You are on page 1of 106

16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG


VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH
QUỐC TẾ
KHỞI ĐỘNG BÀI
Công ty X của nước A bán 500 máy tính cho một hãng Y ở nước B. 40% số
máy tính này bị hỏng trong thời gian 6 tháng sử dụng. Người bán đề nghị
được thay thế các máy hỏng theo điều kiện bảo hành đã quy định trong Hợp
đồng. Vì tỷ lệ hư hỏng cao, người mua muốn huỷ Hợp đồng. Hợp đồng
không có quy định gì về huỷ hợp đồng Có được huỷ hợp đồng không?

• Mỗi một DN khi thực hiện giao kết hợp đồng là tạo ra mối quan hệ pháp lý. Mối
quan hệ pháp lý này phải được nằm trong một khuôn khổ nào đó, không phải
do tự các bên quyết định, phải có khung pháp lý để điều chỉnh mà DN phải tuân
thủ trong môi trường hoạt động của mình

• Hợp đồng không có quy định gì về huỷ hợp đồng phải tìm tiếp những
hướng dẫn cụ thể, chi tiết, bổ sung trong luật điều chỉnh của hợp đồng - bao
gồm quy định rộng hơn trong những trường hợp mà các bên chưa thoả thuận
rõ hoặc chưa thoả thuận, từ đó bổ sung cho những thoả thuận của các bên chưa
được làm rõ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 1/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Tác dụng của Luật điều chỉnh: Trong trường hợp các bên thoả thuận chưa rõ
hoặc không thoả thuận, Luật điều chỉnh là nơi để tìm kiếm cách xử lý vụ việc khi
các bên không làm rõ được

• Hợp đồng không có quy định gì về huỷ hợp đồng Căn cứ vào luật điều
chỉnh, áp dụng trong hợp đồng Là tìm căn cứ hợp pháp để hành vi trở nên
hợp pháp, không có căn cứ sẽ bất hợp pháp

• TH1: Trong hợp đồng có điều khoản quy định về Luật áp dụng hoặc giải quyết
tranh chấp, có thể sẽ dẫn chiếu tới Luật áp dụng điều chỉnh trong mối quan hệ
hợp đồng này. Hoặc không có điều khoản trong hợp đồng quy định nhưng các
bên vẫn tự thoả thuận và thống nhất

• TH2: Trong hợp đồng không có điều khoản quy định về Luật áp dụng hoặc giải
quyết trang chấp, các bên cũng không thống nhất Cách xác định Luật áp
dụng sẽ được học trong Chương 2

Nếu áp dụng luật của nước B thì Luật mua bán hàng hóa của nước B quy
định như sau: "Hủy hợp đồng nếu người bán giao hàng có chất lượng xấu
đến nỗi các khiếu nại theo điều kiện bảo hành là quá nhiều thì người mua có
thể trả lại hàng cho người bán và nhận lại số tiền đã trả cho hàng hóa đó".

• Xem xét 40% số máy tính bị hỏng có phải “quá nhiều” hay không bằng cách tìm
trong các văn bản hướng dẫn, nguồn luật bổ sung

• Trường hợp tìm không thấy nhưng vẫn quyết định 40% là quá nhiều xử
không có căn cứ pháp luật (lỗi suy diễn, đồng nhất thuật ngữ trong luật và thuật
ngữ trong tình huống thực tế) Phải đưa ra kết luận là không có căn cứ để
huỷ Phải chỉ rõ thuật ngữ trong luật có đồng nhất với khái niệm trong thực
tế hay không

Nếu áp dụng luật của nước A thì thực tiễn xét xử của nước A đã chấp nhận
hai án lệ:
- Án lệ 1: 500 máy tính nhập về thì có 30% máy hỏng. Thầm phán đã cho
phép người nhập khẩu hủy hợp đồng, trả lại máy và lấy lại tiền.
- Án lệ 2: Người mua nhập về 1000 máy tính trong đó 400 máy hỏng.
Thẩm phán đưa ra giải pháp là nếu người xuất khẩu sửa chữa máy hỏng thì
người nhập khẩu không được hủy hợp đồng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 2/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Tìm lý lẽ, lập luận để án lệ được chọn tương đồng nhất với tình huống đề bài
cho

◦ Án lệ 1: Số lượng đều là 500 máy tính

◦ Án lệ 2: Tỷ lệ hư hỏng giống nhau, đều là 40%


Trong một vụ việc, khi áp dụng hệ thống luật của một quốc gia đã có hai kết
quả khác nhau. Vì vậy, các bên phải tìm cách lý giải để hậu quả pháp lý của án lệ
phù hợp với mình và án lệ tương đồng, gần gũi nhất

Kết luận: Có thể áp dụng luật của các nước theo hệ thống pháp luật án lệ,
bất thành văn, sử dụng các quy tắc về tôn giáo, phong tục tập quán để giải
quyết. Vì vậy, nguồn luật để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế vô
cùng đa dạng. Khi chọn một nguồn luật khác nhau, hậu quả pháp lý sẽ khác
nhau
Đối với bất kỳ tình huống nào, khi lập luận phải có CĂN CỨ để lập luận
trở nên có giá trị.

I. Tổng quan về pháp luật kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm pháp luật kinh doanh quốc tế

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 3/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung (tính hướng dẫn) do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện (tính
cưỡng chế) để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội (mối quan hệ giữa người với
người) theo định hướng của Nhà nước.

◦ VD1: Ở các vùng quê có phong tục tập quán chỉ chia đất cho con trai, con
gái đi lấy chồng không được chia đất. Vậy nếu trong một nhà, người em gái
đi lấy chồng về và khởi kiện người anh trai: Trong di chúc không có việc chia
đất mà người anh lấy hết toàn bộ đất thì cô em gái có đòi được không?
Phong tục tập quán không phải là luật và không có tính bắt buộc đối với
các bên. Luật pháp là hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền,
theo đó mọi mối quan hệ trong đời sống XH sẽ được nhà nước điều chỉnh
trên cơ sở của pháp luật. Phong tục, tập quán chỉ là những quy tắc bổ sung,
giải thích và làm rõ thêm cho các vấn đề xuất hiện trong đời sống XH khi
luật pháp chưa quy định. Chỉ có pháp luật mới có tính cưỡng chế và ràng
buộc, đặt trên các quy phạm khác.

◦ VD2: Một doanh nghiệp đưa ra quy định đi làm muộn sẽ trừ 10% lương. Đây
có phải pháp luật không?
Không phải pháp luật vì không phải do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành và thừa nhận. Cơ sở để DN đặt ra quy định này là pháp luật,
quy định không được trái với quy định của pháp luật. Do đó, quy định này là
sai theo bộ Luật Lao động, phải có kiến nghị sửa đổi để phù hợp với thực
tiễn pháp luật

◦ VD3: Công văn hành chính có phải quy phạm pháp luật không? (VD: Công
văn hướng dẫn người dân về quê ăn tết)
Công văn đó là bắt buộc hay khuyến nghị, nếu bắt buộc tức là có tính
cưỡng chế, là văn bản quy phạm pháp luật và phải có thẩm quyền để đưa ra
văn bản pháp luật đó. Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định: Những văn bản nào không ban hành đúng về trình tự, thẩm
quyền, thủ tục thì sẽ không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không
có tính cưỡng chế

◦ VD4: Khi DN nhập về 1 lô hàng, theo văn bản hướng dẫn thủ tục hải quan
phải có đủ 5 loại chứng từ mời được thông quan. Tuy nhiên, khi làm việc với
cán bộ hải quan, vì khả năng gây ô nhiễm môi trường của mặt hàng này nên
DN phải làm thêm giấy về phân tích, phân loại thì mới được thông quan.
Một lô hàng khi làm loại giấy này tốn 10-14 triệu. Không có giấy tờ này thì
không được thông quan. Vậy có phải làm giấy này không?

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 4/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

DN đề nghị cán bộ hải quan xác định căn cứ pháp lý để DN làm thêm
giấy đó là gì? Nếu hải quan không thể đưa ra căn cứ pháp lý thì DN có
quyền khiếu nại.

◦ VD5: Quy phạm đạo đức: Mối quan hệ hôn nhân do pháp luật điều chỉnh với
1 chồng - 1 vợ. Nhưng việc yêu cùng lúc nhiều người thì pháp luật không
điều chỉnh

◦ VD6: Quy phạm tôn giáo: Những người lấy chồng (vợ) bên Đạo sẽ phải học
Đạo và trải qua một bài thi. Tuy nhiên, khi ra pháp luật làm thủ tục đăng ký
kết hôn mà không học qua Đạo thì vẫn được pháp luật thừa nhận bình
thường

• Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Trong hệ thống pháp
luật

◦ Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp, bao gồm các quy định
chung nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất (VD: Quyền tự do kinh doanh,
quyền tự do ngôn luận, quyền tự do đi lại,...)

◦ Luật, Bộ luật (ban hành bởi Quốc hội) sẽ hướng dẫn chi tiết thêm cho
những nội dung mà Hiến pháp thừa nhận (VD: Trong quyền tự do kinh
doanh, có luật tự do cạnh tranh, luật DN tự do thành lập tổ chức kinh tế,
luật thương mại tự do hợp đồng, luật tự do đầu tư,...)

◦ Văn bản hướng dẫn Luật, Bộ luật (ban hành bởi Chính phủ - cơ quan hành
pháp) bao gồm Nghị định của chính phủ

◦ Thông tư hướng dẫn Nghị định với các vấn đề chuyên ngành (do người
đứng đầu các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành)

◦ Quyết định điều chỉnh, hướng dẫn thêm cho Thông tư (Tổng cục, Cục ban
hành)

• Tính cưỡng chế mạnh hay yếu được thể hiện: Chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền mới có tính cưỡng chế bằng cách có những bộ máy cưỡng chế, bao gồm
công an, quân đội, nhà tù, trại giam, trại cải tạo để tiến hành các biện pháp
cưỡng chế

• Pháp luật không phải là cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ nhất định nên
mới có quá trình Luật được sửa đổi, bổ sung, thay đổi qua các năm

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 5/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá
trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi (lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác có thể
cân đo đong đếm được bằng tiền) (Đ4-K2-LDN 2005; Đ4-K7-LDN 2014)

◦ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục mang tính nghề nghiệp, biểu hiện của
việc DN phải có những thủ tục theo quy định của pháp luật (có đăng ký) để
thực hiện các hoạt động này, về mặt pháp lý DN được thừa nhận như một
sự hoạt động đang thường xuyên liên tục (VD: có đăng ký kinh doanh/đăng
ký thành lập DN, là biểu hiện của việc từ lúc đăng ký, DN được thừa nhận
tồn tại, sau đó hoạt động một cách liên tục về mặt pháp lý, cho đến lúc
chấm dứt, giải thể hoặc phá sản)

◦ Kinh doanh thương mại: có diện quản lý của nhà nước, được thừa nhận bởi
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện các thủ tục theo quy
định của Nhà nước
Kinh doanh cá nhân (dân sự): gắn với hợp đồng dân sự nhiều hơn, Nhà nước
không quản lý được, dẫn đến việc trốn thuế, né thuế

• Kinh doanh quốc tế là các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế hay các
hoạt động kinh doanh có yếu tố nước ngoài (VD: Xuất nhập khẩu, Vận tải quốc
tế, Đầu tư quốc tế, Chuyển giao công nghệ, Tài chính quốc tế,...)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 6/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Các biểu hiện của yếu tố “quốc tế” hay “nước ngoài”

◦ Chủ thể

▪ Các cá nhân, pháp nhân là thương nhân có đăng ký kinh doanh, đăng ký
thành lập DN: Đối với cá nhân, tính quốc tế được biểu hiện qua quốc
tịch; Đối với pháp nhân, tính quốc tế được biểu hiện qua trụ sở thương
mại

▪ Chủ thể đặc biệt là Nhà nước, tính quốc tế được biểu hiện qua quốc tịch,
trụ sở thương mại ở các nước khác nhau

◦ Khách thể và sự di chuyển của khách thể qua biên giới lãnh thổ quốc gia
(Khách thể là mục đích mà các bên mong muốn hướng tới trong một quan
hệ pháp luật)

▪ Vốn: đầu tư

▪ Tài sản (hàng hoá): xuất nhập khẩu

▪ Nhân lực: xuất khẩu lao động

◦ Sự kiện pháp lý có liên quan

▪ Xuất hiện ở nước ngoài nhưng làm phát sinh mối quan hệ pháp lý trong
nước

▪ Xuất hiện ở nước thứ 3 nhưng gây ra hậu quả pháp lý trong nước giữa
các bên

◦ Luật điều chỉnh

◦ Cơ quan giải quyết tranh chấp

◦ Đồng tiền thanh toán

◦ Ngôn ngữ

• Phân biệt kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước

◦ Các giao dịch trong nước phải sử dụng đồng tiền thanh toán là nội tệ để
tránh hiện tượng “ngoại tệ hoá”, khiến cho đồng nội tệ mất giá, làm ảnh
hưởng đến giá trị đồng tiền thanh toán của một quốc gia

◦ Các giao dịch trong nước không cấm sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Nhưng
nếu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, các DN sẽ phải đối mặt với vấn đề pháp
lý: Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật VN, khi làm việc với cơ quan
quản lý Nhà nước VN (VD: cơ quan thuế) sẽ phải xuất trình chứng từ để
kiểm tra và chứng từ đó phải bằng tiếng Việt. Thêm vào đó, nếu có tranh
chấp xảy ra, toà án sẽ giải quyết căn cứ trên pháp luật VN, hợp đồng sẽ phải
dịch sang tiếng Việt.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 7/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Pháp luật kinh doanh quốc tế (International Business Law) là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh quốc tế giữa các thương
nhân

2. Đặc điểm pháp luật kinh doanh quốc tế


• Sự đan xen, giao thoa và xung đột của các hệ thống pháp luật

◦ Trong pháp luật kinh doanh quốc tế sẽ gặp phải các mối quan hệ có yếu tố
nước ngoài và các mối quan hệ này có thể được điều chỉnh cùng lúc bởi hai
hay nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, các hệ thống này có thể tương
đồng với nhau, gần gũi tạo ra sự đan xen với nhau; hoặc cũng có thể mâu
thuẫn, trái ngược nhau tạo ra sự xung đột

◦ Đây là hiện tượng khách quan trong hoạt động KDQT bởi rất khó để thống
nhất luật chung giữa các quốc gia do sự khác biệt về nền tảng pháp luật,
phong tục tập quán giữa các quốc gia

◦ Về bản chất, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, mà hiện nay có
nhiều giai cấp thống trị, hình thái kinh tế, mỗi nhà nước có đặc điểm kinh tế,
chính trị, văn hoá khác nhau nên luật pháp sẽ thể hiện khác nhau

• Tính phức tạp và đa dạng về nguồn luật áp dụng

◦ Tính đa dạng: PLKDQT có nhiều nguồn luật có thể áp dụng

▪ Luật quốc gia: Của nước người bán, người mua hoặc nếu không quyết
định được có thể chọn nước thứ 3

▪ Điều ước quốc tế: Khi luật quốc gia quá khác nhau

▪ Tập quán thương mại quốc tế

▪ Án lệ

◦ Tính phức tạp: Các nguồn luật không được áp dụng giống nhau, cách áp
dụng, trình tự áp dụng và trường hợp áp dụng của mỗi nguồn luật là khác
nhau

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 8/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh

◦ Khó chọn luật giải quyết tranh chấp do khác biệt về hệ thống pháp luật

◦ Khó khăn về việc xác định và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

◦ Việc cưỡng chế và thi hành phán quyết của tòa án trọng tài rất khó khăn khi
phải cưỡng chế và thi hành tại nước ngoài

3. Pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế
• Hai tiêu chí cơ bản cho sự tồn tại của một quốc gia

◦ Tiền đề vật chất: lãnh thổ và dân cư

◦ Tiêu chí quản lý: có nhà nước quản lý và độc lập tham gia các mối quan hệ
ngoại giao (các nhà nước Liên bang như Nga và Mỹ không có tiêu chí độc
lập tham gia các mối quan hệ ngoại giao)

• So sánh Pháp luật kinh doanh quốc tế và Pháp luật thương mại quốc tế

So sánh PLKDQT và PLTMQT - Buổi 2 (18.01.2022).docx 17.6KB

II. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới và
XĐPL trong kinh doanh quốc tế

1. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới


a. Hệ thống Common Law (hệ thống pháp luật án lệ - tiền lệ pháp)

• Tồn tại ở Anh (trừ Scotland), Mỹ, Australia, Ailen, New Zealand, Canada (trừ
Québec), Singapore…

• Nguồn luật điều chỉnh

◦ Nguồn luật điều chỉnh là luật án lệ (case law): Án lệ là việc vận dụng các
phán quyết, bản án, quyết định hành chính đã được xét xử trước đó của các
toà án, sau này được sử dụng để giải quyết cho các vụ việc có tình tiết
tương đồng, tương tự nhau nhất

◦ Ở Anh, Mỹ, các quy tắc tồn tại trong tuyển tập án lệ. Thẩm phán có vai trò
sáng tạo ra các quy tắc pháp luật, các quy tắc này được ban hành trong
tuyển tập án lệ. Ở Anh có law report (ban hành hàng năm), Mỹ có
restatements theo từng lĩnh vực.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 9/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Một số nguyên tắc pháp luật quan trọng

◦ Kỹ thuật ngoại lệ: Trong một vụ việc, hậu quả pháp lý sẽ được xử lý theo
trường hợp ngoại lệ mà các bên tham gia tìm ra, hậu quả đó không tương
đồng như những vụ việc trước đây mà sẽ có lợi nhất cho mình

◦ Nguyên tắc Stare Decisis: Theo đó thẩm phán khi có tranh chấp mà có tình
tiết giống nhau, thẩm phán bắt buộc áp dụng kết quả của án lệ trước đó
nguyên tắc nền tảng gốc rễ của Common law.

• Cách trích dẫn án lệ: “Read v. Lyons (1947) A.C 156”

◦ Nguyên đơn: Read

◦ Bị đơn: Lyons

◦ v.: versus – chống lại, chống đối, đối kháng

◦ 1947: Tuyển tập án lệ xuất bản năm 1947

◦ C: Appeal Court – toà phúc thẩm

◦ 156: Trang 156

◦ Về tố tụng: Thủ tục rõ ràng, hệ thống chứng cứ được quy định chi tiết, tố
tụng thẩm vấn là phổ biến

• Bên cạnh case law còn có equity law (luật công bằng). Đây là luật dùng để bổ
sung trong trường hợp chưa có án lệ. Theo đó, thẩm phán sẽ mời bồi thẩm
đoàn, thành viên của bồi thẩm đoàn được lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách
công dân thành phố, không cần phải có lý lịch pháp luật, chỉ cần có lý lịch trong
sạch, được mời đến lắng nghe cùng với bồi thẩm đoàn, và cuối cùng có quyền
bỏ phiếu sẽ xét xử như thế nào. Nếu thẩm phán dựa trên quyết định của bồi
thầm đoàn quyết định dựa trên equity law.
VD: Bất kỳ người nào nếu mà ăn trộm 1 tài sản dù bé thì đều phải chịu tội,
nhưng nếu người mẹ vì thương con mà ăn trộm 1 cái bánh mì thì được xét vô
tội. Ở Việt Nam, bồi thẩm đoàn chính là Hội thẩm nhân dân

◦ Trong trường hợp sử dụng án lệ nhưng vẫn muốn xử theo luật công bằng
thì sẽ có quyền lựa chọn

◦ Không chia ra thành luật công và luật tư, mà chia ra thành luật hình sự và
luật dân sự

◦ Nguyên tắc xét xử (đặc điểm tố tụng): Mô hình tố tụng tranh tụng, các bên
tranh tụng và thông qua quá trình đó làm nổi bật lên công lý thuộc về bên
nào

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 10/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Ưu điểm

◦ Tính linh hoạt nhờ kỹ thuật ngoại lệ và vai trò của equity law (khi chưa có án
lệ thì toà cũng không từ chối thụ lý)

◦ Tính mở với khả năng tạo ra quy phạm mới nhờ thực tiễn xét xử. Quy phạm
mới được tạo ra khi sử dụng luật công bình, tạo ra một án lệ mới.

• Nhược điểm

◦ Hệ thống pháp luật phức tạp, khó tiếp cận: Về nguyên tắc, tìm các bản án
trong tuyển tập án lệ (chia theo các năm và không sắp xếp, chỉ có tên vụ
việc chứ không sắp xếp theo vấn đề) khó tiếp cận vì không có tính hệ
thống. Thêm vào đó, việc áp dụng án lệ có tình tiết tương đồng nhất mà
hậu quả pháp lý các bên mong muốn khó

◦ Tính hệ thống hóa của pháp luật không cao.

• Sự phát triển của luật thành văn, (codified law), đặc biệt trong lĩnh vực thương
mại:

◦ Luật mua bán hàng hóa của Anh năm 1979

◦ Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ (UCC) năm 1952


b. Hệ thống Civil Law (hệ thống pháp luật thành văn - VB quy phạm pháp luật)

• Tồn tại ở Pháp, Đức, các nước châu Âu lục địa, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Mỹ
(Mexico, vùng Québec- Canada), phần lớn châu Phi, một số quốc gia châu Á,
Trung Đông…

• Nguồn của pháp luật: Dùng văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản luật là
nguồn quan trọng nhất. Các văn bản được ban hành theo trình tự nhất định. Vai
trò của án lệ rất mờ nhạt (nguồn bổ sung). Khi có tranh chấp phát sinh, cái đầu
tiên là văn bản luật >< án lệ trong Common Law (vẫn dùng VB quy phạm pháp
luật nhưng là nguồn bổ sung cho án lệ, VD ở Anh Mỹ có luật hàng hải là luật
thành văn).

• Các cơ quan lập pháp ban hành luật, thẩm phán không được tạo ra luật. Thẩm
phán có quyền tìm kiếm tự do trong khuôn khổ pháp luật. Không có luật thì
không xử được.

• Hình thức của pháp luật: Hiến pháp, các Bộ luật đồ sộ, các Luật và nhiều văn bản
pháp luật khác, được sắp xếp theo một trật tự có thứ bậc. VN có đặc điểm của
bộ luật này

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 11/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Cấu trúc của hệ thống pháp luật:

◦ Có sự phân chia rõ ràng giữa luật công và luật tư

◦ Luật công: bao gồm các ngành luật giải quyết nhà nước như luật hiến pháp,
luật hình sự

◦ Luật tư: bao gồm các ngành luật giải quyết các vấn đề doanh nghiệp

• Ưu điểm

◦ Có tính hệ thống cao và dễ tiếp cận, dễ áp dụng luật: VB có hiến pháp, luật,
bộ luật, chia theo thứ bậc để có thể tìm kiếm. Dễ tiếp cận: bằng hình thức
văn bản, quy định trong 1 lĩnh vực, nhìn có thể ra ngay.

◦ Khả năng lan tỏa lớn: có thể truyền bá từ nước này sang nước khác, người
dân cũng thể đọc được (thực tiễn nhiều quốc gia xây dựng theo civil law)

• Nhược điểm

◦ Thiếu tính mở: thẩm phán chỉ xử theo luật, không thể tạo ra quy phạm mới
ngay được, chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới tạo ra được.

◦ Thiếu sự linh hoạt

◦ Đôi khi bị lạc hậu so với thực tiễn. Thời gian ra đời văn bản có thể không bắt
kịp thực tiễn.

• Xu hướng công nhận và áp dụng án lệ tại các nước Civil Law (đặc biệt ở Đức) để
bù đắp những thiếu sót mà Luật chưa quy định

• Thẩm phán có quyền tìm kiếm tự do trong khuôn khổ pháp luật: Không phải
việc thẩm phán tự đưa ra quyết định khi vụ việc đó chưa tìm thấy trong luật.
Trong trường hợp có nhiều điều luật cùng điều chỉnh một mối quan hệ, thẩm
quán có quyền tự do lựa chọn nhưng phải vận dụng đúng luật VD: Trong một vụ
việc dân sự, đi xe máy vượt đèn đỏ khung hình phạt từ 600-800, tịch thu bằng
lái từ 1-3 tháng, người này bị xử 600-800 thì được coi là xử đúng. Đối với từng
người mà mức xử phạt sẽ khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo trong phạm vi
đã được quy định Hệ thống pháp luật càng phát triển thì khung quy định
càng nhỏ
c. Hệ thống Islamic Law (hệ thống pháp luật Hồi giáo - tập quán pháp)

• Là hệ thống luật ngoài phương Tây quan trọng nhất hiện nay trong kinh doanh
quốc tế

• Là hệ thống luật của các quốc gia theo đạo Hồi. Tồn tại ở trên 30 quốc gia
(chiếm khoảng 800 triệu dân) ở các châu lục: Arập Xêut, Libăng, Ixraien,
Indonesia, Pakixtan, Ai Cập, các nước CH Trung Á cũ...

