You are on page 1of 40

Chương 6

Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế

1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tranh chấp quốc tế
Hiện nay, cùng với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế, tranh chấp quốc tế cũng
ngày càng phát triển cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Tranh chấp quốc tế có thể nảy
sinh từ việc hai quốc gia không thỏa thuận được với nhau trong việc phân chia vùng biển
chồng lấn hoặc xác định biên giới trên bộ; tranh chấp cũng có thể bắt đầu từ sự bất đồng giữa
hai hay một nhóm quốc gia có liên quan đến tình hình bất ổn định của một khu vực nào đó
trên thế giới; hay chỉ đơn giản là từ việc hiểu và giải thích không thống nhất một quy phạm
pháp luật quốc tế, việc thực hiện pháp luật quốc tế hoặc các nghĩa vụ pháp luật quốc tế mà
các chủ thể đã cam kết thực hiện phù hợp với pháp luật quốc tế.. Tranh chấp quốc tế tồn tại
một cách tất yếu như là mặt trái của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Từ trước tới nay, các bên tranh chấp đã sử dụng nhiều phương thức để giải quyết
những xung đột, bất đồng giữa họ, mặc dù vậy, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trong
các văn bản pháp lý quốc tế về tranh chấp quốc tế là gì? Liên hợp quốc- một tổ chức quốc tế
liên chính phủ lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm hiện nay, khi đề cập đến giải quyết tranh
chấp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc cũng chỉ xác định các biện pháp hòa bình mà các
bên tranh chấp có thể áp dụng nếu tranh chấp kéo dài có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc
tế tại Khoản 1 điều 33 Hiến chương LHQ1. Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, ngoài các
tranh chấp quốc tế nếu kéo dài sẽ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, còn có loại tranh chấp
quốc tế không tạo ra mối hiểm họa toàn cầu nhưng có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tốt
đẹp của quan hệ quốc tế giữa các nước liên quan như tranh chấp về ngoại giao, thương mại,
môi trường…
Tranh chấp được hiểu là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong
vấn đề quyền lợi giữa hai bên 2. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tranh chấp nào phát sinh trong
quan hệ quốc tế đều là tranh chấp quốc tế và được sự điều chỉnh của Luật Quốc tế. Để xác
định một tranh chấp quốc tế cần dựa vào những đặc điểm cơ bản sau:
 Về chủ thể: Chủ thể của tranh chấp quốc tế chính là chủ thể của luật quốc tế như
quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền

1
Trong mỗi vụ tranh chấp, nếu kéo dài có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải
pháp trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, bằng các cơ quan hay
hiệp định khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy họ lựa chọn.
2
Trung tâm Từ điển học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Năng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, tr.
1313.
dân tộc tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác (Tòa thánh Vaticăng, vùng
lãnh thổ) Mặc dù quốc gia không là chủ thể duy nhất của luật quốc tế, nhưng
quan hệ quốc tế chủ yếu vẫn là quan hệ giữa các quốc gia, vì vậy, trong thực
tiễn quốc tế, hầu hết các tranh chấp quốc tế chủ yếu xảy ra giữa các quốc gia, ví
dụ như các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới, thương mại… Những tranh chấp
phát sinh giữa các thực thể không phải là chủ thể của Luật Quốc tế như cá nhân,
pháp nhân, tổ chức phi chính phủ….; hoặc tranh chấp giữa một bên là chủ thể
Luật Quốc tế với bên kia không phải là chủ thể Luật Quốc tế không được coi là
tranh chấp quốc tế.
 Đối tượng điều chính của tranh chấp quốc tế: Quan hệ pháp luật, nơi phát sinh
tranh chấp phải là quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quốc
tế (Công pháp quốc tế)
 Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế mang nét đặc thù riêng. Trong cơ chế đó,
tranh chấp giữa các chủ thể Luật Quốc tế được giải quyết bằng các biện pháp đa
dạng, phong phú dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế như
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng
vũ lực và đe dọa dùng vũ lực lượng quan hệ quốc tế... và đặc biệt là nguyên tắc
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Ngoài ra, điểm đặc thù của cơ chế này là
ý chí của các bên tranh chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Luật Quốc tế không
có các quy định cứng nhắc, mang tính áp đặt về biện pháp giải quyết tranh chấp
buộc các chủ thể phải áp dụng. Việc áp dụng một biện pháp giải quyết tranh
chấp nào đó hoàn toàn do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn với điều kiện
biện pháp đó phải là những biện pháp hòa bình.
