You are on page 1of 78

TẬP TÀI LIỆU MÔN

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


(TẬP TÀI LIỆU BÀY BAO GỒM 2 PHẦN: PHẦN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TỪ TRANG 2 VÀ
PHẦN THAM KHẢO TỪ TRANG 54)

1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO
a. Hiệp định WTO: Trang 3
b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT: Trang 6
c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA: trang 14
d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM: trang 19
e. Hiệp định tư vệ - SA: Trang 25
f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU: trang 27
2. Quy định Pháp luật Quốc gia: trang 36
3. Công ước Viên 1980: trang 45

PHẦN THAM KHẢO :


4. Các vụ tranh chấp :

Vụ cá da trơn : Trang 56
Vụ Ngũ cốc : Trang 57
Vụ Trợ cấp máy bay : Trang 58
Vụ Thép : trang 59
Vụ đồ uống có cồn : trang 60
Vụ Táo, Hoa kỳ - Nhật bản, trang 61
Vụ Thịt bò, Hàn Quốc – Hoa kỳ Trang 62
Vụ Công nghiệp ôtô, Hoa kỳ - Indonêsia Trang 64
Vụ Xăng nhập khẩu, Venezuela – Hoa kỳ, trang 66
Vụ cá hồi, Nauy, trang 68
Vụ cá hồi, Chile, trang 70
Vụ Thịt bò và gạo, Mexico trang 72
5. Mẫu Hợp đồng: Trang 74
6. Mẫu Bản án: trang 94
7. Incoterms 2000: trang 104
8. Bài đọc vụ kiện tự vệ của Việt nam : Trang 106
9. Danh sách quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường : trang 108
10. Thống kê các vụ kiện : trang 109
11. Bài đọc tham khảo : trang 113
PHẦN 1:
Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại
Thế giới – WTO

1. HIỆP ĐỊNH MARAKESH THÀNH LẬP

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Điều I - Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”).

Điều II - Phạm vi của WTO

1.WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành
viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời
gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này.

2.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới đâỵ được gọi là
"Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời Hiệp định này và ràng buộc
tất cả các Thành viên.

3.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được gọi là "Các
Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời khỏi Hiệp định này và ràng
buộc tất cả các Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên không tạo ra
quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng.

4.Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ lục 1A (dưới
đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là "GATT 1947") đã được chỉnh lý, sửa
chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối cùng được thông qua tại buổi bế mạc phiên họp lần thứ
hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm.

Điều IV - Cơ cấu của WTO

1. Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành viên. Hội nghị
Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực thi những
chức năng này. Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng có quyền đưa ra những
quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các
yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên
có liên quan.

2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian
giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng
đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội

2
đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các ủy
ban quy định tại khoản 7 Điều IV.

3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh
chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần
thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.

4. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan Rà soát
Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại có thể có
chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành
trách nhiệm của mình.

5. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là “Hội đồng TRIPS”), sẽ
hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng Thương mại Hàng hoá sẽ giám sát việc thực
hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A. Hội đồng về Thương mại Dịch vụ sẽ giám
sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ (dưới đây được gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (dưới đây được gọi tắt là “Hiệp định
TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định
riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui tắc về thủ
tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở
cho đại điện của các nước Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện
các chức năng của mình.

Điều IX - Quá trình ra quyết định

1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT 1947 [1]. Trừ khi
có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải
quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng và Đại
Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu. Nếu Cộng đồng Châu âu thực hiện quyền bỏ phiếu
của mình thì họ sẽ có số phiếu tương đương số lượng thành viên của Cộng đồng [2] là Thành viên của
WTO. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp định Thương mại Đa biên có
liên quan[3], các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số
phiếu.

Điều XI - Thành viên sáng lập

1. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng Châu
âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên với các Danh mục nhượng bộ và
cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS sẽ trở
thành Thành viên sáng lập của WTO.

2. Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ
trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng
lực quản lý và thể chế của mình.

Điều XII - Gia nhập

3
1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc
điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và các Hiệp
định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa
quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định
này và các Hiệp định Thương mại Đa biên kèm theo.

2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều khoản
gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ trưởng.

3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp định đó.

Điều XV - Rút lui

1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi đó sẽ áp dụng
cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng
kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó.

2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh theo các quy
định của Hiệp định đó.

Danh sách các Phụ lục của Hiệp định Marrakesh

thành lập Tổ chức Thương mại thế giới


Phụ lục 1

Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa phương về thuơng mại trong lĩnh vực hμng hoá

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994

Hiệp định về nông nghiệp

Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiệp định hμng dệt may

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994

Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994

Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hμng

Hiệp định về quy chế xuất xứ

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

4
Hiệp định về tự vệ

Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các Phụ lục

Phụ lục 1C: Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Phụ lục 2

Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp

Phụ lục 3

Cơ cấu Rμ soát chính sách thương mại

Phụ lục 4

Các hiệp định nhiều bên

Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng

Hiệp định về mua sắm của chính phủ

Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa

Hiệp định quốc tế về thịt bò

5
2. GATT 1994
Điều I

Đãi ngộ tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia phổ biến

1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất
khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế
hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội
dung đã được nêu tại đoạn 2 và đoạn 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được
bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác
sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một
cách không điều kiện.

Điều III*

Đãi ngộ quốc gia về thuế và quy tắc trong nước

1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu
tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc
định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác
định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*

Điều VI:Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng

1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, với việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh
trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm, phải bị lên án nếu việc
đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết hay
thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành công nghiệp nội địa. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản
phẩm được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của
nó, nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác

(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong tiến trình thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm
mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc

(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức

(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong
tiến trình thương mại thông thường, hoặc

(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức tính hợp lý chi phí bán hàng và
lợi nhuận.

Trong mỗi trường hợp sẽ có chấp nhận một cách thoả đáng sự khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng,
khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.

2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ
một sản phẩm phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ phá giá của sản

6
phẩm đó. Nhằm mục đích áp dụng điều khoản này, biên độ phá giá là sự chênh lệch về giá được xác định phù
hợp với các quy định tại đoạn 1.*

3. Không một khoản thuế đối kháng nào được đánh vào một sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một bên
ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ
cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại
nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, kể cả mọi khoản trợ cấp đặc biệt với việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật
ngữ thuế đối kháng sẽ được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi
hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.

4 Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký
kết khác sẽ bị đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương
tự đã phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.

5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký
kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh phá giá hay trợ
cấp xuất khẩu.

6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ
lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp, thực sự đã gây ra hoặc
đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trong nước đã được thiết lập hay làm
thực sự làm chậm trễ việc lập nên một ngành công nghiệp trong nước.

(b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) đoạn này, cho phép một bên ký
kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục
đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất với một ngành công
nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết
nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) thuộc đoạn này,
cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay
đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất
khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm.

(c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu để chậm có thể gây ra tổn hại khó có thể khắc phục được,
một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại tiết (b) của đoạn này mà không cần
được Các Bên Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải báo cáo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết và khi Các
Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.

7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm sơ cấp
trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với
giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn
hại vật chất hiểu theo ý của đoạn 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi
tham vấn thấy rằng:

(a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá so sánh bán sản
phẩm tương tự cho người mua trong nước, và

(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do nào khác, không
dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký
kết khác.

Điều X: Công bố và quản lý các quy tắc thương mại


7
1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký
kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan
tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh
toán tiền hàng xuất nhập khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định,
trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố khẩn trương bằng cách
nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định có tác động tới thương mại quốc tế đang có
hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào
cũng sẽ được công bố. Các quy định của điều khoản này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải tiết
lộ thông tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi công cộng hoặc gây tổn
hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư nhân.

Điều XI: Triệt tiêu chung các hạn chế số lượng

1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra
hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay
bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.

Điều XVI Trợ cấp

Tiết A - Trợ cấp nói chung

1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành cho hưởng hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ cho
các khoản thu hay giá cả, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của
bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho
Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản
phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn đến
cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại
nặng nề về quyền lợi của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên
ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.

Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.

2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp với xuất khẩu một sản phẩm có thể dẫn
tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu; rằng việc đó có thể
gây rối loạn trái quy tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu
được đề ra trong Hiệp định này.

3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh thực hành trợ cấp với xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Tuy
nhiên nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó, có tác dụng
tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc
tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại
quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng như mọi
nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*

4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các bên ký kết sẽ
ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm
nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người
mua trên thị trường trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng
diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp
mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.
8
5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều khoản này
nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục
tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại
hay tới quyền lợi của các bên ký kết.

Điều XIX

Biện pháp khẩn cấp với một sản phẩm riêng biệt

1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được của các tình huống và do kết quả của
những cam kết, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản
phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với các điều kiện đến mức
gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp
cạnh tranh trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ
hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiêt
để dự liệu và khắc phục tổn hại đó.

b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là
đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại tiểu đoạn a) của đoạn
này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những
sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng
hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang
nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân
nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và
khắc phục tổn hại đó.

Điều XX

Các ngoại lệ chung

Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán
hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc
tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp
dụng các biện pháp:

a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;

b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ;

c) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của Hiệp định
này, như là và ví dụ như luật pháp quy tắc có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu
lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo đoạn 4 điều II và điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền,
thương hiệu và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự thực hành thương mại sai trái;

e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;

f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;

9
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng
hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;

h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với
các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các
Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*

i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết
yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực
hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất
khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp
định này về không phân biệt đối xử;

j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại
một dịa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký
kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không
tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do
áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét
lại tính cần thiết của quy định thuộc tiểu đoạn này.

Phần thứ III

Điều XXIV

áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu

Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do

1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của các bên ký kết
cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp định này và theo tinh thần
của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh
thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết, chỉ thuần tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo
lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết
đơn lẻ nào quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của
Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII hay
phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.

2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu là bất cứ lãnh
thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế thương mại riêng biệt được
áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác.

10
3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản

(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi
cho trao đổi vùng biên giới;

(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những lợi thế
thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình được
ký sau Thế Chiến II.

4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp định
được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp định
đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do
phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở
ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.

5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một liên minh
quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một
liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên, với bảo lưu rằng

(a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một
liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan thuế hay khi ký kết hiệp
định tạm thời xét về tổng thể không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những
quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập
ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh dành cho
thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh hay không tham gia
hiệp định.

(b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời nhằm lập
ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành viên và được áp
dụng với thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định
đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các
quy tắc điều chỉnh thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương
ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký hiệp
định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và

(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế hoạch và một
chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do trong một thời
11
hạn hợp lý.

6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức thuế một
cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều XVIII sẽ được áp
dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do mức giảm thuế tương ứng với
thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh.

7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do hay
một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu dịch như vậy, bất kỳ
bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin
cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết
tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết.

b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời đã nêu tại
khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc đúng mức đến các thông
tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không
thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn
đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên
sẽ có khuyến nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các
khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định
nữa.

c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại điểm c)
của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các bên ký kết liên
quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm trễ không chính đáng sự
hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do.

8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:

a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng một lãnh thổ
quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là

(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế (ngoại trừ,
trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều XI,
XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa
các lãnh thổ hợp thành liên minh, hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao
đổi hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này;
12
(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được từng thành
viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên ngoài là thống
nhất về nội dung;

b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế
mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn
chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ
bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu
dịch tự do.

