You are on page 1of 9

Vụ Nicaragua kiện Mỹ : “Hoạt động quân sự và bán quân sự của Mỹ chống lại

Nicaragua”

I. Khái quát vụ Nicaragua kiện Mỹ về hành động quân sự và bán quân sự của Mỹ
chống lại Nicaragua.
- Sau khi giành chính quyền ở Nicaragua vào năm 1979, chế độ Sandinista mở chiến dịch
giải phóng Honduras, El Salvador và Costa Rica. Tổng thống Mỹ trao quyền cho CIA thành lập
lực lượng đối lập Contras để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua, đồng thời Mỹ viện trợ quân
sự cho Honduras và El Salvador, kích hoạt trạng thái tự vệ tập thể chống lại các động thái của
Nicaragua.
- Ngày 9/4/1984, Nicaragoa đơn kiện Mỹ. Ngày 10/05/1984 ICJ ra quyết định: Yêu cầu
Mỹ ngưng phá hoại cảng Nicaragua, tôn trọng chủ quyền cũng như độc lập của Nicaragua. Cả
hai có nghĩa vụ không làm trầm trọng thêm tranh chấp.

II. Cơ sở của Tòa ICJ trong vụ kiện.


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế ICJ được thể hiện ra như
sau:
Khoản 1 Điều 35: “Tòa giải quyết tranh chấp giữa quốc gia là thành viên của Quy chế
chế này”
Điều 36:
“1. Tòa tiến hành xét xử tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề
được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành,
2. Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ
thừa nhận bắt buộc (ifso facto) và không cần một thỏa thuận được biệt nào, đối với mỗi quốc gia
khác bất kỳ cũng đã chấp nhận nghĩa vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét
xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:
a- giải thích điều ước
b- vấn đề bất kỳ có liên quan đến Luật quốc tế
c- Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế
d- Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế”
Trong vụ nicaragua Kiện Mỹ, 03 điều kiện này được thể hiện dưới đây
1. Các bên tranh chấp là quốc gia
Căn cứ (1) theo Điều 93 Hiến chương: “Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương
nhiên tham gia quy chế TA quốc tế”

Căn cứ (2) theo khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa “Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các
quốc gia là thành viên của quy chế này”

→ Nicaragua và Mỹ đều là chủ thể của Luật quốc tế, là quốc gia thành viên
của quy chế Tòa
2. Các bên chấp nhận thẩm quyền của tòa
a) Về phía mỹ:
Tuyên bố đơn phương của Mỹ năm 1946 cho ta thấy Mỹ đã chấp nhận thẩm quyền của
Toà án Công lý Quốc tế.
Tuy nhiên khi bị Nicaragoa kiện thì Hoa Kỳ lại đưa ra những lí lẽ để cho rằng ICJ thiếu
quyền tài phán trong việc giải quyết vụ việc này và cho rằng Nicaragua đã không gửi bất kì một
tuyên bố nào về chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án.
Nguyên tắc bảo lưu Vandenberg, nằm trong tuyên bố năm 1946 của Thượng nghị sĩ
Arthur H Vandenberg. Tuyên bố này sẽ bác bỏ thẩm quyền của Toà đối với các tranh chấp phát
sinh tranh chấp từ một điều ước đa phương, trừ khi (1) tất cả các bên tham gia điều ước bị ảnh
hưởng bởi quyết định này cũng là các bên tham gia vụ kiện, hoặc (2) Hoa Kỳ đồng ý với thẩm
quyền của mình.
- Căn cứ để Mỹ cho rằng Tòa không có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp:
(1) Nguyên tắc bảo lưu Vandenberg, nằm trong tuyên bố năm 1946 của Thượng nghị sĩ
Arthur H Vandenberg. Tuyên bố này sẽ bác bỏ thẩm quyền của Toà đối với các tranh chấp
phát sinh tranh chấp từ một điều ước đa phương , trừ khi (1) tất cả các bên tham gia điều ước
bị ảnh hưởng bởi quyết định này cũng là các bên tham gia vụ kiện, hoặc (2) Hoa Kỳ đồng ý
với thẩm quyền của mình. Trong khi đó các vấn đề Nicaragua đưa ra lại thuộc Hiến chương
Liên Hợp Quốc, Hiến chương của các quốc gia châu Mỹ .
(2) Ngày 6 tháng 4 năm 1984, Ngoại trưởng Hoa Kỳ gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc 1 lá thư
Tuyên bố của Hoa Kỳ theo Điều 36 (khoản 2) của Quy chế, theo đó bức thư này sẽ trực tiếp
thông báo việc bác bỏ thẩm quyền của Tòa . “Sẽ không áp dụng đối với các tranh chấp với bất
kỳ quốc gia miền Trung Mỹ hoặc phát sinh hay liên quan đến các sự kiện ở Trung Mỹ, bất kỳ
tranh chấp nào sẽ được giải quyết bằng cách mà các bên tham gia đồng ý … Bất chấp các nội
dung nêu ra trong Tuyên bố trước đây, điều khoản này sẽ có hiệu lực ngay lập tức và sẽ có
hiệu lực trong hai năm, để phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp khu vực.”
(3) Tuyên bố thứ nhất của Nicaragua 1929 về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa về bản chất
là chưa có hiệu lực, vì văn bản chấp nhận Quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực
(PCIJ) chưa bao giờ được gửi đến Toà.

