You are on page 1of 87

CHƯƠNG 6 TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP QUỐC TẾ


1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp quốc tế


1.1.1 Khái niệm
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế, trong
đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm
pháp lý và quyền lợi mâu thuẫn nhau, dẫn đến
có những yêu cầu và đòi hỏi đối lập nhau.
Ví dụ:
- Tranh chấp quần đảo Senkakư (Điếu Ngư) giữa Trung
Quốc và Nhật Bản; tranh chấp quần đảo Takeshima
(Dokdo) giữa Nhật Bản với Hàn Quốc;
- Tranh chấp liên quan đến chương trình hạt nhân giữa
Iran – Mỹ;
- Giải thích sự kiện Mỹ và liên quân tấn công Irắc lần 2
ngày 20/3/2003;
- Tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS 1982;
- Tranh chấp về biên giới giữa Lào - Căm Pu Chia;
- Tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái
Lan-Căm Pu Chia…
Phân loại tranh chấp
@Căn cứ đối tượng tranh chấp
+ Lãnh thổ, biên giới, các đảo, quần đảo;
+ Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền/quyền tài phán
quốc gia;
+ Tư cách thành viên của quốc gia tại TCQTLCP;
+ Các quy định của điều ước quốc tế cụ thể…

@ Căn cứ số lượng chủ thể tranh chấp


+ Tranh chấp song phương
+ Tranh chấp đa phương
@ Căn cứ vào chủ thể tranh chấp
+ Tranh chấp giữa Quốc gia với Quốc gia;
+ Tranh chấp giữa Quốc gia với TCQTLQG;
+ Tranh chấp giữa Quốc gia với với các vùng lãnh thổ
có tư cách chủ thể luật quốc tế như: Vatican, Macao,
Đài Loan, Hồng kông…
@ Căn cứ vào tính chất tranh chấp
+ Tranh chấp mang tính chính trị (chủ quyền/ danh dự,
uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế…);
+ Tranh chấp mang tính pháp lý ( giải thích, áp dụng,
thực thi luật quốc tế …);
* Tình thế quốc tế
Tình thế quốc tế ( Điều 1; Điều 34 HCLHQ) là những
sự kiện diễn ra trong quan hệ quốc tế có khả năng
ảnh hưởng, đe dọa đến HB và AN quốc tế.
Ví dụ:
1. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU 24 của
Nga đang làm nhiệm vụ tại Syria ngày 24/11/2015
(Vedeo)
2. Sự kiện Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom Nhiệt
Hạch vào ngày 6/1/2016;
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp quốc tế

CHỦ
THỂ

LUẬT ÁP TRANH ĐỐI


DỤNG CHẤP TƯỢNG
QUỐC TẾ

KHÁCH
THỂ
1.2 Nguồn luật giải quyết tranh chấp quốc tế
* Nguồn luật nội dung:
- CƯ La Haye năm 1899, sửa đổi bổ sung năm 1907
về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
- Hiến chương LHQ quốc 1945;
- CƯ của LHQ về luật biển 1982;
- CƯ quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của
LHQ năm 1966;
- CƯ quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
của LHQ năm 1966;
- CƯ của LHQ về Quyền trẻ em năm 1989…
- Tập quán quốc tế
Vai trò của nguồn luật nội dung
Nguồn nội dung là cơ sở pháp lý để các cơ quan tài phán
quốc tế quyết định các vần đề liên quan như:
- Có hay có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế;
- Hành vi của chủ thể đúng hay sai; được phép hay không
được phép;
- Chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý hay không;
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không…
*Nguồn luật tố tụng:
Các ĐƯQT, Phụ lục hoặc các điều khoản quy định về giải
quyết tranh chấp như:
-Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế 1945;
-Nghị định thư Vienchaine 2004;
-Các Phụ lục V,VI,VII,VIII của UNCLOS về giải quyết tranh
chấp;
-Điều 279 đến 299 Phần XV của UNCLOS về giải quyết
tranh chấp;
-Các quy định về GQTC của WTO….
Vai trò của nguồn luật tố tụng

