You are on page 1of 2

Đề bài: Tìm hiểu khung pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam

Khái niệm về hoạt đọng thương mại điện tử

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện từ sửa đổi
bổ sung tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP có đưa ra khái niệm về hoạt động thương
mại điện tử như sau:

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng
Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Khung pháp lý cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng được hình
thành với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin,
tám nghị định hướng dẫn Luật, cùng một loạt thông tư quy định chi tiết những khía
cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù.

Luật Giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong
xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, đồng thời quy
định khá chi tiết về chữ ký điện tử, một yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông điệp
dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Nếu Luật Giao dịch điện tử tập trung điều chỉnh
các khía cạnh pháp lý của giao dịch điện tử, thì Luật Công nghệ thông tin chủ yếu
quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện
pháp bảo đảm về mặt chính sách và hạ tầng cho các hoạt động này.
Để hướng dẫn, quản lý hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan đến thương
mại điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013
của Chính phủ về thương mại điện tử với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho
các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, tạo điều kiện
để thương mại điện tử phát triển, cũng như tạo thói quen tiêu dùng, mua sắm hiện
đại của người dân.
Bên cạnh đó, còn một số văn bản khác như: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và quyền lợi người tiêu dùng; Thông tư số 47/2014/TT-BCT
ngay 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý website thương mại
điện tử; Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy
định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động;
Thông tư số 2 i /2018/TT-BCT ngày 21 /08/2018 của Bộ Công thương sửa đổi một
số điều cùa Thông tư số 4747/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công
thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số
59/2015/TT-BCT ngàỵ 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt
động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động
Ngoài ra, do thương mại điện tử không phải là một lĩnh vực hoạt động riêng biệt
mà là phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại nên việc giải quyết
các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một
số luật như: Luật quản lý thuế năm 2019, Luật quảng cáo năm 2012, Luật đầu tư
năm 2020, Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010,
Luật Viễn thông năm 2009, Luật An ninh mạng năm 2019, Bộ luật dân sự năm
2015, Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017..., cũng như tất cả các
quy định khác về hoạt động kinh doanh, thương mại.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Việt Dũng, Pháp luật về Thương mại điện
tử, một số bất cập và khuyến nghị hoàn thiện, tạp chí Nghề luật số 1/2021
2. Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Bộ công thương, Báo cáo
thương mại điện tử Việt Nam 2011

You might also like