You are on page 1of 34

CHƯƠNG II

1. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng
Nhận định SAI. Quyết định về ngân sách thường niên và quy tắc tài chính của WTO
thông qua tại Đại hội đồng. CSPL: Điều VII Hiệp định Marrakesh.
2. Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.
Nhận định ĐÚNG. WTO là một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính
phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức. Các thành viên cùng tham
gia vào cơ ché điều hành chung của tổ chức. WTO không có bất cứ một cơ quan nào
chỉ bao gồm một nhóm thành viên cố định có thẩm quyền quyết định các vấn đề của
tổ chức.
3. Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO.
Nhận định SAI. CSPL Khoản 1 Điều IV Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội nghị bộ
trưởng là cơ quan chính trị cao nhất, Đại hội đồng là cơ quan điều hành cao nhất.
4. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ
chế thông qua quyết định của WTO là đồng thuận.
Nhận định SAI. Vẫn còn cách thức bỏ phiếu biểu quyết theo đa số nữa. Trừ khi có
quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn
đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. CSPL: khoản 1 Điều
IX Hiệp định Marrakesh.
5. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ
không được thông qua khi 100% thành viên WTO phản đối việc thông qua
quyết định đó.
Nhận định SAI. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận
(consensus) chỉ không được thông qua nếu có thành viên nào, có mặt tại phiên họp
để đưa ra quyết định, chính thức phản đối quyết định được dự kiến. CSPL: Footnote
[1] Hiệp định Marrakesh.
6. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định về các
biện pháp khắc phục thương mại.
Nhận định ĐÚNG. Nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại hay còn
gọi là nhóm Hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Hiệp định
chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng. Ba hiệp định này đều là các hiệp định thuộc phụ lục IA của
Hiệp định Marrakesh – bắt buộc đối với tất cả thành viên của WTO.
7. Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệp định
GATT 1994.
1
Nhận định SAI. Nội dung của pháp luật WTO còn được quy định trong các hiệp định
đa biên và nhiều bên khác như GATS, TRIPS…
8. Các hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh đều ràng
buộc tất cả các nước thành viên.
Nhận định SAI. Phụ lục IV Hiệp định Marrakesh quy định 4 hiệp định thương mại
nhiều bên => chỉ ràng buộc thành viên tự nguyện tham gia.
10. Khi gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi Hiệp định
thương mại của tổ chức này.
Nhận định SAI. Còn lựa chọn thực thi hiệp định nhiều bên hay không. CSPL: Điều II
Hiệp định Marrakesh.
11. Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong các bên ký
kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù
hợp với các quy định của WTO.
Nhận định SAI. Khác với GATT 1947 quy định các thành viên của WTO là một
trong các bên ký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại
không phù hợp với các quy định của GATT, trong WTO các thành viên dù là thành
viên sáng lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp
với các quy định của WTO. Các quốc gia không được phép bảo lưu bất kỳ một điều
khoản nào của Hiệp định Marrakesh.
CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.
12. Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chức liên
chính phủ đều có thể trở thành thành viên của WTO.
Nhận định SAI. Chỉ có quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự
chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định
trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên mới có thể gia
nhập WTO. Các tổ chức liên chính phủ không thể trở thành thành viên của WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.
13. Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO.
Nhận định SAI. Vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều
hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định
Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên cũng có thể trở thành thành viên
WTO. CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.
14. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách thương
mại, có nền kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO.

2
Nhận định SAI. Vùng lãnh thổ được gia nhập WTO chỉ yêu cầu độc lập trong việc
hoạch định chính sách thương mại, hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối
quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các
Hiệp định Thương mại Đa biên chứ không bắt buộc phải có nền kinh tế thị trường.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.
15. Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cả thành
viên của WTO.
Nhận định SAI. Ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương
với tất cả thành viên của WTO mà chỉ đàm phán với thành viên nào yêu cầu đàm
phán.

16. WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành viên gia
nhập.

Nhận định SAI. CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.
Trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế pháp
lý bình đẳng (nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế
là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào thời điểm gia nhập WTO. Trong
WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính
sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của WTO.

CHƯƠNG 3

1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng
các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ
các thànhviên WTO khác.

Nhận định SAI. Vì ngoại lệ điều 24 GATT cho phép các quốc gia thành viên WTO
thiết lập các thiết chế thương mại khu vực. Mà đặc thù của thiết chế TM khu vực cho
hép các QG nội khối thiết chế TM đó phân biệt đối xử với thuế quan nhập khẩu, với
những nhà ngoại khối.

Các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên
hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các
3
điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh hải quan
hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.

2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã
cam kết.

Nhận định SAI. Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu
vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.

3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc.

Nhận định SAI. Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp định GATT 1994 thì không có
quy định nào trong hiệp định này được hiểu là ngăn cản( tức là không có bất kì quy
định nào ngăn cản được Điều XX), vì vậy Điều XX là ngoại lệ được áp dụng cho tất
cả các quy định trong Hiệp định GATT.

4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập
khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.

Nhận định SAI. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng
hóa nhập khẩu giữa các thành viên với nhau. Tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa
hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước là nội dung của nguyên
tắc NT. CSPL: khoản 1 Điều I, khoản 2 Điều 3 GATT 1994.

5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều 20 GATT 1994, các nước chỉ cần
chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến
điểm (j) Điều 20.

Nhận định SAI. Ngoài chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định
tại điểm (a) đến điểm (j) Điều 20, để được hưởng ngoại lệ chung các nước còn phải
chứng minh các biện pháp của mình không theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử
độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn
chế trá hình với thương mại quốc tế. CSPL: phần mở đầu Điều 20 GATT 1994

4
6. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan
(Custom Union) được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng
ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994.

Nhận định SAI. Khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan
(Custom Union) được thành lập phải tuân thủ các điều kiện nội dung (nội biên, ngoại
biên) và hình thức quy định tại Khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định
GATT thì các thành viên của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ không được
hưởng ngay. CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.

7. Trong mọi trường hợp, WTO ra quyết định trên cơ sở đồng thuận.

SAI. chỉ có 3 trường hợp sau mới áp dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch: QĐ thành
lập BHT, QĐ thông qua báo cáo của BHT, QĐ cho phép áp dụng biện pháp trả đũa.

8. Trong GATT, chế độ thương mại áp dụng trong khu vực mậu dịch tự do sẽ
được ưu tiên hơn so với các thỏa thuận trong WTO.

Sai. Vì theo điều 24 Hiệp định GATT mặc dù những chế độ thương mại này sôi động
hơn nhưng nó không làm ảnh hưởng đến QG ngoại khối. Vậy dưới góc độ ưu tiên
làm ảnh hưởng đến quốc gia ngoại khối hơn thì QG ngoại khối đang được bảo vệ bởi
khung pháp lý WTO chứ không phải khu vực tự do mậu dịch.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài tập 1/ Tháng 10/2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO.
Trước yêu cầu của các thành viên , quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế
đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu từ các nước thành vieen WTO
từ 50% ( mức thuế trước khi A gia nhập WTO ) xuống còn 20% . Trong đó , sản
phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm
của các doanh nghiệp của quốc gia B và C

Tháng 12 /2008 , quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương . Theo
hiệp định này , hàng nông sản , may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế
khi vào thị trường B . trong khuôn khổ này , sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B
khi nhập khẩu vào A được miễn thuế nhập khẩu

5
Anh chị hãy cho biết :

1/ Quốc gia A có thể dành co sản phẩm điếu thuốc lá xì gà của B mức thuế 0%
mặc dù thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành
viên WTO là 20% không ? TẠi sao ?

Nếu FTA được thành lập giữa A và B đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
XXIV GATT 1994 thì được. CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định
GATT 1994.

2/ Giã sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương kể trên . Tháng
1/2009, cơ quan y tế của quốc gia A phát hiên ra sản phẩm thuốc lá điếu xì gà
nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp B có hàm lượng khí CO cao hơn mức
tiêu chuẩn , khi kết hợp với hemoglobine dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và
góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút .Trên cơ sở này ,
chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà
của các doanh nghiệp đến từ B . Phản đối quyết định này , chính phủ quốc gia B
cho rằng căn cứ vào quy định của WTO , A không được phép hạn chế nhập
khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO . Với tư cách là chuyên gia về
luật thương mại quốc tế của A .Anh chị hãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi
của mình ?

A được quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh
nghiệp đến từ B nếu chứng minh bằng các bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm
có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobin dẫn đến
hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở
người hút. Ngoài ra, phải chứng minh bất cứ sản phẩm thuốc lá nào từ bất cứ nước
nào có chứa có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn đều bị cấm, không gây
hạn chế thương mại trá hình.