-Những lý do thẩm quyền của Toà vẫn được xác lập:


(1) Tuyên bố thứ hai của Nicaragua trở thành thành viên của LHQ theo Điều 92 của
Hiến chương vẫn có hiệu lực. Theo như Điều 36 (khoản 5) Quy chế ICJ: “Các tuyên bố dựa
trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì trong
quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm
quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của
các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.”
Điều khoản này cho phép việc chuyển các tuyên bố không bắt buộc (công nhận thẩm
quyền) của PCIJ sang ICJ.

(2) Tuyên bố nhân quyền năm 1946 của Mỹ vẫn còn hiệu lực, bởi vì các vấn đề đưa ra còn được
quy định trong loại nguồn Tập quán quốc tế.
(3) Lá thư 6/4/1984 không có giá trị, theo đó mục đích chính của bức thư chỉ nhằm né tránh các
vụ kiện nhằm vào Hoa Kỳ. Nó được gửi khi Hoa Kỳ nhận thức được rằng Nicaragua sẽ gửi đơn
kiện mình ra Tòa mặc dù nó được gửi trước hành vi này của Nicaragua. Đồng thời, nó trái với
Tuyên bố năm 1946 của Hoa Kỳ mà theo đó Hoa Kỳ đã tự ràng buộc mình vào quy định rằng bất
cứ sự thay đổi nào liên quan đến thẩm quyền của Tòa Hoa Kỳ phải thông báo trong vòng 6
tháng.

b) Về phía Nicaragoa.
Tuyên bố thứ nhất của Nicaragua 1929 về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa về bản
chất là chưa có hiệu lực, vì văn bản chấp nhận Quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực
(PCIJ) chưa bao giờ được gửi đến Toà.Tuy nhiên, Nicaragua đã tuyên bố tuân thủ hình thức đó,
theo quy định của PCIJ cho phép ký thác một tuyên bố không bắt buộc trước khi thông qua Quy
chế. Do đó, tuyên bố có khả năng có hiệu lực, được hoàn thiện bởi sự phê chuẩn theo đúng các
thủ tục đương nhiệm
Tuyên bố thứ hai xuất hiện khi Nicaragua trở thành thành viên của LHQ theo Điều 92
của Hiến chương.. Theo như Điều 36 (khoản 5) Quy chế ICJ: “Các tuyên bố dựa trên cơ sở của
điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì trong quan hệ giữa
các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm quyền xét xử của
Tòa án quốc tế và là nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và
phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.”
Điều khoản này cho phép việc chuyển các tuyên bố không bắt buộc (công nhận thẩm
quyền) của PCIJ sang ICJ. Hơn nữa, Tòa lưu ý rằng Nicaragua luôn tự coi mình bị ràng buộc bởi
tuyên bố này và được đề cập như một quốc gia thành viên trong hệ thống (của ICJ) theo Niên
giám của Tòa, mặc dù có chú thích nhắc lại việc không nhận được văn kiện thông qua. Điều này
đủ để chỉ ra rằng Nicaragua bị ràng buộc với quyền tài phán của Tòa bằng sự chấp thuận ngầm.
Điều khoản này cho phép việc chuyển công nhận thẩm quyền của PCIJ sang ICJ

3. Tranh chấp các bên là tranh chấp pháp lý:


Tranh chấp giữa Nicaragua và Mỹ đưa ra trong vụ kiện là Hiệp ước hữu nghị, thương mại
và hàng hải (Hiệp ước FCN). Các vấn đề tranh chấp thuộc sự điều chỉnh của Luật Quốc tế bao
gồm các cáo buộc củ Nicaragua trong đơn kiện đối với Mỹ: Vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ
lực, Vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