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 12/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Mang đậm màu sắc của đạo Hồi. Nguồn của pháp luật: Kinh Coran và phong tục
tập quán

◦ Kinh Coran (622 SCN) gồm 6327 vần thơ, trong đó khoảng 200 vần thơ về
pháp luật

◦ Kinh Sunna: Tập hợp các phong tục tập quán đi kèm để giải thích, làm rõ
hơn cho những nội dung trong kinh Coran

◦ Nguồn luật bổ sung khác: Học thuyết pháp lý (quan điểm của những nhà
theo đạo Hồi có trình độ, uy tín cao trong XH)

• Sự pha trộn giữa tôn giáo và pháp luật

◦ Sự tồn tại của các Tòa án hồi giáo, mức độ xét xử của những người theo đạo
Hồi ưu đãi hơn những người không theo đạo Hồi

◦ Sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phân biệt thứ bậc trong đời sống XH

◦ Tính lạc hậu và bảo thủ

• Pháp luật Hồi giáo hiện đại

◦ Cải cách trong các lĩnh vực không “động chạm" đến các quy tắc đạo Hồi,
chủ yếu là những lĩnh vực mới

◦ Các quy chế về cá nhân, về hôn nhân gia đình vẫn do quy tắc Hồi giáo điều
chỉnh.

◦ Tính hai mặt trong tổ chức Tòa án


d. Hệ thống Indian Law

• Chịu nhiều ảnh hưởng của đạo giáo: đạo Hinđu, Công giáo, đạo Bàlamôn, trong
đó đạo Hinđu là quan trọng nhất (85% dân số)

◦ Xã hội được chia thành nhiều đẳng cấp, thể hiện trật tự XH, có quy tắc riêng
cho từng đẳng đấp

◦ Bộ sách Sastra dạy con người xử sự hợp ý trời, đúng đức hạnh

◦ Hạn chế quyền của người phụ nữ: phụ nữ không có quyền ly dị và hưởng
thừa kế, cho phép chế độ đa thê…

◦ Chế tài nặng nhất là bị đuổi khỏi đẳng cấp

• Chịu ảnh hưởng của Common Law

• Còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, lễ nghi, văn hóa…

• Pháp luật chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản, còn các vấn đề cụ thể vẫn do các
quy tắc của các đạo điều chỉnh

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 13/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Pháp luật Ấn Độ hiện đại: điều chỉnh nhiều lĩnh vực mới, áp dụng chung cho mọi
công dân, không phụ thuộc tôn giáo.

• Pháp luật Hindu, tuy vậy, vẫn là một trong những nền tảng cho pháp luật Ấn Độ
hiện đại
e. Hệ thống Chinese Law

• Có lịch sử phát triển lâu đời (từ năm 770 TCN)

• Chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng:

◦ đề cao đạo đức, giáo dục

◦ giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

◦ coi trọng lợi ích tập thể

• Sự “Âu hóa” pháp luật Trung Quốc từ đầu TK 20: BLDS năm 1930 theo mô hình
BLDS Đức và BLDS Nhật

• Từ năm 1949, Trung Quốc đi theo con đường XHCN, hệ thống pháp luật mang
nặng tính độc đoán, chuyên quyền, coi trọng hình phạt hình sự.

• Hiện nay: Cải cách hệ thống pháp luật theo kỹ thuật lập pháp của Civil Law: ban
hành nhiều Bộ luật, đạo luật hiện đại.

• Luật sư là những nhân viên pháp luật của Nhà nước.

• Pháp luật Trung Quốc kết hợp 3 yếu tố:

◦ Đạo Khổng và truyền thống văn hóa từ xa xưa

◦ Pháp luật của một quốc gia theo định hướng XHCN

◦ Du nhập những tư tưởng pháp luật hiện đại từ Âu- Mỹ


f. Hệ thống Socialist Law (hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa)

• Đây là hệ thống luật của các nước XHCN (trước đây và hiện nay)

• Nền tảng: học thuyết Mác- Lênin. Bản chất: bảo vệ quyền lợi của công nhân và
nhân dân lao động

• Chịu nhiều ảnh hưởng của Civil Law: kỹ thuật pháp điển hóa, hình thức biểu hiện
chủ yếu là văn bản thành văn

• Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

• Một số khái niệm đặc thù:

◦ Không phân biệt “luật công” và “luật tư”

◦ Vấn đề sở hữu

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 14/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

• Do cơ sở kinh tế còn yếu kém, kỹ thuật lập pháp còn yếu nên pháp luật thường
xuyên thay đổi, thiếu hệ thống, chưa đầy đủ, còn chồng chéo, tản mạn, thậm chí
mâu thuẫn…

• Hiện nay: hiện đại hóa hệ thống pháp luật


g. Hệ thống pháp luật châu Phi

2. Xung đột pháp luật và cách giải quyết xung đột pháp luật
trong KDQT
a. Khái niệm XĐPL và một số ví dụ về XĐPL trong KDQT

• Khái niệm: Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế là hiện tượng có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng được áp dụng để điều chỉnh một
vấn đề pháp lý nhất định trong kinh doanh quốc tế nhưng lại có những hậu quả
pháp lý khác nhau

• Nguyên nhân xảy ra XĐPL

◦ Có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng

◦ Các hệ thống này quy định không giống nhau

• Một số ví dụ về XĐPL trong KDQT

Công ty Hoa Kỳ- DN Trung Quốc đàm phán và ký kết HĐ bằng văn bản, nhưng
sau đó 2 bên có liên lạc với nhau qua điện thoại để bổ sung một số vấn đề liên
quan đến bao bì của hàng hóa. Công ty TQ sau đó không thực hiện đúng các chỉ
dẫn về bao bì và cho rằng các quy định bổ sung không có hiệu lực. Công ty Hoa
Kỳ phản đối.

Xung đột về hiệu lực của hình thức bổ sung hợp đồng: bằng văn bản hay bằng
lời nói thì có hiệu lực

HĐ giữa công ty Đức và công ty Pháp


Đối tượng: thiết bị chăn nuôi gà bằng điện
Địa điểm ký HĐ: triển lãm Lepxich (Đức)
Sau 3 ngày vận hành: 50.000 con gà bị chết ngạt.
Nguyên nhân: mất điện, hệ thống sưởi và thông gió ngừng hoạt động, bộ phận
báo động hỏng
Nếu áp dụng luật Pháp: công ty Pháp thắng vì luật Pháp bảo vệ người tiêu dùng
Nếu áp dụng luật Đức: công ty Đức thắng vì luật Đức bảo vệ nhà sản xuất

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 15/16
16:37, 30/09/2022 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

Lý do công ty Pháp khởi kiện công ty Đức: Công ty Đức đã không thực hiện
nghĩa vụ cảnh báo (cảnh báo những rủi ro có thể mắc phải khi sử dụng sản phẩm
của họ). Tuy nhiên nhiều quốc gia không quy định về việc NSX phải thực hiện nghĩa
vụ cảnh báo. Đưa cảnh báo để tránh trách nhiệm trong những trường hợp rủi ro xảy
ra sau khi mua hàng.
BLDS VN thiên về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ luật Thương mại VN
thiên về bảo vệ quyền lợi của bên bán.

Ở Ả Rập cho phép 1 người đàn ông được lấy tối đa 4 vợ. Vậy khi 1 người đàn
ông ở Ả Rập đã có 1 vợ, sang VN kinh doanh thương mại, muốn lấy 1 cô gái VN
làm vợ thì có được phép hay không? (theo luật VN thì không được phép, theo
luật Ả Rập thì được phép)

Nếu muốn kết hôn ở VN thì phải có giấy chứng nhận độc thân, tuy nhiên người
đàn ông này không thể chứng minh. Nếu vẫn muốn kết hôn với phụ nữ VN thì sẽ
thực hiện ở Ả Rập, nơi pháp luật cho phép.
b. Cách giải quyết XĐPL trong KDQT

• Có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng: Lựa chọn 01 hệ
thống trong các hệ thống đó (phương pháp dùng quy phạm xung đột) (không
tạo ra luật mới mà chỉ chọn luật)

◦ Là việc các quốc gia quy định thành một điều khoản luật, điều khoản đó dẫn
chiếu tới việc chọn luật nước nào để điều chỉnh

• Các hệ thống này quy định không giống nhau: Thống nhất các quy định khác
nhau giữa các hệ thống luật (thống nhất luật thực chất) (tạo ra một quy phạm
mới chung, thống nhất để điều chỉnh mối quan hệ mà 2 bên quy định với nhau)

◦ Các quốc gia đàm phán và ký kết các ĐƯQT song phương hoặc đa phương

◦ VD: Ả Rập cho phép 1 chồng 4 vợ, VN cho phép 1 chồng 1 vợ Thống
nhất cho phép 1 đàn ông Ả Rập lấy 1 vợ VN
VD: CISG (công ước viên thống nhất trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế), quy tắc Hague-Visby, quy tắc Hamburg

◦ Việc đàm phán là rất khó khăn

◦ Hạn chế về số lượng và lĩnh vực đàm phán do khi tạo ra luật thống nhất sẽ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-1-KH-I-QU-T-CHUNG-V-PH-P-LU-T-KINH-DOANH-QU-C-T-67d96ece6b6d498b99ff026cbbd6a23e 16/16
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH


DOANH QUỐC TẾ
I. Tổng quan về hợp đồng kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm về Hợp đồng kinh doanh quốc tế


• Khái niệm: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (điều 385 BLDS 2015). Trong đó, Các
bên là chủ thể; Quyền và nghĩa vụ là nội dung trong quan hệ pháp luật

• Di chúc có phải hợp đồng không? Không phải hợp đồng vì chủ thể không phải
là các bên mà chỉ thể hiện ý chí của người để lại tài sản, không cần ý kiến của
những người nhận thừa kế

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 1/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Đặc điểm của hợp đồng

◦ Chủ thể: Cá nhân, pháp nhân (có tư cách pháp nhân: trường đại học, công
ty, viện nghiên cứu, bệnh viện,…), các chủ thể khác (không có tư cách pháp
nhân: DN tư nhân, quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo,…) và chủ thể đặc biệt (Nhà
nước)

◦ Bản chất: Là sự thoả thuận giữa các bên

◦ Mục đích: Các bên hướng tới khách thể của hợp đồng: Vật (trong KDTM có
các tên gọi: dân sự là tài sản, trong quan hệ mua bán hàng hoá là hàng hóa);
các nhóm hành vi (trong KDTM là dịch vụ, VD: dịch vụ giáo dục, y tế, bảo
hiểm); bất tác vi

▪ Mục đích trong HĐKDTM là sinh ra lợi nhuận (tiền hoặc các giá trị kinh
tế có thể tính toán, cân đo đong đếm bằng tiền)

◦ Hình thức và nội dung

▪ Hình thức: HĐ có thể xác lập dưới các hình thức bằng lời nói, bằng văn
bản, bằng hành vi

▪ Nội dung: Là cụ thể, chi tiết về thoả thuận của các bên được cấu thành
các điều khoản của Hợp đồng, trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ pháp luật đó.
Căn cứ theo luật của các quốc gia để quy định bắt buộc trong HĐ cần
có bao nhiêu điều khoản. Nhìn chung trong HĐ gồm 2 loại điều khoản:
điều khoản chủ yếu (là những điều khoản cơ bản, cốt lõi, nền tảng mà
khi thiếu thì HĐ sẽ không có hiệu lực); điều khoản tuỳ nghi (điều khoản
không bắt buộc nhằm mục đích bổ sung, giải thích, làm rõ ý định của
các bên trong HĐ)

◦ Tính chất: Hợp đồng có giá trị như luật khi hợp đồng đó có hiệu lực, được
giao kết hợp pháp (do các bên tự thoả thuận với nhau và được Nhà nước,
pháp luật bảo vệ, thừa nhận quan hệ HĐ)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 2/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Phân loại hợp đồng

◦ Căn cứ vào mục đích của hợp đồng

▪ Hợp đồng dân sự

▪ Hợp đồng thương mại

▪ Hợp đồng lao động

◦ Căn cứ vào tính bồi hoàn

▪ Hợp đồng đơn vụ: Chỉ một bên có nghĩa vụ (VD: Hợp đồng cho tặng,
hợp đồng hứa thưởng,...)

▪ Hợp đồng song vụ: Các bên có nghĩa vụ đối với nhau (VD: Mua điện
thoại, nhận được điện thoại và phải trả một khoản tiền - Một bên có
nghĩa vụ giao tài sản, một bên có nghĩa vụ trả tiền)

◦ Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng

▪ Hợp đồng thực tế: Chỉ thực tế phát sinh hiệu lực vào thời điểm thực tế
chuyển giao vật, tài sản (VD: HĐ vay tiền, chỉ thực tế phát sinh vào thời
điểm chuyển giao tiền)

▪ Hợp đồng ước hẹn: Các bên ước hẹn vào thời điểm nào HĐ có hiệu lực
và các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với mình (VD:
HĐ XNK mua bán hàng hoá quốc tế)

◦ Căn cứ vào sự độc lập của hợp đồng

▪ Hợp đồng chính (VD: HĐ xây nhà): Khi HĐ chính hết hiệu lực thì HĐ phụ
cũng hết hiệu lực theo

▪ Hợp đồng phụ (VD: HĐ sơn): HĐ phụ hết hiệu lực sẽ không ảnh hưởng
gì đến hiệu lực của HĐ chính

◦ Một số loại HĐ khác:

▪ HĐ có điều kiện: HĐ chỉ có các điều kiện hiệu lực vào thời điểm điều
kiện đó xảy ra (VD: HĐ chỉ có hiệu lực khi bên mua xin được giấy phép
có thẩm quyền của Nhà nước)

▪ HĐ vì lợi ích của người thứ ba (VD: HĐ mua bảo hiểm cho con)

▪ HĐ khung (HĐ nguyên tắc): Khi các bên làm việc nhiều với nhau sẽ XD 1
HĐ khung, sau đó trong các lô hàng, vụ việc cụ thể họ sẽ dẫn chiếu tới
HĐ khung trong các điều khoản chung, còn điều khoản về tên hàng, giá
trị sẽ chỉ xác lập bằng một bản HĐ cực kỳ đơn giản

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 3/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Vai trò của hợp đồng

◦ Là cơ sở quan trọng nhất làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể

◦ Là phương tiện chủ yếu và cơ bản để thiết lập các mối quan hệ pháp lý

◦ Là phương tiện để kiểm soát và quản lý rủi ro

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 4/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• So sánh Hợp đồng thương mại và Hợp đồng dân sự

So sánh HĐ thương mại và HĐ dân sự.docx 15.9KB

◦ Câu hỏi: Hợp đồng tài trợ cho cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học có
phải Hợp đồng thương mại hay không? (xét tiêu chí mục đích) Có là HĐ
thương mại vì nhằm mục đích quảng bá cho DN, có thể đem lại mục đích
sinh lợi cho công ty trong tương lai

◦ VD: Hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, giới thiệu SP mặc
dù DN chỉ chi tiền ra, nhưng họ lại đạt được các giá trị có thể cân đo đong
đếm bằng tiền, hoặc trong tương lai có thể đem đến cho họ doanh thu, lợi
nhuận cao hơn Đây là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi

◦ VD: DN kinh doanh BĐS cần XD hợp đồng kinh doanh BĐS, vậy trong nội
dung HĐ đó cần có bắt buộc bao nhiêu điều khoản

▪ Luật đặc thù trong lĩnh vực này là Luật kinh doanh BĐS. DN ký hợp đồng
mua bán BĐS thuộc lĩnh vực tư (không dùng Luật đất đai vì là luật công,
liên quan đến vấn đề giao đất, giao rừng, thuê đất của Nhà nước.

▪ Tra cứu các quy định về nội dung Hợp đồng trong Luật kinh doanh BĐS

▪ Trong trường hợp trong Luật kinh doanh BĐS không có quy định về các
điều khoản bắt buộc trong HĐ kinh doanh BĐS, tìm các nghị định, thông
tư hướng dẫn Luật kinh doanh BĐS về nội dung HĐ, nếu vẫn không có
sẽ tìm đến Luật thương mại văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn
Luật thương mại về vấn đề đang tìm kiếm tiếp đến là Bộ Luật dân sự

◦ Phân loại hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự để xác định Bộ luật áp
dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp (Toà kinh tế và Toà dân sự)

▪ HĐ vay vốn giữa công ty Prudential và Vietcombank? Hợp đồng


thương mại vì công ty Prudential (chủ thể thương nhân) vay vốn nhằm
phục vụ hoạt động SXKD, mục đích sinh lời

▪ HĐ mua bán nhà giữa ông A và ông B?


+ TH1: Ông A và ông B đều là thương nhân, mua đi bán lại, kinh doanh
BĐS HĐ thương mại
+ TH2: Ông A và ông B không phải thương nhân, là người bình thường,
mua nhà để ở, người còn lại có nhu cầu bán nhà để sang nước ngoài
sinh sống với con HĐ dân sự
+ TH3: Một bên là thương nhân, một bên không phải thương nhân, khi
đó quyền quyết định loại HĐ sẽ thuộc về bên không phải là thương
nhân

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 5/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

▪ HĐ vay vốn giữa Vietcombank và ông A?


+ TH1: Ông A là thương nhân, HĐ vay vốn này là HĐ thương mại
+ TH2: Ông A không phải thương nhân, vay tiền nhằm mục đích tiêu
dùng (VD: cho con đi học) thì trong trường hợp này, theo điều 1 Luật
thương mại, đây là HĐ thương mại hay HĐ dân sự sẽ do phía bên
người có yếu tố dân sự quyết định, ở đây là ông A. Phía bên ngân hàng
Vietcombank có yếu tố thương mại.

▪ HĐ bảo hiểm nhân thọ giữa Prudential và ông B? HĐ dân sự vì bản


chất của HĐ bảo hiểm nhân thọ thuộc về nhu cầu an toàn của cá nhân,
bảo vệ bản thân và gia đình, có thể sinh lời nhưng đó không phải mục
đích chính. Và do vậy cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là Toà dân sự
thay vì Toà kinh tế

▪ HĐ bảo hiểm đầu tư giữa Prudential và ông B? HĐ thương mại (tuỳ


mục đích của HĐ bảo hiểm để xác định loại HĐ)

◦ VD: Khi đi thuê nhà, giá điện nước người thuê phải trả hàng tháng tính theo
giá điện nước kinh doanh. Người chủ cho thuê trọ khi đăng ký điện nước là
dưới diện thương nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở

• Khái niệm Hợp đồng kinh doanh quốc tế: Hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ với nhau trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 6/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Đặc điểm của Hợp đồng kinh doanh quốc tế

◦ Chủ thể: Thương nhân thường có trụ sở thương mại hoặc quốc tịch ở các
nước khác nhau, chủ thể đặc biệt (Nhà nước)

◦ Hình thức: Bằng văn bản, lời nói, hành vi. Ở một số quốc gia phát triển hình
thức không quan trọng mà phải chứng minh các bên có hợp đồng. Còn một
số quốc gia đang phát triển, các DN tham gia ký kết thường có xu hướng
tạo lập HĐ bằng văn bản.

◦ Mục đích: Mục đích sinh lời, tạo ra lợi nhuận

◦ Đối tượng của hợp đồng: Có thể là hàng hoá, dịch vụ

◦ Đồng tiền thanh toán: 2 doanh nghiệp VN là đồng tiền VN, với HĐ kinh
doanh quốc tế thường là ngoại tệ, trừ EU sử dụng đồng tiền chung

◦ Luật điều chỉnh hợp đồng: Có thể lựa chọn luật nước người bán, người mua.
Có xu hướng lựa chọn luật của nước thứ 3, phổ biến là luật của Singapore,
hoặc các công ước quốc tế có thể điều chỉnh, thói quen tập quán,...

◦ Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án của nước người bán, người mua hoặc
toà án có liên quan tới hoạt động mà HĐ đang sử dụng, trọng tài được áp
dụng phổ biến trong KDQT

◦ Ngôn ngữ hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng phổ biến là tiếng anh được chọn

• Phân loại Hợp đồng kinh doanh quốc tế

◦ Căn cứ vào tính chất của hoạt động kinh doanh quốc tế

▪ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

▪ Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế

▪ Hợp đồng đầu tư quốc tế

▪ Các hợp đồng quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

◦ Căn cứ thời hạn thực hiện hợp đồng

▪ Hợp đồng ngắn hạn (<1 năm)

▪ Hợp đồng trung hạn (1-3 năm)

▪ Hợp đồng dài hạn (>3 năm)

2. Những nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng kinh doanh quốc tế
a. Nguyên tắc tự do hợp đồng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 7/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Nội dung: Nền tảng là các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng, lựa chọn đối
tác, hình thức hợp đồng, lựa chọn nội dung trong hợp đồng nhưng vẫn nằm
trong khuôn khổ pháp luật, trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

• Một số hạn chế (tự do trong khuôn khổ)

◦ Độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực vì lợi ích công cộng (VD: mua
bán điện, nước, xăng dầu, vé xe bus,...)

◦ Các quy phạm bắt buộc của pháp luật là các hạn chế của nguyên tắc tự do
hợp đồng (VD: Nhà nước cấm thì các bên không thể thỏa thuận khác, Nhà
nước quy định phải xác lập HĐ bằng hình thức văn bản thì sẽ không tự do
lựa chọn hình thức HĐ khác)

◦ VD: Trong dân sự, khi cá nhân phát hiện di tích cổ vật quốc gia sẽ bị hạn chế
quyền tự do mua bán, tự do XNK mà sẽ phải ưu tiên bán cho Nhà nước
b. Nguyên tắc bình đẳng

• Nội dung: Quy định pháp luật bảo vệ bên yếu thế trong Hợp đồng theo đó các
bên bình đẳng với nhau, do đó các bên mạnh có thể sử dụng điều khoản bất
bình đẳng để sau này khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, có thể tuyên bố điều
khoản đó là điều khoản vi phạm nguyên tắc bình đẳng, và điều khoản đó sẽ
không có hiệu lực

• Các điều khoản bất bình đẳng

◦ Điều khoản lạm dụng

▪ Điều khoản quy định thời hạn quá ngắn để thông báo khiếm khuyết
hàng hóa

▪ Điều khoản phạt với mức phạt quá cao cho một bên

◦ Điều khoản hạn chế trách nhiệm cho một bên

▪ Điều khoản hạn chế trách nhiệm của NSX: ““Nhà sản xuất được miễn tất
cả các thiệt hại phi vật chất do sản phẩm của mình gây ra”. “Trong mọi
trường hợp, trách nhiệm của nhà SX không vượt quá 30,000 USD”

◦ Điều khoản quy định một lợi ích thái quá cho một bên
c. Nguyên tắc thiện chí và trung thực

• Các bên phải có thiện chí và trung thực trong việc giao kết hợp đồng, thực hiện
hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp (VD: Cho 10 ngày giao hàng thì anh phải
có thiện chí 10 ngày trả tiền)

• Trong nhiều trường hợp, xuất phát từ nguyên tắc này để giải quyết (VD: nghĩa
vụ thông báo ngay lập tức đối với bên kia hoặc hạn chế tổn thất cho bên kia)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 8/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

d. Nguyên tắc cấm tự mâu thuẫn


e. Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen trong hoạt động thương mại

• Tập quán và thói quen là khác nhau, nhưng nếu đã hình thành tập quán, thói
quen của hoạt động thương mại thì có thể thừa nhận như là một cách hành xử
mà các bên phải tuân theo, nếu không thì các bên sẽ vi phạm nguyên tắc áp
dụng tập quán và thói quen.

3. Nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng kinh doanh quốc tế


a. Các nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng kinh doanh quốc tế

• Các điều ước quốc tế ((International Treaties)

◦ Khái niệm: ĐƯQT là văn kiện pháp lý được giao kết giữa hai hay nhiều quốc
gia để điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia hoặc các chủ thể
của công pháp quốc tế

◦ Các loại ĐƯQT: song phương, đa phương, khu vực

▪ ĐƯQT chung, mang tính chất nguyên tắc, nền tảng (VD: Hiệp định
thương mại tự do Hoa Kỳ điều chỉnh nguyên tắc giữa các quốc gia, mở
cửa, cắt giảm thuế quan)

▪ ĐƯQT điều chỉnh hoạt động cụ thể của thương nhân (VD: Công ước viên
1980 về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, công ước brussels điều
chỉnh về trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở,...)