 Luật áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, bao gồm cả luật nội
dung và luật hình thức, là các nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế. Pháp
luật quốc gia không được áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế ngoại trừ
một số trường hợp đặc biệt (giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Quốc tế)
và phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng phát luật quốc gia.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia, bởi lẽ luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong tranh chấp quốc
tế không thể là pháp luật do quốc gia đơn phương ban hành mà phải là các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể thỏa thuận xây dựng
nên.
Theo Khoa học Luật quốc tế, khi đề cập tới thuật ngữ “tranh chấp quốc tế” cần phải
phân biệt với thuật ngữ “tình thế” – tức là khả năng có thể dẫn đến tranh chấp hoặc gây ra
tranh chấp. Theo Hiến chương Liên hợp quốc: “Hội đồng bảo an có quyền tra mọi vụ tranh
chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa giữa các nước để xác định xem vụ tranh
chấp hay tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa nền hòa bình và an ninh quốc tế không”3.
Một tranh chấp quốc tế sẽ phát sinh khi xuất hiện các xung đột giữa các chủ thể luật
quốc tế về lợi ích và quan điểm pháp lý liên quan tới đối tượng tranh chấp. Tranh chấp sẽ
chấm dứt, khi sự xung đột này không còn tồn tại - có thể đã được đáp ứng hoặc vì lý do
khách quan, chủ quan nào đó.
Tình thế quốc tế được hiểu là một tình huống quan hệ quốc tế vào một thời điểm và
địa điểm cụ thể đã xác định, xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các bên hữu quan, vẫn tạo ra sự
căng thẳng trong quan hệ quốc tế nhưng không kéo theo những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể
của các bên hữu quan.Ví dụ: tình thế quốc tế có thể xuất hiện do các vụ đụng độ biên giới, sự
tập trung quân đội của quốc gia này tại đường biên giới của quốc gia khác.
Từ cách hiểu về tranh chấp và tình thế quốc tế kể trên, chúng ta có thể phân biệt sự
khác nhau giữa hai thuật ngữ này,theo đó tình thế quốc tế là khái niệm rộng hơn tranh chấp.
Một tình thế quốc tế cụ thể có khả năng tạo ra các vấn đề tranh chấp và có thể trở thành tranh
chấp,nhưng không phải tất cả các tình thế quốc tế có thể trở thành tranh chấp trong thực tiễn
quan hệ quốc tế. Vì thế, tình thế quốc tế được hình thành trước khi phát sinh tranh chấp và
vẫn có thể được duy trì kể cả sau khi tranh chấp đã được giải quyết.
Việc phân biệt tranh chấp và tình thế quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn
hoạt động của Liên hợp quốc, cụ thể khi xem xét và giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế tại
Hội đồng bảo an, thì quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp không được quyền biểu quyết.
Trong trình tự thủ tục làm việc này đã áp dụng một trong các nguyên tắc pháp luật chung của
luật quốc tế: Nguyên tắc không ai là quan tòa trong chính các vụ việc của mình. Còn khi xem
xét các “tình thế” quốc tế, các quốc gia có liên quan vẫn đảm bảo có quyền biểu quyết.
Theo tinh thần của điều 34 Hiến chương Liên hợp quốc thì cả “tranh chấp” và “tình
thế” có điểm chung là nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Cũng theo điều 34 này, cơ quan duy nhất có quyền “định danh” các tranh chấp và tình thế
như vậy thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an.
Từ góc độ thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu một vấn đề, chúng ta có thể hiểu khái quát
về tranh chấp quốc tế như sau:

3
Điều 34 Hiến chương LHQ
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể của Luật Quốc tế có sự
khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được giải quyết
bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn
định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế
Trong quan hệ quốc tế, khi tranh chấp quốc tế xảy ra, trên cơ sở quy định của luật
quốc tế, cần xác định rõ tranh chấp quốc tế đó là gì, để phân biệt với các loại tranh chấp quốc
tế khác phát sinh trong đời sống dân sự quốc tế, như tranh chấp phát sinh giữa các thể nhân
và pháp nhân có quốc tịch khác nhau, thuộc quan hệ của tư pháp quốc tế. Việc xác định rõ
tranh chấp quốc tế, tạo điều kiện sử dụng đúng và chính xác công cụ pháp lý điều chỉnh. Khi
nhận diện được tranh chấp thuộc công pháp quốc tế, chúng ta cần phân loại, việc phân loại
này sẽ cụ thể hóa các loại hình tranh chấp, để từ đó lựa chọn các biện pháp hòa bình nào giải
quyết đem lại hiệu quả cao nhất.
