You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ CÁC GIAO DỊCH KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI
“Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bên mua áp dụng
chế tài huỷ hợp đồng khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Phân tích một án lệ điển hình để minh họa”

NHÓM : 06
LỚP : 4529

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

NỘI DUNG ...................................................................................................... 1

I. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BÊN MUA ÁP DỤNG CHẾ TÀI HUỶ
HỢP ĐỒNG KHI BÊN BÁN KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG .................. 1

II. PHÂN TÍCH MỘT ÁN LỆ ĐIỂN HÌNH .............................................................. 2


1. Tóm tắt vụ tranh chấp ........................................................................... 2
1.1. Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp .................. 2
1.2. Sự kiện pháp lý .............................................................................. 2
1.3. Vấn đề pháp lý ............................................................................... 3
1.4. Luật áp dụng .................................................................................. 3
2. Tóm tắt lập luận của các bên ................................................................ 3
2.1. Tóm tắt lập luận của Nguyên đơn (Diversitel Communications Inc.)
............................................................................................................... 3
2.2. Tóm tắt lập luận của Bị đơn (Glacier Bay Inc.) ............................. 6
2.3. Tóm tắt lập luận của Cơ quan tài phán .......................................... 7
3. Đánh giá, bình luận của nhóm .............................................................. 9
3.1. Đánh giá, bình luận của nhóm về phán quyết của Toà .................. 9
3.2. Đánh giá, bình luận của nhóm về án lệ ........................................ 10

KẾT LUẬN .................................................................................................... 10


1

MỞ ĐẦU
Phương tiện pháp lý cơ bản để các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động
mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế và các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hang hoá quốc tế,
đặc biệt là CISG. Vấn đề hủy hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng
được quy định tại CISG. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin được phân
tích về quy định của CISG về việc bên mua áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi
bên bán không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cùng với một án lệ để minh họa.

NỘI DUNG
I. Khái quát quy định của CISG về việc bên mua áp dụng chế tài
huỷ hợp đồng khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
CISG ghi nhận hủy bỏ hợp đồng như một quyền đương nhiên mà các
bên có thể có khi xảy ra vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Hủy bỏ hợp đồng nghĩa là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng kể từ thời
điểm giao kết, giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 49.1 CISG, bên mua có quyền tuyên bố hủy bỏ
hợp đồng trong các trường hợp sau đây: (i) Nếu hành vi vi phạm của bên bán,
theo quy định trong hợp đồng hoặc các quy định trong Công ước này, cấu thành
vi phạm cơ bản; (ii) Trong trường hợp không giao hàng, nếu bên bán không
giao hàng trong thời hạn được gia hạn theo quy định tại Điều 47.1 hoặc nếu
bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn đó.
Có thể thấy, vi phạm cơ bản là một trong các trường hợp để một bên có
thể hủy bỏ hợp đồng. Theo Điều 25 CISG, “Một sự vi phạm hợp đồng do một
bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà
người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ
đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó
2

và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở
vào hoàn cảnh tương tự”.
Đi kèm với việc vi phạm và huỷ hợp đồng, CISG cũng quy định rõ về
mức độ bồi thường một bên có thể đòi khi bị vi phạm hoặc huỷ hợp đồng tại
Điều 74 CISG như sau “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm
hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia
đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại
này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu
hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có
thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc
đáng lẽ phải biết.”

II. Phân tích một án lệ điển hình


Án lệ được chọn ở đây là Án lệ số 03-CV-23776 SR về tranh chấp giữa
Diversitel Communications Inc. (Canada) và Glacier Bay Inc. (Hoa Kỳ).
1. Tóm tắt vụ tranh chấp
1.1. Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp
1.1.1. Các bên tham gia tranh chấp
Nguyên đơn: Diversitel Communications Inc. (Canada), là một công ty
với trụ sở chính tại Ottawa. Diversitel Communications Inc. thực hiện kinh
doanh trong nghiên cứu và phát triển vệ tinh và mặt đất, thông tin liên lạc và
các thiết bị liên quan.
Bị đơn: Glacier Bay Inc. (Hoa Kỳ), là một công ty với trụ sở chính ở
Oakland, California.
1.1.2. Bên giải quyết tranh chấp
Tòa án Công lý tối cao bang Ontario.
1.2. Sự kiện pháp lý
3