Là cơ sở pháp lý cho các chủ thể luật quốc tế, là các bên tranh chấp
lựa chọn biện pháp, cơ chế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đồng
thời, thực hiện trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp.
1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế
`` Thẩm quyền giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp thỏa
thuận quyết định, theo đó:
- Chính các bên tranh chấp giải quyết;
- Các cơ quan tài phán quốc tế;
Ngoài ra, các TCQT Liên chính phủ, quốc gia, cá nhân có uy tín quốc
tế có thể tham gia vào tiến trình GQTC với các tư cách môi
giới/điều tra/trung gian/hòa giải.
2.1 Khái niệm và phân loại biện
pháp GQTCQT

2. CÁC BIỆN
PHÁP GIẢI 2.2 Các biện pháp chính trị-
QUYẾT TRANH Ngoại giao
CHẤP QUỐC TẾ

2.3 Các biện pháp tài phán


2.1 Khái niệm và phân loại
2.1.1 Khái niệm
Hòa bình giải quyết TCQT là những biện pháp,
cơ chế, thủ tục mà các chủ thể LQT lựa chọn, áp
dụng để giải quyết tranh chấp nhưng không sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
2.1.2 Phân loại các biện pháp giải quyết TCQT
Điều 33 khoản 1, HCLHQ quy định:
“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc
kéo dài các cuộc tranh chấp …trước hết, phải cố gắng
tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường ĐÀM
PHÁN, ĐIỀU TRA, TRUNG GIAN, HÒA GIẢI, TRỌNG TÀI,
TÒA ÁN, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước
khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy
theo sự lựa chọn của mình”…
Phân loại:
Nhóm 1: Các biện pháp chính trị-Ngoại giao gồm:
-Đàm phán;
-Điều tra;
-Trung gian;
-Hòa giải;
-Giải quyết tại các TCQT

Nhóm 2: Các biện pháp tài phán: Tòa án quốc tế và trọng


tài quốc tế.
* Đặc điểm chung của các biện pháp
Chính trị-Ngoại giao:
-Giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn, hội nghị quốc
tế;
-Bản chất là hoạt động đàm phán, thương lượng;
-Linh hoạt, mềm dẽo;
-Kinh tế và hiệu quả cao;
-Kết quả là các tuyên bố chung; các cam kết chính trị;
các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.
• Đặc điểm chung của biện pháp (thủ tục) tài phán:
- Giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng;
- Tại các phiên tòa;
- Bản chất là hoạt động áp dụng luật pháp quốc tế;
- Kết quả là phán quyết của Tòa án hoặc phán quyết
trọng tài.
2.2 Các biện pháp
chính trị - Ngoại giao

2.2.1 Biện pháp đàm phán


* Khái niệm
Đàm phán là diễn đàn ngọai giao do các bên tranh
chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để giải quyết các tranh chấp
liên quan.
* Mô hình đàm phán
+ Đàm phán song phương hoặc
+ Đàm phán đa phương.
* Thẩm quyền đàm phán
Tùy vào thỏa thuận của các bên tranh chấp, đàm phán
có thể tổ chức ở các cấp độ:
+ Hội nghị thượng đỉnh (Conférence au sommet;
Summit Meeting);
+ Hội nghị cấp Bộ trưởng bộ ngọai giao/ thứ
trưởng/ chuyên viên;
+ Thông qua CQĐDNG ở nước ngoài.
Kết quả đàm phán

Các văn kiện chính trị hoặc pháp lý được các bên ký
kết như:
- Bản ghi nhớ (l’aide - mémoire);
- Các Tuyên bố chính trị (déclaration);
- Nghị quyết ( la révolution, la décision);
- Các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận quốc tế…( le traité de paix;
l’accord)…
* Nhận xét

- Ưu điểm:
+ Là biện pháp phổ biến, linh hoạt và hiệu quả nhất;
+ Hạn chế được sự can thiệp của bên ngòai;
+ Là biện pháp “kinh tế” nhất.
- Hạn chế:
Rất khó áp dụng là biện pháp đầu tiên và không mang lại
hiệu quả đối với các tranh chấp, bất đồng qúa lớn.
2.2.2 Các biện pháp GQTC có sự
tham gia của bên thứ ba