◦ Trường hợp áp dụng

▪ Khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng

▪ Nếu như hai bên không có thoả thuận, các bên thuộc các quốc gia
thành viên của điều ước quốc tế sẽ có thể áp dụng

• Luật quốc gia (National Law): Trường hợp áp dụng

◦ Khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng hoặc HĐ không quy định nhưng
các bên thoả thuận sau vào bất cứ thời điểm nào

◦ Nếu trong HĐ không quy định và các bên không có thoả thuận riêng thì sẽ
do Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn

◦ ĐƯQT dẫn chiếu tới Luật quốc gia (ĐƯQT có giá trị cao hơn Luật quốc gia)

◦ Khi các bên có thoả thuận mặc nhiên, các bên tự hành xử và cách hành xử
đó được gọi là một thoả thuận mặc nhiên giữa các bên về việc lựa chọn
thẩm quyền của Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như mặc nhiên thừa
nhận Luật áp dụng để điều chỉnh

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 9/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Tập quán thương mại quốc tế (International Commercial Customs) (VD:


Incoterms 2020, UCP 600,...)

◦ Khái niệm: Tập quán thương mại quốc tế là cách hành xử được áp dụng
trong các lĩnh vực, ngành hàng, khu vực trong một khoảng thời gian dài và
được nhận thức chung với một cách hành xử như nhau. Khi đó, những tập
quán này sẽ có giá trị nhất định khi họ xây dựng lại thành những bộ tập
quán thương mại quốc tế, từ đó có khả năng điều chỉnh trong những lĩnh
vực đặc thù của HĐ

◦ Phân loại tập quán thương mại quốc tế

▪ Tập quán thương mại có tính nguyên tắc: Là những tập quán cơ bản,
bao trùm được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế và luật quốc gia như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia,
nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án (hoặc trọng tài)
của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi
giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

▪ Tập quán thương mại quốc tế chung: Là các tập quán thương mại được
nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên
thế giới. Ví dụ: Incoterms năm 2000 (Các Điều kiện Thương mại Quốc tế)
do Phòng Thương mại Quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều
quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng trong hoạt động mua bán
hàng hoá quốc tế. Hay UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để
thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.

▪ Tập quán thương mại khu vực (địa phương): Là các tập quán thương mại
quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ:
ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ
được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”,
theo đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất
khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn,
với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa
quy định (named inland carrier at named inland point of departure),
người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện
chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 10/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

◦ Trường hợp áp dụng

▪ Do các bên thoả thuận

▪ Các ĐƯQT, Luật quốc gia có dẫn chiếu tới hoặc trong trường hợp ĐƯQT,
Luật quốc gia quy định chưa chi tiết, khi đó Tập quán thương mại được
coi là nguồn luật bổ sung để giải thích rõ hơn ý định của các bên

◦ Tập quán thương mại quốc tế có thể thay đổi và không thể đứng riêng để
trở thành Luật điều chỉnh mà chỉ có thể điều chỉnh trong một phạm vi nhất
định, bổ sung cho một phần trong Hợp đồng

b. Cách xác định luật áp dụng cho Hợp đồng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 11/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Là luật do các bên thỏa thuận lựa chọn

◦ Nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng, điều khoản luật áp dụng trong
hợp đồng

◦ Thỏa thuận khi có tranh chấp phát sinh (bằng văn bản bổ sung hoặc thỏa
thuận mặc nhiên)

◦ Có thể lựa chọn bất kỳ luật nào mà các bên cho là thích hợp

◦ Hạn chế quyền tự do lựa chọn luật

▪ Trong một số trường hợp nhất định

▪ Không được trái với các nguyên tắc chung của PLVN (điều 759- khoản 3
và 4 BLDSVN 2005; điều 5- khoản 2 LTMVN 2005; điều 4- khoản 3 Bộ
luật Hàng hải năm 2005)

◦ Xác định trong những trường hợp sau có được tự do thoả thuận luật áp dụng
hay không: Công ty bảo hiểm mẹ A tại nước X lập công ty con B ở nước Y và
lập chi nhánh/văn phòng đại diện C tại nước Z. Trường hợp nào các bên được
thoả thuận áp dụng luật nước X? (thoả thuận luật áp dụng chỉ với Hợp đồng
kinh doanh quốc tế)

▪ Hợp đồng giữa công ty A và khách hàng tại nước Y và Z: Có được thoả
thuận

▪ Hợp đồng giữa B và khách hàng tại nước Y: Công ty con độc lập với công
ty mẹ, có thể tự xác lập hợp đồng và tự chịu trách nhiệm. Công ty con
được gọi là một pháp nhân độc lập. Trong trường hợp này, công ty con B
ở nước Y, khách hàng ở nước Y thì đây là hợp đồng nội địa, không liên
quan tới công ty mẹ A.

▪ Hợp đồng giữa C và khách hàng tại nước Z: Chi nhánh/Văn phòng đại
diện C không độc lập với công ty mẹ A, chi nhánh ký HĐ là chỉ thay mặt
cho công ty mẹ. Về bản chất vẫn là công ty mẹ A giao kết hợp đồng với
khách hàng tại nước Z, vì vậy có thể lựa chọn luật áp dụng tại nước X.

◦ Lựa chọn luật nào? Thực tế và kinh nghiệm

▪ Thường lựa chọn các nguồn luật có mối liên hệ chặt chẽ với hợp đồng

▪ Phụ thuộc vào tương quan lực lượng trong đàm phán

▪ Chọn luật bảo vệ quyền lợi cho mình (cần tìm hiểu kỹ các nguồn luật)

▪ Chọn luật mà mình hiểu biết nhất

▪ Chọn luật thường được áp dụng trong ngành nghề kinh doanh

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 12/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Nếu các bên không thoả thuận lựa chọn do toà án, trọng tài xác định dựa
trên các nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế

◦ Nếu là tòa án Tòa án áp dụng quy phạm xung đột (chọn luật) của quốc
gia nơi có tòa án để xác định trong luật xem có quy định dẫn chiếu áp dụng
luật nào hay không

◦ Nếu là trọng tài

▪ Không bắt buộc phải áp dụng quy phạm xung đột có quyền tự do
lớn hơn tòa án trong việc xác định luật áp dụng

▪ Tuân theo Quy tắc tố tụng trọng tài

▪ Thường áp dụng luật mà trọng tài cho rằng thích hợp nhất để giải quyết
thỏa đáng tranh chấp (rà soát quy phạm xung đột nơi có trọng tài, nước
người bán, nước người mua, nếu các quy phạm xung đột cùng dẫn
chiếu tới một nguồn luật sẽ lựa chọn nguồn luật đó; nếu các quy phạm
xung đột mâu thuẫn với nhau sẽ lựa chọn nguồn luật mà trong lĩnh vực,
ngành hàng đó thường xuyên được áp dụng)

II. Giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế


Hình thức giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

• Giao kết trực tiếp: Các bên cùng nhau gặp gỡ, cùng đàm phán, trao đổi về Hợp
đồng và Hợp đồng sẽ được giao kết khi bên cuối cùng ký vào Hợp đồng đó.
Hình thức này rất phổ biến khi các bên gần gũi nhau, có thể dễ dàng gặp được
nhau; Hoặc đối với những Hợp đồng có giá trị lớn, các bên phải đàm phán trải
qua một thời gian dài, và sẽ ký vào bản Hợp đồng đã được các bên cân nhắc kỹ

• Giao kết gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặp gỡ nhau, họ thông qua phương
tiện truyền tin để thể hiện ý định giao kết Hợp đồng của mình (người bán/người
mua thể hiện ý định bán/mua, bên kia sẽ trả lời có muốn xác lập Hợp đồng hay
không). Hình thức giao kết gián tiếp được thể hiện qua đề nghị giao kết HĐ và
chấp nhận đề nghị giao kết HĐ

1. Đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng - offer)


• Khái niệm: Đề nghị giao kết HĐ là lời đề nghị giao kết HĐ do một bên phát ra
cho bên kia, có thể được xác lập bằng văn bản, lời nói, hành vi

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 13/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Đặc điểm

◦ Thể hiện rõ ý định giao kết Hợp đồng, hay ND của offer phải rõ ràng, đủ
chính xác

▪ Theo Công ước viên 1980, rõ ý định giao kết HĐ là phải rõ về 3 thông
tin: đối tượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, giá cả (3 thông tin này
được coi là ND cơ bản không thể thiếu trong chào hàng)

▪ Theo Pháp luật Việt Nam, không quy định những nội dung cần có, mở
ra cho các bên quyền tự do đưa vào đó những quy định, nội dung, điều
khoản nào trong Hợp đồng đều được, nhưng phải đảm bảo có các điều
khoản chủ yếu (VD: giá, đối tượng HĐ,...) để thể hiện rõ ý định giao kết
HĐ. Một chào hàng thể hiện rõ ý định giao kết HĐ thường có các điều
khoản giống như trong một hợp đồng.

▪ Ví dụ: A - một cơ quan nhà nước thông báo mời thầu lắp đặt mạng lưới
điện thoại mới. Trường hợp nào sau đây thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng

+ TH1: A yêu cầu các nhà thầu XD phương án kỹ thuật và tài chính của
dự án Chỉ mời đến để đấu thầu, đưa ra các phương án, chứ không
trao quyền quyết định có HĐ hay không cho các nhà thầu. A là người
đưa ra lời mời giao kết HĐ, ai muốn xác lập HĐ sẽ gửi lời mời cho A và A
là người quyết định có HĐ hay không. Trường hợp này gọi là lời mời
chào hàng.

+ TH2: A quy định cụ thể phương án kỹ thuật và nêu rõ sẽ chấp nhận hồ


sơ dự thầu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật với giá thấp nhất Ý
định giao kết HĐ thể hiện bên chào hàng chắc chắn sẽ giao kết hợp
đồng nếu bên được chào hàng đáp ứng các yêu cầu. Tạo sự ràng buộc
về mặt ý chí rằng quyền quyết định có HĐ hay không nằm ở phía bên
được chào hàng, chứ không phải quyết định của bên gửi chào hàng.

◦ Gửi cho một hay một số người xác định cụ thể, có thể là toàn công chúng,
miễn là thể hiện sự ràng buộc trong chào hàng đó đối với những chủ thể
xác định này

▪ Phân biệt với lời mời chào hàng, quảng cáo, thư hỏi hàng, báo giá: gửi

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 14/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

cho nhiều người không xác định, không ràng buộc các bên, không thể
hiện ý định giao kết HĐ của một bên đến những chủ thể xác định

◦ Thời hạn hiệu lực của chào hàng

▪ Có thể được quy định trong đơn chào hàng, là một mốc thời gian cụ thể
(VD: 11/10/2022), hoặc là một khoảng thời gian (VD: 30 ngày kể từ ngày
chào hàng này được gửi đi)

▪ Trong trường hợp các bên không quy định, thời hạn hiệu lực của chào
hàng sẽ được các cơ quan giải quyết tranh chấp xác định bằng một
khoảng thời gian hợp lý khi có tranh chấp xảy ra. Các tiêu chí thường
dùng để xác định khoảng thời gian hợp lý: loại hàng (loại hàng dễ hư
hỏng phẩm chất thì thời gian chào hàng sẽ nhanh), phương tiện vận tải,
phương tiện truyền tin giữa các bên, khoảng cách giữa các bên

Chào hàng khi thể hiện được 3 đặc điểm trên thì sẽ bắt đầu có hiệu lực
pháp lý, tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với bên chào hàng trong
khoảng thời gian hiệu lực đã xác định, để bất cứ khi nào bên nhận được
chào hàng trả lời đồng ý là sẽ có khả năng xác lập Hợp đồng.

◦ Rút lại (thu hồi) và huỷ offer

▪ Điều kiện về rút và huỷ chào hàng có cần quy định trước trong Hợp
đồng hay không

▪ Rút và huỷ chào hàng được coi là hợp lệ trong khoảng thời gian nào:
Nội dung về rút và huỷ trong lý thuyết chung cho phép người gửi chào
hàng không bị ràng buộc một cách tuyệt đối trong khoảng thời gian
chào hàng, có thể rút hoặc huỷ chào hàng. Tuy nhiên tuỳ vào các nguồn
luật khác nhau mà có quy định nếu đã chào hàng trong một mốc thời
gian, có những yêu cầu cụ thể thì không có quyền rút huỷ.

• Ứng dụng thực tế của chào hàng. Bộ phận trong DN ứng dụng chào hàng: sales,
purchasing (bộ phận thu mua). Những bộ phận này gửi đi chào hàng vì đây là
lời đề nghị chắc chắn mang giá trị pháp lý cao nhất, có khả năng cao nhất tạo ra
một HĐ. Chào hàng bao gồm những thông tin rõ ràng, quyền quyết định có HĐ
hay không nằm ở phía nhận được chào hàng.
Nếu là quảng cáo, báo giá mang mục đích thông tin nhiều hơn là xác lập HĐ,
tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 15/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng -
acceptance)
• Khái niệm: Chấp nhận chào hàng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. (khoản 1, điều 393, Bộ luật dân sự 2005)

• Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận muộn không xác lập
một hợp đồng mà tạo ra một chào hàng mới, quyền quyết định lúc đó lại xoay
chiều về phía người chào hàng

• Nội dung trả lời chấp nhận chào hàng

◦ Trả lời chấp nhận (đồng ý) (chấp nhận vô điều kiện)

▪ Chấp nhận toàn bộ nội dung: Theo điều 393 BLDS 2005 và điều 19,
khoản 1, công ước viên 1980, chấp nhận chào hàng là chấp nhận toàn
bộ thì có HĐ giữa các bên (nguyên tắc tấm gương phản chiếu)

▪ Chấp nhận có sửa đổi, bổ sung:


+ Theo pháp luật Việt Nam, chấp nhận có sửa đổi không tạo thành một
HĐ mà tạo thành chào hàng mới.
+ Theo công ước viên 1980, theo điều 19 khoản 2, 3 cho phép có sự sửa
đổi, tuy nhiên nếu sự sửa đổi, bổ sung này không làm thay đổi cơ bản
nội dung của chào hàng thì vẫn có HĐ giữa các bên và được coi là chấp
nhận vô điều kiện. Nhưng nếu sửa đổi, bổ sung làm thay đổi ND cơ bản
của chào hàng thì sẽ tạo ra một chào hàng mới

◦ Không trả lời gì mà giữ im lặng

◦ Chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng

▪ Nếu chấp nhận muộn mà người chào hàng chấp nhận?

• Hình thức của chấp nhận: Phụ thuộc vào hình thức của HĐ theo quy định của
luật áp dụng đối với chào hàng và chấp nhận chào hàng

◦ Bằng văn bản

◦ Bằng lời nói

◦ Bằng hành vi thực tế

◦ Sự im lặng hay không hành động (inaction) có được coi là chấp nhập khi các
bên có thoả thuận trước im lặng tức là đồng ý hoặc đó là thói quen giữa các
bên, tập quán trong khu vực, lĩnh vực, ngành hàng. Còn về nguyên tắc
chung, sự im lặng không tạo ra Hợp đồng mà cấu thành một sự từ chối xác
lập HĐ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 16/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Thu hồi (rút lại) chấp nhận liên quan đến thời điểm giao kết hợp đồng

◦ Các điều luật liên quan

◦ Điều kiện rút lại

• Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng

◦ Thuyết tống phát

▪ Thời điểm giao kết HĐ: HĐ có hiệu lực vào thời điểm mà bên nhận được
đề nghị gửi đi trả lời chấp nhận, đại diện bởi các quốc gia Anh, Mỹ,
Singapore Không thể rút lại trả lời chấp nhận

◦ Thuyết tiếp thu

▪ Thời điểm giao kết HĐ: HĐ có hiệu lực vào ngày mà người chào hàng
nhận về lời trả lời chấp nhận, đại diện bởi các quốc gia Việt Nam, Công
ước viên, Pháp, Đức,...

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 17/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

THỰC HÀNH CASE STUDY GIAO KẾT HỢP ĐỒNG KINH


DOANH QUỐC TẾ
22/4/1989, công ty Petrolex- VN gửi cho công ty IPI- Pháp một chào hàng cố
định bán dầu thô với đủ 6 điều khoản chủ yếu, trong đó quy định giao hàng
vào tháng 6,7,8/1989, chào hàng có hiệu lực đến 16h30 ngày 17/5/1989- ngày
này lại rơi vào Chủ nhật.

16h30 ngày 16/5, do biết hôm sau là ngày Chủ nhật nên Petrolex thảo sẵn điện
tín báo cho IPI biết thời hạn để chấp nhận đã hết nhưng do bộ phận phụ
trách telex nghỉ nên bức điện đó được gửi đi vào ngày 18/5.
23h18' ngày 16/5, IPI gửi cho Petrolex một bức điện với nội dung "Chúng tôi
chấp nhận đề nghị ngày 22/4/1989 của Quý Công ty về việc giao hàng vào
tháng 6,7,8/1989 và chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này với chương trình bốc
rót cụ thể".
Petrolex cho rằng chấp nhận vào đêm thứ 7 là chậm và giữa hai bên chưa có
HĐ, do vậy không giao hàng. IPI thì cho rằng thư chấp nhận đến trước một
ngày nên HĐ đã được hình thành, họ đã mở L/C nhưng Petrolex không giao
hàng. IPI đòi hủy HĐ và đòi bồi thường thiệt hại là 600 USD.
Giữa hai bên đã có Hợp đồng chưa?

• Về chào hàng của công ty Petrolex:

◦ Có 6 điều khoản chủ yếu đã thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
của công ty VN muốn chào bán sản phẩm dầu thô sang một công ty
Pháp

◦ Gửi cho một chủ thể xác định: ở đây là công ty IPI

◦ Thời hạn hiệu lực của chào hàng: 16h30’ ngày 17/05/1989

◦ Tuy nhiên, người gửi đi chào hàng có quyền rút (huỷ) chào hàng, dẫn
đến việc thời hạn hiệu lực của chào hàng có thể ngắn hơn. Chào hàng
đã đến tay người nhận thì người gửi không thể rút lại. Trong khoảng
thời gian người nhận chưa trả lời thì người gửi có quyền huỷ chào
hàng.

▪ “16h30 ngày 16/5, do biết hôm sau là ngày Chủ nhật nên Petrolex
thảo sẵn điện tín báo cho IPI biết thời hạn để chấp nhận đã hết”
Thể hiện Petrolex muốn huỷ chào hàng

▪ “...nhưng do bộ phận phụ trách telex nghỉ nên bức điện đó được gửi đi
vào ngày 18/5” Công ty Petrolex huỷ chào hàng không thành
công vì bộ phận telex nghỉ nên đây là lỗi bên Việt Nam, bên Pháp
chưa thấy ý định huỷ chào hàng. Và thực tế bên Pháp đã trả lời chấp

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 18/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

nhận trước khi nhận được bức điện đó Huỷ chào hàng không
hợp pháp
◦ Theo điều 16, Công ước viên, do đã ấn định thời hạn cụ thể để chấp
nhận chào hàng nên đây là một chào hàng không thể bị huỷ ngang dù
bên công ty Petrolex có gửi thông báo huỷ vào ngày 16/5 hay 18/5
Đây là một chào hàng có giá trị

• Về chấp nhận chào hàng của công ty IPI

◦ Thời hạn gửi trả lời chấp nhận chào hàng: 23h18’ ngày 16/05, vẫn nằm
trong thời hạn của chào hàng. Thêm vào đó, theo khoản 2, điều 20,
Công ước viên, thì thời hạn của chào hàng còn được kéo dài đến thứ 2
ngày 18/05/1989

◦ Nội dung của chào hàng: Chấp nhận đề nghị ở đây không phải chấp
nhận toàn bộ, mà có sửa đổi bổ sung, và những nội dung sửa đổi bổ
sung đó sẽ được bàn sau với chương trình bốc rót cụ thể, chương trình
bốc rót cụ thể này chưa được làm rõ hay thống nhất

◦ Theo khoản 3, điều 19, Công ước viên, các điều khoản cơ bản bao gồm
có thời gian, địa điểm giao hàng Đây là chấp nhận có sửa đổi, bổ
sung các điều khoản cơ bản quan trọng
Như vậy chưa có Hợp đồng giữa các bên

3. Một số vấn đề cần lưu ý khi giao kết Hợp đồng kinh doanh
quốc tế

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 19/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Sử dụng Hợp đồng mẫu: Có 2 loại

◦ Hợp đồng mẫu có tính tham khảo: HĐ mẫu này chỉ mang tính chất tham
khảo rằng nên có những điều khoản gì, giúp DN có định hướng từ đó bổ
sung thêm những đặc điểm riêng đặc thù cần có/mong muốn hoặc bỏ đi
những nội dung không phù hợp với tình huống của doanh nghiệp, trừ
trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có những nội dung nào thì
không được bỏ.
Ngoài việc tìm kiếm các HĐ mẫu trên mạng, có thể tham khảo những người
trong doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực đặc biệt có HĐ mẫu chung: HĐ tín dụng, HĐ vận tải, HĐ
mẫu riêng với từng lĩnh vực ngành hàng,...

◦ Hợp đồng gia nhập: Một bên đưa ra, bên còn lại ký kết

▪ Hợp đồng bảo hiểm

▪ Hợp đồng thuê tàu chợ

▪ Hợp đồng lao động

Cần đọc kỹ, hiểu điều khoản trước khi quyết định giao kết. Có sự can
thiệp của pháp luật để bảo vệ bên yếu thế.

• Nghĩa vụ và trách nhiệm tiền Hợp đồng

◦ Ví dụ: nghĩa vụ bảo mật (điều 2.1.16 PICC): nghĩa vụ này phải được nêu rõ
trong chào hàng (VD: A và B đàm phán về việc liên doanh sản xuất một mẫu
xe ô tô mới do B thiết kế, A phải ký hợp đồng bảo mật, rằng sẽ không tiết lộ
thông tin về mẫu xe đó)

◦ Nếu vi phạm: phát sinh trách nhiệm tiền hợp đồng

III. Điều kiện hiệu lực của HĐKDQT và vấn đề hợp


đồng vô hiệu
• Quy định của các nước khác nhau là rất khác nhau
• Về cơ bản có 04 điều kiện (Điều 117 BLDS Việt Nam)
◦ Điều kiện về chủ thể
◦ Điều kiện về nội dung và mục đích
◦ Điều kiện về hình thức
◦ Điều kiện về sự tự nguyện của các bên

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 20/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Điều kiện về chủ thể


a. Chủ thể hợp pháp

• Chủ thể hợp pháp là chủ thể có khả năng tham gia vào quan hệ kinh doanh
quốc tế một cách hợp pháp, được pháp luật thừa nhận. Muốn tham gia vào
quan hệ này phải có năng lực chủ thể, được cấu thành bởi

◦ Điều kiện năng lực thông thường (điều kiện cần): Áp dụng cho mọi chủ thể
trong mọi mối quan hệ pháp luật nói chung, tối thiểu là tham gia vào mối
quan hệ dân sự. Bao gồm: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi

◦ Điều kiện về nghề nghiệp (điều kiện đủ): Tuỳ vào từng lĩnh vực sẽ có điều
kiện cụ thể nhưng về mặt chung, ít nhất phải có đăng ký với Nhà nước về
điều kiện nghề nghiệp, được biểu hiện dưới dạng đăng ký kinh doanh, đăng
ký thành lập DN, văn bằng, bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng
nhận,...
Năng lực chủ thể này là năng lực gắn liền với mỗi chủ thể, thể hiện ở quyền và
nghĩa vụ của chủ thể đó, đối với chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế, đó
là quyền và nghĩa vụ của thương nhân

• Đối với thương nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi được thể hiện

◦ Năng lực pháp luật sẽ căn cứ theo luật nơi người đó cư trú

◦ Năng lực hành vi sẽ căn cứ theo luật nơi người đó mang quốc tịch

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 21/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Chủ thể hợp pháp của hợp đồng là cá nhân, tổ chức có NLPL và NLHV (thường
là thương nhân)

◦ Năng lực pháp luật dân sự: Đề cập đến góc độ nơi cá nhân cư trú

▪ Khái niệm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

▪ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết đi hoặc được coi là đã chết

▪ Năng lực pháp luật là khả năng có các quyền và gánh vác nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật như: quyền sở hữu và thừa kế tài sản, quyền
tham gia vào HĐ dân sự, quyền bầu cử, quyền tự do tham gia tôn giáo,
nghĩa vụ quân sự, nghĩ vụ về thuế,...

