You are on page 1of 2

Student ID: 11184933

Name: Đỗ Khánh Toàn

Class: International Advanced Business Management

Video: Kinh doanh và pháp luật số 425- Hòa giải thương mại
Những chuyên gia tham gia chương trình :
 Ông Phan Trọng Đạt - Phó Giám Đốc thường trực Trung Tâm Hòa Giải Việt Nam
 Ông Nguyễn Trung Nam – Giám Đốc Công Ty Luật IP Legal

Những nội dung được bàn đến trong chương trình:


1. Thông tin cơ bản về hòa giải thương mại:
 Hòa giải thương mại là giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được
hòa giải viên làm trung gian hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
 Được các doanh nghiệp ưa chuộng đặc biệt ở các quốc gia phát triển vì có nhiều ưu điểm
 Hòa giải là phương thức song song với các lựa chọn khác. Mặc dù 2 bên đưa nhau ra tòa
nhưng vẫn có thể quay lại phương án hòa giải.
2. Những ưu điểm của việc tham gia hòa giải giữa các bên:
 Các bên tự nguyện tham gia và thi hành án, không cần đến cưỡng chế .
 Có tính bảo mật, đảm bảo được tính thời vụ, có thể giải quyết một cách nhanh chóng
 Khi tham gia hòa giải, các bên có cơ hội để giải quyết bình đẳng, thân thiện, không có
tính chất đối đầu vì thế 2 bên vẫn có thể hợp tác trong tương lai.
 Không mất cơ hội của các bên khi muốn khởi kiện tại tòa án về sau..
 Tỉ lệ thành công của hòa giải lớn ( ở Anh, tỉ lệ lớn tới 70-80%)
 Chi phí giải quyết nhỏ, không mang tính chất tố tụng vì thế không đem lại căng thẳng
cho 2 bên.
 Biên bản hòa giải dựa trên luật tố tụng dân sự và được tòa án, pháp luật công nhận.
3. Những lý do mà phương thức hòa giải chưa được phổ biến tại Việt Nam:
 Nhiều doanh nghiệp cho rằng tòa án mang lại kết quả vững chắc và dựa theo pháp luật
hơn.
 Nhà nước cũng như các cơ quan pháp luật chưa có nhiều thông tin về phương thức hòa
giải đến với các doanh nghiệp trong nước vì thế họ chưa có niềm tin vào phương thức
này.
 Trước đây chưa có điều luật cụ thể về hòa giải nhưng Nhà Nước mới bổ sung thêm để
đảm bảo tính pháp luật: Điều luật 22/2017 ; Bộ luật tố tụng dân sự (Đ416-419).
 Trong nước chưa có nhiều vụ việc tranh chấp được xử lý bằng hòa giải nên chưa tạo
được độ tin cậy đối với các doanh nghiệp.
4. Các tiêu chí và điều kiện của hòa giải viên:
 Có khả năng lắng nghe, thấu hiểu các bên.
 Có khả năng xử lý tranh chấp theo quy trình, thủ tục nhất định.
 Ở Việt Nam, những điều kiện để trở thành hòa giải viên vẫn còn khá căn bản, chưa có
tính thực tiễn: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia giải quyết, thông thạo ngoại ngữ
đăng kí, tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.
5. Các công ước:
 Việt Nam tham gia công ước CIGS ( Contracts for the International Sale of Goods ) năm
2017 giúp giải quyết tranh chấp giữa các bên quốc tế một cách dễ hơn vì luật quốc tế
được áp dụng như luật nội bộ.
 Việt Nam tham gia công ước New York 558, cho phép phán quyết của trọng tài có thể
đem đi tất cả các nước thành viên và thi hành phán quyết đó.
6. Những lưu ý của các chuyên gia để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả :
 Các bên nên tập trung vào phòng ngừa trước tiên, có ý thức rà soát hợp đồng trong khi
sửa soạn hợp đồng để chuẩn bị những trường hợp xấu nhất.
 Các doanh nghiệp nên làm tốt hơn trong công tác quản trị hợp đồng để trước hết là tốt
cho chính doanh nghiệp sau đó là có thể dễ dàng hơn đối với các hòa giải viên khi tham
gia hòa giải tranh chấp.

Cuối cùng, các chuyên gia tham dự chương trình dự đoán rằng trong tương lai gần, phương thức
hòa giải thương mại sẽ được dùng nhiều để giải quyết các tranh chấp bởi vì giờ đây hòa giải
thương mại đã được bổ sung thêm các tiền đề hỗ trợ, được bổ sung thêm khung pháp lí, có các
trung tâm hòa giải tốt và có các hòa giải viên giỏi, tài năng, nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, ví dụ như tại Trung tâm hòa giải Việt Nam hiện có khoảng 50 hòa giải viên luôn
sẵn sàng tham gia làm việc giúp đỡ các doanh nghiệp.

You might also like