2.2.2.1 Các biện pháp môi giới/


trung gian/ Hòa giải và điều tra
@Khái niệm
Là các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế có sự
tham gia của bên thứ ba nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các bên
tranh chấp giải quyết hiệu quả các tranh chấp giữa họ
với nhau.
* Thành phần tham gia
- Các cá nhân đại diện, nhân danh, thay mặt quốc gia,
TCQT;
- Các cá nhân có uy tín trong quan hệ quốc.
* Động cơ tham gia
- Tự nguyện hoặc
- Do một hoặc các bên tranh chấp đề nghị
=> Dù bằng hình thức nào cũng phải được sự đồng
thuận của các bên tranh chấp.
* Vai trò của bên môi giới
- “dàn xếp”, “lôi kéo”, “cầu nối”… để các bên tranh
chấp gặp nhau .
* Vai trò của bên trung gian hòa giải
Đề xuất các kiến nghị/sáng kiến.giải pháp giúp
các bên tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp;
chủ nhà, chủ tọa các cuộc đàm phán.
* Vai trò của bên điều tra:
-Xác định các yếu tố, tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ
tranh chấp;
- Xuất trình, thuyết trình tài liệu, chứng cứ, lập luận của
các bên tranh chấp; đưa ra các đánh giá, nhận xét về các
nguyên nhân, sự kiện dẫn đến tranh chấp.
=> Tư cách môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra kết
thúc khi:
(1) Vụ tranh chấp đã được giải quyết;
(2) Một trong các bên tranh chấp tuyên bố không công
nhận tư cách của họ (tuyên bố không tín nhiệm);
(3) Bên môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra tuyên bố tự
chấm dứt tư cách của họ.
2.2.2.2 Vai trò của các TCQT liên quốc gia
trong GQTCQT
 - TCQT liên quốc gia có thẩm quyền GQTC phát sinh
giữa các quốc gia thành viên;
- TCQT liên quốc gia có thể GQTC giữa quốc gia thành
viên với quốc gia thứ 3 nếu quốc gia này chấp nhận;
- TCQT liên quốc gia có thể GQTC bằng Tòa án
(LHQ/EU) hoặc tại cơ quan GQTC (WTO) hoặc các hội
nghị (ASEAN).
a. Liên Hợp quốc:
* Vai trò của Đại hội đồng
- Vị trí, chức năng ( chương IV, HCLHQ)
- Vai trò GQTC (3 vai trò):
(1)…lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả
năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế.
(Khoản 3 Điều 11);
(2)“ Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được Hiến
chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào
đó, Đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp
hay tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng bảo an yêu cầu” (Khoản 1 Điều
12);
(3)“…có thể kiến nghị những biện pháp thích hợp để
giải quyết hoà bình mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ
nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét của Đại hội
đồng, có thể làm hại đến lợi ích chung, gây tổn hại
cho các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, kể cả
những tình thế nảy sinh do sự vi phạm những quy
định về các mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp quốc
ghi trong Hiến chương này” (Điều 35).
* Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
- Loại tranh chấp nào HĐBA sẽ can thiệp?
- Quốc gia nào có thể lưu ý HĐBA để GQTC?:
“ Một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp
quốc có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng
đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự,
miễn là quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ
giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến
chương Liên Hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh
chấp đó” (Điều 35 khoản 2).
- HĐBA có thể áp dụng 03 biện pháp:
(1) “Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự
giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp nói trên” (khoản 2
Điều 33);
(2) “… điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn
đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh
chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế hay không” (Điều 34).
(3) … kiến nghị những thủ tục hoặc những phương
thức giải quyết thích đáng (Khoản 1Điều 36).
* Vai trò của Tổng thư ký
- Vị trí, chức năng Tổng thư ký?
- Tổng thư ký có 02 vai trò:
(1)…lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc, theo ý kiến
mình, có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế (Điều 99);
(2) Làm trung gian, hòa giải trong các vụ tranh chấp
quốc tế lớn.
b. ASEAN:
-Có thể giải quyết tranh chấp chính trị và kinh tế phát
sinh giữa các quốc gia thành viên;
-Có thể giải quyết các tranh chấp chính trị giữa một
quốc gia thành viên với quốc gia thứ 3 là thành viên của
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Ba Li)
1976 như: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga.
2.3 Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán
2.3.1 Khái niệm, phân loại cơ quan tài phán quốc tế
*Khái niệm cơ quan tài phán quốc tế
CQTPQT là cơ quan do các bên tranh chấp thỏa thuận
thành lập hoặc thừa nhận để trao thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau.
Khái niệm (tt)

- Các cơ quan TPQT không có thẩm quyền đương nhiên


giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.