▪ Năng lực pháp luật do pháp luật trao cho, mang tính khách quan, bản
thân không thể chi phối hay tác động Năng lực pháp luật ở các quốc
gia là khác nhau

▪ Năng lực pháp luật không phân biệt đối xử (không phân biệt về độ tuổi,
giới tính, tôn giáo, địa vị XH mà bình đẳng giữa các cá nhân với nhau).
Năng lực pháp luật không bị hạn chế trừ trường hợp pháp luật có quy
định

+ Trường hợp ngồi tù


+ Cán bộ công chức nhà nước không có quyền thành lập tổ chức kinh tế
+ Những người thực hiện giảng dạy pháp luật không được hành nghề
luật sư

+ Công an, quân đội rất khó để đi ra nước ngoài

◦ Năng lực hành vi: Đề cập đến góc độ nơi người đó mang quốc tịch

▪ Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

▪ Tiêu chí về độ tuổi

Từ 0 tuổi - trước từ đủ 6 tuổi: Không có năng lực hành vi, mọi giao dịch
đều thông qua người đại diện đương nhiên là bố mẹ
Các cá nhân từ đủ 6 tuổi trở lên bắt đầu có năng lực hành vi, đến chưa
đủ 18 tuổi: Có năng lực hành vi dân sự một phần, có thể thực hiện các
giao dịch phù hợp với nhu cầu sinh hoạt theo lứa tuổi, tuỳ thuộc vào
điều kiện cơ sở vật chất của từng giai đoạn khác nhau (VD: 15 tuổi ra
cửa hàng mua Iphone 12, vậy giao dịch này có hợp pháp không? Nhu cầu
phù hợp với lứa tuổi tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng giai

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 22/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

đoạn khác nhau, điều kiện vật chất xã hội phát triển vào từng thời kỳ
nhất định)
Từ đủ 15 tuổi: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có nhiều hơn, có thể
thực hiện những giao dịch vượt qua khỏi nhu cầu sinh hoạt phù hợp với
lứa tuổi, tự đảm bảo bằng tài sản của cá nhân

Từ đủ 18 tuổi: Các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp luật
gọi là người thành niên, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hành vi (VD:
Nếu từ đủ 18 tuổi mà giết người sẽ có khả năng chịu hình phạt cao nhất
trong hình sự là tử hình, nhưng nếu chưa đủ 18 tuổi thì mức cao nhất là
tù có thời hạn nhiều nhất 18 năm)

Từ 55 hoặc 60 tuổi: Đây là mốc về hưu

▪ Tiêu chí sức khoẻ về mặt trí tuệ

◦ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phụ thuộc vào chức
năng, nhiệm vụ từ khi pháp nhân đó được thành lập. Thông thường, năng
lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân bắt đầu có từ khi được cấp
đăng ký thành lập và sẽ chấm dứt khi pháp nhân đó giải thể/phá sản/tuyên
bố chấm dứt hoạt động.

• Người ký HĐ phải có đủ thẩm quyền giao kết HĐ

◦ Chủ thể là cá nhân: Bản thân cá nhân đó ký

◦ Chủ thể là pháp nhân: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó ký
b. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân

• Người đại diện theo pháp luật (người đại diện đương nhiên)

◦ Là người đứng đầu pháp nhân

◦ Theo Luật DN năm 2005: là Giám đốc doanh nghiệp, công ty?

• Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty, cá nhân đó không
thể ký kết được thì sẽ xác định cơ chế “Uỷ quyền”. Người đại diện theo uỷ
quyền, chỉ uỷ quyền được với các vấn đề không liên quan đến yếu tố nhân thân
trực tiếp của bản thân chủ thể và phải là uỷ quyền hợp pháp

◦ Uỷ quyền thường xuyên: Mang tính chất thường xuyên liên tục trong một
khoảng thời gian (VD: Hiệu trưởng uỷ quyền thường xuyên cho Trưởng
phòng QLĐT ký chữ ký Hiệu trưởng lên tất cả bảng điểm cấp phát cho sinh
viên; Uỷ quyền cho Trưởng phòng tổ chức nhân sự ký tất cả HĐ lao động đối
với cán bộ CNV trong trường)

◦ Uỷ quyền vụ việc: Mang tính chất bất thường, là các vụ việc cụ thể, sau hoạt
động đó hết uỷ quyền

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 23/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Một số chú ý về chế định ủy quyền

◦ Việc ủy quyền thường được làm thành văn bản, trong đó nêu rõ phạm vi và
thời hạn ủy quyền

◦ Người được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người thứ ba không?

◦ Ai chịu trách nhiệm về HĐ được ký kết trong phạm vi và thời hạn ủy quyền?

◦ HĐ ký kết ngoài phạm vi và thời hạn ủy quyền thì có hậu quả pháp lý gì?

• Trong một công ty, người chịu trách nhiệm ký kết HĐ là người đại diện theo
pháp luật của công ty đó, không nhất thiết phải là Giám đốc. Do đó, trong mọi
quan hệ pháp luật, phải làm việc với chủ thể đúng thẩm quyền (chủ thể có thẩm
quyền giải quyết)

2. Điều kiện về nội dung và mục đích


• Đối tượng của HĐ phải là vật được lưu thông và công việc được thực hiện

◦ Hàng hóa không bị cấm XK, NK: Tra cứu trong nghị định 69, thực hiện quy
định thi hành chi tiết một số điều của Luật quản lý Ngoại thương, trong đó
có danh mục các hàng hoá cấm xuất, cấm nhập hoặc xuất nhập có điều kiện
Xem danh mục hàng hoá của DN nằm trong diện quản lý của Bộ, Ngành,
chủ quản nào, để sang bộ ngành đó xin cấp phép, xin hạn ngạch, xin đủ
điều kiện để thực hiện kinh doanh mặt hàng đó theo diện quản lý của Bộ
chủ quản

• Nội dung và mục đích của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức XH
(Điều 117 BLDS 2015)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 24/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• HĐ phải có đầy đủ các điều khoản chủ yếu

◦ Thế nào là điều khoản chủ yếu? Điều khoản chủ yếu được quy định không
giống nhau giữa các quốc gia

◦ Tùy từng loại hợp đồng, tuỳ từng quốc gia mà có hay không có điều khoản
chủ yếu

◦ Về góc độ chung, không có quy định phải bắt buộc có bao nhiêu điều
khoản chủ yếu. Về góc độ chuyên ngành, một số loại HĐ chuyên ngành cụ
thể của VN lại có quy định riêng về việc bắt buộc có bao nhiêu điều khoản
chủ yếu (VD: HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất có 6 điều khoản chủ
yếu, HĐ chuyển giao công nghệ có 6 điều khoản chủ yếu, HĐ gia công hàng
hoá với thương nhân nước ngoài có 10 điều khoản chủ yếu, HĐ du lịch quốc
tế có 5 điều khoản chủ yếu,...)

3. Điều kiện về hình thức


• Hình thức của Hợp đồng là điều kiện hiệu lực nếu pháp luật có quy định. Nếu
pháp luật không quy định, các bên có thể tự do lựa chọn các hình thức Hợp
đồng khác nhau, và khi đó hình thức HĐ không phải là điều kiện hiệu lực.

◦ Các nước TB phát triển: không có yêu cầu về hình thức HĐ (điều 11 CISG,
điều 1.2 PICC)

▪ HĐ bằng văn bản và các hình thức tương đương văn bản

▪ HĐ giao kết bằng lời nói (phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đơn giản của
cá nhân, nhanh chóng, tiền trao cháo múc), bằng hành vi (VD: gửi xe ở
TTTM, đi siêu thị, rút tiền ở cây ATM), trong kinh doanh quốc tế các
hành vi được thể hiện bằng việc giao hàng, mở L/C,...)

▪ HĐ có thể được chứng minh bằng nhân chứng

◦ Việt Nam: HĐMBHHQT phải được lập dưới hình thức văn bản (điều 27-
khoản 2 LTM 2005)

▪ Thế nào là văn bản? Chia thành 2 loại

• Văn bản thường: Không có yêu cầu về thể thức, nội dung, hình thức
thể hiện, thường do một bên phát hành và bên kia thể hiện sự chấp
nhận bằng việc cầm/nắm giữ nó (VD: vé xe bus)

• Văn bản đặc biệt: Là văn bản có những hình thức, thể thức, nội dung
theo quy định của pháp luật (VD: công chứng chứng thực, HĐ
nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng chứng thực)

• Hình thức của Hợp đồng còn liên quan đến chữ ký, đóng dấu, giáp lai,...

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 25/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

4. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên


• Tự do bày tỏ ý chí và thỏa thuận mọi vấn đề trong hợp đồng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 26/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Những trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện (BLDS, trường hợp HĐ vô
hiệu), lúc đó HĐ có thể không có hiệu lực. Tuy nhiên không phải mọi trường
hợp đều vi phạm nguyên tắc tự nguyện

◦ Đe dọa

◦ Cưỡng bức

◦ Lừa dối: Là những hình thức cố ý làm cho một bên hiểu nhầm từ đối tượng
A thành không phải đối tượng A, hoặc từ đối tượng A sang đối tượng B. Để
tránh trường hợp lừa dối, các bên cần đưa vào trong HĐ thành những điều
khoản quan trọng và đề nghị bên Bán xác nhận, cam kết chắc chắn thoả
thuận đó. Nếu đã cam kết và sau đó kiểm tra thấy sai lệch tức là có sự lừa
dối đối với đối tượng hợp đồng

VD: DN A mua của DN B một cái máy, trong cấu tạo máy có vòng trục được
kết cấu bằng đồng. Bên A hỏi bên B: “Vòng trục này có phải làm bằng đồng
100% không?”, bên B trả lời: “Bên A tự kiểm tra, trong bản vẽ kỹ thuật có đầy
đủ hết rồi, đọc là biết". Sau khi mua về và vận hành máy, vòng trục xảy ra lỗi,
khi kiểm tra chất lượng thì thấy vòng trục không phải 100% bằng đồng. Vậy
có thể quy cho bên B là lừa dối không?

Cần cẩn thận về mặt ngôn ngữ bởi có khi không trả lời trực tiếp vấn đề,
né tránh nên khi xảy ra tranh chấp không thể quy cho có hành vi lừa dối.
Cách trả lời khác nhau tạo ra hậu quả pháp lý khác nhau.

◦ Nhầm lẫn: Phải xem xét lý do, căn cứ thực tế vụ việc rồi mới xác định được
có nhầm lẫn hay không (khách quan, có các cách hiểu khác nhau về cùng
một vấn đề)

▪ VD: Ông A và ông B là giám đốc của hai công ty, vào một quán nhậu
để trao đổi và ký HĐ với nhau. Khi hai ông đã uống say thì mới bàn
bạc và ký HĐ. Hôm sau, khi đã tỉnh rượu thì một ông phát hiện ra, giá
của HĐ đáng nhẽ 50 triệu lại ký nhầm thành 500 triệu nên yêu cầu HĐ
bị vô hiệu do sự nhầm lẫn của các bên. Vậy trường hợp này có được coi
là vô hiệu do nhầm lẫn hay không?
Mỗi cá nhân phải bảo vệ năng lực hành vi dân sự của mình, khi uống
rượu và rơi vào trạng thái không tỉnh táo là tự xâm phạm năng lực hành
vi dân sự và phải chịu trách nhiệm do hậu quả bản thân gây ra. Không
thể nói uống rượu nên nhầm lẫn vì đó là lỗi của bản thân, không ai bắt
ép, trường hợp này không được coi là nhầm lẫn

▪ VD: Một ông đại tá rất già và đã về hưu. Ông mua 100 con gà giống
của ông chủ trại chăn gà, về mở trại nuôi gà, chờ gà lớn, đẻ trứng, và
mang trứng biếu bà con hàng xóm. Tuy nhiên, gà càng ngày càng lớn,

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 27/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

ăn nhiều mà không thấy đẻ trứng, nên ông mới đến hỏi ông chủ bán
gà là tại sao gà không đẻ trứng. Ông chủ mới nói bán 100 con gà đó là
gà thịt, không thể đẻ. Ông đại tá bảo có sự nhầm lẫn, tôi mua gà đẻ
trứng chứ không phải gà thịt. Vậy có sự nhầm lẫn ở đây không?
Theo cách suy nghĩ thông thường, sẽ không có sự nhầm lẫn do người
mua không nói rõ ý định muốn mua gà để làm gì nên phải tự chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Tuy nhiên, lý do nhầm lẫn ở đây là một bên bán gà thịt, một bên mua gà
đẻ trứng, có sự khác biệt về mục đích. Vụ việc này được xử ở Pháp, thiên
về bảo vệ NTD, lập luận rằng: Ông đại tá là người mới gia nhập thị
trường, không có kiến thức về gà là có nhiều loại mà chỉ nghĩ đơn giản
mua gà để đẻ trứng. Còn ông bán gà là người đã có kinh nghiệm, trình
độ, kỹ thuật, biết về rất nhiều loại gà nên đáng nhẽ phải giải thích cho
ông đại tá để lựa chọn, và đây là lỗi của ông bán gà. Như vậy, HĐ vô hiệu
vì nhầm lẫn.

Nếu muốn yêu cầu tuyên bố Hợp đồng vô hiệu do vi phạm


nguyên tắc tự nguyện vì những hành vi như lừa dối, cưỡng bức,
đe doạ thì phải chứng minh được (chứng minh lừa dối dễ; chứng
minh đe doạ, cưỡng bức không hề đơn giản)

5. Vấn đề hợp đồng vô hiệu


• Nếu Hợp đồng không thoả mãn một trong bốn điều kiện hiệu lực thì Hợp đồng
sẽ rơi vào trường hợp vô hiệu (không có hiệu lực, không phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa các bên )

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 28/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Các loại vô hiệu trong Hợp đồng

◦ Vô hiệu toàn bộ: Tất cả nội dung của hợp đồng đều không có hiệu lực
VD: Mua bán pháo nổ, vũ khí, lựu đạn thì toàn bộ HĐ sẽ không có hiệu lực vì
đối tượng của HĐ là vật cấm lưu thông, cấm mua bán, cấm kinh doanh

◦ Vô hiệu một phần: Một phần các điều khoản của hợp đồng sẽ không có
hiệu lực, nhưng những điều khoản khác vẫn có hiệu lực bình thường

VD: Trong HĐ có điều khoản quy định tiền phạt mà đến mức 50% giá trị HĐ,
điều khoản này sẽ bị vô hiệu, còn các điều khoản khác vẫn có hiệu lực như
bình thường

◦ Vô hiệu tuyệt đối: Không thể nào làm cho HĐ từ vô hiệu thành có hiệu lực

VD: Giao kết HĐ với một người không có năng lực hành vi dân sự, HĐ vô
hiệu về chủ thể và sẽ không thể sửa chữa làm cho HĐ có hiệu lực được

◦ Vô hiệu tương đối: Có thể sửa chữa HĐ từ vô hiệu thành có hiệu lực

VD: HĐ yêu cầu phải xác lập bằng văn bản có công chứng chứng thực mà
HĐ đang bằng lời nói thì có thể thay đổi hình thức, ghi lại bằng văn bản
Điều 408 BLDS 2015: HĐ vô hiệu do đối tượng không thực hiện được là vô hiệu
theo điều kiện nội dung và mục đích

• Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

◦ HĐ vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

◦ Các bên phải khôi phục lại trình trạng như khi chưa giao kết HĐ. Trong
trường hợp không thể khôi phục lại thì phải thanh toán tương ứng bằng
tiền

◦ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại

IV. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng KDQT


• Khái niệm “trách nhiệm pháp lý”
• So sánh 2 khái niệm “nghĩa vụ” và “trách nhiệm”
• Bên bị vi phạm để quy trách nhiệm phải chứng minh các yếu tố cấu thành trách
nhiệm

• Bên vi phạm để thoát trách nhiệm phải chứng minh các trường hợp miễn trách

1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 29/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• VD1: Một nhà thầu XD ở VN, họ nhập về mặt hàng đá ốp tường để sử dụng
trong công trình, nhưng bên giao ở nước ngoài giao chậm 1 tháng làm phát
sinh thiệt hại cho bên Việt Nam. Vậy nhà thầu sẽ bị thiệt hại những vấn đề gì?

◦ Bên bị vi phạm phải chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng: Có sự khác
biệt giữa thời điểm ước hẹn giao được quy định trong HĐ và thời điểm thực
tế giao được ghi nhận trong biên bản bàn giao (HĐ và biên bản bàn giao là
hai chứng từ chứng minh cho căn cứ cấu thành trách nhiệm này), ở đây là
chứng minh bên bán có hành vi giao chậm 1 tháng

◦ Bên bị vi phạm chứng minh có thiệt hại của bên bị vi phạm (có chứng từ đi
kèm để minh chứng)

▪ Bên bị vi phạm bị phạt chậm tiến độ với công ty ở VN một khoản tiền là
50 triệu đồng, với chứng từ chứng minh là Hợp đồng, phiếu thu, chuyển
khoản cho công ty ở Việt Nam

▪ Thiệt hại về nhân công: Nhân công không có việc làm trong 1 tháng mà
vẫn phải trả lương, chứng từ chứng minh bao gồm HĐ lao động, bảng
lương, sao kê ngân hàng trả vào tài khoản người lao động, ký nhận
lương (nếu trả tiền mặt)

▪ Chi phí thuê nhà kho chứa đá ốp tường trong 1 tháng, chứng từ chứng
minh là HĐ thuê nhà kho, hoá đơn, phiếu thu tiền

▪ Ảnh hưởng đến uy tín công ty

◦ Có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

▪ Đối với thiệt hại về nhân công: Việc giao hàng muộn 1 tháng và nhân
công không có việc làm có phải mối quan hệ nhân quả trực tiếp không?

+ Nếu nhân công vẫn làm việc ở công trình khác trong khoảng thời gian
1 tháng đó thì sẽ không có mối quan hệ nhân quả

+ Quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đó yêu cầu tạm
dừng tất cả các hoạt động SXKD để tránh lây lan dịch bệnh (VD: Covid
19) nên việc giao hàng chậm 1 tháng và nhân công không có việc làm
không phải mối quan hệ nhân quả trực tiếp

▪ Đối với chi phí thuê nhà kho: Trong trường hợp nào thì dù giao đúng
thời hạn hay giao muộn thì vẫn phải thuê nhà kho?
+ Trong nhà kho đó vẫn chứa những hàng hoá khác ngoài đá ốp tường

▪ Đối với uy tín kinh doanh: Không có con số thiệt hại cụ thể, không có
căn cứ, cơ sở để tính toán, cũng không có minh chứng rõ ràng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 30/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Những thiệt hại có thể đòi bồi thường phải là những thiệt hại về vật
chất
◦ Có lỗi của bên vi phạm: Yếu tố này không cần phải chứng minh, dựa vào
căn cứ “có hành vi vi phạm HĐ" sẽ suy đoán luôn là có lỗi

Căn cứ theo Hợp đồng số..., ngày...tháng... được ký giữa công ty ABC và
công ty XYZ về việc mua bán mặt hàng là..., theo điều... của HĐ thì thời gian
giao hàng là..., tuy nhiên căn cứ theo biên bản bàn giao thực tế, biên bản
nghiệm thu,... thì thời điểm thực tế bàn giao là.... Như vậy, công ty ABC đã
có hành vi vi phạm HĐ là giao chậm hàng. Hành vi này của công ty đã gây
cho công ty XYZ những thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại về CP nhân công, đính kèm là sao kê của NH, HĐ lao động,
bảng lương,...
2. Thiệt hại về CP thuê kho bãi.....
Các thiệt hại trên là những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi vi
phạm của công ty ABC. Đó là lỗi của công ty ABC và công ty ABC phải bồi
thường thiệt hại

• VD2: Anh A đâm xe vào anh B làm anh B bị hỏng xe và gãy tay. Anh B sẽ yêu
cầu bồi thường những khoản thiệt hại gì?

Đầu tiên phải xem xét vấn đề vi phạm, ai là người vi phạm trong trường hợp tai
nạn này. Nếu anh B đi ngược đường, anh A đâm vào anh B khiến anh B hỏng xe,
gãy tay thì không những anh B không được bồi thường mà còn có thể phải bồi
thường cho anh A vì anh B là người vi phạm luật giao thông.
Thông thường khi xảy ra tai nạn, CSGT sẽ đến lập biên bản hiện trường để ghi
nhận bên nào là bên vi phạm, sau đó mới liệt kê thiệt hại

◦ Tiền sửa chữa xe hỏng

◦ Liên quan đến thương tật bao gồm phí khám chữa bệnh, thuốc men,...

◦ Khoản phát sinh do tại nạn gây ra (VD: lỡ công việc)

◦ Thiệt hại về mặt tinh thần: Trong BLDS cho phép đòi bồi thường thiệt hại
về mặt tinh thần, nhưng trên cơ sở các bên thoả thuận với nhau (VD: Trách
nhiệm dân sự khi gây ra cái chết, bên cạnh những chi phí về mai táng thì
còn đem đến cho người nhà sự đau buồn, phải đền bù thiệt hại tính bằng
tháng lương tối thiểu)
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm (Có hành vi vi phạm pháp luật)

• Bên bị vi phạm phải chứng minh

• Phải chứng minh bằng các bằng chứng, chứng từ cụ thể (HĐ, tài liệu giao dịch,
chứng từ giao nhận hàng, chứng từ vận tải, chứng từ thanh toán, chứng từ BH…)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 31/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

b. Có thiệt hại của bên bị vi phạm

• Bên bị vi phạm chỉ có thể đòi bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

• Nghĩa vụ CM thiệt hại: thuộc về bên bị vi phạm. CM bằng những bằng chứng,
chứng từ, lập luận cụ thể
c. Có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

• Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

• Thiệt hại là hậu quả tất nhiên, trực tiếp của hành vi vi phạm
VD: Hàng giao theo điều kiện FOB. Người mua điều tàu đến cảng nhận hàng chậm
20 ngày. Người bán có những thiệt hại sau:
+ Chi phí lưu kho cảng: 200 USD (có hóa đơn)
+ Tổn thất do ướt mưa: 300 USD (có biên bản)
+ Tổn thất do mất cắp: 500 USD (có biên bản)
Người bán đòi được những khoản thiệt hại nào?
Người bán đòi bồi thường được khoản chi phí thứ 1 vì có mối quan hệ nhân quả
trực tiếp. Còn chi phí thứ 2 và thứ 3 phát sinh do cách bảo quản chứ không phải do
người mua điều tàu đến chậm. Bởi nếu người mua có điều tàu đến chậm mà bên
bán bảo quản tốt thì hàng sẽ không bị ướt do nước mưa mà cũng không bị mất cắp.
d. Có lỗi của bên vi phạm

• Bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm khi bên này có lỗi

• Bên bị vi phạm không phải CM lỗi của bên vi phạm mà dựa vào Nguyên tắc suy
đoán lỗi:

◦ Nếu một bên vi phạm HĐ thì bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm

◦ Bên vi phạm muốn thoát trách nhiệm thì phải tự chứng minh mình không có
lỗi (CM các trường hợp miễn trách)

2. Các trường hợp miễn trách


• Là những trường hợp do HĐ hoặc pháp luật quy định mà khi một bên gặp phải
dẫn đến vi phạm HĐ thì được miễn trách

• Thông thường có 3 trường hợp


a. Trường hợp bất khả kháng

• Khái niệm: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (điều 156 BLDS 2015)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 32/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Đặc điểm

◦ Xảy ra sau khi ký HĐ

◦ Là hiện tượng khách quan, xảy ra ngẫu nhiên, bất thường, ngoài ý muốn của
các bên

◦ Không lường trước được

◦ Không khắc phục được

• Các loại bất khả kháng

◦ Các hiện tượng tự nhiên: lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, động đất, sóng thần, núi
lửa phun trào, cháy nổ, hiện tượng sương muối, mưa đá
Bão không phải trường hợp bất khả kháng vì có thể dự báo trước được.
Nếu bão bất chợt đổi hướng thì chưa chắc đã là trường hợp bất khả kháng
vì vẫn có khả năng khắc phục được Không phải trường hợp bão nào
cũng được coi là bất khả kháng mà phải quy định rõ hơn bão cấp mấy

◦ Các sự kiện xã hội: chiến tranh, bạo loạn, đình công, quyết định của cơ quan
có thẩm quyền

• Nghĩa vụ của bên gặp bất khả kháng

◦ Thông báo ngay lập tức về trường hợp bất khả kháng để tránh thiệt hại phát
sinh cho các bên. Đây vừa là nghĩa vụ đương nhiên, đồng thời cũng thể hiện
nguyên tắc thiện chí

▪ Nếu không thông báo kịp thời và gây phát sinh thiệt hại cho bên kia thì
vẫn phải bồi thường thiệt hại (VD: Người bán gặp bão cấp 12 và có yêu
cầu tất cả tàu bè phải neo đậu, không thể giao hàng thì phải thông báo
cho người mua đừng đến lấy hàng vội, khi nào tàu cập cảng sẽ thông
báo)

◦ Cung cấp bằng chứng hợp pháp (có giá trị pháp lý) chứng minh về TH bất
khả kháng và mối quan hệ nhân-quả giữa TH bất khả kháng và hành vi vi
phạm HĐ

▪ Trong trường hợp 2 bên có văn bản xác nhận trường hợp bất khả kháng
thì không cần bằng chứng. Nếu không có xác nhận thừa nhận về TH bất
khả kháng, để lấy bằng chứng ở VN, ví dụ như khu chế xuất sẽ do BQL
cấp, hoặc Phòng thương mại công nghiệp VN (tuỳ từng quốc gia mà nơi
cấp sẽ khác nhau) . Bằng chứng này sẽ bảo vệ bản thân người bán khi
có tranh chấp phát sinh.

