You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG

LỚP DS46A2

BUỔI THẢO LUẬN SỐ 2: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

NHÓM 2

Họ và tên MSSV
1. Đỗ Bùi Huy Hoàng 2153801012085
2. Trượng Chi Khảo 2153801012100
3. Hán Hoàng Lam 2153801012106
4. Lại Duy Lộc 2153801012122
5. Nguyễn Cát Lượng 2153801012124
6. Kiều Nữ Xuân Mai 2153801012126
7. Nguyễn Dương Phương Mai 2153801012127
8. Lương Nguyễn Tiến Mạnh 2153801012128
9. Võ Thị Mỹ 2153801012135
MỤC LỤC
1. CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG. ................................................................................ 1
1.1 Tình huống: ......................................................................................................................................... 1
1.2 Trả lời: ................................................................................................................................................ 1
1.2.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên? ............................. 1
2. SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ...................................................... 2
2.1 Tóm tắt bản án: ................................................................................................................................... 2
2.1.1 Tình huống: .................................................................................................................................. 2
2.1.2 Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/04/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. ...... 2
2.2 Trả lời: ................................................................................................................................................ 3
2.2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 3
2.2.2 Quy định về vai trò im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài?
.............................................................................................................................................................. 4
2.2.3 Việc Tòa án áp dụng án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình
huống trên có thuyết phục không? Vì sao? ........................................................................................... 4
3. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC .................................................. 5
3.1 Tóm tắt bản án số 609/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí
Minh. ......................................................................................................................................................... 5
3.2 Trả lời: ................................................................................................................................................ 5
3.2.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 về
chủ thể đang được nghiên cứu. ............................................................................................................. 5
3.2.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được
được xác định như thế nào? Vì sao? ..................................................................................................... 7
3.2.3 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng
không thể thực hiện được? .................................................................................................................... 8
3.2.4 Trong vụ án trên, Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có
thuyết phục không? Vì sao? .................................................................................................................. 8
4. XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN ............................................. 8
4.1 Tóm tắt bản án: ................................................................................................................................... 8
4.1.1 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương. .................................................................................................................................................. 8
4.1.2 Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. .. 9
4.2 Trả lời: ................................................................................................................................................ 9
4.2.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?.................................................................................. 9
4.2.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập
giao dịch có giả tạo với mục đích gì? ................................................................................................. 10
4.2.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. ..................... 10
4.2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu.
............................................................................................................................................................ 10
4.2.5 Vì sao tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? .......................................................................................... 11
4.2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)? ..... 11
4.2.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
............................................................................................................................................................ 12
1. CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG.
1.1 Tình huống:
Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị giao
kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và có chữ
ký của cả 3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020, D đã gửi cho A và B chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng của D).

Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh
chấp) và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được thực hiện
trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D
là đề nghị giao kết mới.

1.2 Trả lời:


1.2.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên?
(1) Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của
Điều 400 BLDS 2015.

Theo khoản 1 điều 400 BLDS 2015: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được chấp nhận giao kết”.

Trong tình huống trên, A, B, C là bên đề nghị, D là bên được đề nghị. Mặc dù, D đã gửi
cho A và B chấp nhận đề nghị của mình, nhưng không cho biết là A và B có nhận được
chấp nhận giao kết hợp đồng của D hay không, đồng thời D không chứng minh được đã
gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp
nhận đề nghị giao kết của D). Cho nên, theo căn cứ được viện dẫn bên trên thì hợp đồng
chưa được giao kết.

Hướng giải quyết của Tòa hợp lý.

(2) Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394
BLDS 2015.

Khoản 1 điều 394 BLDS 2015: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả
lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”.

1
Pháp luật quy định việc trả lời chấp nhận có hiệu lực trong 1 thời hạn hợp lý, nhưng không
quy định rõ “thời hạn hợp lý” là bao lâu. Trong tình huống trên, A, B, C gửi đề nghị giao
kết hợp đồng với D vào tháng 1/2018, nhưng mãi đến tháng 1 và tháng 2 năm 2020, D mới
gửi chấp nhận giao kết hợp đồng, tức là 2 năm.