- Thẩm quyền GQTC của cơ quan TPQT chỉ được thiết lập
khi các bên tranh chấp đồng thuận.

- Về bản chất, TPQT là phương thức giải quyết tranh chấp


heo thủ tục tố tụng, do các bên tranh chấp thỏa thuận
lựa chọn.
2.3.2 Phân loại cơ quan tài phán quốc tế
- Trọng tài quốc tế
- Tòa án quốc tế
3.1 GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TẠI TACLQT

3.CÁC CƠ CHẾ GQTC


QUỐC TẾ PHỔ BIẾN

3.2 GIẢI QUYẾT TRANH


CHẤP THEO UNCLOS 1982
3.1 Giải quyết tranh chấp tại
Toà án Công lý quốc tế
a. Tên gọi và vị trí pháp lý của Tòa án
* Tên gọi:
- Toà án công lý quốc tế:
+ International Court of Justice - ICJ;
+ La Cour Internationale de Justice CIJ.
- Toà án tư pháp quốc tế
- Toà án quốc tế của Liên Hợp quốc
* Vị trí pháp lý

• TAQT là một trong sáu cơ quan chính của LHQ;


• Là cơ quan giải quyết tranh chấp của LHQ: “Tòa án
quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên Hợp
quốc là cơ quan giải quyết tranh chấp chính của Liên
Hợp quốc…”
(Điều 1- Quy chế TAQT).
b.Các quốc gia nào có thể yêu cầu TACLQT giải quyết
tranh chấp?

- Mọi QG thành viên của LHQ là thành viên đương nhiên


của quy chế TAQT;
- Các QG không phải là thành viên của LHQ cũng có thể là
yêu cầu TACLQT giải quyết tranh chấp nếu có tuyên bố chấp
nhận phán quyết của TA nói chung, hoặc đối với từng tranh
chấp cụ thể như: Thụy sỹ (từ 1948 – 2002); Liechtensten
(1950 -1990); San Marino (1954 - 1992);
c. Số lượng, thành phần thẩm phán
- TAQT gồm 15 thẩm phán do ĐHĐ và HĐBA LHQ bầu;
( không có hai Thẩm phán cùng quốc tịch);

- Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh


vực pháp luật quốc tế;

- Bảo đảm sự đại diện của các hình thức văn minh chủ yếu
và các hệ thống pháp luật cơ bản được phân bố: Châu
Phi: 3; Châu Á : 3; Châu Mỹ La tinh: 2; Tây Âu và các nước
khác: 5; Đông Âu: 2 (Điều 9 quy chế).
d. Thẩm quyền của TAQT

TAQT có 02 thẩm quyền:


(1) Giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia nếu
được yêu cầu theo đúng Quy chế;

(2) Đưa ra các kết luận tư vấn pháp luật quốc tế lý khi
được yêu cầu theo đúng Quy chế.
Thẩm quyền (tt)
Các bên tranh chấp có thể lựa chọn thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của TAQT theo 2 phương thức
sau:
(1)Chấp nhận trước (bằng 2 cách):
a. Ký kết các ĐƯQT .
- Các ĐƯQT chuyên về GQTC hoặc;
- Các điều khoản hoặc Phụ lục về GQTC trong các ĐƯQT
chung.
Thẩm quyền (tt)

b. Tuyên bố đơn phương -


Các QG gia lựa chọn thời điểm, nội dung, điều kiện
chấp nhận thẩm quyền của TACLQT bằng cách gửi TTK
một bản “tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Tòa án”.
Les 73 États-membres des Nations-Unies (au 1er décembre
2015) ayant expressément accepté la juridiction obligatoire
de la Cour Internationale de Justice.
Thẩm quyền (tt)

(2) Chấp nhận sau:


a. Các bên tranh chấp ký kết thỏa thuận đồng thỉnh cầu
TAQT giải quyết.
Nội dung của thỏa thuận:
- Đối tượng tranh chấp;
- Các câu hỏi cần Tòa giải quyết;
- Luật áp dụng.
b. Một bên khởi kiện và bên kia chấp nhận GQTC tại TA.
e.Thủ tục tố tụng trước Tòa

@ Nộp đơn kiện (Điều 40).