9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của việc thành lập
liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt tiêu hay điều chỉnh bằng
cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp
dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b)
được tuân thủ.

10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận những đề
nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với điều kiện quyết định
như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do đúng ý nghĩa
của điều khoản này.

11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước độc lập và
thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, các bên ký kết đồng
ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký những hiệp định đặc biệt về thương
mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.*

12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình để các
chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định của Hiệp định này.

Điều XXXIII :Gia nhập

Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động
nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được
Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều
kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo đoạn này
được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.

13
3. HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VI CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG
VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI - GATT (1994)
Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau:

Phần I

Điều 1

Các nguyên tắc

14
Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều VI của
GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu [1] và tiến hành theo đúng các qui định
của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một
hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá.

Điều 2

Xác định việc bán phá giá

2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất
khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so
sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường.

2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện
thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó
không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng
hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ [2], biên độ bán phá giá sẽ được
xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu
sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện,
hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một
khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.

2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang
một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định
và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể
được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không
được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan
có thẩm quyền[3] quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo
dài[4] với một khối lượng đáng kể [5] và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một
khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại
cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều
tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.

2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức
giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó
có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức
giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản
phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều
kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do
cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.

2.4…

15
2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà
được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng
hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có
thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng
hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản
phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể
đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.

2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm giống
hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường
hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng
có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.

2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại Phụ
lục I của GATT 1994.

Điều 5

Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo

5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có
tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi
ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước
hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.

5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá, (b)
sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn giải tại
Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại
đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng
chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này. …

5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được
đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình
điều tra hay không.

5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm
quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối [13] với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu
cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước. [14] Đơn yêu cầu sẽ được coi là được
yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này
được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm
bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ

16
không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản
lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không
công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ
và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính
phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan.

5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra
mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ
quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan
hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.

5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết định có
bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày không muộn hơn
ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định này.

5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ
ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá
hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều
tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán
phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được
bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là
không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu
bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một
nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại
trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới
3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

5.9 …

5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và
trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Điều 11

Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá

11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các
trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.

11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong
trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các
thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại [21], với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi
chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm
quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của
việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay
loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có
thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng
áp dụng ngay.
17
11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn
hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà
soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản
này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có
thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại [22], sau khi tự tiến hành
rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập
theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế
chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.

Điều 15

Các Thành viên đang phát triển

Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình
đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống
bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp
xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng
tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển.

...

4. HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP


ĐỐI KHÁNG
Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

18
Phần 1: Những quy định chung

Điều 1

Định nghĩa trợ cấp

1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:

(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ
của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:

(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay,
hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền
vay);

(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi
tài chính như miễn thuế )[1];

(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc
mua hàng ;

(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư
nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những
chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân
này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.

hoặc

(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của
Hiệp định GATT 1994;

(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.

1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại Phần
II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy định tại
Điều 2.

Phần II: Trợ cấp Bị Cấm

Điều 3

Những quy định cấm

3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định nghĩa
tại Điều 1 sẽ bị cấm:

19
(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế [4], dù là một điều kiện riêng
biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả
những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5];

(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều
kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.

3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1.

Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng

Điều 5

Tác động nghịch

Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của
Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:

(a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11];

(b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp
hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những quyền lợi có
được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định GATT 1994[12];

(c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13].

Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định
nông nghiệp.

Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng

Điều 8

Xác định những trợ cấp không thể đối kháng

8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23]:

(a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;

(b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều kiện
nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.

8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ cấp không
thể đối kháng:

(a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao học
hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện. Nếu[24], [25], [26] :

20
sự hỗ trợ không chiếm[27] quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp [28] hoặc 50% chi phí cho
phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29], [30].

và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:

(i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán bộ
hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);

(ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và
thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng cho hoạt
động nghiên cứu;

(iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn
toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê bên ngoài,
hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ;

(iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động nghiên
cứu;

(v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung
cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu;

(b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương trình
chung phát triển vùng[31] và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa của Điều 2)
trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện là:

(i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ
ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được;

(ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu
chí vô tư và khách quan [32], nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ
những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu thức đó phải được
nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho
phép kiểm tra;

(iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh tế
dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:

- một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia
đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính theo đầu
người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu nhập trung bình của vùng
lãnh thổ liên quan;

- chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức thất
nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính toán trong thời
kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một yếu tố phức hợp hay bao gồm
nhiều yếu tố khác.

(c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có [33] cho phù hợp với
yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải
chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều kiện sự hỗ trợ đó:
21
(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và

(ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và

(iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ,
những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và

(iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm
tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết
kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và

(v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy
trình sản xuất mới.

8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo trước cho ủy
ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các Thành viên
khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí quy định tại
khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật mới nhất của các
thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung cấp thông tin về tổng số
chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền yêu cầu thông tin về những
trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông báo[34].

Điều 11

Khởi tố và tiến hành điều tra

11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động
của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc thay mặt
cho một ngành sản xuất trong nước.

11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ cấp
và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được
giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại
được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về bản chất thì không thể được coi là
đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu
cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây:

(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản
xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp
nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản
xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản
phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự)
và trong chừng mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản
phẩm tương tự mà những nhà sản xuất này sản xuất ra

22
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những
nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản
xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã
biết.

(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.

(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất
trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của trợ cấp; bằng
chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối lượng nhập khẩu hàng
có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị
trường trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất
trong nước, được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện
tình trạng của ngành sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4
Điều 15.

11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được cung
cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.

11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm quyền,
trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm
tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi [38] hoặc nhân danh ngành sản xuất
trong nước[39]. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước
nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất
sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên,
việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó
không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.

11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra quyết
định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày không chậm
hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định của Hiệp định này.

11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được xuất
khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định này vẫn
được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất
xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.

11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ quan
có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến
hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu
được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được
chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn
1% ị giá trị của sản phẩm.

11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong
mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.

23
Phần viii : các Thành viên đang phát triển

Điều 27

Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển

27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một Thành
viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng:

(a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo trị giá
trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc

(b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành viên đang
phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập
khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.

27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp xuất
khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối với các
Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là 3% thay cho
2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo cho Uỷ ban, và còn
được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu.
Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.

27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không đáng kể
hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.

5. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ


Các Thành viên thoả thuận như sau:

Điều 1

Quy định chung

Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa các biện
pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.

Điều 2

Các điều kiện


24
1. Một Thành viên[1] có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó
đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của
mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể
gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản
phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào.

Điều 5

áp dụng biện pháp tự vệ

1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc
phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định
lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu
trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có
một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp
thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.

Điều 6

Biện pháp tự vệ tạm thời

Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục
được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng có chứng
cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng. Thời hạn
áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày và trong suốt thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2
đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ
được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như quy định tại khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng
nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Thời
gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn theo
quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7.

Điều 7

Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ

1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để ngăn chặn hay
khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4 năm,
trừ khi được gia hạn theo khoản 2.

2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của Thành viên
nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5, rằng biện
pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và có chứng cứ rằng ngành
công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của Điều 8 và Điều 12.

3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời
gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.

4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ theo các
quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này
25
trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp
này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể
loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2 không
được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng.

5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp
dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện
pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm.

6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập
một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:

(a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc nhập
khẩu của sản phẩm đó; và

(b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng
5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

Các Thành viên đang phát triển

1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành viên
đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này không vượt quá 3%,
với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển, có thị phần nhập khẩu
riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên
quan[2].

2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời
hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3 Điều 7. Cho dù có các quy định
tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với
việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực,
sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời
gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.

26
6. THỎA THUẬN GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ
TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – DSU
Các Thành viên nhất trí như sau:

Điều I

Phạm vi điều chỉnh và áp dụng

1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được
đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong
Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định có liên quan”).
Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh
chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ
chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận
này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác.

Điều 2

Quản lý

1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy
tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp
định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm
quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì
sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những
nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh
từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật
ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành
viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ
nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia
vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.

Điều 3

Các quy định chung

1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp từ
trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và thủ tục
được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.
27
2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an
toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa nhận rằng
hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên
quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các
quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được
làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.

7.Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục
này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích
cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với
các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên
tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc
rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với
những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi thường chỉ nên được sử
dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không thực tế và chỉ được sử dụng như là một
biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan.
Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải
quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp
định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB
cho phép thực hiện những biện pháp như vậy.

Điều 6

Thành lập Ban hội thẩm

1. Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại
cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của
chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành
lập ban hội thẩm.[5]

2. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này phải
chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và
cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng.
Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều
khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điểu khoản tham
chiếu đặc biệt.

Điều 8

Thành phần Ban hội thẩm

1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc phi
chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm đại diện
của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất
cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó, hoặc đã từng làm việc trong Ban Thư ký, đã
từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại
quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên.
28
2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các
hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.

3. Công dân của Thành viên[6] là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở khoản 2
của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó, trừ khi các
bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

5. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm
gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải
nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.

7. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về Thành viên
ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và
Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết định thành phần ban hội thẩm bằng việc bổ
nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất theo đúng bất kỳ quy tắc
hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định có liên quan đang được áp
dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB phải thông báo cho
các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập như vậy không quá 10 ngày kể từ ngày
Chủ tịch nhận được yêu cầu.

9. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính
phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên phải không được đưa ra
chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban
hội thẩm.

10. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển,
nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một
Thành viên đang phát triển.

Điều 16

Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm

1. Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáo
phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo cáo đã được chuyển tới
các Thành viên.

2. Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản giải thích lý do
phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB xem xét báo cáo của ban hội
thẩm .

3. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm,
và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ.

29
4. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo cáo này
phải được thông qua tại phiên họp DSB[7], trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về
quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo
cáo này. Nếu một bên đã thông báo quyết định kháng cáo của mình, thì DSB phải không xem xét thông
qua bản báo cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc phúc thẩm. Thủ tục thông qua này
không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo
của ban hội thẩm.

Điều 17

Xét xử phúc thẩm

Cơ quan Phúc thẩm thường trực

1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này
xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ
việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc
luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan
Phúc thẩm.

2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi
người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm
ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm.
Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết
sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm.

3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh
nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các
hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào. Cơ cấu thành viên
của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm
việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập
nhật thoe kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. Họ
phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực
tiếp hay gián tiếp.

4. Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo báo
cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo
khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan
Phúc thẩm nghe vấn đề.

5. Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày một
bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan Phúc thẩm
chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan Phúc thẩm phải cân nhắc các
quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra
báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng
với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường hợp việc giải quyết cũng
không được vượt quá 90 ngày.

6. Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo cáo
của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm.

30
...

Thủ tục Xét xử Phúc thẩm

10. Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan Phúc
thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông
tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.

13. Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến và kết luận
của ban hội thẩm.

Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm

14. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp
nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên. [8] Thủ tục thông qua
này không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm.

Điều 22

Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ

1. Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là những biện
pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không được thực hiện
trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc
những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị
để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi thường là tự nguyện, nếu
được đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định có liên quan.

2. Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở thành
phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những khuyến nghị và phán
quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với khoản 3 của Điều 21, thì Thành viên đó
phải, nếu được yêu cầu như vậy và không được chậm hơn ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý,
tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào đang viện dẫn tới những thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm đưa
ra việc bồi thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa thuận được biện pháp bồi thường thỏa
đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dẫn tới các
thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với
Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.

3. Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên nguyên
đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau:

(a) nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành những
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội thẩm
hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương
hại;

31
(b) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác
là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với cùng (những) lĩnh vực đó, thì bên đó có thể
tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong những lĩnh vực của
cùng một hiệp định;

(c) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác
là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với những lĩnh vực khác trong cùng hiệp định
và những tình huống đủ nghiêm trọng, thì bên đó có thể tìm kiếm việc tạm hoãn thi hành
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo một hiệp định có liên quan khác;

(d) khi áp dụng những nguyên tắc trên, bên đó phải cân nhắc:

(i) thương mại trong lĩnh vực hay theo hiệp định mà ban hội thẩm hoặc Cơ quan
phúc thẩm đã quyết định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương hại,
và tầm quan trọng của lĩnh vực thương mại này đối với bên đó;

(ii) những nhân tố kinh tế lớn hơn liên quan đến việc triệt tiêu hoặc gây phương hại
và những hậu quả kinh tế lớn hơn của việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc
những nghĩa vụ khác;

(e) nếu bên đó quyết định yêu cầu cho phép tạm hoãn những nhượng bộ hoặc những nghĩa
vụ khác theo các tiết (b) hoặc (c), thì bên đó phải nêu lý do cho yêu cầu của mình. Cùng
thời gian khi yêu cầu được chuyển tới DSB, thì yêu cầu cũng phải được chuyển tới các
Hội đồng có liên quan và cả tới các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong trường hợp
yêu cầu này phù hợp với tiết (b);

(f) trong khoản này, thuật ngữ "lĩnh vực" có nghĩa là:

(i) đối với hàng hóa, tất cả hàng hóa

(ii) đối với dịch vụ, một lĩnh vực chính được xác định trong "Danh mục Phân loại
Lĩnh vực Dịch vụ" hiện hành có xác định những lĩnh vực đó;[14]

(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, mỗi loại quyền sở
hữu trí tuệ thuộc phạm vi Mục 1, hoặc Mục 2, hoặc Mục 3, hoặc Mục 4, hoặc
Mục 5, hoặc Mục 6, hoặc Mục 7 của Phần II, hoặc những nghĩa vụ thuộc Phần
III, hoặc Phần IV của Hiệp định TRIPS;

(g) trong khoản này, thuật ngữ "hiệp định" có nghĩa là:

(i) đối với hàng hóa, tất cả những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1A của Hiệp
định WTO được tính chung, cũng như các Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của
một số Thành viên mà Thành viên của những hiệp định này cũng là các bên có
liên quan đến tranh chấp;

(ii) đối với dịch vụ, là Hiệp định GATS;

(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ, là Hiệp định TRIPS.

4. Mức độ tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác được DSB cho phép
phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại.
32
5. DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác nếu
hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy.

6. Khi tình huống mô tả tại khoản 2 xảy ra, theo yêu cầu, DSB phải cho phép tạm hoãn thi hành
các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày thời hạn hợp lý kết thúc, trừ
khi DSB có quyết định trên cơ sở đồng thuận từ chối yêu cầu đó. Tuy nhiên, nếu Thành viên có liên
quan phản đối mức độ tạm hoãn được đề xuất, hoặc khiếu nại rằng những nguyên tắc và thủ tục nêu tại
khoản 3 chưa được tuân thủ khi bên nguyên đơn yêu cầu cho phép tạm hoãn nhượng bộ hoặc những
nghĩa vụ khác theo khoản 3(b) hoặc (c), thì vấn đề này phải được đưa ra trọng tài. Việc phân xử bằng
trọng tài như vậy phải do ban hội thẩm ban đầu tiến hành, nếu các thành viên chấp nhận, hoặc do một
trọng tài viên[15] được Tổng Giám đốc chỉ định và việc xét xử của trọng tài phải được hoàn tất trong
vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc. Nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác phải không bị
tạm hoãn trong quá trình phân xử của trọng tài.

8. Việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác chỉ là tạm thời và chỉ được áp
dụng cho tới khi biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên quan được loại bỏ, hoặc
Thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đưa ra giải pháp đối với việc triệt tiêu
hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã đạt được một giải pháp thoả đáng cho cả hai bên. Theo khoản
6 Điều 21, DSB phải tiếp tục duy trì giám sát việc thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đã
được thông qua, kể cả những trường hợp trong đó đã thực hiện bồi thường hoặc các trường hợp trong
đó các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đã bị tạm hoãn nhưng những khuyến nghị yêu cầu điều chỉnh
một biện pháp cho phù hợp với những hiệp định có liên quan vẫn chưa được thực hiện.

II. PHẦN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC GIA

33
1. Bộ Luật Dân sự
Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

Trong trờng hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu
không có tập quán thì áp dụng quy định tơng tự của pháp luật. Tập quán và quy định tơng tự của pháp luật
không đợc trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Ngời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trờng hợp pháp luật có quy định.

Điều 161. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng
thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không
thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lờng trớc đợc và không thể khắc phục
đợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho ngời có quyền, nghĩa vụ dân
sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện đ ợc quyền
hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.

Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhng không đợc trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

34
Điều 390. Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này
của bên đề nghị đối với bên đã đợc xác định cụ thể.

2. Trong trờng hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng
với ngời thứ ba trong thời hạn chờ bên đợc đề nghị trả lời thì phải bồi thờng thiệt hại cho bên đợc đề nghị mà
không đợc giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Điều 391. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực đợc xác định nh sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên đ ợc đề nghị nhận đ-
ợc đề nghị đó.

2. Các trờng hợp sau đây đợc coi là đã nhận đợc đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị đợc chuyển đến nơi c trú, nếu bên đợc đề nghị là cá nhân; đợc chuyển đến trụ sở, nếu bên đợc đề
nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị đợc đa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đợc đề nghị;

c) Khi bên đợc đề nghị biết đợc đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phơng thức khác.

Điều 392. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trờng hợp sau
đây:

a) Nếu bên đợc đề nghị nhận đợc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trớc hoặc cùng với thời điểm
nhận đợc đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trờng hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc đợc thay đổi
hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó đợc coi là đề nghị mới.

Điều 393. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong
đề nghị thì phải thông báo cho bên đợc đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên đợc đề nghị nhận đợc
thông báo trớc khi bên đợc đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 394. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trờng hợp sau đây:

1. Bên nhận đợc đề nghị trả lời không chấp nhận;


35
2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận đợc đề nghị trong thời hạn chờ bên đợc đề nghị trả lời.

Điều 395. Sửa đổi đề nghị do bên đợc đề nghị đề xuất

Khi bên đợc đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi nh ng-
ời này đã đa ra đề nghị mới.

Điều 396. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên đợc đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị.

Điều 397. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đợc thực hiện trong
thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đợc trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này đ-
ợc coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trờng hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết
hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trờng
hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên đợc đề nghị.

2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trờng hợp qua điện thoại hoặc qua các phơng tiện khác
thì bên đợc đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trờng hợp có thoả thuận về thời
hạn trả lời.

Điều 398. Trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên đợc đề nghị
giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Điều 399. Trờng hợp bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trờng hợp bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Điều 400. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này
đến trớc hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đợc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể đợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật
không quy định loại hợp đồng đó phải đợc giao kết bằng một hình thức nhất định.
36
2. Trong trờng hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải đợc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trờng hợp có vi phạm về hình thức, trừ trờng hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không đợc làm;

2. Số lợng, chất lợng;

3. Giá, phơng thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phơng thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.

Điều 403. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự

Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp
đồng dân sự là nơi c trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự đợc giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận đợc trả lời chấp nhận giao kết.

2. Hợp đồng dân sự cũng xem nh đợc giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đợc đề nghị vẫn im lặng,
nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Điều 405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng đợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.

Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

37
Điều 429. Đối tợng của hợp đồng mua bán

1. Đối tợng của hợp đồng mua bán là tài sản đợc phép giao dịch.

2. Trong trờng hợp đối tợng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải đợc xác định rõ.

3. Trong trờng hợp đối tợng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng
khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Điều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự

1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nớc nơi giao kết hợp đồng. Trong trờng hợp hợp đồng
đợc giao kết ở nớc ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nớc đó, nhng không
trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp
đồng đợc giao kết ở nớc ngoài đó vẫn đợc công nhận tại Việt Nam.

2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các
bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 771. Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt

Trong trờng hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật
của nớc nơi c trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt đợc xác định theo pháp luật của nớc của bên đề nghị giao kết hợp đồng
nếu bên này nhận đợc trả lời chấp nhận của bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Luật Thương Mại:


Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều
lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng thương mại.

4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền
hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của
38
các bên trong hoạt động thương mại.

5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước
ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt
động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được
thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là
khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ,
bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ,
triển lãm thương mại.

11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại
cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới
thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công
đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia
vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức
khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan

1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy
định của Bộ luật dân sự.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
39
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập
quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và
theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ
thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải
tuân theo các quy định đó.

Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh
doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện
khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh
40
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy
phép.

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các
bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm
và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết;
nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian
hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của
Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Điều 318. Thời hạn khiếu nại

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận,
nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo
hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo
41
hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

3. Nghị định 12/2006


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy
thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.

2. Hàng hoá là tài sản di chuyển, hàng hoá phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá
nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật
Thương mại.

Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương
nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập
khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành
nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị
định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp
luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc
gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi
hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép
của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

42
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ
sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành trước khi thông quan.

3. Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục
thông quan tại Hải quan cửa khẩu.

4. Thông tư 04/2006
1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

- Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

- Các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng
hóa theo quy định và trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành
nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Trong khi chờ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành hữu quan quy định chi
tiết thi hành Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam và thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua bán hàng hóa và dịch vụ quá cảnh hàng hóa theo các quy
định hiện hành.

II. HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU

1. Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo công bố của các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn
thực hiện Phụ lục số 01 về Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định
số 12/2006/NĐ-CP.

2. Bộ Thương mại công bố danh mục và ghi mã số HS hàng tiêu dùng và thiết bị y tế đã qua sử dụng cấm nhập
khẩu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

5. Bộ luật Tố Tụng dân sự


Đ iề u 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để
Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ
tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Toà án; thi hành án dân sự;
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa
43
vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các
vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Đ iề u 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

1. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan Lãnh sự của Việt Nam
tiến hành ở nước ngoài.

3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 29 - BLTTDS. Những tranh chấp về thương mại thuộc thẩm quyền gq của Toà án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thưng mại bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

n) Bảo hiểm;

44
o) Thăm dò, khai thác.

Ðiều 30. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của
pháp luật về Trọng tài thương mại.

2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án
nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước
ngoài.

4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Ðiều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện)
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Ðiều 25 và Ðiều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Ðiều 29 của
Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Ðiều 31 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Ðiều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Ðiều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ðiều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27,
29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
quy định tại khoản 1 Ðiều 33 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30
và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy
định tại khoản 2 Ðiều 33 của Bộ luật này;

45
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Ðiều 33 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Ðiều 33 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp
tỉnh lấy lên để giải quyết.

