You are on page 1of 12

ĐỀ TÀI SỐ 3

Đề tài: Phân tích và lấy ví dụ về vai trò của bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp
quốc tế.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm về tranh chấp quốc tế.
1.1.1. Định nghĩa
là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể của luật quốc tế có những quan điểm
mâu thuẫn trái ngược nhau và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược
nhau về những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ.
chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên đất liền,
trên các hải đảo, trên biển, trên không…
1.1.2. Phân loại
- Căn cứ vào số lượng tham gia:
+ Tranh chấp đa phương khu vực/toàn cầu
+ Tranh chấp song phương
- Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh quốc tế:
+ Tranh chấp nghiêm trọng đe dọa hòa bình an ninh quốc tế, do Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc điều tra
+ Tranh chấp thông thường
- Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:
+ Tranh chấp chính trị
+ Tranh chấp pháp lý
- Căn cứ vào nội dung:
+ Tranh chấp thương mại
+ Tranh chấp lãnh thổ
- Căn cứ vào quyền năng chủ thể:
+ Tranh chấp giữa các quốc gia
+ Tranh chấp giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế

0
+ Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với nhau…
1.2 Giải quyết tranh chấp quốc tế
1.2.1 Khái niệm
Giải quyết tranh chấp quốc tế là hoạt động mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấp giữa các quốc gia hoặc các bên có quan
hệ quốc tế.
1.2.2 Nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp quốc tế
Giải quyết bằng phương pháp hòa bình, thương lượng; không được sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực; giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối
cùng; các bên tranh chấp phải tự kiềm chế không tiến hành bất cứ hoạt động nào làm
cho tình hình trở nên xấu đi
1.2.3. Thẩm quyền của bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp quốc tế
Trong trường hợp cần giải quyết tranh chấp quốc tế, bên thứ ba có những thẩm
quyền sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: bên thứ ba có quyền giải quyết tranh chấp khi
được sự đồng ý của các bên tranh chấp.
Thẩm quyền quản lý quá trình giải quyết tranh chấp: Tổ chức đàm phán hoặc trực
tiếp tham gia đàm phán cùng các bên tranh chấp.
Thẩm quyền đưa ra sáng kiến, kiến nghị ý kiến của bên trung gian không có giá trị
ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Đưa ra quyết định hoặc phán quyết cuối cùng của việc tranh chấp.
1.2.4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
Thực tiễn cho thấy việc giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước tới nay có các
phương thức giải quyết cơ bản sau đây:
- Giải quyết trực tiếp tranh chấp;
- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế;
- Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán.
1.2.4.1. Giải quyết trực tiếp tranh chấp.
Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
1
Kết quả của đàm phán: có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên.
Ưu điểm: tính trực tiếp; hạn chế được ảnh hưởng từ bên thứ ba vào quan hệ tranh
chấp, là cách nhanh nhất, đỡ tốn kém nhất
Nhược điểm: các quốc gia dễ bị kích động, dễ mất kiểm soát khi quốc gia mình
gặp bất lợi. Dễ đẩy mâu thuẫn lên cao hơn khiến đàm phán không thể giải quyết được
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia
1.2.4.2. Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba.
* Thông qua trung gian và hòa giải.
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như trong hầu hết các văn kiện quốc tế
quan trọng khác có liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế. Biện pháp này có liên
quan đến bên thứ ba (có thể là quốc gia/các cá nhân nổi tiếng có uy tín trên thế giới).
Kết luận giải quyết tranh chấp chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị ràng
buộc các bên; chỉ tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp .
* Thông qua ủy ban điều tra.
Căn cứ: Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như trong nhiều văn kiện
pháp lý quốc tế quan trọng khác.
Vai trò: tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân
hay bối cảnh của tranh chấp.
Các kết quả làm việc của Uỷ ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho
các bên tranh chấp, không có giá trị ràng buộc đối với các bên.
* Thông qua Ủy ban hòa giải.
Căn cứ: Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc
Biện pháp này có tính thể chế nhiều nhất, thể hiện vai trò của bên thứ ba rõ nét
nhất. Nhiệm vụ: xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp, bao gồm cả các
khía cạnh thực tiễn và khía cạnh pháp lý, đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đối với
vụ tranh chấp cho các bên.
Giải pháp mà Uỷ ban kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt buộc đối
với các bên.
1.2.4.3. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế.
* Với Liên hợp quốc, có:
- Đại hội đồng Liên hợp quốc.

