You are on page 1of 10

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

****** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


********

Số: 39/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2007


NGHỊ ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MỘT CÁCH ĐỘC LẬP THƯỜNG XUYÊN KHÔN
G PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cá
ch độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng
phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi
tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thư
ơng mại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số ho
ặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch v
ụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thươn
g nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện cá
c hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, t
ạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo
quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm
cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không c
ó địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho
người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa
xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh d
oanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
TÒA ÁN NHÂN DÂN M
TỐI CAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- ---------------

Số: 03/2012/NQ-HĐTP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ NHẤT “NHỮN
G QUY ĐỊNH CHUNG” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, B
Ổ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤN
G DÂN SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 6. Về quy định tại Điều 29 của BLTTDS


1. Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có
thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác (theo Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại và
các văn bản quy phạm pháp luật khác của về đăng ký kinh doanh);
b) Doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp);
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã);
d) Cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
2. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là
mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được
hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.
3. Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại. Hoạt động kinh doanh,
thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà
còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh, thương mại.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản
phẩm là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật
liệu về để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công
nhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải
trí sau giờ làm việc,...
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
------- M
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 19/2023/QH15 Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2023


LUẬT
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.
4. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho n
gười tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu
dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung
cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chu
ẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận
chuyển, lưu giữ và sử dụng;
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
-------- M
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2005/QH11 Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, Kỳ Họp Thứ 8
(Từ Ngày 18 Tháng 10 Đến Ngày 29 tháng 11 năm 2005)
LUẬT
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ k
ý điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người k
ý chữ ký điện tử.
2. Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực
là người ký chữ ký điện tử.
3. Chương trình ký điện tử là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập h
oặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một ch
ữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.
4. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản
lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
5. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng
tương tự.
6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc t
oàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn.
8. Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hi
ện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.
9. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân k
hác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch
vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thu
ật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
11. Quy trình kiểm tra an toàn là quy trình được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của th
ông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội dung
của một thông điệp dữ liệu trong quá trình truyền, nhận và lưu trữ.
12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ b
ằng phương tiện điện tử.
13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động c
hứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch
vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao
gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ ch
ức cung cấp dịch vụ truy cập mạng.
15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ
máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được t
hỏa thuận về cấu trúc thông tin.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V
IỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: 04/2005/NQ-HĐTP Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2005

NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
VỀ “CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ”
II. XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ
2.7 Tập quán nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
a) Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành
một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán;
b) Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt t
hường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước
chung của cộng đồng;
c) Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại
trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừ
a nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
d) Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn
bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
đ) Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà
đương sự việc dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Tòa á
n phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp d
ụng tập quán.
Ví dụ: Trong một số đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết chỉ các con
gái có quyền, còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để
lại. Trong vụ tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tậ
p quán đó để bác bỏ quyền thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán này không đư
ợc chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ th
eo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đìn
h của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xóa bỏ” ban hành kèm theo
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiểu số.
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
------- M
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2019/QH14 Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2019


LUẬT
PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng r
ượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
Điều 11. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ
Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về khuyến mại
Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật nà
y và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
2. Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:
a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác d
ụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, họ
c sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản
phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh
của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, s
inh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Phương tiện giao thông;
c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong t
hời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chươ
ng trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác the
o quy định của Chính phủ;
d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt ph
ương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuô
i dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cu
ối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát t
uổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm th
ông tin về rượu, bia.
6. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 13. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có đ
ộ cồn từ 5,5 độ trở lên
Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có
độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng
cáo trong trường hợp sau đây:
1. Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
2. Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bi
a.

You might also like