You are on page 1of 3

Khung trọng tài thương mại quốc tế trong tương quan với khung tố tụng

quốc tế
1.Hai nguyên tắc định hướng của trọng tài TMQT:
- Minh bạch: quy trình, thủ tục diễn ra thế nào
- Hiệu quả: sự công nhận và đảm bảo thi hành các phán quyết của các quốc gia thực
thi
Hai nguyên tắc trên ko xuất hiện trong tố tụng quốc tế.
Thiết chế trọng tài thương mại quốc tế luôn được khuyến khích sử dụng hơn thiết chế tố tụng
quốc tế.
a. Một vài so sánh giữa thủ tục trọng tài quốc tế và thủ tục tố tụng quốc tế:
Trọng tài: phương án thay Tố tụng:
thế cho thủ tục tố tụng - Một hệ thống xét xử công khai
- Thiết lập phiên tòa riêng tư - Toà án quốc gia
- Các bên tham gia có thể - Tính hiệu quả - CƯ công nhận và đảm bảo thi hành phán
lựa chọn trọng tài viên. quyết
Thường là các trọng tài - Thông suốt - được quy định và thực hiện theo quy định
viên họ tin tưởng, có danh PLQG
tiếng, uy tín - Các cá thể khác có thể tham gia phiên toà. Các doanh
- Có 2 loại trọng tài viên: nghiệp không thích điều này.
trọng tài viên theo quy chế - Có thể kháng cáo lên cấp cao hơn nhưng sẽ tốn tgian và
và trọng tài theo vụ việc ad tiền bạc
hoc. Phiên trọng tài adhoc - Các bên đề cao tính hiệu quả. Khi một phán quyết đưa ra
sẽ tự thành lập phiên tòa, tại toà ở Hà Nội mà cần thi hành ở Đan Mạch thì cần có 1
ko cần giúp đỡ từ bên công ước để công nhận và đảm bảo thi hành, mặc dù
ngoài. Đối với trọng tài quy trước giờ chưa bao giờ có công ước như vậy. Vậy nên
chế, sẽ kết hợp với một cơ các vụ việc giữa VN và ĐM vẫn chưa đc công nhận.
quan khác để thực hiện - Tham nhũng vẫn tồn tại vậy nên đây là một điểm trừ lớn
hoạt động. khi đứng trước việc lựa chọn nên sử dụng thiết chế nào.

Phán quyết và luật áp dụng giữa thủ tục tố tụng quốc tế và thủ tục trọng tài quốc tế:
Tiêu chí Tố tụng Trọng tài

Phán quyết Có thể bị kháng cáo Phán quyết cuối cùng, không thể kháng
cáo

Luật áp dụng Công ước Hague 2005, Công ước New York 1958
2019

b. Nguồn luật trọng tài quốc tế:


- Công ước New York 1958
- Luật Mẫu 1985, sửa đổi năm 2006
- Quy chế thủ tục
- Uncitral ad hoc
● Công ước New York 1958
Mục đích: Hiệu quả và đồng bộ
- Đảm bảo các phán quyết được công nhận và đảm bảo thi hành tại các quốc gia thành
viên.
- Có trường hợp lúc đầu các bên đồng ý với việc giải quyết tranh chấp bằng thủ tục
trọng tài nhưng sau đó có 01 bên không đồng ý và quyết định tìm tới thủ tục tố tụng.
Có thể do phán quyết gây bất lợi hoặc ảnh hưởng đến bên đó => khi các bên đã lựa
chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp thì tòa án phải từ chối giải quyết vụ
việc.