Thời hạn 2 năm này sẽ được coi là thời hạn hợp lý nếu D gửi chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng mà A, B, C đều đồng thuận với việc chấp nhận đề nghị của D. Hướng giải quyết
không hợp lệ.

Ngược lại, nếu D gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà A, B, C đều không đồng
thuận với việc chấp nhận đề nghị của D thì sẽ coi không trong thời hạn hợp lý. Hướng giải
quyết là hợp lệ.

(3) Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới.

Theo khoản 1 điều 394 BLDS 2015 và căn cứ vào 2 vấn đề trên, nếu chấp nhận chưa được
thực hiện trong thời hạn hợp lý, tức là bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi
đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Nếu chấp nhận được thực hiện trong thời hạn hợp lý, tức là bên đề nghị giao kết hợp đồng
nhận được trả lời trong thời hạn trả lời thì chấp nhận này không được coi là đề nghị giao
kết mới.

2. SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG


2.1 Tóm tắt bản án:
2.1.1 Tình huống:
Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân
khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng,
các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và
ông Bùi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý
của họ và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL.

2.1.2 Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/04/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
Nguyên đơn: bà Tý

2
Năm 1996, vợ chồng bà Tý mua 02 căn nhà cấp 4 của gia đình ông Ngự. Do vợ chồng bà
chưa có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nên chính quyền địa phương không xác nhận việc
mua bán này. Năm 2006, ông Ngự cho rằng ông chỉ bán nhà đất phía trong, còn nhà đất
giáp đường vẫn là nhà đất của gia đình ông. Ông tự ý phá cửa vào ở và xây dựng bức tường
ngăn giữa phần mái hiên của căn nhà cấp 4 giáp mặt đường.

Bị đơn: ông Ngự không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn vì cho rằng diện tích này thuộc
quyền quản lý, sử dụng của gia đình ông (đất không thuộc diện quy hoạch nữa).

Nguyên đơn có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà, đất mà ông Ngự, bà Phấn đã sang nhượng
theo hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất lập ngày 26-4-1996. Đây là tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất. Có cơ sở xác định bà Phấn
biết và đồng ý việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng bà Tý. Cụ thể:

Thứ nhất, ông Ngự, bà Phấn sau khi bán đất đã chia vàng cho các con.

Thứ hai, ông Ngự có viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng
và ông Ngự, bà Phấn đã sử dụng phần đất đã mượn trên thực tế.

Từ những lẽ trên, Tòa án các cấp xác định buộc ông Ngự, bà Phấn trả lại toàn bộ diện tích
nhà, đất giáp đường là có căn cứ. Do đó Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết
định giữ nguyên bản án phúc thẩm.

2.2 Trả lời:


2.2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết
hợp đồng?
• Theo khoản 2, Điều 404 của BLDS 2005: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được
giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”.

→ Như vậy, BLDS 2005 xem im lặng trong giao kết là một sự trả lời chấp nhận giao kết

• Theo khoản 2, Điều 393 của BLDS 2015: “2. Sự im lặng của bên được đề nghị
không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc
theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”.

→ Như vậy, ở BLDS 2015 đã duy trì hướng của quy định trên nhưng cóó sự thay đổi về vị
trí cũng như nội hàm của điều luật, cho rằng im lặng không được coi là chấp nhận giao kết

3
hợp đồng. Im lặng được suy đoán là chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ là một ngoại lệ của
nguyên tắc trên, được áp dụng với điều kiện là hoàn cảnh này phải được các bên tiên liệu
bằng thỏa thuận, hoặc do thói quen đã được các bên xác lập trước đó.

Do đó BLDS 2015 đã quy định cụ thể về vấn đề này nhằm hạn chế những trường hợp phát
sinh tranh chấp từ việc im lặng. Hơn nữa, việc điều chỉnh này giúp mở rộng phạm vi, đối
tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen, tập quán giao kết hợp đồng, mua bán hàng hóa.