Ngày 26 tháng 8 năm 2002, Nguyên đơn giao kết hợp đồng với Bị đơn
về việc cung cấp tấm cách nhiệt chân không. Nguyên đơn yêu cầu giao vật liệu
cách nhiệt để đáp ứng các điều khoản của hợp đồng đã có từ trước để sản xuất,
giao hàng và lắp đặt sáu nguồn điện đặc biệt hệ thống cung cấp cho Bộ Quốc
phòng Canada (DND) ở Cao Bắc Cực vào ngày 30 tháng 7 năm 2003.
Nguyên đơn đã đưa ra một lịch trình cụ thể về việc giao vật liệu cách
nhiệt. Nguyên đơn đã trả trước cho Bị đơn $40.000 USD khi đặt hàng vào ngày
26 tháng 8 năm 2002. Bị đơn thừa nhận đã vi phạm các điều khoản của hợp
đồng do không giao hàng đúng hạn, do các vấn đề mà Bị đơn gặp phải với nhà
cung cấp chính. Nguyên đơn cuối cùng đã tuyên huỷ hợp đồng vào ngày 1 tháng
11 năm 2002, và yêu cầu trả lại $40.000 USD. Khi phản tố, Bị đơn cho rằng
Nguyên đơn đã chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường mà không có sự biện
minh thích hợp.
1.3. Vấn đề pháp lý
Như vậy vấn đề pháp lý đặt ra trong ở đây là: Theo quy định của CISG,
liệu người mua - Cty Diversitel Communications Inc. (Canada) có quyền hủy
hợp đồng khi người bán - công ty Glacier Bay Inc. (Mỹ) không thể giao hàng
trong thời hạn được quy định trong hợp đồng hay không?
1.4. Luật áp dụng
Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Vienna năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa (CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì
Canada và Mỹ đều là thành viên của Công ước này.

2. Tóm tắt lập luận của các bên


2.1. Tóm tắt lập luận của Nguyên đơn (Diversitel Communications
Inc.)
2.1.1. Về yêu cầu huỷ hợp đồng
4

Khi Nguyên đơn giao kết hợp đồng mua tấm cách nhiệt chân không với
Bị đơn, Nguyên đơn có trao đổi và Bị đơn cũng hiểu rõ yêu cầu gấp rút đối với
thời gian sản xuất, giao hàng và lắp đặt do hợp đồng được ký kết giữa Nguyên
đơn và Bộ Quốc phòng Canada cũng như việc mùa hè ở Bắc cực rất ngắn.
Vào Thứ Hai, ngày 7 tháng 10 năm 2002, sau khi nhận được email của
Bị đơn thông báo về việc giao hàng chậm, Nguyên đơn đã gửi email cho Bị
đơn yêu cầu thêm chi tiết về lý do chậm giao hàng. Phản hồi từ Bị đơn cùng
ngày hôm đó là Nanopore (nhà cung cấp chính) chưa giao bất kỳ vật liệu nào.
Sau đó, Nguyên đơn tiếp tục gửi email cho Bị đơn với nội dung đề cập rằng sự
chậm trễ của Bị đơn cũng như Nanopore đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng
cho tất cả các bên. Theo đó, với việc Bị đơn và Nanopore không thể đưa ra lời
giải thích thoả đáng thông qua trao đổi giữa các bên, Nguyên đơn cho rằng lô
hàng sẽ còn chậm trễ hơn nữa so với lịch trình mà hai bên đã thỏa thuận.
Nguyên đơn cũng đề cập rằng việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình là bắt buộc
đối với tất cả các công việc ở vùng Bắc Cực cũng như hợp đồng giữa Nguyên
đơn và DND. Vì vậy, việc chậm giao hàng này là không thể chấp nhận được
đối với Nguyên đơn và DND.
Do đó, Nguyên đơn thông báo rằng họ sẽ phải sử dụng các biện pháp
thay thế để xây dựng tấm cách nhiệt chân không và phải chấm dứt hợp đồng
với Bị đơn. Nguyên đơn đã kết thúc việc thỏa thuận vào ngày 1 tháng 11 năm
2002 và yêu cầu Bị đơn hoàn trả lại số tiền $40.000 USD mà Nguyên đơn đã
ứng trước cho Bị đơn vào ngày 26 tháng 8 năm 2002.
Nguyên đơn đã lập luận để chứng minh việc giao hàng chậm của Bị đơn
là “vi phạm cơ bản” của hợp đồng. Nguyên đơn đã viện dẫn vào Điều 25 CISG
cũng như đệ trình một gói án lệ của UNCITRAL phản ánh cách một số Tòa án
Châu Âu đã lập luận việc giao hàng muộn theo Điều 33 CISG về nghĩa vụ giao
hàng đúng thời điểm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng, và vì vậy
người mua có quyền huỷ hợp đồng theo Điều 49 CISG.
5

