You are on page 1of 45

Chương 4: luật điều ước quốc tế

I. Khái niệm luật điều ước quốc tế


1. Khái niệm luật điều ước quốc tế
- Theo Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, điều ước quốc
tế: “…Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký
kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh,
dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
- Luật điều ước quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp lý điều chỉnh trình
tự ký kết, điều kiện hợp pháp, hiệu lực và chấm dứt điều ước quốc tế.
- Đối tượng của luật điều ước quốc tế là điều ước quốc tế, là các quan hệ
giữa các chủ thể luật quốc tế về việc đàm phán, ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế.
2. Nguồn luật của điều ước quốc tế
• Nguồn của luật điều ước quốc tế là tập quán quốc tế và điều ước
quốc tế.
• Tập quán pháp quốc tế là nguồn của luật điều ước quốc tế và chiếm vị
trí quan trọng trong một thời gian dài trước đây. Tuy nhiên, từ đầu
thế kỷ XX, các điều ước quốc tế dần chiếm vị trí quan trọng trong việc
ghi nhận các quy phạm của luật điều ước quốc tế
3. Những nguyên tắc riêng biệt của luật điều
ước quốc tế
• Nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện có nguồn gốc từ nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Nguyên tắc này thể hiện ở việc
các quốc gia không phân biệt chế độ, số dân, trình độ phát triển… đều
có quyền bình đẳng trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế. Bởi vậy, khi các chủ thể vi phạm nguyên tắc này, điều
ước quốc tế sẽ bị coi là không có giá trị pháp lý
• Nguyên tắc tận tâm có thiện chí có nguồn gốc từ nguyên tắc các quốc
gia có nghĩa vụ hợp tác và nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế.
• Nguyên tắc rõ ràng và chặt chẽ được thể hiện ở chỗ các quy định
trong điều ước phải dễ hiểu và logic thuận lợi cho quá trình thực hiện
điều ước quốc tế trên thực tế.
II. Khái niệm điều ước quốc tế
• Khái niệm: Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế biểu hiện rõ
ràng sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể luật quốc tế trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt những
quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong các lĩnh vực hợp tác quốc
tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
• Đặc trưng:
- Hình thức của điều ước quốc tế phải bằng văn bản và điều ước quốc tế
phải được ký kết phù hợp với thủ tục, thẩm quyền theo quy định của
pháp luật của các bên ký kết. Việc ký kết các điều ước quốc tế phải tuân
thủ trình tự, thủ tục nhất định, đúng thẩm quyền theo quy định của
pháp luật quốc gia của các bên ký kết, là cơ sở pháp lý đặc biệt quan
trọng để quốc gia ràng buộc mình với các quyền và nghĩa vụ đã được
- Chủ thể điều ước quốc tế là các chủ thể của luật quốc tế. Trong đó,
các quốc gia chiếm vị trí chủ yếu. Và điều ước quốc tế phải có nội
dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
- Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
giữa các chủ thể của luật quốc tế. Tức là việc tham gia, ký kết các điều
ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế dựa trên ý chí, nguyện vọng
và lợi ích của họ chứ không phải là kết quả của sự ép buộc, lừa dối,
cưỡng bức hoặc đe dọa hay sử dụng vũ lực từ các chủ thể khác
- Điều ước quốc tế phải ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
chủ thể luật quốc tế khi tham gia quan hệ điều ước
2. Hình thức và cơ cấu điều ước quốc tế
- Đặc trưng về hình thức của điều ước quốc tế: điều ước quốc tế tồn tại
chủ yếu dưới hình thức văn bản.
