You are on page 1of 4

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ GATS


I. Giới thiêu chung về GATS
- Trước đây: Không cần thiết phải có một hiệp định về thương mại dịch vụ vì hầu hết các hoạt
động dịch vụ đều là những hoạt động diễn ra trong phạm vi của một quốc gia và khó có thể tiến
hành giao dịch qua biên giới
- Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển,
từ hàng thế kỷ nay đã có sự trao đỏi xuyên biên giới
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại quốc tế
 Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (Agreement on Trade in Services)
- Hiệp định đa phương có hiệu lực thi hành bắt buộc điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế
- Có hiệu lực kể từ 1/1/1995 (GATS là một trong 17 hiệp định chính của vòng đàm phán
Uruguay)
 Mục đích
- Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy
- Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham gia (Nguyên tắc không
phân biệt đối xử)
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết chính sách
- Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa dần dần
II. Khái niệm dịch vụ
1. Theo GATS
- “Dịch vụ” thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS: Là bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực,
trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ <Điều I.3 (b)>
- Dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ là dịch vụ; là bất kỳ dịch vụ nào
được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc
nhiều nhà cung cấp dịch vụ
2. Theo tài liệu MTN.GNS/W/120
 Gồm 12 ngành dịch vụ và 155 phân ngành
- DV kinh doanh - DV môi trường
- DV thông tin liên lạc - DV tài chính
- DV xây dựng và DV kỹ thuật - DV y tế
- DV phân phối - DV du lịch và liên quan
- DV giáo dục - DV thể thao, văn hóa, giải trí
- DV vận tải - Các DV khác
3. Thương mại dịch vụ
Là việc cung cấp dịch vụ qua bốn phương thức
- Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biến giới
- Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
- Phương thức 3: Hiện diện thương mại
+ Thành lập một business, một đại diện mà quốc gia của người sử dụng dịch vụ mà người ta cho
phép
+ Có nhiều quy định kèm theo
- VD: đầu tư quốc tế, đầu tư nước ngoài
- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
+ VD: Xuất khẩu lao động (Người nước ngoài đến VN để giảng dạy)
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

III. Các nguyên tắc pháp lý của GATS


1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
 Điều II:1 GATS => Được áp dụng cho tất cả các dịch vụ
- Tiêu chuẩn đối xử nằm ở pháp luật trong nước
 Ngoại lệ
- Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo Điều II
- Ví dụ: Do HQ nằm trong danh mục ngoại lệ và có ký kết BAT thì được ưu đãi ở VN hơn những
quốc gia không có BAT
2. Đãi ngộ quốc gia và cam kết mở cửa thị trường
- Hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài vào VN
3. Nguyên tắc minh bạch hệ thống hóa chính sách
4. Công nhận lẫn nhau
- Công nhận trình độ học vấn, kinh nghiệm, khả năng đáp ứng các yêu cầu, giấy phép hoặc
chứng chỉ do mỗi nước cụ thể cấp
- Biện pháp thực hiện:
+ Qua trình hài hòa hóa; hoặc
+ Ký kết hiệp định hoặc thỏa thuận với nước có liên quan; hoặc
+ Mặc nhiên công nhận
- Yêu cầu
+ Không phân biệt đối xử
+ Không hạn chế trá hình đối với TMDV
5. Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ
- Điều 8 GATS
- Các nước thành viên có thể cho một số ngành dịch vụ được hưởng độc quyền và đặc quyền
- Quốc gia đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến
hành hoạt động trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên khác
(?)
Đây là một loại dịch vụ thuộc điều chỉnh của GATS, A là thành viên của WTO nên cũng thuộc
điều chỉnh của GATS…

VẤN ĐỀ 4
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

I. Tổng quan về lịch sử hình thành hệ thống giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Xuất hiện nguyên tắc “đồng thuận nghịch”
|
Việc đẩy nhanh các thủ tục với những khung thời gian cụ thể cho các hoạt động tố tụng tại WTO
|
Bổ sung thủ tục phúc thẩm nhằm mang lại cho các bên tranh chấp cơ hội tiếp theo để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình theo quy định của WTO
|
Bổ sung tính bắt buộc và xây dựng cơ chế thực thi nhằm bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ quyền lợi
cho các thành viên WTO
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