▪ Nếu không có bằng chứng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 33/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Cách xử lý của hai bên

◦ Nếu bất khả kháng có thời hạn ngắn: Các bên có thể chờ cho sự kiện bất
khả kháng kết thúc rồi khắc phục sau. Các bên sẽ đóng băng quyền và nghĩa
vụ trong thời gian bất khả kháng, sau thời gian đó các bên sẽ tiếp tục thực
hiện HĐ

◦ Nếu bất khả kháng có thời hạn dài, không hẹn ngày kết thúc: Các bên có thể
thoả thuận về việc chấm dứt HĐ

• Quy định điều khoản về bất khả kháng như thế nào

◦ Quy định về bất khả kháng

▪ Nêu định nghĩa về bất khả kháng theo quy định pháp luật

▪ Liệt kê một số trường hợp thường gặp được coi là bất khả kháng (liệt kê
mở)

▪ Có thể kết hợp vừa đưa ra định nghĩa vừa liệt kê mở

◦ Quy định rõ nghĩa vụ của các bên khi gặp bất khả kháng (thông báo, chứng
minh,...)

◦ Cách thức xử lý giữa các bên khi gặp bất khả kháng
b. Lỗi của bên bị vi phạm

• Bên bị vi phạm có lỗi trước (vi phạm trước) dẫn đến hành vi vi phạm của bên kia
VD: Bên A giao hàng muộn cho bên B mà do lỗi của bên B, cụ thể là bên B là
bên thuê tàu mà tàu đến trễ dẫn đến việc giao hàng muộn. Hoặc bên mua là
bên cung cấp bao bì, có những chỉ dẫn về ký mã hiệu nhưng không chỉ dẫn, gửi
bao bì cho bên A thì đó là lỗi của bên bị vi phạm
Các trường hợp chậm thanh toán tiền, không mở L/C không phải nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc bên bán không giao hàng. Bên bán hoàn toàn có thể giao
hàng, còn việc thanh toán chậm hay không mở L/C sẽ yêu cầu chịu trách nhiệm
sau

• Nếu cả hai bên đều có lỗi: phải chịu trách nhiệm theo tỷ lệ lỗi của mình.
c. Lỗi của người thứ ba (đọc thêm)

3. Các chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (thực hiện thực sự)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 34/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Khái niệm: Đ.297 LTM 2005, gồm 2 bước

◦ B1: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng

◦ B2: Dùng biện pháp khác để HĐ được thực hiện và bên vi phạm phải chịu
chi phí phát sinh với nguyên tắc thiện chí, hạn chế tối đa tổn thất cho các
bên

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 35/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Trường hợp áp dụng

◦ TH1: Người bán không giao hàng

▪ B1: Người mua yêu cầu người bán giao hàng trong khoảng thời gian gia
hạn hợp lý (tuỳ vào loại hàng, số lượng hàng, khoảng cách giữa các
bên,...)

▪ B2: Người mua mua hàng thay thế theo đúng loại hàng hoá ghi trong
hợp đồng (hàng giống hệt) và yêu cầu người bán ban đầu phải bồi
thường chênh lệch giá và chi phí phát sinh
+ Cách xác định chi phí chênh lệch: Trong trường hợp mua hàng của
bên thứ 3, theo nguyên tắc thiện chí trung thực, các bên phải cố gắng
hạn chế tổn thất cho nhau, người mua phải lấy báo giá một loạt công ty,
sau đó giá bên nào thấp nhất thì sẽ chọn mua

◦ TH2: Người bán giao hàng kém chất lượng

▪ B1: Người mua yêu cầu người bán sửa chữa, khắc phục các lỗi về kém
phẩm chất, thay thế phần hỏng của hàng hoá để sửa thành hàng hoá
đúng quy định như HĐ

▪ B2: Người mua tự mình sửa chữa, thay thế hàng hóa và yêu cầu người
bán bồi thường mọi chi phí phát sinh nếu hai bên có thoả thuận. Hoặc
người mua có thể thuê bên thứ 3 để sửa chữa hàng hoá.

◦ TH3: Người mua không nhận hàng

▪ B1: Người bán yêu cầu người mua nhận hàng

▪ B2: Người bán bán lại hàng hoá cho bên thứ 3 (tuỳ thuộc loại hàng mà
bán lại ngay hay chờ một thời gian rồi mới bán lại) và yêu cầu người
mua bồi thường chênh lệch giá nếu có
VD: Hàng dễ thay đổi phẩm chất, người bán có thể bán lại ngay để tránh
tổn thất quá nhiều. Nhưng nếu hàng có quá trình thay đổi phẩm chất
chậm thì cần trao đổi với bên kia nhiều lần rồi mới bán được

▪ Trong trường hợp khó tìm được bên thứ 3, người bán phải lưu kho trong
điều kiện tốt nhất và trả tiền lưu kho để sau đòi bồi thường thiệt hại
(hàng khó thay đổi phẩm chất). Đối với hàng dễ thay đổi phẩm chất,
phải tìm cách bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu, còn những mặt hàng
hỏng sẽ yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại.

◦ TH4: Người mua không trả tiền

▪ B1: Người bán yêu cầu người mua trả tiền

▪ B2: Không có cách buộc người mua thanh toán tiền chế tài này

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 36/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

thường được áp dụng liên quan đến hàng hoá bởi những hành động
sau đó gắn liền với hàng
b. Phạt vi phạm

• Khái niệm: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ
các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. (điều 300
LTM 2005)

• Đặc điểm

◦ Trường hợp áp dụng: Khi hợp đồng hoặc pháp luật có quy định

▪ HĐ phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, tức là các bên có thể quy định
phạt trong HĐ nhưng nếu luật áp dụng cho HĐ đó không cho phép
phạt thì quy định đó cũng không có giá trị pháp lý

▪ HĐ không quy định nhưng pháp luật có quy định thì vẫn có thể áp dụng
chế tài phạt vi phạm

◦ Chỉ áp dụng đối với một vi phạm cụ thể (nghĩa vụ nào bị vi phạm thì sẽ phạt
nghĩa vụ đó), tuy nhiên điều này không loại trừ việc các bên quy định điều
khoản phạt chung, nếu một bên có sự vi phạm HĐ thì bên còn lại có quyền
phạt vi phạm bao nhiêu %

◦ Bên bị vi phạm không phải chứng minh thiệt hại, được áp dụng ngay cả khi
chưa có thiệt hại. Đối với chế tài phạt vi phạm, không cần phải chứng minh
4 căn cứ cấu thành trách nhiệm trong vi phạm, mà chỉ cần có hành vi vi
phạm thì sẽ suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm

◦ Bên bị vi phạm chỉ cần chứng minh hành vi vi phạm HĐ của bên kia

◦ Thường áp dụng chế tài này với các vi phạm khó tính toán và chứng minh
thiệt hại (chậm thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ)

◦ Để áp dụng chế tài này, các bên phải thỏa thuận điều khoản phạt trong

◦ Chú ý: mức phạt cao nhất là 8% trị giá phần nghĩa vụ bị vi phạm (Đ.301
LTM 2005)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 37/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Chức năng của chế tài phạt vi phạm

◦ Phòng ngừa vi phạm, lường trước và cảnh báo

◦ Xác định trước khoản bồi thường khi có một vi phạm cụ thể: Trong trường
hợp vi phạm, bên bị vi phạm có thể bị thiệt hại một phần, không cần mang
ra toà hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, mà sẽ lấy khoản phạt vi phạm
như một khoản bồi thường thiệt hại. Còn trong trường hợp thiệt hại quá
lớn, bên cạnh khoản phạt vi phạm, bên bị vi phạm vẫn có quyền đòi bồi
thường.

• Mối quan hệ giữa mức phạt và thiệt hại thực tế (phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại)

◦ CISG: Không đưa ra chế tài phạt, không cấm nên vẫn có thể áp dụng được

◦ Theo Luật Anh-Mỹ:

▪ Không chấp nhận chế tài phạt: Các điều khoản phạt mang tính chất
trừng phạt sẽ bị tuyên bố vô hiệu

▪ Trong hợp đồng, các bên ghi là tiền bồi thường xác định trước “Lump-
sum compensation”. Mức này không thể cao hơn thiệt hại thực tế

◦ Theo luật Pháp: Mức phạt có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn thiệt hại thực
tế. Tuy vậy, tòa án có quyền điều chỉnh mức phạt cho phù hợp với thiệt hại
thực tế

◦ Theo luật Đức: Quan niệm phạt là trừng phạt với mức phạt thường cao hơn
thiệt hại thực tế

◦ Theo luật VN: Điều 307 LTM 2005

▪ Không coi phạt là “trừng phạt”: cao nhất là 8%

▪ Nếu mức phạt thấp: có thể áp dụng đồng thời cả phạt và đòi bồi
thường thiệt hại

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 38/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Các loại phạt

◦ Phạt bội ước: “Nếu người bán không giao hàng trong thời gian 2 tháng kể
từ khi hết thời hạn giao hàng, người mua có quyền hủy HĐ và đòi người bán
khoản tiền phạt bằng 7% trị giá HĐ”

▪ Áp dụng khi không thực hiện HĐ

▪ Mức phạt cao, có ý nghĩa trừng phạt

▪ Kèm theo chế tài phạt thường là việc hủy HĐ

◦ Phạt vạ: “Nếu người bán giao hàng chậm thì nộp phạt 0,5% trị giá phần
hàng chậm giao cho 10 ngày đầu tiên, thêm 0,5% cho mỗi 10 ngày tiếp
theo, nhưng tổng số tiền phạt không vượt quá 5% trị giá HĐ”

▪ Áp dụng khi chậm thực hiện HĐ

▪ Tỷ lệ phạt phụ thuộc vào thời gian chậm thực hiện

▪ Mức phạt thường nhẹ, có khống chế tỷ lệ tối đa

▪ Mục đích: đẩy nhanh quá trình thực hiện HĐ


c. Bồi thường thiệt hại

• Nguyên tắc áp dụng: Hầu hết pháp luật các quốc gia đều không bắt buộc các
bên phải quy định trước trong HĐ. Khi muốn áp dụng chế tài này, một bên
phải rơi vào 4 căn cứ cấu thành trách nhiệm do vi phạm

• Khái niệm: Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (Điều 302, khoản 1,
LTM 2005)

• Trường hợp áp dụng: Áp dụng trong mọi trường hợp vi phạm của một bên làm
cho bên kia thiệt hại

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 39/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Các thiệt hại được bồi thường: các thiệt hại trực tiếp, thực tế

◦ Thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp

▪ Thiệt hại trực tiếp: Thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia trực tiếp gây
ra

▪ Thiệt hại gián tiếp: Thiệt hại không do hành vi vi phạm của bên kia gây
ra hoặc thiệt hại là một hậu quả gián tiếp của hành vi vi phạm Không
bồi thường thiệt hại gián tiếp

◦ Thiệt hại thực tế và thiệt hại phi thực tế

▪ Thiệt hại thực tế

+ Là thiệt hại có căn cứ, được chứng minh một cách hợp lý, thực tế (có
chứng từ chứng minh, những căn cứ chứng từ này thông thường được
xác định là những thiệt hại vật chất)
+ Là thiệt hại mà các bên có thể lường trước được

▪ Thiệt hại phi thực tế

+ Là thiệt hại do bên bị vi phạm tự thổi phồng lên, không có căn cứ


+ Là thiệt hại nằm ngoài nhãn quan của các bên

+ Không được bồi thường thiệt hại phi thực tế

◦ Thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần

▪ Thiệt hại vật chất

+ Tổn thất hay giảm sút tài sản của bên bị vi phạm
+ Các chi phí phải chi ra do vi phạm HĐ của bên vi phạm

+ Thu nhập bị bỏ lỡ (lãi mất hưởng): Khó chứng minh nên phải có giấy
tờ minh chứng cụ thể

▪ Thiệt hại tinh thần

+ Là những thiệt hại trừu tượng, khó tính toán

+ Không phổ biến ở HĐ mua bán

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 40/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

◦ Muốn đòi bồi thường, bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại bằng chứng
từ, chứng cứ hợp lý. Chứng minh được bao nhiêu thì được bồi thường bấy
nhiêu

◦ Bên đòi bồi thường phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất (một đòi hỏi của thiện
chí)

▪ Không được bồi thường những thiệt hại đáng lẽ có thể hạn chế được

▪ Những chi phí chi ra để hạn chế tổn thất đều được bồi thường

Ví dụ về các khoản được bồi thường


A nhập sợi từ B. Hàng giao kém phẩm chất.
A phải tái chế sợi: chi phí là x USD
Trong thời gian tái chế 2 tuần, A phải giảm công suất hoạt động của nhà máy
vì không đủ sợi dệt. Lãi mất hưởng: y USD
Tiến độ dệt không như dự kiến nên A giao vải chậm cho khách hàng nước
ngoài và phải chịu phạt z USD
Do có những khoản chi ngoài dự kiến, A trả lương chậm cho công nhân. Họ
đình công, gây thiệt hại t USD
A được bồi thường những khoản thiệt hại nào?
+ Khoản x USD: Thiệt hại trực tiếp, thực tế, thuộc nhóm “Các chi phí phải chi ra
do vi phạm HĐ của bên bi phạm” thiệt hại vật chất
+ Khoản y USD: Đây là thu nhập bị bỏ lỡ, tuy nhiên chưa chắc đòi được khoản
này vì giảm công suất hoạt động của nhà máy có thể gây ra bởi nhiều yếu tố
khác như máy móc không được bảo trì định kì, tay nghề công nhân yếu kém.
Và kể cả có đủ thời gian, đủ sợi dệt, hoạt động hết công suất thì cũng chưa
chắc đã bán được sợi
+ Khoản z USD: Tiến độ dệt bị ảnh hưởng chưa chắc đã là do giao hàng kém
chất lượng mà còn có thể do nhân công, máy móc, kể cả trong trường hợp
giao hàng đúng chất lượng đi chăng nữa. Khi đứng dưới góc độ bên A, để
chứng minh nếu có sợi đúng sẽ dệt đúng tiến độ thì sẽ phải chứng minh về kỹ
thuật, theo tiến độ thông thường thì có đáp ứng được không, có đầy đủ nhân
lực và máy móc cho tiến độ đó hay không. Khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu
chí đó, chỉ phụ thuộc vào mỗi sợi của bên B thì trong trường hợp đó sẽ đòi
được khoản z USD
+ Khoản t USD: Thiệt hại này không phải do việc hàng giao kém phẩm chất
trực tiếp gây ra. Công nhân đình công là do chậm lương, chậm lương là do
những khoản chi ngoài dự kiến,... đây là thiệt hại gián tiếp

e. Huỷ hợp đồng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 41/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Trường hợp áp dụng

◦ Khi các bên có thoả thuận về trường hợp được huỷ hợp đồng (hầu như
đúng với luật của tất cả các quốc gia trên thế giới vì tôn trọng nguyên tắc tự
do thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên có thể tự thoả thuận về trường
hợp áp dụng)

◦ Theo quy định của pháp luật

▪ Luật của CH Pháp: một bên có quyền hủy HĐ khi bên kia vi phạm chủ
yếu HĐ

▪ Luật TMVN năm 2005 (Đ312): một bên có quyền hủy HĐ khi bên kia vi
phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ

▪ CISG quy định 2 trường hợp hủy HĐ (Đ64.1; Đ49.1)

+ Khi một bên có sự vi phạm cơ bản HĐ

+ Khi một bên không thực hiện HĐ trong thời hạn đã được gia hạn
thêm

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 42/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Vi phạm cơ bản là sự vi phạm HĐ của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ (Điều 3,
khoản 13, LTM 2005)

◦ VD1: HĐ mua bán rượu giữa công ty VN và công ty Pháp quy định rượu
nồng độ 18 độ. NB Pháp giao rượu với nồng độ là 14 độ. NM VN có quyền
hủy HĐ không?
+ TH1: Mua rượu để uống, thì dù rượu 18 độ hay 14 độ thì vẫn đạt được mục
đích của HĐ, không thể huỷ HĐ mà chỉ có thể giảm giá
+ TH2: Mua rượu dùng để pha chế hay là đầu vào của quá trình sản xuất mà
yêu cầu bắt buộc rượu 18 độ thì có thể huỷ HĐ vì không đạt được mục đích

◦ VD2: HĐ mua bán giày giữa công ty VN và công ty Ý. Phẩm chất: giày da
nam, màu đen, loại I, size 40-42. Hàng giao: giày da nam, màu đen, loại I, size
37-39. Người mua VN có quyền huỷ HĐ không?
+ TH1: Mua giày để bán ở thị trường VN, nhưng cỡ giày của nam giới VN là
40-42, nên size ngày 37-39 không thể bán ở VN được, người mua có quyền
huỷ HĐ
+ TH2: Vẫn bán được giày size 37-39 tại thị trường VN nhưng bán được rất ít,
khi đó phải xem thị trường mục tiêu như thế nào, đối tượng khách hàng
hướng đến là ai, ở đây là giày da nam dành cho người trưởng thành, cỡ 39-
40 trở lên nhu cầu rất cao, giày cỡ dưới 39 khả năng bán rất thấp. Do đó, khi
ra toà phải chứng minh về nhân khẩu học, thống kê để thấy rằng size giày
37-39 không thể bán được ở thị trường mục tiêu do không phù hợp với lứa
tuổi và size giày trung bình. Như vậy người mua vẫn có quyền huỷ HĐ.

• Hậu quả pháp lý của huỷ hợp đồng

◦ Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (không phát sinh quyền
và nghĩa vụ giữa các bên từ thời điểm giao kết)

◦ Hoàn trả

◦ Bên vi phạm HĐ có lỗi dẫn đến hủy HĐ phải bồi thường thiệt hại

HĐ vô hiệu không xuất phát từ sự vi phạm (HĐ chưa có hiệu lực); Huỷ HĐ
xuất phát từ sự vi phạm HĐ (HĐ có hiệu lực rồi mới huỷ)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 43/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Thực tiễn xét xử công nhận những trường hợp được huỷ hợp đồng

◦ Người mua có quyền huỷ hợp đồng khi

▪ Người bán không giao hàng mà thời hạn giao hàng là một ngày cụ thể

▪ Người bán không giao hàng trong thời hạn đã được gia hạn thêm

▪ Người bán giao sai loại hàng, giao hàng sai mẫu

▪ Người bán giao hàng kém phẩm chất đến nỗi không đáp ứng được mục
đích của người mua

◦ Người bán có quyền huỷ hợp đồng khi

▪ Người mua không trả tiền trong thời hạn đã được gia hạn thêm

▪ Người mua không nhận hàng trong thời hạn đã được gia hạn thêm

• Điều khoản huỷ hợp đồng

◦ Tránh những khó khăn, tranh cãi, xung đột trong việc áp dụng chế tài này

◦ Ép đối phương tôn trọng thỏa thuận

◦ Quy định rõ những trường hợp áp dụng cụ thể chế tài này:

▪ Người mua chậm thanh toán quá 90 ngày

▪ Người bán giao hàng sai xuất xứ


f. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
g. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Mối quan hệ giữa các chế tài


• Chế tài thực hiện thực sự không thể áp dụng đồng thời với chế
tài hủy HĐ, tạm ngừng và đình chỉ thực hiện HĐ
• Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng đồng thời với các
chế tài khác

• Chế tài phạt được áp dụng đồng thời với các chế tài khác

V. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 44/45
16:38, 30/09/2022 Chương 2: HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-2-H-P-NG-KINH-DOANH-QU-C-T-d5fda0ccc0964a5db47254cd2353fdd9 45/45
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA


BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
I. Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1. Khái niệm chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
• Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá

◦ Theo điều 3, khoản 8, LTM 2005: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

◦ Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người
bán, trong đó người mua có quyền và nghĩa vụ..., người bán có quyền và
nghĩa vụ...

• Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 1/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• HĐMBHHQT là HĐ mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (hay có yếu tố nước
ngoài)

◦ Theo quan điểm các quốc gia TBCN

▪ Công ước Lahaye 1964: Tính chất quốc tế gồm có những tiêu chí sau:
+ Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau;

+ Hàng hoá là đối tượng của HĐ phải được chuyển hoặc sẽ được
chuyển từ nước này sang nước khác; hoặc và
+ Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước
khác nhau.

VD: 1 DN Việt Nam bán gạo cho 1 DN Thái Lan. Gạo được đưa từ VN
sang Thái Lan, bên Thái Lan nhận hàng. Đây là HĐMBHHQT. Tuy nhiên,
khi hàng sang Thái Lan, người mua Thái Lan kiểm tra và phát hiện: Gạo
mua loại I, hàng giao loại II, bị vỡ, hạt bị vụn, màu không trắng, nhiều
hạt bị ẩm, tỉ lệ sạn cao cho nên quyết định không nhận hàng và yêu cầu
đòi lại tiền hàng. Sau khi không thể thuyết phục người mua nhận hàng,
công ty VN quyết định bán lại lô gạo cho người mua khác (DN C) trong
nội địa Thái Lan. Vậy HĐ ký giữa DN VN và công ty C có phải
HĐMBHHQT không?
Không phải HĐ mua bán hàng hoá quốc tế vì hàng hoá đang ở Thái
Lan, không thoả mãn tiêu chí hàng hoá phải được chuyển hoặc sẽ được
chuyển từ nước này sang nước khác. Đây là HĐ mua bán hàng hoá nội
địa ở Thái Lan. Trong trường hợp này, luật áp dụng và cơ quan giải
quyết tranh chấp sẽ là của Thái Lan.

Xét về bản chất, ví dụ trên vẫn là HĐMBHHQT. 3 tiêu chí


kể trên có vẻ rất rõ ràng nhưng thực tế tạo ra trường
hợp được gọi là HĐMBHHQT nhưng không thoả mãn
đồng thời 3 tiêu chí. Vì thế ảnh hưởng tới bản chất của
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế khi các tiêu chí
được đưa ra quá nhiều.
▪ Công ước viên 1980: Tính chất quốc tế được thể hiện ở tiêu chuẩn: Các
bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau
(tiêu chí về chủ thể)

Theo tiêu chí này, cả hai hợp đồng ở ví dụ nói trên đều là hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.

◦ Theo quan điểm Việt Nam

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 2/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

▪ Quy chế tạm thời 4794/TN-XNK: 3 tiêu chí xác định tính chất quốc tế
+ Chủ thể của hơp đồng mua bán ngoại thương là các bên có quốc tịch
khác nhau
+ Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển
từ nước này qua nước khác
+ Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại
tệ đối với một hoặc hai bên ký hợp đồng
Trên thế giới kiêng sử dụng từ quốc tịch của pháp nhân vì có nhiều
hệ thống quan điểm khác nhau liên quan đến quốc tịch của pháp nhân.
Do đó, “quốc tịch của pháp nhân" không được sử dụng trong kinh
doanh quốc tế mà sử dụng thuật ngữ “trụ sở thương mại" vì mỗi một
pháp nhân sẽ gắn với một trụ sở thương mại, là nơi giao dịch thường
xuyên, ổn định của DN.

