You are on page 1of 16

TRƯỜNG

------------------------------------
KHOA:
LỚP:
NHÓM:
MÔN HỌC: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

LOGO TRƯỜNG

BÀI THUYẾT TRÌNH


TÊN ĐỀ TÀI

NĂM …
Danh sách Nhóm “Tên nhóm”
MỤC LỤC
1. Tóm tắt vụ việc........................................................................................................4
1.1. Tóm tắt sự kiện..............................................................................................4
1.2. Lập luận của các bên....................................................................................5
1.2.1. Lập luận của nguyên đơn (Qatar).......................................................5
1.2.2. Lập luận của bị đơn (Bahrain)............................................................7
1.3. Lập luận và phán quyết của tòa án...............................................................8
1.3.1. Lập luận của tòa án.............................................................................8
1.3.2. Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau......................10
2. Trình bày quan điểm của nhóm...........................................................................10
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án..........................................................10
2.2. Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự.......................12
2.2.1. Phán quyết của cơ quan tài phán và vụ việc có liên quan.................12
2.2.2. Lập luận của các bên........................................................................12
2.2.3. Phán quyết của Tòa...........................................................................12
2.3. Quan điểm của nhóm..................................................................................13
2.4. Bài học kinh nghiệm...................................................................................14
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................17
1. Tóm tắt vụ việc
1.1. Tóm tắt sự kiện
Bahrain và Qatar là hai nước liền kề, nằm phía Nam vịnh Ba Tư và mỗi nước
đều có một số đảo nhỏ lân cận. Năm 1976, nhằm giúp tìm kiếm giải pháp cho vụ tranh
chấp giữa hai quốc gia này, Quốc vương Saudi Arabia đã đứng ra làm trung gian hòa
giải với mong muốn có thể dàn xếp, giải quyết vụ việc này trong hòa bình. Tháng
03/1983 một cuộc họp đã diễn ra với sự tham gia của cả ba bên và thông qua một loạt
các “Nguyên tắc khung cho việc giải quyết tranh chấp” (Principles for the Frame -
work for Reaching a Settlement). Trong đó, nguyên tắc đầu tiên quy định rằng: “Tất
cả các vấn đề tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến chủ quyền đối với các hòn
đảo, đường biên giới biển và lãnh hải sẽ được xem xét như các vấn đề không thể tách
rời và phải được giải quyết cùng nhau một cách toàn diện”.
Năm 1987, Quốc vương Saudi đứng ra làm trung gian hòa giải và thuyết phục
được hai bên đồng ý ký vào thỏa thuận với một số nội dung mới do Quốc vương
Saudi đề xuất:
Thứ nhất, các vấn đề tranh chấp sẽ được chuyển đến cho Tòa án Công lý Quốc tế
(International Court of Justice) ở Hague giải quyết, để tìm kiếm một ràng buộc cuối
cùng đối với cả hai bên tranh chấp trong việc thực thi các điều khoản trong phán quyết
của Tòa.
Thứ hai, thành lập một ủy ban bao gồm đại diện của Qatar, Bahrain và Saudi
Aribia nhằm mục đích đưa vụ việc lên ICJ1 và thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa
vụ tranh chấp để từ đó ICJ có thể đưa ra được phán quyết cuối cùng có giá trị ràng
buộc đối với cả hai bên tranh chấp và cuối cùng: Khẳng định Quốc vương Saudi
Arabia sẽ tiếp tục vai trò trung gian hòa giải để đảm bảo cho việc thực thi các điều
khoản này.
Năm 1988, Bahrain đã gửi cho Qatar văn bản được gọi tắt là “Công thức
Bahrain” (Bahrain formula) với nội dung: “Các bên sẽ yêu cầu Tòa quyết định các
vấn đề liên quan đến quyền thuộc về lãnh thổ hay các vấn đề về sự tranh chấp nào do
khác biệt về lợi ích giữa các bên và vạch ra một đường phân định đơn nhất giữa các
vùng đáy biển, vùng đất tầng và vùng nước chồng lấn”. Thế nhưng chưa dừng lại ở đó
vào hai năm sau vấn đề tranh chấp trên lại một lần nữa được đưa ra để thảo luận trong
cuộc họp thường niên Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab vùng Vịnh (Cooperation
Council of Arab States of the Gulf) tổ chức tại Doha 2 tháng 12/1990. Khi đó, Qatar
tuyên bố sẽ chấp thuận Công thức Bahrain với ba nội dung. Cụ thể là khẳng định lại
những gì đã được thỏa thuận trước đó giữa hai bên. Tiếp tục vai trò trung gian hòa

1
Toà án Công lý Quốc tế.