III. Thực thi phán quyết ngày 27/6/1986


Tòa án công lý quốc tế ICJ ra phán quyết ngày 27/6/1986 kết luận Mỹ đã vi phạm chủ
quyền của Nicaragua cản trở thương mại đường biển, vi phạm Hiệ p ước hữu nghị thương mại và
hàng hải Mỹ-Nicaragua ký ngày 21/01/2956
Tòa ra phán quyết với 2 nội dung trọng tâm bao gồm:
(1) Buộc Mỹ ngừng phá hoại cảng Nicaragua, tôn trọng chủ quyền cũng như độc lập của
Nicaragua.
(2) Cả 2 có nghĩa vụ không làm trầm trọng thêm tranh chấp .
Sau đó, Tòa ra Quyết định quy định thời hạn nộp các bản Bị vong lục liên quan đến thủ
tục xác định hình thức và mức bồi thường. Trong khi Nicaragua thực hiện đệ trình Bị vong lục
đúng thời hạn cho Tòa thì Mỹ lại ngược lại, Mỹ tiếp tục từ chối không tham dự.
Nicaragua đã 2 lần đề nghị Hội đồng bảo an LHQ can thiệp, yêu cầu Mỹ thực hiện theo
quyết định Tòa đã đưa ra.
Mặc dù Tòa kêu gọi Hoa Kỳ "ngừng và hạn chế" việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp với
Nicaragua và khẳng định Mỹ đang "vi phạm trách nhiệm của nó trước luật pháp quốc tế không
sử dụng vũ lực với một quốc gia khác" và yêu cầu nó bồi thường, Hoa Kỳ từ chối tuân theo Với
tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ đã ngăn chặn mọi cơ chế thi
hành do Nicaragua đề xuất.Ngày 3 tháng 11 năm 1986, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
một giải pháp không ràng buộc thúc giục Mỹ tuân theo, với số phiếu là 94–3 (El Salvador, Israel
và Mỹ bỏ phiếu chống).
Tháng 9/1991, Nicaragua thông báo với Tòa không có ý định tiếp tục theo kiện nữa, phía
Mỹ hoàn toàn hoan nghênh quyết định này và Tòa đã ra quyết định ngày 26/9/1991 chấm dứt vụ
kiện.
*Nguyên nhân khiến Nicaragua rút đơn kiện: xuất phát đến từ phía Mỹ, họ không có
thiện chí trong việc tham gia bất kì thủ tục tố tụng nào trong vụ kiện, mặc dù Nicaragua đã nhờ
sự can thiệp của Hội đồng bảo an, nhưng cách đó không có tác dụng, 2 lần thất bại bởi vì lấy
danh nghĩa là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an để thoái thác trách nhiệm.
Nicaragua trên thực tế là một quốc gia nhỏ với diện tích chỉ khoảng 130.000km vuông
cùng với nền kinh tế đang phát triển, đời sống của nhân dân chưa ổn định (là quốc gia nghèo thứ
3 ở châu Mỹ). Vậy nên, việc theo đuổi vụ kiên không có hồi kết này thật sự tốn rất nhiều chi phí,
tổn thất.Chấm dứt vụ kiện là sự lựa chọn cuối cùng.
IV. Khả năng sử dụng chức năng tư vấn pháp lý của Tòa ICJ đối với vụ Hoàng Sa ở
VN.
1. Chức năng của toàn JCJ
Theo quy chế tòa ICJ có hai chức năng cơ bản
+ xét xử tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia – chủ thể của luật quốc tế
+ cho ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý được yêu cầu bởi các cơ quan chính và
những tổ chức chuyên biệt của Liên Hợp Quốc.
- Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tư vấn :
Đại hội đồng và hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư
vấn trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào.
Những tổ chức khác của liên hợp quốc và những tổ chức chuyên biệt, bất kỳ lúc nào đại
Hội đồng trao quyền, cũng có thể xin ý kiến tư vấn của Tòa về những vấn đề pháp lý phát sinh
trong phạm vi hoạt động của mình
- Câu hỏi xin tư vấn:
Câu hỏi đặt ra phải là câu hỏi pháp lý. Điều 65.1 Quy chế toàn quy định: “Tòa có thể