Đặc biệt, Nguyên đơn đã phản bác khi Bị đơn dẫn chiếu đến án lệ Sail
Labrador Ltd. v Challenge One (The), supra để cho rằng thời gian không phải
là ưu tiên chính của hợp đồng và vì vậy, việc giao hàng chậm không thể coi là
vi phạm cơ bản. Nguyên đơn cho rằng hoàn cảnh, sự kiện của hai vụ tranh chấp
là hoàn toàn khác nhau. Ngay từ đầu, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn tuân thủ
lịch trình giao hàng trong thời gian thích hợp để nguyên đơn có thể yên tâm
đáp ứng các điều khoản trong hợp đồng của mình với Bộ Quốc phòng Canada.
Do vậy, Nguyên đơn cho rằng, trong trường hợp này, vấn đề thời gian được coi
là ưu tiên trong hợp đồng.
Thêm vào đó, Nguyên đơn chỉ ra rằng Bị đơn đã thừa nhận Nguyên đơn
không có liên hệ với các nhà cung cấp khác cho đến sau ngày 25 tháng 10 năm
2002 và cho rằng Bị đơn đã hoàn toàn bịa đặt khi cho rằng giá cả là yếu tố dẫn
đến việc nguyên đơn quyết định chấm dứt hợp đồng. Nguyên đơn lập luận thêm
rằng, ngay cả khi có mức giá tốt hơn từ bên khác (Wacker Ceramics), thì đây
là việc xảy ra sau khi Bị đơn đã vi phạm hợp đồng với Nguyên đơn vì không
đảm bảo đúng thời hạn giao hàng như đã thỏa thuận. Do đó, Nguyên đơn buộc
phải sử dụng các biện pháp thay thế và kịp thời để bảo đảm hợp đồng giữa
Nguyên đơn với DND.
2.1.2. Về yêu cầu hoàn trả tiền
Đáp lại lập luận của Bị đơn rằng số tiền $40.000 USD mà Bị đơn yêu
cầu Nguyên đơn không chỉ cho vật liệu cách nhiệt mà còn cho các chi phí khác.
Theo đoạn 23 của bản khai, Nguyên đơn nêu rằng trước đó đã ký hợp đồng với
bị đơn để mua các tấm cách nhiệt chân không cho một buồng thử nghiệm nhỏ
và hợp đồng trước đó đã hoàn tất trước tháng 8/2002. Yêu cầu trả lại số tiền
$40.000 USD hoàn toàn phát sinh từ các giao dịch sau khi Nguyên đơn gửi yêu
cầu báo giá cho Bị đơn vào tháng 8 năm 2002. Do đó, Nguyên đơn cho rằng
các chi phí mà Bị đơn có thể đã phát sinh trước tháng 8 năm 2002 là không liên
quan và yêu cầu hoàn lại số tiền Nguyên đơn đã trả trước.
6