- Tên gọi của điều ước quốc tế là một phần của hình thức điều ước
quốc tế. Việc đặt tên cho các điều ước quốc tế do các bên ký kết thỏa
thuận. Luật quốc tế không có bất kỳ một quy định nào về cách thức
đặt tên cho các điều ước quốc tế. Các bên ký kết thỏa thuận đặt tên
cho điều ước quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Hiến chương
(charte), Công ước (convention), Hiệp định (accord), Hiệp ước (traité),
Thỏa ước (arrangement), Nghị định thư (protocole)… nhưng điều ước
quốc tế là tên gọi chung cho các văn bản pháp lý quốc tế do các chủ
thể của luật quốc tế ký kết với nhau.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong soạn thảo điều ước quốc tế do các bên
tham gia quan hệ điều ước thỏa thuận lựa chọn
Cơ cấu: Điều ước quốc tế được xây dựng với ba phần chủ yếu là lời nói
đầu, phần chính và phần cuối
* Phần nói đầu:
+ Về kỹ thuật soạn thảo: phần nói đầu của điều ước quốc tế không chia
thành các chương, điều khoản, điểm và không chứa đựng các quy
phạm pháp luật cụ thể để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Nội dung: nêu lý do, mục đích, nguyên tắc ký kết, hoàn cảnh dẫn đến
việc ký kết điều ước quốc tế, các bên tham gia ký kết…
* Phần chính: là phần nội dung và cũng là phần quan trọng nhất của
điều ước quốc tế.
+ Về kỹ thuận soạn thảo: phần này được xây dựng thành các chương,
điều, khoản, điểm.
+ Nội dung: ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.
Phần cuối:
+ Về kỹ thuật soạn thảo: phần này cũng được xây dựng thành các
chương, điều, khoản và điểm.
+ Nội dung: bổ sung, sửa đổi điều ước và thủ tục để điều ước có hiệu
lực, thời hạn có hiệu lực và hết hiệu lực của điều ước.
- Sau cùng là chữ ký của đại diện và dấu của các bên
• Phân loại
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế, điều
ước quốc tế được phân thành hai loại: điều ước quốc tế song phương và
điều ước quốc tế đa phương. Trong đó, điều ước quốc tế đa phương
được chia thành hai loại: điều ước quốc tế phổ biến và điều ước quốc tế
với số lượng chủ thể hạn chế.
- Căn cứ vào lĩnh vực quan hệ điều chỉnh, điều ước quốc tế có thể được
phân thành nhiều loại: chiến tranh và hòa bình, kinh tế, nhân quyền,
môi trường, tương trợ tư pháp…
- Căn cứ vào tính chất điều ước, điều ước quốc tế được phân thành hai
loại: điều ước quốc tế mở và điều ước quốc tế đóng.
- Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước quốc tế, điều ước quốc tế được
phân thành điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với quốc gia; điều
ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính
phủ…
III. Kí kết điều ước quốc tế
1. Thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế
a. Các quốc gia
• Về nguyên tắc, các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế.
• Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quốc gia có thể từ chối hoặc
chuyển cho một quốc gia khác
b. Các tổ chức quốc tế
• Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các tổ chức quốc tế sẽ tiền
hành ký kết các điều ước quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể luật
quốc tế.
• C. một số chủ thể đặc biệt: tòa thành Vatican, Đài Loan, Hồng Kông, Ma
Cao… cũng tham gia ký kết một số điều ước quốc tế nhất định.
Khi ký kết các điều ước quốc tế, các chủ thể thông qua các đại diện:
- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao
trong mọi hoạt động liên quan đến việc ký kết điều ước quốc tế;
- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua văn
bản của một điều ước quốc tế giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở
tại;
- Những người thay mặt cho quốc gia tại các hội nghị quốc tế hoặc tại tổ
chức quốc tế.
2. Trình tự kí kết điều ước quốc tế
a. Giai đoạn 1: là giai đoạn thỏa thuận ý chí của các quốc gia hay các chủ thể
khác của luật quốc tế.
• Nếu ký kết điều ước quốc tế song phương thì giai đoạn này gồm: đàm phán,
soạn thảo văn bản điều ước và thống nhất thông qua văn bản này.
• Nếu ký kết điều ước quốc tế đa phương thì giai đoạn này gồm: soạn thảo và
thông qua văn bản điều ước bằng hội nghị quốc tế hoặc cơ quan được ủy
nhiệm của tổ chức quốc tế.
Đàm phán
- Đàm phán để ký kết điều ước quốc tế sẽ được tiến hành thông qua các
cá nhân, các phái đoàn đại diện của quốc gia hoặc các chủ thể khác của
luật quốc tế theo thỏa thuận của các bên ký kết. Theo đó, nếu những
người đại diện, thay mặt các quốc gia đàm phán theo sự ủy quyền của
Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ hoặc của các cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật của quốc gia đó khi đi đàm phán phải
có thư ủy quyền.