2
Thủ đô của Qatar.
giải của Quốc vương Saudi Arabia giữa hai nước cho đến tháng 05/1991. Khi thời hạn
này kết thúc, các bên có thể đưa vụ việc lên ICJ theo nội dung Công thức Bahrain. Vai
trò trung gian hòa giải của Quốc vương Saudi Arabia sẽ tiếp tục trong suốt thời gian
đưa vấn đề tranh chấp lên trọng tài và sau cùng là: Nếu có một giải pháp hợp lý được
đưa ra với sự chấp thuận với cả hai bên tranh chấp thì vụ việc sẽ được rút khỏi trọng
tài.
Sau tất cả, Quốc vương Saudi Arabia-với vai trò trung gian hòa giải vẫn không
thể giải quyết tranh chấp của hai nước, từ đó phát sinh vụ kiện giữa Qatar và Bahrain
vào ngày 08/07/1991.
1.2. Lập luận của các bên
1.2.1. Lập luận của nguyên đơn (Qatar)
Trước tiên, Qatar cho rằng việc trao đổi thư với Bahrain vào tháng 12/1987 đã
tạo nên một thỏa thuận quốc tế có hiệu lực ràng buộc quan hệ song phương giữa hai
nước.
Về Biên bản Doha (Doha Minutes), Qatar đã dựa vào 3 lập luận chính để
khẳng định giá trị pháp lý của Biên bản này và cho rằng Biên bản này được xem là cơ
sở để xác định quyền tài phán của Tòa án.
Thứ nhất, Biên bản Doha có tên là “biên bản” nhưng nó không chỉ đơn thuần là
một biên bản hội nghị giới hạn trong việc ghi nhận các sự kiện, các tình huống hay
các tuyên bố bởi vì nó còn liệt kê các quyền và nghĩa vụ nhằm tạo ra sự ràng buộc về
mặt pháp lý giữa các bên và do đó sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc tế theo Điều 2,
Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế:
“Điều ước là một thoả thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và
được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó”.
Thứ hai, bác lại lập luận của Bahrain cho rằng Biên bản Doha 1990 chỉ đơn thuần
là một tuyên bố ghi nhận thỏa thuận về chính trị (A statement recording a political
understanding), Qatar khẳng định rằng Biên bản năm 1990 rõ ràng chứa đựng những
điều khoản có giá trị pháp lí. Trong biên bản, hai quốc gia đã tán thành việc cho đến
hết tháng 05/1991 các bên có thể đưa vụ tranh chấp lên ICJ phù hợp với Công thức
Bahrain mà Qatar đã chấp thuận và các vụ kiện phát sinh kể từ thời điểm đó. Hơn thế
nữa, đây là văn bản khẳng định lại những gì đã thỏa thuận trước đó, cụ thể là trong các
bức thư trao đổi vào tháng 12/1987. Như vậy rõ ràng Biên bản Doha mang bản chất
pháp lý chứ không phải chỉ mang tính chính trị đơn thuần. 
Thứ ba, Qatar cho rằng giá trị ràng buộc và tính có hiệu lực của Biên bản Doha là
không thể phủ nhận bởi: 
Đầu tiên, biên bản được kí bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 3 nước, những người
có đây đủ thẩm quyền kí các điều ước quốc tế thay mặt quốc gia theo Điều 7.2.a và
Điều 12.1.b Công Ước Viên:
Điều 7.2.a: “Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, những người sau
đây được coi là đại diện cho quốc gia không cần xuất trình giấy uỷ quyền: nguyên thủ
quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc thực
hiện các hành vi liên quan đến việc kí kết điều ước”. 
Điều 12.1.b: “Việc đồng ý của một quốc gia chấp nhận sự ràng buộc của một điều
ước được biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký nếu có sự xác nhận khác
rằng, các quốc gia tham gia đàm phán đã thoả thuận là việc ký sẽ có giá trị như
vậy”. 
Tiếp theo, việc Bahrain viện dẫn Khoản 1 Điều 37: “Amir3 sẽ ký kết các hiệp ước
bằng nghị định và sẽ chuyển chúng ngay lập tức tới Quốc hội với tuyên bố thích hợp.