cung cấp ý kiến tư vấn về bất kì câu hỏi pháp lý nào khi có yêu cầu từ bất kỳ cơ quan nào được
phép theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.
2. Thực trạng tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp song phương với
Trung Quốc. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều công bố chủ quyền với với quần đảo này. Trung
Quốc gọi quần đảo này là Tây Sa . Từ thế kỷ thứ XVII, khi Hoàng Sa còn là vùng đất vô chủ,
Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện và chiếm hữu hoàn toàn hợp pháp bằng biện pháp hòa
bình, liên tục và công khai. Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu
thế kỷ thứ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu
vựcquần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm. Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn
dùng vũ lực chiếm đóng một số cụm đảo và đến tháng 1/1974 đã hoàn thành việc thôn tính quần
đảo Hoàng Sa. Ngày 15/2/2005 lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tiến hành khảo sát các đảo
san hô dưới đáy biển với quy mô lớn ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 2007, Trung
Quốc lập huyện tam sa bao gồm cả 2 quần đảo của Việt Nam. Và gần đây nhất, Trung Quốc còn
cho xây dựng các công trình kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa, công khai tuyên bố cho mở tuyến
du lịch Hoàng Sa, xây dựng các căn cứ quân sự,…Tháng 5/2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa dẫn tới việc nhà nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc
gia đã xảy ra một số va chạm. Chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa hiện nay vẫn là đối tượng
tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát cũng
như quyền tài phán trên thực tế đối với toàn bộ quần đảo này.
Hiện nay, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng một cách trái
phép, mặc dù đích thực đó là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Việt Nam
Vì vậy, chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa hiện nay vẫn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam,
Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát cũng như quyền tài phán trên
thực tế đối với toàn bộ quần đảo này
3. Đánh giá
Vụ tranh chấp chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra nhiều năm.
Vụ tranh chấp này liên quan đến nhiều quốc gia nhưng chủ yếu vẫn là giữa Việt Nam với Trung
Quốc. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc đưa vụ việc trên ra tòa án quốc tế nhưng nước
bạn lại cố lờ đi. Tuy nhiên, chúng ta có thể vận dụng quy chế của Tòa án quốc tế để giải quyết vụ
tranh chấp về chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa như sau:
a) Việt Nam có thể sử dụng trực tiếp chức năng tư vấn của ICJ hay không ?
Việt Nam không thể sử dụng trực tiếp chức năng tư vấn của ICJ. Theo quy định tại
Điều 96 Hiến chương LHQ, ICJ chỉ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn đối với các câu hỏi pháp lý
của Đại hội đồng hoặc Hội đồng bảo an LHQ hoặc các câu hỏi pháp lý của các tổ chức chuyên
môn khác của LHQ liên quan đến hoạt động của tổ chức này và trên cơ sở chấp thuận của Đại
hội đồng. Theo quy định này, việc xin ý kiến tư vấn của ICJ về vấn đề liên quan đến phân định
biển sẽ phải được đưa ra thảo luận và thông qua tại Đại hội đồng hoặc Hội đồng bảo an LHQ.