- Theo Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định: “Thư
ủy quyền” dùng để chỉ một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của một quốc gia chỉ định một hoặc nhiều người để thay mặt mình
trong việc đàm phán, thông qua hoặc xác thực văn bản của một điều ước
để ghi nhận sự đồng ý của quốc gia mình chịu sự ràng buộc của một điều
ước hoặc để thi hành mọi công việc khác có liên quan tới một điều ước
- - Đàm phán ký kết điều ước quốc tế có thể được tiến hành bằng các hình
thức như: đàm phán tại Hội nghị Thượng đỉnh với sự có mặt của các vị
Nguyên thủ quốc gia.
• Soạn thảo và thông qua văn bản
- Soạn thảo văn bản:
+ Soạn thảo điều ước quốc tế thực chất là bước chuyển hóa kết quả của quá trình
đàm phán mà các bên đã đạt được thành văn bản điều ước.
+ Soạn thảo văn bản điều ước được tiến hành bằng các cách thức khác nhau: thông
qua các kênh ngoại giao, các hội nghị quốc tế và trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế.
Thông thường, bản dự thảo các điều ước song phương được soạn thảo qua các kênh
ngoại giao hoặc sự đàm phán trực tiếp giữa các phái đoàn của hai quốc gia hữu quan.
• Thông qua văn bản:
+ Đối với điều ước quốc tế song phương, hai bên có thể thông qua văn bản điều ước
bằng cách tổ chức một hội nghị toàn thể hoặc thông qua sự thỏa thuận của những
người có thẩm quyền do các bên cử ra. Thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng
hình thức ký tắt.
+ Đối với điều ước đa phương, các bên ký kết có thể thông qua văn bản điều ước bằng
cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.
+ Ngoài ra, thực tiễn pháp lý quốc tế áp dụng nguyên tắc consensus (đồng thuận
100%).
b. Giai đoạn 2
* Ký điều ước quốc tế
- Ký kết điều ước quốc tế chính là sự biểu thị sự nhất trí của các bên đối với
điều ước mà mình là một bên tham gia.
- Sự xác nhận văn bản được tiến hành theo các cách thức như:
+ Ký tắt: là việc xác nhận của các đại diện vào từng trang của văn bản đã thỏa
thuận. Vì vậy, ký tắt không thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế.
+ Ký ad referendum (ký tượng trưng): là việc các đại diện ký vào văn bản với
điều kiện sau đó phải có sự xác nhận của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Ký
ad referendum không làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế (ngoại trừ
một số trường ngoại lệ).
+ Ký đầy đủ (ký chính thức): là chữ ký của vị đại diện vào bản điều ước quốc
tế. Nếu điều ước quốc tế không quy định phải tiến hành những thủ tục pháp
lý như phê chuẩn hoặc phê duyệt thì điều ước quốc tế đó sẽ phát sinh hiệu
lực.
Phê chuẩn:
• Phê chuẩn là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một
quốc gia nhằm chính thức ràng buộc hiệu lực của điều ước quốc tế đối
với quốc gia mình. Thông qua hành vi phê chuẩn, quốc gia thể hiện sự
đồng ý của mình đối với các quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận trong
điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký kết.
• Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế: do pháp luật quốc gia quy
định. Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quy
định thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc cơ quan quyền lực
cao nhất của nhà nước hoặc, nguyên thủ quốc gia hoặc cơ quan hành
pháp.
Phê duyệt:Phê duyệt điều ước quốc tế là hành vi của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của một quốc gia nhằm chính thức ràng buộc hiệu lực của
điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Thông qua hành vi phê duyệt,
quốc gia thể hiện sự chấp thuận ràng buộc với các quyền và nghĩa vụ đã
được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký kết.
Gia nhập điều ước quốc tế
+ Gia nhập điều ước quốc tế là hành vi đơn phương được thực hiện trên cơ
sở tự nguyện của một quốc gia mong muốn trở thành thành viên của một
điều ước quốc tế mà quốc gia đó không tham gia ký kết. Thông qua một văn
bản pháp lý, một chủ thể của luật quốc tế đồng ý ràng buộc với quyền và
nghĩa vụ của một điều ước nào đó mà mình chưa phải là thành viên của
điều ước đó.