Một hiệp ước sẽ có hiệu lực của pháp luật sau khi nó được ký kết, phê chuẩn và công
bố trên Công báo”. Hiến pháp Bahrain quy định các điều ước liên quan đến các vấn
đề lãnh thổ hoặc quyền chủ quyền chỉ có thể có hiệu lực khi được nội luật hóa, không
thể được coi như một điều kiện để bác bỏ hiệu lực của Biên bản Doha theo Điều 46.1
Công ước Viên vì trong Điều này quy định: “Một quốc gia không được viện dẫn việc
quốc gia này đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước là vi phạm quy định
của pháp luật trong nước về thẩm quyền ký kết các điều ước, để từ bỏ sự đồng ý của
mình, trừ khi việc vi phạm này quá rõ ràng và liên quan đến một quy định có tính
chất cơ bản của pháp luật trong nước”.
Cuối cùng, để đảm bảo tính hiệu lực và giá trị pháp lí của biên bản, ngày
28/06/1991 Qatar đã gửi bản đăng kí Điều ước quốc tế lên Tổng thư kí Liên Hợp
Quốc phù hợp quy định Điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc: 
“1. Mọi hiệp ước hay hiệp định quốc tế, do bất cứ Thành viên nào của Liên
Hợp Quốc ký kết, sau khi Hiến chương này có hiệu lực, cần phải được đăng ký
càng sớm càng tốt tại Ban Thư ký và do Ban Thư ký công bố.
2. Không một Bên ký kết nào của bất kì hiệp ước hay hiệp định nào không
đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này có thể viện dẫn đến hiệp ước hay
hiệp định đó ra trước một cơ quan của Liên Hợp Quốc”. 
Việc gửi bản đăng ký này đã hoàn toàn cho phép Qatar được quyền viện dẫn
đến biên bản này lên trước Toà và có thể khẳng định rằng biên bản này đã có hiệu lực
và giá trị pháp lý. 
Với những lý do trên, Qatar khẳng định rằng Biên bản 1990 là những thỏa thuận quốc

3
Nguyên thủ quốc gia Qatar.
tế có tính ràng buộc và được điều chỉnh bởi Luật Quốc tế, do đó ICJ có thẩm quyền
giải quyết vụ tranh chấp này. 
1.2.2. Lập luận của bị đơn (Bahrain)
Bahrain nhận định rằng việc đưa tranh chấp lên Tòa án cần có sự đồng ý, thống
nhất của cả hai bên, việc Qatar đơn phương đưa tranh chấp lên Tòa án là không đúng,
trái với thỏa thuận của Biên bản 1990. Qua đó, việc đâm đơn kiện của Qatar và quyết
định của Tòa án sẽ không có hiệu lực nếu không có sự đồng ý của Bahrain.
Ngày từ đầu Bahrain cho rằng Biên bản 1990 không phải là một thỏa thuận quốc
tế có tính ràng buộc và ý chí của các bên tham gia mới là yếu tố quan trọng cấu thành
nên tính ràng buộc giữa các bên. Theo Bahrain, Biên bản năm 1990 chỉ là một văn
kiện ngoại giao không có tính ràng buộc. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bahrain đã không
kí vào văn bản đó nếu ông biết được rằng văn bản đó sau này sẽ ràng buộc Bahrain
vào một văn kiện quốc tế hay điều ước quốc tế có tính ràng buộc.
Hơn nữa, về phía Qatar cho đến thời điểm nộp đơn, Qatar cũng chưa bao giờ
xem Biên bản 1990 là thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc.
Thứ nhất, trong Hiến pháp Qatar quy định việc một điều ước quốc tế sẽ có hiệu
lực pháp lý sau khi đã được kí kết, thông qua và công khai. Tuy nhiên, phía Qatar
không có bất kì động thái giải thích hợp lí hay bất kì hành động thông qua hay công
khai nào đến Bahrain. Nếu Qatar thực hiện theo đúng những gì Hiến pháp yêu cầu, thì
mới chứng tỏ Qatar xem Biên bản 1990 là thỏa thuận quốc tế.
Thứ hai, Điều 17 Hiệp ước Liên hiệp các quốc gia Ả Rập 4 quy định “The
member States of the League shall file with the General Secretariat copies of all
treaties and agreements which they have concluded or will conclude with any other
State, whether a member of the League or otherwise - Các quốc gia thành viên của
Liên minh phải nộp các bản sao của tất cả các hiệp ước và thỏa thuận mà họ đã ký kết
hoặc sẽ ký kết với bất kỳ quốc gia nào khác cho Tổng thư ký, cho dù là thành viên của
Liên minh hay không”. Nhưng Qatar cũng đã không thực hiện theo quy định trên.
Thứ ba, rõ ràng Qatar không có ý định xem các biên bản đó là thỏa thuận quốc tế
bởi vì chỉ vài tuần trước khi nộp đơn kiện thì Qatar mới đăng kí Biên bản 1990 như là
một Điều ước quốc tế cho Tổng thư kí Liên Hợp Quốc theo Điều 102 Hiến chương
Liên Hợp Quốc.
