You are on page 1of 3

CHƯƠNG 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LUẬT QUỐC TẾ

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC


TẾ
1. KHÁI NIỆM
1.1 Định nghĩa
Tranh chấp quốc tế: là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể tham gia có những quan
điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về những vấn đề liên quan tới lợi ích của họ
Tình thế tranh chấp: là một tình huống quan hệ quốc tế vào một thời điểm và địa điểm
cụ thể đã xác định, xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các bên hữu quan, vẫn tạo ra sự căng
thẳng trong quan hệ quốc tế nhưng không kéo theo những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể của
các bên hữu quan
Tranh chấp có kiện thì tòa án quốc tế mới giải quyết
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRANH CHẤP VÀ TÌNH THẾ TRANH CHẤP

1.2 Đặc điểm tranh chấp quốc tế:

 Chủ thể tranh chấp: các chủ thể của luật quốc tế
 Đối tượng tranh chấp: các khách thể của luật quốc tế
 Quan hệ tranh chấp: là quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
1.3 Phân loại tranh chấp

Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia

- Tranh chấp song phương

- Tranh chấp đa phương (khu vực hoặc toàn cầu)

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm


- Tranh chấp nghiêm trọng

- Tranh chấp thông thường

Căn cứ và tính chất

- Tranh chấp chính trị

- Tranh chấp pháp lý Căn cứ vào nội dung

- Tranh chấp thương mại

- Tranh chấp lãnh thổ…

Căn cứ vào quyền năng chủ thể

- Tranh chấp giữa các quốc gia

- Tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế

- Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với nhau

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1 Các chủ thể là các bên trong tranh chấp

Bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận Nếu các bên hữu quan không yêu cầu thì không một
tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế nào, hay tổ chức quốc tế bất kì nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh
chấp đó.

2.2 Các cơ quan tài phán quốc tế

KN: là những cơ quan hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể nhằm
thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh giữa các chủ thể
luật quốc tế với nhau

Thẩm quyền: do các bên tranh chấp trao cho hoặc thừa nhận;

Bao gồm: tòa án quốc tế và tòa trọng tài quốc tế

TƯ PHÁP: liên quan đến vấn đề xét xử

TÒA ÁN QUỐC TẾ: Tòa án quốc tế là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ quan xét xử và giải
quyết các loại hình tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế.

Ví dụ:

- Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc

- Tòa án của Liên minh châu

- Tòa án luật biển quốc tế

Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng và phạm vi giải quyết tranh chấp quốc tế của tòa án nào được
qui định trong chính quy chế của tòa án quốc tế đó
Trọng tài quốc tế

❖ Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán có mục đích giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế
bởi các quan tòa do các bên tham gia tranh chấp lựa chọn dựa trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.

❖ Cơ sở: được các bên ghi nhận trong một điều ước quốc tế chuyên biệt hoặc các điều khoản chuyên
biệt

You might also like