Ðiều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

b) Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Đ iề u 405. Nguyên tắc áp dụng

1. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân,
cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Công ước của Liên Hợp Quốc


về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước viên 1980)

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

Các nước thành viên của công ước này:

46
- Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự kinh tế
quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

- Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý
trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa thuận những điều
sau:

PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1.

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này
không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa
các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của
hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:


47
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào
trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng
hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

b. Bán đấu giá.

c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

f. Ðiện năng.

Ðiều 3:

1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt
hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng
hóa đó.

2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải
thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

Ðiều 4:

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và
người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công
ước không liên quan tới:

48
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.

b. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

Ðiều 5:

Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây
thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.

Ðiều 6:

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái
với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

CHƯƠNG II

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 7

1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ
việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.

2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong
Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành
hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm của tư pháp
quốc tế.

49
Ðiều 8:

1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý
định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.

2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo
nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh
tương tự cũng sẽ hiểu như thế.

3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải
tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan
hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.

Ðiều 9:

1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập
trong mối quan hệ tương hỗ.

2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập
quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại
quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh
vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.

Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở
nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới
những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời
điểm hợp đồng.

b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.

50
Ðiều 11:

Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu
cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả
những lời khai của nhân chứng.

Ðiều 12:

Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua
bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp
nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình
thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có
trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96
của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.

Ðiều 13:

Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.

PHẦN II

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Ðiều 14:

1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu
có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp
có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng
về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.

51
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi
người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Ðiều 15:

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng
đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

Ðiều 16:

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông
báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào
hàng.

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:

a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó
không thể bị thu hồi, hoặc

b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo
chiều hướng đó.

Ðiều 17:

Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối
chào hàng.

52
Ðiều 18:

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng
cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp
nhận.

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào
hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn
mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì
trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các
phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận
ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.

3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ
tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách
làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không
thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được
thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm
trên.

Ðiều 19:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung,
bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều
khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào
hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng
miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người
được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung
của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số
lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải
quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.

53
Ðiều 20:

1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ
lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày
bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng
điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người
được chào hàng nhận được chào hàng.

2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận
chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng
không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày
cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời
hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

Ðiều 21:

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng
phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông
báo về việc đó.

2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ
mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã
đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ
phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người
được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

Ðiều 22:

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước
hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

Ðiều 23:

54
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định
của công ước này.

Ðiều 24:

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất
cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng
lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại
trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu
chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.

MỤC IV:

MIỄN TRÁCH

Ðiều 79:

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu
chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và
người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng
hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó.

2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay
một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường
hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.

55
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh
hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời
hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ
phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền
được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

PHẦN THỨ TƯ

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Ðiều 101:

1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước,
bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.

2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể
từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt
đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời
hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.

Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính mà các
bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.

Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền, đã
ký vào bản Công ước này.

56
57
PHẦN
THAM KHẢO

58
GAME FOR TEACHING

LECTURER: VUDUYCUONG/ INTERNATIONAL LAW FACULTY.

59
FOB CIF DDU DDP CFR CPT FAS FCR DEQ DEX DAF EXW DAS FOB CIF

SAI ĐÚNG

START

60
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Cần bao nhiêu thời gian để giải quyết một vụ kiện?

Q u y tr ìn h gi ải q u yết t ra nh chấp của WTO :

61
Các thời hạn nêu dưới đây phù hợp với thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn của
q u á t r ì n h g i ả i q u y ế t t r a n h c h ấ p . B ả n g h i n h ớ t ỏ r a m ề m d ẻ o v ề v ấ n đ ề n à y. N g o à i
ra, các nước có thể tự mình giải quyết tranh chấp ở bất cứ thời điểm nào. Tất cả
các mốc tổng thời gian dự kiến cũng chỉ là tương đối

60 ngày T h a m v ấ n , h o à g i ả i , v. v …

45 ngày Thành lập nhóm chuyên gia và chỉ định các thành viên của
ban

6 tháng Tr ì n h b à y b á o c á o c u ố i c ù n g c ủ a b a n h ộ i t h ẩ m c h o c á c b ê n
liên quan

3 tuần Tr ì n h b à y b á o c á o c u ố i c ù n g c ủ a n h ó m c h u y ê n g i a c h o c á c
t h à n h v i ê n W TO

60 ngày Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo (nếu
không có xét xử phúc thẩm)

Tổng số thời gian: 1 năm (nếu bản báo cáo không bị kháng cáo)

60-90 ngày Tr ì n h b à y b á o c á o p h ú c t h ẩ m

30 ngày Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo phúc thẩm

Tổng số thời gian: 1 năm 3 tháng (nếu bản báo cáo bị kháng cáo)

Tình Huống 1:

Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam

- Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America - CFA).
- Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt nam – VASEP.
- Nội dung vụ kiện:

Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish) sang Mỹ từ năm
1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg, chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da
trơn tại Mỹ.

Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện
lên Department of commerce (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam
với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ
và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ.

Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến hành các giai
đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng 11 năm 2002, DOC thông báo
quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME).

62
Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề
nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nước được DOC
đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì
quốc gia này gần với Việt nam về một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người
(380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt
tương tự như catfish.

Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt nam có hành vi
bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công
ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên
những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức
thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88%
xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88%
cho các công ty không tham gia.

Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết
của ITC về vấn đề thiệt hại hại. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng,
khẳng định các doanh nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành
sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.

Tình huống 2: Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ

- Bên khởi kiện: Hiệp hội các sản phẩm nông nghiệp Mexico.

- Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến ngũ cốc của Mỹ.

- Nội dung vụ kiện:

Tháng 1 năm 1998, cơ quan chức năng của Mexico đã quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá
giá đối với sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường - một sản phẩm thường được sử dụng trong các đồ
uống và một số sản phẩm khác tại thị trường Mexico. Lý do là Mexico cho rằng những sản phẩm ngũ
cốc nhập khẩu từ Mỹ có giá rất thấp và đe doạ đến ngành công nghiệp sản xuất đường và thực phẩm
của quốc gia này.

Sau khi có phán quyết của tòa án Mexico, Mỹ đã khởi kiện lên WTO và đề nghị cơ quan này xem
xét lại tính hợp pháp của việc áp thuế chống bán phá giá.

Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp thuế chống bán phá giá, nếu việc phá giá là có
thật và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Lập luận của phía Mỹ là các cơ quan chức năng
của Mexico đã không tiến hành điều tra chống bán phá giá theo đúng trình tự, những phân tích về khả
năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự chính xác, các quyết định áp
thuế chống bán phá giá không dựa trên cơ sở thực tế là hàng nhập khẩu từ Mỹ đang tăng mạnh. Mỹ đưa
ra một vài số liệu cho thấy trung bình hàng năm sản lượng ngũ cốc từ Mỹ vào thị trường Mexico chỉ
tăng khoảng 10%, hoàn toàn không đủ đe dọa đến thị trường trong nước.

Tháng 1 năm 2000, WTO đã ra quyết định rằng có nhiều bằng chứng cho thấy việc áp thuế chống
bán phá giá của Mexico là chưa thực sự chuẩn xác do quốc gia này không xác định rõ ràng mức độ thiệt
hại cho ngành sản xuất trong nước. WTO cũng kết luận rằng những phân tích của Mexico không được
tiến hành một cách khác quan. Mexico đã kháng nghị quyết định này lên Ban hội thẩm của WTO và
vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Sau đó, Ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết
rằng việc Mexico đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường là
63
không đúng với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO.
Ban hội thẩm cũng khước từ quyền kháng cáo tiếp theo của Mexico và buộc quốc gia này phải hủy bỏ
các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ.

3. Vụ kiện giữa Hoa Kỳ - EU Vụ về trợ cấp máy bay

-Bên khởi kiện: cả hai bên

- Bên bị kiện: cả hai bên

- Nội dung vụ kiện:

Vụ tranh chấp thương mại lớn nhất trong lịch sử giữa hai hãng hàng không Boeing (của Mỹ) và
Airbus (của Liên minh châu Âu - EU) chưa được giải quyết đả gây căng thẳng cho các mối quan hệ
buôn bán xuyên Đại Tây Dương. Mỹ đã chính thức đưa vấn đề này lên Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), về phần mình EU đã nộp đơn tới WTO cáo buộc Mỹ viện trợ bất hợp pháp cho Boeing .

Căng thẳng giữa hai hãng hàng không âm ỉ từ cuối năm 2004 và tiếp tục bùng phát vào cuối tháng 5-
2005 khi Boeing lớn tiếng phản đối việc đối thủ bên kia bờ đại dương là Airbus đang đề nghị chính phủ
Anh trợ cấp để phát triển loại máy bay thân dài A350. Loại máy bay này được Airbus phát triển để cạnh
tranh với chiếc 787 Dreamliner mà Boeing hy vọng sẽ tạo dựng vị thế độc tôn cho mình trên thị trường
sản xuất máy bay toàn cầu. Do đó, dự án chế tạo A350 của Airbus được thông qua tháng 12-2004 và dự
kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2010, đã làm tăng tính quyết liệt đối với cuộc chiến vốn đã rất căng
thẳng giữa Boeing và Airbus.

Tranh cãi giữa hai bên được đưa tới WTO từ tháng 10 năm 2005, sau khi Mỹ cáo buộc
EU trợ cấp tài chính cho Airbus tung ra các mẫu máy bay mới và kết tội đây chẳng khác
nào một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Họ yêu cầu EU không được có động thái hỗ trợ
Airbus tung ra dòng A350, đối thủ của Boeing 787 Dreamliner.

EU cáo buộc Mỹ có nhiều hỗ trợ ngầm cho Boeing thông qua ưu đãi thuế, chỉ định thầu
các hợp đồng cung cấp máy bay cho quân đội. Hai bên đã ký thỏa thuận hạn chế trợ cấp
hàng không vào năm 1992.

Ngày 20/7 năm 2005, WTO đã quyết định thành lập ban hội thẩm để điều tra vụ kiện
cáo giữa EU và Mỹ về những cáo buộc tài trợ cho 2 nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế
giới Boeing và Airbus. WTO sẽ thành lập 2 ban hội thẩm, một làm việc với Boeing và một
làm việc với Airbus.

4.Vụ kiện thép –Hoa Kỳ

-Bên khởi kiện: EU, Nhật Bản và sáu quốc gia khác

- Bên bị kiện: Hoa Kỳ

- Nội dung vụ kiện:

Tháng 3/2002, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định áp đặt mức thuế 30% đối với một loạt sản phẩm thép
nhập khẩu. Nguyên nhân là do Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ thấy rằng lượng thép nhập khẩu

64
lớn bất ngờ tràn vào thị trường Hoa Kỳ, gây tổn thất cho ngành công nghiệp thép trong nước và kết
luận các sản phẩm thép này được bán phá giá trên thị trường Mỹ.