Hiếp pháp Bahrain quy định rằng: “Các điều ước liên quan đến các vấn đề lãnh
thổ hoặc quyền chủ quyền chỉ có thể có hiệu lực khi được nội luật hóa”. Mặc dù Bộ
trưởng Bộ ngoại giao Bahrain có đủ thẩm quyền kí nhưng Qatar phải chứng minh
được rằng Biên bản 1990 sẽ có hiệu lực ràng buộc ngay sau khi kí. Vì những lí do

4
Liên hiệp các quốc gia Arab là một tổ chức khu vực của các quốc gia Arab nằm tại và xung
quanh Bắc Phi, Sừng Châu Phi và bán đảo Ả Rập.
trên, Bahrain lập luận rằng Biên bản 1990 không phải là thỏa thuận quốc tế có tính
ràng buộc và được điều chỉnh bởi Luật Quốc tế, do đó ICJ không có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp này.
1.3. Lập luận và phán quyết của tòa án
1.3.1. Lập luận của tòa án
Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong vụ kiện giữa Qatar và Bahrain dựa
vào nội dung năm 1987 do Quốc vương Saudi Arabia đứng ra làm trung gian, nội
dung Công thức Bahrain năm 1988 và những thỏa thuận mà hai bên đã kí kết để có
thể đưa vấn đề tranh chấp của lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Suy ra những văn
bản trên là điều ước quốc tế tạo ra quyền và nghĩa vụ cho Qatar và Bahrain.
Nhận thấy rằng dựa vào các điều khoản của thỏa thuận trên, các bên đồng ý trình
lên Tòa toàn bộ vụ tranh chấp của mình, như đã được kiến nghị bởi văn bản do
Bahrain đề xuất với Qatar vào ngày 26/10/1988, được chấp thuận vào tháng 12/1990
và được nhắc tới trong Biên bản Doha 1990 với cái tên “Công thức Bahrain”. Quyết
định trao cơ hội cho các bên để trình lên Tòa toàn bộ vụ tranh chấp. Ấn định ngày
30/11/1994 là thời hạn để tòa án đưa ra phán quyết của Qatar và Bahrain. Bảo lưu các
vấn đề khác cho tới các quyết định tiếp sau.
Công thức Bahrain xác định rõ Qatar và Bahrain đều đồng ý Tòa án có thẩm
quyền xét xử và giải quyết tranh chấp của hai bên.
Thứ nhất, Tòa án nhận thấy rằng Doha không đơn giản là biên bản. Trên thực tế,
Biên bản 1990 liệt kê ra các cam kết mà các bên đã chấp thuận thực hiện. Đồng thời,
thỏa thuận trên cho phép một bên đơn phương có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp giữa hai bên.
Thứ hai, để trả lời cho nhận định của Bahrain, Tòa án không cho rằng việc xem
xét ý định của Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain hay Qatar là quan trọng.
Thứ ba, đồng thời bác bỏ lý lẽ của Bahrain cho rằng các hành động của hai nước
cho thấy họ không hề coi Biên bản 1990 là một thỏa thuận quốc tế.
Thứ tư, Tòa án đồng thời ghi chú rằng vào thời điểm hiện tại Tòa chỉ có duy nhất
bản đơn kiện của Qatar với những lập luận tuân thủ đúng trong khuôn khổ Công thức
Bahrain (Bahrain formula).
Vì thế Biên bản 1990 tạo ra các quyền và nghĩa vụ trong luật quốc tế đối với các
bên, cấu thành một thỏa thuận quốc tế. Qua đó có thể khẳng định cả hai bên đã chấp
nhận việc Tòa án Công lý quốc tế có thẩm quyền quyết định các vấn đề chủ quyền
trên biển và vấn đề biên giới biển giữa hai bên. Đơn kiện của Qatar đưa ra vào
08/07/1991 được chấp thuận.
1.3.2. Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau
Thứ nhất, nhận thấy rằng các bức thư trao đổi giữa quốc vương Arab và tiểu
vương Qatar vào ngày 19 và 21/12/1987, giữa quốc vương Arab với tiểu
vương Bahrain vào ngày 19 và 26/12/1987 và văn bản với tựa đề “Biên bản” được
bộ trưởng ngoại giao các nước Arab, Qatar và Bahrain ký kết tại Doha vào
ngày 25/12/1990, là các thỏa thuận quốc tế (điều ước quốc tế) tạo ra quyền và
nghĩa vụ cho các bên. 
