You are on page 1of 6

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: Luật Dân Sự
Đề bài: Đề số 06
Anh/chị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định
về một loại hợp đồng thông dụng bất kỳ trong
BLDS năm 2015 (từ Điều 430 đến Điều 569) mà
anh/chị cho là bất cập. Hãy phân tích, đánh giá
bất cập đó và đưa ra định hướng hoàn thiện
Mục lục

Lời mở đầu................................................................................................................3

I/ khái quát về hợp đồng vay, lãi suất và điều 468 bộ luật dân sự 2015 về lãi suất
................................................................................................................................3

II/ Phân tích, đánh giá bất cập của điều 468 về lãi suất.........................................4

III/ Định hướng hoàn thiện Điều 468.....................................................................5

Kết luận.....................................................................................................................5

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Bộ luật dân sự 2015
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam. Tập 2 /Trường Đại học Luật Hà Nội;
Chủ biên: Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn; Trần Thị Huệ
3. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015 /Nguyễn Minh Tuấn chủ biên; Vương Thanh Thúy
4. https://admin.quangngai.gov.vn/web/so-tu-phap/xem-chi-tiet/-/
asset_publisher/Content/mot-so-y-kien-xung-quanh-quy-inh-ve-lai-suat-
tai-khoan-1-ieu-468-bo-luat-dan-su-nam-2015?1428377

2
Lời mở đầu
Đất nước đang ở trong giai đoạn công cuộc hội nhập kinh tế, các loại hợp
đồng ngày càng được chú trọng hơn. Trong bộ luật dân sự Việt Nam 2015 đã nêu
rõ những quy định về một số loại hợp đồng thông dụng. Trong đó những quy định
về hợp đồng vay được đánh giá là rất quan trọng và có bất cập dẫn đến nhiều vụ
tranh chấp diễn ra. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào phân tích, đánh giá
bất cập trong điều 468 về lãi suất trong hợp đồng vay và đưa ra định hướng hoàn
thiện.
I/ khái quát về hợp đồng vay, lãi suất và điều 468 bộ luật dân sự 2015 về lãi
suất
Trước hết ta hiểu hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó, bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn
của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương
đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Hợp đồng vay thường đi theo lãi suất vậy lãi suất được hiểu là tỉ lệ phần
trăm số tài sản tăng thêm tính trên số tài sản vay do các bên thỏa thuận hoặc pháp
luật quy định. Lãi suất được dùng để xác định số lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn
mà bên vay phải trả cho bên cho vay.
Trong điều 468 lãi suất:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan
quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc
hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất
giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

3
Khi giao kết hợp đồng vay, các bên có thể thỏa thuận về mức lãi suất cụ
thể, nhưng không được vượt quá 20%/năm/khoản tiền vay. Mặc dù pháp luật có
quy định khống chế mức lãi suất cho vay tối đa, nhưng thực tế, vẫn có trường hợp
các bên thường thỏa thuận mức lãi suất vay cao hơn mức lãi suất tối đa pháp luật
cho phép. Nếu có tranh chấp thì phần lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn không có
hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất
giới hạn tại thời điểm trả nợ. Trong thực tiễn, nhiều trường hợp, bên cho vay yêu
cầu bên vay phải trả lãi theo ngày. Đây là cách tính lãi mà người đi vay không
mong muốn, nhưng vì muốn có tiền để giải quyết công việc nên bên vay phải chấp
nhận vay lãi suất cao, vì vậy xảy ra hậu quả là số tiền lãi mà bên vay phải trả lớn
hơn số tiền nợ gốc. Trường hợp này nếu có tranh chấp thì mức lãi suất xác định
bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
II/ Phân tích, đánh giá bất cập của điều 468 về lãi suất
Qua những phân tích cơ bản ở phần trên ta thấy Điều 468 chưa làm rõ được
những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, điều này không có quy định
về thời điểm thoả thuận lãi suất (thỏa thuận trước, trong hay sau khi giao kết hợp
đồng). Hơn nữa, trong trường hợp bên cho vay liên tục nhập các khoản lãi suất vào
nợ gốc và yêu cầu bên vay phải trả lãi trên toàn bộ số nợ đó. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để xác định chính xác khoản tiền vay tại từng thời điểm trong trường hợp
này. Khi đó, việc áp dụng lãi suất 20%/năm (theo Điều 468) cho khoản vay vào
thời điểm nào mới là phù hợp và số tiền nào được gọi là khoản tiền vay?
Thứ hai, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay, theo đó thì tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 chỉ quy định lãi suất đối với
trường hợp tài sản vay là tiền, mức lãi suất đối với trường hợp tài sản vay là tiền,
mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Điều này của hợp
đồng vay tài sản chỉ nói đến lãi suất với khoản vay là tiền, còn trường hợp vay vật
4
hay các tài sản khác không phải là tiền thì không hề được quy định hạn mức lãi
suất. Điều này gây khó khăn trong hợp đồng vay với đối tượng không phải là tiền
và có lãi suất cũng như việc xét xử nếu có tranh chấp trong trường hợp này.
Thứ ba, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Cụm từ “trừ trường
hợp luật khác có liên quan quy định khác” còn có khúc mắc. Ví dụ như trong quy
định tại Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: “Tổ chức tín dụng
và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất”. Với quy định này, từ ngày
01/01/2017 sẽ áp dụng quy định nào trong hoạt động cho vay? Gây lúng túng cho
các tổ chức, cá nhân có quan hệ trong hợp đồng vay tài sản và các cơ quan chức
năng thực thi pháp luật khó áp dụng quy định này trên thực tế.
III/ Định hướng hoàn thiện Điều 468
Thứ nhất, BLDS 2015 không có quy định về thời điểm thỏa thuận về lãi khi
vay tài sản do đó cần phải quy định rõ về thời điểm thỏa thuận lãi suất của các bên
khi thực hiện hợp đồng vay.
Thứ hai, bổ sung các quy định về cách tính lãi suất đối với hợp đồng vay tài
sản không phải là tiền (vật, giấy tờ có giá,…) vì hợp đồng vay vẫn cho phép thỏa
thuận về lãi suất đối với vay các tài sản khác: có thể quy đổi vật thành tiền theo giá
trị tại thời điểm vay và lãi suất không được quá 20%/năm. Qua đó khắc phục được
những trường hợp tranh chấp xảy ra khi vay vật như vàng, thóc,… đồng thời giúp
tòa án không bị rơi vào khó khăn khi gặp những hợp đồng vay vật
Thứ ba, để tránh gây xung đột giữa các luật thì nên bỏ cụm từ “trừ trường
hợp luật khác có liên quan quy định khác” để có sự thống nhất giữa “luật gốc” và
“luật con”, tránh gây khó khăn trong việc áp dụng lãi suất cho hợp đồng vay.

Kết luận
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì pháp luật được đề cao lên hàng đầu.
Vậy nên luật pháp luôn phải được hoàn thiện để phù hợp với đời sống thực tế của
người dân. Những bất cập của pháp luật là những điểm yếu khiến cho việc thực thi
gặp nhiều khó khăn. Thông qua phân tích Điều 468 về lãi suất trong bộ luật dân sự

5
2015 thì ta thấy vẫn có một số điểm chưa hợp lí. Vì vậy các nhà làm luật cần tiếp
tục hoàn thiện hơn nữa bộ luật dân sự để đem lại lợi ích tối đa cho người dân

You might also like