Trong khoa học luật quốc tế, việc phân loại tranh chấp quốc tế được thực hiện dựa
trên những tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp có tranh chấp song phương và tranh
chấp đa phương. Tranh chấp song phương là tranh chấp chỉ có hai chủ thể luật quốc tế tham
gia trực tiếp vào vụ tranh chấp đó, ví du: Ấn độ và Pakixtan là các bên tham gia vào vụ tranh
chấp vùng đất Casômia đã kéo dài trên nửa thế kỉ nay. Tranh chấp đa phương là loại hình
tranh chấp mà trong đó có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể luật quốc tế trở lên, ví dụ vụ
tranh chấp về quần đảo Trường Sa trong khu vực biển Đông giữa các nước ở khu vực địa lý
này. Trong tranh chấp đa phương lại có tranh chấp đa phương khu vực chỉ liên quan đến một
khu vực địa lý xác định, như ví dụ về tranh chấp đa phương khu vực biển Đông nêu trên, bao
gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philipin, Malaysia, Brunei, loại tranh chấp đa phương khu vực
thường không gây tác động và ảnh hưởng tiêu cực cho các quốc gia ở khu vực địa lý khác.
Còn tranh chấp đa phương toàn cầu là loại tranh chấp có phạm vi bao trùm toàn bộ hoặc số
lớn các quốc gia trên thế giới, đây là loại hình tranh chấp quốc tế có tác động và ảnh hưởng
nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực cho cộng đồng quốc tế.Ví dụ tranh chấp giữa các nước
đang phát triển và phát triển trong khuôn khổ hoạt động của WTO về vấn đề giá nông sản và
thực phẩm. Đây là tranh chấp vẫn đang tồn tại và WTO chưa có thể giải quyết một cách thỏa
đáng.
- Căn cứ vào mức độ nguy hại của tranh chấp quốc tế có tranh chấp quốc tế nghiêm
trọng và tranh chấp quốc tế thông thường.Tranh chấp quốc tế nghiêm trọng là loại tranh chấp
có nguy cơ phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế. Ví dụ: tranh chấp giữa Ixrael với các nước
Ảrập về các vùng lãnh thổ mà Ixrael chiếm đóng.Tranh chấp quốc tế thông thường là tranh
chấp không dẫn đến nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
- Căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, tranh chấp được phân loại thành tranh chấp
có tính chất chính trị và tranh chấp có tính chất pháp lý. Tranh chấp có tính chất chính trị,
như tranh chấp về lãnh thổ, biên giới, về chủ quyền đối với dân cư, về lợi ích giữa các bên
tranh chấp có tính chất chính trị thường liên quan đến đòi hỏi trái ngược nhau phải thay đổi
các quy định hiện hành gắn liền với lợi ích của hai bên. Đây là loại tranh chấp nguy hiểm
nhất, nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế rất cao. Tranh
chấp mang tính pháp lý là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế về việc giải
thích điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, về sự vi phạm cam kết quốc tế cũng như bồi thường
thiệt hại do vi phạm cam kết, về thẩm quyền bảo hộ công dân…
- Căn cứ vào nội dung vụ tranh chấp có tranh chấp về thương mại, môi trường, tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế, tranh chấp lãnh thổ và biên giới quốc
gia…
- Căn cứ vào quyền năng chủ thể luật quốc tế của các bên tranh chấp, có tranh chấp
giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc các chủ thể khác của luật
quốc tế.
Việc phân loại tranh chấp cũng chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ trên thực tế có nhiều
trường hợp một tranh chấp phát sinh vừa có tính chất pháp lý vừa có tính chất chính trị hoặc
tranh chấp phát sinh là tranh chấp vừa có nội dung về kinh tế thương mại, vừa có nội dung
về bảo hộ công dân.... Luật quốc tế không qui định cụ thể về cách thức, nguyên tắc phân loại
các tranh chấp quốc tế, chính vì vậy trong thực tiễn và lý luận, các chủ thể luật quốc tế còn
sử dụng các tiêu chí khác như căn cứ vào thời gian tồn tại tranh chấp quốc tế; quá trình diễn
biến phức tạp hay đơn giản của vụ tranh chấp, hay dựa vào quy định của hiến chương liên
hợp quốc có thể phân loại tranh chấp thành tranh chấp định danh và tranh chấp thông thường
1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế (lưu ý)
Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật có những đặc trưng khác biệt về chủ thể, đối
tượng điều chỉnh, quá trình lập pháp và cơ chế cưỡng chế so với luật quốc gia. Các đặc trưng
này đã tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện luật quốc tế, theo
đó tác động đến chế định giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, cũng như thẩm quyền giải
quyết tranh chấp quốc tế nói riêng. Vì vậy, xuất phát từ bản chất pháp lý của luật quốc tế là
sự thỏa thuận, vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế cũng có những điểm khác
biệt so với thẩm quyền giải quyết của luật quốc gia. Dựa trên cơ sở thực tiễn và lý luận đã
được tổng kết của khoa học luật quốc tế, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế thuộc
về các chủ thể pháp lý sau đây:
- Các chủ thể là các bên trong tranh chấp.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các bên tranh chấp thường trực tiếp đứng ra giải
quyết tranh chấp quốc tế phát sinh giữa họ và thường đạt kết quả cao, nhất là đối với các
tranh chấp song phương. Trong trường hợp nếu các bên hữu quan không yêu cầu, không xác
định chủ thể khác đứng ra giải quyết thì không một tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế nào, hay
tồ chức quốc tế bất kì có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó.
