You are on page 1of 2

Báo cáo môn Công pháp quốc tế - Tuần 14

Nhóm 5 – Lớp DS48A3

Chuẩn bị bài mới:

Tại sao nói biện pháp đàm phán là biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc
tế hiệu quả nhất?

Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ sử
dụng, áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực tiếp
nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và
không có sự can dự của bên thứ ba. Mục đích, thành phần, cấp tham gia cũng như
hình thức của đảm phán do chính các quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận với
nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu
điểm. Thứ nhất, đàm phán linh hoạt và chủ động, không bị khống chế về mặt thời
gian, địa điểm. Thứ hai, đàm phán hạn chế được sự can thiệp trực tiếp từ bên thứ ba
(thậm chí cả cộng đồng quốc tế), không làm phức tạp thêm nội dung tranh chấp. Thứ
ba là tiết kiệm được về mặt kinh phí và thời gian của các bên tranh chấp. Tuy nhiên,
đàm phán không phải lúc nào cũng thành công mà nó còn phụ thuộc vào mức độ thiện
chí, sự mềm dẻo, linh hoạt và sự nhạy cảm của các bên đàm phán. Thái độ thù địch và
sự bất đồng về chính trị là những nguyên nhân làm quá trình đàm phán phức tạp hay
nghiêm trọng hơn là không đạt được bất kỳ một sự thỏa thuận nào.

So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp trước Tòa án QT và trọng tài QT?

Điểm giống nhau


 Đều là các phương thức giải quyết tranh chấp.
 Đều có sự tham gia của bên thứ ba là Tòa án/Trọng tài để giải quyết tranh chấp.
 Phán quyết của Tòa án và Trọng tài đều có giá trị pháp lý ràng buộc các bên
tranh chấp.
 Dù xét xử bằng Tòa án hay Trọng tài thì cũng đều tuân thủ theo nguyên tắc là
Luật do các bên thỏa thuận và Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tài phán.

Điểm khác nhau

STT Tiêu chí Tòa án Trọng tài

1 Khái Là phương thức giải quyết Là phương thức giải quyết


niệm tranh chấp, mà các bên tranh tranh chấp, mà các bên tranh
chấp mang tranh chấp ra tòa chấp mang tranh chấp ra
án để tòa án xét xử và đưa ra trọng tài để hội đồng trọng
phán quyết cuối cùng ràng tài xem xét và đưa ra quyết
buộc các bên tranh chấp. định ràng buộc các bên tranh
chấp.

2 Tính Là cơ quan nhà nước. Là tổ chức phi chính phủ,


chất mang tính chất xã hội – nghề
pháp lý nghiệp

Giá trị Phán quyết của tòa án có thể Quyết định của trọng tài
của bị kháng cáo và xét xử lại mang giá trị chung thẩm.
3 phán theo thủ tục phúc thẩm.
quyết
Phán quyết của Tòa phúc
thẩm là phán quyết cuối có
giá trị chung thẩm.

Thẩm Dù các bên tranh chấp lựa Trọng tài không có thẩm
quyền chọn hay không lựa chọn quyền đương nhiên đối với
4 Tòa án thì đều không ảnh một vụ tranh chấp bất kỳ.
hưởng đến thẩm quyền của
Tòa án. Trọng tài chỉ có thẩm quyền
khi được các bên tranh chấp
Thẩm quyền xét xử của Tòa lựa chọn.
án phát sinh trên cơ sở quy
định của pháp luật.

Đảm Các bản án thường được Giải quyết tranh chấp bằng
bảo bí công khai rộng rãi Trọng tài không công khai,
5 mật đảm bảo tính bí mật cao.

Tính Trình tự, thủ tục xét xử đã Thủ tục xét xử đơn giản, có
linh hoạt được pháp luật quy định một thể thay đổi linh hoạt dựa
6 trong cách chặt chẽ, không thể trên sự thỏa thuận của các
xét xử thay đổi. Do đó, tính linh bên.
hoạt không cao.

You might also like