+ Thời điểm gia nhập điều ước quốc tế có thể được thực hiện khi thời hạn
ký kết điều ước quốc tế đã hết hoặc điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực.
+ Điều kiện và thủ tuc gia nhập điều ước quốc tế do chính điều ước quốc tế
quy định.
+ Thẩm quyền gia nhập điều ước quốc tế do luật quốc gia quy định.
+ Khi chính thức gia nhập điều ước quốc tế, quốc gia sẽ trở thành thành
viên gia nhập của điều ước quốc tế đó. Vì vậy, các thành viên gia nhập phải
tuân thủ đầy đủ nội dung điều ước quốc tế mà không có quyền yêu cầu sửa
đổi, bổ sung bất cứ điều khoản nào của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các
c. Bảo lưu
- Bảo lưu là tuyên bố đơn phương mà trong đó quốc gia tuyên bố loại trừ
hoặc muốn thay đổi hiệu lực của một số điều khoản nhất định của điều ước.
Bảo lưu là quyền của chủ thể luật quốc tế tham gia điều ước quốc tế nhưng
bảo lưu không là quyền tuyệt đối. Vì vậy, bảo lưu sẽ không được đặt ra trong
những trường hợp sau đây:
+ Các bên tham gia ký kết điều ước quốc tế song phương.
+ Nếu điều ước quốc tế đó cấm bảo lưu.
+ Không được bảo lưu những điều khoản khác ngoài những điều ước quốc tế
cho phép bảo lưu.
+ Nếu bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Bảo lưu chỉ có hiệu lực giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu.
Đối với các quốc gia khác, quan hệ điều ước vẫn không thay đổi. Nếu là văn
bản pháp lý của TCQT thì phải được sự đông ý của cơ quan có thẩm quyền
của tổ chức
Trình tự bảo lưu
- Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào bảo ưu thì
việc bảo lưu đối với điều khoản đó không cần tới sự động ý rõ ràng và riêng
biệt từ phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo
lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.
- Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên
quan đến bảo lưu thì: việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên
chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc phải được tất cả các quốc
gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia quốc gia đàm phán có hạn hoặc
việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc
của các bên đối với điều ước.; một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp
nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận
được thông báo về bảo lưu; nếu điều ước quốc tế là văn kiện về thành lập
tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền của tổ chức đó.
theo Công ước Viên 1969, quốc gia chỉ được phép đưa ra tuyên bố bảo
lưu khi sự bảo lưu đó:
• Không bị cấm ngay trong điều ước (Ví dụ: Công ước Luật Biển cấm
các quốc gia bảo lưu bất kỳ điều khaỏn nào của Công ước);
• Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước;
• Việc bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện đối với các
điều ước quốc tế đa phương;
• Đối với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra
tuyên bố bảo lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết
điều ước mới.
- Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu
phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công
khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đống ý bảo lưu có
thể được thể hiện dưới dạng im lặng.
- Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian
nào. Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận
bảo lưu là không cần thiết
- Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy
bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải được thể hiện dưới hình thức
văn bản.
Hệ quả bảo lưu
• Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được
thực hiện bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan
đến bảo lưu.
• Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được
điều chỉnh bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản
bảo lưu không được chấp nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu
do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc
gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều ước. Điều này
phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên
Tình huống: Bốn quốc gia A, B, C và D đã kí điều ước quốc tế về chống khủng bố,
trong đó có điều khoản quy định quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực
hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ
quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào
quốc tịch của cá nhân đó. Điều ước quốc tế đã được cả 4 quốc gia phê chuẩn và
phát sinh hiệu lực theo quy định của điều ước. Tuy nhiên, trong văn kiện phê chuẩn
điều ước, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ
đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại
lãnh thổ bên kí kết khác. Theo quy định của điều ước về chống khủng bố đã kí,
tuyên bố bảo lưu của quốc gia D là hợp pháp. Trước tuyên bố của quốc gia D, quốc
gia A chấp thuận, quốc gia B phản đối nhưng khẳng định phản đối của quốc gia B
không làm ảnh hưởng tới quan hệ điều ước giữa quốc gia D và B, quốc gia C phản
đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều
ước.
Nhận xét hành vi các quốc gia?