Căn cứ vào Điều 33 và Điều 37 Hiến chương LHQ, chúng ta có thể đưa chủ quyền
quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa lên HĐBA hoặc Đại hội đồng yêu cầu giải quyết.
Căn cứ vào Điều 36 Hiến chương LHQ “ Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh
chấp có tính chất ở Điều 33 hoặc các tình thế tương tự, HĐBA có thẩm quyền kiến nghị những
thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng”. Để giải quyết vụ việc mà nước ta đưa ra
thì HĐBA buộc phải yêu cầu Tòa án công lý quốc tế tư vấn. Theo Điều 65 – quy chế của Tòa án
quốc tế: “ Toà án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kỳ nào theo yêu
cầu của một cơ quan bất kỳ được Hiến chương LHQ hoặc theo đúng bản Quy chế này, cho toàn
quyền được yêu cầu”
Như vậy trong trường hợp này dù Trung Quốc không hợp tác với Việt Nam để giải
quyết vụ tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa nhưng thông qua thiết chế Tòa án
công lý LHQ chúng ta vẫn có thể gián tiếp yêu cầu Tòa án công lý quốc tế đưa ra lời tư vấn để
giải quyết vấn đề trên. Lời tư vấn đó đó không có giá trị pháp lý buộc thi hành đối với các bên
tranh chấp nhưng nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với những hoạt động của HĐBA trong việc
thực thi những biện pháp để đảm bảo an ninh và tránh xảy ra xung đột trong khu vực Biển Đông
và nó cũng có tác động mạnh mẽ đối với dư luận thế giới.
b) Việt Nam cần chuẩn bị những gì để có thể sử dụng chức năng tư vấn của ICJ
Thứ nhất, về việc lựa chọn cơ quan cho việc thực hiện quyền yêu cầu tư vấn thì Việt
Nam nên chọn Đại Hội Đồng (ĐHĐ) bởi vì ĐHĐ là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có sự
tham gia của tất cả các quốc gia thành viên (192 thành viên) và có quyền có 1 phiếu bầu có giá
trị pháp lý như nhau.
Trong khi đó thì Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 uỷ viên thường
trực. Trước mỗi nghị quyết, cần có phiếu thuận của 9 thành viên; Một phiếu chống, phiếu phủ
quyết của 1 thành viên thường trực sẽ ngăn cản việc chấp thuận dự thảo nghị quyết, ngay cả khi
bản dự thảo này có đủ số phiếu thuận theo quy định. Không tham gia bỏ phiếu không được xem
là phủ quyết
Thứ hai, yêu cầu về nội dung tư vấn.
Việt Nam nên đưa ra những câu hỏi nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến
quy chế pháp lý của Hoàng Sa, đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa qua đó đánh giá tính hợp pháp/
hậu quả pháp lý của hành vi mà TQ đã thực hiện, ví dụ như:
1, Quần đảo Hoàng Sa có phải vùng đất vô chủ tại thời điểm nhà Nguyễn Việt Nam
xác lập chủ quyền hay không?
2, Hành vi của Trung đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 có phải là hành
vi sử dụng vũ lực hay không?
3, Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo gần quần đảo Hoàng Sa ảnh hưởng thế nào
đến chủ quyền của Việt Nam ?
4, Việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ngang nhiên khai thác trong vùng
biển Việt Nam thì hậu quả pháp lý để lại là gì ?
5, Trung Quốc liên tục tập trận ở trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam vậy làm cách nào để ngăn chặn những hành động trên bằng sự can thiệp của ĐHĐ ?
6, Xác lập chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với Hoàng Sa, dưới góc
nhìn một số phán quyết của Trọng tài và Tòa án Công lý quốc tế. Hành vi chiếm đóng đảo
Hoàng Sa ảnh hưởng thế nào đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam ?
c) Những vướng mắc khi sử dụng tòa ICJ để giải quyết tranh chấp tại quần đảo
Hoàng Sa
Việc sử dụng ICJ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại biển Đông
thì đây sẽ là một lợi thế lớn vì phán quyết của ICJ có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các
bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, việc sử dụng tòa ICJ tại Việt Nam trong giải quyết tranh chấp
còn gặp một số vướng mắc sau:
Cũng giống như vấn đề phân định biển, việc sử dụng chức năng tư vấn gặp rất nhiều
khó khăn với việc Trung Quốc là ủy viên thường trực HĐBA, vì thế nếu thông qua HĐBA thực
hiện chức năng tư vấn Trung Quốccó khả năng rất cao sẽ sử dụng quyền phủ quyết.
Vì thế, Việt Nam chỉ có thể thông qua Đại hội đồng để xin ý kiến tư vấn của ICJ. Tuy
nhiên, Đại hội đồng cần thông qua cần sự đồng ý của 2/3 thành viên, đây là thách thức không
nhỏ. Bên cạnh đó, Việt Nam sử dụng chức năng tư vấn thì cũng có thể không nhận được câu trả
lời bởi vì Đại hội đồng có quyền không đưa ra câu trả lời. Như vậy, các khuyến nghị, nghị quyết
mà ĐHĐ hay HĐBA đưa ra không mang tính cưỡng chế, không trực tiếp giải quyết tranh chấp
giữa các bên trên Biển Đông nói chung, tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa nói riêng mà chỉ
có tác dụng định hướng cho việc giải quyết tranh chấp, có thể làm cơ sở, căn cứ để xác định tính
chất của hành vi của các bên trong tranh chấp. Vì vậy, phương án này chỉ góp phần phản ánh
được sự chính nghĩa củaViệt Nam, tranh thủ thu hút được sự ủng hộ của dư luận và cộng đồng
quốc tế.
Ngoài việc thi hành các phán quyết của ICJ đều tùy thuộc vào sự thiện chí của các bên.
Nếu 1 bên từ chối thi hành, vấn đề có thể được chuyển lên cho HĐBA xử lý, nhưng việc này
thường lâm vào bế tắc vì năm thành viên thường trực thường sử dụng quyền phủ quyết. Trong
trường hợp Hoàng Sa, nếu như phán quyết công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì
phía Trung Quốc có trách nhiệm thi hành phán quyết nếu từ chối thi hành phán quyết của Tòa thì
bên liên quan là Việt Nam có thể tiếp tục yêu cầuHĐBA xử lý. Mặc dù không tham gia bỏ phiếu
nhưng cũng không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẵn sàng tạo áp lực hoặc vận động các
thành viên thường trực khác dùng quyền phủ quyết tại HĐBA để dập tắt vụ việc

You might also like