Nếu chứng minh được các điều trên thì A có thể viện dẫn ngoại lệ quy định tại
Điều 20.b Hiệp định GATT 1994

Bài tập 2. J và B là hai quốc gia thành viên WTO, C đang đàm phán gia nhập WTO. J
là một quốc gia xuất khẩu đồ điện tử hàng đầu thế giới. Trong khi đó, B là một nước

6
công nghiệp mới nằm tại Châu Á- Thái Bình Dương; cũng là một thị trường tiêu thụ
hàng điện tử lớn. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của J tới thị trường
của B lên tới 750 triệu USD. Trong những năm gần đây B bắt đầu phát triển quan hệ
thương mại mật thiết với C. Năm 2007, C và B bắt đầu đàm phán ký hiệp định thương
mại tự do song phương (CB- FTA) để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa 2 nước. Hai
doanh nghiệp điện tử lớn của C và B là ASF và Technotronics đã tiến hành đàm phán
hợp tác liên doanh sản xuất hàng điện tử. Họ đề nghị chính phủ 2 nước C và B thiết
lập chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt đối với các linh kiện điện tử và đồ điện tử có
xuất xứ từ C và B, đồng thời tạo cho họ những lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của J
vốn đã có chỗ đứng tại B trong nhiều thập niên qua. Nếu được ưu đãi từ CB-FTA, ASF
và Technotronics cam kết sẽ tăng đầu tư vào ngành sản xuất điện tử để hình thành nên
chuỗi sản xuất của khối; dự án này cũng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và
tạo thêm nhiểu công ăn việc làm cho người lao động của 2 nước.

Đoàn đàm phán của C và B đang cân nhắc áp dụng (i) cơ chế hạn ngạch đối với hàng
điện tử nhập khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm của J trong 5 năm đẩu của CB-FTA,
(ii) áp dụng thuế xuất nhập khẩu 0% cho hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ
từ các nước thuộc CB-FAT. Chính phủ J kịch liệt phản đối đề án này và chỉ ra rằng
nếu áp dụng cơ chế trên sẽ vi phạm Điều I và XI GATT 1994.

1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trong khuôn khổ CB –
FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO không?

Có thể. Hiệp định GATT không cản trở việc thành lập một FTA với những điều kiện thương
mại ưu đãi khi C chưa phải thành viên.

Nếu FTA giữa B và C không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc
chặt chẽ hơn so với mức thuế có hiệu lực vào thời điểm trước khi hiệp định được ký kết,
dành cho thương mại với các bên ký kết không tham gia hiệp định thì B có thể đàm phán
những điều kiện thương mại ưu đãi với C.

7
2. Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứ từ các
nước thuộc CB-FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J có vi
phạm Điều I và Điều XI của GATT như J khẳng định không?

Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứ từ các nước
thuộc CB-FTA là không vi phạm Điều 1 GATT vì mục tiêu của thành lập FTA là tự do
thương mại hơn nữa so với WTO nên áp dụng thuế suất 0% là hợp lý. Tuy nhiên, áp dụng
hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J là vi phạm Điều XI GATT vì nó tạo ra những
quy tắc chặt chẽ hơn so với quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi hiệp định được ký
kết. Trước khi có FTA, sản phẩm xuất xứ từ J không bị áp dụng hạn ngạch nhưng sau khi
thành lập FTA lại bị áp dụng hạn ngạch là trái với Điều XI cũng như khoản 5 Điều XXIV
GATT.

3. Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử cuả mình và của C trong
trường hợp này B có thể và cần cân nhắc những biện pháp thương mại nào?

Có thể giảm tiến tới loại bỏ rào cản thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước tham gia
FTA với Việt Nam.

Bài tập 3. E là một quốc gia xuất khẩu lốp xe hơi hàng đầu trên thế giới. B cũng là
một nước công nghiệp mới nằm tại châu Mỹ La-tinh; cũng là một thị trường tiêu thụ
lốp xe hơi lớn với hơn 50 triệu người sử dụng xe hơi. Một số doanh nghiệp của B đã
hợp tác với LOPe, hãng sản xuất lớp xe hơi hàng đầu của E, để xuất khẩu lốp xe cũ đã
qua sử dụng để LOPe tái chế và sau đó tái nhập khẩu các lớp xe này vảo B để bán trên
thị trường.

Năm 2006-2008, do dịch bệnh sốt rét bùng phát tại nhiều địa phương, chính phủ
của B bị đặt dưới áp lực phải có những biện pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch
bệnh này. Qua một nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu bệnh nhiệt đới thỉ chính
phủ được biết muỗi mang mầm bệnh sốt rét chủ yếu sinh sản ở các vùng động nước
chứa trong các lốp xe phế thải. Căn cứ vào báo cáo này, chính phủ của nước B đã ra
sắc lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E. Tuy nhiên, vẫn cho một số doanh nghiệp
trong nước sản xuất và phân phối lốp xe tái chế vì cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe
tái chế của họ an toàn và sản phẩm của họ ít có khả năng làm nguồn sinh sản của

8
muỗi, không như công nghệ của LOPe. Chính phủ B cũng sẽ phạt các doanh nghiệp
nào lưu giữ, chuyên chở và phân phối lốp xe tái chế không được cấp phép. Chính phủ
B cho rằng biện pháp nêu trên vừa bảo đảm nhu cầu kinh tế của đất nước vừa góp
phần hạn chế dịch bệnh sốt rét.

E và B đều là thành viên WTO từ năm 1995. E dọa sẽ kiện B ra WTO vì B đã vi


phạm Điều III và Điều XI của GATT.

1. Với tư cách là cố vấn pháp lý của Chính phủ B, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau,
nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý:

(i) Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạm nghĩa vụ thành
viên WTO như E nhận định không?

Có vi phạm Điều III, Điều XI GATT vì lệnh cấm nhập khẩu áp dụng lên hàng nhập khẩu từ
B được áp dụng với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. Chính phủ B cho rằng công nghệ sản
xuất lốp xe tái chế của họ là an toàn và sản phẩm của họ ít có khả năng làm nguồn sinh sản
của muỗi, không như công nghệ của LOPe và cho rằng biện pháp nêu trên vừa đảm bảo nhu
cầu kinh tế của đất nước vừa góp phần hạn chế được dịch bệnh sốt rét. Đây chính là sự phân
biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, vi phạm luật WTO.

(ii) Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con người
của Điều XX GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà nước này áp dụng thì phải đáp
ứng những điều kiện gì?

Để áp dụng ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con người của Điều XX GATT 1994, nước B
phải chứng minh được:

- Công nghệ sản xuất lốp xe của E không an toàn và là nguồn sản sinh ra muỗi.

- Việc cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E là hợp lý, không độc đoán, phi lý, không tạo ra hạn
chế thương mại trá hình.

CSPL: Điều 20.b GATT 1994.

2. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ E, anh/chị hãy tư vấn nếu khởi kiện B
thì E cần chứng minh những vấn đề gì? Đâu sẽ là điểm mạnh trong đơn kiện của E?

E cần chứng minh những vấn đề sau:


9
- B vi phạm Điều I và Điều XI GATT 1994.

- Ngoại lệ tại Điều XX.b mà B viện dẫn không được áp dụng vì:

+ Công nghệ sản xuất lốp xe tái chế từ E là an toàn, ít có khả năng sinh ra muỗi.

+ B áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu là hạn chế thương mại trá hình khi không cấm sản
phẩm khác cũng có nguy cơ gây ra muỗi mà chỉ cấm một mình E. Ngoài ra B còn độc
đoán khi cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của E không an toàn trong khi nó an
toàn.

Đây cũng chính là điểm mạnh trong đơn kiện của E. CSPL: Điều XX GATT 1994.

Bài tập 5. A là một nước phát triển, thành viên của WTO. Các doanh nghiệp sản xuất
hàng điện tử của A đóng góp khoảng 10% GDP của quốc gia này. Hai năm 2013-2014
họ cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu từ B và C( cũng là thành viên
của WTO). Thị phần của các sản phẩm điện tử gia dụng nhập khẩu từ B và C đã tăng
từ 30% trong năm 2012 lên 50% trong năm 2013 và 60% trong năm 2014.

Được biết các nhà sản xuất của A phải chịu chi phí sản xuất cao do quy định ngặt
nghèo về bảo vệ người lao động và bảo vệ môi trường, ( VD: mức lương tối thiểu cao,
tiêu chuẩn an toàn lao động cao và các biện pháp kĩ thuật hiện đại để hạn chế mức độ
ô nhiễm.v..v). Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh B và C không bị ràng buộc bởi các
quy định tương tự và còn được chính phủ của họ dành cho các ưu đãi thuế trên cơ sở
kết quả xuất khẩu vì vậy giá bán sản phẩm của họ thấp hơn nhiều.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử của B và C gây ô nhiễm môi
trường của sông Xanh( chảy qua lãnh thổ của ba nước B,C và A nằm ở hạ lưu sông )
cũng gây ra một dòng dư luận bất bình ở A, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã biểu
tình đòi nhà nước phải can thiệp và có biện pháp chống lại B và C, trong đó có việc áp
dụng biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu từ 2 nước này.