2.2.2 Quy định về vai trò im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật
nước ngoài?
Trong quá trình giao kết, đôi lúc một bên nêu quan điểm của mình một cách không rõ ràng
hoặc có thể họ im lặng trong quá trình đó, thế thì theo quan điểm của hệ thống pháp luật
nước ngoài sẽ có cách xử lý như thế nào trong trường hợp đó. Theo Bộ luật dân sự Pháp
sửa đổi năm 2016 có bổ sung quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng tại Điều 1120
rằng: “im lặng không có giá trị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp luật,
tập quán, quan hệ thương mại hay hoàn cảnh đặc biệt suy luận khác”. Điều đó thể hiện rằng
việc im lặng sẽ không là căn cứ để xác định hợp đồng đã được bên được đề nghị chấp nhận
giao kết nhưng nếu các bên có thỏa thuận, tập quán, thói quen,... thì im lặng vẫn có thể
được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

2.2.3 Việc Tòa án áp dụng án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án áp dụng Án lệ 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống
trên là hợp lý và thuyết phục. Bởi cả hai tình huống có sự tương đồng như nhau, theo án lệ
04/2016/AL thì có căn cứ xác định rằng bà Phấn biết việc chuyển nhượng nhà (như ông
Tiến bà Tý sau khi mua đã trả đủ tiền, nhận nhà, sửa lại nhà và đến ở, đồng thời sau khi
bán thì ông Ngự, bà Phấn phân chia vàng cho các con và viết giấy cam kết mượn lại phần
nhà đất đã sang nhượng). Cũng như tình huống trên của án lệ, năm 2001 ông Bùi, bà Chu
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn xây dựng chuồng trại
trên đất đó, mặt khác các bên tiến hành làm các thủ tục để ông Văn được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng gia đình ông Bùi, bà Chu không ai có ý kiến gì thì chứng
tỏ họ đã ngầm đồng ý việc giao kết hợp đồng ấy một cách tự nguyện. Việc các con của ông
Bùi, bà Chu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng
ý của họ là không có căn cứ xác đáng.

4
3. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC
3.1 Tóm tắt bản án số 609/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn: Ông Huỳnh Tấn P

Bị đơn: Ông Nguyễn Tấn L

Nội dung: Bản án sơ thẩm (xét xử ngày 10/6/2020) xác định không đúng người đại diện
theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của HD Bank. Tuy nhiên do quyền và lợi
ích của đương sự vẫn được đảm bảo nên Bản án sơ thẩm không bị hủy. Tháng 4/2018 Bà
Thu H làm hợp đồng chuyển nhượng đất cho ông Nguyễn Văn N mặc dù ông N không biết
đất này đang có tranh chấp, do vậy chuyển nhượng đất giữa bà H và ông N là không ngay
tình. Bên cạnh đó phần đất thửa số 20 tồn tại tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, tuy
nhiên, việc chuyển nhượng giữa bà H và ông N người thứ 3 không được biết và không có
ý kiến. Vì vậy đây là hợp đồng vô hiệu và đơn kháng cáo của ông N không có căn cứ chấp
nhận. Tương tự với hợp đồng thế chấp giữa bà Thu H và HD Bank cũng không phải là
đăng kí thế chấp hợp pháp khi trên thửa đất số 21 đang tồn tại các căn nhà ở và các vật kiến
trúc khác của người thứ ba nhưng HD Bank không phát hiện và khi xác lập hợp đồng thế
chấp cũng không có ý kiến của chủ sở hữu hợp pháp các tài sản trên đất, nên việc thế chấp
không được coi là ngay tình.

3.2 Trả lời:


3.2.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2005 và BLDS
2015 về chủ thể đang được nghiên cứu.

* Điều 411 BLDS 2005: Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được

“1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2…

3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một
hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng
vẫn có giá trị pháp lý.”

5
* Điều 408 BLDS 2015: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

“1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì
hợp đồng này bị vô hiệu.

2...

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp
đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của
hợp đồng vẫn có hiệu lực.”

- Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 thay từ “kí kết” trong khoản 1 Điều 411
BLDS 2005 bằng “giao kết” vì từ kí kết không có tính bao quát, chỉ dùng cho những hợp
đồng văn bản có chữ kí trong khi đó có nhiều hình thức hợp đồng không có chữ kí như hợp
đồng miệng, … Vậy việc BLDS 2015 thay đổi cụm từ “kí kết” thành “giao kết” là chính
xác, khắc phục được khuyết điểm của BLDS 2005

- Thứ hai, khoản 1 Điều 408 của BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “vì lí do khách quan” ở khoản
1 Điều 411 BLDS 2005. Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 quy định trường hợp hợp đồng vô
hiệu do không thể thực hiện được nhưng chỉ khoanh vùng ở trường hợp vì lí do khách
quan”, nhưng trong thực tế vẫn có những những trường hợp hợp đồng bị vô hiệu do không
thực hiện được “vì lí do chủ quan”, do đó việc BLDS 2015 bỏ đi cụm từ vì lí do khách
quan là hợp lí. Lí do khách quan hay chủ quan không ảnh hưởng tới khả năng vô hiệu của
hợp đồng mà chỉ ảnh hưởng tới lỗi lầm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

- Thứ ba, khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp lý” trong khoản 3
Điều 411 BLDS 2005 bằng “hiệu lực”.

+ Ta thấy rằng, hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý.
Nhưng ngược lại, hợp đồng không có hiệu lực pháp lý chưa chắc đã phải là hợp đồng vô
hiệu, mà có thể là hợp đồng chưa được kí kết, đã được kí kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực,
hoặc đã hết hiệu lực. Như vậy, dùng cụm từ “hiệu lực” sẽ tạo sự khái quát, bao quát hơn
so với cụm từ “giá trị pháp lí” vì giá trị pháp lí chỉ mang nghĩa luật định, còn “hiệu lực”
còn có ý nghĩa trong việc thực thi.

6
3.2.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực
hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có
đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.”

Đối tượng của hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành hợp đồng, nếu
đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng đó cũng không thể thực
hiện, do đó BLDS năm 2015 đã xác định một trong những căn cứ để hợp đồng vô hiệu là
khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đối
tượng của hợp đồng không thể thực hiện được: có thể do nguyên nhân khách quan như
thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, … hay nguyên nhân chủ quan do ý chí chủ quan, do lỗi của một
bên.

So với BLDS 2005, BLDS 2015 có 2 điểm mới về quy định này, theo đó:

Điều luật đã thay từ “ký kết” bằng giao kết. Quy định này phù hợp hơn ở chỗ “giao kết”
được hiểu rộng, bao quát cả những hợp đồng được hình thành bằng lời nói, văn bản thường,
còn từ “ký kết” chỉ được áp dụng với những trường hợp giao kết bằng văn bản có chữ ký.

Điều luật đã bỏ đi cụm từ “vì lý do khách quan”. Quy định mới là phù hợp bởi dù là nguyên
nhân chủ quan hay khách quan thì một hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
đều không thể hình thành, lý do chủ quan hay khách quan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm
phát sinh khi hợp đồng vô hiệu chứ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, tránh việc lạm dụng việc giao kết
hợp đồng để trục lợi, khoản 2 Điều 408 quy định trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một
bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng
không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối
tượng không thể thực hiện được.

Ngoài ra, cũng như những trường hợp vô hiệu khác, vô hiệu do đối tượng không thể thực
hiện được cũng có thể là vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Nếu một phần đối tượng của hợp
đồng không thể thực hiện được mà không ảnh hưởng đến những phần khác thì phần đó vô

7
hiệu; nếu toàn bộ đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng đó vô
hiệu toàn bộ.

3.2.3 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu
do đối tượng không thể thực hiện được?
Trong vụ án trên, đoạn của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do
đối tượng không thể thực hiện được là đoạn số [2] trong phần Nhận định của tòa án: “Do
đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do có đối tượng không thể thực
hiện được theo Điều 408 Bộ luật dân sự.”