• Căn cứ: Điều 2, Khoản 1.d, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ; Điều
23, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 nên:
- Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về điều khoản dẫn độ, vì vậy giữa quốc
gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó,
quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân của nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn
toàn được thực hiện tại lãnh thổ của nước A và ngược lại, quốc gia A sẽ dẫn độ đối với
công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ
nước D.
- Quốc gia B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng đến
quan hệ điều ước giữa D với B. Như vậy giữa B và D vẫn tồn tại quan hệ điều ước tuy
nhiên điều khoản dẫn độ thì không được áp dụng.
- Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có
quan hệ điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước.
- Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận: quốc gia
thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng
bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn
Tình huống 2: Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị
hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C
mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốctế. Trong
thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản
đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm
đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp
báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.Tranh chấp lãnh
thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia
độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa
quốc gia A và quốc gia B không phải làđiều ước quốc tế có giá trị ràng
buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điềuước
quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế
thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết.
iv. Hiệu lục của ĐƯQT
1. Điều kiện có hiệu lực
- Điều ước quốc tế chỉ có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể tham gia ký kết khi nó phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và luật điều
ước nói riêng.
- Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
- Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở có sự tham gia của các chủ thể
có liên quan trực tiếp tới các vấn đề mà điều ước quốc tế đề cập.
- Điều ước quốc tế được ký kết phải phù hợp với thủ tục, thẩm quyền theo quy
định của pháp luật của các bên ký kết.
- Điều ước quốc tế phải có một nội dung không trái với các quy phạm mệnh
lệnh mang tính jus cogens.
2. Thời điểm có hiệu lực
- Điều ước có hiệu lực của điều ước quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa thuận của
các bên ký kết điều ước quốc tế. Thông thường, những điều ước quốc tế mà
các quốc gia thỏa thuận không quy định thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ
phát sinh hiệu lực sau khi ký chính thức.
- Đối với các điều ước quốc tế có quy định phải trải qua thủ tục phê chuẩn
hoặc phê duyệt:
+ Nếu là điều ước quốc tế song phương thì điều ước quốc tế đó sẽ phát sinh
hiệu lực kể từ khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt cho
nhau.
+ Nếu là điều ước quốc tế đa phương, có các cách thức để xác định thời điểm
có hiệu lực của điều ước. Một là, quy định số thành viên cần thiết phê chuẩn
hoặc phê duyệt điều ước, khi đủ số lượng thành viên đó, điều ước quốc tế sẽ
phát sinh hiệu lực. Hai là, điều ước quốc tế quy định một thời gian sau khi đạt
được số lượng thành viên theo thỏa thuận, điều ước quốc tế sẽ phát sinh
hiệu lực.
• Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT
- Thời gian có hiệu lực của điều ước quốc tế được quy định ngay trong
điều ước đó. Thời gian dài hay ngắn do các bên tham gia điều ước thỏa
thuận.
- Thời gian có hiệu lực của điều ước quốc tế được xác định tùy thuộc
vào điều ước quốc tế có thời hạn hay điều ước quốc tế vô thời hạn.
- Điều ước vô thời hạn là những điều ước chỉ ghi nhận thời điểm bắt
đầu có hiệu lực mà không gih nhận thời điểm chấm dứt hiệu lực.
- Điều ước có thời hạn là những điều ước quốc tế quy định rõ thời điểm
có hiệu lực và thời điểm chấm dứt hiệu lực.
Không gian có hiệu lực ĐƯQT
• Về nguyên tắc, khi các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế thì các
điều ước quốc tế đó sẽ có hiệu lực trên lãnh thỗ của quốc gia thành
viên.
• Tuy nhiên, cũng có những điều ước quốc tế được các quốc gia ký kết
nhưng lại có hiệu lực tren lãnh thỗ của các quốc gia thành viên và các
vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia hoặc trên các vùng lãnh thổ
quốc tế.