2
+ Vai trò: thực hiện các hoạt động và các giải pháp mang tính ngoại giao như “lưu
ý”, “kiến nghị”, không có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp tuân thủ, thi hành.
+ Trên thực tiễn hoạt động, việc thảo luận trước Đại hội đồng không có khả năng
giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ.
- Hội đồng bảo an.
+ Vai trò: Giải quyết tranh chấp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
+Quốc gia thành viên hoặc không thành viên Liên hợp quốc có thể yêu cầu Hội
đồng Bảo an giải quyết tranh chấp.
+Biện pháp giải quyết: Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình; Điều tra tranh chấp/tình thế đe dọa hòa bình; Kiến nghị thủ tục hoặc phương thức
giải quyết thích đáng.
- Vai trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc:
+ Lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc theo ý kiến của Tổng thư ký về các vấn đề
có thể đe dọa duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Đóng vai trò trung gian, hòa giải trong các vụ tranh chấp quốc tế lớn.
* Tổ chức quốc tế khu vực: ASEAN
+ giải quyết các tranh chấp chính trị và kinh tế phát sinh giữa các quốc gia thành
viên.
+ Giải quyết các tranh chấp chính trị giữa một quốc gia thành viên với quốc gia
thứ ba là thành viên của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Bali) 1976
1.2.4.4. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán.
Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan được hình thành trên cơ sở sự thỏa
thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật Quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải
quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể
thực thi, tuân thủ luật Quốc tế.
Tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng là tòa án và trọng tài quốc tế.
* Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ)
Có hai thẩm quyền chính là: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Ngoài ra,
Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

3
áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc
gia, nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa.
Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như
được quy định ở khoản 1-5 của Điều 36 Quy chế Tòa.
Về thẩm quyền cho ý kiến tư vấn:
Cơ sở pháp lý để Tòa ICJ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là Điều 96 Hiến
chương Liên hợp quốc và các quy định tại chương IV, từ Điều 65 đến Điều 68 Quy
chế của Tòa án:
Đại hội đồng và Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc có quyền tự mình yêu cầu ý
kiến tư vấn của tòa án.
Các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên
hợp quốc được yêu cầu ý kiến tư vấn của Tòa nếu có sự cho phép của Đại hội đồng.
* Trọng tài quốc tế.
Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế mà thẩm quyền
được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết
có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Về thẩm quyền của trọng tài quốc tế:
- xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Giá trị pháp lý của thỏa thuận
trọng tài được xem xét giống như khi xem xét giá trị pháp lý của một điều ước quốc tế.
- có thể được các bên yêu cầu giải quyết một tranh chấp chính trị. Trong trường
hợp đó, trọng tài có thể dựa trên nguyên tắc công bằng, để giải quyết tranh chấp.
- Phán quyết của trọng tài quốc tế chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên trong
tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của trọng tài
- Việc một quốc gia không thực hiện phán quyết có hiệu lực của trọng tài được coi
là hành vi vi phạm một nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
1.3. Phân tích những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng bên thứ ba trong giải
quyết tranh chấp quốc tế.
* Đối với biện pháp trung gian, hòa giải:
- Ưu điểm:
+ Tính trung lập, khách quan
+ hiệu quả, tiết kiệm chi phí và không phương hại đến nội bộ của các quốc gia
tranh chấp. Góp phần giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế, con người.
4
+ Phù hợp khi tranh chấp bế tắc.
- Hạn chế:
+ sự thành công phụ thuộc vào thiện chí của hai bên tranh chấp
+ giá trị của phán quyết hòa giải chỉ mang tính chất tham khảo
* Đối với việc thông qua Ủy ban điều tra:
- Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện cho các bên tranh chấp xác nhận lại một sự kiện/ hành động dẫn
đến bất đồng
- Hạn chế:
+ Báo cáo của Ủy ban điều tra chỉ xác nhận khách quan những tình hình, sự kiện
đã xảy ra, không có tính chất như quyết định
+ Hoạt động của Ủy ban điều tra đôi khi vượt quá nhiệm vụ
* Đối với việc thông qua Ủy ban hòa giải:
- Ưu điểm:
+ Có tính thể chế nhiều nhất, thể hiện vai trò của bên thứ ba rõ nét nhất.
+ Tính linh hoạt: tự quy định thủ tục làm việc, các kết luận, khuyến nghị của Ủy
ban hòa giải được thông qua với đa số phiếu,
- Hạn chế:
+ Giải pháp mà Uỷ ban kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt buộc
đối với các bên.

