You are on page 1of 3

Ưu và nhược điểm của đàm phán trưc tiếp:

 Ưu điểm của đàm phán trực tiếp:

- Dễ áp dụng: đàm phán trực tiếp là biện pháp giải quyết tranh chấp được lựa
chọn sử dụng phổ biến nhất bởi tính cơ động, các bên tranh chấp có thể tiến
hành đàm phán giải quyết mâu thuẫn tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào.
- Do đặc trưng của đàm phán là trao đổi trực tiếp, nên sau khi đàm phán nếu
thành công, các bên không chỉ giải quyết được tranh chấp hiện có mà còn góp
phần củng cố mối quan hệ, tình đoàn kết lâu dài giữa các bên trong quá trình
đàm phán.
- Đàm phán trực tiếp giúp các bên chủ động quyết định thời gian, địa điểm,
phương pháp giải quyết tranh chấp, loại bỏ được sự nghi ngờ, sự bất đồng về
ý chí của các bên khi không ngồi cùng một bàn đàm phán.
- Tránh được áp lực từ bên thứ ba khi các bên trong tranh chấp lựa chọn biện
pháp giải quyết thông qua bên thứ ba.

 Nhược điểm của đàm phán trực tiếp:

- Ít khi thu được hiệu quả đối với những xung đột lợi ích gay gắt. Trong
nhiều trường hợp các quốc gia tỏ thái độ không hợp tác ngay từ khi bắt đầu
đàm phán.
- Trong đàm phán, đôi khi các bên đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện để
tiếp tục tiến hành đàm phán dẫn đến việc làm chậm quá trình đàm phán.
- Các bên tranh chấp trong khi đàm phán thường mang ý kiến chủ quan, phiến
diện, luôn đặt lợi ích quốc gia mình lên trên nên không giải quyết triệt để mâu
thuẫn thậm chí làm tình hình xấu hơn.

Ưu và nhược điểm phương thức trung gian:

 Ưu điểm của phương thức trung gian:

- Phương thức trung gian là tiến trình hết sức linh hoạt so với tranh tụng
trước toà án, theo đó các bên có thể thay đổi thái độ mà không bị “mất
mặt”. Một phương thức trung gian thành công thường tạo ra không khí
thân thiện, cởi mở, bởi mỗi bên đều là người chiến thắng. Không giống
như trường hợp đưa ra toà án, trung gian sẽ hạn chế các nguyên nhân gây
thù địch giữa các bên. Đặc điểm này của phương thức trung gian là đặc
biệt quan trọng, một khi các bên phải hợp tác hoặc mong muốn tiếp tục
hợp tác, như trong các trường hợp liên quan đến quan hệ lao động, kinh
doanh hoặc mâu thuẫn gia đình. Phương thức trung gian - một ADR với
tiền đề nhằm cung cấp cho các bên liên quan một tiến trình bảo mật, tự
nguyện, thích ứng với nhu cầu và lợi ích của các bên và luôn trong tầm
kiểm soát của các bên, đã trở thành một giải pháp giải quyết tranh chấp
hài hoà, bền vững và hiệu quả. Phương thức trung gian khá độc đáo, bởi
nó không ràng buộc, và người trung gian có chức năng thúc đẩy giao tiếp
và đàm phán giữa các bên, và không áp đặt phương thức giải quyết tranh
chấp đối với các bên.

 Nhược điểm của phương thức trung gian:

- Không nên áp dụng phương thức trung gian trong trường hợp tranh chấp
chủ yếu xoay quanh vấn đề pháp lí hơn là các sự kiện, hoặc trong trường
hợp mà một hoặc cả hai bên sẽ không tham gia với tinh thần xây dựng.
Ngoài ra, nếu tranh chấp dựa trên cơ sở hợp đồng thì các bên phải lưu ý
đến vấn đề thời hạn. Trong những hợp đồng đơn giản, thời hạn thường là
6 năm kể từ khi vi phạm hợp đồng xảy ra. Nếu bản hợp đồng đã được định
sẵn thì thời hạn sẽ là 12 năm. Sẽ là không khôn ngoan nếu bắt đầu phương
thức trung gian vào thời điểm mà thời hạn sắp kết thúc. Khi đó, các bên sẽ
khó có được sự công bằng trong việc trao đổi quan điểm. Điều này không
đến mức quá rõ ràng, tuy nhiên nó cũng thường là yếu tố quan trọng.