Nhiều hãng sản xuất thép của Mỹ đã đứng trước nguy cơ phá sản nhiều năm nhưng tốc độ tái cơ cấu lại
vô cùng chậm chạp. Họ cho rằng biểu thuế nhập khẩu thép cao sẽ để cho họ dễ thở hơn, có thời gian lấy
lại sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

EU cùng 8 nước khác đã hợp tác đệ đơn lên WTO kiện Hoa Kỳ vi phạm luật thương
mại quốc tế. Uỷ ban giải quyết tranh chấp WTO vừa chính thức đưa ra kết luận hành động
của Mỹ trái với các quy định của luật thương mại quốc tế và yêu cầu "Hoa Kỳ cần điều
chỉnh lại biện pháp tự vệ sao cho phù hợp với quy định trong các nguyên tắc của WTO",

Biện hộ cho mình, Hoa Kỳ cho rằng các chính sách thuế quan của nước này đều nhất quán với Hiệp
định bảo hộ của WTO cho phép các nước hạn chế tạm thời hàng nhập khẩu khi chúng gây ''thiệt hại
nghiêm trọng'' cho ngành công nghiệp đó trong nước. Tuy nhiên, WTO đã tuyên bố Washington đã
không đưa ra được sự giải thích hợp tình hợp lý cho mối quan hệ giữa hiện tượng xuất khẩu tăng mạnh
và cái gọi là ''thiệt hại nghiêm trọng'' gây ra cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Dù đã có phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì mức
thuế nói trên 9 tháng tiếp đó.

11/ 2003 EU yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cho phép áp dụng biện pháp trả đũa
đối với hành vi không tuân thủ phán quyết giải quyết tranh chấp này của Hoa Kỳ và được chấp thuận.
Theo đó, EU có quyền áp dụng biểu thuế trả đũa đối với hàng hoá của Mỹ nhập khẩu vào cộng đồng
này tương đương mức thiệt hại mà EU phải chịu do thuế nhập khẩu thép vào Mỹ gây ra. EU đang lên
kế hoạch tăng thuế cao hơn 8 đến 30% đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ với tổng giá trị lên tới 2,2 tỷ
USD.

5. Vụ kiện Nhật Bản- đồ uống có cồn:

-Bên khởi kiện: Hoa Kỳ, EU và Canada

- Bên bị kiện: Nhật Bản

- Nội dung vụ kiện:

Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản (The Japanese Liquor Tax Law), phân loại các thức
uống có cồn ra làm 10 loại và các loại phụ bổ sung bao gồm: 1.Sake, 2. Sake Compound, 3. Shochu
(Nhóm A và Nhóm B), 4. Mirin, 5. Beer, 6. Wine (wine and sweet wine), 7. Wishky/Brandy, 8. Spirits,
9. Liqueurs, 10. Miscellaneous (gồm nhiều loại phụ). Theo Luật này, một số loại đồ uống có cồn nhập
khẩu như Rum, Vodka, Brandy, và các loại rượu nhập khẩu khác phải chịu một khoản thuế trong nước.
Tuy nhiên, rượu Shochu của Nhật Bản lại chịu mức thuế thấp hơn nhiều, với căn cứ là rượu Shochu
được xếp vào nhóm khác với các loại rượu nhập khẩu kể trên.

Hoa Kỳ, EU và Canada khiếu kiện rằng luật thuế của Nhật Bản đã vi phạm khoản 2 điều III của
GATT 1947. Cụ thể là Nhật Bản đã áp dụng các mức thế khác nhau cho những “sản phẩm tương tự”
hay các “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế nhau” giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu nhằm
bảo hộ cho sản xuất trong nước. Vấn đề cần xác định là:

- Liệu rượu Shochu của Nhật Bản và các loại rượu nhập khẩu (Whisky, Brandy,…) có phải là sản
phẩm tương tự hay không?
65
- Nhật Bản phản đối cáo buộc của bên nguyên đơn, lập luận rằng các quy định của họ không nhằm
mục đích bảo vệ hay bất cứ tác động tích cực nào khác cho hàng nội địa. Nhật Bản đưa ra một định
nghĩa khá hẹp về “sản phẩm tương tự”, đó là chỉ khi chúng giống hệt nhau.
- Ban Hội thẩm đã từ chối cách tiếp cận hạn chế của Nhật Bản khi đưa ra tiêu chí để xác định “sản
phẩm tương tự”.

+ Ban Hội thẩm lưu ý rằng các bên tranh chấp yêu cầu xác định rõ một số sản phẩm trong vụ tranh
chấp là “sản phẩm tương tự” và một số sản phẩm khác là “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay
thế”. Và họ kết luận rằng, dù các hàng hóa đang xem xét có là “sản phẩm tương tự” hay không
cũng phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể, về cơ bản, để xác định vấn đề này, cần căn
cứ vào đặc tính của sản phẩm, bản chất tự nhiên và chất lượng sản phẩm, vào mục đích sử dụng
cuối cùng của sản phẩm, căn cứ vào thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng
các tiêu chí khác trong bảng phân loại thuế quan.

+ Hàng hóa được xem là “cạnh tranh trực tiếp” sẽ được xác định dựa vào khả năng thay thế lẫn
nhau của hàng hóa trên cơ sở so sánh giá cả giữa chúng, so sánh khả năng mua được trên thị trường
và so sánh các mối tương quan mang tính cạnh tranh khác giữa chúng.

+ Căn cứ trên thị trường Nhật Bản, Ban Hội thẩm kết luận rằng Shochu và Vodka là những sản
phẩm tương tự và Nhật Bản khi đánh thuế cao hơn đối với rượu Vodka đã vi phạm nghĩa vụ của họ
theo câu đầu tiên, Khoản 2 Điều III GATT. Thêm nữa, với rượu Shochu, whisky, brandy, rum, gin,
genever, liqueurs và “các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế” khác Nhật Bản cũng không
áp thuế tương tự nhau và do đó, vi phạm nghĩa vụ theo câu thứ 2, Khoản 2 Điều 3 GATT. Trong
phần kết luận và khuyến nghị, Ban Hội thẩm kết luận rằng Nhật Bản đã vi phạm nghĩa vụ đã cam
kết theo Điều III Khoản 2, câu thứ nhất và câu thứ hai và khuyến nghị Nhật Bản điều chỉnh các quy
định của mình về phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết theo GATT 1994.

+ Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm của WTO đồng ý với quyết định của Ban Hội thẩm

Tình Huống 6:

TRANH CHẤP GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ

LIÊN QUAN ĐẾN BIỆN PHÁP ẢNH HƯỞNG VIỆC NHẬP KHẨU TÁO MỸ.

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds245_e.htm

Nội dung ngắn gọn của tranh chấp:

Vụ tranh chấp số WT/DS 245 – các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu táo.

Bên khiếu kiện: Mỹ.

Bên bị khiếu kiện: Nhật Bản.

Các bên thứ ba: Úc, Braxin, Đài Bắc Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, New Zealand.

Ngày yêu cầu tham vấn: ngày 1 tháng 3 năm 2002.

66
Ngày công bố bản báo cáo của Panel: ngày 15 tháng 7 năm 2003.

Ngày công bố bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm: ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Giải pháp được thông báo vào ngày 2 tháng 9 năm 2005.

Ngày 1 tháng 3 năm 2002, Mỹ yêu cầu tham vấn với Nhật Bản về việc Nhật Bản hạn chế việc nhập
khẩu táo từ Mỹ. Việc khiếu nại của Mỹ bắt nguồn từ việc Nhật áp dụng các biện pháp hạn chế nhập
khẩu đối với táo của Mỹ mà việc hạn chế này được cho là cần thiết để ngăn chặn căn bệnh làm thối lê,
táo… Mỹ khiếu nại về việc cấm nhập khẩu táo từ các vườn trái cây nơi mà căn bệnh làm thối lê táo ấy
bị phát hiện. Và theo yêu cầu của Nhật thì trái cây xuất khẩu phải được kiểm tra 3 năm một lần để phát
hiện sự hiện diện của căn bệnh ấy và bất cứ sự thiếu tiêu chuẩn, phẩm chất nào của các vườn trái cây
xuất khẩu tới Nhật phải kiểm tra xem có căn bệnh ấy hay không trong vòng 500m xung quanh các vườn
trái cây này. Do vậy, Mỹ cho rằng các biện pháp mà Nhật áp dụng là không nhất quán với các điều :
điều 11 Gatt 1994; điều 2.2, 2.3, 5.1, 5.2, 5.3, 5.6, 6.1, 6.2, 7 và phụ lục B của hiệp định SPS; điều 14
hiệp định về nông nghiệp.

Các mốc thời gian của vụ tranh chấp trên:

01/03/2002 Mỹ gởi yêu cầu tham vấn.

07/05/2002 Ban hội thẩm được thành lập.

15/07/2003 bản báo cáo của ban hội thẩm được thông qua.

28/08/2003 Nhật thông báo về việc kháng cáo.

26/11/2003 Bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm được thông qua.

10/12/2003 DSB thông qua bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và của panel.

30/06/2004 Mỹ và Nhật gởi đến DSB các thủ tục xác nhận giữa các bên theo điều 21 và 22 của hiệp
định DSU.

02/09/2005 các bên đạt được sự thỏa thuận cuối cùng.

Vấn đề pháp lý liên quan đến vụ tranh chấp:

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwiniw Amylovora, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp hạn chế
nhập khẩu đối với táo Mỹ. Như vậy hành động này của Nhật Bản là đúng với khoảng b điều 20 của
hiệp định Gatt hay không? Hay cơ sở mà Nhật lấy để áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ là
đi ngược lại với các quy định của hiệp định SPS ( the Agreement on the application on Sanitary and
phytosanitary Measures – các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật) ?

Vi khuẩn Erwinia Amylovora này có ảnh hưởng đối với lê, táo … hay không? Có hại đối với sức khỏe
con người hay không?

67
Quan điểm về vụ tranh chấp trên:

Mục đích cơ bản của hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả các nước thành viên,
đó là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động thực vật thích hợp, nhưng phải
bảo đảm rằng các quyền lợi này không bị lạm dụng với mục đích bảo hộ và không được tạo ra các rào
cản thương mại quốc tế trá hình.

Căn cứ vào khoản b điều 20 hiệp định gatt 1994 và để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn
Erwinia amylovora, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ. Tuy nhiên,
theo quy định tại điều 2.2 hiệp định SPS thì tất cả các biện pháp SPS chỉ có thể được áp dụng trên cơ sở
khoa học và không thể duy trì nếu thiếu chứng cứ khoa học. Thật vậy, các bằng chứng khoa học đã cho
ta thấy rằng vi khuẩn Erwinia amylovora mặc dù có ảnh hưởng đến một số loại thực vật như lê và táo
nhưng vi khuẩn này không có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, việc Nhật Bản hạn chế
nhập khẩu hầu như bất kì loại táo nào của Mỹ kể cả các loại táo được chứng nhận an toàn là đi ngược
lại các tiêu chí mà WTO đặt ra đó là thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới.
Do vậy, theo quy định tại Điều 2.2 hiệp định SPS, việc hạn chế nhập khẩu táo của Nhật Bản không trên
cơ sở, chứng cứ khoa học đã triệt tiêu hoặc hạn chế các lợi ích của Mỹ. Do vậy, Nhật Bản phải gỡ bỏ
biện pháp hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ.

Kết luận rút ra từ vụ tranh chấp trên:

Điều 3 hiệp định SPS khuyến khích các nước thành viên thiết lập các biện pháp SPS phù hợp
với các tiêu chuẩn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như ủy ban an toàn thực phẩm CAC… Và
trên thực tế thì các tiêu chuẩn quốc tế thường cao hơn tiêu chuẩn quốc gia. Hiệp định SPS cho phép
quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, nếu tiêu chuẩn quốc gia đưa ra cao hơn tiêu chuẩn
quốc tế thì quốc gia ấy phải đưa ra các cơ sở khoa học để chứng minh. Vì Mỹ đã tìm ra các chứng cứ
khoa học bác bỏ lập luận của Nhật Bản nên trong vụ tranh chấp trên Mỹ đã "thành công" trong việc
buộc Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ.