- Các cơ quan tài phán quốc tế
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn được các bên liên quan trao cho các cơ quan
tài phán quốc tế.
Theo khoa học luật quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành
trên cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể Luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng
giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh giữa các chủ thể luật quốc tế
với nhau.Cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm tòa án quốc
tế và trọng tài quốc tế:
+ Tòa án quốc tế
Tòa án quốc tế là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ quan xét xử và giải quyết
các loại hình tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế (Công pháp quốc
tế). Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều loại tòa án quốc tế khác nhau, có tòa án quốc
tế là một trong các cơ quan chính của tổ chức quốc tế liên chính phủ như tòa án công lý quốc
tế của Liên hợp quốc đóng trụ sở tại Lahaye (Hà Lan), hay tòa án của Liên minh châu Âu có
trụ sở tại Brucxen (Bỉ). Đồng thời còn xuất hiện các tòa án quốc tế được thành lập và hoạt
động dựa trên cơ sở các quốc gia kí kết một điều ước quốc tế hữu quan, ví dụ Tòa án luật
biển quốc tế được hình thành theo các qui định có liên quan của Công ước Liên hợp quốc về
luật biển năm 19824. Về nguyên tắc, các tòa án quốc tế khác nhau sẽ có cơ cấu tổ chức, thẩm
quyền, chức năng và phạm vi giải quyết tranh chấp quốc tế không giống nhau, các vấn đề
pháp lý này đều được qui định trong các bản Qui chế của chính tòa án quốc tế đó.
+Trọng tài quốc tế:
Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán quốc tế có mục đích giải quyết tranh chấp giữa
các chủ thể luật quốc tế bởi các quan tòa do các bên tham gia tranh chấp lựa chọn dựa trên
cơ sở tôn trọng luật quốc tế. Tuân thủ cơ chế giải quyết theo con đường trọng tài phải dựa
trên sự đồng ý chấp thuận của các bên tranh chấp. Sự đồng ý này có thể được thể hiện sau đó

4
Xem phụ lục VI công ước 1982 về quy chế của tòa án quốc tế luật biển
(expost) khi tranh chấp đã xảy ra hoặc có thể thỏa thuận từ trước tức là các bên thỏa thuận
ghi nhận trong các điều ước quốc tế cụ thể chuyên biệt hoặc các điều khoản chuyên biệt
trong điều ước quốc tế hợp tác giữa họ với nhau, được gọi là điều khoản trọng tài. Nội dung
của các điều ước quốc tế chuyên biệt thường được các bên xác định đối tượng tranh chấp,
nguyên tắc và thủ tục xét xử, cơ cấu của tòa trọng tài, trách nhiệm của các bên trong việc
thông qua và thực hiện các phán quyết của trọng tài.Cần phân biệt trọng tài quốc tế đang
được đề cập ở đây với trọng tài thương mại quốc tế, như Trọng tài thương mại quốc tế
Xingapo, Tôkiô, Paris… là cơ quan giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Về nguyên tác, chủ thể của tranh chấp thương mại
quốc tế là các thể nhân, pháp nhân là chủ yếu, ngoại lệ có thể là quốc gia - chủ thể đặc biệt
trong tranh chấp thương mại quốc tế
- Các cơ quan của tồ chức quốc tế liên chính phủ.
Trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu, cũng như khu
vực, ngoài những cơ quan chuyên môn có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế, như Tòa
án công lý quốc tế của Liên hợp quốc, tòa án của Liên minh châu Âu hay cơ quan giải quyết
tranh chấp (DSB) của WTO… còn có các cơ quan chức năng khác, mặc dù có thẩm quyền
chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động khác của tổ chức quốc tế, nhưng trong quá trình hoạt
động của mình vẫn có các hoạt động liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế. Ví dụ: Hội
đồng bảo an của Liên hợp quốc ngoài chức năng chủ yếu là duy trì hòa bình và ninh quốc tế
vẫn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế nếu tranh chấp đó có khả năng đe dọa
hòa bình và an ninh quốc tế; hoặc hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), hội nghị kinh
tế cấp cao (SEOM) trong tổ chức quốc tế ASEAN cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
quốc tế.