- Nội dung đơn kiện bao gồm:
Các bên tranh chấp; Đối tượng tranh chấp; phạm vi
thẩm quyền của Tòa; luật áp dụng.
=> Nếu hai bên đồng thuận thỉnh cầu TAQT giải quyết tranh
chấp thì sẽ không có nguyên đơn và bị đơn
=> Nếu một bên đơn phương khởi kiện, yêu cầu TAQT giải
quyết tranh chấp thì sẽ có nguyên đơn và bị đơn;
@ Thủ tục bổ trợ

(i)Tòa xem xét xác lập thẩm quyền của Tòa.


(ii) Tòa xem xét mối liên hệ giữa Thẩm phán với các
quốc gia liên quan đặc biệt là Chánh án để điều chỉnh.
(iii)Xem xét tuyên bố bác thẩm quyền của Tòa của bên
bị đơn;
(iv)Tòa có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
như:
- Yêu cầu các bên tranh chấp không phát tán,
quốc hữu hóa tài sản;
- Yêu cầu các bên tranh chấp chấm dứt hành động cản trở,
phong tỏa; ngưng bắn..
(v) Xem xét yêu cầu can dự của bên thứ 3…
@Thủ tục giải quyết tranh chấp
• TAQT có thể tiến hành xử theo hai trình tự đầy đủ và
rút gọn;
• Phiên xử đầy đủ tối đa gồm 15 Thẩm phán, tối thiểu là
9 Thẩm phán;
• Tòa có thể thành lập các Tòa đặc thù (rút gọn), gồm 5
thẩm phán ( Chánh án, phó chánh án, 3 thẩm phán –
Điều 26, 29);
• Thủ tục xét xử gồm hai giai đọan, thủ tục viết và thủ
tục nói (Điều 43.1 qui chế TAQT).
* Thủ tục viết
• Các bên sẽ gửi cho tòa các bản bị vong lục (memorials
(mémorandum) và các bản phản bị vong lục (counter-
memorials; Contre mémorandum) (Điều 43.2 qui chế
TAQT);
• Các giấy tờ tài liệu mà một trong các bên đệ trình theo
thủ tục viết phải được gửi cho phía bên kia 1 bản copy có
chứng thực (Điều 43.4 qui chế TAQT).
* Thủ tục nói
- Tòa nghe nhân chứng, luật sư, người đại diện của các bên
trình bày dưới sự điều hành của Chủ tịch (Điều 43.5 qui chế
TAQT;
- Thủ tục nói được tiến hành công khai;
- Ngôn ngữ trình bày trước Tòa bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Pháp;
Khi các bên trình bày xong Tòa sẽ thảo luận và ra phán
quyết (bản án và quyết định).
@Thủ tục ra phán quyết
- Phán quyết được thông qua bằng đa số phiếu của các thẩm
phán có mặt;
- Nếu phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của Chủ
tịch có tính quyết định (Điều 55 qui chế TAQT);
- Toà cũng có thể tuyên bố kết thúc vụ án mà không đưa ra phán
quyết nếu bên nguyên đơn rút đơn kiện hoặc cả hai bên thỏa thuận từ
bỏ vụ kiện.
g. Giá trị pháp lý của phán quyết của TAQT
• Phán quyết của TAQT có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các
bên;

• Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp;