2.2. Tóm tắt lập luận của Bị đơn (Glacier Bay Inc.)
2.2.1. Về yêu cầu huỷ hợp đồng
Bị đơn thừa nhận đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng do không
giao hàng đúng hạn, do các vấn đề mà Bị đơn gặp phải với nhà cung cấp chính.
Tuy nhiên, trong lập luận của mình, Bị đơn cho rằng rằng Nguyên đơn đã chấm
dứt hợp đồng mà không có sự giải thích rõ ràng về vi phạm cơ bản, đồng thời
cũng đưa ra phản đối đối với thiệt hại do vi phạm hợp đồng và thiệt hại về lợi
nhuận mà phía Nguyên đơn đưa ra.
Đầu tiên, Bị đơn cho rằng việc mình vi phạm hợp đồng về thời gian
giao hang là do ảnh hưởng của bên thứ ba là nhà cung cấp chính. Vào thứ Sáu,
ngày 4 tháng 10 năm 2002, Bị đơn đã gửi email cho Nguyên đơn thông báo sẽ
có một sự chậm trễ có thể một tháng đối với lô hàng đầu tiên. Bị đơn thông báo
rằng nhà cung cấp chính, Nanopore, đã gặp nhiều vấn đề và tạo ra sự chậm trễ.
Bị đơn cũng nêu rằng việc hỏng thiết bị sản xuất của Nanopore là không thể
đoán trước được. Đặc biệt, với tình hình hiện tại của Nanopore, chỉ việc sản
xuất vật liệu lắp tấm cách nhiệt chân không cơ bản cũng là không thể, chưa nói
đến việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như trong hợp đồng của Nguyên
đơn và Bộ Quốc phòng Canada.
Thêm vào, đó, để củng cố luận điểm của mình về việc thời gian không
phải là yếu tố tối ưu của hợp đồng, Bị đơn đã viện dẫn án lệ Sail Labrador Ltd.
v Challenge One (The), supra để lập luận rằng thông thường, thời gian chỉ được
coi là yếu tố tối ưu của hợp đồng khi các bên đã nêu rõ việc thời gian phải được
coi là yếu tố tối ưu trong hợp đồng hoặc khi hoàn cảnh đòi hỏi một giả định
như vậy, Tuy nhiên, không điều kiện nào trong hai điều kiện này tương ứng với
sự kiện hiện tại. Do đó, vi phạm liên quan đến yếu tố thời gian không phải là
vi phạm cơ bản của hợp đồng.
2.2.2. Về yêu cầu hoàn trả tiền
7

Theo Bị đơn, $40,000 USD mà Nguyên đơn thanh toán ban đầu không
chỉ cho vật liệu cách nhiệt từ nhà cung cấp chính, mà còn cho các chi phí khác,
bao gồm thiết kế, thiết bị đặc biệt, vật tư, lao động và các dịch vụ bên ngoài...
Ngoài ra, Bị đơn tìm đưa ra thông tin rằng trong một email được gửi vào ngày
26 tháng 8 năm 2002, Bị đơn đã thông báo cho Nguyên đơn rằng phần lớn chi
phí của họ sẽ không đi theo lịch trình sản xuất do nguyên đơn đề xuất. Điều
này là do vật liệu Nguyên đơn yêu cầu chiếm hơn 50% tổng giá bán và phải
được mua trước một lô để được giảm giá theo khối lượng. Đặc biệt, theo đoạn
11 của bản khai của Nguyên đơn, Nguyên đơn đã nêu rằng việc Bị đơn cần mua
những vật liệu trước khi tiến hành sản xuất đã thuyết phục Nguyên đơn trả trước
$40,000 USD. Từ đó, Bị đơn cho rằng Nguyên đơn đã hoàn toàn nhận thức
được việc tiền sẽ không chỉ được dùng để mua sản phẩm từ các nhà cung cấp.
Bị đơn Glacier Bay ban đầu đưa ra các bằng chứng là các tài liệu liên
quan đến hợp đồng của nguyên đơn với DND và tất cả các tài liệu liên quan
đến các cuộc đàm phán của nguyên đơn với bên thứ ba, bao gồm: hợp đồng,
đơn đặt hàng, hóa đơn, vận đơn và các tài liệu liên quan khác giữa nguyên đơn
và nhà cung cấp, Wacker Ceramics, được nguyên đơn lựa chọn để thay thế sản
phẩm của bị đơn. Bị đơn cho rằng nguyên đơn có thể đã nhận được giá tốt hơn
từ Wacker, từ đó dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng của nguyên đơn.
Tuy nhiên, sau đó, Bị đơn đã trao đổi và biết được giao kết của Nguyên
đơn và Wacker Ceramics được thực hiện vào ngày 25 tháng 10, sau khi Nguyên
đơn đã thông báo Bị đơn về ý định huỷ hợp đồng của mình.
Bên cạnh đó, phía Bị đơn cho rằng, không có bất kỳ bằng chứng nào về
thời điểm Wacker Ceramics thực sự giao vật liệu cho Nguyên đơn, cũng như
ngày Nguyên đơn sản xuất và giao sản phẩm cuối cùng cho DND. Vì vậy, sẽ
khó có thể kết luận xem liệu thời gian có phải là yếu tố dẫn tới vi phạm cơ bản
hợp đồng hay không.
2.3. Tóm tắt lập luận của Cơ quan tài phán
8