1.4. Nguồn luật của chế định giải quyết tranh chấp quốc tế
Giải quyết tranh chấp quốc tế là một định chế trong hệ thống luật quốc tế, vì thế
nguồn luật của nó được xác định không có gì khác so với nguồn của luật quốc tế nói chung.
Trước hết, nguồn quan trọng nhất là điều ước quốc tế liên quan tới giải quyết tranh chấp
quốc tế, trong đó cần phải kể đến các điều ước quốc tế sau đây:
- Công ước về giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế được thông qua tại hội nghị La
hay lần thứ nhất vào năm 1899 và được bổ sung vào năm 1907 tại Hội nghị Lahay lần thứ
hai. Đây là công ước quốc tế đa phương toàn cầu đầu tiên về giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế.
- Tuyên bố chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được Hội quốc liên
thông qua ngày 26 tháng 9 năm 1928, sau đó được Liên hợp quốc chấp nhận bằng một nghị
quyết của Đại hội đồng ngày 28 tháng 4 năm 1949 (có bổ sung và chỉnh lý).
- Hiến chương Liên hợp quốc có vai trò đặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp quốc
tế, đã ghi nhận nhiều điều khoản quan trọng liên quan tới việc giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế5. Nhằm mục đích phát triển mở rộng các điều khoản này, Đại hội đồng Liên
hợp quốc đã thông qua một số các nghị quyết và tuyên bố về giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế, trong đó có Tuyên bố Manila năm 1982 về vấn đề này.
- Trong số các điều ước quốc tế khu vực về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế,
cần phải kể đến Hiệp ước Liên Mĩ về giải quyết hòa bình các tranh chấp năm 1948 (còn
được gọi tên là Hiến chương Bôgôta); Công ước châu Âu về giải quyết hòa bình các tranh
chấp được Hội đồng châu Âu thông qua vào năm 1957, Công ước về hòa giải và trọng tài
trong khuôn khổ tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) năm 1992. Ngoài ra cũng cần
ghi nhận Hiến chương của các tồ chức quốc tế khu vực như: liên đoàn các nước Ảrập, Liên
minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mĩ; và gần đây nhất là Hiến chương của tổ chức quốc
tế ASEAN6 cũng chứa đựng các điều khoản qui định việc giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế.
- Các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu điều chỉnh sự hợp tác quốc tế giữa các chủ
thể luật quốc tế trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, cũng chứa đựng các điều khoản
giải quyết tranh chấp quốc tế, xây dựng nên các cơ chế giải quyết khác nhau. Ví dụ: Công
ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại phát sinh do phương tiện vũ trụ gây ra năm
1972, công ước luật biển 19827và nhiều điều ước quốc tế khác, bao gồm cả các điều ước
quốc tế song phương.
Ngoài ra, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia đôi khi còn thỏa thuận kí kết
các điều ước quốc tế song phương chuyên môn dành riêng cho việc giải quyết tranh chấp
quốc tế phát sinh giữa họ, ví dụ Hiệp định trọng tài – hòa giải.
1.5. Vai trò của Luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế (quan trọng)
Vai trò và giá trị to lớn của Luật quốc tế nói chung đã được đề cập ở chương I. Ngoài
những vai trò và giá trị chung này, Luật quốc tế cũng có vai trò quan trọng và cần thiết trong
giải quyết tranh chấp quốc tế, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- Luật quốc tế là công cụ xác định nghĩa vụ pháp lý quốc tế giải quyết hòa bình các
tranh chấp quốc tế cho các chủ thể. Nghĩa vụ pháp lý quốc tế này, được xác định trong hai
5
Xem chương VI của hiến chương LHQ từ điều 33 đến điều 38
6
Xem hiến chương ASEAN 2007 có hiệu lực ngày 15/12/2008, quy định chương VIII từ điều 22 đến điều 28
7
Xem phụ lục V, VI, VII, VIII công ước về luậtbiển 1982, quy định về cách thức giải quyết tranh chấp bằng tòa
án quốc tế và trọng tài quốc tế về luật biển
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là: nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
và nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Các chủ thể Luật quốc tế phải triệt để
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đặc biệt hai nguyên tắc cơ bản nêu trên sẽ
hạn chế đáng kể các tranh chấp quốc tế phát sinh và đảm bảo giải quyết nhanh chóng, có
hiệu quả các tranh chấp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển hợp tác
quốc tế.
- Luật quốc tế đảm bảo quyền tự do của các bên tranh chấp lựa chọn những biện pháp
hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp quốc tế. Xuất phát từ sự tôn trọng chủ quyền
quốc gia, Luật quốc tế đã thừa nhận quyền tự do của các quốc gia cũng như các chủ thể khác
trong việc lựa chọn các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế giữa họ, miễn sao
việc lựa chọn được các bên coi là thích hợp và có hiệu quả.