3.2.4 Trong vụ án trên, Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực
hiện được có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là thuyết phục
bởi vì theo khoản 1 điều 408 thì “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng
không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu”. Bởi vì, vào tháng 4/2018 tòa án đã
có thông báo cho bà Nguyễn Thị Thu H biết thửa đất số 20 đang có tranh chấp, nhưng bà
vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản cho ông Nguyễn Văn N1. Mặt khác, thửa đất số
20 đang tồn tại 01 nhà mồ và 04 ngôi mộ của người thứ ba, nhưng việc chuyển nhượng vẫn
chưa có sự chuyển nhượng của chủ sỡ hữu các kiến trúc vật chất trên đất nên việc tòa án
xác định hợp đồng vô hiệu là hợp lý

4. XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN
4.1 Tóm tắt bản án:
4.1.1 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu Một
tỉnh Bình Dương.
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Diệp Thuý

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh Trang

Bản án: bà Thuý cho bà Trang vay tiền bằng cách thành lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, bà Thuý đặt cọc trước tiền cho bà Trang. Bà Trang hứa sẽ thanh toán
số tiền nợ trong vòng 6 tháng. Đến hạn trả nợ, bà Trang không đồng ý tiếp tục trả nợ cho
bà Thuý, vì lẽ đó, bà Thuý đã kiện bà Trang yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu vì là giao dịch giả tạo, cùng với đó yêu cầu bà Trang
trả lại số nợ đã vay.

8
Quyết định của Toà án: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, vì khi lập
hợp đồng cả nguyên đơn và bị đơn đều biết hợp đồng này che giấu giao dịch vay tài sản.
Do đó, các bên có lỗi ngang nhau trong việc làm hợp đồng vô hiệu, các bên sẽ trao trả cho
nhau những gì đã nhận, bà Trang sẽ phải thanh toán số nợ còn lại cho bà Thuý.

4.1.2 Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
Năm 2009, bà Anh vay bà Thu 03 lần tiền tổng cộng là 3.7 tỷ đồng. Bà Thu đòi nhiều lần
nhưng bà Anh không trả. Cuối năm 2009 vợ chồng bà Anh đề nghị cấn trừ đất ở Bình
Dương cho bà Thu để trừ nợ. Do giá cao nên bà Thu không đồng ý. Bà Anh hứa đến Tết
âm lịch sẽ trả bà Thu 2 tỷ đồng, số còn lại sẽ trả sau Tết âm lịch 1 tháng. Đến ngày
14/02/2010 bà Anh chỉ ới trả 600 triệu. Bên cạnh đó vợ chồng bà Anh cam kết chuyển
nhượng nhà đất để trả nợ cho bà Thu nhưng không thực hiện cam kết mà lại chuyển nhượng
nhà đất đó cho vợ chồng ông Vượng có giá trị thực tế là 5,6 tỷ nhưng hai bên chỉ thỏa thuận
chuyển nhượng với giá 680 triệu đồng.

4.2 Trả lời:


* Đối với vụ việc thứ nhất

4.2.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
Giả tạo trong xác lập giao dịch là việc cố tình tạo ra một giao dịch không có thực nhằm che
giấu một giao dịch có thực, với mục đích trốn tránh quyền hoặc nghĩa vụ do giao dịch có
thực mang lại hay với người thứ ba có liên quan.

CSPL: Điều 124 BLDS 2015:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch
dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật
khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

9
4.2.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các
bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Theo bản án số 06/2017/DS-ST của Toà án nhân dân TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương,
đoạn cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng: “Nguyên đơn và bị đơn thống
nhất ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bị đơn có thiết lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Nội dung giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AP154368, số vào
sổ H53166 do UBND Thị xã (nay là thành phố) Thủ Dầu Một cấp ngày 30/7/2019, tọa lạc
tại phường Chánh Nghĩa, Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, giá chuyển nhượng
2.000.000.000 đồng. Hai bên đều thừa nhận đây là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc
nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100.000.000 đồng”

4.2.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu.
- Từ những tình tiết của vụ việc, Tòa án nhận thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất với giá 200 triệu đồng giữa bà Thúy và bà Trang có sự khác biệt với ý chí đích thực và
hợp đồng trên nhằm che giấu cho giao dịch vay tài sản là số tiền 100 triệu đồng giữa hai
người.