• Hiệu lực ĐƯQT đối với bên thứ ba
- Về nguyên tắc chung, một điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền
hạn nào cho một quốc gia thứ ba, nếu không có sự đồng ý của quốc
gia đó trừ trường hợp:
- Thứ nhất, điều ước quốc tế quy định nghĩa vụ cho các quốc gia thứ
ba. Về nguyên tắc, nghĩa vụ đó phải có sự chấp thuận bằng văn bản
của quốc gia thứ ba đó. Nhưng cũng có những nghĩa vụ ràng buộc với
quốc gia thứ ba mà quốc gia này phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nếu
ĐƯQT mang tính chat trừng phạt bên thứ ba không có quyền từ chối
- Điều ước quốc tế quy định quyền cho các quốc gia thứ ba. Quyền này
sẽ phát sinh cho một quốc gia thứ ba theo quy định của điều ước
quốc tế nếu các bên tham gia điều ước quốc tế đồng ý trao quyền đó
cho quốc gia thứ ba hoặc cho tất cả các quốc gia và nếu quốc gia thứ
ba đó đồng ý.
- Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc cũng sẽ làm phát sinh
quyền của quốc gia thứ ba.
• Điều ước quốc tế không hợp pháp là điều ước quốc tế được ký kết
mà không có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Nội dung điều ước phải phù hợp với luật quốc tế hiện đại;
+ Các bên tham gia phải có quyền tham gia điều ước;
+ Điều ước quốc tế không bị mất hiệu lực theo luật quốc tế.
+ Điều ước có hiệu lực theo luật quốc tế.
• Tùy theo mức độ không hợp pháp, điều ước quốc tế được chia thành
hai loại: điều ước quốc tế không hợp pháp tương đối và điều ước
quốc tế không hợp pháp tuyệt đối.
• . Điều ước quốc tế không hợp pháp tương đối là những điều ước mà
các bên xét thấy có những vi phạm pháp luật trong nước về thẩm
quyền ký kết; hoặc có sai lầm khi ký kết; hoặc có hành vi man trá hay
mua chuộc, hay nhận hối lộ của đại diện của các quốc gia. Mặc dù vậy,
những điều ước quốc tế đó cũng có thể có hiệu lực nếu được các bên
chấp thuận.
• Điều ước quốc tế không hợp pháp tuyệt đối là những điều ước quốc
tế vô hiệu ngay từ khi ký kết. Bởi vì, khi tham gia đàm phán ký kết
điều ước quốc tế mà có sự cưỡng ép đối với đại diện của các quốc gia
sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý; hoặc có sự cưỡng ép đối với một quốc gia
bằng việc đe dọa hay dùng vũ lực; hoặc ký kết điều ước quốc tế có nội
dung xung đột với một quy phạm bắt buộc của luật quốc tế (quy
phạm jus cogens).
• Chấm dứt hiệu lực ĐƯQT
- Đối với những điều ước quốc tế có thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu
lực được ghi nhận ngay trong điều ước quốc tế đó.
- Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý muốn của các bên
+Bãi bỏ điều ước quốc tế
+ Huỷ bỏ điều ước quốc tế
+ Tạm đình chỉ thi hành điều ước quốc tế
- ĐƯQT tự động hết hiệu lực
+ Đã hết thời gian thoả thuận trong điều ước
+ Sau khi các bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định
trong ĐƯ
+ trong trường hợp chiến tranh xảy ra, điều ước quốc tế sẽ hết hiệu lực
đối với các bên tham chiến.
• Bãi bỏ điều ước quốc tế là hành vi đơn phương của một quốc gia
tuyên bố quốc tế mà mình đã ký kết hoặc gia nhập hết hiệu lực đối
với mình với điều kiện việc bãi bỏ được ghi nhận trong điều ước quốc
tế. Điều ước quốc tế cũng có thể được bãi bỏ nếu các bên thống nhất
bãi bỏ. Hệ quả pháp lý của tuyên bố bãi bỏ điều ước quốc tế song
phương và đa phương khác nhau. Đối với điều ước quốc tế song
phương, nếu một bên bãi bỏ thì điều ươc quốc tế đó sẽ chấm dứt
hiệu lực. Đối với điều ước quốc tế đa phương, bên nào ra tuyên bố
bãi bỏ thì điều ước quốc tế đó sẽ chấm dứt hiệu lực đối với bên bãi
bỏ, điều ước quốc tế vẫn có hiệu lực đối với các bên còn lại.