Thứ hai, nhận thấy rằng dựa vào các điều khoản của thỏa thuận đó, các bên đồng
ý trình lên Tòa toàn bộ vụ tranh chấp của mình, như đã được kiến nghị bởi văn bản do
Bahrain đề xuất với Qatar vào ngày 26/10/1988 đã được chấp thuận vào tháng
12/1990 và được nhắc tới trong Biên bản Doha 1990 với cái tên “Công thức
Bahrain”. 
Thứ ba, quyết định trao cơ hội cho các bên để trình lên Tòa toàn bộ vụ tranh
chấp. 
Thứ tư, ấn định ngày 30/11/1994 là thời hạn để các bên có hành động, dù chung
hay riêng rẽ, để đạt đến mục tiêu này.
Thứ năm, bảo lưu các vấn đề khác cho tới các quyết định tiếp sau. 
2. Trình bày quan điểm của nhóm
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án
Về vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain, Tiến sĩ Krista E.
Weigand – Phó Giáo sư khoa Khoa học Chính trị Đại học Georgia nhận xét đây thực
chất là một mô hình về mức độ lợi ích kinh tế và sự dự kiến hợp tác về các vấn đề nổi
bật có thể ảnh hưởng đến các quốc gia tranh chấp, vậy nên cả hai phía cần thử cố gắng
giải quyết tranh chấp trong hoà bình, tiêu biểu là thông qua giải quyết của ICJ. Bà
cũng giải thích lí do Qatar và Bahrain sẵn sàng giải quyết tranh chấp tại ICJ, chấp
nhận phán quyết và quan trọng nhất là thi hành các kết luận của Tòa án. Bà lập luận
rằng ba yếu tố chính thúc đẩy hai bên chấp nhận phương pháp giải quyết tranh chấp
thông qua phán quyết của ICJ là:
Đầu tiên, sự bất lực của các quốc gia theo luật Ả Rập Hồi giáo và GCC làm
trung gian tranh chấp.
Tiếp theo, trữ lượng dầu và khí tự nhiên đáng kể là động lực thúc đẩy hai bên
chấp nhận giải quyết tranh chấp tại ICJ.
Cuối cùng, động lực khích lệ song phương, hợp tác khu vực về các vấn đề nổi
bật giữa hai quốc gia.
Tranh chấp lãnh thổ không chỉ ngăn chặn sự tiếp cận an toàn cho mọi quốc gia
đối với những gì được dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng: dầu mỏ và khí đốt. Nhưng
cả hai quốc gia đã nhận ra rằng nếu họ không giải quyết tranh chấp lãnh thổ, họ sẽ
không thể hưởng lợi từ sự hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực nổi bật khác, về cả song
phương và khu vực. Chính những nguyên nhân này đã thúc đẩy Bahrain và Qatar chấp
nhận đưa tranh chấp của họ ra ICJ để được Toà này giải quyết. Sau rất nhiều cuộc
đàm phán song phương nhưng nỗ lực hòa giải của thất bại của chính 2 phía trong
cuộc.
Tranh chấp hàng hải và lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain là một phần của nhiều
tranh chấp kéo dài từ các phần lãnh thổ và ranh giới trên biển ở khu vực Vịnh Ba Tư.
Qatar và Bahrain đang cố gắng giải quyết tranh chấp lâu nay của họ đối với quần đảo
Hawar, bãi cạn Dibai và Qit'at Jaradah. Quốc vương Saudi Aribia - phía trung gian,
người đã cố gắng hòa giải và đã thành công trong việc thuyết phục các bên đem vụ
tranh chấp ra phía trọng tài hoặc giải quyết tranh chấp tư pháp. Năm 1983, hai bên
cùng đồng ý tham khảo ý kiến của Saudi Arabia về việc sẽ tìm kiếm một phán quyết
ràng buộc của bên thứ ba nếu các cuộc đàm phán thất bại. Năm 1987, Qatar và
Bahrain tiếp tục đồng ý với các đề xuất của Saudi để đưa vụ việc của họ lên Tòa án
Công lý Quốc tế. Điều này và các nghĩa vụ khác đã được xác nhận lại trong biên bản
đã được thống nhất trong cuộc họp năm 1990 giữa các bên. Đồng thời, họ cũng đồng
ý rằng sau một thời gian nhất định, “các bên có thể đệ trình vấn đề lên Tòa án Công lý
Quốc tế”. Vậy nên, những gì Qatar đã làm là đúng theo quy định. Về phía luật sư/cố
vấn/trọng tài độc lập người Mỹ Stephen M. Schwebel, ngài cho rằng phía Tòa án đã
không kiểm tra kỹ lưỡng việc soạn thảo Biên bản Doha năm 1990, trong đó khả năng
rõ ràng cho mỗi bên để chiếm giữ Tòa án đã được sửa đổi thành một văn bản chỉ có
nghĩa là “các bên”. Yếu tố này của “travaux Prepatoires” đã khiến Thẩm phán
Schwebel đưa ra kết luận và loại trừ một yêu cầu đơn phương.