• Trường hợp đặc biệt liên quan đến giải thích ĐUQT thì phán quyết
của TAQT có tác động đến bên thứ ba là thành viên của ĐUQT đa
phương đó.
* Giá trị phán quyết (tt)
- Các bên tranh chấp đều có thể yêu cầu TAQT xem xét lại
phán quyết nếu có tình tiết mới ảnh hưởng quyết định đến việc ra
phán quyết.
- Tình tiết mới phải khách quan mà TAQT cũng như các bên
tranh chấp không biết vào thời điểm giải quyết.
- Đơn phải gửi đến TAQT trong thời hạn 10 năm kể từ ngày
tòa ra phán quyết.
- Đơn phải trình lên TAQT trong thời hạn 6 tháng kể
từ ngày phát hiện ra tình tiết mới.
3.2 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH
CỦA UNCLOS 1982
3.2.1 Khái niệm và phân loại tranh chấp biển
3.2.1.1 Khái niệm
Tranh chấp về biển là các bất đồng, xung đột giữa các
chủ thể luật quốc tế trong quá trình xác lập và thực hiện
chủ quyền/quyền chủ quyền và quyền tài phán,các
quyền và tự do khác trên biển và đại dương.
3.2.1.2 Phân loại
-Tranh chấp chủ quyền;
-Tranh chấp quyền chủ quyền và quyền tài phán;
-Tranh chấp về giải thích và áp dụng công ước;
-Tranh chấp về các lĩnh vực cụ thể như: Đánh cá; bảo vệ
môi trường; nghiên cứu khoa học; truy đuổi trên biển…
3.2.2 Giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp
chính trị -ngoại giao (Điều 279- 285 UNCLOS)
(i) Phạm vi áp dụng UNCLOS để GQTC?
(ii) Các biện pháp chính trị - ngoại giao nào có thể được
áp dụng để GQTC?
(iii) Mối quan hệ giữa thỏa thuận GQTC trong các điều
ước song phương/khu vực với UNCLOS?
(i) Phạm vi áp dụng UNCLOS để GQTC?
Mọi tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng
UNCLOS (Phần XV và các Phụ lục V,VI,VII.VIII của UNCLOS).
=> Chỉ có các tranh chấp liên quan đến các qui định của
UNCLOS về các vùng biển mới thuộc phạm vi GQTC của
UNCLOS nói chung và thủ tục tài phán nói riêng. Các tranh
chấp về chủ quyền lãnh thổ không thuộc PVGQTC của
UNCOLS.
(ii) Các biện pháp chính trị - ngoại giao nào có thể được áp
dụng để GQTC?
ĐIỀU 279: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh
chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước
bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3
của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần
phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở
Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”.
(iii)Mối quan hệ giữa thỏa thuận GQTC trong các điều ước
song phương/khu vực với UNCLOS?
ĐIỀU 282: “Khi các QG thành viên tham gia vào một vụ
tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công
ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu vực hay
hai bên hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ
tranh chấp như vậy, sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến
một quyết định bắt buộc, thì thủ tục này được áp dụng thay
cho các thủ tục đã được trù định trong phần này, trừ khi các
bên tranh chấp có thỏa thuận khác”.
3.2.3 Giải quyết tranh chấp biển bằng thủ tục tài phán
(Điều 286-299 UNCLOS)
3.2.3.1 Lựa chọn thủ tục tài phán
Khi nào thì một bên tranh chấp có thể chọn thủ tục tài
phán để giải quyết tranh chấp?
ĐIỀU 286: “Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh
chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước
khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1,
theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra
trước tòa án có thẩm quyền theo mục này”.
Cách chọn thủ tục tài phán:
Điều 287:
“...các quốc gia có quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên
bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải
quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp
dụng Công ước: TAQT về luật biển được thành lập theo Phụ
lục VI; TAQT; Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII;
Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII để
giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp…” (khoản 1).
- “Một quốc gia thành viên là một bên tranh chấp mà
không có tuyên bố nào còn có hiệu lực bảo vệ, thì được
xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài ở Phụ lục VII” (khoản
3).
- “ Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một
thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có
thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tàI ở Phụ lục
VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác” (khoản 5).
3.2.3.2 Điều kiện để giải quyết một vụ tranh chấp theo thủ
tục tài phán (04 điều kiện):
(1) Có tranh chấp trên liên quan đến giải thích hay áp dụng
UNCLOS (liên quan đến các qui định của UNCLOS về các
vùng biển);
(2) Các bên tranh chấp đã trao đổi quan điểm về GQTC
bằng thương lượng hay các biện pháp hòa bình khác nhưng
tranh chấp vẫn không giải quyết được (Điều 283 (1)
UNCLOS);
“Vận dụng các quy định nói trên, ngày 22/01/2013
Philippines đã gửi thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung
Quốc ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan
đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Trong văn bản
này, Philippines đã nêu rõ rằng, Philippines đã sử dụng tất
cả các giải pháp được quy định tại Điều 279, 283 nhưng
Philippines và Trung Quốc không thể giải quyết tranh chấp
bằng các biện pháp hòa bình. Do vậy, Philippines đã quyết
định khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài luật biển
theo Phụ lục VII của UNCLOS” (NHP).
(3) Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi biện
pháp, cơ chế GQTC nào trong các ĐƯQT song phương
hoặc đa phương thay thế cho cơ chế GQTC của UNCLOS
(Điều 282 UNCLOS);
(4) Nội dung khởi kiện không bị giới hạn hoặc loại trừ
theo Điều 297 và Điều 298 của UNCLOS;
3.2.3.3 Giới hạn và ngoại lệ của giải quyết tranh chấp bằng thủ tục
tài phán
b. Giới hạn:
1. Các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng
UNCLOS về NCKH sẽ KHÔNG được GQ theo TTTP nếu tranh
chấp liên quan đến 2 trường hợp:
(i) Quyết định của QGVB về việc cho phép QG khác vào
NCKH trong vùng ĐQKT hay TLĐ của mình theo Điều 246
của UNCLOS;
(ii) Quyết định của QGVB về việc đình chỉ hoặc chấm
dứt một dự án NCKH của nước ngoài trong vùng ĐQKT hay
TLĐ của mình theo Điều 253 của UCLOS.
(2) Các tranh chấp về đánh bắt hải sản sẽ KHÔNG
được GQ theo TTTP trong 4 trường hợp sau đây:
(i) Việc xác định khả năng đánh bắt của nước ven
biển;
(ii) Việc xác định khối lượng cá cho phép đánh bắt;
(iii) Việc phân bổ cá thừa cho phép QG khác khai
thác;
(iv) Việc quyết định thể thức và điều kiện đặt ra
trong nội luật về bảo vệ và quản lý nguồn lợi hải sản.
c. Ngoại lệ
Theo Điều 298, một QG có thể tuyên bố loại trừ việc GQTC
theo thủ thục tài phán với 3 loại tranh chấp:
(1) Về giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74, 83 liên quan
đến hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp
về vịnh, vùng nước lịch sử ( khoản 1a);
(2) Liên quan đến hoạt động quân sự ( Khoản 1b);
(3) Thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
( Khoản 1c).
Tuyên bố của CHND Trung Hoa ngày 25/8/2006
“Chính phủ nước CHND Trung Hoa không chấp nhận bất
kỳ thủ tục nào quy định tại Mục 2 Phần XV của Công ước
để giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1 (a) (b)
và (c) Điều 298 của Công ước”.
Xem toàn văn Tuyên bố này tại website:
http://www.un.org/
Depts/los/convention_agreements/convention_declaratio
ns.htm#China Upon ratification.
3.2.4 Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài
3.2.4.1 Thành lập Trọng tài
-Cơ sở pháp lý:
+ Phần XV của UNCLOS;
+ Phụ lục VII của UNCLOS.
-Quyết định lựa chọn Trọng tài do:
+ Các bên tranh chấp quyết định;
+ Nguyên đơn quyết định;
- Số lượng Trọng tài viên: 05, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa
thuận khác nhưng phải là số lẻ.
- Danh sách trọng tài viên do Tổng thư ký LHQ lưu giữ từ sự tiến cử
các quốc gia thành viên (mỗi QG cử 4 Trọng tài viên)
+ Các bên tranh chấp có thể chọn TTV là công dân của mình
nhưng Chánh tòa và các trọng tài viên còn lại phải là công dân
của QG thứ ba;