- Luật quốc tế đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp
quốc tế. Hệ thống các biện pháp hòa bình này được thể hiện trong Hiến chương Liên hợp
quốc, vì vậy các thành viên liên hợp quốc với tư cách là các bên tham gia tranh chấp cần
thỏa thuận lựa chọn để giải quyết. Các biện pháp hòa bình bao gồm: đàm phán, điều tra,
trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, các cơ quan của tổ chức quốc tế hay các hiệp định khu
vực hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn.
- 1 lần phát biểu hehe
1.6. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quốc tế (quan trọng)
Tranh chấp phát sinh trong đời sống giữa các chủ thể quốc tế là điều không thể tránh
khỏi. Pháp luật quốc tế không thể loại trừ hoàn toàn tình trạng này ra khỏi quan hệ quốc tế,
mà chỉ ngăn chặn, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế
góp phần giải quyết tích cực và có hiệu quả các tranh chấp đang tồn tại.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể khẳng định việc
giải quyết tranh chấp quốc tế có hiệu quả, sẽ đem lại những ý nghĩa to lớn sau đây:
- Giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên
tranh chấp, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn. Qua đó bảo đảm sự ổn
định trật tự pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc tế
- Giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi và tuân thủ
luật quốc tế. Thông thường các vụ tranh chấp phát sinh chủ yếu từ các hành vi vi phạm luật
quốc tế, trong đó hành vi sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực là nguy hiểm nhất. Với
việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã đảm bảo cho các bên hữu quan có hành vi
xử sự phù hợp theo luật định, chấm dứt hành vi xâm phạm. Qua đó góp phần khôi phục quan
hệ hợp tác quốc tế, cao hơn là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong trường hợp các tranh
chấp kéo dài, có khả năng đe dọa hòa bình- an ninh quốc tế.
- Việc giải quyết tốt đẹp các tranh chấp quốc tế sẽ góp phần nâng cấp chất lượng các
qui phạm hiện hành của luật quốc tế và xây dựng nên các qui phạm mới của Luật quốc tế
theo quan điểm dân chủ và tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Ví dụ: Trong vụ
tranh chấp giữa Anh – Nauy về ngư trường ở Biển Bắc. Tòa án công lý quốc tế đã xem xét
và giải quyết vụ kiện này. Trong phán quyết của mình, Tòa án công lý quốc tế đã khẳng định
phương pháp đường cơ sở thẳng mà Nauy sử dụng không có gì trái với Luật quốc tế. Hiểu
theo nghĩa này, phương pháp đường cơ sở thẳng của Nauy hoàn toàn được chấp nhận dưới
góc độ luật quốc tế. Cùng với thời gian và dựa trên phán quyết này, nhiều quốc gia đã sử
dụng phương pháp đường cơ sở thẳng của Nauy để xác định vùng biển của mình. Từ thực
tiển quốc tế đó, sau này phương pháp đường cơ sở thẳng đã được ghi nhận trong luật biển
quốc tế, trở thành qui phạm mới dân chủ và tiến bộ, đảm bảo sự bình đẳng trong luật quốc tế
của ngành luật biển – một trong các ngành luật truyền thống của luật quốc tế.
1.7. Các đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế
Trong thực tiễn đời sống quốc tế, hiện tượng tranh chấp quốc tế là đương nhiên,
không thể tránh khỏi. Điều cần làm của cộng đồng quốc tế là ngăn chặn tối đa sự phát sinh
các tranh chấp quốc tế trong quan hệ quốc tế, đồng thời giải quyết có hiệu quả các tranh chấp
đã xuất hiện, qua đó đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội quốc tế. Với mục đích đó, cộng
đồng quốc tế nói chung và các chủ thể tranh chấp nói riêng cần tuân thủ những điều kiện sau
đây:
- Thực thi, tuân thủ nghiêm chỉnh có thiện chí các nguyên tắc và qui phạm luật quốc tế.
- Kí kết các điều ước quốc tế chuyên môn hoặc điều khoản đặc biệt về giải quyết tranh
chấp quốc tế:.
Từ góc độ nghiên cứu, các điều ước quốc tế hay các điều khoản về vấn đề này thường
qui định các vấn đề cơ bản quan trọng sau đây:
+ Thành lập cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và quy định các biện pháp
giải quyết cụ thể, ví dụ: điều 11, mục 3 phụ lục V Công ước Luật biển 1982 chứa đựng nội
dung này8.
+ Cam kết chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế của
Liên hợp quốc. Qui định này được ghi nhận trong một loạt các điều ước quốc tế khác nhau.