Ngài Shigeru Oda - luật sư nổi tiếng của Nhật Bản đồng thời giữ chức Thẩm
phán của Toà án Công lý Quốc tế lúc bấy giờ lại cho rằng Biên bản Doha không cấu
thành một thỏa thuận trong Khoản 1 Điểu 36 của Điều lệ của Tòa án. Thẩm phán
Pieter Kooijmans nhận xét, thuật ngữ “al-tarafan” và lịch sử soạn thảo phải dẫn đến
kết luận rằng đây là một yêu cầu đơn phương không được các bên tham gia. Vì không
có hành động chung nào của Bahrain và Qatar được thực hiện nên họ cho rằng Tòa án
không có thẩm quyền.
2.2. Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự
2.2.1. Phán quyết của cơ quan tài phán và vụ việc có liên quan
Phán quyết của Tòa án Công Lý Quốc tế đối với vụ tranh chấp đảo Pulau Ligitan
và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia năm 2002.
Pulau Ligitan và Pulau Sipadan là hai đảo nhỏ không có dân cư sinh sống, giá trị
kinh tế không lớn, tranh chấp từ năm 1969 do cả hai quốc gia đều viện dẫn quyền sở
hữu từ thời phong kiến (hồi thế kỷ XVI), điều ước quốc tế thời thuộc địa nhưng không
được ICJ công nhận nên hai nước đã viện dẫn nguyên tắc chiếm hữu thật sự trước
năm 1969 để khẳng định chủ quyền.
2.2.2. Lập luận của các bên
Lập luận của Indonesia: Indonesia viện dẫn báo cáo của tàu Hà Lan khẳng định
hai đảo thuộc quyền sở hữu của Hà Lan, các cuộc điều tra thủy văn xung quanh hai
đảo, cuộc viếng thăm của hải quân, ngư dân có truyền thống đánh bắt xung quanh hai
đảo.
Lập luận của Malaysia: Malaysia cho rằng thời thuộc địa Anh đã thu thập, quản
lý, kiểm soát trứng rùa trên đảo từ năm 1914, có pháp lệnh bảo tồn rùa, giải quyết
tranh chấp liên quan đến thu thập trứng rùa, cấp phép cho tàu đánh cá xung quanh
đảo, xây hải đăng và trợ giúp đường biển cho hai đảo mà Indonesia không phản đối.
Sau thời thuộc địa, Malaysia đã luôn khẳng định chủ quyền trong quá trình đàm phán
với Indonesia về thềm lục địa trong khi Indonesia không quan tâm đòi chủ quyền hai
đảo. Malaysia cũng đã khai thác du lịch, giữ an ninh, bảo vệ môi trường cho Sipadan
đến thời điểm 1997, hai đảo là khu bảo tồn của Malaysia.
2.2.3. Phán quyết của Tòa
Indonesia không có hoạt động lập pháp đối với đảo, đạo luật năm 1960 và bản
đồ kèm theo không đề cập đến hai đảo, chuyến đi của tàu Hà Lan được xác định là
hoạt động chung của Hà Lan và Anh để chống cướp biển, việc đánh bắt cá chỉ là hoạt
động tư nhân vì không có quy định của Chính phủ, Indonesia đã không thể hiện có ý
định thiết lập chủ quyền. Malaysia đã điều tiết, kiểm soát trứng rùa, thực hiện kế
hoạch dự trữ gia cầm cho quốc gia là hoạt động thẩm quyền hành chính nhà nước trên
các đảo. Việc xây hải đăng chỉ dẫn giao thông thường không liên quan đến quyền lực
nhà nước, nhưng tiền lệ vụ tranh chấp giữa Qatar và Bahrain cho phép Tòa xác định
hoạt động này là phù hợp với các đảo nhỏ. Bên cạnh đó là sự im lặng của Indonesia.
Tòa cho rằng với hoạt động của Anh, Malaysia kế thừa đã bao gồm cả hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp, nó diễn ra trong thời gian dài, thể hiện ý định thực thi
quyền lực nhà nước đối với hai đảo. Malaysia thắng kiện.