5
CHƯƠNG 2: VÍ DỤ VỀ VAI TRÒ CỦA BÊN THỨ 3 TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ.
Các vấn đề liên quan đến bên thứ ba trong hòa giải gồm:
2.1. Phân tích ví dụ thực tiễn trong đời sống quốc tế.
Ví dụ 1: Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Liên Hợp Quốc đã ra tay để
ngăn chặn xung đột và hỗ trợ việc ký kết hiệp định ngừng bắn. Cụ thể, đây là cuộc
chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ của
Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến
từ Liên Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ).
Xét ví dụ trên, bên thứ 3 là LHQ
Ví dụ 2: Vụ tranh chấp lãnh thổ Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei. Trong vụ việc này,
Philippines đã khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển
(ITLOS) vào năm 2013, yêu cầu Tòa phán quyết về tính hợp pháp của các yêu sách
lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Kết quả, vào năm 2016, ITLOS đã đưa ra
phán quyết không thừa nhận yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, khẳng
định rằng nó không có cơ sở pháp lý và vi phạm Luật Biển quốc tế
Bên thứ 3 trong ví dụ trên là Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển (ITLOS)
2.2. Tính hữu hiệu về vai trò của bên thứ 3 trong thực tiễn
Ví dụ 1: Vai trò của Liên Hợp Quốc:
- Ngăn chặn xung đột:
- Hỗ trợ quân sự:
- Thúc đẩy hòa bình:
- Tạo ra tiền lệ:
- Quyền và quyền lợi của Liên Hiệp Quốc
Ví dụ 2: Vai trò của Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển (ITLOS)
- Vai trò trung gian
- Tạo ra tiền lệ pháp lý
- Khẳng định tính hợp pháp của Luật Biển quốc tế:
- Thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình

6
ĐỀ TÀI SỐ 4
Đề tài: Nêu ví dụ về tranh chấp quốc tế và kết quả của giải quyết tranh chấp đó trong
thực tiễn của đời sống quốc tế.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế. (Y HỆT 1.1 ĐỀ TÀI 3, COPY CAT)
1.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
(CÁI NÀY Y HỆT 1.2 Ở ĐỀ TÀI SỐ 3, COPY CAT LẠI)
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRANH CHẤP TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ.
Ví dụ: Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile.
Tóm tắt: Ngày 16/01/2008, Cộng hòa Peru nộp tại Cơ quan thư ký của Tòa án
Công lý Quốc tế của Liên Hợp quốc một Đơn kiện nhằm chống lại Cộng hòa Chile
liên quan đến việc phân định biển giữa hai nước. Nội dung vụ kiện liên quan đến: thứ
nhất, phân định đường biên giới giữa hai nước ở khu vực biển thuộc Thái Bình Dương
và thứ hai, công nhận yêu cầu của Peru về một khu vực biển nằm trong giới hạn 200
hải lý tính từ bờ biển của Peru cho rằng thuộc về Peru, nhưng Chile cho rằng khu vực
này thuộc về hải phận quốc tế. Trên cơ sở các lập luận được đa số thành viên của Tòa
thông qua, ngày 27/01/2014, Tòa đã ra phán quyết cuối cùng để giải quyết vụ việc. Vụ
việc của Peru và Chile là một ví dụ điển hình đáng tham khảo cho Việt Nam và cộng
đồng quốc tế về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng thông
qua cơ quan tài phán quốc tế.
2.1. Nội dung vụ việc
Tranh chấp đã tồn tại trong nhiều thập kỷ xoay quanh việc xác định ranh giới biển
giữa hai quốc gia, đặc biệt là trên vùng biển phía Nam, nằm giữa biên giới lục địa của
hai quốc gia và đại dương Thái Bình Dương.
Tranh chấp đã được giải quyết thông qua quyết định của Tòa án Quốc tế năm
2014.
2.1.1. Nguyên nhân.
Lịch sử xung đột và chiến tranh:
Quyền lợi chủ quyền và lãnh thổ:
Chính trị và kinh tế:
Ảnh hưởng từ dân số và ngư dân:
7
2.1.2. Hoàn cảnh lịch sử vụ việc và yêu cầu của các bên.
Ngày 16/10/2008, Cộng hòa Peru nộp tại cơ quan Thư ký của Tòa án công lý
Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) đơn kiện Cộng hòa Chile đối với các tranh chấp trên
biển giữa 2 nước, nội dung chính là:
- Thứ nhất, phân định đường biên giới trên biển giữa 2 nước ở khu vực Thái Bình
Dương, đường phân định sẽ bắt đầu từ một điểm trên đường bờ biển gọi là Concordia
(đây là điểm cuối của biên giới đất liền được thiết lập theo Hiệp ước Lima do các Bên
đã ký vào ngày 03/6/1929).
- Thứ hai, công nhận một vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển
Peru thuộc về Peru nhưng Chile cho rằng khu vực này thuộc về biển cả.
Về bối cảnh lịch sử:
- Biên giới đất liền Peru - Chile được hoạch định theo Hiệp ước Lima năm 1929.
- Năm 1947, hai nước đơn phương tuyên bố quyền trên biển 200 hải lý.
- Peru, Chile và Ecuador đàm phán về phân định biển qua 12 văn kiện (1952-
1967).
2.1.3. Yêu cầu của các Bên và thỏa thuận biên giới các Bên đã đạt được.
Về quan điểm của các bên:

Peru Chile

Yêu - Xem xét lại và điều chỉnh biên giới - Tuyên bố Santiago năm 1952 đã thiết
cầu biển, đặc biệt là ở vùng Drepano. lập đường biên giới biển quốc tế.

- Phân chia công bằng và bền vững tài - Đường biên giới biển đi dọc theo
nguyên biển. đường Vĩ tuyến, mở rộng 200 hải lý từ
bờ biển.

Lập Áp dụng nguyên tắc "đường giữa" Tuyên bố Santiago năm 1952 là điều
luận (equidistance) để xác định ranh giới ước quốc tế thiết lập đường biên giới
biển. biển

