You are on page 1of 4

Nhóm 3 :

Họ & tên Mssv


Vũ Minh Đức (Nhóm trưởng) 20130022
Lê Thị Hồng Đào 21132031
Nguyễn Tiến Đạt 20154006
Nguyễn Văn Đạt 19161220
Đỗ Ngọc Điền 19161221
Đỗ Thị Cẩm Giang 20126105

BÀI TẬP TUẦN 2

Câu 1 : Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học ?
Trả lời:
*Điều kiện kinh tế xã hội:
Vào những năm 40 thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo
nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản xuất TBCN có
bước phát triển vượt bậc. Sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.Các cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản.
*Vai trò của C.Mác và Ăngghen:
Kế thừa cái “hạt nhân hợp lí”, cải tạo và loại bỏ cái vỏ thần bí duy tâm, siêu hình để
xây dựng nên lí thuyết mới chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1843 -1848) vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu
khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện quá trình chuyển biển lập trường triết học và lập
trường chính trị và từng bước cũng cổ, dứt khoát, kiên định, nhất quán và vững chắc lập
trường đó, mà nếu không có sự chuyển biến này thì chắc chắn sẽ không có Chủ nghĩa xã hội
khoa học.

Câu 2 : Phân tích vai trò của V.I.Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã
hội khoa học ?
Trả lời :
Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen là người biến chủ nghĩa xã hội từ điều không tưởng trở
thành khoa học thì V.I.Lênin là người biến chủ nghĩa xã hội từ khoa học thành hiện thực. Ông
bảo vệ, vận dụng, phát triển sáng tạo và hiện thực hoá chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời
đại mới. Vai trò đóng góp của ông được chia làm hai thời kì cơ bản:
1. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga:
- Mở đường cho chủ nghĩa Mác thâm nhập mạnh mẽ vào Nga.
- Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của giai công nhân, về các nguyên tắc
tổ chức, cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của đảng.
- Hoàn chỉnh lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, cách mạng
dân chủ tư sản kiểu mới và các điều kiện tất yếu cho sự chuyển biến sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa, những vấn đề mang tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Phát hiện ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản
trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc và đi đến kết luận cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi
ở một số nước, thậm chỉ ở một nước riêng lẻ, nơi chủ nghĩa tư bản chi phải là phát triển nhất,
nhưng là khẩu yếu nhất trong sợi dây chuyển tự bản chủ nghĩa..
- Dành nhiều tâm huyết luận giải về chuyên chính vô sản, xác định bản chất dân chủ của
chế độ chuyên chính vô sản; phân tích mối quan hệ giữa chức năng thống trị và chức năng xã
hội của chuyên chính vô sản. Chính V.I.Lênin là người đầu tiên nói đến phạm trù hệ thống
chuyên chính vô sản.
- Gắn hoạt động lý luận với thực tiễn cách mạng, V.I.Lênin trực tiếp lãnh đạo Đảng của
giai cấp công nhân Nga tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga
2. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga:
V.I.Lênin cho ra nhiều tác phẩm quan trọng bàn về những nguyên lý của chủ nghĩa xã
hội khoa học trong thời kỳ mới. Tiêu biểu là các luận điểm:
- Chuyên chính vô sản;
- Về thời kỳ quá độ chính trị từ chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản;
- Về chế độ dân chủ;
- Về cải cách hành chính bộ máy nhà nước; Về cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa từ C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển được chủ nghĩa xã
hội khoa học và hiện thực được nó mà đã được dẫn chứng ở các đặc điểm trên, một công lao
to lớn cho nền xã chủ nghĩa hiện nay mà không ai có thể chối bỏ được nó.

Câu 3 : Phân tích đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học? So
sánh với đối tượng của Triết học ?
Trả lời :
Phân tích CNXH KH:
Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu là: những quy luật và tính
quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con
đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực
hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản.
Những nội dung lý luận khoa học chung nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học mà
chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn và phát triển sáng tạo
ở mỗi nước, trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
So sánh :
 Về Triết học :
- Nghiên cứu đối tượng của triết học là cơ sở luận của chủ nghĩa xã hội
khoa học
- Triết học Mác-Lênin có Nghiên cứu đối tượng là những điều luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác-Lênin vì thế mà trở thành cơ sở
luận và phương pháp luận chung cho chủ nghĩa xã hội khoa học (và nhiều khoa học
khác).
- Đặc biệt là khi luận giải về luật chung nhất của xã hội phát triển là do
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và hệ thống sản xuất, triết học Mác-Lênin định
định xã hội loài người có kế hoạch của hình thái kinh tế - xã hội như “một quá trình
lịch sử tự nhiên”.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phải dựa trên những cơ sở luận của kinh
tế học chính trị Mác-Lênin mới có thể làm rõ những quy định của pháp luật, những
vấn đề mà chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu .
 Về CNXH-KH :
- Các quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh,
hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những
nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Kết Luận :
- Đối tượng nghiên cứu của bộ môn Triết học nghiên cứu những vấn đề chung
nhất về Thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó .
- Đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học nói chung và bộ môn CNXH-
KH nói riêng cụ thể là đi sâu nghiên cứu một bộ phân một lĩnh vực riêng
biệtnào đó của Thế giới.

Câu 4 : Phân tích những đóng góp về lý luận chính trị - xã hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam qua 30 năm đổi mới ?
Trả lời :
Thứ nhất, Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về con đường quá độ
lên CNXH.
Mặc dù thế giới có nhiều biến động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Những chủ trương và giải pháp của Đảng theo ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, qua
lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn con đường đã chọn.
Thứ hai, những nội dung lý luận chính trị cơ bản góp phần hoạch định các
quyết sách chính trị của Đảng trong quá trình đổi mới đi lên CNXH ở Việt
Nam.
- Xây dựng lý luận nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại, con người Việt Nam
thời kỳ mới.
- Xây dựng lý luận chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
- Phát triển lý luận về Đảng cộng sản Việt Nam.
- Có thể khái quát qua các phương diện: Quan niệm về cầm quyền, Đảng tiếp
tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện có quyền lực nhà nước và
Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. 
- Nguyên tắc, phương châm, chiến, sách lược cầm quyền, về nguyên tắc Đảng
không được phép chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất kỳ ai hoặc buông lỏng quyền
đó - quyền mà lịch sử và nhân dân đã giao cho Đảng là đứng mũi chịu sào trước
lịch sử.
 Nội dung cầm quyền là sự bao quát, chi phối một cách toàn diện, triệt để
và sâu sắc toàn bộ đời sống và hoạt động của đất nước theo mục tiêu
CNXH.
 Cơ chế cầm quyền là sự vận hành và phát triển không ngừng mối quan
hệ giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể
tách rời, không thể phá vỡ vì mục tiêu độc lập và CNXH.
 Phương thức cầm quyền là, về nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn
diện, có trọng tâm trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước.
 Nguồn lực cầm quyền, có ba nguồn lực chính bảo đảm sự cầm quyền
của Đảng vững chắc đó là nguồn lực con người, tổ chức bộ máy và nhân
tố vật chất. 
 Môi trường cầm quyền, một trong những mục đích của sự cầm quyền là
đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước, đến lượt
nó, mọi sự phát triển đều nhằm tới đảm bảo sự ổn định cao hơn về chính
trị - xã hội.

You might also like