8
Điều 11 mục 3, phụ lục V Công ước Luật biển 1982: 1. Theo đúng Mục 3 của phần XV bất kỳ bên nào trong
một vụ tranh chấp có thể đưa ra hòa giải theo thủ tục đã trù định ở mục này, có thể bắt đầu thủ tục bằng một bản
thông báo gửi cho bên kia trong vụ tranh chấp
2. Bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được
thông báo đã được trù định ở khoản 1, thì bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải
+ Xác lập nghĩa vụ phải sử dụng một số các biện pháp giải quyết hòa bình cụ thể. Ví
dụ: khoản 3 điều 24 Hiến chương ASEAN9
- Tự nguyện thực hiện các phán quyết giải quyết tranh chấp:
Giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ có ý nghĩa và giá trị đích thực, nếu các quyết định
giải quyết tranh chấp được các bên tự nguyện thực thi và tuân thủ theo đúng tình thần của
nguyên tắc Pacta Sunt Servanda của luật quốc tế. Luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế
tập trung, thường trực (như quân đội, cảnh sát, tòa án, đội thi hành án…) , vì vậy để các
quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế đã tuyên được thi hành thì đòi hỏi thiện chí rất
lớn của bên thua kiện. Các điều ước quốc tế thường quy định lộ trình thực hiện các phán
quyết trước hết dựa vào ý thức tự nguyện của bên thua kiện. Trong trường hợp sự tự nguyện
không được thực hiện thì Luật quốc tế cho phép bên thắng kiện hoặc cơ quan quốc tế có
thẩm quyền (do các nước thành viên thỏa thuận ấn định) sử dụng các biện pháp chế tài phù
hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia. Ví dụ: Nghị định thư ASEAN về
tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004 quy định, SEOM sẽ giám sát việc thực
hiện các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm đã
được SEOM thông qua10. Nếu hết thời hạn đền bù sau sáu mươi ngày hay thời hạn được các
bên tranh chấp nhất trí, bên thắng kiện có thể đề nghị SEOM cho phép tạm ngưng những ưu
đãi hoặc nghĩa vụ khác đối với nước thua kiện 11. Hoặc Hiến chương Liên hợp quốc quy định:
mỗi thành viên Liên hợp quốc phải cam kết tuân thủ các phán quyết của Tòa án công lý quốc
tế vể vụ tranh chấp mà họ tham gia. Trong trường hợp không tự nguyện thực thi các phán
quyết này, theo yêu cầu của bên kia Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền kiến nghị hoặc
quyết định sử dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo phán quyết được chấp hành12.
2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. (quan trọng)
2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hòa bình.
Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại. Nội dung của nguyên tắc này đã được nghiên cứu ở chương 1. Theo đó, khi
phát sinh tranh chấp, các quốc gia không được sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực mà
phải dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Đây là nghĩa vụ pháp lý quốc tế
bắt buộc của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Căn cứ vào Điều 33 của
Hiến chương Liên hợp quốc và nội dung cơ bản của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh

9
Khoản 3 điều 24 Hiến chương ASEAN: nếu không có quy định cụ thể khác, các tranh chấp liên quan đến việc
giải thích hoặc áp dụng các hiệp định kinh tế ASEAN sẽ được giải quyết theo nghị định thư ASEAN về tăng
cường cơ chế giải quyết tranh chấp.
10
Khoản 6 điều 15
11
Khoản 2 điều 16
12
Điều 94 Hiến chương Liên hợp quốc
chấp quốc tế có thể định nghĩa các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế như
sau:
Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là các phương tiện,cách
thức,thủ tục mà các chủ thể của pháp luật quốc tế có nghĩa vụ phải dùng để giải quyết các
tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để duy trì
hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hòa bình, hợp tác giữa các nước 13
Tương tự như mục đích phân loại tranh chấp quốc tế, các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế cũng dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:
Căn cứ vào giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp, các biện pháp
hòa bình được phân loại thành: Các biện pháp đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với
các bên hữu quan như tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế và các biện pháp không đưa đến
việc giải quyết tranh chấp có hiệu lực ràng buộc đối với các bên hữu quan như: điều tra,
trung gian, hòa giải
Căn cứ vào mức độ quan hệ để giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các bên, có biện
pháp giải quyết trực tiếp như đàm phán và biện pháp giải quyết gián tiếp, tức thông qua sự
trợ giúp của bên thứ ba, ví dụ: điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án.
