You are on page 1of 2

Cách mạng công nghiệp 4.

0 là gì?
Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu được nhắc đến trong những năm gần đây, với tên thường gọi là cách mạng 4.0
hay Industry 4.0. Cụm từ này bắt nguồn tại Đức đầu thế kỉ 21, là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong
công nghệsảnxuất.

Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm các hệ thống  (Cyber-Physical Systems – CPS), Mạng lưới vạn vật kết nối internet
(Internet of Things – IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Bằng những công nghệ này, người ta tạo ra
những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Trong đó, con người sẽ
chỉ đóng vai trò quản lý tổng thể.

Thương mại điện tử là gì?


Thương mại điện tử là gì? Đây là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện
điện tử. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua
internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán,
thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… 

Các tác đô ̣ng:


 Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận động của
nền kinh tế. Theo đó, để thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới, quá trình
này vẫn được biết tới dưới tên gọi quá trình “Chuyển đổi số”. Đây là quá trình chuyển đổi bằng cách thay
đổi phương thức vận hành, thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình làm việc…trên cơ sở áp dụng các công
nghệ số (như Internet kết nối vạn vật (Internet of thing), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI –
Artificial Intelligence), Điện toán đám mây…)
 Dưới tác động của CMCN 4.0, thương mại điện tử phát triển ở trình độ cao sẽ làm thay đổi cách thức tổ
chức hệ thống phân phối. Theo đó, các mô hình phân phối truyền thống sẽ giảm, thay vào đó là các mô
hình phân phối trực tiếp từ kho đến người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi một hệ thống logistic, giao hàng
chặng cuối và cả hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện.
 Với các dứng dụng đặc trưng của CMCN 4.0 như Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn,…sẽ làm biến đổi truyền
thống về biên giới thương mại. Các giao dịch thương mại điện tử sẽ được thực hiện với quy mô và hình thái
hoàn toàn mới với phạm vi vượt biên giới và có sự tham gia của nhiều chủ thể. Kéo theo đó là sự phát triển
của các dịch vụ phụ trợ và dòng luân chuyển tiền tệ. Có thể nói, các công nghệ của CMCN 4.0 ngoài việc
hình thành nên những mô hình thương mại điện tử mới sẽ làm thay đổi về chất đối với thương mại điện tử
nói riêng và thương mại nói chung, từ đó tác động ngược lại quy trình sản xuất và tổ chức hoạt động kinh
doanh. Những biến đổi này sẽ đặt ra yêu cầu mới đối với cơ chế chính sách, đòi hỏi sự thay đổi về thể chế,
quy định pháp luật cũng như tư duy quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như từng doanh nghiệp Việt
Nam.

Những chính sách giúp CMCN phát triển dẫn tới phát triển về TMĐT
 Ngày 04 tháng 05 năm 2017, Thủ tương Chính phủ đã ra chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, Chỉ thị đã chỉ ra các thách thức với mỗi ngành, lĩnh
vực cụ thể, đồng thời chỉ ra các giải pháp, nhiệm vụ cho các Bộ, ngành. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ
sở hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin truyền thông; Hoàn thiện môi trường cạnh tranh; Xây
dựng các kế hoạch, chiến lược hành động phù hợp với CMCN 4.0, chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông
minh, đô thị thông minh; Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Cải cách chính sách nội
dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề…
 Liên quan đến Hạ tầng internet, Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 đã được
đề ra vào năm 2015 và sửa đổi năm 2018 dưới Quyết định 868/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đó, Chính phủ dành ngân sách 7,3 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng băng thông rộng trên
toàn quốc. Mục tiêu trọng tâm của chương trình là 99% dân số có thể truy cập mạng internet và ra mắt dịch
vụ 5G vào năm 2021.
 Để cải thiện môi trường kinh doanh, bồi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp, Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết
01 và 02/NQ-CP đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Hai trung tâm công nghệ cao là Trung tâm công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ
cao Sài Gòn cũng đã được xây dựng.
 Năm 2018, Việt Nam tham gia Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN và phê duyệt Kế hoạch phát triển
thành phố thông minh bền vững cho 2018-2025 và hướng đến năm 2030 (Quyết định số 950/QĐ-TTg). Kế
hoạch hướng tới xây dựng một khung pháp lý hỗ trợ phát triển thành phố thông minh bền vững, xây dựng
thí điểm cơ sở dữ liệu để hỗ trợ phát triển đô thị. Đến năm 2030, Kế hoạch nhằm hình thành các chuỗi đô
thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ là hạt nhân, hình thành mạng
lưới liên kết các đô thị thông minh.

You might also like