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo GQTC


bằng Trọng tài, BĐ phải chọn TTV đại diện cho mình;

+ Nếu sau 02 tuần khi hết thời hạn 30 ngày mà BĐ vẫn không
chọn TTV thì NĐ có quyền yêu cầu chọn TTV đại diện cho BĐ.
Người chọn là Chánh án TAQT về luật biển, trừ trường hợp các
bên TC thỏa thuận trao QG thứ 3; hoặc Chánh án TAQT luật biển
bận công tác hoặc là công dân của QG trong vụ kiện;
+ TTV được chọn phải có QT khác nhau; không làm việc cho QG
nào; không có nơi thường trú tại QG nào trọng vụ kiện;
3.2.4.2 Thủ tục tố tụng Trọng tài
Bước 1: Thông báo và Tuyên bố khởi kiện của nguyên đơn
- Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Tòa sẽ tự quy định thủ tục
GQTC bằng cách tạo điều kiện cho mỗi bên có khả năng bảo vệ
quyền và trình bày các căn cứ của mình tại Tòa;
- Một bên không tham gia vụ kiện không làm chấm dứt tiến trình tố
tụng của Tòa trọng tài;
Bước 2: Thành lập Hội đồng Trọng tài;
Bước 3: Điều trần- Tranh tụng – ra phán quyết về thẩm quyền
Bước 4: Điều trần- Tranh tụng- ra phán quyết về nội dung
Giá trị pháp lý và thi hành phán quyết Trọng tài

You might also like