Do áp lực của Hiệp hội công nghiệp điện tử, Tổng thống của A, muốn thông qua một
đạo luật cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu hàng điện tử từ B và C vì các quốc
gia này không đặt ra các chính sách về tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường tương tự như A.

10
1. Một quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đối với hàng điện tử của A có
được phép theo quy định của WTO không?

Không được phép. Việc quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đối với hàng điện
tử của A vi phạm Điều I, Điều XI GATT 1994.

2. Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác được phép
trong khuôn khổ khung pháp lý của WTO không? Hãy nêu và phân tích rõ yêu cầu áp
dụng các biện pháp liên quan (nếu có).

Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác như là áp thuế đối
kháng lên sản phẩm nhập khẩu từ B, C vì có dấu hiệu có trợ cấp bị cấm – trợ cấp xuất khẩu.

Chính phủ A cần tiến hành điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong
nước để chứng minh: có trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu trên cơ sở kết quả xuất khẩu), có
thiệt hại gây ra với ngành sản xuất trong nước, có mối quan hệ nhân quả. Nếu xác định có
trợ cấp, A có thể đánh thuế đối kháng và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp
hay thấp hơn mức trợ cấp. CSPL: khoản 3 Điều 6 GATT 1994, Hiệp định SCM.

BÀI TẬP 8. A áp dụng mức thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng nhập khẩu từ B
và C nhưng lại áp dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ D. Điều này
làm cho các nhà sản xuất và xuất khẩu rượu vang đỏ của D không hài lòng vì ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh các mặt hàng của họ so với B và C, đối thủ cạnh tranh khốc
liệt của họ trên thị trường A, điều đó dẫn đến sự sụt giảm thị phần và doanh thu của
họ trên thị trường A. Họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia D có biện pháp
bảo vệ quyền lợi cho họ. D đang cân nhắc khởi kiện A theo cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO. Biết A,B,C,D đều là các thành viên của WTO.

1. Quốc gia D nhờ các anh/chị (các chuyên gia luật thương mại quốc tế) tư vấn cho họ.
Anh/chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này.

Cần chứng minh:

- Rượu vang đỏ và rượu vang trắng là sản phẩm tương tự qua các tiêu chí. (thông thường
các loại rượu vang đều là sản phẩm tương tự).

11
- Có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều 1 GATT: A, B, C, D đều là thành viên WTO
nhưng thuế suất trên cùng sản phẩm tương tự của B, C là 0% trong khi của D là 10%.

Chứng minh được các điều trên là chứng minh được A đã vi phạm khoản 1 Điều 1 GATT.
Cơ hội thành công trong vụ này cao.

2. Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập một khu vực thương mại tự
do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng lộ trình
thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp dụng mức
thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D. Ngoài ra, quốc gia D
cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTO. Anh/chị
hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa ra phản biện của mình.

Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A, B, C được công nhận?

Lập luận của quốc gia A là Sai

Để một FTA được công nhận phải đáp ứng các điều kiện:

- Hình thức: thông báo, cung cấp mọi thông tin theo khoản 7 Điều XXIV GATT

- Nội dung:

+ Nội biên: phải thúc đẩy tự do khu vực theo khoản 4, khoản 8 Điều XXIV
GATT.
+ Ngoại biên: không làm ảnh hưởng tới các nước ngoại khối theo khoản 4, khoản
5 Điều XXIV GATT.

Trong tình huống này, FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTO là chưa đáp
ứng điều kiện về hình thức. Ngoài ra, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp
dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D nhưng sau khi có
FTA mức thuế suất lên 10% là tạo thêm trở ngại cho thương mại của D, vi phạm điều kiện
ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV GATT. Vì vậy, quốc gia A không thể viện dẫn
FTA làm ngoại lệ cho trường hợp này.

3. Giả sử A, B, C thành lập một liên minh thuế quan với biểu thuế chung cho các nước
ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh thuế quan của A, B, C áp dụng mức thuế nhập
khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là 15%. E tham gia vào

12
liên minh thuế quan này nên cũng phải dành mức thuế nhập khẩu đối với D là 15%.
Biết liên minh thuế quan này được WTO công nhận và mức thuế trước đây của E là
10%; trong trường hợp này D có thể khởi kiện E không?

D có thể khởi kiện E vì tuy Liên minh thuế quan (CU) của A, B, C, E được công
nhận nhưng E không đáp ứng điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV
GATT. Việc tham gia CU của E không được tạo thêm trở ngại cho thương mại của D.
Trước đây khi E chưa tham gia CU mức thuế của E với D là 10% nay tăng lên 15%
là ảnh hưởng đến D.

CHƯƠNG VI

1. Tất cả hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG.

Nhận định SAI. CSPL: Điều 1.1aCISG Công ước Viên 1980, vì kể cả hợp đồng đó là
HĐ mua bán hàng hóa quốc tế được kí kết bởi các bên, nhưng các bên này có trụ sở
TM tại các QG không phải là thành viên CISG, mà các nước này cũng không được
chọn áp dụng luật Công ước viên 1980 thì CISG sẽ không điều chỉnh

2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nhận định SAI. Điều 5 CISG 1980 thì nếu HĐ đó ảnh hưởng đến tính mang – sức
khỏe của bên thứ 3, hoặc bất kì 1 người nào đó thì CISG sẽ không điều chỉnh.

3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế.

Nhận định ĐÚNG. Công ước Viên CISG chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, không áp dụng cho hợp đồng gia công quốc tế. CSPL: Điều 1
CISG.

4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG thì công ước sẽ điều chỉnh
hợp đồng của họ.

Nhận định SAI. CSPL: Điều 1 CISG. Trong TH các bên kí các HĐ gia công QT, dịch
vụ QT hoặc các HĐ liên quan đến khía cạnh TM sở hữu trí tuệ mà không phải HĐ
mua bán HH QT thì CISG sẽ không điều chỉnh

13
5. INCOTERMS điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.

Nhận định SAI. Incoterms chỉ qui định ai có những trách nhiệm gì, ai thanh toán
khoản gì, khi nào thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người
mua, khi nào thì giao hàng, cũng như những vấn đề như bảo hiểm, làm thủ tục thông
quan xuất nhập khẩu, và việc phân bổ các chi phí liên quan đến việc giao hàng.
Incoterms không có qui định về quyền sở hữu đối với hàng hóa, không qui định chi
tiết về các nghĩa vụ thanh toán (thời hạn, phương thức, điều khoản đảm bảo thanh
toán, chứng từ thanh toán), không qui định chi tiết về yêu cầu liên quan đến tàu, các
trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng, mất khả năng thanh toán.

6. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận trái với nội dung Incoterms thì toàn
bộ nội dung của incoterms vô hiệu và không thể áp dụng cho hợp đồng.

 Đúng, vì Incoterms là tập quán thương mại quốc tế

7. Các bên có quyên thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng trái với nội
dung của incoterms.

 Sai, vì các bên được quyền ký theo phụ lục hợp đồng để áp dụng Incoterms

8.Theo CISG, trả lời chào hàng làm thay đổi nội dung chào hàng ban đầu thì
cấu thành một hoàn giá.

 Sai, chỉ có những trả lời chào hàng mang tính thay đổi cơ bản theo K3D19 mới
trở thành một chào hàng mới theo K1D19. Nếu thay đổi không mang tính cơ bản thì
được xem là 1 chấp nhận chào hàng căn cứ tại K2D19

9. Theo CISG, trả lời chào hàng có kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm
thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng thì chắc chắn cấu thành một chấp nhận
chào hàng.

 Sai, K2D19 (trừ trường hợp bên chào hàng, trong thời gian không chậm trễ, phản
đối bằng lời nói hoặc gửi thông báo từ chối cho bên được chào hàng; nếu bên chào
hàng im lặng được coi là đồng ý)

14
10. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên kí kết là thương nhân có
trụ sở thương mại tại Việt Nam phải được lập dưới hình thức văn bản.

 Đúng vì Việt Nam bảo lưu Đ 11 CISG

11. CISG áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước thành viên CISG

. Sai, vì kể cả khi HĐ được kí kết giữa các bên có trụ sở TM tại các QG thành viên
CISG những điều 6 CISG 1980 cho phép các bên có quyền loại trừ 1 phần hoặc toàn bộ
nội dung của CISG thì trong TH loại trừ toàn bộ CISG thì CISG sẽ không điều chỉnh.

12. Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở
thương mại tại các nước thành viên CISG thì công ước không được áp dụng để
điều chỉnh hợp đồng này.

 Sai, vì các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng CUV để điều chỉnh hợp đồng này

13. Theo CISG, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong
thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm
những điều kiện bổ sung đó.

 Sai, K2D19 nếu sửa đổi bổ sung không mang tính cơ bản thì được xem là chấp nhận
chào hàng và người chào hàng im lặng được xem là đồng ý. Tuy nhiên nếu sửa đổi bổ
sung mang tính cơ bản thì tạo thành chào hàng mới và cần được trả lời mới được xem
là chấp nhận, nếu im lặng được xem là từ chối (K1D18)

14. Theo CISG, trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hẹn không được coi là
một chấp nhận chào hàng.

 Sai, K1D21 CUV nếu bên chào hàng chấp nhận

15. Theo CISG 1980, một bên trog hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu việc
không thực hiện hợp đồng do bên thứ ba là bên cam kết thực hiện một phần hoặc
toàn bộ hợp đồng.

 Sai, K2 D79 CUV chỉ khi nào bên thứ ba cũng được hưởng miễn trách

16. Nếu các bên thỏa thuận vấn đề hiệu lực hợp đồng sẽ do CISG điều chỉnh.

15
 Sai, Điểm a Đ4 CUV

17. Các điều ước quốc tế là điều luật đương nhiên áp dụng để điều chỉnh quan hệ
các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.

 Sai, chỉ là nguồn luật đương nhiên đối với các quốc gia thành viên

18. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể áp dụng đồng thời
với chế tài hủy hợp đồng.

 Sai, vì 2 chế tài này mâu thuẫn với nhau

19. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không được áp dụng
đồng thời với chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 Sai, K2 D45 CUV; K2D61 CUV

20. Theo CISG, hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa
đổi bằng lời nói.

 Đúng, K2 D29 nếu như trong hợp đồng không bắt buộc phải sửa đổi bằng văn bản và
nếu trong hợp đồng đó không có quy định về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung thì các
bên được sửa đổi bằng lời nói

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Công ty A của Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM giao kết hợp đồng thiết kế một
phần mềm kế toán với công ty B trụ sở tại Bordeaux, Pháp. Theo hợp đồng, B sẽ thiết
kế cho A phần mềm và bảo trì 3 lần. Tổng giá trị hợp đồng là 30.000 euro, được biết
chi phí để bảo trì thông thường cho một phần mềm loại này theo giá thị thường là 100
euro/ hư hỏng. Trong quá trình sử dụng tháng đầu tiên, A đã phải yêu cầu B bảo trì tới
3 lần, đồng thời phát hiện phần mềm này không phù hợp với yêu cầu quy định trong
hợp đồng ban đầu.

Mâu thuẫn xảy ra, các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại
Việt Nam. A yêu cầu áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. B cho rằng hợp đồng này
không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa nên không thể áp dụng CISG.

16
Anh/chị hãy nhận xét lập luận của các bên và giúp trọng tài xác định luật áp dụng
để giải quyết tranh chấp nêu trên

- Xác định đây có phải là hợp đồng mua bán HH hay không? Công ty A thuê công ty B thiết
kế cho A phần mềm nên không phải là HĐ mua bán HH , theo K2D3 CUV1980 mặc dù nó
có đảm bảo yếu tố về chủ thể có địa điểm kinh doanh giữa 2 quốc gia khác nhau nhưng mà
đối tượng của hợp đồng không phải là mua bán hàng hóa nên không áp dụng CUV mà đây
là hợp đồng cung cấp dịch vụ

- Nên lập luận của B là đúng, bên A không có cơ sở.

- Mâu thuẫn của vấn đề này là liên quan đến việc trả hàng vì hàng không có đảm bảo; các
bên tranh chấp với nhau HĐ vì cho rằng phần mềm này không phù hợp với yêu cầu quy
định trong hợp đồng ban đầu.

- Trọng tài sẽ xem xét luật có lợi cho trọng tài và xác định vấn đề tranh chấp đó thuộc lĩnh
vực nào; mà các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam nên áp
dụng Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 để giải quyết tranh chấp nêu trên (K2 D14).

Bài 2. Tháng 7/2017 , Công ty xuất khẩu da Việt Nam (XKD ) giao kết với công ty
Scarpe Italiano – Italia ( SI ) hợp động mua bán 300 tấm da loại tốt , hợp đồng chỉ quy
định giá theo giá trên thị trường Việt Nam vào thời điểm giao kết , hợp đồng đã được
các bên thống nhất và giao kết qua điện thoại . Tuy nhiên , cũng theo hợp đồng , các
vấn đề khác và giá cả có thể thay đổi bởi các bên chiếu giá theo thị trường Việt Nam
vào thời điểm giao hàng . Giám đốc XKD không mong muốn việc áp dụng CISG 1980
vì Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước này . Do sơ suất khi giao kết hợp đồng , các
bên đã không thỏa thuận điều khoản chon luật áp dụng cho hợp đồng

Với tư cách là chuyên viên pháp lý của XKD

Anh / Chị hãy tư vấn cho giám đốc cách thức loại bỏ khả năng áp dụng CISG 1980
trong trường hợp này

Hầu hết các quốc gia đều là thành viên của CISG . Việt Nam và Ý là thành viên của CISG
1980.

17
Việt Nam bảo lưu điều 11, điều 12 và phần 2 điều 29: Về hình thức kí kết hợp đồng. Ở
trường hợp này được giao kết qua điện thoại theo điều 11 thì đã áp dụng hình thức kí kết
HĐ. Nhưng do VN bảo lưu điều 11 CISG 1980 nên VN phải sử dụng Luật TM mà Luật TM
quy định kí kết bằng văn bản Cho nên hình thức kí kết này k phù hợp => chưa giao kết hợp
đồng => loại bỏ khả năng áp dụng CISG => trở về hợp đồng dân sự => vì vậy trong TH này
không cần phải làm gì.

ĐIỀU 6, ĐIỀU 12

Bài 4. Công ty A tại Pháp đặt mua 5000 thùng hàng của Đức thông qua chi nhánh tại
Pháp của công ty B sản xuất với yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu, đóng gói và mang
nhãn hiệu Đức. Sau đó, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ cơ sở sản xuất tại Đức bằng
đường sắt tới trụ sở công ty A tại Pháp. Tuy nhiên, A cho rằng hàng hóa không phù
hợp với mô tả trong hợp đồng nên từ chối thanh toán. Bên bán kiện bên mua ra tòa án
của Pháp. Công ty A cho rằng hợp đồng được giao kết bởi hai công ty được thành lập
theo pháp luật Pháp nên phải áp dụng pháp luật Pháp. Công ty B lại cho rằng hàng
hóa được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và hợp đồng được thực hiện bởi
công ty B có trụ sở tại Đức, do đó phải áp dụng CISG.

Anh, chị hãy nhận xét các vấn đề pháp lý liên quan trong tình huống trên

- Công ty có trụ sở tại Đức nhưng lại có chi nhánh ở Pháp. Như vậy 2 công ty này
giao kết hàng hóa với nhau sau này có tranh chấp thì việc xác định trụ sở thương mại ở 2
nước khác nhau thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước viên. Vậy ở đây, trong
trường hợp này chi nhánh tại Pháp có trụ sở chính tại Đức:

- Không thuộc phạm vi điều chỉnh của CƯV; không đảm bảo yếu tố chủ thể phải có
trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau là quốc gia thành viên. Mặc dù công ty B có trụ sở tại
Đức nhưng chi nhánh là ở tại Pháp và trong trường hợp có nhiều trụ sở khác nhau thì sẽ sử
dụng trụ sở có quan hệ mật thiết nhất đối với hợp đồng này. Đề nêu thông qua chi nhánh tại
Pháp, nên chi nhánh này là người đứng ra thương lượng, đồng ý các điều khoản, ký kết hợp
đồng. Chi nhánh tại Pháp là chủ thể đứng ra đàm phán hợp đồng cho nên chi nhánh này sẽ
được xem là gắn bó với hợp đồng này nhất và 2 trụ sở công ty A và B trong trường hợp này

18
đều được xem là ở tại Pháp cho nên sẽ không áp dụng CUV và chịu sự điều chỉnh theo pháp
luật Pháp.