▪ Luật Thương mại 1997: Tính quốc tế của HĐMBHHQT dựa trên dấu hiệu
quốc tịch giữa các thương nhân. HĐMBHH với thương nhân nước ngoài
là HĐMBHH được ký kết giữa một bên là thương nhân VN với một bên
là thương nhân nước ngoài (tiêu chí chủ thể)

Khi dùng cách quy định thương nhân VN và thương nhân nước ngoài
thì gặp phải khó khăn khi bỏ qua 2 trường hợp: Thương nhân nước
ngoài với thương nhân nước ngoài ký HĐ với nhau tại lãnh thổ VN,
thương nhân VN với thương nhân VN ký HĐ với nhau ngoài lãnh thổ
VN, mà về bản chất 2 TH này vẫn có khả năng là hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế.

▪ Luật Thương mại 2005: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng
không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán
hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
và chuyển khẩu. (Thực chất thể hiện sự di chuyển của hàng hoá, chạy
qua biên giới quốc gia hay biên giới hải quan đặc biệt hay không?
(khách thể và sự di chuyển của khách thể)

◦ VD: HĐMBHH giữa công ty A (trụ sở tại TP.HCM) và công ty B nằm trong
khu chế xuất Tân Thuận (nằm trong lãnh thổ VN) với A là người bán, B là
người mua có phải là HĐMBHHQT?
+ Theo công ước Lahaye 1964, đây không phải HĐMBHHQT vì vi phạm tiêu
chí hàng hoá phải được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước
khác
+ Theo công ước viên 1980, đây không phải HĐMBHHQT vì các bên ký HĐ
không có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 3/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

+ Theo LTM 2005, khoản 2, điều 28: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá
được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật. Trường hợp này khu vực hải quan riêng là khu chế xuất,
đây là hoạt động nhập khẩu. Do đó, đây là HĐMBHHQT.
Tạm xuất tái nhập: Mang hàng hoá đi giới thiệu tại các hội chợ triển lãm
quốc tế, phải làm tờ khai tạm xuất khi mang hàng hoá ra nước ngoài. Sau
khi hết sự kiện phỉa mang hàng hoá về trong nước, phải làm tờ khai tái
nhập. Nhưng nếu KH thích hàng giới thiệu và mua luôn thì phải chuyển từ
tờ khai tạm xuất tái nhập thành tờ khai xuất khẩu.
Tạm nhập tái xuất: hàng dệt may, linh kiện điện tử, giày dép,... Đây là 3
mặt hàng có giá trị tạm nhập tái xuất cao nhất, đi liền quá trình gia công.
Tạm nhập các nguyên vật liệu, phụ kiện sau đó thêm GTGT, gia công sau đó
tái xuất.
Khu hải quan đặc biệt bao gồm: khu chế xuất, khu công nghệ cao, đặc khu
kinh tế, kho ngoại quan, kho bảo thuế, cảng trung chuyển (Tra cứu Luật Hải
quan) theo đó sẽ được hưởng những chính sách về hải quan riêng biệt.

• Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

◦ Chủ thể thường có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau và/hoặc có
quốc tịch khác nhau

◦ Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được chuyển qua biên giới của
một nước

◦ Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên

◦ Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
đối với một hoặc hai bên

◦ Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất phức
tạp, đa dạng

2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
• Điều ước quốc tế (international treaties)

• Luật quốc gia

• Tập quán thương mại quốc tế

• Một số nguồn luật khác


Muốn xem luật nào đầu tiên phải xem HĐ dẫn chiếu tới nguồn luật nào trước
tiên. Khi HĐ không quy định thì mới đến các nguồn luật tiếp theo để xem xét lựa
chọn trong trường hợp giải quyết tranh chấp.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 4/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

II. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp


đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán


a. Nghĩa vụ của người bán

• Nghĩa vụ giao hàng

◦ Giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng: (Điều 35 CƯ Viên 1980, Điều
39 LTM 2005)

◦ Giao hàng đúng địa điểm và thời gian: (Điều 31, 33 CƯ Viên 1980, Điều 35,
37 LTM 2005)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 5/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Câu hỏi:
1. Nếu hợp đồng không quy định về chất lượng, thì chất lượng hàng được giao
phải xác định như thế nào?
Theo khoản 1, điều 39, LTM 2005:
Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù
hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng
loại
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao
cho bên mua
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá
đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp
không có cách thức bảo quản thông thường.
Trong trường hợp HĐ không có quy định cụ thể về chất lượng, thì chất lượng
hàng được giao phải xác định bằng cách
a) Phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng cùng loại
b) Phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc
bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
c) Đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao
cho bên mua
d) Được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa
đó hoặc theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không
có cách thức bảo quản thông thường

2. Nếu các bên không quy định bên nào là người vận chuyển, thì bên nào sẽ phải
chịu chi phí giao hàng?
Trong lĩnh vực thương mại, thực chất, người bán sẽ giao hàng tại nơi của người bán.
Nếu là hàng đặc định, máy móc, thiết bị mà đang ở xưởng, kho, nơi cư trú thì sẽ
giao tại đó mà người bán không phải mang hàng đi đâu cả. Người chuyên chở đến
tận nơi để lấy hàng, nghĩa vụ vận chuyển sẽ thuộc về bên mua Luật thương mại
bảo vệ quyền lợi cho bên bán. Tuy nhiên trong BLDS 2015, nghĩa vụ giao hàng
thuộc về người bán, bảo vệ quyền lợi cho bên mua.

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 6/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hoá: Chuyển giao quyền sở hữu hàng
hoá bao gồm

◦ Chuyển giao thực tế: giao hàng

◦ Chuyển giao về mặt pháp lý: giao chứng từ chứng nhận quyền sở hữu hàng
hoá (hoá đơn, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận
chất lượng,...)

• Nghĩa vụ chuyển giao và đảm bảo quyền sở hữu hàng hoá: Khi người mua mua
hàng, người bán phải đảm bảo quyền sở hữu hàng hoá (hàng hoá của người
bán được phép bán) và có quyền chuyển giao quyền sở hữu này. Trong trường
hợp đó là hàng giả, ăn cắp, ăn trộm thì đều liên quan đến nghĩa vụ của người
bán và người bán phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
b. Trách nhiệm của người bán khi vi phạm hợp đồng
Các chế tài khi vi phạm HĐ mà người bán phải chịu bao gồm: buộc thực hiện đúng
HĐ, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ HĐ.

2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua


a. Nghĩa vụ của người mua

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 7/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng hoá

◦ Nghĩa vụ nhận hàng: (Việc nhận hàng không đồng nghĩa với việc người
mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao). Nếu nhận hàng và thấy có vấn
đề vẫn có thể khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hoá. Khi nhận hàng
và chưa thể kiểm tra chất lượng được ngay/khó khăn trong việc tìm kiếm
thiết bị để kiểm tra chất lượng hàng hoá, lo lắng hàng hoá đó sau này vẫn
có khả năng bị vi phạm về chất lượng, thì khi đó các bên sẽ lập thư dự
kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đối với chất lượng hàng hoá giữa các bên

◦ Kiểm tra chất lượng hàng hoá có thể là nghĩa vụ nếu như các bên có quy
định trong HĐ. Tuy nhiên kể cả không có quy định trong HĐ thì kiểm tra
chất lượng là nội dung mà người mua bắt buộc phải làm, bằng cách lập Biên
bản giám định. Có 2 kiểu kiểm tra chất lượng: kiểm tra giản đơn (sử dụng
các giác quan để xem hàng hoá có vấn đề hay không) và kiểm tra chuyên
sâu (được thực hiện bởi Cơ quan giám định chuyên nghiệp với các thiết bị
kiểm tra chất lượng). Khi nhận thấy có vấn đề thì phải yêu cầu kiểm tra ngay
để xử lý hàng hoá.

◦ Thông báo về sự không phù hợp của hàng hoá: Nếu kiểm tra chất lượng
thấy không phù hợp thì ngay lập tức thông báo cho bên bán về sự không
phù hợp của hàng hoá để yêu cầu bên bán khắc phục những vấn đề liên
quan đến chất lượng hàng hoá. Theo Công ước viên, nghĩa vụ thông báo vô
cùng quan trọng bởi nếu không thông báo kịp thời sẽ có khả năng mất
ngay quyền khiếu nại sau đó liên quan đến chất lượng hàng hoá.

◦ Nghĩa vụ khi từ chối hàng: Liên quan đến việc bảo quản hàng đó trong điều
kiện tốt nhất có thể kể cả khi từ chối nhận hàng bởi đó chính là đối tượng
tranh chấp giữa các bên và các bên phải căn cứ vào đó để sau này xem xét
chất lượng hàng hoá, chi phí phát sinh khi bảo quản sẽ do bên bán chịu.

• Các nghĩa vụ liên quan đến thanh toán tiền hàng

◦ Phải thanh toán tiền đầy đủ tiền hàng

◦ Phải thanh toán theo đúng địa điểm đã quy định

◦ Phải thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định


Các trường hợp ngừng thanh toán tiền hàng
b. Trách nhiệm của người mua khi vi phạm hợp đồng
Khi xảy ra vi phạm của một bên, lúc đó bên kia có khả năng áp căn cứ cấu thành
trách nhiệm và áp chế tài xử phạt khi vi phạm HĐ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 8/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

3. Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong mua bán hàng hoá quốc
tế

III. Một số điều khoản cần lưu ý khi giao kết hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế

1. Tên và địa chỉ của các bên


• Ghi tên và địa chỉ pháp lý

• Ghi tên đầy đủ (không nên lạm dụng tên viết tắt) (được xác định trong giấy
đăng ký thành lập DN, điều lệ công ty)

• Kiểm tra tư cách chủ thể của đối tác (kiểm tra tính hợp pháp của chủ thể), là một
trong những điều kiện đầu tiên để xem HĐ có hiệu lực hay không. Nếu tư cách
của chủ thể là hợp pháp thì chủ thể có năng lực tham gia giao kết HĐMBHHQT.

• Chú ý kiểm tra thẩm quyền của người ký HĐ (có phải người đại diện theo pháp
luật của công ty không, nếu không phải thì có giấy uỷ quyền hay không)

2. Điều khoản về tên hàng


• Ghi chính xác, đầy đủ để tránh hiểu lầm

• Nên ghi cả tên thương mại và tên khoa học hay tên thông dụng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 9/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Nếu là hàng đồng loại thì tên hàng thường được gắn liền với công dụng, năng
suất, đặc điểm, loại hàng để phân biệt với các hàng đồng loại khác
(Hàng được chia ra thành hàng đặc định và hàng đồng loại. Nếu hàng đặc định
thì sẽ có đặc điểm, tính năng, màu sắc, kiểu dáng để phân biệt với hàng hoá
khác, VD: Mua xe máy nhãn hiệu là gì, số khung, số máy, mô-đen bao nhiêu thì
sẽ phân biệt được hàng hoá này với hàng hoá khác. Nhưng nếu là mua gạo, lạc,
chè thì rất khó để phân biệt hàng hoá này với hàng hoá khác để xem có giao
đúng hay không, nên phải gắn tên với công dụng của hàng, VD: cà phê loại nào,
năng suất bao nhiêu, độ ẩm như nào để phân biệt với hàng đồng loại khác)

• Tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thương
mại; tên khoa học; tên kèm theo công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng
hoá hoặc bao bì đóng gói. Mục đích của việc đưa ra các thông tin này là để
phân biệt chính xác tên hàng đó, giao hàng đúng hay không.

• Đảm bảo sự thống nhất về tên hàng giữa các chứng từ, tài liệu trong giao dịch
giữa các bên

3. Điều khoản về số trọng lượng


Số lượng, trọng lượng của hàng hoá thường được quy định chính xác trong vận đơn
a. Cách quy định về số, trọng lượng

• Quy định chính xác: dùng với các hàng hoá có đơn vị bằng chiếc, cái, hộp, thùng

• Quy định có dung sai: dùng với các hàng đồng loại, thường có đơn vị đo lường
như kg, tấn, mét tấn, lít, mét khối
b. Cách xác định số, trọng lượng → tuỳ vào từng loại hàng

• Đối với hàng có bao bì, giao theo kiện

• Đối với hàng rời


→ Cách quy định tuỳ thuộc vào từng loại hàng

4. Điều khoản về chất lượng


a. Cách quy định về chất lượng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 10/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Quy định theo tiêu chuẩn

◦ Tiêu chuẩn của các nước là khác nhau, tiêu chuẩn nước phát triển cao hơn
các nước đang phát triển → Khi thực hiện hoạt động XNK phải quan tâm
đến tiêu chuẩn xuất/nhập hàng để hai bên thống nhất một mốc, nếu hai
mốc chênh nhau thì rất dễ xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giao hàng
nhưng không nhận.

◦ Nếu hai bên không quy định về tiêu chuẩn là lỗi chung cả hai bên

• Quy định theo mô tả

◦ Chất lượng hàng hoá được quy định bằng cách mô tả đặc điểm của hàng
hoá (VD: gạo, gạo trắng, mùa vụ, tỷ lệ hạt, hạt màu,...)

◦ Cách mô tả thực tế được sử dụng nhiều với hàng đồng loại, đưa ra tiêu chí
để mô tả, mỗi một lĩnh vực ngành hàng lại có kiểu mô tả khác nhau
Còn đối với hàng đặc định thường sử dụng model, catalogue,... (ít có sự
chênh lệch)

• Quy định theo mẫu

◦ Thường được áp dụng với hàng dệt may, hàng da giày, hàng thêu,...

◦ Nếu hàng hoá được giao có chất lượng sai với mẫu thì một bên có quyền
được huỷ hợp đồng → chú ý quy trình bảo quản mẫu
b. Cách quy định về kiểm tra phẩm chất

• (1) Kiểm tra phẩm chất được tiến hành ở nước người bán do cơ quan X làm

• (2) Kiểm tra phẩm chất được tiến hành ở nước người bán do cơ quan X làm là
quyết định

• (3) Kiểm tra phẩm chất được tiến hành ở nước người mua do cơ quan Y làm

• (4) Kiểm tra phẩm chất được tiến hành ở nước người mua do cơ quan Y làm là
quyết định

• (5) Kiểm tra phẩm chất được tiến hành ở nước người bán do cơ quan X làm. Đến
cảng đến, giám định phẩm chất do cơ quan Y làm là quyết định
c. Việc kiểm tra phẩm chất ở cảng đi và cảng đến

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 11/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Khi hàng ở cảng đến/cảng đi, việc kiểm tra phẩm chất có thể được thực hiện
nhưng việc kiểm tra có bắt buộc hay không sẽ căn cứ vào quy định trong HĐ.
Tuy nhiên, thông thường, dù ở cảng đi hay cảng đến, người mua hay người bán
đều làm kiểm tra phẩm chất vì đây liên quan đến quyền lợi của họ

◦ Người bán làm kiểm tra phẩm chất để chứng minh rằng hàng giao đi là tốt,
không có vấn đề gì → Sau này thoát trách nhiệm liên quan đến chất lượng
hàng hoá và có thể đẩy trách nhiệm đó sang cho người chuyên chở

◦ Người mua làm kiểm tra phẩm chất khi hàng đến nơi để CM tình trạng thực
tế trước khi chuyển hàng đi, nếu có lỗi sẽ do các khâu trước đó (do người
bán/người chuyên chở) → cơ sở để đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến
chất lượng hàng hoá

• Cơ quan kiểm tra phẩm chất có thể do các bên thoả thuận sẵn trong HĐ hoặc
thoả thuận sau. Nếu không các bên có thể lựa chọn cơ quan kiểm tra độc lập
tuỳ thuộc, có thể mời cơ quan kiểm tra phẩm chất là cơ quan thuộc Nhà nước
(Giám định tư pháp)

• Thời gian, địa điểm kiểm tra phẩm chất

• Phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra: Kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc gia nào
d. Giá trị của các giấy chứng nhận kiểm tra phẩm chất

• GCNPC và BBGĐ về bản chất cùng thể hiện nội dung về chất lượng sản phẩm,
trong đó GCNPC do người Bán lập, BBGĐ do người Mua lập, cả hai giấy tờ này
đều không có chữ ký của bên còn lại → Giấy chứng nhận mang tính chất tương
đối

• Giấy chứng nhận mang tính chất tuyệt đối (giấy chứng nhận mang tính chất đối
tịch) là GCN có cả người Bán, người Mua và cơ quan giám định

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 12/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

5. Điều khoản về giá cả và thanh toán


a. Điều khoản giá cả

• Quy định chính xác và cố định: Có thể là đơn giá, tổng giá

◦ Thường với những đơn hàng xuất nhập khẩu có thời gian khá lâu, trong thời
gian đó, giá cả của hàng hoá có khả năng bị thay đổi, đặc biệt là những
hàng hoá dễ có sự biến động về giá (VD: vật liệu xây dựng) sẽ gây rủi ro cho
các bên

• Quy định giá xác định sau: giá phải trả được tính theo giá có hiệu lực vào ngày
giao hàng

◦ Trong trường hợp quy định giá xác định sau, có khả năng các bên không xác
định mà lại tranh chấp với nhau về giá, không thống nhất với nhau về giá thì
sẽ gây rủi ro trong khi hàng đã chuẩn bị xong

• Kết hợp cả hai phương pháp trên:

◦ Quy định giá cụ thể, cố định làm giá tham chiếu

◦ Quy định về điều chỉnh giá (HĐ có thời hạn thực hiện dài): biên độ dao động
quanh mức giá tham chiếu → tránh trường hợp giá bị tăng đột biến, thay
đổi bất ngờ
b. Điều khoản thanh toán

• Về mặt pháp lý, chú ý người Mua sử dụng L/C để sửa đổi, bổ sung HĐ.
VD: Trong HĐ quy định nếu muốn được thanh toán, người Bán phải xuất trình 1
bộ chứng từ bao gồm vận đơn, phiếu đóng gói, hoá đơn thương mại, chứng
nhận xuất xứ. Nhưng khi người Mua mở L/C thì làm thêm 1 chứng từ số 5 là
biên bản kiểm tra hàng hoá ở cảng đến. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ
chấp nhận thanh toán theo L/C. Khi đó, L/C đang không khớp với HĐ, phải kiểm
tra và yêu cầu điều chỉnh L/C, nếu không sẽ gặp rủi ro trong quá trình thanh
toán là sẽ không thanh toán được

• Khi nhận được L/C, cần kiểm tra kỹ xem L/C có phù hợp với HĐ không

• Mối quan hệ giữa L/C và HĐ

◦ Về mặt kỹ thuật: Trong trường hợp mở L/C huỷ ngang → quyền thanh toán
không được đảm bảo, không còn điểm mạnh của phương thức thanh toán
qua L/C, người Mua có thể huỷ L/C bất cứ lúc nào

◦ Về mặt pháp lý: “Mở L/C cho người Bán thụ hưởng trong thời gian 60 ngày"
→ 60 ngày là khoảng thời gian để bên Bán có kịp chuẩn bị bộ chứng từ gửi
đi để được thanh toán

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 13/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

6. Điều khoản giao hàng


a. Thời hạn giao hàng

• Quy định một ngày cụ thể

• Quy định một khoảng thời gian

• “Giao hàng chậm nhất vào ngày 15/3/2007”


b. Cách tính tiền phạt giao hàng chậm

• Hàng đồng loại, số lượng lớn

◦ Nếu HĐ cho phép giao hàng nhiều chuyến

◦ Nếu HĐ không cho phép giao hàng nhiều chuyến:

• Hàng máy móc thiết bị

◦ Nếu phần hàng chậm giao là phần hàng chính

◦ Nếu phần hàng chậm giao là phần hàng phụ


c. Lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng

• Lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng nào trong Incoterms? (chú ý ghi rõ bản
Incoterms năm bao nhiêu), điều kiện cơ sở giao hàng giúp xác định rõ địa điểm
giao hàng, địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm

• Nếu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và không sử dụng container, địa
điểm chuyển giao rủi ro là

• Nếu vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện khác, bằng container hay vận
tải đa phương thức, địa điểm chuyển giao rủi ro là:
d. Việc chuyển giao rủi ro và chuyển quyền sở hữu từ người Bán sang người Mua

7. Một số điều khoản khác


• Điều khoản về các định nghĩa: Thường được sử dụng trong các lĩnh vực có nhiều
thuật ngữ chuyên môn, chuyên ngành (VD: viễn thông, xây dựng,...)

• Điều khoản bất khả kháng

• Điều khoản phạt: Điều kiện để áp dụng chế tài phạt ở VN là muốn phạt phải có
quy định về phạt trong HĐ

• Điều khoản hủy HĐ: Các bên có thể thoả thuận điều kiện vi phạm dẫn đến huỷ
HĐ (liệt kê trường hợp cụ thể)

• Điều khoản hardship

• Điều khoản luật áp dụng

• Điều khoản giải quyết tranh chấp

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 14/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

• Điều khoản ngôn ngữ ưu tiên

◦ Hợp đồng thường được lập thành hai bản tiếng Anh và tiếng Việt, nếu có
mâu thuẫn giữa hai bản → Cần xác định rõ khi có tranh chấp phát sinh sẽ ưu
tiên sử dụng bản nào

◦ Ưu tiên bản tiếng Anh hay ưu tiên bản tiếng Việt?

Số lượng các điều khoản trong HĐ tuỳ thuộc vào nhu cầu của DN,
từng loại hàng cụ thể

Case study
Tranh chấp giữa một Công ty Nga và một Doanh nghiệp Việt Nam
Nguyên đơn: Công ty Nga (người mua)
Bị đơn: DN Việt Nam (người bán)
Ngày 04/10/1993 giữa nguyên đơn (người mụa Nga)và bị đơn (người bán VN) ký
hợp đồng số 829793, theo đó bị đơn bán cho nguyên đơn 1,10 MT lạc nhân theo
điều kiện CIF cảng Vladivostok. Hợp đồng quy định phẩm chất của lạc nhân theo 6
chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu độ âm <9%. HĐ quy định kiếm tra phẩm chất tại nước
người bán do Vinacontrol làm.

• 18/3/94: người bán giao hàng 105 MT trong 7 container, lấy vận đợn hoàn hảo.
Trước khi bốc hằng lên tầu đã mời Vinacontrol giam định và cấp GCNPC.

• 25/4/94: hàng đến cảng Vladivostok.

• 26/5/94: người mua mời công ty giám định đến giám định, 2 container theo tiêu
chuấn quốc gia Nga, kết luận: lạc kém phẩm chất, độ ấm 13%, mốc, mọc mầm.
Người mua chở bằng đường sắt 5 container còn lại đến Rostop Nadonu.

• 16/6/94: người mua mời giám định đến giám định lô lạc. Biên bản giám định kết
luận lạc không đúng phẩm chất quy định trong HĐ, việc tiếp tục sử dụng lạc
phải giao cho cơ quan kiếm dịch Nhà nước Nga quyết định, Người mua Nga
giao 7 containers cho người mua lại nội địa. Người này thấy lạc không sử dụng
được nên đã huỷ lô lạc.
Người mua Nga tiến hành khiếu nại người bán đòi giao thay thế hàng đúng phẩm
chất hoặc trả lại tiền.
Yêu cầu của Nga có được chấp nhận không? Tại sao?

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 15/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Trong một vụ giải quyết tranh chấp, bên đang bị thiệt hại về lợi ích sẽ bắt đầu trước
+ B1: Khi hàng đến, người mua phải kiểm tra hàng ngay, nếu phát hiện hàng kém
phẩm chất phải khiếu nại ngay với bên bán, yêu cầu họ xử lý
+ B2: Nếu người bán không công nhận hàng kém phẩm chất thì sẽ mời người bán
sang để làm giám định đối tịch. Nếu người bán không sang thì có thể yêu cầu người
bán chọn cơ quan giám định độc lập, nếu không chọn thì lúc đó người mua mới có
cơ sở để làm lại giám định lần thứ 2 ở một cơ quan khác và sau đó yêu cầu khiếu nại
người bán về chất lượng sản phẩm, dùng giấy giám định lần thứ 2 như là cơ sở để
yêu cầu toà án thừa nhận giấy giám định lần 2 bởi người bán đã từ chối quyền cùng
người mua làm khiếu nại → không có lý do để bác bỏ giấy giám định lần thứ 2 →
căn cứ để một trong các bên không thể chối cãi về chất lượng của hàng hoá so với
HĐ → hàng kém so với HĐ sẽ phải bồi thường trách nhiệm.
Nếu kiểm tra phát hiện sai sót trong hàng hoá thì phải kiểm tra toàn bộ, sai phần
nào đòi phần đó (thiệt hại chứng minh đến đâu đòi bồi thường đến đó)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 16/17
16:43, 30/09/2022 Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-3-H-P-NG-MUA-B-N-H-NG-HO-QU-C-T-7a4dee936a7f435aa187533c75015114 17/17
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG


ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
I. Dịch vụ là gì?
• Dịch vụ là một chuỗi cung ứng các hành vi nhất định của một bên mang lại lợi
ích cho bên khác

• Dịch vụ là sản phẩm vô hình, phi vật chất.