2.3.1. Về yêu cầu huỷ hợp đồng của Nguyên đơn

Điều 33 CISG quy định về thời điểm người bán có nghĩa vụ giao hàng:
“a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác
định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.
b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn
định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu
vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao
hàng mà người mua ấn định là ngày nào.”
Như vậy, dựa trên những lập luận được đưa ra bởi Nguyên đơn và sự
thừa nhận của Bị đơn, căn cứ Điều 33 CISG, Tòa kết luận trong trường hợp
này Bị đơn đã không giao hàng đúng hạn theo hợp đồng.
Tuy nhiên, để xem xét vi phạm này có phải là vi phạm cơ bản để dẫn
tới việc huỷ hợp đồng hay không, Tòa đã căn cứ vào Điều 25 CISG.
Tòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng và đây là
yếu tố vô cùng quan trọng đối với Người mua. Lý do là vì thiết bị do Người
bán cung cấp sẽ phải được lắp đặt trong một khoảng thời gian ngắn tại Bắc Cực.
Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu Người bán giao hàng chậm, Người mua sẽ
không lắp đặt được thiết bị theo thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Canada và như
vậy, Người mua sẽ không đạt được mục đích của mình khi giao kết hợp đồng
với Người bán. Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên thực tế, Người
bán đã biết rằng những thiết bị do người bán cung cấp sẽ được lắp đặt tại Bắc
Cực tuân theo những thỏa thuận có trước giữa Người mua với Bộ quốc phòng
Canada. Do vậy, Người bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Với lập luận nói trên, Tòa tuyên bố Nguyên đơn có quyền hủy hợp đồng
căn cứ theo Khoản 1 Điều 49 CISG:
“Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
9

a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát
sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm cơ bản đến hợp
đồng.”
2.3.2. Về yêu cầu bồi thường $40,000 USD của Nguyên đơn
Căn cứ theo Điều 74 CISG, Bị đơn sẽ phải trả khoản tiền bồi thường
thiệt hại, khoản tiền này sẽ bao gồm tổn thất và khoản lãi bị bỏ lỡ mà bên
Nguyên đơn đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Trong vụ việc
này, Nguyên đơn chỉ đòi lại $40,000 USD mà họ đã chuyển trước đó cho bên
Bị đơn, không bao gồm khoản lãi bị bỏ lỡ vì vậy, theo Tòa, yêu cầu đòi bồi
thường của Nguyên đơn là hợp lệ. Toà thậm chí yêu cầu Bị đơn phải trả khoản
tiền $400,000 USD và khoản lãi bị bỏ lỡ từ 26 tháng 08 năm 2002.