• Hủy bỏ điều ước quốc tế là hành động của một quốc gia đơn phương
tuyên bố điều ước quốc tế hết hiệu lực đối với mình mặc dù không
được ghi nhận trong điều ước. Cơ sở để hủy bỏ điều ước quốc tế là
khi một bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của điều ước; hoặc một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng
điều ước; hoặc khi điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi cơ bản dẫn đến
việc quốc gia không thể hiện được điều ước đó nữa.
• Trường hợp hết hiệu lực đối với các bên tham chiến. Chiến tranh xảy
ra làm chấm dứt hiệu lực đối với các điều ước quốc tế song phương
nhưng đối với các điều ước quốc tế đa phương thì chỉ mất hiệu lực
đối với các bên tham chiến nhưng vẫn tiếp tục có hiệu lực với các bên
còn lại (các bên không tham chiến). Tuy nhiên, có một số loại điều
ước quốc tế cho dù chiến tranh xảy ra vẫn không mất hiệu lực đó là:
các điều ước quốc tế về lãnh thổ, biên giới; các điều ước quốc tế đã
ghi rõ thành một điều khoản trong điều ước là khi có chiến tranh xảy
ra điều ước vẫn không mất hiệu lực giữa các bên tham chiến; các điều
ước quốc tế về nhân đạo, về vũ khí sử dụng trên chiến trường…
Giải thích ĐƯ
- Giải thích điều ước là quá trình làm sáng tỏ nội dung thật của điều ước. Mục
đích của việc giải thích là nhằm giúp cho các bên trong quan hệ điều ước thực
hiện điều ước một cách đầy đủ và chính xác, tránh sự hiểu lầm và mâu thuẫn
phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế.
- Chủ thể giải thích điều ước quốc tế bao gồm hai loại: chủ thể giải thích chính
thức và chủ thể giải thích không chính thức.
+ Chủ thể giải thích chinh thức:Là các quốc gia và các chủ khác của luật quốc tế
tham gia điều ước quốc tế giải thích hoặc do tổ chức quốc tế giải thích khi các
quốc gia hay các chủ thể của luật quốc tế ủy quyền.Chủ thể chính thức sẽ đưa ra
văn bản giải thích có tính chất bắt buộc các bên phải thi hành.
+Chủ thể giải thích không chính thức: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức (như các luật
gia, cơ quan, viện nghiên cứu pháp luật). Kết quả của giải thích không chính thức
chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị ràng buộc các bên tham gia điều ước
phải thực hiện.
• Quy tắc chung về giải thích điều ước: quy định tại Điều 31 Công ước
Viên 1969, giải thích điều ước phải được tiến hành theo các nguyên
tắc sau đây:
- Giải thích phải thiện chí, phù hợp với nội dung nguyên bản của điều
ước, đồng thời chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước;
- Giải thích mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các
bên thông qua;
- Trong quá trình giải thích phải tính đến mọi thỏa thuận sau này giữa
các bên về giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của
điều ước; mọi thực tiễn này trong khi thực hiện điều ước được các bên
thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước; mọi quy tắc thích
hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
Phương pháp giải thích:
• Giải thích theo văn phạm: là giải thích bằng cách phân tích cấu trúc của văn bản
điều ước trên cơ sở cấu tạo của câu văn, nghĩa của từ, nguồn gốc thuật ngữ
trong điều ước.
• Giải thích theo logic: là giải thích bằng cách phân tích văn bản điều ước trên cơ
sở so sánh các điều khoản của điều ước, đối chiếu những điều khoản giải thích
với từng nội dung của điều ước theo một trật tự logic.
• Giải thích theo thực tiễn: là giải thích có xem xét đến các hoạt động tiếp theo
của các bên ký kết, đặc biệt trong việc thực hiện điều ước. Phương pháp này
thường được sử dụng trong việc giải thích các điều ước quốc tế đa phương.
• Giải thích theo tài liệu trù bị: là giải thích dựa trên cơ sở sử dụng những tài liệu
có liên quan trực tiếp với việc ký kết điều ước để xác định rõ thêm ý chí của các
bên ký kết.