◦ Dịch vụ được xem xét là một quá trình, ở một giai đoạn nào đó sẽ được biểu
hiện dưới dạng vật chất nhất định
VD: Ra cửa hàng photocopy mua 1 cuốn sách photocopy giáo trình PLKDQT
→ Hoạt động mua bán hàng hoá, sản phẩm là quyển giáo trình photo
Cầm cuốn sách ra cửa hàng photocopy để photo thành một bản khác →
Photocopy là một quá trình chuyển từ tài liệu bản chính sang bản photo
mặc dù kết quả của quá trình này đều là quyển sách giáo trình photo →
Hoạt động cung ứng dịch vụ

◦ Kết quả của dịch vụ có thể được biểu hiện một phần ở dạng vật chất (dịch
vụ photocopy, dịch vụ xây dựng)

• Việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời bởi dịch vụ là một quá
trình, người cung ứng sẽ cung ứng dịch vụ → hành vi cung ứng mang lại lợi ích
cho bên nhận cung ứng (bên tiêu dùng), là quá trình liên tiếp giữa người cung
ứng dịch vụ sang cho người tiêu dùng

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 1/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Dịch vụ không lưu trữ được, do không có hình thái tồn tại vật chất hữu hình. Tuy
nhiên có thể lưu trữ được các phương tiện phục vụ cho dịch vụ đó
VD: Không thể lưu trữ dịch vụ giáo dục nhưng có thể lưu trữ phương tiện phục
vụ cho dịch vụ giáo dục là phòng ốc, bàn ghế, danh sách giáo viên,... → Có sự dự
trữ phương tiện phục vụ dịch vụ để khi thuê, mua dịch vụ sẽ có khả năng cung
ứng được ngay.

◦ Ảnh hưởng của tính chất này đến cách thức tiến hành kinh doanh

◦ Trường hợp đặc biệt: dịch vụ trả lời điện thoại tự động, bài giảng online

II. Hợp đồng cung ứng dịch vụ

1. Khái niệm
Hợp đồng cung ứng dịch vụ là thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ)
có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng
dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch
vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (điều 3 khoản 9 Luật Thương mại Việt Nam
năm 2005).

2. Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ


• Chủ thể: bên cung ứng dịch vụ- khách hàng

◦ Các bên trong HĐMBHHQT thường là thương nhân, người mua chưa chắc
đã là người tiêu dùng cuối cùng

◦ Đối với HĐ cung ứng dịch vụ quốc tế: Bên cung ứng dịch vụ thường là
thương nhân; Bên khách hàng có thể là cá nhân hoặc DN (là người tiêu
dùng cuối cùng dịch vụ đó)
VD: Dịch vụ giáo dục, làm đẹp, ngân hàng - Khách hàng cá nhân; Dịch vụ kế
toán kiểm toán, logistic, kho vận, thuế - Khách hàng doanh nghiệp (dịch vụ
đó phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN khác)

• Khách thể: dịch vụ

• Nội dung: Trong pháp luật VN, LTM Việt Nam 2005 không có quy định bắt buộc
cụ thể phải có bao nhiêu điều khoản trong ND HĐ→ Quay trở về nguyên tắc
chung BLDS 2015 có thể lựa chọn một trong các điều khoản để đưa vào HĐ

• Hình thức: pháp luật thường yêu cầu hình thức văn bản

3. Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế


Dịch vụ quốc tế được thể hiện qua 4 phương thức cung ứng dịch vụ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 2/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Theo GATS (Hiệp định thương mại dịch vụ WTO) : điều I khoản 2 (4 phương thức
cung ứng dịch vụ)

• Theo Luật TMVN 2005: điều 75


a. Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới- cross border supply

• Việc cung cấp dịch vụ được tiến


hành từ lãnh thổ của một nước
này sang lãnh thổ của một nước
khác

• Khi dịch vụ chạy qua biên giới


không phải làm thủ tục hải quan.
Nhưng bản thân hoạt động cung
ứng dịch vụ có thể liên quan đến
những đối tượng phải khai báo hải
quan
VD: Dịch vụ bưu điện cung ứng
dịch vụ từ VN sang Lào, nhưng
trong bưu kiện là hàng hoá thì khi
qua lãnh thổ vẫn phải làm thủ tục
hải quan

• VD: viễn thông, bưu điện, đào tạo


từ xa, ngân hàng điện tử, y tế từ
xa, tư vấn từ xa, vận tải quốc tế,
VN cung cấp dịch vụ môi giới cho
nước ngoài

• Về cơ bản, phương thức cung ứng


này được hầu hết tất cả các quốc
gia thừa nhận và mở cửa cho
phương thức cung cấp qua biên
giới bởi không ảnh hưởng đến
màu sắc biên giới của mỗi quốc
gia. Việc quản lý chủ thể vẫn
thuộc phạm vi các quốc gia, chỉ là
dịch vụ hợp pháp hay không hợp
pháp.

b. Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumption abroad)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 3/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Người sử dụng dịch vụ mang


quốc tịch một nước đi đến một
nước khác và sử dụng dịch vụ ở
nước đó

• VD: dịch vụ du lịch, đào tạo cho


sinh viên nước ngoài (đi du học),
khám chữa bệnh ở nước ngoài

• Ở các quốc gia về cơ bản không


ngăn cấm việc tiêu dùng ngoài
lãnh thổ, chỉ cần đáp ứng những
yêu cầu vào được lãnh thổ của
nước cung ứng dịch vụ là có thể
tiêu dùng dịch vụ đó ở lãnh thổ
nước ngoài → Phương thức này
được mở cửa mạnh mẽ

• Ngoài ra phương thức này còn


dành cho những trường hợp trong
nước không thể tiêu dùng dịch vụ
đó nhưng ra nước ngoài lại sử
dụng được (VD: đánh bạc, mại
dâm,...)

c. Phương thức 3: Hiện diện thương mại (Commercial presence)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 4/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch


một nước đi đến một nước khác, lập ra
một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước
đó
(nhà đầu tư mang vốn sang một nước khác
đầu tư, thành lập DN và cung cấp dịch vụ ở
nước ngoài) → Người cung cấp và dòng tiền
di chuyển
VD: Shinhan bank, bảo hiểm Prudential, vận
tải,...(các công ty con, liên doanh trong
nước của các tập đoàn đa quốc gia...)

• Đặt nhà đầu tư trong một khuôn khổ pháp


lý và được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia
trong nước để đảm bảo cho sự ổn định của
XH cũng như ổn định cho những người tiêu
dùng VN

• Tuy nhiên phương thức này không được mở


cửa một cách toàn diện mà thông thường
các quốc gia khi gia nhập WTO sẽ có lộ trình
cam kết mở cửa để tránh gây hại cho các
DN trong nước → quá trình quá độ để các
DN trong nước phát triển để khi có sự tham
gia của DN nước ngoài sẽ tạo ra sự cạnh
tranh

d. Phương thức 4: Hiện diện thể nhân (presence of natural persons)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 5/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang


quốc tịch một nước đi đến một nước khác
và cung cấp dịch vụ ở nước đó.
Nhưng việc có được phép cung ứng dịch vụ
hay không thì không có cơ sở đảm bảo (tư
cách thể nhân có được đảm bảo hay không)
→ Là phương thức phức tạp, phụ thuộc vào
bản thân và trình độ của người cung ứng
dịch vụ
VD: Luật sư, bác sĩ có bằng cấp nước ngoài
nhưng bằng cấp đó chưa chắc đã được thừa
nhận ở Việt Nam

• VD: luật sư, bác sĩ, người tư vấn, ca sỹ,


chuyên gia, lao động nước ngoài...

• Các quốc gia kém và đang phát triển không


thừa nhận (không mở cửa) phương thức này
vì bản thân cá nhân đi sang một quốc gia
khác để cung cấp dịch vụ mà không phải
thành lập công ty → Rủi ro cao hơn so với
phương thức hiện diện thương mại do
không có quy chế pháp lý để ràng buộc

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 6/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có quốc tịch/nơi cư trú/trụ sở tại
các quốc gia khác nhau

◦ Tiêu chí quốc tế là trụ sở thương mại (quốc tịch) của các bên khác nhau:
phương thức 2,3,4 (chủ thể)

• Địa điểm cung ứng dịch vụ là ở lãnh thổ nước ngoài

◦ Dịch vụ có sự di chuyển qua biên giới quốc gia: phương thức 1 (khách thể)

III. Giao kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng dịch vụ
quốc tế

1. Xác định dịch vụ và chất lượng dịch vụ


• Cần quy định cụ thể về dịch vụ được cung ứng, quy định càng chi tiết càng tốt
và cố gắng lượng hoá được → Từ đó có thể xác định chất lượng cung ứng dịch
vụ

• Quy định cụ thể về chất lượng dịch vụ (những gì đo đếm được)

◦ Dịch vụ vận chuyển: quy định cụ thể tỷ lệ % giao hàng đúng thời gian (on-
time delivery to store: 95%), tỷ lệ cho phép hàng bị tổn thất trong mỗi
chuyến là bao nhiêu (damage/claims: 0.5%)

• Cách đánh giá về việc hoàn thành chất lượng

◦ Đạt các yêu cầu có thể lượng hóa (có thể đối chiếu, so sánh)

◦ Đo lường sự hài lòng của khách hàng (mang tính chất định tính)

◦ Có thể quy định thưởng/phạt khi vi phạm

2. Phương thức cung ứng dịch vụ


• Cung ứng một lần/nhiều lần? (VD dịch vụ cung ứng nhiều lần: combo gội đầu
tính theo lần, dịch vụ wax lông,...)

• Cung ứng trực tiếp/từ xa/online

• Có được sử dụng nhà thầu phụ? (dịch vụ xây dựng, dịch vụ logistics)

3. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ


a. Nghĩa vụ theo kết quả công việc

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 7/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

• Kết quả có thể định lượng, có thể cân đo, đong đếm
VD: Vào cửa hàng cắt tóc yêu cầu cắt trọc, khi nào không còn tóc trên đầu thì sẽ
nhận được tiền thanh toán

• Kết quả cũng có thể là định tính

• VD: Dịch vụ gội đầu, dịch vụ dịch thuật, dịch vụ vận chuyển
b. Nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất

• Là tiêu chí mang tính chất định tính, khó xác định
VD: Dịch vụ cắt tóc, thợ cắt sẽ cố gắng bằng kinh nghiệm của mình cắt đẹp nhất
có thể, hoặc cắt theo mẫu khách đưa → dù đẹp hay không thì vẫn phải thanh
toán vì đã nỗ lực hết sức mình

• VD: Dịch vụ tư vấn luật, “tôi sẽ nỗ lực và cam kết hết sức để mang lại lợi thế cho
quý ngài trong vụ kiện này" → không thể đảm bảo một cách chắc chắn sẽ thắng
(hỏi cái gì thì trả lời cái đó); Dịch vụ khám bệnh cần xét nghiệm, chụp phim rồi
bác sĩ mới có đầy đủ căn cứ để đưa ra kết luận và cho thuốc (tuy nhiên khách
không thể hiểu chuyên môn nên không biết những yêu cầu đó có thực sự cần
thiết hay không hay là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 8/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

CASE STUDY TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG


DỊCH VỤ
HĐ giữa LĐBĐVN và HLV Letard, ký ngày 23/02/2002. HĐ có hiệu lực từ
12/03/2002 đến 31/12/2003. Mục tiêu của HĐ: dẫn dắt đội tuyển bóng đá VN
tại Seagames 2003.
Điều 10.2: LĐBĐVN có quyền đơn phương chấm dứt HĐ nếu ông Letard:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện
+ Làm tổn hại đến uy tín của LĐBĐVN và đội tuyển bóng đá VN

21/8/2002, LĐBĐVN quyết định đơn phương chấm dứt HĐ. Lý do:
+ Chuyên môn, phương pháp huấn luyện của HLV không phù hợp với bóng
đá VN
+ Đội tuyển VN thua khi giao hữu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội bóng
Quan điểm của HLV: chấp nhận chấm dứt HĐ nhưng đòi được trả lương đến
hết 31/12/2003, tức 140.000USD
Quan điểm của LĐBĐVN: chỉ trả thêm 3 tháng lương và 1 vé máy bay về Pháp,
tức 27.000USD

Quan điểm của bạn?


+ Xác định nghĩa vụ của HLVL
+ ĐBĐVN có căn cứ để chấm dứt HĐ không?
→ Đây là HĐ cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Điều kiện để
đơn phương chấm dứt HĐ là “Không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện hoàn
toàn mang tính chất định tính. Chứng minh hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện
bằng giáo án, chương trình tập luyện. Còn về chuyên môn, phương pháp huấn
luyện của HLV là khi tuyển chọn HLV đã phải được xác định và lựa chọn kỹ càng.
Còn uy tín của LĐBĐVN và đội tuyển bóng đá VN mang tính chất định tính,
không thể xác định rõ ràng.

→ 2 tiêu chí để đơn phương chấm dứt HĐ mang tính chất định tính. 2 lý do để
quyết định đơn phương chấm dứt HĐ cũng là 2 lý do không có mối quan hệ với
nhau và cũng mang tính chất định tính → Lập luận không có căn cứ, cơ sở

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 9/10
16:43, 30/09/2022 Chương 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-4-H-P-NG-CUNG-NG-D-CH-V-QU-C-T-270b64a49a674ffb9d7945da0a46c43c 10/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH


CHẤP TRONG KINH DOANH
QUỐC TẾ
I. Tổng quan

1. Nhận diện tranh chấp


• Tranh chấp là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về sự đòi hỏi những yêu cầu, quyền
lợi từ một bên được gác lại bởi yêu cầu hoặc lập luận trái ngược từ bên kia
Tranh chấp là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong các
vấn đề về quyền lợi giữa hai bên
Tranh chấp là sự bất đồng, trái ngược nhau, được thể hiện bằng việc đòi hỏi giải
quyết mâu thuẫn đó

• Tranh chấp là đầu vào thiết yếu của quá trình giải quyết tranh chấp

2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp


Các cách xác định nguyên nhân tranh chấp: Căn cứ theo tiêu chí để xem tranh chấp
phát sinh như thế nào

• Căn cứ vào nội dung cụ thể của tranh chấp: tranh chấp về văn hoá kinh doanh,
tranh chấp về ngôn ngữ, tranh chấp về luật pháp của các nước khác nhau,...

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 1/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Căn cứ vào ý chí của các bên khi tham gia vào tranh chấp: tranh chấp chủ quan
và tranh chấp khách quan

◦ Nguyên nhân khách quan: Không phải yếu tố chủ quan của các bên mà có
thể do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nào đó làm cho các bên xảy ra
tranh chấp

◦ Nguyên nhân chủ quan: Có những nguyên nhân chủ quan gây nên của một
bên tạo ra sự tranh chấp

• Căn cứ vào nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế → nguyên nhân
kinh tế dễ giải quyết hơn. Đối với nguyên nhân phi kinh tế phải tìm phương
pháp giải quyết tranh chấp khéo léo

3. Các phương thức giải quyết tranh chấp


Tính tài phán là tính cưỡng chế đối với các bản án, phán quyết, kết quả của việc giải
quyết tranh chấp và khả năng thi hành bản án
a. Phương thức không mang tính tài phán

• Thương lượng, khiếu nại

• Hoà giải, trung gian


→ Đối với phương thức không mang tính tài phán, kết quả của việc giải quyết tranh
chấp được gọi là “giải pháp", “khuyến nghị cho các bên", các bên có thể thực hiện
hoặc không. Nếu các bên không thực hiện cũng không có cơ quan công quyền thực
hiện biện pháp cưỡng chế, không có sự ràng buộc về thoả thuận giữa các bên.
b. Phương thức mang tính tài phán

• Kiện ra toà án

• Kiện ra trọng tài


→ Đối với phương thức khởi kiện ra toà án, trọng tài thì kết quả được gọi là bản án,
phán quyết, quyết định của toà án/trọng tài → phải thi hành, tuân thủ, thực hiện →
không thực hiện sẽ có cơ quan công quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế

4. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp
• Hiểu ưu và nhược điểm của từng phương thức

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 2/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Bối cảnh cụ thể của tranh chấp: Hiểu rõ bối cảnh cụ thể của tranh chấp bằng
việc thu thập hồ sơ

◦ Những yếu tố phụ thuộc bối cảnh cụ thể của tranh chấp: giá trị tranh chấp,
phạm vi tranh chấp (trong nước → thường kiện ra toà án hay quốc tế →
thường kiện ra trọng tài), lĩnh vực giải quyết tranh chấp (VD: tranh chấp
thương mại → sử dụng trọng tài, tranh chấp lao động → sử dụng toà án,
hoà giải)

• Sự thiện chí của các bên: Thể hiện việc phán quyết, bản án, khuyến nghị có được
thi hành hay không

• Cân nhắc các yếu tố khác: văn hoá, truyền thống, thói quen, kinh nghiệm

5. Các điểm cần chú ý khi giải quyết tranh chấp


a. Chú ý các thời hạn

• Thời hạn khiếu nại (dành cho phương thức không mang tính tài phán): là
khoảng thời gian được ấn định để các bên tiến hành khiếu nại

◦ Do các bên ấn định

◦ Do luật ấn định

▪ Luật thương mại Việt Nam 2005 (điều 318, điều 237)

+ 3 tháng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá


+ 6 tháng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá

+ 9 tháng đối với khiếu nại về các nghĩa vụ khác


+ 14 ngày kể từ ngày giao hàng đối với dịch vụ logistic

▪ Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2015 (điều 502): 15 ngày, kể từ ngày
người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng
mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

▪ Công ước viên 1980 (điều 39): 02 năm

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 3/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Thời hiệu khởi kiện (thời hiệu tố tụng) (dành cho phương thức kiện): là khoảng
thời gian do pháp luật quy định để bên có quyền lợi bị vi phạm đi kiện ra Toà án
hoặc trọng tài

◦ Luật thương mại Việt Nam 2005 (điều 319): 02 năm, kể từ thời điểm quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm

◦ Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 (điều 429, 588): 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm.

▪ Điều 429: Thời hiệu khởi kiện về HĐ là 03 năm

▪ Điều 588: Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại là 03 năm

▪ Điều 132: Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm
b. Vấn đề bằng chứng và chứng từ

• HĐ bằng văn bản có giá trị chứng cứ cao nhất

• Các chứng từ có liên quan: B/L, GCNPC, BBGĐ, ROROC (biên bản kết toán nhận
hàng), CSC, COR (biên bản tình trạng hàng hoá), SLQ, L/R (thư dự kháng), các
hóa đơn thanh toán, các thư từ trao đổi giữa các bên…

• Nếu không có bằng chứng: khó khăn trong GQTC


c. Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp

• Luật hình thức (luật tố tụng): Không liên quan đến bản chất của vụ tranh chấp
mà chỉ liên quan đến trình tự tố tụng trong quá trình diễn ra tranh chấp mà theo
đó căn cứ vào nơi giải quyết tranh chấp (VD: Giải quyết tại VN thì theo Luật tố
tụng của VN: đưa đơn như thế nào, gửi thông báo ra sao, tiến hành giải quyết
tranh chấp như thế nào, đưa bằng chứng chứng cứ ra sao,...)
Căn cứ theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài ABC

• Luật nội dung (luật bản chất): Là luật thực tế để giải quyết nội dung vụ việc của
tranh chấp đó, là nội dung các bên tranh luận (VD: Căn cứ theo điều X bên này
bên kia lý giải như thế nào, đúng hay không đúng)
Luật áp dụng cho HĐ này là Công ước viên, Luật thương mại
d. Luôn chủ động, thiện chí

II. Các phương thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng, khiếu nại

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 4/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Thương lượng: Các bên trực tiếp thương lượng với nhau, thường sẽ thoả thuận
bằng biên bản hoà giải, biên bản làm việc
Khiếu nại: Là một thủ tục thương lượng gián tiếp thông qua việc một bên gửi thư
khiếu nại, một bên gửi trả lời thư khiếu nại
a. Khái niệm
Thương lượng, khiếu nại là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó chỉ có sự
xuất hiện của các bên cùng nhau đấu tranh, trao đổi, nhân nhượng, thoả thuận và
kết quả cuối cùng là có thể giải quyết được tranh chấp hoặc không
b. Ưu, nhược điểm

• Ưu điểm

◦ Hoà hảo, giữ được mối quan hệ giữa các bên

◦ Chi phí thấp nhất

◦ Thời gian giải quyết tranh chấp nhanh nhất

◦ Bảo mật do chỉ có sự tham gia của hai bên

◦ Là phương pháp linh hoạt, đơn giản nhất, trình tự do các bên tự tiến hành

• Nhược điểm

◦ Không có tính cưỡng chế, ràng buộc

◦ Phụ thuộc vào thiện chí của các bên


c. Ý nghĩa của việc khiếu nại

• Khiếu nại kịp thời bảo vệ quyền lợi bên bị vi phạm

• Khiếu nại, thương lượng không làm cản trở các phương thức giải quyết tranh
chấp khác (kể cả khi khởi kiện rồi vẫn có thể rút lại đơn)

• Nếu không khiếu nại kịp thời có khả năng làm mất quyền khởi kiện của chủ thể
(VD: Điều khoản giải quyết trong HĐ quy định buộc các bên phải khiếu nại trước
mới có quyền khởi kiện mà các bên không khiếu nại sẽ mất luôn quyền khởi
kiện; Luật yêu cầu phải tiến hành khiếu nại trước mới được khởi kiện)
d. Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo khi khiếu nại

• Phải xác định đúng bên bị khiếu nại (người bán, người chuyên chở, người
mua,...) → Phải xác định rõ phạm vi trách nhiệm thông qua điều kiện cơ sở giao
hàng, phạm vi trách nhiệm về không gian và thời gian

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 5/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Phải có đủ hồ sơ khiếu nại: Đơn khiếu nại và các Chứng từ làm bằng chứng
(chứng từ làm bằng chứng gồm tất cả các trao đổi, chứng từ, giao dịch có thể
thu giữ)
Đối với đơn khiếu nại

◦ Về hình thức: Bằng văn bản (cho dù bản thân hợp đồng có nước không yêu
cầu bằng văn bản) và phải ghi rõ tiêu đề là đơn khiếu nại. (thư hỏi, công văn
trao đổi, thông báo không phải là đơn khiếu nại)

◦ Về nội dung: Luật nước ta không quy định cụ thể, nhưng nhìn chung các
nước quy định phải có nội dung tối thiểu theo quy định của pháp luật.

▪ Tên và địa chỉ các bên (chủ thể khiếu nại và bị khiếu nại): ghi đúng trong

▪ Số hiệu HĐ (viện dẫn cơ sở pháp lý cho lập luận)

▪ Số lượng hàng khiếu nại hay nghĩa vụ khiếu nại

▪ Nội dung khiếu nại: khiếu nại về việc gì?

▪ Yêu sách cụ thể đối với người bán (muốn bên bán phải thực hiện nghĩa
vụ để khắc phục sự vi phạm, đòi quyền lợi cho bên bị vi phạm)

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 6/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Đã có tên, địa chỉ các bên; tiêu đề


là đơn khiếu nại; viện dẫn cơ sở
pháp lý (số hiệu HĐ); đã nêu nội
dung vụ việc; đã nêu yêu sách

• Tuy nhiên yêu sách chưa cụ thể →


Vậy chúng tôi đề nghị các ông
muộn nhất là 04/04/2003 phải
giao hàng đầy đủ. Nếu đến ngày
đó các ông vẫn chưa giao hàng,
chúng tôi sẽ

◦ khởi kiện ra toà kinh tế, toà án


Nhân dân thành phố Hà Nội

◦ buộc phải huỷ HĐ và các thiệt


hại phát sinh do các ông gánh
chịu (áp dụng chế tài huỷ hợp
đồng)

◦ buộc phải mua hàng của


người bán khác với chi phí
chênh lệch do các ông chịu
(áp dụng chế tài buộc thực
hiện hợp đồng)

◦ phạt 80% giá trị hợp đồng bị


vi phạm → Chỉ khi hai bên có
thoả thuận thì mới được áp
dụng chế tài phạt vi phạm

◦ áp dụng chế tài bồi thường


thiệt hại không đưa ra cách xử
lý tiếp theo

• Phải đảm bảo thời hạn khiếu nại

• Phải có nghệ thuật khiếu nại (về mặt kỹ thuật)


Ngoài ra còn cần phải khiếu nại đúng người có thẩm quyền, đúng nơi xử lý khiếu nại

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 7/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

CASE STUDY: XÁC ĐỊNH BÊN BỊ KHIẾU NẠI


HĐMB quy định số lượng hàng hoá 10.000 MT, nhưng khi người bán giao cho
NCC lại giao có 8.000 MT (B/L). Đến cảng dỡ, kiểm tra chỉ có 7.500 MT (theo
ROROC - Report on receipt of cargo), có 500 MT bị ướt (BBGĐ). Nếu là người
khiếu nại sẽ khiếu nại ai?