- Công ty B có chi nhánh tại Pháp tức là có địa điểm kinh doanh tại Pháp do đó theo
điểm a, K1 D1 CUV 1980 thì CUV sẽ không điều chỉnh đối với hợp đồng này

- Hơn nữa, địa điểm kinh doanh "trụ sở thương mại" có liên hệ mật thiết với hợp
đồng này là địa điểm tại Pháp chứ không phải tại Đức

Vì thế nó không đủ các yếu tố thuộc phạm vi điều chỉnh của CUV mặc dù hàng hóa
có vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác

Bài 9. Vào ngày 01/11/2014, A một công ty kế toán - kiểm toán ở Đức nhận được qua
bưu điện 10 cuốn sách dày tên là "Tax made easy". Cùng với sách là thông báo của
nhà xuất bản B có trụ sở tại Hà Lan rằng cuốn sách này sẽ hỗ trợ cho công ty A rất
nhiều trong công việc kế toán - kiểm toán, và nếu A không phản hồi trong vòng 7 ngày
từ ngày nhận được số sách này thì A coi như chấp nhận sách và phải trả 120
euro/cuốn.

Công ty A không muốn mua sách nhưng quên không trả lời nhà xuất bản. Cuối
tháng, A nhận hóa đơn 1.200 euro/10 cuốn sách.

Anh/ chị hãy cho biết theo quy định của CISG, giữa hai bên đã tồn tại hợp đồng
hợp lệ chưa? Tại sao?

- Một lời chào hàng không được đặt ra quy định gò bó (K1D18)

- Trong trường hợp này sự im lặng không được xem là một sự chấp nhận; sự chấp nhận phải
thực hiện một cách rõ ràng bằng một sự tuyên bố hoặc hành vi; hoặc gửi một thông báo
hoặc điện tín, gọi điện thoại để thể hiện sự chập nhận. Tuy nhiên, trừ trường hợp ngoại lệ
theo K3 D18 dựa vào thói quen,thông lệ tiền lệ tập quán 2 bên đã giao kết thì bên B nếu
trình đủ chứng cử, chứng minh được thì sẽ tồn tại HĐ. Một HĐ tồn tại hợp lệ tức là một HĐ
đã được giao kết có tồn tại một sự chấp nhận chào hàng, ở đây không có sự chấp nhận chào
hàng vì sự chấp nhận chào hàng phải được thể hiện bằng một hành vi, hoặc tuyên bố rõ
ràng; sự im lặng không được xem là một chấp nhận chào hàng do đó giữa A và B chưa tồn
tại một cái HĐ

19
Bài tập 10. Ngày 15/9/2012 công ty TNHH A( Trung Quốc) gửi đề nghị giao kết hợp
đồng đến công ty cổ phần B( Nhật) để chào bán 100 màn hình LCD Samsung với giá
X, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/9/2012 ( đến hết 5h chiều giờ Trung Quốc).
Theo đề nghị, nếu B đồng ý, A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày
nhận được chấp nhận đề nghị của B. Ngày 28/9/2012, công ty B đã fax trả lời A với nội
dung đồng ý mua 100 màn hình LCD nói trên và thêm rằng A sẽ giao cho B theo điều
kiện CIF Yokohama INCOTERMS 2000, thời hạn trả lời là 01/10/2012. Nhận được fax
của B, A không trả lời. Đến 3h30 chiều ngày 30/9/2012( giờ Trung Quốc) B quyết định
không mua hàng nữa do giá LCD trên thị trường giảm xuống đột ngột, liền fax sang
cho A.

Đến ngày 05/10/2012, B nhận được thông báo của A theo đó A sẽ giao hàng cho bên
chuyên chở vào ngày 15/10, và hàng sẽ đến cảng Yokohama vào ngày 25/10. Sau khi
nhận được thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từ chối mua hàng của
A. A vẫn cứ tiến hành giao hàng cho B và đề nghị B thanh toán. B không nhận hàng và
từ chối thanh toán.

Anh/Chị hãy phân tích các dữ kiện của vụ việc trên và cho biết A và hoặc B có vi phạm
hợp đồng không theo CISG?

A và B có vi phạm hợp đồng không theo CISG?

Trong tình huống này, A là bên thực hiện chào hàng với đầy đủ điều kiện ở điều 14 CISG
đối với B. Theo đó, nếu B chấp nhận chào hàng này thì A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn
1 tháng kể từ ngày nhận được chấp nhận đề nghị.

Tiếp đó, ngày 28/9/2012, B đã trả lời chào hàng của A bằng 1 bản fax với nội dung đồng ý
mua hàng, nhưng có thêm điều kiện mới, rằng A sẽ giao hàng theo điều kiện CIF Yokohama
INCOTERMS 2000. Điều này được xem là việc từ chối chào hàng và cấu thành một chào
hàng mới theo khoản 1 điều 19 CISG do điều kiện CIF này khi được thêm vào sẽ xác định
lại thời điểm chuyển giao rủi ro là khi hàng đã bốc xuống cảng và khi đó bên bán mới hết
trách nhiệm, gây ra thay đổi cơ bản về nội dung của chào hàng.

Sau đó, khi bên A chưa có phản hồi về chào hàng mới này thì bên B đã fax thông báo quyết
định hủy chào hàng trên vào ngày 30/9/2012. Tuy nhiên, chào hàng của B là chào hàng

20
không thể bị hủy vì nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận chào
hàng. Như vậy, chào hàng của B vẫn có hiệu lực tới 1/10/2012.

Ngày 5/10/2012 B nhận được thông báo chấp nhận chào hàng của A. Chấp nhận chào hàng
này không được gửi tới B trong thời hạn mà đã quy định trong chào hàng.

Nếu A gửi đi chấp nhận này trước ngày 1/10/2012 bằng thư với tốc độ nhanh mà 5/10/2012
B mới nhận được thì chấp nhận chào hàng vẫn có hiệu lực, B không nhận hàng là vi phạm
hợp đồng. Nếu A gửi chấp nhận sau 1/10/2012 thì chấp nhận chào hàng không có hiệu lực,
hợp đồng chưa hình thành, B không vi phạm hợp đồng.

CSPL: Điều 14, khoản 1 điều 16, Điều 19 CISG 1980.

Bài tập 11. Ngày 15/3/2014, công ty A ( có trụ sở tại TPHCM) gửi cho công ty B ( Đức)
một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000USD. Trong đề nghị nêu rõ
thời hạn để B trả lời là 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị này. Đề nghị được gửi
qua đường bưu điện. Ngày 25/3/2014 B mới nhận được đề nghị và ngày 27/3/2014 B
gửi trả lời cho A. Theo đó B đồng ý với đề nghị của A, nhưng quy định thêm điều
khoản theo đó A tự thuê xe vận chuyển hàng. A nhận được thư của B vào ngày
06/04/2014 và gọi điện đến B thông báo chấp nhận yêu cầu của B, nhưng đề nghị giảm
giá hàng. B không đồng ý mức giảm giá đó và đề nghị một mức giá khác. A không
đồng ý và thông báo sẽ để B suy nghĩ trong vòng 07 ngày. Nếu B đồng ý thì giao hàng
cho A trong 7 ngày đó. Hết thời hạn này nhưng B không trả lời.

Anh/Chị hãy cho biết giả sử luật áp dụng là CISG, giữa A và B đã hình thảnh hợp
đồng chưa? B có vi phạm hợp đồng ( nếu có) nếu không giao hàng cho A không?

Chưa hình thành hợp đồng. Việt Nam và Đức đều là thành viên của công ước Viên. Hợp
đồng mua bán hàng hóa trên giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
và các bên không có thỏa thuận loại trừ Công ước Viên nên Công ước Viên sẽ được áp
dụng. CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 1 CISG 1980.

Đề nghị ngày 15/3/2014 của công ty A mua 50 máy tính hiệu Sony giá 65.000 USD được
coi là một chào hàng vì:

- Gửi cho một người xác định: Công ty B.

21
- Có đủ chính xác: Nêu rõ hàng hóa (máy tính) và ấn định số lượng (50 cái) về
giá cả một cách trực tiếp (65.000USD).
- Chỉ rõ ý chí của công ty A muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự
chấp nhận chào hàng đó.
CSPL: Khoản 1 Điều 14 CISG 1980.

Công ty A ấn định trong chào hàng thời hạn để B trả lời là 10 ngày kể từ ngày nhận. Công ty
B đã trả lời sau 2 ngày từ ngày nhận. Tuy nhiên, công ty B chấp nhận chào hàng và bổ sung
điều khoản về vận chuyển thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn chào
hàng. CSPL: Điều 19 14 CISG 1980.

Sau khi nhận được hoàn chào hàng, công ty A thông báo chấp nhận yêu cầu của B nhưng
yêu cầu giảm giá hàng. Như vậy, coi như A từ chối chào hàng của B và cấu thành một hoàn
chào hàng mới.

B không chấp nhận chào hàng của A và đề nghị một mức giá khác là một hoàn chào hàng
mới.

