You are on page 1of 2

Cơ sở pháp lý: Công ước La Haye 1907, khoản 1 Điều 33 của Hiến chương LHQ, Điều

248 Công uóc về luật biển 1982, Điều 6 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ
chế giải quyết tranh chấp, Điều 4 Nghị định thư ASEAN 2004.
Khái niệm: Hòa giải là biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế với sự tham
gia của bên thứ ba. Trong đó, bên thứ ba là một cơ quan hòa giải bao gồm số lẻ các thành
viên do chính các bên tranh chấp lựa chọn, hoạt động theo thủ tục và thời gian mà các
bên tranh chấp thỏa thuận.
Nhiệm vụ của cơ quan hòa giải là làm sáng tỏ và xác định những yếu tố tạo nên tranh
chấp, có thu nhận thông tin theo con đường điều tra hoặc bằng các cách thức khác. Khi
tiến hành công việc hòa giải, bên hòa giải có nhiệm vụ trung hòa các bên tham gia tranh
chấp. Bên hòa giải có quyền đề đạt những giải pháp, phương thức giải quyết tranh chấp,
dự thảo nghị quyết và đưa ra kết luận tranh chấp.
Đặc đểm:

Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp.
Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa
thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với
thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ
chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên
và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không
đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh
chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá
trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức GQTC với sự giúp đỡ của một bên thứ
ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp
với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.
Vai trò:
Thứ nhất, hòa giải thành sẽ chấm dứt mâu thuẫn, xung đột hoặc xích mích, tranh chấp
một cách ổn thỏa nhất.
Thứ hai, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất.
Thứ ba, hòa giải đảm bảo được bí mật, ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá
nhân, pháp nhân, nhất là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Thứ tư, hòa giải góp phần tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần giữ gìn an
ninh trật tự.

You might also like