Tình huống 7:

Vụ tranh chấp

“Quy chế thương mại đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc” (vụ tranh
chấp “Thịt bò-Hàn Quốc”)1

XEM: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds169_e.htm

(a) Các bên tranh chấp

1
Xem WTO, quyết định của Cơ quan phúc thẩm - vụ tranh chấp về "Quy chế đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của
Hàn Quốc”, WT/DS169/AB/R (2000).
68
Nguyên đơn: Mỹ, Úc

Bị đơn: Hàn Quốc

Bên thứ ba: New ZeaLand, Canada

Vấn đề pháp lý chủ yếu của vụ tranh chấp này là việc Hàn Quốc phân biệt thịt bò nhập khẩu và thịt
bò nội địa trong cơ chế bán lẻ song song có phải là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia?

(b) Nội dung cụ thể

Năm 1999, Hàn Quốc thiết lập cơ chế bán lẻ song song đối với thịt bò, theo đó các cửa hàng thịt và
siêu thị trong nước muốn bán thịt bò nhập khẩu phải có giấy phép riêng biệt do cơ quan quản lý thị
trường cấp, khi bán phải để thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại các quầy thịt riêng biệt và phân
biệt rõ ràng bằng các biển ghi chú “Quầy thịt nhập khẩu đặc chủng”.

Tháng 2/1999, Mỹ và Úc, hai ước nhập khẩu thịt bò chủ yếu vào Hàn Quốc đã đưa vụ việc này ra
WTO với lập luận Chính phủ Hàn Quốc vi phạm nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (Điều III, GATT).
Vụ tranh chấp được thụ lý bởi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DBS) ở cả hai cấp sơ thẩm
và phúc thẩm.

(c) Lập luận của các bên

Hàn Quốc lập luận rằng việc đưa ra chế độ bán lẻ song song là không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ
quốc gia theo quy định của Điều III GATT bởi điều khoản này chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên
WTO đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Như
vậy, việc yêu cầu bán thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại hai quầy khác nhau là hoàn toàn bảo
đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Cơ chế bán lẻ song song thực tế vẫn bảo đảm sự “đại ngộ
không kém thuận lợi hơn cho hàng hoá nước ngoài” theo quy định của Điều III, GATT. Ngoài ra
Hàn Quốc giải thích mục đích chính của yêu cầu phân loại quầy bán thịt bò là nhằm bảo vệ lợi ích
người tiêu dùng Hàn Quốc. Theo lập luận của Hàn Quốc thì thịt bò của Han Quốc ngon hơn và
tươi hơn thịt bò nhập khẩu và vì thế đắt hơn thịt bò nhập khẩu, tuy nhiên khi đặt trên cùng một
quầy thì người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thịt bò nội địa đâu là thịt bò nhập khẩu.
Điều này dễ dẫn đến tình trạng chủ cửa hàng cố tình đánh lừa người tiêu dùng khi để chung hai
loại thịt cùng một nơi. Chính vì vậy việc phân biệt bằng các biển thông báo là cần thiết và cũng là
phương thức bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đơn giản và rẻ tiền nhất. Quy chế này hoàn toàn phù
hợp với quy định của Điều XX (d), Hiệp định GATT (ngoại lệ chung liên quan tới chính sách bảo
vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng)

Mỹ và Úc lập luận rằng cơ chế bán lẻ song song của Hàn Quốc là vi phạm quy định của điều III,
GAT trước hết bởi việc phân biệt hàng nhập khẩu khỏi hệ thống bán lẻ thông thường hạn chế cơ hội
thị trường tiêm tàng của thịt bò nhập khẩu. Việc yêu cầu giấy phép riêng biệt để bán thịt bò nhập
khẩu là một thủ tục không cần thiết, gây tâm lý cho chủ cửa hàng và vì thế ít cửa hàng bán thịt bò
nhập khẩu. Ngoài ra, việc yêu cầu các quầy hàng riêng biệt để bán thịt bò nhập khẩu hạn chề khả
năng so sánh chất lượng thịt và giá cả của người tiêu dùng.Việc thịt bò nhập khẩu không được
hưởng cơ hội cạnh tranh và điều kiện bán tương tự như thịt bò nội địa tại các cửa hàng thịt và siêu
thị ở Hàn Quốc có thể lập luận cơ chế bán lẻ song song do chính phủ Hàn Quộc đề ra là sự đãi ngộ
kém thuận lợi hơn so với thịt bò nội địa.

69
Bên cạnh đó, Mỹ và Úc cũng cho rằng quy định của Hàn Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Điều XX (d) bởi vì Điều khoản này đòi hòi quốc gia phải chỉ ra quy định liên quan phải dựa trên cơ
sở luật hay quy chế pháp lý cụ thể. Trong khi đó Hàn Quốc không chỉ ra được luật hay quy chế
pháp lý sẽ có hiệu lực liên quan tới việc phân biệt thịt bò nhập khẩu ở các cửa hàng bán lẻ. Thêm
vào đó, Hàn Quốc cũng không chỉ ra được rằng hạn chế bán lẻ là cần thiết để bảo đảm thực thi pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng như không có bằng chứng thuyết phục cho thấy việc lừa dối
khách hàng của chủ cửa hàng là có thực. Hàn Quốc vì vậy không thể vận dụng điều XX (d) Hiệp
định GATT để giải thích cho quy định về quy chế bán lẻ của mình.

(d) Quyết định về vụ việc

Ngày 31 tháng 7 năm 2000 Ban hội thẩm của WTO sau khi xem xét vụ việc đã ra quyết định rằng
cơ chế bán lẻ song song của Hàn Quốc là phân biệt đối xử đối với thịt bò nhập khẩu vi phạm
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của Điều III:4 Hiệp định GATT. Đồng thời bác bỏ lập luận của Hàn
Quốc đối với hiệu lực của điều XX (d) Hiệp định GATT.

Tại cấp xét xử phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm của WTO tiếp tục khẳng định biện pháp phân loại
hàng hoá nhập khẩu trong cơ chế bán lẻ của Hàn Quốc là vi phạm Điều III, Hiệp định GATT. Đồng
thời đưa ra giải thích cụ thể về vấn đề diễn giải điểu khoản ngoại lệ chung trong Hiệp định GATT,
theo đó “một biện pháp thương mại không phù hợp với quy định chung của GATT nhưng vẫn được
coi là hợp pháp trên cơ sở của điều XX (d) hiệp định GATT nếu đáp ứng được 2 yêu tố. Thứ nhất,
biện pháp đó phải được thiết lập nhằm “bảo đảm việc tuân thủ” pháp luật hoặc quy chế pháp lý có
nội dung không trái với các quy định của GATT 1994. Thứ hai, biện pháp phải là “cần thiết” để bảo
đảm thực thi những quy định đó. Bất kỳ quốc gia thành viên nào muốn vận dụng điều XX (d), Hiệp
định GATT biện chứng cho biện pháp thương mại của mình phải chứng minh được hai yếu tố này.

Ngày 2/12/2000, Cơ quan phúc thẩm của WTO đưa ra phán quyết cuối cùng yêu cầu Hàn Quốc phải
chấm dứt thực hiện quy chế bán lẻ song song và thiết lập một cơ chế phù hợp với nghĩa vụ của họ
theo quy định của Hiệp định GATT.2

Tình Huống 8:

Vụ Indonesia – Auto

(WT/DS 54, 55, 59, 64)

http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds54_e.htm

Phất lờ kinh nghiệm phát triển của các nước Đài Loan, Singapo, Thụy Sĩ và các nước
Scandinavia, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba coi việc thành lập nghành công nghiệp ôtô trong nước và
cố gắng đến mức độ có thể đảm bảo tự cung cấp đủ ôtô là một phận tối cần thiết của quá trình tăng

2
Khuyến cáo của Ban hội thẩm, về "Quy chế đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc” , WT/DS169/R
(2000)
70
trưởng kinh tế. Cựu thủ tướng Inđônêsia ông Suharto đã trở thành nạn nhân của tư duy kiểu này. Tháng
02- 1996 Ông công bố “ chương trình ôtô tiên phong” (PAP) nhằm sản xuất ôtô hiệu Inđônêsia.

Theo PAP “ xe hơi Timo 1500 phân khối”. Phương tiện vận tải quý hoá này do xí nghiệp liên
doanh giữa hãng KIA của Hàn Quốc và công ty Timo Patra Nasional PTY ( TPN), một công ty do
TomMy làm chủ sở hữu, trong đó KIA chiếm 35% vốn số còn lại của TPN, sản xuất. Do TPN không có
phương tiện sản xuất ôtô tại Inđônêsia nên công ty này được phép nhập khẩu tối đa là 45.000 ôtô
nguyên chiếc miễn thuế từ Hàn Quốc, đồng thời được bán số ôtô này tại Inđônêsiakhông phải trả thuế,
trong thời gian một năm ( từ 03-1996 đến 09- 1997).

Chuyến thứ nhất với 4000 chiếc Timo cập bến JaKaTa vào tháng 08- 1996. Tháng 02- 1997,
TPN bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ôtô tại JaKaTa với công suất sản xuất là 120.000 chiếc/năm.
Dự tính sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy vào tháng 09- 1998. Cần lưu ý là đối với tất cả những
nhà nhập khẩu xe ôtô còn lại thì mức thuế thông thường của Inđônêsia là 200% đối với phương tiện vận
chuyển người và xe gia đình. Đối với các phương tiện vận tải khác, thuế quan nằm ở mức từ 5- 10%,
tuỳ thuộc chúng được nhóm vào loại nào. Ngoài ra theo PAP, các nnhà sản xuất xe Nhật, Hoa Kỳ và các
nước ngoài khác bị hạn chế cạnh tranh tại thị trường Inđônêsia qua việc hạn chế về tên sản phẩm.

Lẽ tự nhiên, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, người chiếm giữ tới 95% thị trường ôtô Inđônêsia
tính đến tháng 10- 1996, khiếu nại chuyện này; General Motors, công ty lắp rắp Chevolet Balaren thể
thao tay lái bên phải cũng khiếu nại. Lượng bán xe của các công ty nước ngoài giảm, còn ngưòi tiêu
dung Inđônêsia ngừng mua xe Nhật, Hoa Kỳ, Châu Âu để chờ mua xe Timor. Do mức thuế quan quá
cao cũng như cơ cấu thuế bán xe bất hợp lý, làm sao các công ty nước ngoài có thể cạnh tranh với giá
của Timor từ 12.300 USD đến 20.600 USD/chiếc, tức chỉ bằng nửa giá thành xe Nhật rẻ nhất.

Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 06-1996, Chính phủ Inđônêsia ban hành tiếp sắc
lệnh về PAP. Thứ nhất, KIA được phép lắp rắp xe ở Hàn Quốc sau đó nhập miễn thuế vào Inđônêsia và
bán ở Inđônêsia cũng không phải chịu thuế. Thứ hai, nhà sản xuất ôtô nước ngoài làm xe chở khách cỡ
trung bình, xe chở khách cỡ nhỏ hoặc xe tải nhỏ ở Inđonêsia có thể được xin miễn thuế đánh vào bán
hang xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt ( một khoản thuế khá nặng, 35% đối với xe chở khách, 20% đối với
các phưong tiện vận chuyển thương mại khác) và miễn thuế đối với nhập khẩu linh kiện rời (mức thuế
khá nạng là 65%), nhưng với điều kiện là đáp ứng được 60% hàm lượng hàng nội địa. Ngược lại Timor
có thể được xin miễn thuế hàng xa xỉ và thuế nhập khẩu tương tự mà chỉ cần đáp ứng 20% yêu cầu hàm
lượng nội địa tính đến thời điểm cuối năm sản xuất thứ nhất ở Inđônêsia (09-1997), và 10% tính đến
cuối năm thứ hai. Chỉ đến cuối năm thứ ba khi đuợc sản xuất ở Inđônêsia thì Timor mới phải đáp ứng
yêu cầu 60% hàm lượng nội địa để được miễn hai loại thuế trên. Chưa cần nói đến quy định của GATT-
WTO, yêu cầu 60% hàng nội địa quả là nực cười, khi Tôyôta, hãng sản xuất xe hiệu Kijang thông dụng
nhất ở Inđônêsia cũng không vượt nổi mốc 40% hàm lượng nội địa tính cho đến đầu thập niên 90, đó là
chưa nói sau khi hãng này đã đầu tư khá nhiều vào các nhà máy của Inđônêsia.