2.3. Quan điểm của nhóm
Theo nhóm, việc Qatar trình sự việc lên Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp
biển đảo giữa Qatar và Bahrain vô cùng hợp lí, có thể giải quyết được vụ việc công
bằng cho cả hai bên. Việc Bahrain cho rằng Tòa Án Công Lý Quốc Tế không có thẩm
quyền để xử lí vụ án vì chỉ xem Biên bản 1990 là văn kiện ngoại giao là hoàn toàn
không đúng. Hơn nữa nhóm khẳng định rằng Tòa án Công lý Quốc tế hoàn toàn có
thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp của Qatar và Bahrain, bởi:
Đầu tiên, nói về “Bức thư 1987” và “Biên bản 1990”: Bức thư 1987 được Qatar
và Bahrain chấp thuận có đề xuất với nội dụng như sau: “Các vấn đề tranh chấp sẽ
được chuyển đến cho Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), để tìm kiếm một phán quyết ràng
buộc cuối cùng đối với cả hai bên tranh chấp trong việc thực thi các điều khoản
trong phán quyết của Tòa”. Điều này chứng tỏ các bên đã chấp nhận trình lên ICJ để
giải quyết tranh chấp. Thêm vào đó, trong Biên bản 1990 có nêu rõ: “Khi thời hạn này
kết thúc, các bên có thể đưa vụ việc lên ICJ phù hợp với Công thức Bahrain mà
Qatar đã chấp thuận”. (Cụ thể ở đây là sau thời hạn 05/1991). Như vậy, có thể nói
Bức thư 1987 và Biên bản 1990 đã tạo ra các quyền và nghĩa vụ quốc tế đối với các
bên.
Thứ hai, việc Bahrain cho rằng Toà án Công lý Quốc tế không có thẩm quyền để
giải quyết vụ án và xem các Biên bản 1990 là văn kiện ngoại giao là hoàn toàn không
đúng (Bahrain cho rằng các bên đã ký kết vào Biên bản 1990 nhưng cả hai bên đều
không có ý định tạo ra thỏa thuận ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa hai bên). Nhưng
căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 “Thuật ngữ “điều ước”
dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và
được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất
hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của
nó là gì” thì Biên bản 1990 thỏa mãn đầy đủ điều kiện trở thành điều ước quốc tế.
Đồng thời việc Bahrain đã đồng ý ký kết vào văn bản cũng có nghĩa đã chấp nhận bị
ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ theo Khoản 1 Điều 12 Công ước Viên 1969 “Sự
đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia
đó ký kết”.
Như vậy có thể rút ra kết luận Biên bản 1990 được xem là điều ước quốc tế vì đã
đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên quốc tế: Là
văn bản; Được ký kết giữa các quốc gia; Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên
quan theo luật quốc tế và được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế; Không phụ thuộc vào
tên gọi.
Thứ ba, ICJ có thẩm quyền xem xét và giải quyết các “tranh chấp về thẩm quyền
của Toà”. Việc chấp thuận thẩm quyền xét xử của ICJ có thể được thực hiện theo
những cách thức sau đây:
Chấp thuận thẩm quyền xét xử của ICJ theo thoả thuận của các bên tranh chấp
đối với từng vụ tranh chấp cụ thể. Trong trường hợp này, các quốc gia tranh chấp
thường kí “thoả thuận đặc biệt” hay còn được gọi là “thoả thuận thỉnh cầu” đề nghị
ICJ giải quyết vụ tranh chấp cụ thể.
Chấp thuận thẩm quyền xét xử của ICJ theo tuyên bố đơn phương của các quốc
gia. Hành vi này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Theo Quy chế của
ICJ, quốc gia có thể đơn phương tuyên bố chấp thuận thẩm quyền xét xử của ICJ hoặc
rút lại tuyên bố này hoặc tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ vào
bất kì lúc nào.
Từ đó có thể thấy trong vụ tranh chấp của Bahrain với Qatar ICJ hoàn toàn có
thẩm quyền giải quyết. (Cụ thể Bức thư 1987 và Biên bản 1990 có thể xem là “thoả
thuận đặc biệt” hay còn được gọi là “thoả thuận thỉnh cầu” thêm vào đó ngày
08/07/1991, Qatar tiến hành các thủ tục để đưa vụ kiện lên ICJ điều này chứng tỏ rằng
Qatar đơn phương chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ đối với vụ việc).
