You are on page 1of 27

Linh Vũ –

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG LUẬT HÀNH CHÍNH - tr 3


1. Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh chỉ bao gồm các quan hệ hành chính nhà nước.
 Đúng. Hành chính có 2 nhóm là hành chính công (hành chính NN) và hành chính tư (hành chính ngoài NN). Luật
Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính NN, còn hành chính ngoài NN do Luật kinh tế, quan hệ xã hội điều
chỉnh.
2. Điều hành trong quản lý hành chính là phương tiện để chấp hành.
 Đúng. Chấp hành là mục đích, muốn chấp hành thì phải điều hành. Điều hành là biểu hiện bên ngoài (phương tiện)
để đạt được chấp hành.
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính được hình thành chủ yếu từ đối tượng điều chỉnh của nó.
 Đúng. Phương pháp điều chỉnh quyết định cách thức điều chỉnh để đạt được mục đích.
4. Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính sẽ dẫn đến thay đổi phương pháp điều chỉnh của Luật Hành
chính.
 Sai. Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh và việc sử dụng phương pháp điều chỉnh là hai việc khác nhau, phương pháp
được quyết định bởi bản chất của đối tượng chứ không được quyết định bởi phạm vi.
5. Tùy nghi, sáng tạo là đặc trưng được hình thành từ tính chấp hành – điều hành của hoạt động hành chính nhà nước.
 Đúng. Để chấp hành – điều hành thì buộc chủ thể quản lý phải tùy nghi, sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh.
6. Luật Hành chính là ngành luật điều chỉnh về hoạt động hành pháp nhà nước.
 Sai. Điều chỉnh hoạt động hành pháp là Luật Hiến pháp, Luật Hành chính điều chỉnh hoạt động hành chính. Hành
chính là cái cụ thể, trực tiếp của hành pháp và để triển khai hành pháp.
7. Tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nhà nước.
 Đúng. Tính quyền uy là yếu tố bắt buộc hình thành và quyết định nên quan hệ hành chính NN, có thể gia giảm ít
nhiều nhưng không bao giờ bị mất đi.
8. Phương pháp điều chỉnh thỏa thuận của ngành luật hành chính có thể thay thế phương pháp quyền uy trong
một số quan hệ hành chính.
 Sai. PP thỏa thuận chỉ là phương pháp bổ trợ, thứ yếu, tùy nghi và không bao giờ được sử dụng độc lập nên không
thể thay thế PP quyền uy được.
9. Hoạt động hành chính nhà nước là một cách gọi khác của quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp).
 Đúng. Đây là hai thuật ngữ đồng nghĩa, có thể được sử dụng để thay thế cho nhau.
10. Ngành luật hành chính có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành nhiều nhóm nhỏ.
 Sai. Ngành luật là đối tượng do con người đặt ra nên bản thân ngành luật không thể phân chia đối tượng điều chỉnh
của nó, chỉ có con người mới phân chia đối tượng điều chỉnh của ngành luật nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu
khoa học.
11. Giống câu 3
12. Các khái niệm: quản lý hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước, hoạt động chấp hành – điều
hành, quản lý nhà nước có thể được hiểu như nhau.
 Đúng. Nếu quản lý nhà nước được tiếp cận theo phạm vi nghĩa hẹp.
 Sai. Nếu quản lý nhà nước được tiếp cận theo phạm vi nghĩa rộng.
13. Giống câu 2.
14. Mọi hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đều phải được quy định trong văn bản pháp luật.
 Sai. Có những hoạt động pháp luật không quy định nhưng vȁn phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước.
15. Phạm vi của quản lý nhà nước đồng thời là phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính.
 Sai. Phạm vi của quản lý nhà nước rộng hơn phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính. Luật Hành chính chỉ điều
chỉnh phạm vi quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp trong khi phạm vi quản lý nhà nước có thể hiểu theo nghĩa rộng
(bao gồm cả lập pháp và tư pháp).
16. Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước.
 Sai. Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp hay còn gọi là quản lý hành chính nhà nước.
17. Chủ động, sáng tạo là đặc trưng riêng có của hoạt động hành chính nhà nước.
 Sai. Các hoạt động nhà nước khác cũng có nhưng không phải là một yêu cầu, một lợi thế, không bắt buộc như hoạt
động hành chính nhà nước (chủ động, sáng tạo cao).
18. Quản lý hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục đích tổ chức, điều hành.
 Đúng. Tổ chức, điều hành là quản lý tích cực; ngoài ra còn mảng thứ hai là để xử lý vi phạm (xử phạt hành chính).
19. Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều được xem là quản lý nhà nước.
 Đúng. Nếu quản lý nhà nước được tiếp cận theo phạm vi nghĩa hẹp.
 Sai. Nếu quản lý nhà nước được tiếp cận theo phạm vi nghĩa rộng.
20. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước.
 Đúng. Quản lý nhà nước là chức năng của cơ quan hành chính nhà nước.
21. Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối tượng điều chỉnh của Luật
Hành chính.

1
Linh Vũ –
 Sai. Những QHXH có sự tham gia của CQHCNN có thể là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác như Luật
Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Lao động. Ví dụ: CQHCNN mua bánh trung thu của công ty Kinh Đô là đối tượng
điều chỉnh của Luật Dân sự.
22. Quản lý nhà nước được thực hiện trong bao nhiêu ngành, lĩnh vực thì ngành luật hành chính có bấy nhiêu chế định
tương ứng.
 Sai. Việc chia theo ngành, lĩnh vực mang tính chất tương đối và được quyết định bởi điều kiện kinh tế, xã hội của
quốc gia. Còn việc chia bao nhiêu chế định là chủ quan, là kỹ thuật để xếp quy định trong một văn bản (kỹ thuật tổ
chức).
23. Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều là quan hệ quản lý nhà nước.
 Đúng. Chỉ hình thành chủ thể quản lý nhà nước ở trong quan hệ quản lý nhà nước. (Hiểu là có quan hệ quản lý nhà
nước trước rồi chủ thể trong mối quan hệ đó mới được xem là chủ thể quản lý nhà nước, không có chiều ngược lại.)
24. Giống câu 10.
25. Quyền uy – phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật Hành chính.
 Sai. Các ngành luật khác như Luật Hình sự, Luật Lao động cũng có phương pháp này, chỉ là mức độ có thể ít hoặc nhiều
hơn.
26. Tính mệnh lệnh trong phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là có thể thay
đổi về mức độ.
 Đúng. Có thể thay đổi mức độ khi áp dụng bổ sung phương pháp thỏa thuận để dung hòa cả
hai.
27. Luật Hành chính có thể điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội.
 Sai. Đây là quan hệ do Luật Hiến pháp điều chỉnh, liên quan đến Quốc hội là Luật Hiến pháp điều chỉnh (ngoại trừ
các hoạt động tổ chức nhân sự, lương bổng, xử lý kỷ luật là do Luật Hành chính điều chỉnh).
28. Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính nội dung.
 Sai. Luật Hành chính còn điều chỉnh cả quan hệ hành chính thủ tục (thủ tục hành chính).
29. Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính tổ chức – điều hành tích cực.
 Sai. Tổ chức, điều hành là quản lý tích cực; ngoài ra còn mảng thứ hai là để xử lý vi phạm (xử phạt hành chính).
30. Luật Hành chính điều chỉnh quan hệ tổ chức nhân sự trong tất cả các cơ quan nhà nước.
 Đúng. Quan hệ nhân sự là quan hệ tổ chức, điều hành mang tính hành chính bên trong nên giao cho ngành luật hành
chính điều chỉnh.
31. Luật Hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp.
 Sai. Luật Hành chính có điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp: cấp
phép, thành lập chi nhánh văn phòng, sử dụng lao động sai, giải thể.
32. Phương pháp điều chỉnh “bình đẳng – thỏa thuận” của ngành luật hành chính chỉ được sử dụng trong trường
hợp pháp luật có quy định.
 Sai. Đây là phương pháp tùy nghi nên luật không quy định, có thể sử dụng tùy ý miễn đạt hiệu quả.
33. Có thể sử dụng chỉ phương pháp điều chỉnh “bình đẳng – thỏa thuận” để điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà
nước độc lập.
 Sai. Đây là PP đi kèm, đi theo, bổ trợ nên không được sử dụng một mình trong một quan hệ hành chính độc lập.
34. Luật Hành chính được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành Luật Dân sự.
 Đúng. Luật Hành chính được xem là ngành luật để triển khai, hiện thực hóa các quyền dân sự, quyền nhân thân và
tài sản của cá nhân, tổ chức.
35. Giống câu 16.
36. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội có tính ổn định cao.
 Sai. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ có tính không ổn định, thường xuyên thay đổi vì
đó là những quan hệ trực tiếp liên quan đến kinh tế - xã hội.
37. Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính.
 Sai. Quản lý doanh nghiệp khu vực tư không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (Luật Hành chính
chỉ điều chỉnh quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp).
38. Giống câu 21.
39. Giống câu 23.
40. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính chỉ bao gồm những quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý ngành, lĩnh
vực cụ thể.
 Sai. Ngoài quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể thì Luật Hành chính còn điều chỉnh những quan hệ chung không thuộc
ngành, lĩnh vực nào. Ví dụ: quan hệ khiếu nại, tố cáo, xử phạt,…
41. Giống câu 10.
42. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính mang tính bất bình đẳng là hoàn toàn do ý chí của Nhà nước quyết
định.

2
Linh Vũ –
 Sai. Phương pháp điều chỉnh do đối tượng điều chỉnh quyết định chứ không phải hoàn toàn do ý chí Nhà nước quyết
định.
43. Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
 Sai. Quốc hội là cơ quan lập pháp, không có hành chính; Tòa án xét xử, có hành chính nhưng ít (chỉ trong trường
hợp rất nhỏ là xử phạt).
44. Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Đúng. Vì Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh và PP điều chỉnh riêng.
45. Luật Hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính với nhau.
 Sai. Luật Hành chính còn điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính với cá nhân, tổ chức (đăng kí khai
sinh, thành lập doanh nghiệp,…).
46. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính chỉ là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
 Sai. Ngoài ra còn PP thỏa thuận.
47. Luật Hành chính và Luật Hình sự không có liên quan gì nhau.
 Sai. Luật Hành chính và Luật Hình sự có liên quan nhau, đều là hai ngành luật bảo vệ an ninh trật tự nhưng ở hai
mức độ khác nhau.
48. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành
chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành.
 Sai. Nhóm đối tượng điều chỉnh này là nhóm I, ngoài ra còn có các nhóm II, III, IV (liệt kê chi tiết khi thi).
49. Luật Hành chính Việt Nam không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành chính và người nước ngoài mà do
luật quốc tế điều chỉnh.
 Sai. Người nước ngoài vȁn chịu sự quản lý hành chính của cơ quan hành chính theo quy định pháp luật Việt Nam
(nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ).
50. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam.
 Sai. Đây là QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp, không phải Luật Hành chính.

CHƯƠNG 2: QPPLHC - NGUỒN LHC - tr 12


1. Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 được Chính phủ ban hành ngày 26/02/2021 là
VBQPPLHC.
 Sai. Nghị định do Chính phủ ban hành mới được xem là VBQPPL, Nghị quyết là VB cá biệt.
2. Ngày 31/3/2020. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19, trong đó xác định: “Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ
ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc…”. Chỉ thị nói trên là VBQPPLHC.
 Sai. Quyết định do Thủ tướng ban hành mới là VBQPPL.
3. Quy định số 80-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/8/2022 quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới
thiệu cán bộ ứng cử là nguồn của Luật Hành chính.
 Sai. Quy định của Bộ Chính trị không phải là VBQPPL nên không thể là nguồn của Luật Hành chính.
4. Quy định số 211-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/12/2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm
việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không phải là nguồn của
Luật Hành chính.
 Đúng. Quy định của Bộ Chính trị không phải là VBQPPL nên không là nguồn của Luật Hành chính.
5. Hoạt động áp dụng QPPLHC chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
 Sai. Hoạt động áp dụng QPPLHC chủ yếu do các CQHCNN tiến hành, tuy nhiên CQHCNN (chủ thể quản lý hành
chính) không phải là chủ thể duy nhất mà có trường hợp Tòa án (xử phạm VPHC) và Viện kiểm sát (quản lý nội bộ)
cũng thực hiện hoạt động này.
6. Ngày 15/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 839/QĐ-TTg về việc giao quyền Bộ trưởng Bộ Y
tế đối với bà Đào Hồng Lan. Quyết định nói trên được xác định là nguồn của Luật Hành chính.
 Sai. Quyết định trên là văn bản cá biệt (chỉ đạo 1 cá nhân cụ thể), không phải VBQPPL nên không là nguồn của Luật
Hành chính.
7. Người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam không có thẩm quyền ban hành các VBQPPLHC.
 Sai. Người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp (C.Án TANDTC) có thẩm quyền ban hành VBQPPLHC, cụ
thể là Thông tư.
8. Văn bản được thừa nhận là nguồn của Luật Hành chính khi chứa đựng các QPPLHC.
 Đúng. Nguồn của Luật Hành chính là các VB chứa đựng QPPLHC do các chủ thể có thẩm quyền ban hành.
9. Bà Nguyễn Thị A tổ chức tiệc tất niên tại nhà, các thành viên tham gia vừa ăn uống vừa hát karaoke đến 24h
đêm, gây ồn ào cả khu phố. Đây là hành vi áp dụng QPPLHC trái pháp luật.
 Sai. Đây là hành vi không chấp hành QPPLHC.
10. Bộ Luật Hình sự là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
 Sai. Bộ Luật Hình sự, Tố tụng Dân sự, Tố tụng Hình sự không phải là nguồn của Luật Hành chính vì không chứa

3
Linh Vũ –
QPPLHC.
11. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của Luật Hành chính.
 Sai. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là VBQPPL và có chứa QPPLHC mới là nguồn của Luật Hành chính,
quyết định cá biệt thì không phải.
12. Quyết định do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành không là nguồn của Luật Hành chính.
 Sai. Đây là nguồn của Luật Hành chính nếu là VBQPPL có chứa QPPLHC.
13. Các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là nguồn của Luật Hành chính.
 Đúng. Vì đây là VB chính trị của tổ chức chính trị, không phải là VBQPPL chứa QPPLHC do chủ thể có thẩm quyền
ban hành.
14. Chỉ VBQPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là nguồn của luật hành chính.
 Sai. Các văn bản được xem là nguồn của luật hành chính khi là VBQPPL và chứa QPPLHC, do các chủ thể có
thẩm quyền ban hành (nhiều chủ thể, không chỉ là CQHCNN).
15. Mọi VBQPPL đều là nguồn của Luật Hành chính.
 Sai. Chỉ VBQPPL có chứa QPPLHC mới được xem là nguồn của Luật Hành chính.
16. Mọi VBQPPLHC chỉ chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ của chủ thể có thẩm quyền.
 Sai. Có 4 trường hợp chấm dứt hiệu lực (kể chi tiết khi thi).
17. QPPLHC là những quy tắc hành vi có tính khuôn mẫu mang tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan nhà
nước, tổ chức và cá nhân.
 Sai. Ngoài ra còn có thể là quy định cho phép,...
18. QPPLHC được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng biện pháp duy nhất là hành chính.
 Sai. Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như thuyết phục, hành chính, cưỡng chế, kinh tế.
19. Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VBQPPLHC được xác định ngay trong chính văn bản đó.
 Sai. Chỉ có thời điểm phát sinh mới được xác định ngay trong VB đó, còn thời điểm chấm dứt thì có thể có hoặc
không (liệt kê chi tiết các trường hợp khi thi).
20. QPPLHC chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.
 Đúng. QPPLHC chỉ điểu chỉnh hoạt động hành chính, đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt QPPLHC với
QPPL của các ngành luật khác như dân sự, hình sự,...
21. Do đặc trưng về tính mệnh lệnh – phục tùng trong QHPLHC nên QPPLHC luôn là những quy phạm mang tính bắt
buộc.
 Sai. Căn cứ vào tính mệnh lệnh của bộ phận quy định, QPPLHC ngoài quy phạm bắt buộc còn có quy phạm cho
phép, quy phạm trao quyền, quy phạm lựa chọn,...

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH - tr 20


1. Chủ thể của QHPLHC chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.
 Sai. Ngoài CQHCNN, cán bộ, công chức, viên chức ra còn có các cá nhân, tổ chức.
2. Điều kiện để người nước ngoài tham gia vào QHPLHC chỉ cần có năng lực pháp luật hành chính.
 Sai. Tương tự những người khác, người nước ngoài phải có cả năng lực hành vi chứ không chỉ riêng năng lực pháp luật.
3. Quyền của chủ thể QHPLHC luôn là khả năng tự mình thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của
pháp luật để thực hiện quyền của mình.
 Sai. Quyền là khả năng tự mình làm nhưng cũng có thể được ủy quyền theo quy định, một số thủ tục phải tự làm
không được ủy quyền như kết hôn, xin nhận con nuôi, làm CCCD.
4. Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước làm phát sinh QHPLHC.
 Sai. Đây là QHPL hiến pháp, không phải QHPL hành chính.
5. Hành vi gửi đơn khiếu nại của công dân là sự biến trong QHPLHC.
 Sai. Đây là hành vi, không phải là sự biến trong QHPLHC vì không phải yếu tố khách quan thiên nhiên gây ra.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban
hành nghị quyết liên tịch là QHPLHC dọc.
 Sai. Đây là QHPLHC ngang. Đảng, NN và Tổ chức chính trị là QHPLHC ngang.
7. UBND quận A luôn là chủ thể bắt buộc khi tham gia QHPLHC.
 Sai. UBND quận A trở thành chủ thể thường khi tham gia với cấp trên (UBND tỉnh); chỉ khi tham gia với cấp dưới
(UBND phường, người dân) mới là chủ thể bắt buộc.
8. Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền tham gia QHPLHC.
 Sai. Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tự tham gia QHPLHC vì không đủ điều kiện (không đủ năng
lực chủ thể), tuy nhiên quyền vȁn được bảo vệ bằng cơ chế người đại diện.
9. Ông A – Chủ tịch UBND xã TH ủng hộ 1 triệu đồng cho tổ chức thiện nguyện trên địa bàn nhằm cứu trợ cho
đồng bào miền trung bị thiệt hại trong trận lũ lụt. Đây là QHPLHC.
 Sai. Đây là QHPL dân sự, không phải QHPLHC.
10. Anh John (có quốc tịch Mỹ) du lịch tại Việt Nam trong 30 ngày. Anh John không thể tham gia vào QHPLHC

4
Linh Vũ –
Việt Nam vì là người nước ngoài, không cư trú tại Việt Nam.
 Sai. Anh John vȁn tham gia các QHPLHC trong thời gian cư trú tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam,
trừ trường hợp điều ước quốc tế Việt Nam tham gia quy định khác.
11. Quan hệ phát sinh trong hoạt động nội bộ của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội đều là quan hệ hành chính.
 Sai. Quan hệ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không phải là quan hệ hành chính: gia nhập Đảng,
sinh hoạt, đóng lệ phí, kỷ luật,… do điều lệ, quy chế Đảng quy định, Luật Hành chính không can thiệp.
12. Tổ chức tham gia vào QHPLHC phải có tư cách pháp nhân.
 Sai. Tổ chức không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân mới được tham gia vào QHPLHC: doanh nghiệp tư nhân
tham gia vào QHPLHC với tư cách là tổ chức.
13. Anh B là thương binh hạng 2/6. Quyền và nghĩa vụ trong QHPLHC của anh B phải được thực hiện thông qua người
đại diện.
 Sai. Thương binh hạng 4/6 mới cần thực hiện thông quan người đại diện.
14. Trong quan hệ hành chính, chủ thể là cá nhân phải từ đủ 14 tuổi trở lên.
 Sai. Chủ thể là cá nhân chỉ cần từ đủ 9 tuổi trở lên là có thể tham gia QHPLHC, cụ thể là quan hệ thủ tục nhận nuôi con
nuôi.
15. Trách nhiệm pháp lý phát sinh trong QHPLHC chỉ gồm trách nhiệm đối với Nhà nước.
 Sai. Trách nhiệm đối với NN là chủ yếu, ngoài trách nhiệm với NN còn trách nhiệm với cộng đồng, xã hội,...
16. UBND cấp tỉnh luôn là chủ thể bắt buộc trong QHPLHC.
 Sai. UBND tỉnh A trở thành chủ thể thường khi tham gia với cấp trên (Chính phủ); chỉ khi tham gia với cấp dưới
(UBND quận, phường, người dân) mới là chủ thể bắt buộc.
17. Người nước ngoài luôn là chủ thể thường trong QHPLHC.
 Sai. Cơ trưởng (chủ yếu là người nước ngoài) được trao quyền lập biên bản và tạm giữ người vi phạm trên máy bay
và tàu biển, khi đó người nước ngoài là chủ thể bắt buộc.
18. Công dân không thể đơn phương làm phát sinh QHPLHC.
 Sai. Công dân có thể đơn phương làm phát sinh QHPLHC: khiếu nại, tố cáo.
19. Tổ chức Đảng không thể là chủ thể quản lý trong QHPLHC.
 Đúng. Đây là tổ chức chính trị, không tham gia quan hệ quản lý NN.
20. Sở X ký hợp đồng lao động với chị K thời hạn 2 năm cho công việc văn thư lưu trữ. Đây không phải là QHPLHC.
 Đúng. Đây là quan hệ lao động, không phải QHPLHC.

CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN TẮC QLHC - tr27


1. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước phải được cơ quan hành chính nhà nước thừa nhận.
 Sai. Không cần CQHCNN thừa nhận mà đây là nguyên tắc bắt buộc áp dụng, thừa nhận hay không không có ý nghĩa trong
QLHCNN.
2. Vì được ghi nhận trong Hiến pháp nên nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Đảng lãnh đạo khó thay đổi.
 Sai. Vì gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam chứ không phải vì được ghi nhận trong Hiến pháp.
3. Việc duy trì và bảo đảm phát triển yếu tố dân chủ trong nguyên tắc tập trung – dân chủ là mục tiêu của các
quan hệ quản lý nhà nước hiện đại.
 Đúng. Trong nhà nước hiện đại mong muốn đẩy mạnh yếu tố dân chủ để đạt được tính văn minh trong quản lý hành
chính.
4. Việc thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế (tuân theo pháp luật) là cơ sở bảo đảm nguyên tắc tập trung – dân chủ.
 Đúng. Khi pháp luật được tuân thủ, pháp chế được bảo đảm thì quyền lực sẽ đảm bảo được tập trung.
5. Quản lý theo ngành kết hợp kết hợp quản lý theo lãnh thổ là nguyên tắc quản lý nhà nước không cần sự thừa
nhận pháp lý của nhà nước.
 Sai. Tất cả các nguyên tắc đều phải có tính pháp lý.
6. Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước nên Đảng được sắp xếp, lựa chọn nhân lực cho bộ máy hành chính nhà
nước.
 Sai. Đảng chỉ được đào tạo và giới thiệu nhân lực cho bộ máy hành chính.
7. Nguyên tắc quản lý hành chính ở nước ta phải được ghi nhận, thừa nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Đúng. Nguyên tắc có tính chính trị nên phải được Đảng đồng tình, thậm chí phải được ghi nhận trong Nghị quyết
của Đảng rồi sau đó thể chế thành pháp luật.
8. Mọi nguyên tắc quản lý hành chính phải được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy hành chính.
 Đúng. Bộ máy hành chính là chủ thể thực hiện trách nhiệm lớn nhất, nhưng không phải duy nhất.
9. Thực hiện nguyên tắc quản lý hành chính và thực hiện pháp luật là như nhau.
 Sai. Nguyên tắc QLHC là không cụ thể còn pháp luật là cụ thể từng hành vi, thực hiện nguyên tắc là quán triệt về
mặt quan điểm, về mặt chủ trương còn thực hiện pháp luật là hành vi xử sự cụ thể.

5
Linh Vũ –
10. Trong nguyên tắc tập trung – dân chủ, hai yếu tố tập trung và dân chủ là ngang nhau.
 Sai. Tập trung luôn luôn là yếu tố trội so với dân chủ.
11. Chủ động, sáng tạo trong quản lý hành chính và tập trung – dân chủ là hai phạm trù đối lập nhau.
 Sai. Đây là hai phạm trù có mqh tương hỗ, sự chủ động sáng tạo phải trong giới hạn của nguyên tắc tập trung –
dân chủ.
12. Nguyên tắc quản lý hành chính mang tính kỹ thuật là nguyên tắc có đặc tính phi chính trị.
 Đúng. Vì nó có thể được áp dụng ở các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, không bị ràng buộc bởi yếu tố
chính trị.
13. Các nguyên tắc của luật hành chính cần có sự độc lập với nhau trong quá trình áp dụng vào thực tiễn
quản lý nhà nước.
 Sai. Các nguyên tắc của luật hành chính có tính hệ thống, không tách rời, khi vi phạm nguyên tắc này có thể dȁn
đến vi phạm nguyên tắc khác.
14. Yêu cầu về sự gương mẫu và về trách nhiệm của Đảng viên và tổ chức Đảng trong bộ máy hành chính nhà
nước cũng là một yêu cầu của nguyên tắc quản lý nhà nước.
 Sai. Đây chỉ là yêu cầu của tổ chức chính trị (Đảng) dành cho thành viên (Đảng viên).
15. Luật Hành chính phải quy định các phương thức, điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp lập ra các cơ
quan hành chính nhà nước, bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính là sự
thể hiện của nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quản
lý nhà nước.
 Sai. Điều này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hiến pháp, Luật Hành chính không quy định.
16. Các nguyên tắc của Luật Hành chính chỉ tập trung vào việc đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan
hành chính nhà nước.
 Sai. Ngoài ra còn tập trung vào việc hướng đến quyền con người, quyền công dân và đạt được tính chính trị.
17. Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc đặc thù riêng của Luật Hành chính.
- Sai. Là nguyên tắc quản lý nói chung, không riêng Luật Hành chính mà áp dụng cho nhiều ngành luật khác và đặc biệt là sử
dụng cho Luật Hiến pháp.

CHƯƠNG 7: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - TR 33


1. Chỉ CQHCNN có chức năng quản lý.
 Đúng. Chức năng quản lý NN là điều kiện để thành lập CQHCNN.
2. Chỉ cơ quan có chức năng quản lý mới là CQHCNN.
 Đúng. Nếu tiếp cận quản lý NN theo phạm vi nghĩa hẹp.
 Sai. Nếu tiếp cận quản lý NN theo phạm vi nghĩa rộng.
3. Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn được thành lập ở tất cả đơn vị hành chính cấp tỉnh.
 Sai. Sở Du lịch là cơ quan đặc thù được thành lập tùy theo điều kiện địa phương.
4. Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù của từng địa phương.
 Sai. Sở Nội vụ là cơ quan thống nhất được thành lập ở tất cả đơn vị hành chính địa phương.
5. Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
 Sai. Thủ tướng Chính phủ là cá nhân nên không có quyền bãi nhiệm, chỉ có thể miễn nhiệm, cách chức (bãi nhiệm
là quyền của tập thể).
6. Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
 Sai. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở là thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là Thanh tra tỉnh.
 Sai. Thanh tra Sở là thanh tra chuyên ngành thuộc Sở (có quyền phạt), Thanh tra tỉnh là thanh tra hành chính
thuộc UBND (không có quyền phạt).
8. Chỉ cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nên các CQNN khác không được thực hiện hoạt động quản lý
NN. -> Sai. CQHC là CQ thực hiện chủ yếu, tuy nhiên vȁn có các cơ quan khác như Tòa án thực hiện xử phạt HC,
VKS quản lý nội bộ về nhân sự.
9. Phòng không chỉ là CQCM thuộc UBND cấp huyện.
 Đúng. Phòng còn là tên gọi của những đơn vị nằm trong các Sở, trong Sở có nhiều Phòng.
10. Bộ trưởng không chỉ là người đứng đầu một Bộ.
 Đúng. Bộ trưởng còn là thành viên của Chính phủ.
11. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
 Sai. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ không có CQ thuộc Chính phủ.
12. Thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các
Thứ trưởng.
 Sai. Thành viên của Chính phủ không bao gồm các Thứ trưởng.
13. Hội đồng dân tộc và Ủy ban dân tộc đều là CQHCNN.

6
Linh Vũ –
 Sai. Hội đồng dân tộc là cơ quan của QH, chỉ có Ủy ban dân tộc (Cơ quan ngang Bộ) là CQHCNN.
14. Bộ chính trị không phải là CQHCNN.
 Đúng. Bộ chính trị là cơ quan Đảng.
15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của UBND các cấp ở tất cả các địa phương đều do HĐND cùng
cấp bầu ra.
 Sai. Ủy viên công an và ủy viên quân đội không do HĐND cùng cấp bầu ra.
16. Tất cả CQHCNN đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
 Sai. Ngoài ra còn hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Bộ & Cơ quan ngang Bộ, Sở, Phòng.
17. Chủ tịch UBND cấp tỉnh không có quyền ban hành VBQPPL.
 Đúng. Hiện nay PL không trao quyền cho Chủ tịch UBND ban hành VBQPPL mà chỉ trao quyền cho tập thể UBND.
18. Phó Giám đốc Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm.
 Sai. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Giám đốc Sở.
19. Phòng Quản lý đô thị được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
 Sai. Phòng Quản lý(cơ quan đặc thù) đô thị được thành lập ở những huyện đang đô thị hóa, không phải tất cả các huyện.
20. Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác cán bộ,
công chức, viên chức ở địa phương.
 Sai. Phòng Nội vụ mới là cơ quan tham mưu cho UBND về công tác cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

CHƯƠNG 8: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - TR 40


1. Con của người nhiễm chất độc màu da cam được cộng điểm khi thi tuyển công chức.
 Sai. Con ruột của người nhiễm chất độc màu da cam tham gia kháng chiến.
2. Thời gian một nhiệm kỳ công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nhiều hơn 5 năm.
 Đúng. Trong trường hợp kéo dài đến tuổi nghỉ hưu và nhỏ hơn hoặc bằng tối đa 7 năm.
3. Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là nghiện ma túy.
 Đúng. Nghiện ma túy sẽ bị buộc thôi việc nên không được nhận trợ cấp thôi việc
4. Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người.
 Đúng. Theo quy định của pháp luật bắt buộc 5 người để bảo đảm tính khách quan.
5. Công chức không có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.
 Đúng. Đây là một loại nghĩa vụ nên phải làm.
6. Công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp.
 Sai. Công chức chỉ được tư vấn không phải chuyên môn vị trí của mình.
7. Người dự tuyển công chức được xem xét miễn thi môn tin học văn phòng khi có bằng tốt nghiệp từ trung cấp
chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
 Đúng.
8. Ông A là Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 1/3/2021 ông A hết nhiệm kỳ (5 năm), nhưng ngày 1/10/2022 là thời điểm
ông A đến tuổi nghỉ hưu thì có thể kéo dài nhiệm kỳ đến thời điểm ông A nghỉ hưu.
 Đúng. Được kéo dài dưới 7 năm
9. Ông A là chuyên viên thuộc UBND huyện X. A thực hiện 3 hành vi VPKL và các hành vi bị xử lý các hình thức
như sau: hành vi thứ nhất – cảnh cáo, hành vi thứ hai – hạ bậc lương, hành vi thứ ba – hạ bậc lương. Hình thức
kỷ luật cuối cùng đối với ông A là buộc thôi việc.
 Sai. Hình thức cuối cùng là hạ bậc lương. (vi phạm nhiều cùng lúc thì áp dụng XLKL cao nhất)
10. Thư ký hội đồng kỷ luật công chức có thể là bất kỳ công chức nào trong cơ quan, đơn vị.
 Sai. Phải là công chức thuộc bộ phận nhân sự của cơ quan (Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ, tổ chức hành chính…)
11. Công chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện vụ án hành chính ra TAND.
 Đúng. Nếu công chức này từ Tổng Cục trưởng hoặc tương đương trở xuống.
12. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị áp dụng các hình thức kỷ luật như công chức cấp huyện trở lên.
 Đúng. Hiện nay áp dụng thống nhất hình thức kỷ luật cho công chức nói chung, cả xã và cấp huyện trở lên.
13. Thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo là thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức.
 Sai. Theo quy định, án treo không nằm trong trường hợp được tính là chưa xem xét XLKL. Điều 3 NĐ 112
14. Giống câu 3
15. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì Người có điểm
bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển.
 Đúng. Người có bài thi viết môn chuyên ngành vòng 2 điểm cao hơn thì lấy người đó. Vòng 1 chỉ xét điều kiện sơ loại
16. Công chức là người không có chức vụ.
 Sai. Công chức có 2 loại: công chức chuyên môn và công chức quản lý, công chức quản lý là người có chức vụ.
17. Mọi công chức đều phải thực hiện chế độ tập sự.
 Sai. Những người có thời gian công tác trước đó tương đương vị trí việc làm ứng tuyển bằng hoặc hơn thời gian tập
sự thì không tập sự nữa.

7
Linh Vũ –
18. Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật công chức.
 Sai. Thời hạn có liên quan đến thời hiệu và có thể là sự tiếp nối của thời hiệu chứ không cần phải nằm trọn trong
thời hiệu (TH ngày phát hiện là ngày cuối cùng của thời hiệu).
19. Người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì không được dự tuyển công chức.
 Đúng. Đây là một trong những TH không được đăng ký dự tuyển đối với công chức. Điều 36 Luật CBCC
20. Người có thẩm quyền XLKL công chức luôn là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
 Sai. Người có thẩm quyền có thể là cấp phó của CQ, đơn vị.
21. Hội đồng kỷ luật công chức có thể không cần thành lập.
 Đúng. Có thể không cần thành lập khi có QĐ của Đảng hoặc bản án tù giam của Tòa án.
22. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý đặc thù áp dụng với cán bộ, công chức.
 Sai. Áp dụng với cả viên chức nữa.
23. Một công chức có thể được biệt phái nhiều lần.
 Đúng. Chỉ cần mỗi lần không quá 3 năm.
24. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với công chức bị XLKL.
 Đúng. Đối với công chức quản lý có 2 năm trong 5 năm nhiệm kỳ bị đánh giá loại D.
25. Cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc sẽ không bị XLKL.
 Sai. Vȁn bị XLKL bình thường nếu còn trong thời hiệu.
26. Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là VBQPPL.
 Sai. Đây là VB cá biệt (VB áp dụng pháp luật) => Kiện được.
27. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức đồng thời là người ra quyết định kỷ luật.
 Sai. Có thể là 2 người khác nhau: Chủ tịch HĐ là cấp phó, người ra QĐ là cấp trưởng.
28. Hoạt động của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ là công vụ.
 Đúng. Hoạt động của CBCC khi thi hành nhiệm vụ là loại hoạt động gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công nên là một loại công vụ.
29. Nền công vụ Việt Nam là nền công vụ theo vị trí việc làm.
 Sai. Nền công vụ VN là nền công vụ chức nghiệp, đang chuyển sang vị trí việc làm.
30. Mọi quyết định kỷ luật cán bộ, công chức đều phải bằng văn bản.
 Đúng. Đây là 1 hoạt động áp dụng PL nên bắt buộc phải bằng văn bản.
31. Giống câu 18
32. Hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu, hết thời hạn XLKL cán bộ, công chức là như nhau.
 Sai. Hết thời hiệu không xử lý thì người không xử lý không bị xử lý (khách quan); hết thời hạn là chủ quan nên
người không xử lý để quá thời hạn sẽ bị xử lý. Hết thời hiệu thì không được XLKL dưới mọi hình thức; hết thời hạn
vȁn có thể XLKL dưới dạng QĐ chậm xử lý.
33. Quy trình XLKL CBCC là một phần của thủ tục XLKL CBCC.
 Đúng. Thủ tục bao gồm quy trình và hồ sơ, nên quy trình là một phần của thủ tục.
34. VPHC có thể là một căn cứ XLKL CBCC.
 Đúng. VPHC liên quan đến đạo đức (mại dâm, ma túy,…) của CBCC sẽ bị XLKL.
35. Chỉ khi phạm tội nghiêm trọng CBCC mới bị XLKL.
 Sai. Mọi TH bị tòa án kết án đều bị XLKL.
36. Khác với công chức, cán bộ được bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh.
 Sai. Công chức cũng được bổ nhiệm chức vụ, chức danh nhưng là chức vụ, chức danh chuyên môn (khác nhau về
tính chất và nghiệp vụ).
37. Cán bộ, công chức không làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
 Đúng. Trong đơn vị sự nghiệp chỉ có viên chức và người lao động.
38. Công chức phạm tội tham nhũng bị tòa án phạt tù cho hưởng án treo thì không bị XLKL buộc thôi việc.
 Sai. Bị án treo thì không đương nhiên bị buộc thôi việc chứ không chắn chắn bị buộc thôi việc.
39. Cán bộ, công chức bị tòa án phạt tù thì đương nhiên thôi giữ chức vụ mà không cần ban hành quyết định.
 Sai. Bị tòa án phạt tù giam thì mới đương nhiên thôi giữ chức vụ còn tù treo thì không đương nhiên thôi giữ chức vụ.
40. Cán bộ, công chức có thể bị điều động, luân chuyển, biệt phái trong quá trình thực hiện công vụ.
 Sai. Cán bộ không biệt phái.
41. Công chức không được kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào.
 Đúng. CB CC không được kinh doanh, không được góp vốn.
42. Công chức tự ý nghỉ việc có thể không bị XLKL.
 Đúng. Trong TH công chức nghỉ việc nhưng quá thời hiệu thì không bị XLKL.
43. Không được XLKL công chức khi hành vi đã bị XLHS.
 Sai. Việc xử lý hình sự không loại trừ việc XLKL mà còn là căn cứ của việc XLKL.
44. Quyết định XLKL sai về hình thức kỷ luật thì người có thẩm quyền ban hành quyết định XLKL sẽ ban hành
quyết định sửa quyết định XLKL đó.