- Theo Điều 124 BLDS 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, Tòa tuyên:

+ Đối với hợp đồng giả tạo (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đương nhiên bị vô hiệu và
bà Trang phải trả lại 95 triệu đồng đã nhận từ bà Thúy khi thực hiện hợp đồng.

+ Đối với hợp đồng bị che giấu, hợp đồng này vẫn có hiệu lực trên thực tế và ràng buộc
buộc các bên, nếu nó tuân thủ các điều kiện luật định. Nếu thiếu một trong các điều kiện
đó, hợp đồng giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực.

4.2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị
che giấu.
Hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che dấu nêu trên là hoàn toàn
hợp lý với quy định của pháp luật, tại Điều 124 BLDS 2015.

“Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân
sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác
có liên quan.

10
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Vì các bên đều đồng tình công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giả tạo
nên không cần thu thập thêm chứng cứ chứng minh đây là hợp đồng giả tạo, do đó, Tòa án
giải quyết theo hướng như vậy là xác đáng. Từ đó, Tòa án xét xử theo Điều 124 BLDS
2015 thì yêu cầu các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng bị che giấu. Và vì bà Trang không
cung cấp được chứng cứ chứng minh đã trả 180.000.000 đồng trong 6 tháng nên yêu cầu
bà Trang phải trả cho bà Thúy 95.000.000 đồng là có căn cứ.

* Đối với vụ việc thứ 2

4.2.5 Vì sao tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà anh với vợ chồng ông Vượng là
giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
- Qua đoạn 2 phần Xét thấy cho thấy căn cứ để tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng
bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh trách nhiệm: “Quá trình giải
quyết vụ án thì vợ chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà Thu 1,3 tỷ đồng, đồng thời vợ
chồng bà Anh cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang tranh chấp) để trả nợ nhưng vợ chồng
bà Anh không thực hiện cam kết với bà Thu lại chuyển nhượng nhà đất trên cho vợ chồng
ông Vượng. Thỏa thuận không phù hợp vì thực tế giá nhà đất gần 5,6 tỷ đồng nhưng hai
bên lại thỏa thuận với giá 680 triệu đồng và thực tế các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục
chuyển nhượng.”

4.2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa
vụ)?
- Theo điều 124 Bộ luật Dân sự 2015: “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vô hiệu còn giao dịch bị che
giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật
này hoặc luật khác có liên quan” có thể thấy giao dịch giả tạo là giao dịch chuyển nhượng
nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng, còn giao dịch bị che giấu là giao
dịch cam kết chuyển nhượng nhà đất của vợ chồng bà Anh và bà Thu. Do đó ta có thể thấy
giao dịch bị che giấu này có hiệu lực nên hướng giải quyết của Tòa án là giao dịch giả tạo
vô hiệu phong tỏa nhà đất của vợ chồng bà Anh, nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh với bà Thu
vẫn còn buộc phải trả nợ cả gốc và lãi là hợp lý.

11
- Nhưng trong thực tiễn cũng nên xem xét kĩ vì nếu bảo vệ người có quyền sẽ ảnh hưởng
đến lợi ích của người thứ ba và ngược lại. Nếu bảo vệ bà Thu (người có quyền) thì ông
Vượng (người thứ ba) cùng với lợi ích bị ảnh hưởng vì đã trả tiền cho vợ chồng bà Anh.
Ngược lại nếu bảo vệ ông Vượng thì người có quyền bị ảnh hưởng vì khả năng chịu trách
nhiệm của người có nghĩa vụ đối với bà Thu sẽ ít đi nên khách quan nhìn nhận sẽ dựa trên
sự ngay tình của người thứ ba để có lý do nghiêng về người thứ ba và ngược lại người thứ
ba biết nhưng vẫn cố ý xác lập giao dịch vô hiệu thì sự bảo vệ hoàn toàn thuộc về bà Thu.

4.2.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh
nghĩa vụ.
- Hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ là
Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đăng kí
ngày 26/08/2010 giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng vô hiệu theo căn cứ pháp
lý khoản 2 Điều 124 BLDS 2015. Tòa án cũng đồng thời tuyên bố phong tỏa nhà đất của
vợ chồng bà Anh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu

12

You might also like