Giả sử điều kiện cơ sở giao hàng là FOB cảng đi, khi đó thời điểm chuyển giao
rủi ro là khi hàng qua lan can tàu; CIF ở cảng đến thì thời điểm chuyển giao rủi
ro là ở cảng xếp hàng → Phạm vi chịu trách nhiệm của người Mua khi hàng giao
qua lan can tàu, người Bán hết rủi ro

• Người Mua khiếu nại người Bán vì giao thiếu hàng 2.000 MT với chứng từ
bao gồm HĐMB hàng hoá và B/L (số lượng hàng giao thực tế)

• Người Mua khiếu nại người chuyên chở vì giao thiếu hàng 500 MT với
chứng từ bao gồm B/L (số lượng hàng người chuyên chở thực nhận) và
ROROC (số lượng hàng thực tế trả ở cảng đến) (thuộc phạm vi trách nhiệm
của người Mua)

• Người Mua khiếu nại người chuyên chở về chất lượng hàng hoá - bị ướt 500
MT; và khiếu nại người Bán (có thể vận đơn hoàn hảo những hàng bên
trong vẫn ướt) với chứng từ là B/L và ROROC

Công ước Brussels: Từ móc cẩu → móc cẩu tức là từ khi móc cẩu móc vào lô
hàng đầu tiên ở cảng đi đến khi móc cẩu rời khỏi lô hàng cuối cùng ở cảng
đến, đó là phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở
Công ước Hamburg: Từ kho → kho là phạm vi trách nhiệm của người chuyên
chở. Người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng tại kho, sau đó người chuyên
chở lấy hàng.

Có 100 kiện hàng khi bốc lên tàu, được móc cẩu móc vào ở cảng đi. Khi
chuyển hàng lên boong tàu, 50 kiện lên boong, 50 kiện còn lại rơi xuống biển.
Trong 50 kiện lên boong, có 25 kiện hỏng. Xác định lô hàng bị thiệt hại những
vấn đề gì? (khiếu nại về những lợi ích gì bị thiệt hại)

• B1: Xác định thiệt hại: 50 kiện rơi xuống biển, 25 kiện bị hỏng

• B2: Xác định phạm vi trách nhiệm

◦ 50 kiện hàng bị rơi xuống biển, hàng chưa qua lan can tàu → Thuộc
phạm vi trách nhiệm của người bán. Kiện hàng đó người chuyên chở đã

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 8/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

móc vào rồi → thuộc phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở →
Người bán khiếu nại Người chuyên chở

◦ 25 kiện hàng bị hỏng đã qua lan can tàu, tuy nhiên hàng chưa được xếp
ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển → Người bán chưa hoàn thành
nghĩa vụ, chưa chuyển rủi ro sang cho bên Mua, 25 kiện hàng vẫn thuộc
trách nhiệm của người Bán → Người bán khiếu nại người chuyên chở

2. Hoà giải, trung gian


Khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức này xuất hiện bên thứ 3 đứng giữa,
giúp điều hoà và đưa ra khuyến nghị có các bên để giải quyết tranh chấp. Người thứ
3 này không đem lại giá trị ràng buộc đối với khuyến nghị, giải pháp; tuy nhiên có
trường hợp mang tính ràng buộc (VD: hoà giải trong tố tụng)

• Trung gian: chỉ đóng vai trò truyền đạt thông tin cho các bên

• Hoà giải: ngoài vai trò truyền đạt thông tin, còn tư vấn, đưa ra khuyến nghị cho
các bên

• Ưu điểm lớn nhất là tận dụng uy tín, trình độ, chuyên môn của chuyên gia

3. Khởi kiện
Khi khởi kiện chỉ kiện được một nơi, hoặc toà án, hoặc trọng tài. Nếu mang đơn ra
toà, tạo ra sự bất khả thụ lý của trọng tài. Ngược lại, nếu giao quyền cho trọng tài,
toà án sẽ không có quyền thụ lý. Thường kết hợp hoà giải + khởi kiện hoặc thương
lượng + khởi kiện
a. Kiện ra toà án
b. Kiện ra trọng tài

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 9/10
16:44, 30/09/2022 Chương 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

https://aeolian-crime-279.notion.site/Ch-ng-6-GI-I-QUY-T-TRANH-CH-P-TRONG-KINH-DOANH-QU-C-T-45b39287133f4932aa2975c1ff202955 10/10
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Phó giám đốc công ty X (bên mua) ký HĐ mua bán vải với đại diện theo pháp luật
của công ty Y Mỹ (bên bán) (05/2017). HĐ có giá trị 31.529 USD. Trong HĐ có điều
khoản về phạt vi phạm: Nếu người bán không giao hàng đúng phẩm chất bị phạt
3,000 USD.
07/2017: Người bán giao hàng, Người mua kiểm hàng thấy không đúng phẩm
chất nên kiện người bán và đòi:
- Giảm 10% giá trị HĐ
- Tiền phạt vi phạm 3,000 USD do hàng giao thiếu và chất lượng không đạt.
- Tiền giám định và lưu kho
Bên bán phản bác lại như sau: HĐ do
- Phó giám đốc ký không có thẩm quyền
- Bên mua lại trình được giấy ủy quyền cho PGĐ từ tháng 8/1/2017
(Đề 2: Bên mua cung cấp giấy ĐKKD và gửi biên bản cuộc họp HĐQT phân công
PGĐ thực hiện giao dịch này)
- Bên bán cho rằng giấy ủy quyền đó được ký vào ngày chủ nhật, và được ký
vào đầu năm, thế nhưng số hiệu giấy ủy quyền lại rất lớn nên rất vô lý.
- Ngoài ra, vào thời điểm ký HĐ, bên bán không hề biết về việc PGĐ được ủy
quyền. Bên bán cho rằng HĐ bị vô hiệu và người mua phải tự chịu mọi thiệt hại.
Câu hỏi: HĐ có bị vô hiệu hay không? Người mua có đòi được những khoản tiền
trên?
1. Hợp đồng có bị vô hiệu không?

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 1/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Trong tình huống này, bên bán cho rằng PGĐ không có thẩm quyền và HĐ bị vô
hiệu. Cho nên để xét xem hợp đồng có bị vô hiệu hay không thì cần phải xác định
xem Phó giám đốc có thẩm quyền kí kết Hợp đồng này hay không (điều kiện về chủ
thể) cũng như sự tự nguyện của các bên

• Thẩm quyền ký kết Hợp đồng: Chủ thể có đủ thẩm quyền ký kết HĐ với bằng
chứng là giấy uỷ quyền

◦ Về thời hạn hiệu lực của giấy uỷ quyền

▪ Nếu trong giấy uỷ quyền có ghi thời gian hiệu lực thì sẽ căn cứ vào đó
xét xem PGĐ còn thẩm quyền để ký HĐ hay không

▪ Trong trường hợp giấy uỷ quyền không nêu rõ thời gian hiệu lực: Theo
điều 563 BLDS 2015 thời hạn hiệu lực là 1 năm thì trong trường hợp này
giấy ủy quyền vẫn còn hiệu lực

◦ Về phạm vi uỷ quyền: Giả sử giấy uỷ quyền vẫn nằm trong thời hạn, trong
trường hợp theo Điều lệ của công ty hoặc HĐ ủy quyền, PGĐ được phép kí
kết HĐ này thì giấy ủy quyền do bên mua xuất trình có hiệu lực. Ngược lại,
nếu theo Điều lệ của công ty hay HĐ ủy quyền, PGĐ không được phép kí kết
HĐ này thì giấy ủy quyền sẽ vô hiệu.

• Sự tự nguyện của các bên: “Vào thời điểm ký HĐ bên bán không hề biết về việc
PGĐ được ủy quyền” – nhưng vẫn ký kết được hợp đồng chứng tỏ HĐ vẫn có
hiệu lực, trừ phi bên bán chứng minh được bên mua cấu kết để làm giả giấy ủy
quyền hoặc do nhầm lẫn hoặc chứng minh vào thời điểm ký kết hợp đồng, bên
bán không biết về vấn đề ủy quyền này.

• Ngoài ra, nội dung, mục đích và hình thức của HĐ không đề cập đến sự không
hợp pháp.
→ Như vậy HĐ không bị vô hiệu do đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí về điều kiện hiệu
lực.
2. Những khoản tiền người mua có thể đòi
Trong trường hợp HĐ có hiệu lực thì phải xem xét có hành vi vi phạm hay không
bằng cách xác định người mua khi kiểm hàng có giấy chứng nhận là hàng hóa
không đúng phẩm chất hay không. Nếu người mua không cung cấp được giấy
chứng nhận này, thì sẽ không có căn cứ xác định người bán vi phạm hợp đồng.
Trường hợp người mua cung cấp được giấy chứng nhận rằng hàng hóa là kém
phẩm chất, tiếp tục xem xét xem giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý ràng buộc
các bên hay không (mang tính tuyệt đối/đối tịch).
Giả sử giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý cuối cùng và không thể phản bác lại
được, thì sẽ có căn cứ xác định người bán vi phạm điều khoản phạt giao hàng
không đúng phẩm chất trong HĐ.

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 2/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

a. Giảm 10% giá trị Hợp đồng


Ở đây phát sinh 2 trường hợp:

• TH1: 10% giá trị hợp đồng trên là một thiệt hại mà bên bị vi phạm chứng minh
được, có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại và có
lỗi của bên vi phạm thì người mua sẽ đòi được khoản tiền này.

• TH2: 10% giá trị hợp đồng trên không phải là một thiệt hại mà bên bị vi phạm
chứng minh được, hoặc không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi
vi phạm và thiệt hại hoặc không có lỗi của bên vi phạm thì người mua sẽ không
đòi được khoản tiền này.
b. Tiền phạt vi phạm 3.000 USD do không giao hàng đúng phẩm chất
Giả sử luật áp dụng trong HĐ này là luật VN, theo Điều 300 LTM VN 2005, 2 bên đã
có thoả thuận về việc phạt vi phạm do giao hàng không đúng phẩm chất, do đó
hoàn toàn có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm.
Theo Điều 301 LTM VN 2005, mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm và trong trường hợp xấu nhất là toàn bộ lô hàng được giao kém phẩm
chất thì mức phạt vi phạm ở đây sẽ là tối đa 2522,32 USD. Trong khi đó hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa hai bên thỏa thuận lại quy định mức phạt lên đến 3000
USD, vượt quá mức tối đa là 8% do Luật VN quy định. Do đó, có thể kết luận là điều
khoản phạt vi phạm trong hợp đồng này bị vô hiệu. Như vậy, người mua sẽ không
thể đòi được khoản tiền vi phạm là 3000 USD trong trường hợp này.
c. Tiền giám định và lưu kho

• Đối với chi phí giám định: Người mua không đòi được khoản tiền giám định do
khoản tiền này không có quan hệ nhân quả trực tiếp với việc hàng hóa kém
phẩm chất.

• Đối với chi phí lưu kho: Xét 2 trường hợp:

◦ TH1: Sau khi giám định phát hiện ra hàng hóa kém phẩm chất thì người mua
phải lưu kho, và việc lưu kho này có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc
hàng hóa được giao không đạt đúng phẩm chất. Người mua có thể đòi bồi
thường bằng cách cung cấp các chứng từ (hợp đồng lưu/thuê kho, biên bản
giám định, giấy chứng nhận phẩm chất có tính chất đối tịch).

◦ TH2: Người mua đã có dự định lưu kho đối với hàng hóa từ ban đầu, chứ
việc lưu kho không liên quan đến số hàng hóa bị giám định là kém phẩm
chất nên việc lưu kho này không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc
hàng hóa kém phẩm chất. Nên người mua sẽ khó có thể đòi bồi thường đối
với khoản tiền lưu kho trong trường hợp này.

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 3/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

ĐỀ 2: Bên mua cung cấp giấy ĐKKD và gửi biên bản cuộc họp HĐQT phân công
PGĐ thực hiện giao dịch này.
Với trường hợp này, biên bản cuộc họp HĐQT phân công PGĐ thực hiện giao dịch
này không phải là giấy ủy quyền và cũng không có giá trị pháp lý của giấy ủy quyền
PGĐ ký HĐ. Nên HĐ này vô hiệu.
Đối với trường hợp HĐ vô hiệu, bên vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại do
mình gây ra theo khoản 4 điều 131 BLDS 2015.
(Giải quyết như trên).

Giám đốc công ty X Việt Nam ký hợp đồng mua bán vải với đại diện theo luật
pháp của công ty Y Mỹ (05/2017). HĐ có giá trị 45.000 USD. Trong HĐ có điều
khoản về phạt vi phạm: Nếu người bán không giao hàng/giao hàng thiếu bị phạt
2.000 USD.
07/2017: Người bán giao hàng. Người mua kiểm hàng thấy thiếu 30%, hàng
không đúng phẩm chất như hàng mẫu. NM kiện NB và đòi:
- Huỷ HĐ
- Phạt 2.000 USD do giao hàng thiếu và chất lượng không đạt
- Bồi thường chi phí lưu kho
Bên bán phản bác lại như sau: HĐ do
- Chủ tịch HĐQT mới là người đại diện theo pháp luật → GĐ ký không có thẩm
quyền → HĐ vô hiệu và người mua phải tự chịu mọi trách nhiệm
- Bên mua cung cấp bằng chứng email trao đổi trong quá trình ký kết HĐ đều
là GĐ và trình giấy tờ phân công cho GĐ giao dịch với NB Mỹ
Câu hỏi: HĐ có bị vô hiệu không? Bên mua có đòi được 2.000 USD tiền phạt
không? Những đòi hỏi trên của người mua có thoả mãn không?
1. Hợp đồng có bị vô hiệu hay không?
Trong tình huống này, bên bán cho rằng GĐ không có thẩm quyền và HĐ bị vô hiệu.
Do đó để xét xem HĐ có bị vô hiệu hay không cần xác định Giám đốc có thẩm
quyền ký kết HĐ hay không cũng như điều kiện về sự tự nguyện của các bên

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 4/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

• Thẩm quyền ký kết hợp đồng: Chủ thể có đủ thẩm quyền ký kết HĐ với bằng
chứng là giấy tờ phân công có giá trị pháp lý như giấy uỷ quyền, trong đó cũng
nêu rõ về thời hạn uỷ quyền và phạm vi uỷ quyền

◦ Thời hạn uỷ quyền: Nếu giấy tờ phân công không có quy định rõ ràng, theo
điều 563 BLDS 2015 quy định thời hạn uỷ quyền là 01 năm kể từ ngày xác
lập việc uỷ quyền

◦ Phạm vi uỷ quyền: Giả sử giấy tờ phân công vẫn trong thời hạn hiệu lực,
trong trường hợp này, GĐ đã được phân công thực hiện giao dịch với người
bán Mỹ, trong phạm vi uỷ quyền cho phép, do đó giấy tờ phân công này
vẫn có hiệu lực.

• Sự tự nguyện của các bên: “Bên mua cung cấp bằng chứng email trao đổi trong
quá trình ký kết HĐ đều là GĐ" chứng tỏ bên bán đã biết và chấp nhận về việc
uỷ quyền trong giao dịch giữa các bên → Đáp ứng yêu cầu về sự tự nguyện

• Ngoài ra, nội dung, mục đích và hình thức của HĐ không đề cập đến việc không
hợp pháp
→ Hợp đồng sẽ không bị tuyên bố là vô hiệu do đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí về điều
kiện hiệu lực.
2. Những khoản mà người Mua có thể đòi bồi thường
Trong trường hợp HĐ có hiệu lực thì phải tiếp tục xem xét có hành vi vi phạm của
bên bán hay không bằng cách xác định biên bản giám định/giấy chứng nhận phẩm
chất có tính chất đối tịch, ràng buộc các bên hay không (đối với hàng kém chất
lượng) và so sánh B/L với ROROC (đối với số hàng giao thiếu).
a. Huỷ hợp đồng
Giả sử luật áp dụng trong HĐ là luật của VN, theo khoản 4, điều 312, LTM VN 2005
quy định, điều kiện để áp dụng chế tài huỷ HĐ là khi một bên có vi phạm cơ bản
nghĩa vụ HĐ, trong đó vi phạm cơ bản là sự vi phạm HĐ của một bên gây thiệt hại
cho bên kia tới mức làm cho bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ.
Trong trường hợp này cần xem xét việc người bán giao hàng thiếu 30% và hàng
không đúng phẩm chất như hàng mẫu có được coi là vi phạm cơ bản hay không

• Người mua mua vải về và bán lại thì vẫn đạt được mục đích của việc giao kết
HĐ, có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng HĐ (giao bổ sung số hàng
thiếu, sửa chữa thay thế hàng không đúng phẩm chất) và người mua không thể
huỷ HĐ.

• Trong trường hợp người mua mua vải để làm đầu vào phục vụ cho quá trình sản
xuất khác mà yêu cầu đúng phẩm chất như hàng mẫu thì người Mua có quyền
huỷ HĐ.

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 5/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

b. Phạt 2.000 USD do giao hàng thiếu và chất lượng không đạt
Giả sử luật áp dụng trong HĐ này là luật VN, theo Điều 300 LTM VN 2005, 2 bên đã
có thoả thuận về việc phạt vi phạm do không giao hàng/giao hàng thiếu, do đó
hoàn toàn có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm.
Theo Điều 301 LTM VN 2005, mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm thì mức phạt tối đa trong trường hợp này là 1080 USD. Trong khi đó, HĐ
mua bán hàng hoá thoả thuận giữa 2 bên quy định mức tiền phạt là 2000 USD do
giao hàng thiếu và chất lượng không đạt, cao hơn mức tối đa theo quy định của
pháp luật VN. Do đó, có thể kết luận rằng điều khoản phạt vi phạm trong HĐ này là
vô hiệu và người Mua không thể đòi bồi thường khoản 2000 USD đó.
c. Chi phí lưu kho
Xét 3 trường hợp:

• TH1: Sau khi giám định phát hiện ra hàng hóa kém phẩm chất thì người mua
phải lưu kho, và việc lưu kho này có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc
hàng hóa được giao không đạt đúng phẩm chất. Người mua có thể đòi bồi
thường bằng cách cung cấp các chứng từ (hợp đồng lưu/thuê kho, biên bản
giám định, giấy chứng nhận phẩm chất có tính chất đối tịch).

• TH2: Người mua đã có dự định lưu kho đối với hàng hóa từ ban đầu, chứ việc
lưu kho không liên quan đến số hàng hóa bị giám định là kém phẩm chất nên
việc lưu kho này không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc hàng hóa
kém phẩm chất. Nên người mua sẽ khó có thể đòi bồi thường đối với khoản tiền
lưu kho trong trường hợp này.

• TH3: Trong trường hợp huỷ HĐ, người Mua vẫn có nghĩa vụ phải lưu kho và bảo
quản hàng hoá trong điều kiện tốt nhất (nghĩa vụ khi từ chối hàng) để làm căn
cứ giải quyết tranh chấp sau này, và những chi phí phát sinh người Mua có thể
đòi bồi thường từ người Bán.

Công ty Việt Nam bán chè cho công ty Balan. Hàng được dỡ tại cảng đến Balan và
2 tháng sau khi dỡ hàng, công ty Balan mời SGS Balan giám định lá chè này kết
luận chè kém phẩm chất. Công ty Balan đã khởi kiện đòi các thiệt hại phát sinh,
yêu cầu công ty Việt Nam trả:
1. Toàn bộ tiền lô chè mà Công ty Balan đã thanh toán
2. Phạt giao hàng kém phẩm chất 8% giá trị hợp đồng
3. Chi phí giám định lô hàng ở cảng Balan
4. Chi phí lưu hàng ở cảng Balan
Các yêu cầu trên có được thỏa mãn không? Vì sao?

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 6/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Giả sử HĐ có quy định giấy giám định được thực hiện bởi SGS Balan có tính chất đối
tịch thì việc công ty Balan khởi kiện công ty Việt Nam đòi các thiệt hại phát sinh là
hoàn toàn có khả năng xảy ra
Và giả sử trong HĐ có điều khoản quy định chất lượng hàng hoá được giao phải
theo một tiêu chuẩn mà hai bên đã thống nhất trong khi thực thế hàng giao không
đáp ứng tiêu chí đó tức là bên bán Việt Nam đã có hành vi vi phạm HĐ. Hành vi vi
phạm HĐ này đã gây ra những thiệt hại như sau:
1. Toàn bộ tiền lô chè mà công ty Balan đã thanh toán

• Giả sử công ty Balan nhập lô hàng nhằm mục đích bán lại cho 1 công ty X (công
ty cụ thể) và trong HĐ có quy định hàng được giao nhất định phải là chất lượng
tốt thì thiệt hại này là thiệt hại trực tiếp, có thể tính toán cụ thể và có thể đòi
được bằng cách cung cấp hợp đồng mua bán với bên X, hóa đơn TM. Ngược lại,
nếu công ty Balan không thể cung cấp các bằng chứng chứng minh thì không
thể đòi được tiền.

• Trường hợp khác, nếu công ty Balan nhập lô hàng về nhằm bán ra thị trường
mục tiêu (không phải là bán cho công ty cụ thể) thì việc có đòi được thiệt hại
hay không phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa công ty VN cung cấp có thể bán
được hay không. Nếu công ty Balan chứng minh được chất lượng hàng hóa đã
giao không thể bán được ra thị trường mục tiêu bằng cách cung cấp các khảo
sát do Cơ quan chức năng, Bộ ban hành thì bên Balan có thể đòi được tiền. Còn
nếu bên phía Việt Nam có thể chứng minh được chất lượng hàng hóa đã giao
vẫn có thể bán tại thị trường mục tiêu thì bên Balan không thể đòi được khoản
bồi thường này.
2. Phạt giao hàng kém phẩm chất 8% giá trị hợp đồng
* Giả sử luật áp dụng trong HĐ này là luật VN, theo điều 300, LTM VN 2005, các bên
phải có thoả thuận về điều khoản phạt vi phạm trong HĐ thì mới có thể áp dụng
chế tài phạt vi phạm trong trường hợp này. Kể cả khi hai bên đã có thoả thuận, thì
mức phạt tối đa sẽ chỉ là 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm (điều 301 LTM VN
2005).
Cụ thể trong trường hợp này, cần xác định xem tổng giá trị lô hàng là bao nhiêu, từ
đó mới có căn cứ tính toán mức phạt vi phạm mà bên công ty VN phải chịu.
3. Chi phí giám định lô hàng ở cảng Balan

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 7/8
16:45, 30/09/2022 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Đối với việc giám định lô hàng ở cảng Balan do công ty Balan thực hiện không có
mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc giao hàng kém chất lượng từ phía công ty
Việt Nam. Việc công ty mời SGS Balan đến giám định lô hàng là để kiểm tra phẩm
chất của lô hàng có đúng với tiêu chuẩn như đã quy định trong HĐ hay không, chứ
không phải là do hàng hoá kém chất lượng nên mới dẫn tới việc giám định này. Do
đó, người mua sẽ không thể đòi bồi thường được khoản chi phí giám định này.
4. Chi phí lưu hàng ở cảng Balan
Khoản chi phí này không đòi được do việc lưu hàng tại cảng Balan không có mối
quan hệ nhân quả trực tiếp với việc lô chè kém chất lượng. Thực chất, người mua đã
tiến hàng lưu kho hàng hoá ngay khi dỡ hàng và 2 tháng sau mới tiến hành kiểm tra
chất lượng, chứ không phải do hàng kém chất lượng dẫn đến việc lưu kho.

https://aeolian-crime-279.notion.site/GI-I-QUY-T-T-NH-HU-NG-81e47958d39c4bd0a17e36b94ece8355 8/8

You might also like