c. Nguyên tắc hiệu quả: Được thể hiện cụ thể tại Điều 5 Công ước New York 1958. Theo
đó có 05 trường hợp cụ thể việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo
yêu cầu của bên phải thi hành khi bên đó chuyển bằng chứng tới cơ quan có thẩm quyền
nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu bằng chứng:
1. Các bên không có đủ năng lực thực hiện hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị.
2. Bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng
tài viên hoặc thủ tục trọng tài hoặc không thể trình bày vụ việc của mình.
3. Quyết định giải quyết không dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu hay nằm
ngoài các điều khoản đó, hoặc quyết định của trọng tài nằm ngoài phạm vi giải quyết
của trọng tài.
4. Thành phần trọng tài hoặc thủ tục trọng tài không phù hợp với thỏa thuận các bên,
hoặc nếu không có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng
tài.
5. Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị huỷ hay đình hoãn
Ngoài ra, Điều 05 cũng quy định 02 trường hợp đương nhiên từ chối việc công nhận và thi
hành phán quyết nếu cơ quan có thẩm quyền tại nơi đó cho rằng:
1. Đối tượng tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo pháp luật quốc gia
đó.
2. Việc công nhận và thi hành phán quyết sẽ trái chới chính sách công của quốc gia đó.
Bên thua kiện (bên phải công nhận và thi hành phán quyết) có nghĩa vụ chứng minh những
ngoại lệ viện dẫn lý do không chấp nhận và không thi hành.

d. Nguyên tắc minh bạch hóa (được thể hiện trong Luật Mẫu):
- Tạo sự hài hoà hoá của quy trình trọng tài.
- Công ước New York phải tham gia ký kết và nội luật hoá. Nhưng Luật Mẫu ko cần phải
là thành viên, chỉ là đạo luật có thể áp dụng, làm mẫu. Luật Mẫu kp một Công ước,
vậy nên sẽ không có sự ràng buộc, ký kết, bảo lưu điều luật,..Ngoài ra, Luật Mẫu có
những “khoảng trống” để các quốc gia có thể điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật
quốc gia đặc biệt là chính sách công và cơ chế trọng tài. Việc áp dụng Luật Mẫu cũng
sẽ giúp các quốc gia này tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn trong việc soạn
thảo, xây dựng nên một đạo luật về trọng tài. Có thể áp dụng theo nguyên tắc “a la
carte” - có thể sử dụng một vài, một phần hoặc toàn bộ các điều khoản cùng với sự
điều chỉnh cho phù hợp theo yêu cầu của quốc gia đó nếu cần thiết.
- Bao gồm hầu như tất cả lĩnh vực trọng tài.
Những điều này thể hiện rằng Luật Mẫu có tính linh hoạt rất cao.

e. Sự phát triển của chế định trọng tài và sự hội nhập của Công ước New York vào
Việt Nam:
- Năm 1995, việt nam tham gia Công ước New York. Năm 1994, Việt Nam có đạo luật
trọng tài đầu tiên (Nghị định 116-CP)
- Sự phát triển của Công ước New York đi cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của Việt
Nam
- Sau đó, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 được áp dụng và thay thế cho Nghị
định 116-CP năm 1994.
- Văn bản pháp luật cập nhật hiện đang được áp dụng đó là Luật trọng tài thương mại
2010. Đạo luật này đã cân nhắc hầu hết nội dung của Luật Mẫu (khoảng 75%). Và
mặc dù chưa có tiêu chí cụ thể nào để đánh giá một quốc gia có theo Luật Mẫu hay
không, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần chỉnh sửa thêm một vài điều
khoản, đáp ứng ít nhất từ 85% điều khoản tuân theo Luật Mẫu để trở thành một quốc
gia áp dụng Luật Mẫu.

f. Ưu điểm của việc áp dụng Luật Mẫu:


- Hệ thống pháp luật hiện đại, cận kề với luật quốc tế.
- Được chấp nhận rộng rãi toàn cầu. Trong trường hợp các quốc gia tham khảo Luật
Mẫu thì các thủ tục trọng tài sẽ phù hợp quy định quốc tế và sẽ giúp thủ tục tố tụng
trọng tài được thuận lợi và đồng bộ, đảm bảo hội nhập quốc tế.
- Đảm bảo tính hài hoà và minh bạch hoá được đảm bảo.
- Thu hút vụ việc trọng tài được xét xử tại quốc gia đó, thu hút trọng tài viên, vốn đầu tư.
Ngược lại, liệu các bên có muốn đưa vụ việc của mình xét xử tại tòa án ở những nước
tham nhũng hay những nước không theo quy chuẩn Luật Mẫu, câu trả lời hiển nhiên là
không khi điều này có thể gây rắc rối, tốn kém thời gian và chi phí và sẽ kém thuận
tiện hơn so với việc giải quyết tranh chấp tại các quốc gia trong điều kiện ngược lại.

You might also like