủ thể quản lý nhà nước.

 Câu b

13. Là hành động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý:

a) Lấy phiếu thăm dò ý kiến quần chúng trước khi bổ nhiệm công chức lãnh đạo;

b) Trình ký văn bản;


c) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác;

d) Lập biên bản vi phạm hành chính.

 Câu d

14. Là hoạt động tác nghiệp vật chất – kỹ thuật cụ thể:

a) Soạn thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

b) Lập biên bản vi phạm hành chính;

c) Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Áp giải người có hành vi gây rối trật tự công cộng về trụ sở UBND xã.

 Câu d

15. Hình thức quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch UBND
cấp tỉnh:

a) Hoạt động ban hành Nghị định;

b) Hoạt động ban hành Thông tư;

c) Hoạt động ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.

 Câu c

C. BÀI TẬP
1. Khu dân cư A thuộc phường B, quận C, thành phố H nằm trong vùng quy hoạch xây
dựng quần thể trung tâm thương mại – dịch vụ có quy mô lớn nhất cả nước. UBND
phường thông báo chủ trương của Nhà nước cho nhân dân, sau đó tiến hành gặp gỡ đại
diện các hộ gia đình để thống nhất về phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau nhiều
lần bàn bạc, giá đền bù được xác định là 17 triệu đồng/m2, thời gian giao tiền là
01/4/2017, thời gian di dời đến hết tháng 9/2017. Một số hộ gia đình đã nhận tiền và
nhanh chóng chuyển đi nơi khác. Một số hộ khác tuy đã nhận tiền nhưng chần chừ không
chịu di dời. Có 5 hộ dứt khoát không nhận tiền và cũng không chịu di dời vì cho rằng giá
đền bù không thỏa đáng và đã vận động một số hộ khác trả lại tiền, gây chậm trễ tiến độ
giải phóng mặt bằng. Sau nhiều lần thương lượng, thuyết phục, cuối cùng cơ quan có
thẩm quyền đã ra quyết định cưỡng chế buộc các hộ dân còn lại phải di dời.
Anh (chị) hãy xác định các hình thức hoạt động hành chính nhà nước đã được tiến hành?
Trả lời:
- Các hình thức quản lý nhà nước đã được tiến hành:
+ Các biện pháp tổ chức – xã hội trực tiếp:
 Thông báo cho nhân dân;
 Gặp gỡ đại diện các hộ gia đình để thống nhất về phương án đền bù, thương
lượng, thuyết phục.
+ Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật: ra quốc quyết cưỡng chế hoặc buộc
các hộ dân phải di dời.
2. Ngày 15/9/2017, Cục trưởng Cục Thuế thành phố H đã ký quyết định thành lập Đoàn
kiểm tra tiến hành kiểm tra thuế tại 20 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó có công
ty trách nhiệm hữu hạn VT. Tại đây, đoàn kiểm tra đã yêu cầu doanh nghiệp xuất trình
các loại hóa đơn, báo cáo thuế, bảng lương và các chứng từ thanh toán lương, hồ sơ tài
liệu liên quan đến các mặt hàng xuất, nhập khẩu, toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán
của công ty…Kết quả kiểm tra cho thấy, doanh nghiệp có biểu hiện trốn thuế, gian lận
thuế. Ngày 18/9/2017, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành
chính của công ty VT. Ngày 24/9/2017, Cục trưởng Cục thuế thành phố H ban hành
quyết định xử phạt công ty VT 100 triệu đồng. Quyết định được gửi đến cho doanh
nghiệp ngày 25/9/2017 nhưng một tháng sau doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ
nộp phạt. Do vậy, Cục trưởng Cục thuế thành phố H quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế “khấu trừ tiền từ tài khoản của tổ chức vi phạm” nhằm đảm bảo cho quyết định xử
phạt được thi hành trên thực tế.
Anh (chị) hãy xác định các hình thức quản lý nhà nước được áp dụng trong tình huống
nêu trên.
Trả lời:
- Các hình thức quản lý nhà nước được áp dụng trong tình huống nêu trên:
+ Hình thức ít mang tính pháp lý:
 Cục trưởng cục thuế thành phố H đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tiến
hành kiểm tra thuế tại 20 doanh nghiệp;
 Đoàn kiểm tra đã yêu cầu doanh nghiệp VT xuất trình các hóa đơn báo cáo thuế,…
+ Hình thức mang tính pháp lý:
 Sau khi đoàn thanh tra kiểm tra các loại giấy tờ thấy rằng doanh nghiệp VT có dấu
hiệu trốn thuế, gian lận thuế;
 Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản (hành động mang tính quyền lực có giá trị
pháp lý) đối với hành vi vi phạm hành chính của công ty VT;
 Cục trưởng cục thuế thành phố H ban hành quyết định xử phạt doanh nghiệp VT;
 Cục trưởng cục thuế thành phố H áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với doanh
nghiệp VT.

You might also like