2.4. Bài học kinh nghiệm
Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông hiện nay
đó là chủ quyền đất đai trên nhiều đảo và đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
hai là lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển
Đông gồm có chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và trong
thềm lục địa. Trong đó, tranh chấp về chủ quyền trên lãnh thổ ngoài biển, như tranh
chấp chủ quyền một hòn đảo thì không nằm trong phạm vi giải quyết tranh chấp của
Công ước Luật biển năm 1982. Vì vậy, trong tranh chấp về chủ quyền các đảo, quần
đảo tại Biển Đông chỉ có thiết chế tài phán ICJ mới có thể xét xử vấn đề này. Tuy
nhiên, việc chấp nhận thẩm quyền của ICJ đòi hỏi thiện chí của các bên tranh chấp.
Trong tình hình hiện nay, với khả năng lớn là Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc
đưa tranh chấp giữa các bên ra ICJ, Việt Nam có thể xin ý kiến tư vấn của Tòa án cho
vấn đề này. Theo Điều 65 Chương IV Quy chế ICJ thì “Tòa có thể cho ý kiến tư vấn
về bất cứ vấn đề pháp lý nào của bất cứ ai có quyền xin, theo Hiến chương Liên Hợp
Quốc”. Vì vậy, Việt Nam có thể xin ý kiến tư vấn của ICJ về tranh chấp chủ quyền
trên đảo với Trung Quốc.
Ngoài ra cần có sự nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về chính trị, địa lý, địa chất,
kinh tế, quốc phòng, ngoại giao để có hệ thống giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Đồng thời, cần có
những hành động thực thi chủ quyền một cách thường xuyên, liên tục trong thời điểm
hiện tại.
Đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc: Việt Nam có thể kiện
Trung Quốc về việc cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước luật biển năm 1982.
Bởi theo quy định của Liên hợp quốc, việc có thành viên giải thích và áp dụng sai
Công ước luật biển mà các bên liên quan không thể đi đến thống nhất sau khi đàm
phán thì có quyền đơn phương kiện lên cơ quan tài phán quốc tế. Việc giải thích và
áp dụng sai này được thể hiện ở đường biên giới “lưỡi bò” chiếm 85% diện tích Biển
Đông mà Trung Quốc đơn phương vô lý đưa ra. Bắc Kinh liên tục có những động
thái để hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ này.
Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện các hành động về mặt hành chính như
đưa các tàu thuyền Hải giám, Ngư chính hay Hải quân tuần tiễu cà thực hiện các hoạt
động trong phạm vi của đường “lưỡi bò”. Gần đây nhất là việc tỉnh Hải Nam đưa ra
quy định bắt buộc các tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi đi vào vùng biển này phải
xin phép, chịu các quy định của họ nếu không sẽ bị bắt, bị phạt, tịch thu phương tiện,
sản phẩm. Qua đó có thể thấy được nỗ lực hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ
của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà phân tích, các chính khách quốc tế đều lên
tiếng phê phán quan điểm này. Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung
Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp
Quốc.
Đối với vụ giàn khoan HD 981, Việt Nam có thể thưa kiện Trung Quốc ra Tòa
với các vấn đề sau: “Tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cùng tàu hộ
tống vào khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi
phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”. Tuyên bố việc Trung Quốc
dùng tàu của mình ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam thực hiện quyền kiểm
tra, khá xét giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi
vi phạm quyền tài phán của Việt Nam.
Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng an toàn 3 hải lý và cấm các loại tàu bè
đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD 981 và đâm vào các
tàu chấp pháp của Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công... là vi phạm quyền tự do hàng
hải, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực của Việt Nam và các
nước trên thế giới, theo đó vùng an toàn tối đa cho một thiết bị và công trình trên biển
chỉ là 500m.
Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng nước quần đảo hoặc vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa cho các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không phù hợp.
Tóm lại, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện pháp giải quyết tranh chấp
bằng tài phán để đưa giải pháp hiệu quả bên cạnh đó, việc phối hợp với biện pháp
ngoại giao nên được ưu tiên áp dụng. Biển Đông nổi sóng hay yên bình đang là một
vấn đề được tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới quan tâm. Chuỗi những diễn
biến trong tranh chấp trên biển Đông đã đưa vấn vượt ra ngoài phạm vi khu vực. Vì
vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp pháp lý, Việt Nam cần kết hợp với chính
sách ngoại giao cương quyết nhưng không kém phần mềm dẻo, linh hoạt, phân biệt và
tranh thủ sự ủng hộ của các chủ thể cũng như dư luận quốc tế để không chỉ ngăn ngừa
căng thẳng leo thang đến “bên miệng hó chiến tranh”, mà còn nhanh chóng đạt được
một kết quả chính đáng, phù hợp với căn cứ lịch sử và pháp luật quốc tế.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like