Căn cứ và thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các biện pháp hòa bình chia thành ba
nhóm:
+ Nhóm 1: Các biện pháp mang tính ngoại giao, gồm: đàm phán, trung gian, điều tra và
hòa giải. Biện pháp đàm phán chỉ liên quan đến các bên tham gia tranh chấp. Các biện pháp
ngoại giao còn lại có sự tham gia (ở mức độ khác nhau) của bên thứ ba vào quá trình giải
quyết tranh chấp quốc tế, nhưng có đặc điểm chung là bên thứ ba không có quyền đưa ra
quyết định giải quyết có hiệu lực đối với các bên tranh chấp.
+ Nhóm 2: Là các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, gồm: trọng tài quốc
tế và tòa án quốc tế. Các biện pháp này cũng có sự tham gia của bên thứ ba, nhưng khác với
bên thứ ba ở nhóm 1, bên thứ ba ở nhóm này, có quyền đưa ra các quyết định có hiệu lực
ràng buộc các bên tranh chấp phải chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Nhóm 3: Các biện pháp được quy định về trình tự giải quyết tranh chấp trong khuôn
khổ các tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận khu vực. Ví dụ: Công ước Châu Âu năm 1957 về
giải quyết hòa bình các tranh chấp; nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết
tranh chấp năm 2004…
2.2. Các biện pháp hòa bình cụ thể
2.2.1. Đàm phán (lưu ý)

13
Giáo trình Luật quốc tế trường ĐH Luật Hà Nội 1994)
Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể luật
quốc tế phát sinh tranh chấp để tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp đó một cách hiệu
quả, trong khuôn khổ các thông lệ được thừa nhận. Mặt khác, đàm phán không chỉ là biện
pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mà đàm phán còn thường được tiến hành nhằm mục đích
trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các quốc gia về các vấn đề không nhất thiết có tính tranh
chấp, như trao đổi thông tin, thỏa thuận chính sách hay kí điều ước quốc tế. Ví dụ: ngày 7
tháng 7 năm 2009 Tổng thống Nga Dmity Medvedev và tổng thống Mĩ Obama đã kí một
thỏa thuận về “nhận thức chung” sau thời gian căng thẳng giữa hai nước về “chạy đua vũ
trang”.
Theo qui định tại điều 33 khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc, đàm phán được xếp ở
vị trí đầu tiên trong số các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Vì vậy,
cũng cần phân biệt giữa đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận tại điều 33
khỏan 1 với đàm phán để kí kết điều ước quốc tế. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là về
mục đích, tính chất, giá trị pháp lý.
Đàm phán là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp có từ lâu trong quan
hệ quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, đây cũng là biện pháp cơ bản, hữu hiệu và thông dụng
nhất để giải quyết tranh chấp quốc tế. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm
phán trực tiếp có nhiều ưu điểm:
- Thông qua đàm phán, các bên tranh chấp có cơ hội trực tiếp trình bày quan điểm của
mình và xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại, qua đó tăng cường sự hiểu biết
nhau hơn, xây dựng lòng tin, giảm bớt những nghi kị, tránh được những căng thẳng, bất
đồng có nguy cơ phát triển thành những xung đột dẫn đến sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực.
- Loại bỏ khả năng tham gia của bên thứ ba vào vụ tranh chấp.
- Đàm phán còn giúp các bên chủ động và tiết kiệm thời gian, giảm tối đa chi phí tốn
kém.
- Đàm phán không chỉ giải quyết được tranh chấp mà còn góp phần củng cố và thúc đẩy
quan hệ giữa các bên hữu quan.
- Các thế lực bên ngoài khó có thể gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh
chấp...
Có thể nói đàm phán trực tiếp là biện pháp linh hoạt và có hiệu quả hơn cả để giải
quyết các tranh chấp quốc tế. Trong hầu hết các điều ước quốc tế, song phương cũng như đa
phương, khi đề cập tới các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế thì biện pháp
đàm phán trực tiếp thường được đặt lên hàng đầu. Khoản 1 Điều 22, Hiến chương của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) quy định: “Các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải
quyết một cách hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và
thương lượng”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, biện pháp đàm phán trực tiếp cũng có một số hạn chế
như: vì không có sự tham gia của một bên trung lập, do đó khó có thể dung hòa lợi ích các
bên khi tranh chấp ngày càng gạy gắt; các bên liên quan có thể đặt ra một số điều kiện nhất
định trước khi ngồi vào đàm phán và điều này có thể làm chậm trễ quá trình giải quyết tranh
chấp... Chính vì vậy, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể Luật Quốc tế có thể áp
dụng kết hợp biện pháp đàm phán với một hoặc một số biện pháp hòa bình khác để giải
quyết tranh chấp. Khi đó, đàm phán có thể là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh
chấp (trong đàm phán các bên có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp hòa bình khác để giải
quyết tranh chấp như môi giới, trung gian, hòa giải...) và đôi khi đàm phán cũng có thể là kết
quả của việc áp dụng các biện pháp hòa bình khác. