You are on page 1of 9

1.

Luật giao dịch điện tử:


Đây là bộ luật được ban hành nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân thực hiện những giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật và đảm bảo
quyền lợi của các bên tham gia.
- Đối tượng áp dụng: các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
Nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ
môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, Thừa nhận
giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, Quy định chi tiết về chữ ký điện tử - yếu tố
đảm bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Luật giao dịch
điện tử có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, được xem là luật khung, quy định những vấn
đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử. Sau 16 năm thực hiện, Luật
đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo hành lang
pháp lý hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ
thay đổi nhanh chóng, Luật giao dịch điện tử 2005 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn
chế như: Nội dung cơ bản bám theo Luật mẫu của Liên hợp quốc nên còn mang
tính khung và tính nguyên tắc chung. Luật mẫu của Liên hợp quốc có xu hướng
viết cho các nước đã phát triển, nơi có hệ thống, pháp luật và văn hóa khá khác
biệt với Việt Nam. Vì vậy, khi áp dụng vào Việt Nam, phát sinh một số bất cập
khó thực thi trong thực tế, đặc biệt với vấn đề đảm bảo giá trị pháp lý của giao
dịch điện tử.
- Nội dung quan trọng:
+ Chương 2:  Thông điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ
liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương
tự khác.
Tinh thần xuyên suốt của chương này là pháp luật công nhận giá trị pháp lý của thông
điệp dữ liệu. Chương này có 2 mục:
 Mục 1 quy định về hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của thông
điệp dữ liệu; thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản; thông điệp dữ liệu có giá trị
như bản gốc; thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ; lưu trữ thông điệp dữ
liệu.
 Mục 2 gồm quy định về người khởi tạo thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm gửi
thông điệp dữ liệu; nhận thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm nhận thông điệp
dữ liệu; gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu.
+ Chương 3: Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
Chương này gồm 3 mục:
 Mục 1 - Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định về chữ ký điện tử; điều kiện
bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử; nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; giá trị
pháp lý của chữ ký điện tử; nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử; nghĩa vụ của
bên chấp nhận chữ ký điện tử; thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước
ngoài.
 Mục 2 - Dịch vụ chứng thực điện tử, quy định về hoạt động dịch vụ chứng thực
chữ ký điện tử; nội dung của chứng thư điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký điện tử; quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký điện tử.
 Mục 3 - Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy định về các điều kiện để
được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
+ Chương 4: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Nội dung cơ bản của chương này là công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, quy
định về hợp đồng điện tử; thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; nguyên tắc giao
kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao kết hợp đồng điện tử; việc nhận, gửi, thời điểm
nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giá trị pháp lý
của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Bài học rút ra: ngày nay giao dịch điện tử trở nên rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là
người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của
mình đối với thông điệp dữ liệu được ký. Đối với việc sử dụng chữ kí điện tử trong giao
dịch cần đảm bảo sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình. Khi phát
hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng
các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử.

2. Luật Thương mại:


Luật thương mại là bộ luật bao gồm tổng thể các quy phạm quy định cụ thể của
pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thực hiện các hoạt động thương
mại như kinh doanh, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh với
nhau nhằm tạo thuận lợi về công bằng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thương mại, được sự quyết định của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
- Đối tượng áp dụng:
+  Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.
+ Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
+ Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp
dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
+ đối với nhà nước: luật thương mại là văn bản pháp lý thực hiện trách nhiệm và ràng
buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động, đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật
thương mại còn là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô một cách
hiệu quả nhất. Nắm bắt những thay đổi và xu hướng của nền kinh tế.
+ đối với các chủ thể thương nhân kinh doanh:  Góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh,
phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Luật thương mại là cơ sở ràng buộc trách
nhiệm của các chủ thể kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập những cơ sở hoạt động đến
quá trình đang hoạt động và cuối cùng là giải thể và phá sản. Ràng buộc và quy định
doanh nghiệp phải thực hiện và áp dụng theo đúng quy trình và điều kiện, phạm vi, nội
dung trong luật nhà nước đã áp dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất, các
nhân kinh trong trong kinh tế. Nắm bắt luật thương mại, doanh nghiệp sẽ biết cách điều
tiết tuyển lao động phổ thông một cách hợp lý phát triển hoạt động kinh doanh cũng như
đem lại lượi ích cho chính doanh nghiệp và người lao động.
- Những nội dung quan trọng:
+ Chương 1: Những quy định chung 
Chương I gồm 3 mục, quy định về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại; thương nhân nước ngoài hoạt động
thương mại tại Việt Nam
+ Chương 2: Mua bán hàng hóa
Chương II gồm 3 mục, bao gồm:
 Các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa:  
 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
+ Chương 3: Cung ứng dịch vụ
Chương này gồm 2 mục, bao gồm
 Các quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ
 Các quy định về quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ.
+ Chương 4: Xúc tiến thương mại
Chương này gồm 4 mục,
 quy định về khuyến mại
 quảng cáo thương mại; trưng bày
 giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
 hội chợ, triển lãm thương mại.
Luật Thương mại năm 2005 đã thừa nhận những hình thức mới của thương nhân nước
ngoài khi hoạt động thương mại tại Việt Nam. Luật Thương mại năm 2005 đã quy định
bổ sung hai loại hình doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài
Bài học rút ra: Cẩn thận cảnh giác khi thực hiện các giao dịch điện tử → Có kiến thức
nền tảng để thực hiện kinh doanh Online, tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán,
quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
trên sàn giao dịch TMĐT

3. Bộ luật dân sự:


Bộ luật dân sự là văn bản hệ thống hoá pháp luật dân sự được Quốc hội ban hành theo
trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, trong đó các quy phạm pháp luật dân sự được
sắp xếp theo hệ thống nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các
chủ thể của luật dân sự.
- Đối tượng điều chỉnh: là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập
về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
- Tác dụng với môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được
coi là giao dịch bằng văn bản. Đối với các trường hợp giao kết hợp đồng, sửa đổi hợp
đồng, thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do
các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư
trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Những nội dung quan trọng:
- Điều 3, chương I: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
- Chương III: cá nhân
- Chương IV: pháp nhân
- Chương VII tài sản
- Chương VIII: giao dịch dân sự
- Quy định nguyên tắc căn cứ xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản; bảo vệ quyền sở hữu
- Quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp
đồng; một số hợp đồng thông dụng
- Quy định chung, pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân, quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân có yếu tố nước ngoài.

4. Luật công nghệ thông tin


Luật Công nghệ thông tin là công cụ để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực
hiện mục tiêu hình thành, phát triển xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trước mắt để thực thi có hiệu quả các nội dung cơ
bản của chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam mà Thủ
tướng Chính phủ vừa ban hành.
- Đối tượng áp dụng: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức,
cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin tại Việt Nam.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và
phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và
tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng “đi
tắt, đón đầu” để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy vậy, CNTT Việt
Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, sự phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được
yêu cầu CNH, HĐH và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ban hành Luật CNTT là rất cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều
chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng
bước phát triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần
đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, việc ban hành Luật CNTT nhằm tạo sự
đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ
pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với
ASEAN, APEC, WTO…
- Những nội dung quan trọng:
+ Chương 2 : Ứng dụng công nghệ thông tin
Các quy định của Chương này tạo hành lang pháp lý cơ bản để thúc đẩy các hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Mục 1 quy định những vấn đề chung nhất về ứng dụng công nghệ thông tin trên môi
trường mạng. Mục 2, mục 3 quy định cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước và trong thương mại vì đây là hai nội dung trọng tâm nhằm
thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Mục 4 quy định về ứng dụng công
nghệ thông tin trong một số lĩnh vực như giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, quốc
phòng, an ninh và một số lĩnh vực khác.
+ Chương 3: Phát triển công nghệ thông tin
+ Chương 4: Các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp
- Quản lý và sử dụng thông tin số.
- Truyền đưa thông tin số
- Lưu trữ tạm thời thông tin số.
- Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số
- Công cụ tìm kiếm thông tin số.
- Theo dõi, giám sát nội dung thông tin số.
- Thu nhập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
- Lưu trữ cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
- Thiết lập trang thông tin điện tử.

Bài học rút ra: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực ngày nay là vô
cùng cần thiết nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu suất…

5. Luật An ninh mạng


- Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
+ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi
vi phạm pháp luật, như: Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
bao gồm sử dụng không gian mạng, tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua
chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
+ nhằm phòng, chống tấn công mạng
+ Đối với môi trường thương mại điện tử, luật an ninh mạng có vai trò như hành
lang pháp lý bảo vệ các giao dịch điện tử, hạn chế các cuộc tấn công nhằm vào hệ
thống thương mại điện tử của Việt Nam. Bên cạnh đó, luật cũng có những biện
pháp răn đe xử phạt đối với các đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt, ăn cắp
thông tin trong môi trường thương mại điện tử.
Những nội dung quan trọng:
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
Điều 5. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
chương II: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia
chương III: phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng
- Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bài học rút ra: internet là công cụ phổ biến nhất thế giới được ứng dụng trong hầu hết
các lĩnh vực ngày nay. Những lợi ích của internet là rất lớn nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ. Mặc dù hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có luật bảo vệ an ninh trên không
gian mạng nhưng việc thực hiện được lại là chuyện khác. Do đó, mỗi người khi sử dụng
internet đều phải tuân thủ luật an ninh mạng, Bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước
những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng và đồng thời cũng
phải cảnh giác đối với mọi thứ không chắc chắn được đặc biệt là môi trường thương mại
điện tử và thanh toán.

You might also like