You are on page 1of 3

Áp dụng thẩm quyền GQTC của ITLOS để phân định biển bangladesh

myanmar
1. Thành viên UNCLOS 1982:
- Cả hai quốc gia đều là thành viên của UNCLOS 1982.
2. Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS (Đ287.1)
- Theo đó, các bên tranh chấp về phân định vùng lãnh hải, ĐQKT và TLĐ tại
vịnh Bengal - Đông Nam Ấn ĐỘ Dương, cụ thể là về việc giải thích và áp
dụng Điều 15, 74, 76 và 83 của Công ước
3. Các bên không đạt được biện pháp đã lựa chọn hoặc không có thỏa
thuận về việc áp dụng biện pháp GQTC khác (Đ281, 282)
- Trước khi khởi kiện, hai quốc gia đã tiến hành đàm phán để phân định
biên giới biển từ năm 1974 tuy nhiên không đạt được kết quả cụ thể. Vì
vậy ngày 14/12/2009, Bangladesh và Myanmar thống nhất trao thẩm
quyền cho ITLOS GQTC trên.
4. Đã tiến hành trao đổi quan điểm theo Đ283 về cách thức GQTC
nhưng thất bại
- Như đã đề cập, mặc dù các bên đã tiến hành trao đổi từ năm 1974 tuy
nhiên không thể đi đến quan điểm thống nhất
5. Tranh chấp không thuộc trường hợp bị QGVB loại trừ theo Đ 297
khoản 2a, 3a (các tranh chấp về NCKH biển trong vùng ĐQKT, TLĐ;
về đánh bắt hải sản trong vùng ĐQKT)
- Tranh chấp giữa các bên là về vấn đề phân định biển lãnh hải, ĐQKT và
TLĐ tại vịnh Bengal
6. Tranh chấp không thuộc trường hợp ngoại lệ theo Đ 298.1 (QG không
có tuyên bố v/việc không chấp nhận các cq tài phán quy định trong
Đ287.1 trong việc giải quyết các tranh chấp được quy định tại
(Đ298.1)
- Hai bên không có văn bản nào tuyên bố việc không chấp nhận thẩm quyền
của tòa, ngoài ra hai bên còn đã có sự thống nhất chung trong việc trao
thẩm quyền cho ITLOS GQTC nêu trên
7. Các bên chấp nhận ITLOS giải quyết tranh chấp (Đ287.4)
- Bangladesh đã gửi đơn kiện lên ITLOS, cùng với đó là tuyên bố bằng văn
bản lựa chọn tòa và trao thẩm quyền cho tòa
- Myanmar đã có sự trao đổi và đồng ý trao thẩm quyền cho Tòa GQTC

Điều kiện thẩm quyền của ICJ


GQTC - Các bên trong tranh chấp là quốc gia: VD: đều là thành viên của
LHQ
- Tranh chấp giữa các bên là tranh chấp pháp lý (Đ36.2 Quy chế
Tòa ICJ): do các bên đưa ra và mọi vấn đề được quy định trong
Hiến chương LHQ hoặc trong các điều ước quốc tế hiện hành.
- Các bên chấp nhận thẩm quyền của tòa án (3 phương thức-Đ36)
+Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement)
chấp nhận thẩm quyền của ICJ đối với tranh chấp cụ thể đã phát
sinh. (Đ 36.1)
+Các quốc gia tham vào các điều ước quốc tế có quy định phải
chấp nhận thẩm quyền của tòa (Đ 36.1)
+Các quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào đưa ra tuyên bố
chấp nhận thẩm quyền của Tòa (gồm 73 nước trong đó khu vực
Đông Nam Á có Campuchia, Philippines và Đông Timor). (Đ
36.2)

Đưa ra - Có hai điều kiện để Tòa có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn:
kết luận (i) cơ quan, tổ chức xin ý kiến có quyền xin ý kiến, và
tư vấn (ii) câu hỏi đặt ra cho Tòa phải là câu hỏi pháp lý. Câu hỏi pháp lý
là câu hỏi “được viết bằng các thuật ngữ pháp lý và nêu lên các
vấn đề của luật quốc tế … và về bản chất cần trả lời dựa trên
luật.”
- Các cơ quan khác phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết: (i) được
Đại hội đồng cho phép và (ii) câu hỏi phải nằm trong phạm vi hoạt
động của cơ quan xin ý kiến tư vấn.

Áp dụng - Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa cần
BPKCTT thỏa mãn:
+Tòa có thẩm quyền prima facie (đương nhiên, đầu tiên) với vụ
việc,
+Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để
bảo đảm phải ít nhất có cơ sở (at least plausible),
+Có mối liên hệ (link) giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm
thời cụ thể được yêu cầu áp dụng,
+Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với
quyền của bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice)
+Tình huống có tính khẩn cấp (urgency).
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể giống như bên yêu cầu đề
nghị hoặc là biện pháp mà chính Tòa cho rằng thích hợp. Quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực ràng buộc
đối với các bên.

You might also like