A không chấp nhận yêu cầu của B và đưa ra hoàn chào hàng có ấn định thời hạn trả lời là 7
ngày. Hết 7 ngày B không trả lời thì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận. Giả sử A
và B lần đầu giao kết hợp đồng với nhau, trường hợp này coi như B từ chối chào hàng. Hợp
đồng giữa A và B chưa hình thành nên B không giao hàng cũng không gọi là vi phạm hợp
đồng giữa A và B. CSPL: Khoản 1 Điều 18, Điều 23 CISG 1980.

Bài tập 12. Ngày 10/2/2012 , Công ty A ( có trụ sở chính tại quốc gia G ) gửi tới trụ sở
của công ty C ( pháp nhân đăng kí tại quốc gia H ) đơn đặt hàng mua 8 máy cán giấy
tự động , theo đơn giá và phương thức vận chuyển cụ thể mà công ty C giới thiệu trên
website của mình . trong đơn đặt hàng , công ty A ghi rõ muốn nhận được hồi âm của
C trước 11/3/2012 . Công ty C không có văn bản chính thức thể hiện việc chấp nhận
chào hàng gửi cho A , tuy nhiên đã tiến hành sản xuất máy cán giấy như yêu cầu của A,
sau đó thuê phương tiện vận tải để chở hàng cho A . Ngày 10/3/2012 , khi công ty C
thông báo tàu hàng đã cập cảng và đề nghị công ty A nhận hàng và thanh toán thì
nhận được thông báo của A từ chối nhận hàng vì hai bên chưa kí kết hợp đồng

22
1/ Nếu G là thành viên của CISG 1980 , trong khi H không phải là thành viên CISG
1980 thì hợp đồng giữa A và C có thể chịu sự điều chỉnh của CISG 1980 hay không ?
Tại sao ?

- Hợp đồng giữa A và C không chịu sự điều chỉnh của CISG. Vì công ty A và công ty C có
trụ sở chính tại 2 quốc gia khác nhau là G và H, trong đó, H Không phải là thành viên của
công ước viên 1980. Do đó căn cứ theo điều 1.1a CISG thì Công ước này áp dụng cho các
hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở TM tại các QG khác nhau khi các quốc
gia này là thành viên của Công ước QT. Ở đây H không là thành viên nên không chịu sự
điều chỉnh.

- Hợp đồng giữa A và C chịu sự điều chỉnh của CISG. Vì công ty A và công ty C có trụ sở
chính tại 2 quốc gia khác nhau là G và H, trong đó, G là thành viên của công ước viên 1980.
Do đó căn cứ theo điều 1.1b CISG thì theo nguyên tắc tư pháp quốc tế thì hợp đồng giữa A
và C chịu sự điều chỉnh của công ước viên 1980

- Lựa chọn ( các bên thỏa thuận): Giả sử 2 bên chọn luật G mà G không bảo lưu điều 95 ->
CISG áp dụng or G bảo lưu điều 95 -> CISG không áp dụng

- Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn được CISG áp dụng.

2/ Việc từ chối nhận hàng của công ty A hợp pháp không ? Tại sao ? Được biết trong
quá trình làm việc với nhau từ trước , giữa hai bên đã hình thành một thói quen là C
không cần trả lời chấp nhận mà chỉ cần thực hiện việc giao hàng đúng thời hạn đã
thỏa thuận

Trong trường hợp này 2 bên đã giao kết hợp đồng vì căn cứ theo Đ18.3 CISG thì việc C k
cần trl và thực hiện việc giao hàng đúng thời hạn là thói quen giữa 2 bên. Ngày 10/3 /2012
C giao ( đúng hẹn, tức là trc 11/3/2012) cho nên việc từ chối nhận hàng của A là k hợp pháp

Bài 13. Bên mua là công ty A có trụ sở tại quốc gia X, sau khi xem giày mẫu được cung
cấp bởi ông K là nhân viên của một doanh nghiệp B tại quốc gia Y và cũng là trung
gian thương mại độc lập do doanh nghiệp C có trụ sở kinh doanh tại quốc gia Z chỉ
định đã gửi đơn đặt hàng mua giày của doanh nghiệp này vào ngày 12/8/2015. Đơn đặt
hàng của A được gửi đến cho doanh nghiệp B tại Y, sau đó lại được B chuyển cho C.
Phần người nhận trong đơn đặt hàng là tên của doanh nghiệp B tại Y, không phải là
23
doanh nghiệp C tại Z. Vào ngày 18/8/2015, C có trao đổi với A về mẫu giày và nhận
được lời đồng ý của bên này

Sau khi vận chuyển hàng hóa, C đã gửi hóa đơn cho A yêu cầu thanh toán. Theo
yêu cầu của ông K cho rằng doanh nghiệp của ông có nhờ C sản xuất giày cho đơn
hàng này nên A phải gửi ông tờ séc để tiến hành việc thanh toán. A đã chuyển tờ séc
thanh toán cho công ty B để trả tiền cho C. Tuy nhiên, C không nhận được thanh toán
từ bất cứ bên nào, do đó đã khởi kiện yêu cầu A trả đủ tiền và lãi chậm thanh toán cho
C. Anh/ chị hãy cho biết theo CISG, hợp đồng đã được giao kết chưa và việc giao kết
diễn ra giữa các bên nào?

- Giữa A và B đã tồn tại một lời chào hàng và chấp nhận chào hàng thông qua việc xem giày
mẫu, gửi đơn đặt hàng, gửi tờ Séc thanh toán giữa hai chủ thể là A và B. Sau khi xem giày
mẫu được cung cấp bởi ông A; công ty A đã chấp nhận giao kết thông qua việc gửi đến cho
doanh nghiệp B một đơn đặt hàng. A và B có một giao dịch liên quan đến hàng hóa là giày
(D14 đến D24 CUV)

- Giữa B và C đó không phải là HĐ mua bán hàng hóa; C chỉ định B nên chỉ là quan hệ chỉ
định trung gian thương mại độc lập quảng cáo và nhận hàng dùm. Hợp đồng giữa B và C
không thuộc phạm vi điều chỉnh của CUV.

- Giữa A và C chỉ trao đổi thông tin về màu giày chứ không thể hiện ý định giao kết hợp
đồng, không thể hiện quyền và nghĩa vụ bị ràng buôc theo hợp đồng

Bài 14. Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV và học viên võ thuật, công ty TNHH
dịch vụ MARTIAL ( trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá
400.000 USD , thời hạn giao hàng là ngày 19/01/2013 theo điều kiện EXW - Icoterms
2000.

Ngày 13/01/2013, đình công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/01/2013, khi
đình công chấm dứt , ADIDAS gửi fax cho MARTIAL cho rằng do sự kiện đình công
nên công ty này không sản xuất kịp, vì vậy không giao hàng kịp cho MARTIAL vào
ngày 19/01/2013 như quy định trong hợp đồng. MARTIAL yêu cầu ADIDAS tiếp tục
thực hiện hợp đồng bằng cách cho gia hạn đến ngày 25/01/2013, ngoài ra còn đòi bồi
thường do chậm trễ giao hàng. ADIDAS không đồng ý với yêu cầu này. Hòa giải không

24
thành công, ADIDAS và MARTIAL thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm
trọng tài quốc tế.

Anh/ chị hãy cho biết:

1. Luật nào được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này? Vì sao?

- Luật CUV 1980 sẽ được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này, vì theo D1 CUV
Pháp và Đức là 2 quốc gia thành viên; và 2 công ty này có trụ sở thương mại tại 2 quốc gia
thành viên. Ngoài ra giày thể thao là mặt hàng thuộc sự điều chỉnh của CUV theo Đ2

2. MARTIAL lập luận rằng điều khoản Force Majeure trong hợp đồng quy định rõ
đình công không được xem là căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, ADIDAS cho rằng
vì các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên CISG nên phải tuân theo
điều 79 CISG để xác định miễn trách nhiệm, từ đó ADIDAS cho rằng mình được miễn
trách nhiệm bồi thương thiệt hại và không phải tiếp tục hợp đồng . ADIDAS có thể
được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong
trường hợp này không?

- ADIDAS không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp
đồng trong trường hợp này vì căn cứ theo D79 ADIDAS phải có nghĩa vụ thông báo trong
khoảng thời gian hợp lý (K4D79); ngoài ra trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ đình công
không được xem là căn cứ miễn trách nhiệm nên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
sẽ được ưu tiên áp dụng như vậy ADIDAS không có đủ điều kiện,cơ sở để được hưởng
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp
này

Bài tập 15. Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán
1000 MT cà phê với giá 400 USD/ MT cho doanh nghiệp B ( trụ sở tại singapore), giao
hàng theo điều kiện FOB tại cảng Hải Phòng ( Incoterms 2010) . Thanh toán bằng L/C.
Thời hạn giao hàng từ ngà 15/09 đến 30/09/2014.

Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng: tại Việt
nam đang có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê. Do
đó, A không thể giao hàng kịp theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện tại,

25
doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động bình thường trở lại và sẽ
có thông báo lịch giao hàng cụ thể.

Công ty B không đồng ý với yêu cầu của công ty A giao hàng đúng thời hạn đã
thỏa thuận, nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng
trễ hẹn. Các bên không thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung
tâm trọng tải quốc tế Singapore.

Giả sử luật pháp áp dụng là CISG và hợp đồng không có quy định về điều
khoản miễn trách nhiệm, Anh (chị) hãy chọn bên A hoặc bên B để đảm bảo về quyền
lợi và đưa ra lập luận phù hợp.

- Nếu chọn bên A: Khi áp dụng D79 CUV A sẽ lập luận, bão ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc sản xuất là nằm ngoài khả năng kiểm soát của A mặc dù biết Việt Nam hay có bão
nhưng A cũng không thể tiên liệu được một cách hợp lý về mức độ nghiêm trọng của bão
vào thời điểm giao kết hợp đồng là tháng 6; A sẽ cung cấp các tài liệu để chứng minh rằng
mình đã cố gắng nhưng không thể khắc phục được. Ví dụ: như đã gửi thư chào hàng để nghị
mua hàng với nhiều công ty khác, cung cấp số liệu do bão ảnh hưởng đến vùng đó nên
không thể cung cấp đủ cho B được ; bên A đã thông báo cho bên B ngay khi có bão và cam
kết tiếp tục thực hiện hợp đồng,

Nếu Bảo vệ cho bên B : Giữa A và B có hợp đồng mua bán cà phê, hợp đồng không quy
định điều khoản miễn trách nhiệm.

Hợp đồng giữa A và B quy định thời hạn là giao hàng từ 15/9 đến 30/9 là 15 ngày. Với tư
cách là người bán A phải có nghĩa vụ lường trước được những rủi ro về việc không có hàng
để cung cấp bằng cách dự trữ sẵn hàng hoặc tiếp cận những nguồn hàng khác ngay khi có
thể . Công ty A đã phải có kế hoạch sản xuất và thu hoạch cà phê trước thời gian này. Công
ty A phải lường trước được thời gian này có thể có bão và lo thu gom để kịp giao cho B. Tuy
nhiên, tới ngày 16 công ty A mới thông báo có bão, ảnh hưởng đến thu hoạch nên không thể
giao hạn đúng thời hạn là công ty A đã không thực hiện mọi biện pháp cần thiết ngăn ngừa
thiệt hại xảy ra, không được miễn trách nhiệm theo khoản 1 Điều 89 CISG 1980. Công ty B
có thể yêu cầu bên A phải giao hàng đúng theo thời gian mà trong hợp đồng đã quy định.
Điều này được quy định tại Điều 33 CISG.

26
Người bán (Bên A) phải giao hàng phù hợp với hợp đồng , đúng số lượng, phẩm chất và mô
tả như trong hợp đồng, ở đây là mua bán cafe giữa bên A và bên B. (Điều 35, 35 CISG).

Bên B có thể buộc bên A thực hiện nghĩa vụ theo đúng sự thỏa thuận ở trong hợp đồng giữa
2 bên. Nếu bên A không thực hiện đúng theo hợp đồng, thì bên B có thể đòi bồi thường thiệt
hại do bên A chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. CSPL : Điều 45 46 47 CISG

Bài 16 Công ty C ( trụ sở tại Thụy Sĩ) ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trẻ em với
công ty D ( có trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF – Incoterm 2000. Theo hợp
đồng, thời hạn giao hàng là ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã kí với công ty
C, công ty D đã ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với công ty E ( có trụ sở thương mại
ở Hungary).

Tình huống 1: giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã đã quy
định trong hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C, C yêu cầu
bồi thường thiệt hại. D không đồng ý vì việc họ không giao hàng được đúng hạn vì
người thứ 3 là E không thực hiện việc giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm của
anh (chị) về vấn đề này.

- Căn cứ K2 D79 CUV. D phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì giao hàng trễ hạn
bởi vì E không giao hàng cho D không được xem sự kiện miễn trách

Vì trường hợp này không phải sự kiện bất khả kháng

Và E cũng không được miễn trách

Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền
sản xuất bị hư hỏng thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với
C không? Nghĩa vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được
phân chia thế nào?

- D cũng không được miễn trách vì dây chuyền sản xuất bị hỏng là việc có thể kiểm soát
được hoặc có thể khắc phục được do đó E không được hưởng miễn trách nên đó D cũng
không được miễn trách. (K2D79)

- D phải trả cước phí vận chuyển, mua phí bảo hiểm và giao hàng cho C tại cảng của Mỹ
(CIF của Incoterm)

27
Tình huống 3: Giả sử hàng hóa của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời
hạn. Nhưng trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho C đến Thụy Sĩ thì gặp bão nên
đến 30/01/2010 hàng hóa của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường
hợp này thế nào?

Biết rằng Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG. Áp
dụng CISG để giải quyết vụ việc trên.

- Để được miễn trách vì sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải:

+ Sự kiện ngoài tầm kiểm soát

+ Sự kiện không lường trước được

+ Sự kiện không thể khắc phục hoặc tránh được

+ Sự kiện bão là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm nghĩa vụ (giao hàng chậm)

Ở đây, Bão là sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát, việc gặp bão là không lường trước được,
việc gặp bão có thể tránh hoặc không tránh được, nhưng việc khắc phục thì rất khó. Nên
trường hợp này do bão mà hàng đến chậm. Nên D không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại vì đã chuyển giao rủi ro khi giao hàng đến trễ. Đồng thời D phải thông báo ngay
về sự kiện đang gặp. Tuy nhiên D vẫn phải chịu trách nhiệm về những pháp lý khác.

Bài 17. Công ty dược Việt Nam (DVN) giao kết hợp đồng mua lá thuốc với công ty
CRM có trụ sở tại Pháp. Được biết nhà cung cấp duy nhất của công ty DVN là công ty
Ling Sun có trụ sở tại Trung Quốc. Theo hợp đồng, mỗi quý trong năm 2017, DVN sẽ
giao cho CRM 01 tấn lá thuốc với giá 300 triệu VNĐ/ tấn. Tháng 6/ 2017, chính phủ
Trung Quốc nhận thấy dược tính cao của loại lá thuốc cũng là đối tượng của hợp đồng
giữa DVN và CRM nên đã hạn chế xuất khẩu loại lá này. Công ty Ling sun do đó chỉ
có thể cung cấp cho DVN một số lượng ít (100kg) mỗi tháng. Vì vậy DVN ngay lập tức
thông báo tình hình và nêu lý do mình không thể giao hàng cho CRM. CRM nắm rõ
tình hình, ngay sau khi nhận được thông tin về lệnh hạn chế xuất khẩu lá thuốc từ
Trung Quốc, giám đốc CRM đã điện thoại cho DVN đề nghị thay đổi hợp đồng theo đó
DVN sẽ chỉ cung cấp cho CRM 300kg thuốc mỗi quý. Bên DVN đồng ý với các thay đổi
được nêu trong cuộc điện thoại. Tuy nhiên sau đó, DVN đã không thực hiện việc giao
hàng này. CRM đã kiện DVN ra tòa án nhân dân TP.HCM.
28
Anh (chị) hãy cho biết DVN có được miễn trách nhiệm đối với việc không giao
hàng hay không? ( căn cứ theo pháp luật Việt Nam và CISG)

- DVN công ty dược Việt Nam không được miễn trách nhiệm đối với việc không giao hàng;
vì các bên đã thỏa thuận sửa đổi hợp đồng giao 300kg thuốc mỗi quý nhưng công ty dược
Việt Nam vẫn không thực hiện; mà không có bất kỳ sự thông báo nên sẽ không được miễn
trách (D79 CUV)

- Giả sử trong HĐ của công ty VN và Pháp có yêu cầu sửa đổi bằng văn bản nhưng các bên
đã có hành vi thống nhất sửa đổi hợp đồng qua điện thoại do đó các bên bị ràng buộc bởi
các thay đổi này và doanh nghiệp VN vẫn vi phạm nếu không giao hàng

- Giả sử các bên không chứng minh được đã có sự thống nhất thay đổi trong điện thoại; thì
công ty dược VN vẫn phải có nghĩa vụ khắc phục bằng cách thiện chí giao 300kg thuốc mỗi
quý ( D79 CUV và D294 Luật TMVN)

Bài 18. Công ty Costa del cocoa Brasile (CCB) có trụ sở Rio de Janero, Brazil giao kết
hợp đồng cung cấp 1000 tấn ca cao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate
Neuhaus (BCN) có trụ sở tại Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia làm 4 đợt chia đều cho 4 quý
trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp được 500 tấn cacao cho công ty BCN cho tới
tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng khô hạn nên đã gây cháy rừng trên
diện rộng tại Brazil. Công ty CCB ngay lâp tức thông báo cho BCN về tình hình này
và tuyên bố thời gian giao hàng sẽ sẽ có thể bị dời lại so với thoả thuận ban đầu. Trên
thực tế với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brazil, CCB biết rằng nguy cơ
cháy rừng ở quốc gia này vào mùa hè rất cao nên đã luôn chuẩn bị sẵn sàng trong kho,
chất lượng hàng này đủ điều kiện giao hàng cho BCN. Mặc dù vậy, nhưng 2 quý sau
của năm 2016, không có thêm một lô ca cao nào được vận chuyển đến người mua.
Công ty BCN sau đó đã đưa vụ việc ra trọng tài ICC để giải quyết. Trong phiên trọng
tài, công ty CCB viễn dẫn sự kiện cháy rừng vào tháng 7/2016 để làm căn cứ miễn
trách nhiệm giải thích cho việc không tiếp tục giao hàng cho BCN.

Anh (chị) hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách nhiệm trong trường hợp này
hay không, căn cứ theo quy định của CISG.

29
- CCB không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này Vì sự kiện cháy rừng này có thể
tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc có thể khắc phục được bằng chứng là
CCB đã luôn chuẩn bị hàng sẵn ở trong kho tuy nhiên đã không cố gắng giao hàng cho BCN
làm cho BCN bị thiệt hại nên CCB phải bồi thường (K1D79 CUV)

Bài tập thêm 1: Công ty ABC của Việt Nam chào hàng để bán một số túi da cho công
ty DEF của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm
gửi đi (ngày 5/1/2007). Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/ 2007, công ty DEF
chấp nhận các điều kiện của chào hàng, chỉ thay đổi nội dung liên quan giải quyết
tranh chấp là trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC).

1, Trả lời của DEF có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
Trả lời của DEF không được xem là một chấp nhận chào hàng.Vì: Theo điều 18 –
điều 24 của công ước 1980 CISG quy định chấp nhận chào hàng là sự chấp nhận toàn
bộ nội dung của chào hàng. Bất kì sự thay đổi, bổ sung nào với chào hàng ban đầu
đều được xem như sự từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới, trừ phi các nội
dung mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban đầu. Các yếu tố bổ
sung hay sửa đổi liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đều được coi là biến đổi
một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
DEF đã thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp, do đó được coi là biến đổi
một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Vì vậy trả lời của DEF không được xem là
chấp nhận chào hàng.
(Khoản 2 điều 19 CISG 1980)

2, Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng nhưng ABC lại nhận
được vào ngày 28/1 thì đây có phải là chấp nhận chào hàng không?
Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng, nhưng ABC lại nhận được vào
ngày 28/1 thì đây không phải là chấp nhận chào hàng. Vì: Theo Khoản 1 Điều 390
BLDS 2005 Đề Nghị giao kết được chấm dứt khi: hết thời hạn trả lời chấp nhận mà
chưa nhận được Chấp Nhận của Bên Được Đề Nghị. Trên thư chào hàng của ABC
ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày, tức có hiệu lực đến ngày 20/1. Đến ngày 28/1
thì đã hết thời hạn trả lời chấp nhận mà ABC mới nhận được Chấp nhận của DEF. Do
đó, đây không phải là chấp nhận chào hàng.
Tuy nhiên, theo điều 397 BLDS 2005: Chấp Nhận vẫn có hiệu lực nếu đến chậm vì
lý do khách quan với điều kiện Bên Đề Nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan
30
này. Tức, vì một lý do khách quan nào đó mà trả lời của DEF đến chậm, và lý do đó
được ABC chấp nhận, thì đây được coi là chấp nhận chào hàng.
3, Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào
ngày nào?
Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày
10/01/2007. Theo điều 23, công ước 1980: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc
sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Ngày 10/1 DEF nhận được chào hàng và chấp
nhận chào hàng, tức ngày 10/1 chào hàng có hiệu lực, hợp đồng được coi là đã ký
kết.

Bài tập thêm 2: Công ty A của Việt Nam giao kết với Công ty B của một quốc gia thành
viên của CISG hợp đồng mua bán da loại tốt, hợp đồng chỉ quy định giá theo giá trên
thị trường Việt Nam vào thời điểm giao kết.

Tuy nhiên, cũng theo hợp đồng, các vấn đề khác và giá cả có thể thay đổi bởi các
bên chiếu theo giá thị trường Việt Nam vào thời điểm giao hàng. Giám đốc của A
không muốn áp dụng CISG vì Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước này. Do sơ suất
khi giao kết hợp đồng, các bên đã không thỏa thuận điều khoản chọn luật để áp dụng
cho hợp đồng.

Giả sử anh/chị là chuyên viên pháp lý của A, hãy tư vấn cho A cách thức loại bỏ
khả năng áp dụng CISG trong trường hợp này

- Giả sử CUV có hiệu lực đối với 2 bên; Tư vấn: Đàm phán, thương lượng để thỏa thuận
soạn 1 Phụ lục Hợp đồng để loại trừ hiệu lực của CUV theo quy định tại D6 CUV1980.
Nếu không có thỏa thuận thì phải áp dụng CUV; đối với trường hợp này việc viễn dẫn đến
luật của 1 nước thứ 3 đó không được xem là một sự ngầm loại trừ, cho nên sự thỏa thuận
đến nước thứ 3 không có hiệu lực nếu 2 nước đều thành viên của CUV. Một sự thỏa thuận
lựa chọn luật của một nước thứ ba sẽ không được xem là sự phù hợp với Điều 6 không được
hiểu là một thỏa thuận ngầm loại trừ hiệu lực của CUV

Bài tập thêm 3: Công ty VILIX của Việt Nam chào hàng để bán một số mẫu túi da cho
công ty HAGU của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong trong vòng 15 ngày
từ thời điểm gởi đi (ngày 5/1/2013).

31
Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/2013, công ty HAGU đã gửi thư trả lời với
nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (IIC).

Giả sử CISG 1980 được áp dụng trong tình huống này, hãy cho biết:

a. Trả lời của HAGU có được coi là một chấp nhận chào hàng hay không?

Trả lời của HAGU không được coi là một chấp nhận chào hàng mà được coi là từ
chối chào hàng và cấu thành một hoàn chào hàng. Bởi lẽ, trả lời của HAGU có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng điều khoản sửa đổi liên quan đến sự giải
quyết tranh chấp, được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của
chào hàng. CSPL: Khoản 1, khoản 3 Điều 19 CISG.

Ðiều 19:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng
những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và
cấu thành một hoàn giá.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến
phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách
nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm
biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.)

b. Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận
được vào ngày 28/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?

Chấp thuận chào hàng của HAGU không được gửi tới VILIX trong thời hạn mà
VILIX đã quy định trong chào hàng nên không phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, chấp nhận
chào hàng muộn này cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu VILIX thông báo miệng
không chậm trễ cho HAGU hoặc gửi cho HAGU một thông báo về việc đó.

Ngoài ra, nếu thư do HAGU gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ
rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã
đến tay VILIX kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ

32
phi không chậm trễ VILIX thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho HAGU
biết VILIX coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

CSPL: Khoản 2 Điều 18, Điều 21 CISG.

Ðiều 18:

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận.
Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới
người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời
hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết
của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào
hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt
buộc ngược lại.

Ðiều 21

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu
người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi
cho người này một thông báo về việc đó.

2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự
chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự
chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ
được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo
miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi
chào hàng của mình đã hết hiệu lực).

c. Giả sử trả lời của HAGU là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào
ngày nào?

Giả sử vào ngày 10/1/2013, công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận
các điều kiện của chào hàng của VILIX. Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp
nhận chào hàng có hiệu lực.

33
Trường hợp 1, VILIX nhận được chấp nhận trong trong vòng 15 ngày từ thời điểm
gởi đi thì chấp nhận chào hàng này có hiệu lực từ khi VILIX nhận được chấp nhận. Hợp
đồng cũng được coi là đã ký kết kể từ lúc VILIX nhận được chấp nhận.

Trường hợp 2, VILIX nhận được chấp nhận không trong thời hạn mà người này đã
quy định trong chào hàng, chấp nhận chào hàng không phát sinh hiệu lực, hợp đồng chưa
được ký kết.

CSPL: Khoản 2 Điều 18, Điều 23 CISG.

Ðiều 18:

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận.
Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới
người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời
hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết
của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào
hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt
buộc ngược lại.

Ðiều 23:

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu
theo các quy định của công ước này).

34

You might also like