Các bên tranh chấp:

Các bên Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu lập luận, sắc lệnh tháng 06- 1996 vi phạm trắng trợn
nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia, kể cả Điều III của GATT cấm đặt ra yêu cầu xuất xứ hàng nội địa.
Inđônêsia cũng đồng thời vi phạm cam kết “ giữ nguyên trạng” đối với WTO mà theo đó Inđônêsia
không được công bố mức thuế quan mới hoặc các quy định khác về thuế đối với nghành sản xuất ôtô.
Ngoài ra thuế quan ưu đãi và áp dụng thuế đến mức có thể coi là trợ cấp riêng rẻ có thể gây thiệt hại
nghiêm trọng đối với quyền lợi của các nước này, gây tình trạng ép giá, mất giá và mất khả năng bán-
Tất cả đều có thể bị coi là vi phạm Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) kí tại vòng
71
URUGUAY. Ngoài ra Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu cũng cáo buộc Inđônêsia vi phạm Hiệp định
TRIPS; PAP làm nhụt chí các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, những ngưòi có thể muốn liên doanh với
các công ty Inđônêsia để sản xuất ôtô trong nước, trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá toàn cầu của
họ đối với xe sản xuất tại Inđônêsia; và vì lẽ đó, có thể họ phải huỷ nhãn hiệu hàng hoá này ở Inđônêsia
do không sử dụng.

Về phần mình, Inđônêsia cho rằng đã mở cửa thị trường ôtô trên 20 năm; còn bây gìơ
Inđônêsia chỉ áp dụng ngoại lệ trong 3 năm để giúp phát triển một ngành sản xuất mới mà thôi. Ngoài
ra liên doanh KIA- TPN nhập khẩu Timor sản xuất tại Hàn Quốc phải đặt cho cục Hải quan Inđônêsia
một khoản tiền bảo lãnh ngân hàng bằng số tiền thuế nhập khẩu và số tiền thuế hàng xa xỉ đuợc miễn;
như vậy có thể nói Timor không được đối xử một cách quá khác, quá ưu tiên so với các loại ôtô khác
được sản xuất tại Inđônêsia. Tháng 05- 1997, sau khi Nhật Bản tính khiếu nại lên WTO vào tháng 10-
1996, và sau khi Hoa Kỳ và Châu Âu cùng khiếu nại, cùng với việc Inđônêsia bất chấp tất cả tuyên bố
kế hoạch sản xuất ôtô trong nước thứ hai, “ Sportage”, một loại xe thể thao nhỏ sẽ liên doanh KIA-
PTN sản xuất, bắt đầu từ đầu năm 1998. Sportage cũng sẽ được hưởng đối xử ưu tiên giống như Timor.
Ngoài ra, Chính phủ Inđônêsia còn chỉ thị cho 10 ngân hàng tư nhân và 3 ngân hàng nhà nước cho liên
doanh KIA- TPN vay 690 triệu USD để hình thành công trình xây dựng nhà máy mới. Tháng 06- 1997,
chính quyền SuHarTô chỉ thị tiếp là tất cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được
duyệt mua ôtô do Inđônêsia sản xuất.

Lập luận của Inđônêsia không đủ sức thuyết phục ban hội thẩm của WTO; Tháng 08- 1998,
ban ra báo cáo nhan đề: Inđônêsia- Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành sản xuất ôtô. Ban hội thẩm
phán quyết như sau: thuế quan và lợi ích thuế theo PAP vi phạm nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia
quy định tương ứng tại các điều I và II:2 của GATT; điều kiện yêu cầu hàm lượng hàng nội địa để được
ưu đãi thuế quan và thuế hàng xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt theo PAP vi phạm Điều 2 Hiệp định TRIPS.
Tóm lại, việc phân biệt đối xử đối với hàng tương tự của các nhà sản xuất khác nhau đồng thời đặt điều
kiện về hàm lượng hàng nội địa, cho hưởng ưu đãi thuế và trợ cấp sản xuất trong nước và loại đối thủ
cạnh tranh là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ban hội thẩm bác ý kiến của Hoa Kỳ cho rằng trợ
cấp PAP gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất ôtô Hoa Kỳ do bán hàng rẻ hơn nhiều so với
ôtô Hoa Kỳ ở Iđônêsia. Ban hội thẩm cũng bác lập luận về vi phạm Hiệp định TRIPS của Hoa Kỳ.

Kết Luận:

Với những tư duy của mình, Chính phủ Inđônêsia đã phải trả giá cho những tư duy không thể
chấp nhận đó. Hậu quả là nền kinh tế Inđônêsia sụp đổ do ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng kinh
tế ở Châu Á. Qua vụ tranh chấp, chúng ta có thể thấy một quốc gia muốn phát triển cũng phải có quy
luật và phải theo những quy tắc nhất định. Không thể làm trái với tự nhiên, những gì đã được thống
nhất bởi đại đa số các quốc gia. Vụ Inđônêsia vi phạm các Điều I và II:2 của GATT và các Hiệp định
SCM và TRIPS. Theo quy định tại Điều I và II:2 thì PAP vi phạm nguyên tắc MFN và NT.

Anh chị hãy tham khảo vụ tranh chấp thứ hai của WTO (Vụ xăng Venezuela – Hoa kỳ) và trình bày
vắn tắt về những nguyên tắc hoạt động của WTO thể hiện trong vụ tranh chấp này.

Tình Huống 9

Vụ Xăng Venezuela – Hoa Kỳ

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds2_e.htm

72
Ngày 23/1/1995, Vênêzuêla đã đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Mỹ áp
dụng các quy định phân biệt đối xử với xăng dầu nhập khẩu và Vênêzuêla đã chính thức yêu cầu mở
các cuộc tham khảo ý kiến với Mỹ. Khoảng hơn một năm sau (ngày 29/1/1996), Nhóm chuyên gia chịu
trách nhiệm giải quyết vụ kiện đã hoàn thành việc soạn thảo báo cáo cuối cùng của mình. (Trong thời
gian đó, Braxin đã trở thành một bên liên quan đến vụ kiện sau khi đệ đơn kiện vào tháng 4/1996. Và
cũng Nhóm chuyên gia đó đã thụ lý cả hai đơn kiện). Mỹ đòi xét xử phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm đã
soạn thảo báo cáo và được Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua ngày 20/5/1996, tức là một năm 4
tháng sau khi nước đầu tiên đệ đơn kiện.

Sau đó, Mỹ và Vênêzuêla phải cần tới sáu tháng rưỡi để thoả thuận về các biện pháp mà Mỹ sẽ phải
thực hiện. Thời hạn thoả thuận cho việc thực hiện giải pháp là 15 tháng tính từ khi kết thúc phiên xử
phúc thẩm (tức là từ ngày 20/5/1996 cho đến 20/8/1997).

Vụ tranh chấp nảy sinh khi Mỹ áp dụng đối với xăng nhập khẩu các quy định về thành phần hoá lý ngặt
nghèo hơn so với xăng được tinh chế tại Mỹ. Theo quan điểm của Vênêzuêla (và sau đó là của Braxin),
điều đó là không công bằng vì xăng của Mỹ không bị lệ thuộc vào các chuẩn mực đó; biện pháp này là
đi ngược lại nguyên tắc “đối xử quốc gia” và không thể chứng minh là trường hợp ngoại lệ theo các
quy định thông thường của WTO liên quan tới các biện pháp y tế và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm giải quyết vụ tranh chấp đã kết luận là Vênêzuêla và Braxin đã có
lý. Trong bản báo cáo của mình, Cơ quan phúc thẩm khẳng định các kết luận của Nhóm chuyên gia (chỉ
thay đổi một vài điểm tham chiếu pháp luật do Nhóm chuyên gia đưa ra). Mỹ đã thoả thuận với
Vênêzuêla sẽ sửa đổi quy định của mình sau thời gian 15 tháng; và ngày 26/8/1997 họ đã thông báo với
Cơ quan giải quyết tranh chấp việc ký kết một quy định mới vào ngày 19/8/1997.

Thời gian Thời hạn Ngày Diễn biến vụ kiện (dự kiến
(0 = thời điểm trong Bản ghi nhớ/
bắt đầu xét xử) thời hạn thực tế)
- 5 năm 1990 Luật chống ô nhiễm khí quyển của Mỹ
được sửa đổi
- 4 tháng 9/1994 Mỹ hạn chế nhập khẩu xăng theo Luật
chống ô nhiễm khí quyển.
0 23/1/1995 Vênêzuêla đệ đơn kiện lên Cơ quan giải
60 ngày quyết tranh chấp và yêu cầu tham khảo ý
kiến với Mỹ.
+ 1 tháng 24/2/1995 Các cuộc tham vấn đã diễn ra nhưng thất
bại.
+2 tháng 25/3/1995 Vênêzuêla yêu cầu Cơ quan giải quyết
tranh chấp thành lập nhóm chuyên gia.
+2 tháng rưỡi 10/4/1995 Cơ quan giải quyết tranh chấp chấp nhận
30 ngày thành lập nhóm chuyên gia. Mỹ không

73
phản đối. (Braxin cũng đệ đơn kiện và yêu
cầu có các cuộc tham khảo ý kiến với
Mỹ).
+3 tháng 28/4/1995 Nhóm chuyên gia được thành lập (vào
ngày 31/5, và cũng chịu trách nhiệm xem
xét cả đơn kiện của Braxin)
9 tháng 10-12/7 và Nhóm chuyên gia họp ((Thời hạn dự kiến:
+ 6 tháng
13-15/7/1995 6 tháng + thời gian kéo dài))
+ 11 tháng 11/12/1995 Nhóm chuyên gia trao báo cáo giữa kỳ
cho Mỹ, Vênêzuêla và Braxin để xem xét.
+1 năm 29/1/1996 Nhóm chuyên gia trao báo cáo cuối cùng
cho Cơ quan giải quyết tranh chấp
+ 1 năm 1 tháng 21/2/1996 Mỹ yêu cầu xét xử phúc thẩm
+1 năm 3 tháng 60 ngày 29/4/1996 Cơ quan phúc thẩm công bố báo cáo của
mình
+ 1 năm 4 tháng 30 ngày 20/5/1996 Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua
báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.
+ 1 năm 10 tháng 3/12/1996 Mỹ và Vênêzuêla thoả thuận về việc Mỹ
rưỡi sẽ phải làm (thời hạn thực hiện là 15
tháng kể từ ngày 20/5)
+ 1 năm 11 tháng 9/1/1997 Mỹ công bố cho Cơ quan giải quyết tranh
rưỡi chấp bản báo cáo đầu tiên về tình hình
thực hiện các thoả thuận.
+2 năm 7 tháng 19-20/8/1997 Mỹ ký một quy định mới (ngày 19/8). Kết
thúc thời hạn thoả thuận thực hiện (ngày
20).