II. Bản thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)
- Là kết quả của vòng đàm phán Uruguay
- Dispute Settlment Understanding (DSU)
- DSU gồm 27 điều và 4 phụ lục
- Quy định về các thủ tục, nguyên tắc, trình tự giải quyết tranh chấp, biện pháp bảo đảm thi hành
các phán quyết
- DSU đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất áp dụng cho tất cả các hiệp định của
WTO được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU
III. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO
1. DSB
 DSB Là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO, bao gồm có
hai cơ quan giúp việc là Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB)
 Thành phần:
+ Đại hội đồng của WTO là đại diện của tất cả các nước thành viên WTO
+ Hoạt động của DSB là hoàn toàn độc lập và có một chủ tịch riêng
 Thẩm quyền bắt buộc: Không cần các bên tranh chấp đồng ý thầm quyền của DSB
 Thẩm quyền duy nhất Điều 23: Sử dụng cơ chế GQTC DSU để loại trừ thẩm quyền của các
hệ thống khác
 Thẩm quyền cụ thể Điều 2
- Nhận thông báo tham vấn của bên khởi kiện
- Thành lập và quyết định các thành viên Panel
- Thông qua báo cáo của Panel và AB
- Theo dõi quá trình thực thi các khuyến nghị và phán quyết và cho phép các bên có thể tạm hoãn
thi hành các nhượng bộ
 Thẩm quyền của DSB
- Thứ nhất, DSB chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quốc gia thành viên trong WTO
- Thứ hai, DSB chỉ giải quyết những tranh chấp phát sinh từ các hiệp định được điều chỉnh liên
quan được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU
- Thứ ba, DSB sẽ giải quyết các tranh chấp khi một thành viên WTO cho rằng quyền lợi của
mình theo một hiệp định nào đó của WTO bị triệt tiêu đi hay bị xâm hại
2. Ban hội thẩm (Panel)
 Khái niệm
- Là một cơ chế ah hoc, được DSB thành lập tương ứng với từng tranh chấp cụ thể và Panel sẽ tự
giải tán sau khi hoàn thành công việc của mình
- Ban hội thẩm là cấp xét xử sơ thẩm
 Thành viên
- Thành phần Ban hội thẩm có thể từ 3-5 người tùy vào yêu cầu của các bên tranh chấp
- Thành viên trong Ban hội thẩm của WTO là những chuyên gia độc lập, có uy tín quốc tế trong
luật thương mại quốc tế
 Thẩm quyền của ban hội thẩm <Điều 11 DSU>
- Đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc
- Đánh giá khả năng áp dụng và phù hợp với các hiệp định có liên quan
- Đưa ra những kết luận, xem xét có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các
quyết định
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- Ban hội thẩm sẽ phải đều đặn tham vấn và làm việc với các bên giải quyết tranh chấp và tạo cơ
hội cho họ có những cơ hội như nhau để đưa ra những giải pháp thích hợp cho cả hai bên
3. Cơ quan phúc thẩm
 Khái niệm: Là cơ quan thường trực trong cơ chế Giải quyết tranh chấp của WTO để xem xét
lại các quyết định của BHT nếu có đơn kháng cáo của một bên tranh chấp
 Thành viên
- CQPT gồm 7 thành viên
- Nhiệm kỳ 4 năm
- Chủ tịch do 7 thành viên bầu ra
- Luân phiên tham gia vào giai đoạn xem xét phúc thẩm
 Thẩm quyền
- Thụ lý các đơn kháng cáo
- Chỉ xem xét các vấn đề pháp lý được đề cập, tạo báo cáo của Ban Hội thẩm và những giải thích
pháp luật của BHT
- Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, hủy bỏ hoặc sửa đổi kết luận của Ban hội thẩm, nhưng
chỉ trong phạm vi các nội dung pháp lí đã được nêu và việc giải thích pháp luật
B1: Tham vấn
B2: XXST-> Báo cáo
B3: Kháng cáo phúc thẩm -> Báo cáo
B4: Thi hành phán quyết
DSB thực hiện cả , BHT B2, CQPT B3
V. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp
 Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết
- Chỉ áp dụng trong giải quyết tranh chấp
- Khi báo cáo được gửi đến các thành viên mà không ai có ý kiến gì thì báo cáo tự động thông
qua
- Nguyên tắc này là đặc trưng và tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với GATT
1947
- Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định giải quyết tranh chấp chỉ không được thông
qua khi tất cả các thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua
 Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển
8.1 Giai đoạn tham vấn – GĐ xem xét tại BHT

You might also like