8
Phân tích của Tòa án:
Các tuyên bố năm 1947:
Không thiết lập đường biên giới biển quốc tế rõ ràng.
Thể hiện sự hiểu biết của các Bên về việc thành lập đường biên giới biển trong tương
lai.
Tuyên bố Santiago năm 1952:
Không thiết lập đường biên giới biển giữa Peru và Chile.
Chứa một số yếu tố phục vụ cho việc phân định biển.
Kết luận:
Tòa án bác bỏ lập luận của Chile, khẳng định Tuyên bố Santiago 1952 không thiết lập
đường biên giới biển..
2.2. Đánh giá của ICJ về các thỏa thuận của các Bên
2.2.1. Bản chất của thỏa thuận biên giới biển
Tòa án kết luận rằng biên giới mà các Bên đã thỏa thuận nhằm phân định cho
nhiều mục đích.
2.2.2. Phạm vi của thỏa thuận biên giới biển
Hoạt động đánh bắt cá:
Hoạt động đánh bắt cá của hai bên trong thập niên 1950 diễn ra trong phạm vi 60
hải lý từ bờ biển.
Tòa án lập luận rằng hoạt động này cho thấy hai bên đã thừa nhận sự tồn tại của
biên giới biển thống nhất, có phạm vi là khả năng đánh bắt cá thời kỳ đó (không kéo
dài ra đến 200 hải lý).
Bối cảnh quốc tế:
Trong thời kỳ được xem xét, các quốc gia chỉ được công nhận quyền đối với lãnh
hải 6 hải lý, vùng đánh bắt 6 hải lý và một số hạn chế quyền khai thác.
Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chưa hình thành và chỉ được thừa
nhận vào năm 1982..
Phân tích thực tiễn sau năm 1954:
Tòa án xem xét thực tiễn lập pháp, thực thi của tàu thuyền, thỏa thuận ngọn hải
đăng, biên bản đàm phán, và sự tham gia của hai bên tại Hội nghị thứ ba của Liên Hợp
Quốc về Luật Biển.
9
Tòa nhận thấy thực tế hai bên đã đánh bắt cá trong phạm vi từ 60 đến 100 hải lý..
Kết luận: Tòa kết luận rằng đường biên giới biển giữa hai bên mở rộng đến
khoảng cách 80 hải lý dọc theo đường vĩ tuyến từ điểm bắt đầu là có cơ sở pháp lý và
cơ sở thực tiễn.
2.3. Phán quyết của ICJ
Tòa án Công lý của Liên hợp quốc (ICJ) có trụ sở tại La Hay (Hà Lan) ngày
27/01 đã ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Peru và Chile, theo đó
Lima giành được một phần chứ không phải toàn bộ vùng biển mà Santiago đang kiểm
soát như mong muốn.
Ngày 19/8/2014, Tổng thống Peru ông Ollanta Humala đã chính thức ký hiệp định
chấm dứt cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển với nước láng giềng Chile dựa trên phán
quyết của Tòa án công lý quốc tế. Peru và Chile là một hình mẫu cho cộng đồng quốc
tế về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng theo luật pháp
quốc tế.
2.4. Đánh giá và hệ quả của kết quả giải quyết tranh chấp.
Đánh giá:
Cuộc tranh chấp đã được giải quyết một cách hòa bình
Phán quyết của ICJ đã cung cấp cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp, giúp
xác định rõ ràng về biên giới và quyền lợi chủ quyền.
Giải quyết tranh chấp có thể mở ra cơ hội mới cho hợp tác kinh tế và phát triển
chung
Hệ quả của kết quả giải quyết tranh chấp:
hệ quả tích cực:
Tạo điều kiện cho hòa bình và ổn định khu vực
Tăng cường hợp tác kinh tế
Gia tăng quan hệ ngoại giao
2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp trên biển
bằng ICJ
1. Việt Nam nên tiến hành nghiên cứu và thu thập các bằng chứng, tài liệu và luật
lệ liên quan đến tranh chấp
2. Có chính sách sử dụng đội ngũ các chuyên gia luật quốc tế đầu đàn, có kinh
nghiệm và tâm huyết tại các viện nghiên cứu và trường đại học
10
3. Việt Nam cần hiểu rõ quy trình và quyền lợi của mình trong quá trình giải quyết
tranh chấp tại ICJ
4. Nhà nước cần xây dựng chính sách đào tạo và tiến cử các chuyên gia là công
dân Việt Nam có trình độ và bản lĩnh có đầy đủ phẩm chất, nghiên cứu cách thức Tòa
hoạch định đường phân định

11

You might also like