You are on page 1of 4

Tuần 3: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

1. Khái quát về GATS


- GATS là hiệp định quy định các nghĩa vụ về dịch vụ dối với các quốc gia
thành viên WTO
- GATS được coi là một trong các thành tựu quan trọng của vòng đàm phán
Uruguay
- GATS là phụ lục 1B “the final acts” (ký tại Marrakesh năm 1994)
- Tất cả các quốc gia thành viên WTO đều là thành viên của hiệp định
GATS
2. Mục tiêu của GATS
- Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy
- Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham gia
(nguyên tắc không phân biệt đối xử)
- Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua cam kết chính sách
- Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hoá dần dần (tạo đk để
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận khách hang dễ dàng hơn, đbiet là
khách hang ở thị trường nước khác)
3. Nội dung của GATS
- Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói
chung
- Các cam kết chung (nghĩa vụ chung của quốc gia thành viên)
- Các cam kết tự do hoá đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu trong
Biểu cam kết dịch vụ của từng nước thành viên (nghĩa vụ cụ thể của các
quốc gia thành viên)
- Các đk đặc biệt lquan đến từng ngành dịch vụ cụ thể (các phụ lục)
4. Phạm vi điều chỉnh của GATS
*GATS điều chỉnh tất cả các ngành dịch vụ, trừ 02 lĩnh vực ngoại lệ:
- Các dịch vụ của Chính phủ
- Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không
*GATS áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ
của thành viên
- Các biện pháp của các thành viên là các biện pháp áp dụng bởi:
+ Chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực hoặc
địa phương
+ Các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn đc chính
quyền TW, khu vực hoặc địa phương uỷ quyền.
- Các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ gồm các biện pháp về:
+ Việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ
+ Sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người thuộc
một thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên khác
+ Tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà
các dịch vụ đc các thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chứng
một cách phổ biến
- Xem điều I.2 GATS, các dịch vụ theo quy định của GATS
5. Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong GATS
- Các cam kết chung : Các nghĩa vụ chung, áp dụng bắt buộc và trực tiếp
cho tất cả các thành viên cũng như tất cả các ngành dịch vụ
- Các cam kết cụ thể: Các cam kết riêng về từng ngành dịch vụ của các
quốc gia thành viên
(Xem lại các nguyên tắc tuần 2)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI CƠ


QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO

1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB


- WTO ko thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và
tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO
- Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO chính là Đại hội đồng
WTO (cơ quan chính trị bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO)
- DSB có một Chủ t ịch riêng và đc hỗ trợ bở Ban thư ký của WTO trong
quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp
- DSB có 02 cơ quan giúp việc là Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm –
những cơ quan trực tiếp tham gia xét xử tranh chấp.
- DSB có các chức năng:
+ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên theo những
nguyên tắc, trình tự và thủ tục quy định trong DSU, đưa ra quyết định
cuối cùng về tranh chấp
+ Đảm bảo thực hiện và giám sát thi hành DSU nhằm tạo dựng và duy trì
cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, thống nhất, khách quan, hiệu quả
+ Xây dựng, ban hành các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đảm
bảo các nghĩa vụ thực thi DSU
 Thẩm quyền của DSB là bắt buộc và duy nhất
- Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thẩm quyền bắt buộc một
cách đương nhiên (k1-Đ23 DSU)
- Nếu có tranh chấp phát sinh trong phạm vi của các hiệp định của WTO,
thành viên WTO bị khởi kiện buộc phải chấp nhận thẩm quyền của Cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO (k1-đ6 DSU)
- Các thành viên phải dựa vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO để
loại trừ thẩm quyền của bất kì hệ thống tranh chấp nào khác được quyền
giải quyết tranh chấp
- Đ23 DSU ko chỉ cấm các bên tiến hành các hành động đơn phương mà
đồng thời không cho phép các bên tranh chấp đc sử dụng các cơ chế giải
quyết tranh chấp khác để giải quyết các tranh chấp liên quan tới WTO
 Thẩm quyền cụ thể của DSB
Khoản 1 Điều 2 DSU quy định về thẩm quyền của DSB
- Thẩm quyền thành lập hội thẩm
- Thẩm quyền thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm
- Thẩm quyền duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến
nghị
- Thẩm quyền cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa
khác theo các hiệp định có liên quan
2. Các bên tranh chấp và bên thứ ba
- Chỉ các quốc gia thành viên của WTO mới có thể sử dụng các hệ thống
giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là các bên tranh chấp hoặc các
bên thứ ba
- Ban thư kí WTO, các quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế khác và
các chính quyền địa phương, nếu không phải là thành viên của WTo, thì
khong có quyền đề xuất khởi xướng các thủ tục giải quyết tranh chấp
trong khuôn khổ WTO
- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng ko có quyền khởi kiện tại WTO
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
- Nguyên tắc bình đẳng
- Nguyên tắc bí mật
- Nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết”
- Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các thành viên đang phát triển và chậm
phát triển nhất
- Một số nguyên tắc khác
Thảo luận
1. Nêu các phương thức cung ứng dịch vụ và lấy ví dụ về phương thức
2. Tại sao trong biểu cam kết dịch vụ ko có cột dành riêng cho nguyên tắc
MFN
Dịch vụ vô hình, luôn gắn liền ng cung ứng dvu, ko thể nhìn thấy thời
điểm dvu đi qua biên giới mà nguyên tắc MFN đặt ra ngtac công bằng
giữa các loại hang hoá khi gia nhập vào cùng 1 nước (khách = khách)

You might also like