Ưu và nhược điểm của trọng tài thương mại quốc tế:

 Ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế:

- Thủ tục tiện lợi nhanh chóng: Các bên không phải tuân thủ những nguyên
tắc tố tụng nghiêm ngặt và phức tạp, mà có thể quyết định cả về nguyên
tắc, trình tự thủ tục trọng tài, tố tụng trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp, quyết
định của trọng tài có giá trị chung thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị
tại bất cứ trọng tài khác cũng như tại Tòa án.
- Phán quyết của trọng tài thướng chính xác, khách quan và có độ tin cậy
cao hơn: Vì các bên được quyền chọn trọng tài viên cho mình, nên các
trọng tài viên thường là những chuyên gia có kinh nghiệm an hiểm sau sắc
về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến hợp đồng; quyết định của
Trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị vì thế sẽ mang
tính khách quan hơn so với phán quyết của Tòa án.
- Khả năng giữ bí mật: Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các
quyết định của trọng tài không được công khai nếu không được sự đồng ý
của các bên.
- Khả năng giữ bí mật: Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các
quyết định của trọng tài không được công khai nếu không được sự đồng ý
của các bên.
 Nhược điểm của trọng tài thương mại quốc tế:

- Những ưu thế của trọng tài, nếu nhìn theo một góc độ khác, thì cũng có
thể bị coi là những nhược điểm ở mức độ nhất định. Ví dụ, thông thường,
việc ít hoạt động điều tra có thể được coi như một lợi thế. Tuy nhiên, một
số tranh chấp cụ thể đòi hỏi phải điều tra kĩ, như tranh chấp về chống độc
quyền, loại tranh chấp đang được giải quyết ngày càng nhiều bằng phương
thức trọng tài. Những tranh chấp loại này thường đòi hỏi bên khởi kiện
phải chứng minh được vi phạm, mà vi phạm chỉ có thể được chứng minh,
nếu bên đó được quyền tiếp cận mạnh mẽ những tài liệu thuộc sự kiểm
soát của bên bị đơn. Do vậy, việc ít hoạt động điều tra đối với dạng tranh
chấp này đồng nghĩa với ít cơ hội cho bên nguyên đơn đáp ứng yêu cầu về
chứng cứ. Hơn thế nữa, việc thiếu quyền phúc thẩm có thể là lợi thế theo
tiêu chí mong muốn kết thúc sớm tranh chấp, nhưng nếu trọng tài viên ra
phán quyết rõ ràng là sai, so với pháp luật hoặc theo thực tế, thì việc thiếu
quyền phúc thẩm sẽ là một điều thất vọng đối với một bên tranh chấp.
Một nhược điểm khác là: trên thực tế, trọng tài viên không có quyền
cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài. Họ không có quyền cưỡng chế ai
đó phải làm một việc, cũng không có quyền trừng phạt người đó nếu người
đó không làm. Ví dụ, toà án có thể áp đặt một lệnh phạt vì tội vi phạm nội
quy của toà án, nếu ai đó không chấp hành lệnh của toà. Ngược lại, trọng
tài viên không thể áp đặt lệnh phạt, mặc dù họ có thể đưa ra suy luận bất
lợi, nếu một bên không tuân thủ lệnh của trọng tài. Hơn nữa, đối với
những đối tượng không phải là một bên tranh chấp, trọng tài viên thường
không có bất cứ quyền gì để cưỡng chế họ. Do vậy, nhiều khi trọng tài,
hoặc các bên, phải cố gắng đạt được sự hỗ trợ từ toà án (ví dụ: trong
trường hợp cố gắng đạt được việc thi hành một biện pháp khẩn cấp tạm
thời), khi mà sự cưỡng chế là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ các mệnh
lệnh của toà án. Trong các tranh chấp có nhiều bên tham gia, một tổ chức
trọng tài thường không có quyền triệu tập tất cả các bên, mặc dù tất cả các
bên đều liên quan đến một nội dung nào đó của cùng một vụ tranh chấp.
Bởi vì quyền hạn của trọng tài chỉ xuất phát từ sự thoả thuận giữa các bên,
nếu một bên không đồng ý tham gia quá trình trọng tài thì thông thường
họ không bị bắt buộc phải tham gia vào quá trình này. Một tổ chức trọng
tài thường không có quyền gộp những đơn kiện tương tự nhau của những
bên khác nhau, mặc dù điều đó có thể là thuận tiện hơn cho tất cả các bên
liên quan. Cuối cùng, có thể coi là một nhược điểm của phương thức trọng
tài, đó là việc giới trọng tài viên quốc tế hiện nay không đa dạng về giới và
dân tộc. Mặc dù một vài thiết chế và một số thành viên đơn lẻ trong giới
trọng tài đã cố gắng mở rộng sự đa dạng này, nhưng về tổng thể thì vẫn
chưa có nhiều thay đổi tích cực.

You might also like