• Giải thích theo lịch sử: là việc giải thích văn bản điều ước trên cơ sở phân tích
hoàn cảnh lịch sử lúc đàm phán (quan hệ giữa các bên và bối cảnh thế giới nói
• Công bố điều ước quốc tế: Công bố điều ước quốc tế là nhiệm vụ của Ban thư
ký Liên hợp quốc (Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc). Theo Luật ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2005 quy định Điều 69
• Đăng kí điều ước: Theo Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc, Ban thư ký đảm
nhiệm việc đăng ký điều ước quốc tế. Đăng ký điều ước quốc tế không phải là
một giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế nhưng nó có giá trị pháp lý
rất lớn. Bởi vì, đăng ký điều ước quốc tế là căn cứ quan trọng để giải quyết các
tranh chấp có thể xảy ra giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện điều ước
quốc tế
• đăng ký điều ước quốc tế không phải là nghĩa vụ mà là quyền của các bên ký kết
điều ước quốc tế nhưng nếu điều ước không được đăng ký thì các quốc gia
không được viện dẫn trước bất kỳ cơ quan nào của Liên hợp quốc khi có tranh
chấp xảy ra( điều 102 hiến chương liên hợp quốc)
• Thi hành điều ước quốc tế: Việc thi hành điều ước được thực hiện qua sự
chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia. Có hai phương thức
chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia được áp dụng:
- Viện dẫn áp dụng điều ước quốc tế (kèm theo công bố điều ước trước
công luận). Cách này thường được áp dụng đối với điều ước quốc tế song
phương hoặc điều ước quốc tế đa phương nhưng không mang tính phổ
biến.
- Ban hành các văn bản pháp luật quốc gia có nội dung tương ứng. Cách này
thường được áp dụng với các điều ước quốc tế phổ biến (ví dụ các công
ước quốc tế về nhân quyền).
• Đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế: Là việc áp dụng các biện pháp nhằm
ngăn chặn, phòng ngừa sự vi phạm điều ước quốc tế từ phía các bên ký
kết. Các biện pháp đó có thể do chính các bên thực hiện hoặc do các chủ
thể khác nhau thực hiện, hoặc do tổ chức quốc tế.
• Thực hiện điều ước quốc tế: Trên tinh thần nguyên tắc Pacta Sunt
Servanda, các quốc gia sẽ tuân thủ và thi hành điều ước mà quốc gia
là thành viên. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều quy định
nếu có sự xung đột giữa các quy định của điều ước với các quy định
trong các văn bản luật (trừ Hiến pháp) các quốc gia sẽ ưu tiên áp dụng
điều ước quốc tế.
• Về phương pháp thực hiện điều ước quốc tế trên lãnh thổ các quốc
gia thành viên, tùy theo nội dung của từng điều ước mà các quốc gia
sẽ thực hiện điều ước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Thực hiện trực tiếp: là áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà quốc
gia là thành viên mà không cần phải chuyển hóa các quy định của điều
ước quốc tế thành các quy định của pháp luật quốc gia để thực hiện.
+ Thực hiện gián tiếp: là phải tiến hành chuyển hóa các quy định của
điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên vào pháp luật trong nước
để thực hiện bằng các hành vi như ban hành văn bản mới; sửa đổi, bổ
sung những văn bản pháp luật hiện hành hoặc bãi bỏ những văn bản
không còn phù hợp để thực hiện theo tinh thần của điều ước quốc tế.
1. Quốc gia không có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận lãnh thổ
2. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm. Đại hội đồng có
thể đưa ra những quyết định trừng phạt?
3. Ngoài luật quốc tế ra các chủ thể có thể sử dụng các loại nguồn
khác?
4. Trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia
khác đều phải gánh chịu tránh nhiệm pháp lý quốc tế?
5. Trừng phạt phi vũ trang là một trong những biện pháp giải quyết
tranh chấp quốc tế của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?
6. Luật quốc gia có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế?
1. Đúng.
2. Sai. không có thẩm quyền đưa ra những quyết định trừng phạt mà
chỉ có thể kiến nghị lên hội đồng bảo an là cơ quan có thẩm quyền
quyết định đưa ra những trừng phạt hay không trừng phạt theo quy
định tại điều 39, 41, 42, 43 Hiến chương Liên hợp quốc.
3. Đúng
4. Sai trừ những trường hợp: Biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật
của quốc gia khác; trường hợp tự vệ chính đáng (điều 51 Hiến
chương Liên hợp quốc); trường hợp bất khả kháng, thiên tai…
5. Đúng. Vì theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc
6. đúng

You might also like