8
Linh Vũ –
 Sai. Hủy bỏ QĐ ban hành QĐ mới, không sửa
45. A là chuyên viên công tác tại Chi cục Thuế quận X. A thực hiện hành vi “không chấp hành quyết định điều
động của người có thẩm quyền”. Chủ tịch UBND quận X có thẩm quyền XLKL công chức A.
 Sai. Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Công an, Quân đội là CQ ngành dọc, UBND không xử lý mà do CQT (Tổng Cục
trưởng/ Giao xuống cho Cục trưởng cục thuế) xử lý.
46. Hình thức XLKL đối với công chức và viên chức là như nhau.
 Sai. Hình thức giáng chức công chức có mà viên chức không có.
47. Chủ thể có thẩm quyền XLKL đối với công chức cấp xã là Chủ tịch UBND cấp xã.
 Sai. Chủ thể có thẩm quyền là Chủ tịch UBND cấp huyện.
48. Công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức tuyển dụng.
 Sai. Do Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức tuyển dụng
49. Theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn loại 1 thì số lượng người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã được bố trí là 15 người.
 Sai. Số lượng của loại I là 25 người (NĐ 33/2023)
50. Trình tự kỷ luật công chức chỉ bao gồm tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật.
 Sai. Còn các bước triệu tập, ra QĐ,…
51. Người trúng tuyển viên chức luôn phải áp dụng chế độ tập sự là 12 tháng.
 Sai. Bác sĩ là viên chức có chế độ tập sự 9 tháng.
52. Người làm việc trong Hội Cựu chiến binh Việt Nam là công chức.
 Đúng. Với điều kiện là những người làm chuyên môn trong Hội Cựu chiến binh VN.
53. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có thể được bầu làm Chủ tịch UBND cấp xã.
 Đúng. Với điều kiện là Đại biểu HĐND cùng cấp.
54. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng với mọi viên chức.
 Sai. Chỉ áp dụng cho viên chức quản lý.
55. Điều kiện tuyển dụng công chức cấp xã là đủ 18 tuổi trở lên và tốt nghiệp trình độ đại học.
 Sai. Tùy vị trí việc làm.

BÀI TẬP XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC


Bài 2 tr 51: Bà Trần Thị M là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh H. Ngày 1/7/2022, Sở nhận được giấy báo của cơ quan
công an là bà M đã thực hiện hành vi đánh bạc và đã bị xử phạt VPHC.
1) Xác định thời hiệu, thời hạn XLKL đối với bà M? Cơ sở pháp lý? Biết rằng bà M đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi.
- Giả sử hành vi của bà M là hành vi nghiêm trọng:
+ Thời hiệu: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hiệu là 10 năm kể từ ngày 1/7/2022.
+ Thời hạn: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hạn là 90-150 ngày kể từ ngày con bà M đủ 12 tháng.
2) Xác định thành phần Hội đồng XLKL bà M
- Căn cứ Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thành phần HĐXLKL bà M là công chức bao gồm:
+ CTHĐ: Chủ tịch/ Phó Chủ tịch UBND tỉnh H;
+ UVHĐ: Giám đốc/ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh H;
+ UVHĐ: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh H;
+ UVHĐ: Đại diện BCH Công đoàn tỉnh H;
+ UVHĐ kiêm Thư ký: Đại diện Sở Nội vụ tỉnh H.
3) Trong thời gian chờ XLKL bà M có thể bị tạm đình chỉ công tác không? Vì sao? Cơ sở pháp lý?
 Căn cứ Điều 81 Luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14
ngày 25/11/2019 của Quốc hội, bà M có thể bị đình chỉ công tác nếu như để bà làm việc ảnh hưởng đến việc xem xét
xử lý, quy trình.
4) Sau khi biết mình đang bị xem xét XLKL, bà M xin chuyển công tác sang một CQNN khác. Người có thẩm quyền có
đồng ý đề nghị chuyển công tác của bà M không? Vì sao?
 Căn cứ Điều 82 Luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14
ngày 25/11/2019 của Quốc hội, người có thẩm quyền không đồng ý đề nghị chuyển công tác của bà M vì trong
thời gian xem xét XLKL thì không được điều động, luân chuyển,… sau khi XLKL bà M xong thì có thể cho hoặc
không cho chuyển công tác.
I. Bài tập đã sửa
1.1 Bài tập 1 – Trang 131
Công ty CP thương mại sản xuất LD thực hiện hành vi “vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
dȁn đến hàng hóa tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Cục trưởng

9
Linh Vũ –
Cục Hải quan tỉnh BD ra quyết định xử phạt áp dụng hình thức xử phạt tiền với số tiền là 2 tỉ đồng. Không đồng ý
với quyết định xử phạt, công ty LD tiến hành khiếu nại. Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại có nội dung trả lời: quyết định xử phạt có sai sót về số tiền bị phạt, mức phạt đúng là 2.2 tỉ đồng.
a) Thẩm quyền xử phạt có phù hợp quy định của pháp luật không?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của
Quốc hội, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh không có thẩm quyền xử phạt hành vi này vì chỉ được phạt tiền đến 50tr.
Hành vi này thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan.
b) Trên căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại thì Cục trưởng Cục Hải quan cần sửa hay hủy bỏ quyết định xử
phạt đã ban hành? Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của
Chính phủ, Cục trưởng Cục Hải quan cần hủy bỏ quyết định xử phạt đã ban hành vì đây là trường hợp sai về thẩm
quyền xử phạt. (hủy khi sai về nội dung, thẩm quyền, thủ tục (không hợp pháp)/ sửa khi sai về kỹ thuật/ đính chính khi
sai về căn cứ ban hành)
c) Do có khó khăn về tài chính, công ty LD có thể thực hiện những giải pháp nào để thi hành quyết định xử phạt
VPHC nói trên? Căn cứ Điều 76 và Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm
2012 của Quốc hội, công ty LD có thể được xem xét áp dụng 1 trong 2 phương án sau nếu như có xác nhận của CQT
về tình trạng DN đang gặp khó khăn về tài chính:
(1) Hoãn; hoặc
(2) Nộp phạt nhiều lần.

1.2 Bài tập 2 – Trang 131-132


Anh K và chị H kết hôn năm 2021. Ngày 10/5/2022, chị H sinh con tại bệnh viện TD quận X tỉnh Y. Ngày 10/8/2022, chị
H nhờ anh K đi đăng ký khai sinh cho con. Trên đường đi, K được G cho biết thông tin: theo quy định của Luật Hộ tịch
thì cha mẹ phải làm giấy khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Vì vậy, anh K đã sửa ngày sinh trong
giấy chứng sinh thành ngày 10/7/2022, sau đó tiến hành làm thủ tục khai sinh cho con tại UBND phường TB. Sau khi
nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch nhận thấy giấy chứng sinh có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa nên tiến hành xác minh
thông tin tại bệnh viện nơi sinh. Dựa trên văn bản trả lời, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với anh K. Biết hành vi “tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh” có mức phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định số
82/2020/NĐ-CP.
a) Xác định thẩm quyền xử phạt.
Căn cứ Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch UBND phường.
b) Xác định mức phạt cụ thể.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức phạt
cụ thể là (1+3)/2 = 2tr đồng.
c) Giả sử, anh K vi phạm lần đầu, lỗi không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ “thành thật khai báo”. Người có
thẩm quyền có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với anh K không?
Căn cứ Điều 9 và Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội,
không được chuyển sang áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với anh K vì trong trường hợp nhiều tình tiết giảm
nhẹ thì vȁn phạt tiền ở mức thấp nhất của khung là 1tr đồng.
d) Người có thẩm quyền có thể xử phạt cả anh K và chị H về hành vi nêu trên không? Vì sao?
Trong trách nhiệm hành chính, vợ chồng không liên đới nên chỉ xử phạt anh K về hành vi nêu trên.

1.3 Bài tập 3 – Trang 132-133


Chủ thể có thẩm quyền đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ
phần Đầu tư Văn Phú – Invest. Do Công ty tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi nên chủ thể có thẩm quyền áp dụng mức
phạt tiền cụ thể 200 triệu đồng đối với hành vi VPHC: không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật (hành
vi này có khung tiền phạt từ 200tr-300tr đối với tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 NĐ số 156/2020/NĐ-
CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán).
Đồng thời, buộc công ty phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành
vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
a) Những chủ thể nào có thể được xử phạt trong tình huống nêu trên?
Những chủ thể có thể được xử phạt: Ủy ban chứng khoán, Sở Công thương, Sở Tài chính, Chủ tịch UBND,...
b) Mức phạt đối với Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest có đúng quy định pháp luật không? Vì sao?
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức phạt
đối với Công ty này không đúng quy định pháp luật vì chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện khai báo, thành thật hối
lỗi” thì không được phạt ở mức 200tr thấp nhất của khung.
c) “Buộc công ty phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành

1
Linh Vũ –
vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này” là biện pháp gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, đây là
biện pháp khắc phục hậu quả thuộc nhóm số 10 do CP quy định tại NĐ 156.
d) Có thể áp dụng tình tiết tăng nặng “VPHC có tổ chức” trong tình huống nêu trên không? Vì sao?
Căn cứ Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, không áp
dụng tình tiết tăng nặng “VPHC có tổ chức” vì tổ chức vi phạm và vi phạm có tổ chức là hai khái niệm khác nhau. Ở
đây công ty là tổ chức nên xử lý như bình thường, không áp dụng tình tiết tăng nặng. (Giải thích từ ngữ theo Điều 2)

1.4 Bài tập 8 – Trang 135


Công ty TNHH HK chuyên chế biến, kinh doanh bánh ngọt, có địa chỉ thường trú tại phường X, quận Y, TP.HCM. Ngày
10/3/2022, doanh nghiệp HK bị phát hiện có hành vi vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm. Theo Khoản 5 Điều 9 NĐ 115/NĐ-CP/2018 về
xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thì hành vi này bị phạt từ 10-15 triệu đồng.
a) Xác định mức tiền phạt đối với doanh nghiệp HK.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền
phạt đối với doanh nghiệp HK là (10+15)/2*2 = 25 triệu đồng.
b) Xác định thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp HK, biết rằng cơ quan thanh tra y tế là cơ quan phát hiện và lập
BB vi phạm này. Căn cứ Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của
Quốc hội, thẩm quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM.
c) Nếu UBND Quận Y cùng phát hiện hành vi này của doanh nghiệp HK thì thẩm quyền xử phạt HK được xác
định căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, áp dụng
nguyên tắc cơ quan nào thụ lý trước cơ quan đó có thẩm quyền xử phạt.
d) Xác định mức phạt đối với HK khi HK là doanh nghiệp tư nhân và là Hộ kinh doanh cá thể.
+ Nếu HK là DNTN  Tổ chức: 25 triệu đồng.
+ Nếu là HKD cá thể  Cá nhân: 12.5 triệu đồng.

1.5 Bài tập 11 – Trang 137


Công ty TNHH A có trụ sở đóng trên địa bàn phường H, quận X, TP.HCM. Ngày 12/3/2022 công ty A thực hiện hành vi
gây ô nhiễm môi trường. Hành vi này có khung tiền phạt từ 10-20 triệu đồng.
a) Xác định mức tiền phạt cụ thể đối với công ty A và thẩm quyền xử phạt. Biết rằng hành vi này do Chủ tịch
UBND phường H phát hiện.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền
phạt cụ thể đối với công ty A là (10+20)/2*2 = 30 triệu đồng.
Căn cứ Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt công ty A thuộc về Chủ tịch UBND quận X (Chủ tịch UBND phường H chỉ được lập BB).
b) Công ty A xin nộp phạt nhiều lần có được không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty A
không được xin nộp phạt nhiều lần vì mức tiền phạt chưa đủ điều kiện được áp dụng (150 triệu đồng trở lên đối với tổ
chức).
c) Sau khi xử phạt vi phạm về môi trường, cơ quan chức năng phát hiện công ty A thực hiện nhiều vi phạm khác,
bao gồm: không ký HĐLĐ theo quy định pháp luật lao động, không trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy
chữa cháy. Xác định thẩm quyền xử phạt các vi phạm này.
Căn cứ Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt 2 vi phạm mới là Chủ tịch UBND.
d) Ngoài các vi phạm trên, lực lượng chức năng phát hiện thêm công ty A từng có hành vi trốn thuế 40 triệu đồng
cách đây 3 năm nhưng chưa bị xử lý. Anh/ chị xử lý thế nào trước tình huống trên.
Căn cứ Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, chuyển
hành vi này về cho CQT xử phạt (trốn thuế có thời hiệu 5 năm).

II. Bài tập chưa sửa


2.1 Bài tập 4 – Trang 133
Ngày 10/3/2022, lực lượng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X phát hiện công ty TNHH
Y (thuộc khu công nghiệp K) có hành vi xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa của Khu
công nghiệp. Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 của NĐ số 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021),
người có hành vi vi phạm nói trên bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng. Trước đó, ngày 19/5/2021, công ty này vừa mới chấp
hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng với
hành vi như trên. Xác định thời hiệu xử phạt VPHC?

1
Linh Vũ –
a) Thời hiệu xử phạt đối với vi phạm của công ty?
Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hiệu
xử phạt đối với vi phạm về bảo vệ môi trường là 2 năm.
b) Thẩm quyền xử phạt và mức tiền phạt cụ thể được áp dụng trong trường hợp nói trên?
Căn cứ Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền phạt
cụ thể là
>75tr - <150tr (1 tình tiết tăng nặng “tái phạm” – thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ: 19/5/2021 – 19/5/2022)
c) Nếu cùng thời điểm, cơ quan chức năng còn phát hiện công ty Y có hành vi sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu
con dấu thì thẩm quyền xử phạt thuộc về ai? Biết rằng, theo NĐ 144/2021/NĐ-CP, người thực hiện hành vi nói
trên bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Căn cứ Điều 54 và Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh X (2 hành vi thuộc 2 lĩnh
vực và số tiền phạt có thể >150tr).
d) Công ty Y có thể nộp tiền phạt nhiều lần không? Tại sao?
Căn cứ Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty Y
không thể nộp tiền phạt nhiều lần vì mức tiền phạt chưa đủ điều kiện được áp dụng (150 triệu đồng trở lên đối với tổ
chức).

2.2 Bài tập 5 – Trang 133


Ngày 1/3/2022, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp tư nhân X do ông Nguyễn Xuân K (trú tại quận 5, thành
phố H) làm chủ có hành vi tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo.
a) Thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC nói trên?
Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hiệu
xử lý VPHC về hành vi tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo là 1 năm kể từ ngày phát hiện hành vi 1/3/2022.
Căn cứ Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hạn
xử phạt VPHC là 10 ngày kể từ ngày lập BB VPHC vì thuộc trường hợp lực lượng chức năng chuyển về cho người có
thẩm quyền xử phạt.
b) Thẩm quyền xử phạt và các biện pháp trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với vi phạm đã nêu? Biết
rằng, theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 NĐ 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, người thực hiện hành vi tàng
trữ trái phép pháo, thuốc pháo sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.
Căn cứ Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Giám đốc Công an thành phố H.
Căn cứ Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, biện pháp
TNHC là biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tiêu hủy hàng hóa…”
c) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?
Căn cứ Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, trường
hợp hết thời hiệu xử phạt VPHC hoặc hết thời hạn ra QĐ xử phạt.
d) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?
Căn cứ Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, doanh
nghiệp tư nhân X không được hoãn thi hành QĐ phạt tiền vì mức tiền phạt chưa đủ điều kiện được áp dụng (100 triệu
đồng trở lên đối với tổ chức).

2.3 Bài tập 9 – Trang 135-136


Anh M là Kế toán trưởng của công ty MB – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%, thu nhập mỗi tháng của anh M
là 80 triệu đồng (thuộc trường hợp phải nộp thuế TNCN sau khi đã giảm trừ gia cảnh theo pháp luật về quản lý thuế). Sáu
tháng đầu năm 2022 anh M có hành vi kê khai không đúng thông tin thu nhập. Chi cục thuế TPHCM lập BB về hành vi
trên. Anh M có 2 tình tiết cần xem xét là: (1) Anh M đã có hành vi che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra từ CQT và
(2) Anh M có hoàn cảnh gia đình khó khăn (anh M đang phải nuôi bố mẹ già mất khả năng lao động, 2 em trai bị mắc
bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh M đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện điều trị).
a) Xác định thẩm quyền xử phạt và mức phạt tiền đối với anh M (biết rằng hành vi cung cấp không chính xác về
thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
của tổ chức có mức phạt tiền từ 800.000đ – 2.000.000đ).
Căn cứ Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Đội trưởng đội thuế.
Căn cứ Điều 23 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc
hội, mức phạt tiền đối với anh M là >700.000đ - <1.000.000đ
b) Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên, anh M có thuộc trường hợp được giải trình không? Căn cứ pháp lý?

1
Linh Vũ –
Căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, việc được
giải trình hay không không thuộc về hoàn cảnh khó khăn mà tùy theo điều kiện áp dụng của pháp luật và anh M không
thuộc trường hợp được giải trình vì đây không phải là VPHC thuộc các trường hợp: tước quyền SDGP, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn/ mức tối đa của khung tiền phạt từ 15.000.000đ trở lên đối với cá nhân.
c) Hành vi vi phạm của anh M có thuộc trường hợp người có thẩm quyền phải công bố công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, hành vi vi
phạm về kê khai không đúng thông tin thu nhập và thuế TNCN không thuộc trường hợp phải công bố công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng.
d) Nếu anh M không có tiền nộp phạt, hãy tư vấn cho anh M cách xử lý. Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 76, 77 và 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội,
anh M không thuộc các trường hợp: hoãn/ miễn, giảm/ nộp phạt nhiều lần nên không có cách nào khác ngoài việc thực
hiện nộp phạt.
e) Với vi phạm nêu trên, anh M có thuộc trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 90, 91, 92, 93, 94 và 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của
Quốc hội, anh M không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp XLHC.
f) Nếu công ty MB thuộc thành phần doanh nghiệp nhà nước thì quy chế pháp lý được áp dụng đối với anh M
tương tự cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 84 Luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14
ngày 25/11/2019 của Quốc hội, quy chế pháp lý được áp dụng đối với anh M là Kế toán trưởng DNNN tương tự công
chức.

1
Linh Vũ –
I. Nhận định đúng, sai và giải
thích:
LÀM ĐỀ THI: QUỐC TẾ 39

1
Linh Vũ –
1. Tập trung, dân chủ trong hoạt động HCNN sẽ triệt tiêu tính chủ động sáng tạo trong hoạt động HCNN.
 Sai. Tập trung – dân chủ là sự kết hợp minh bạch giữa hai yếu tố (1) sự chỉ đạo điều hành của cấp trên với (2)
sự mở rộng thẩm quyền và chủ động sáng tạo của cấp dưới.
2. Truy thu thuế đối với người thực hiện hành vi trốn thuế bị xử phạt VPHC là biện pháp khắc phục hậu quả do CP
quy định.
 Đúng. Đây là biện pháp khắc phục hậu quả thuộc nhóm số 10 do CP quy định tại NĐ 125/2020/NĐ-CP về quy
định xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn.
3. Hội đồng nhân dân Thành phố trực thuộc trung ương có quyền quy định về vi phạm hành chính.
 Đúng. Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật XLVPHC, HĐND thành phố trực thuộc trung ương được đưa ra mức phạt
cao hơn trong ba lĩnh vực giao thông đường bộ, môi trường và an ninh xã hội.

II. Chọn đáp án đúng


1/ Hoạt động hành chính cần chủ động, sáng tạo cao:
a. Chỉ vì hoạt động hành chính mang tính dưới luật
b. Vì hoạt động hành chính mang tính chấp hành - điều hành
c. Nên mọi chủ thể hoạt động hành chính được ban hành mọi loại quyết định hành chính
d. Nên cơ quan hành chính cấp trên không cần kiểm soát cơ quan hành chính cấp dưới

2/ Chấp hành - điều hành:


a. Là một đặc trưng quan trọng của quản lý nhà nước
b. Là đặc trưng duy nhất của hoạt động hành chính nhà nước
c. Là cách gọi khác của hoạt động hành chính nhà nước
d. Là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

3/ Hoạt động hành chính nhà nước cần bảo đảm về nhân lực và cơ sơ vật chất vì:
a. Để chứng minh sự bao quát của nó trên tất cả các lĩnh vực
b. Vì hoạt động hành chính không chỉ chấp hành mà còn phải điều hành trực tiếp, cụ thể và thường xuyên
c. Để đề phòng những tình huống bất ngờ trong hoạt động hành chính
d. Để tạo nên bộ máy hành chính hùng hậu và lớn mạnh

4/ Chuyển công tác khác là:


a. Một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức
b. Một hậu quả áp dụng cho mọi trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật
c. Một biện pháp áp dụng với công chức dựa trên kết quá đánh giá hàng năm
d. Một hình thức luân chuyển công chức

5/ Luật Cán bộ, công chức không áp dụng với đối tượng nào sau đây:
a.Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng
trong các doanh nghiệp nhà nước (Áp dụng tương tự công chức – Khoản 4 Điều 84)
b. Người làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân mà không phải là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
c. Giám đốc, Phó giám đốc các Bệnh viện công lập (Có trường hợp GĐ BV là công chức)
d. Phó, Trưởng phòng các trường Đại học công lập thuộc Bộ (Viên chức)

6/ Viên chức:
a. Không được chuyển đổi thành công chức trong mọi trường hợp
b. Phải thi tuyển nếu muốn trở thành công chức
c. Có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ 3 năm trở lên
d. Có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập ít nhất 5 năm

III. Bài tập: Căn cứ pháp luật hiện hành, giải quyết các tình huống sau đây
1. Doanh nghiệp tư nhân Phú Quý thực hiện VPHC và bị xử phạt 250 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp không có tiền
nộp phạt, Anh, chị hãy tư vấn cho Doanh nghiệp cách xử lý hợp pháp.
CSPL: Điều 76 và 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội
Doanh nghiệp tư nhân Phú Quý có thể được xem xét áp dụng 1 trong 2 phương án sau nếu như có xác nhận của
CQT về tình trạng DN đang gặp khó khăn về tài chính:
(1) Hoãn: sau thời gian hoãn 3 tháng nếu DNTN vȁn chưa có tiền nộp phạt thì có thể tiếp tục thực hiện thủ tục xin
miễn, giảm; hoặc
(2) Nộp phạt nhiều lần: DN có thể nộp thuế nhiều lần, tối đa 3 lần trong vòng 6 tháng. Lần 1 tối thiểu: 100tr, còn
lại 150tr có thể nộp 1 hoặc 2 lần cho tới khi nộp đủ 250 tr.
1
Linh Vũ –
2. Anh A là Giảng viên khoa Pháp luật của Trường Đại học H thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo, anh A thực hiện hành vi vi
phạm kỷ luật. Xác định thành phần Hội đồng xử lý kỷ luật anh A.
CSPL: Căn cứ Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thành phần HĐXLKL anh A là viên chức bao gồm:
1) CTHĐ: Hiệu trưởng/ Hiệu phó trường Đại học H;
2) UVHĐ: Trưởng khoa/ Phó khoa Pháp luật trường Đại học H;
3) UVHĐ: Bí thư/ Phó bí thư chi bộ trường Đại học H;
4) UVHĐ: Đại diện BCH Công đoàn trường Đại học H;
5) UVHĐ kiêm Thư ký: Đại diện phòng tổ chức, công tác nhân sự trường Đại học H.

3. Chị B là công chức UBND Quận X thành phố Y, chị B thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật và bị áp dụng hình thức
kỷ luật hạ bậc lương. Chị B cho rằng quyết định kỷ luật là sai. Hãy tư vấn cho chị B cách thức bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình.
CSPL: Căn cứ Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, chị B là công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật hạ bậc
lương, cụ thể là chị B sẽ khiếu nại người ra quyết định XLKL (Chủ tịch UBND quận X) trong thời gian 90 ngày kể
từ ngày nhận QĐKL.

4. Ngày 15/3/2015, Thanh tra chuyên ngành phát hiện và lập biên bản đối với công ty Đại Phát về hành vi xả thải gây
ô nhiễm môi trường. Hãy xác định thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC đối với công ty Đại Phát. Nếu đã quá thời
hạn mà chưa ra được quyết định xử phạt thì xử lý vụ việc trên như thế nào?
CSPL: Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội,
thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường (xả thải gây ô nhiễm môi trường)
là 2 năm kể từ ngày phát hiện 15/3/2015.
CSPL: Căn cứ Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc
hội, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không áp dụng quy định về thời hiệu thi hành và không bị giới hạn
thời gian cụ thể thi hành quyết định, nếu đã qua thời hạn mà chưa ra được quyết định xử phạt thì cơ quan thanh tra
không được ra quyết định xử phạt nhưng vȁn được buộc công ty Đại Phát thực hiện các biện pháp để khôi phục lại
tình trạng ban đầu của môi trường.

1
Linh Vũ –
Câu 1: Nhận định đúng, sai và giải
thích:
LÀM ĐỀ THI: QUỐC TẾ 43

1
Linh Vũ –
1. Nguyên tắc “tập trung – dân chủ” trong hoạt động HCNN là sự kết hợp với tỷ lệ ngang nhau giữa hai
yếu tố “tập trung” và “dân chủ”.
 Sai. Tập trung luôn là yếu tố trội mang tính quyết định, dân chủ chỉ là thứ yếu – tính từ bổ nghĩa cho tập trung.
2. Anh A là công chức của UBND huyện M, tỉnh K. Ngày 10/5/2018, anh A bị phát hiện đã sử dụng bằng
Đại học giả làm hồ sơ thi dự tuyển công chức. Theo pháp luật hiện hành, anh A sẽ bị kỷ luật hình thức hạ
bậc lương.
 Sai. Anh A sử dụng bằng đại học giả làm hồ sơ thi dự tuyển nên sẽ bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc.
3. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND.
 Sai. Một người cùng lúc bị phát hiện thực hiện nhiều hành vi vi phạm thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác
nhau thì thẩm quyền xử phạt mới thuộc về Chủ tịch UBND.
4. Con nuôi của anh hùng lực lượng vũ trang không được cộng điểm khi thi tuyển công chức.
 Đúng. Con nuôi của thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng mới được cộng điểm khi thi tuyển công
chức.

Câu 2: Chọn 1 đáp án đúng nhất


1/ Thời hạn xử lý kỷ luật đối với anh A là công chức UBND huyện, biết rằng khi phát hiện hành vi vi phạm
kỷ luật của anh A cũng là ngày Tòa án tuyên phạt anh A 6 tháng tù treo:
a. 2 tháng đến 4 tháng
b. 8 tháng đến 10 tháng
c. 2 tháng hoặc 4 tháng
d. 8 tháng hoặc 10 tháng

2/ Trợ cấp thất nghiệp đối với viên chức được áp dụng từ:
a. Ngày Luật Viên chức có hiệu lực 1/1/2012
b. Ngày viên chức chuyển từ chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng làm việc 1/7/2003
c. Ngày Luật BHXH có hiệu lực 1/1/2007
d. Ngày Luật BHXH quy định 1/1/2009

3/ Chuyển công tác khác là:


a. Một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức
b. Một hậu quả kéo theo cho mọi trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật
c. Một biện pháp áp dụng với công chức dựa trên kết quá đánh giá hàng năm
d. Một hình thức luân chuyển công chức

4/ Luật Cán bộ, công chức không áp dụng với đối tượng nào sau đây:
a.Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước (Áp dụng tương tự công chức – Khoản 4 Điều 84)
b. Người làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân mà không phải là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
c. Giám đốc, Phó giám đốc các Bệnh viện công lập (Có trường hợp GĐ BV là công chức)
d. Phó, Trưởng phòng các trường Đại học công lập thuộc Bộ (Viên chức)

5/ Bí thư xã đoàn:
a. Là công chức xã
b. Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ
c. Là cán bộ xã
d. Là chủ thể áp dụng pháp luật hành chính

6/ Công ty TNHH A thực hiện hành vi VPHC bị xử phạt 50tr đồng. Công ty có thể được xem xét:
a. Hoãn chấp hành quyết định xử phạt
b. Nộp phạt nhiều lần
c. Nộp dần hàng tháng
d. Không được áp dụng hình thức nào nêu trên

Câu 3: Bài tập


Công ty TNHH A có trụ sở đóng trên địa bàn phường H, quận X, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/3/2017 công ty A
thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hành vi này có khung tiền phạt là từ 2.000.000đ – 3.000.000đ (áp dụng cho cá
nhân). Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a) Mức tiền phạt cụ thể đối với công ty A và thẩm quyền xử phạt. Biết rằng hành vi này do Thanh tra Sở Tài
nguyên Môi trường phát hiện.
1
Linh Vũ –
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền
phạt cụ thể đối với công ty A là (2+3)/2*2 = 5tr đồng.
Căn cứ Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM.
b) Sau khi xử phạt vi phạm về môi trường, cơ quan chức năng phát hiện công ty A thực hiện nhiều vi phạm khác,
bao gồm: không ký HĐLĐ theo quy định pháp luật lao động, không trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy
chữa cháy. Xác định thẩm quyền xử phạt các vi phạm này.
Căn cứ Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt 2 vi phạm mới là Chủ tịch UBND.
c) Với điều kiện nào công ty A được xem như chưa bị xử phạt VPHC.
Căn cứ Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, nếu trong
thời 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà công ty A không tái phạm thì được coi là
chưa bị xử phạt VPHC.

ĐỀ THI K13B
Câu 1: Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao
1. Chủ động – sáng tạo cao là đặc trưng riêng có của hoạt động hành chính nhà nước.
 Đúng. Các hoạt động nhà nước khác cũng có chủ động – sáng tạo nhưng không phải là một yêu cầu, một lợi thế,
không bắt buộc chủ động – sáng tạo cao như hoạt động hành chính nhà nước.
2. Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước.
 Đúng. Hành chính có 2 nhóm là hành chính công (hành chính NN) và hành chính tư (hành chính ngoài NN). Luật
Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính NN, còn hành chính ngoài NN do luật kinh tế, quan hệ xã hội điều
chỉnh.
3. Luôn áp dụng phương pháp quyền uy, phục tùng trong mọi hoạt động hành chính nhà nước.
 Đúng. Vì đây là phương pháp chủ yếu thể hiện đặc trưng bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ QLHC. Có
thể áp dụng 1 mình phương pháp quyền uy hoặc áp dụng đồng thời quyền uy và thỏa thuận.
4. Quan hệ pháp luật hành chính sẽ phát sinh khi có quy phạm pháp luật hành chính.
 Sai. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quản lý hành chính NN, được
quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh.
Câu 2: Chọn đáp án đúng
1/ Hội đồng kỷ luật công chức:
a. Là một đơn vị cấu thành của cơ quan
b. Nhất thiết phải do người đứng đầu cơ quan là chủ tịch hội đồng
c. Có chức năng tham mưu về hình thức kỷ luật
d. Có thành phần cố định
2/ Công chức bị xử lý hình thức buộc thôi việc thì không được nhận:
a. Trợ cấp thôi việc
b. Trợ cấp thất nghiệp
c. Chế độ hưu trí
d. Chế độ tử tuất
3/ Chọn câu đúng:
a. Mọi vi phạm kỷ luật của công chức đều bị xử lý kỷ luật
b. Mọi trường hợp xử lý kỷ luật công chức đều phải thành lập HĐKL
c. Mọi Quyết định kỷ luật đều có hiệu lực từ ngày ký
d. Mọi trường hợp đang xem xét xử lý kỷ luật đều không giải quyết cho thôi việc
4/ Chủ thể vi phạm hành chính:
a. Cá nhân và pháp nhân
b. Cá nhân và tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
c. Công dân và tổ chức
d. Bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức
5/ Một người thực hiện vi phạm hành chính:
a. Phải luôn có năng lực trách nhiệm hành chính
b. Phải luôn bị lập biên bản vi phạm
c. Phải luôn bị xử phạt
d. Phải luôn bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
6/ Yếu tố quyết định sự đặc biệt của các biện pháp xử lý hành chính đặc biệt là:
a. Đối tượng xử lý đặc biệt (chỉ được áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)
1
Linh Vũ –
b. Thủ tục xử lý đặc biệt
c. Kết quả xử lý đặc biệt
d. Cơ sở pháp lý đặc biệt
Câu 3: Bài tập
Bài 1: Bà Nguyễn Thị A. là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh H. Ngày 1/10/2021, Sở nhận được giấy báo của cơ quan công an
là Bà A đã thực hiện hành vi đánh bạc và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, gây hậu quả rất nghiêm trọng
1/ Xác định hình thức kỷ luật, thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với bà A? Biết rằng bà A đang nuôi con nhỏ 8 tháng
tuổi.
+ Hình thức kỷ luật đối với bà A là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Căn cứ Điều 10 Nghị định
112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, hình thức
kỷ luật bà A là hạ bậc lương.
+ Thời hiệu: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hiệu là 10 năm kể từ ngày con bà A đủ 12 tháng tuổi. Trường hợp bà A có văn
bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật thì thời hiệu là 10 năm kể từ ngày Sở nhận được giấy báo của cơ quan công an 1/10/2021.
+ Thời hạn: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hạn là 90-150 ngày kể từ ngày con bà A đủ 12 tháng tuổi.
2/ Thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật bà A.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, thành phần HĐXLKL bà A là công chức bao gồm:
+ CTHĐ: Chủ tịch/ Phó Chủ tịch UBND tỉnh H;
+ UVHĐ: Giám đốc/ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh H;
+ UVHĐ: Đại diện cấp ủy Sở Tư pháp tỉnh H;
+ UVHĐ: Đại diện BCH Công đoàn tỉnh H;
+ UVHĐ kiêm Thư ký: Đại diện Sở Nội vụ tỉnh H.
Bài 2: Công ty TNHH A. có trụ sở đóng trên địa bàn phường H, Quận X, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/3/2021 Công ty A
thực hiện hành vi sản xuất hàng giả. Hành vi này có khung tiền phạt là từ 50.000.000 – 80.000.000 đồng (áp dụng cho cá nhân),
bị tước giấy phép từ 10 – 16 tháng. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
1/ Mức tiền phạt, thời hạn tước giấy phép cụ thể đối với công ty A và thẩm quyền xử phạt. Biết rằng hành vi này do Chủ
tịch UBND Quận X phát hiện.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền phạt cụ
thể đối với công ty A là (50.000.000+80.000.000)/2*2 = 130.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hạn tước
giấy phép cụ thể đối với công ty A là (10+16)/2 = 13 tháng.
Căn cứ Điều 38 và Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh X (Chủ thể đồng thời có thẩm quyền được phạt tiền đến mức tối đa của lĩnh vực
sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả là 400.000.000 đồng đối với tổ chức và được tước quyền sử dụng giấy phép).
2/ Giả sử trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm về hành vi sản xuất hàng giả, cơ quan chức năng phát hiện công ty A
thực hiện nhiều vi phạm khác, bao gồm: không ký hợp đồng lao động theo quy định pháp luật lao động, không trang bị
đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này.
Căn cứ Điều 52, 38, 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt cả ba vi phạm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh X vì đây là chủ thể đồng thời có thẩm quyền:
(1) Phạt tiền đến mức tối đa ở cả ba lĩnh vực: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; lao động và phòng cháy, chữa cháy; và
(2) Tước quyền sử dụng giấy phép.
3/ Công ty A có thuộc trường hợp được giải trình và có thuộc trường hợp được xem xét hoãn, miễn, nộp phạt nhiều lần
không?
Căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty A có
thuộc trường hợp được giải trình vì có hình thức bị xử phạt là tước quyền sử dụng giấy phép/ quy định mức tối đa của khung
tiền phạt từ 30.000.000đ trở lên đối với tổ chức.
Căn cứ Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty A có
thuộc trường hợp được xem xét hoãn thi hành quyết định phạt tiền nếu như có xác nhận của CQT về tình trạng DN đang gặp
khó khăn về tài chính vì mức tiền phạt là 130.000.000 đồng đủ điều kiện được áp dụng (100 triệu đồng trở lên đối với tổ
chức).
Căn cứ Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty A không
thuộc trường hợp được xem xét miễn một phần tiền phạt/ miễn toàn bộ tiền phạt vì hình thức này chỉ được áp dụng khi công
ty A đồng thời đáp ứng 3 điều kiện sau:
(1) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
(2) Có xác nhận của CQT về tình trạng DN đang gặp khó khăn về tài chính; và
(3) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung.
 Ở đây công ty A không đáp ứng được điều kiện thứ ba vì thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền là không quá
2
Linh Vũ –
03 tháng kể từ ngày có quyết định hoãn trong khi hình thức xử phạt bổ sung là bị tước giấy phép với thời hạn đến 13
tháng, khi hết thời hạn hoãn thì công ty A vẫn chưa thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung nên sẽ không đạt điều kiện
để được xem xét miễn một phần tiền phạt/ miễn toàn bộ tiền phạt.
Căn cứ Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty A không
thuộc trường hợp được xem xét nộp tiền phạt nhiều lần vì mức tiền phạt là 130.000.000 đồng chưa đủ điều kiện được áp
dụng (150 triệu đồng trở lên đối với tổ chức).

BÀI TẬP CHƯA SỬA – SÁCH THAM KHẢO


I. Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức
Bài tập 3 – Trang 52
Anh A là công chức tập sự của UBND huyện M, ngày 10/5/2022 anh A thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật, căn cứ quy định pháp
luật hiện hành, hình thức kỷ luật bị áp dụng đối với anh A là hạ bậc lương. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a) Có áp dụng được hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với anh A không? Vì sao?
Căn cứ Điều 7, 10, 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, không được áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với anh A vì anh A là công chức tập sự đang
hưởng lương bậc 1 (bậc thấp nhất).
b) Xác định thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật anh A?
+ Thời hiệu: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hiệu là 10 năm kể từ ngày anh A thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật 10/5/2022.
+ Thời hạn: Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của CP, thời hạn là 90-150 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền kết luận anh A có hành vi vi
phạm 10/5/2022.
c) Việc bị xử lý kỷ luật ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập sự của anh A?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của CP, anh A sẽ bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng vì bị xử lý
kỷ luật theo quy định của pháp luật về công chức. Anh A sẽ được UBND huyện M trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện
hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
d) Nêu tên 2 VBQPPL là căn cứ pháp lý xử lý kỷ luật anh A trong trường hợp anh A là bác sĩ của bệnh viện công lập.
Trường hợp anh A là bác sĩ của bệnh viện công lập  Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập nên 2 VBQPPL là căn cứ pháp
lý XLKL anh A là:
(1) Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của
CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
(2) Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội.

Bài tập 4 – Trang 52


Vào tháng 10/2022, Sở Y tế tỉnh LA có yêu cầu doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh sản phẩm kem phải có bảng xét nghiệm
sản phẩm mẫu. Công ty K đã làm 14 bảng xét nghiệm giả đưa vào hồ sơ cho bà C – nguyên Phó phòng Hành chánh Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh LA để trình Sở Y tế. Sự việc bị phát hiện khi Sở Y tế tỉnh LA tiến hành thanh tra. Kết
luận thanh tra cho thấy, trong quá trình duyệt bảng xét nghiệm sản phẩm mẫu cho doanh nghiệp K, bà C đã đồng ý để đơn vị
này đưa vào hồ sơ 14 bảng xét nghiệm giả để trình lên Sở Y tế tỉnh LA. Mỗi hồ sơ, bà C nhận “bồi dưỡng” 2 triệu đồng. Đến
ngày 1/2/2023 Giám đốc Sở Y tế tỉnh LA ra Quyết định số 366/QĐ-SYT kỷ luật bà C với hình thức cảnh cáo. Bà C chấp nhận
hình thức kỷ luật, không khiếu nại gì. Tuy nhiên, 3/2023, cơ quan CSĐT tỉnh LA đã quyết định khởi tố bà C để điều tra hành vi
nhận hối lộ nói trên. Đồng thời, cơ quan CSĐT đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế LA ra quyết định hủy quyết định thi hành kỷ luật
(quyết định số 366) đối với bà C do một hành vi không thể bị xử lý hai lần. Dựa trên yêu cầu này, ngày 5/10/2023 Giám đốc Sở
Y tế tỉnh LA đã ký ban hành Quyết định số 465/QĐ-SYT về việc hủy bỏ Quyết định thi hành kỷ luật công chức số 366/QĐ-
SYT thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà C
a) Thẩm quyền xử lý kỷ luật có phù hợp quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, thẩm quyền xử lý kỷ luật bà C là Giám đốc Sở Y tế tỉnh LA phù hợp quy định pháp luật.
b) Việc hủy quyết định xử lý kỷ luật có đúng quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, việc hủy quyết định XLKL là không đúng quy định của PL. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật
thì Giám đốc Sở Y tế tỉnh LA mới được ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đã ban hành.
c) Lập luận của cơ quan CSĐT “một hành vi không thể bị xử lý kỷ luật hai lần” có phù hợp quy định của pháp luật
không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, lập luận “một hành vi không thể bị xử lý kỷ luật hai lần” là đúng vì nguyên tắc xử lý kỷ luật là mỗi hành
vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự thì xử
2
Linh Vũ –
lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài tập 5 – Trang 53


Ông K – nguyên là Chánh văn phòng tỉnh DN, nghỉ hưu từ ngày 1/1/2020. Tháng 10/2022, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh
tra tại tỉnh DN, phát hiện trong quá trình công tác giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, ông K thực hiện hành vi lợi dụng vị trí
công tác nhằm mục đích trục lợi gây hậu quả nghiêm trọng. Với tư cách là Đảng viên, tổ chức Đảng đã tiến hành xử lý kỷ luật
Đảng đối với ông K.
a) Ông K có thể bị xử lý kỷ luật nhà nước không? Vì sao?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, ông K sẽ bị xử lý kỷ luật nhà nước vì ông K đã bị xử lý kỷ luật Đảng, công chức bị xử lý kỷ luật đảng thì
cơ quan phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính.
b) Xác định thời hiệu xử lý kỷ luật ông K (nếu có).
Căn cứ Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày
20/9/2023 của CP, thời hiệu xử lý kỷ luật ông K là 10 năm kể từ thời điểm phát hiện tháng 10/2022.
c) Xác định hình thức kỷ luật ông K (nếu có)

d) Xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật ông K (nếu có)

II. Xử phạt VPHC


Bài tập 4 – Trang 133
Ngày 10/3/2022, lực lượng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X phát hiện công ty TNHH Y
(thuộc khu công nghiệp K) có hành vi xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa của Khu công
nghiệp. Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 của NĐ số 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021), người có
hành vi vi phạm nói trên bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng. Trước đó, ngày 19/5/2021, công ty này vừa mới chấp hành xong
quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng với hành vi như trên.
Xác định thời hiệu xử phạt VPHC?
a) Thời hiệu xử phạt đối với vi phạm của công ty? Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20
tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hiệu xử phạt đối với vi phạm về bảo vệ môi trường là 2 năm.
b) Thẩm quyền xử phạt và mức tiền phạt cụ thể được áp dụng trong trường hợp nói trên?
Căn cứ Điều 46 và 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vì có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong lĩnh vực môi
trường là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức tiền phạt cụ
thể là >150 - <200tr (1 tình tiết tăng nặng “tái phạm” – thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ: 19/5/2021 –
19/5/2022)
c) Nếu cùng thời điểm, cơ quan chức năng còn phát hiện công ty Y có hành vi sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con
dấu thì thẩm quyền xử phạt thuộc về ai? Biết rằng, theo NĐ 144/2021/NĐ-CP, người thực hiện hành vi nói trên bị
phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Căn cứ Điều 54 và Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh X vì đây là chủ thể đồng thời có thẩm quyền phạt tiền đến mức tối đa ở cả hai
lĩnh vực: môi trường và đăng ký doanh nghiệp.
d) Công ty Y có thể nộp tiền phạt nhiều lần không? Tại sao?
Căn cứ Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, công ty Y có thể
nộp tiền phạt nhiều lần nếu như có xác nhận của CQT về tình trạng DN đang gặp khó khăn về tài chính vì mức tiền phạt
>150 - <200tr đủ điều kiện được áp dụng (150 triệu đồng trở lên đối với tổ chức).
Bài tập 5 – Trang 133
Ngày 1/3/2022, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp tư nhân X do ông Nguyễn Xuân K (trú tại quận 5, thành phố H)
làm chủ có hành vi tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo.
a) Thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC nói trên?
Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hiệu xử lý
VPHC về hành vi tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo là 1 năm kể từ ngày phát hiện hành vi 1/3/2022.
Căn cứ Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thời hạn xử phạt
VPHC là 10 ngày kể từ ngày lập BB VPHC vì thuộc trường hợp lực lượng chức năng chuyển về cho người có thẩm quyền
xử phạt.
2
Linh Vũ –
b) Thẩm quyền xử phạt và các biện pháp trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với vi phạm đã nêu? Biết rằng, theo
quy định tại Khoản 4 Điều 11 NĐ 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép pháo,
thuốc pháo sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.
Căn cứ Điều 39 và Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm
quyền xử phạt thuộc về Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội vì đồng thời có thẩm quyền phạt tiền
đến mức tối đa thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với tổ chức là 80.000.000 đồng và được áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định.
Căn cứ Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, biện pháp
TNHC là biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm…”
c) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?
Căn cứ Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, trường hợp hết
thời hiệu xử phạt VPHC hoặc hết thời hạn ra QĐ xử phạt.
d) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?
Căn cứ Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, doanh nghiệp tư
nhân X không được hoãn thi hành QĐ phạt tiền vì mức tiền phạt chưa đủ điều kiện được áp dụng (100 triệu đồng trở lên đối
với tổ chức).
Bài tập 6 – Trang 133-134
Phan Thị A. (19t), quê ở tỉnh K, tạm trú tại phường M, quận N, thành phố H. Ngày 29/3/2022, A. đứng ở khu vực giữa cầu BT
(quận Y), khóc lóc, đòi trèo qua lan can cầu để tự vẫn, với lý do bị người tình lừa dối, bỏ rơi, hiện không còn tiền để về quê.
Những người chứng kiến vụ việc đã can ngăn, khuyên A không nên dại dột và quyên góp tiền hỗ trợ A, tổng số tiền thu được từ
người đi đường là 1.900.000 đồng. Ngày 12/4/2022, A có mặt ở cầu BL (quận Z) với kịch bản tương tự, thu được 1.280.000
đồng. Ngày 25/5/2022, A đang đóng vai cô gái tội nghiệp than khóc ở cầu SG thì bị lực lượng chức năng phát hiện, số tiền thu
được tại hiện trường lúc này là 930.000 đồng. Xác định về nêu căn cứ pháp lý:
a) Có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với A về hành vi nào sau đây?
(1) Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (theo điểm c khoản 1 Điều 15 NĐ số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 31/12/2021 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình).
(2) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản (theo điểm b khoản 2 Điều 15 NĐ số
144/2021/NĐ-CP).
b) Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi của A? Biết rằng theo NĐ số 144/2021/NĐ-CP, hành vi (1) bị phạt tiền từ 2-3tr
đồng, hành vi (2) bị phạt tiền từ 3-5tr đồng.

c) Mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi VPHC của A?

Bài tập 7 – Trang 134-135


Doanh nghiệp tư nhân M do ông Nguyễn X. trú tại quận LB, thành phố H làm chủ, chuyên kinh doanh dịch vụ karaoke. Ngày
20/5/2022, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố H phát hiện doanh nghiệp này có các hành vi VPHC sau: (1)
Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke; (2) Kinh doanh dịch vụ
karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày; (3) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke; (4) Cho tổ chức, cá
nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a) Mức tiền phạt được áp dụng trong trường hợp nói trên? Biết rằng, theo NĐ số 38/2019/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của
CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2021), người thực
hiện hành vi (1) bị phạt tiền từ 5-10tr đồng; hành vi (2) bị phạt tiền từ 10-15tr đồng; hành vi (3) bị phạt tiền từ 15-
20tr đồng; hành vi (4) bị phạt tiền từ 20-25tr đồng và ngày 15/8/2021, doanh nghiệp M do ông Nguyễn X. làm chủ
từng bị xử phạt về hành vi “đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke”.

b) Giả sử cùng thời điểm, lực lượng chức năng còn phát hiện doanh nghiệp tư nhân M có hành vi “di chuyển, thay đổi vị
trí lắp đặt phương tiện phòng cháy chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”. Thẩm
quyền xử phạt thuộc về ai? Biết rằng, theo NĐ 144/2021/NĐ-CP của CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt VPHC
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình, người thực hiện hành vi nói trên bị phạt tiền từ 3-5tr đồng.
2
Linh Vũ –

Bài tập 9 – Trang 135-136


Anh M là Kế toán trưởng của công ty MB – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%, thu nhập mỗi tháng của anh M là 80
triệu đồng (thuộc trường hợp phải nộp thuế TNCN sau khi đã giảm trừ gia cảnh theo pháp luật về quản lý thuế). Sáu tháng đầu
năm 2022 anh M có hành vi kê khai không đúng thông tin thu nhập. Chi cục thuế TPHCM lập BB về hành vi trên. Anh M có 2
tình tiết cần xem xét là: (1) Anh M đã có hành vi che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra từ CQT và (2) Anh M có hoàn cảnh
gia đình khó khăn (anh M đang phải nuôi bố mẹ già mất khả năng lao động, 2 em trai bị mắc bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh M
đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện điều trị).
a) Xác định thẩm quyền xử phạt và mức phạt tiền đối với anh M (biết rằng hành vi cung cấp không chính xác về thông
tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức
có mức phạt tiền từ 800.000đ – 2.000.000đ).
Căn cứ Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, thẩm quyền xử
phạt thuộc về Đội trưởng đội thuế.
Căn cứ Điều 23 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, mức
phạt tiền đối với anh M là >700.000đ - <1.000.000đ
b) Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên, anh M có thuộc trường hợp được giải trình không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, việc được giải
trình hay không không thuộc về hoàn cảnh khó khăn mà tùy theo điều kiện áp dụng của pháp luật và anh M không thuộc
trường hợp được giải trình vì đây không phải là VPHC thuộc các trường hợp: tước quyền SDGP, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn/ mức tối đa của khung tiền phạt từ 15.000.000đ trở lên đối với cá nhân.
c) Hành vi vi phạm của anh M có thuộc trường hợp người có thẩm quyền phải công bố công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, hành vi vi phạm
về kê khai không đúng thông tin thu nhập và thuế TNCN thuộc lĩnh vực thuế nhưng không gây hậu quả lớn/ ảnh hưởng xấu
về dư luận nên không thuộc trường hợp phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
d) Nếu anh M không có tiền nộp phạt, hãy tư vấn cho anh M cách xử lý. Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 76, 77 và 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, anh M
không thuộc các trường hợp: hoãn/ miễn, giảm/ nộp phạt nhiều lần nên không có cách nào khác ngoài việc thực hiện nộp
phạt.

e) Với vi phạm nêu trên, anh M có thuộc trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính không? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 90, 91, 92, 93, 94 và 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc
hội, anh M không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp XLHC.

f) Nếu công ty MB thuộc thành phần doanh nghiệp nhà nước thì quy chế pháp lý được áp dụng đối với anh M tương tự
cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động? Căn cứ pháp lý?
Căn cứ Điều 84 Luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14 ngày
25/11/2019 của Quốc hội, quy chế pháp lý được áp dụng đối với anh M là Kế toán trưởng DNNN tương tự công chức.
Bài tập 10 – Trang 136
Ngày 30/8/2022, lực lượng chức năng phát hiện ông A xây dựng nhà nhưng không đúng với giấy phép xây dựng nên đã lập biên
bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, ngày 5/9/2022, khi lực lượng chức năng đến để xem xét chuẩn bị ra quyết
định xử phạt thì phát hiện nhà ông A đã xây dựng xong. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a) Trong trường hợp này, thời hiện và thời hạn xử phạt VPHC được tính như thế nào?

b) Ngoài bị áp dụng hình thức phạt tiền, ông A còn có thể bị áp dụng thêm hình thức, biện pháp nào khác không?

c) Ngày 20/9/2022, ông A nhận được quyết định xử phạt với số tiền là 20tr đồng. Do hoàn cảnh khó khăn nên đến ngày
20/10/2022, ông A mới nộp được 5tr đồng tiền phạt. Giả sử đến ngày 25/10/2022, ông A mới đi nộp phạt phần còn lại,
số tiền còn lại ông A phải nộp là bao nhiêu?

2
Linh Vũ –
d) Ông A có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người không nếu có hành vi chống đối lực lượng thi hành công vụ?

e) Giả sử, trước khi chấp hành quyết định xử phạt, ông A cho rằng hộ khẩu mình ở tỉnh khác, nên ông sẽ không nộp
phạt ở nơi thực hiện hành vi mà ông sẽ về nơi có đăng ký hộ khẩu để nộp phạt. Ý kiến ông A đúng hay sai? Vì sao

Bài tập 12 – Trang 137


Ngày 28/2/2022, Xi Qingxiang (59t), Chen Zhao (45t), Lin Wu (28t) nhập cảnh vào VN với thị thực đi du lịch nhưng lại hoạt
động trái với mục đích nhập cảnh. Theo đó, những cá nhân này thường vào khu vực khai thác quăng bauxite ở mỏ Tân Tây Rai,
tỉnh Lâm Đồng để thăm dò khoáng sản. Khi bị phát hiện, lực lượng công an đã tạm giữ một số máy móc, dụng cụ dùng để thăm
dò khoáng sản của ba người này. Ngày 15/5/2022, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt Xi Qingxiang, Chen Zhao, Lin
Wu. Biết hành vi thăm dò mà không có giấy phép thăm dò khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có khung tiền phạt
từ 100-150tr đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp pháp của UBND cấp tỉnh (điểm b Khoản 2
Điều 35 NĐ 36/2020/NĐ-CP). Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a) Xác định người có thẩm quyền xử phạt.

b) Xác định mức phạt cụ thể.

c) Có thể áp dụng hình thức trục xuất trong trường hợp nêu trên không? Vì sao?

Bài tập 13 – Trang 137-138


Ngày 26/10/2019, ông Trần X có hành vi lấn chiếm đất công để xây dựng nhà ở. Ngày 31/10/2020, UBND huyện Y lập biên
bản vi phạm và yêu cầu ông X đình chỉ việc xây dựng. Nhận thấy UBND huyện Y không cưỡng chế tháo dỡ nhà, ngày
5/11/2022, ông X tiếp tục xây dựng thêm nhà bếp và công trình phụ. Ngày 10/11/2022, UBND huyện Y lại lập biên bản vi
phạm đối với ông X. Đến ngày 13/11/2022, Chủ tịch UBND huyện X ra quyết định xử phạt 1,5tr đồng đối với 2 hành vi vi
phạm trên và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép. Ngày 19/11/2022, do ông X không tự
nguyện thi hành quyết định nên UBND huyện X đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ công trình trái phép của công X.
a) Xác định thời hiệu xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm của ông X.

b) Nhận xét về tính hợp pháp đối với quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND huyện X.

c) Nhận xét về tính hợp pháp đối với quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND huyện X.

Bài tập 18 – Trang 140-141


A làm rơi mất ví, mất chứng minh thư và B nhặt được. B mang chứng minh thư của A đi đăng ký làm thẻ ngân hàng và mua bán
kinh doanh trái pháp luật. Khi bị khởi kiện, Tòa án gửi thông báo đến địa chỉ nhà A theo chứng minh thư nhưng A không biết gì
về sự việc trên. Trước đó, A đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm mất và xin cấp lại chứng minh thư. Xác định
và nêu căn cứ pháp lý:
a) Xác định thẩm quyền xử phạt.

b) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?

c) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?
d) Hãy xác định mức phạt cụ thể và hành vi tương ứng. Biết rằng theo Khoản 2, Điều 9 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định
Phạt tiền từ 1-2tr đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
2
Linh Vũ –
- Sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- Tẩy xóa, sửa chữa CMND;
- Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Bài tập 19 – Trang 141


Thiếu tiền tiêu, Trung trộm một chiếc xe máy của một người ở xã bên và gửi nhờ nhà Tú – bạn thân chờ ngày thuận lợi thì bán.
Tú biết rõ mọi chuyện và thỉnh thoảng lấy tạm chiếc xe máy đó đi chở đồ ra chợ. Trong một lần đi qua chợ, nhận ra chiếc xa
mình mới bị trộm, anh Huy hô hoán mọi người giúp đỡ giữ Tú lại giao cho cơ quan công an. Xác định và nêu căn cứ:
a) Xác định thẩm quyền xử phạt.

b) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?

c) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?

d) Hãy xác định mức phạt cụ thể và hành vi tương ứng. Biết rằng khoản 2 Điều 11 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt
tiền từ 2-5tr đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
- Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của NN được giao trực tiếp quản lý;
- Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
- Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
- Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
- Chiếm giữ trái pháp tài sản của người khác.
Bài tập 20 – Trang 142
Không hài lòng về mức án Tòa án nhân dân quận X ra quyết định đối với chồng mình, nhân lúc đêm tối vắng người, chị Y đã
thuê người phá hủy biển hiệu của Tòa án nhân dân quận X. Xác định và nêu căn cứ:
a) Xác định thẩm quyền xử phạt.

b) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?

c) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?

d) Hãy xác định mức phạt cụ thể và hành vi tương ứng. Biết rằng khoản 2 Điều 16 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt
tiền từ 1-2tr đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công
cộng khác;
- Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ
chức.

Bài tập 21 – Trang 142-143


Anh Mart đến VN du lịch 1 tháng và thuê nhà nghỉ của bà Mai với giá rất cao để tiện đường đi lại các địa điểm. Vì khách chỉ
thuê trong thời gian ngắn nên bà Mai không khai báo tạm trú và cũng không hướng dẫn anh Mart tự khai báo tạm trú. Khi phát
hiện, công an phường đã trực tiếp đến nhà nghỉ của bà Mai. Xác định và nêu căn cứ:
a) Xác định thẩm quyền xử phạt.

b) Trong trường hợp nào người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm trên?

2
Linh Vũ –
c) Chủ thể vi phạm có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Tại sao?

d) Hãy xác định mức phạt cụ thể và hành vi tương ứng. Biết rằng khoản 2 Điều 17 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt
tiền từ 500.000-2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ
chiếu, thị thực VN, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
- Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệnh hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu,
thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú;
- Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác giá trị thay hộ chiếu, thị thực VN, thẻ tạm trú, thẻ thường trú
hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại VN;
- Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại
quá phạm vi, thời hạn được phép;
- Không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi
nhà chức trách VN yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách VN về kiểm tra người, hành lý;
- Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở
VN quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm
trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

You might also like