Tình huống 10: Vụ tranh chấp số DS328


EC – Biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu từ Nauy

Tiêu đề:

Nguyên đơn: Nauy

Bị đơn: EC

Các bên thứ ba:


74
Các hiệp định liên quan (được đưa ra Các biện pháp chống đối kháng: Điều
trong yêu cầu tham vấn): 3.1, 4.1, 4.2, 5.1, 7.4, 11.1(b), 2.1 ;
GATT 1994: Điều XIX

Yêu cầu tham vấn ngày: 01 tháng 03 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

Có yêu cầu tham vấn – Không thành lập Ban hội thẩm, Không thông báo giải quyết vụ kiện.

Do Nauy khởi kiện

Ngày 01 tháng 03 năm 2005, Nauy yêu cầu tham vấn với EC về biện pháp tự vệ cuối cùng đối với sản
phẩm cá hồi nhập khẩu theo Quyết định số 206/2005 của EC công bố tại Công báo chính thức của Liên
minh Châu Âu (EU) ngày 05 tháng 02 năm 2005. Biện pháp này bao gồm:

* Tăng thuế đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thuế quan;

* Áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch và vượt mức hạn
ngạch thuế quan; và

* Kiểm soát việc thanh toán tiền hàng của các nhà nhập khẩu

Nauy tuyên bố yêu cầu tham vấn với nội dung biện pháp tự vệ cuối cùng đã nêu vi phạm các nghĩa vụ
của EC theo WTO bởi không chỉ các điều khoản sau:

* Sự gia tặng hàng nhập khẩu không thuộc diện gia tăng bất thường như theo qui định của Điều
khoản XIX GATT 1994.

* Mức độ tăng và tốc độ tăng của hàng nhập khẩu không đáng kể và chưa đủ đột biến để gây ra thiệt
hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa theo qui định của Điều khoản XIX GATT 1994 và điều
khoản 2.1 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

* Việc xác định qui mô của ngành sản xuất nội địa của Cơ quan có thẩm quyền EC vi phạm Hiệp
định về Biện pháp tự vệ.

* Trong quá trình xác định thiệt hại nghiêm trọng, cơ quan có thẩm quyền đã đánh giá một cách
không đầy đủ các nhân tố khách quan và định lượng liên quan tới ngành sản xuất nội địa theo như qui
định của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Hơn nữa, EC không chứng minh được có thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành sản xuất nội địa theo qui định của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

* Phán quyết về thiệt hại nghiêm trọng của EC không làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng
hàng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng theo qui định của Hiệp định về biện pháp tự vệ. Đồng thời
không phân biệt một cách xác đáng giữa thiệt hại do gia tăng hàng nhập khẩu và thiệt hại do các nhân
tố khác; không chứng minh được thiệt hại nghiêm trọng là do gia tăng hàng nhập khẩu chứ không phải
từ các nhân tố khác.

75
* Phán quyết của cơ quan có thẩm quyền tháng 2 năm 2005 không dựa trên những số liệu đầy đủ và
cập nhật và do vậy không phù hợp với GATT 1994 và Hiệp định về biện pháp tự vệ, giai đoạn điều tra
đã chấm dứt từ hồi tháng 12 năm 2003.

* Các cơ quan có thẩm quyền không nêu ra được đầy đủ các kết luận thuyết phục trên cơ sở số liệu
thực tế và pháp luật và không cung cấp được phân tích chi tiết về vụ kiến theo qui định của Hiệp định
về Các biện pháp tự vệ.

* Các cơ quan có thẩm quyền không tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp định về Các biện pháp tự vệ
cung cấp cho tất cả các bên liên quan cơ hội đầy đủ để trình bày quan điểm và phản hồi lại quan điểm
của các bên khác.

* Biện pháp tự vệ cuối cùng áp dụng không phù hợp với Hiệp định về Các biện pháp tự vệ bởi không
cần thiết phải sử dụng biện pháp này để ngăn chặn hoặc bù đắp cho những thiệt hại vật chất đáng kể
hoặc để tạo ra điều chỉnh thích hợp

* Quyết định của EC không phù hợp với Hiệp định về Biện pháp tự vệ khi sử dụng cơ chế kiểm soát
giá tối thiểu để điều chỉnh giá nhập khẩu

* Quyết định của EC không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế
khi không tính tới cơ sở tự do hóa lũy tiến của giá tối thiểu và kiểm soát lượng hàng nhập khẩu.

Với những lý lẽ trên, Nauy cho rằng biện pháp tự vệ cuối cùng của EC vi phạm các điều khoản của
WTO bao gồm điều khoản 2, 3, 4, 5, 7 và 11 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ và điều khoản
XIX:1 của GATT 1994.

Ngày 08 tháng 03 năm 2005, Chi lê yêu cầu tham gia tham vấn. Ngày 17 tháng 03 năm 2005, EC chấp
thuận đề nghị của Chi lê.

Tình huống 11: Vụ tranh chấp số DS326


EC – Biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu từ Chi lê

Tiêu đề:

Nguyên đơn: Chile

Bị đơn: EC
Tải bản FULL (file doc 133 trang): bit.ly/2YstgnB
Các bên thứ ba: Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Các hiệp định liên quan (được đưa ra Các biện pháp tự vệ: Điều 4, 5, 2;
trong yêu cầu tham vấn): GATT 1994: Điều XIX:1

Yêu cầu tham vấn ngày: 08 tháng 02 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

76
Vụ kiện không được giải quyết/ Chưa đưa ra giải quyết.

Do Chilê khởi kiện

Ngày 08 tháng 02 năm 2005, Chilê yêu cầu tham vấn với EC (EC) về biện pháp tự vệ cuối cùng đối với
mặt hàng cá hồi nhập khẩu theo Quyết định số 206/2005 của EC được công bố tại Công báo chính thức
của Liên minh Châu Âu ngày 05 tháng 02 năm 2005. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02
năm 2005 đến ngày 13 tháng 08 năm 2008. Biện pháp này bao gồm:

* Hệ thống hạn ngạch thuế quan tính trên cơ sở hàng cá hồi nhập khẩu vào EC trước đây. Lượng cá
hồi nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch thuế quan sẽ phải chịu thêm mức thuế theo xếp loại nhóm.

* Áp dụng mức giá tối thiểu đối với lượng hàng nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch

* Người nhập khẩu được đảm bảo thanh toán với giá nhập khẩu thực tế

Ngày 10 tháng 01 năm 2005, EC thông báo với WTO các kết luận về thiệt hại nghiêm trọng và biện
pháp tự vệ đề xuất đối với cá hồi (Văn bản số G/SG/N/8/EEC/3, G/SG/N/10/EEC/3 và
G/SG/N/11/EEC/3/PL.1).

Theo thông tin cung cấp trong yêu cầu tham vấn, lần tham vấn trước Chi lê yêu cầu tham vấn với EC
theo Điều khoản 12.3 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Tham vấn trước diễn ra tại Bruxel ngày 20
tháng 01 năm 2005.

Chi lê cho rằng việc yêu cầu tham vấn biện pháp tự vệ cuối cùng đối với cá hồi của EC không phù hợp
nghĩa vụ theo các cam kết WTO và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu cá hồi của Chi lê vào
EC bởi:

* Không có định nghĩa thích hợp về hàng hóa chịu áp đặt biện pháp này và các hàng hóa tương tự
hoặc cạnh tranh trực tiếp, bởi vì cá hồi đông lạnh khác với cá hồi tươi do EC sản xuất.

* Hàng nhập khẩu gia tăng không thuộc diện gia tăng bất thường như theo qui định của Điều khoản
XIX GATT 1994.

* Mức độ tăng và tốc độ tăng của hàng nhập khẩu không đáng kể và đủđột biến để gây ra thiệt hại
nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa theo qui định của Điều khoản XIX GATT 1994 và Điều
khoản 2.1 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Hàng nhập khẩu tăng không liên quan tới ngành sản xuất
nội địa.

* Không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp
nội địa và phán quyết về thiệt hại của cơ quan điều tra dựa trên những cáo buộc từ phía ngành công
nghiệp nội địa và dựa trên những phỏng đoán thiếu căn cứ. Điều này vi phạm Điều khoản 4.2(a) của
Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Tải bản FULL (file doc 133 trang): bit.ly/2YstgnB
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
* Do không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng từ việc gia tăng hàng
nhập khẩu, các biện pháp tự vệ không phù hợp với Điều khoản 4.2(b) của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

* Cuối cùng không cần thiết phải sử dụng biện pháp tự vệ áp đặt lên hàng cá hồi nhập khẩu nhằm
ngăn chặn hoặc bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng và đưa ra điều chỉnh thích hợp, theo qui định
của Điều khoản 5 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

77
Ngày 18 tháng 02 năm 2005, Nauy yêu cầu tham gia vào cuộc tham vấn. Ngày 15 tháng 03 năm 2005,
EC chấp nhận yêu cầu này của Nauy.

Ngày 12 tháng 05 năm 2005, Chi lê chính thức rút yêu cầu tham vấn và chấm dứt kiện tụng khi biện
pháp tự vệ được dỡ bỏ ngày 27 tháng 04 năm 2005.

Tình huống 13: Vụ tranh chấp số DS295


Mehico — Những biện pháp chống bán phá giá cuối cùng với Thịt bò và Gạo

Tiêu đề: Mexico - Các biện pháp chống bán phá giá
đối với gạo Bản
tóm tắt
Nguyên đơn: Hoa Kỳ cập
nhật về
Bị đơn: Mehico vụ kiện

Các bên thứ ba: Trung Quốc, EC, Thổ Nhĩ Kỳ Bản tóm
tắt được
Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): cập nhật
cầu tham vấn) Điều 1, Phụ lục II, 3, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 4.1, ngày 24
5.8,6, 6.1, 6.2, 6.4, 6.8, 6.9, 6.10, 9, 9.3, tháng 02
9.4,9.5, 11, 11.1, 11.9, 12, 12.1, 12.2, năm
18.1,19.3, 21.1, 21.2, 32.1; GATT 1994: 2010
Điều VI
Thông
Ngày nhận được yêu cầu tham vấn: 16 tháng 06 năm 2003 qua báo
cáo của
Ngày lưu hành Báo cáo của Ban Hội thẩm: 06 tháng 06 năm 2005 Cơ
quan
Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm: 29 tháng 11 năm 2005 Phúc
thẩm và
Ban Hội thẩm

Do Hoa Kỳ khởi kiện.

Ngày 16 tháng 06 năm 2003, Hoa Kỳ đã yêu cầu tham vấn với Mehico liên quan đến những biện pháp
chống bán phá giá cuối cùng của nước này đối với thịt bò và gạo trắng hạt dài cũng như là một số Điều
trong Luật Ngoại Thương và bộ luật liên bang về thủ tục dân sự của Mehicô.

Hoa Kỳ khẳng định rằng những biện pháp này là không nhất quán với những cam kết của Mehico với
những Điều của GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định SCM. Đặc biệt, Hoa Kỳ khẳng
định rằng:

* những biện pháp chống bán phá giá cuối cùng của Mehico đối với thịt bò và gạo trắng hạt dài
không nhất quán với ít nhất là các Điều 3, 5.8, 6, 9, 12, 11.1 và Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá
giá.
4847457

78

You might also like