3. Đánh giá, bình luận của nhóm


3.1. Đánh giá, bình luận của nhóm về phán quyết của Toà
Phán quyết của Toà về việc người mua có quyền hủy hợp đồng (theo
điều 49, khoản 1- CISG), đòi lại số tiền đã thanh toán cho người bán là hoàn
toàn có cơ sở. Về việc phía bị đơn đã gửi e-mail thông báo về sự chậm trễ,
nhóm chúng tôi cho rằng việc thông báo đã đúng với thủ tục, tuy nhiên sự cố
đối với Nanopore không phải là yếu tố “không tiên liệu được nếu họ cũng ở
trong hoàn cảnh tương tự” để không bị coi là vi phạm cơ bản như được quy
định tại Điều 25 CISG. Việc các thiết bị máy móc sản xuất luôn phải trong tính
toán của các bên tham gia sản xuất là yếu tố then chốt để có thể đảm bảo được
tiến độ giao hàng, một trong những nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất trong
hợp đồng mua bán hàng hoá. Bên cạnh đó, theo hợp đồng, các thiết bị sẽ được
lắp đặt tại một vùng đặc thù như Bắc Cực và vì vậy thời gian là yếu tố tối quan
trọng khiến bên bán phải theo dõi chặt chẽ, liên tục quy trình sản xuất đảm bảo
chất lượng sản phẩm cũng như đúng tiến độ. Điều này đã được bên mua nhấn
mạnh và bên bán cũng nhận thức rõ khi giao kết hợp đồng. Như vậy, phán quyết
10

của Toà án về việc đánh giá chậm thời gian giao hàng cấu thành nên vi phạm
cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng là hoàn toàn hợp lý.
3.2. Đánh giá, bình luận của nhóm về án lệ
Đây là một án lệ đáng nghiên cứu bởi án lệ này là sự nhận thức chặt chẽ
hơn các nguyên tắc của CISG về “vi phạm cơ bản” và các yếu tố có thể liên
quan đến việc huỷ hợp đồng trong hệ thống Toà án Canada. Yếu tố “thời hạn
giao hàng” chưa có những quy định chặt chẽ trong CISG, do đó các bên có
nghĩa vụ phải chứng minh yếu tố “chậm thời gian giao hàng” trong vụ việc đáp
ứng hoàn toàn các tiêu chí của CISG về “vi phạm cơ bản”. Thông thường, trong
mua bán hàng hóa quốc tế, việc người bán chậm giao hàng thường không cấu
thành vi phạm cơ bản, nếu sau đó, hàng hóa vẫn có thể được người mua sử
dụng cho mục đích của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thời hạn giao
hàng là ưu tiên của hợp đồng khi Glacier Bay đã không thực hiện được việc
giao hàng đúng thời hạn để Diversitel có thể thực hiện việc lắp đặt theo đúng
yêu cầu của Bộ Quốc phòng Canada. Từ đó, thời hạn giao hàng là vi phạm cơ
bản và Nguyên đơn được huỷ hợp đồng.

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc bên mua áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên bán không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là một trường hợp khá phổ biến trong các trường
hợp hủy hợp đồng. Cùng với án lệ trên, nhóm chúng em đã phần nào làm rõ
quy định của CISG về việc bên mua áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên bán
không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, đặc biệt là trong quá trình chứng minh “vi
phạm cơ bản” để huỷ hợp đồng.
11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

2. Diversitel Communications Inc. v. Glacier Bay Inc., 2003 CanLII


49351 (ON S.C.)

http://www.uncitral.org/docs/clout/CAN/CAN_260404_FT.pdf

3. Diversitel Communications Inc. v. Glacier Bay Inc., 2003, Unilex

http://www.unilex.info/cisg/case/1189?fbclid=IwAR1lIL02d9nCd_Yr
gFBH4gTDTxtbGvW_7wK88BxcGjBXjDtoupFERnDmhRE

4. Nguyễn Minh Hằng. 2009, Hủy bỏ hợp đồng do chậm giao hàng,
Thông tin Pháp luật Dân sự

https://phapluatdansu.edu.vn/2010/03/22/20/16/4638/amp/
12

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhóm: 06

Lớp: 4529

Đánh giá mức độ tham gia của thành viên nhóm:

Mức độ hoàn thành


Kết luận
STT Họ và tên Không Trung
Tốt xếp loại
tốt bình

1 Phạm Thị Hiền - 452950 X A

2 Bùi Lê Gia Phong – 452951 X A

3 Đường Văn Chính – 452952 X A

4 Đinh Quốc Anh – 452953 X A

5 Nguyễn Mai Anh – 452955 X A

6 Nguyễn Thu Thảo Vy – 452956 X A

7 Nguyễn Ngọc Minh Châu – 452957 X A

8 Dương Hoài Nam Phương – 452958 X A

9 Vũ Hải Khánh – 452959 X A

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2022

Nhóm trưởng

Dương Hoài Nam Phương


13

You might also like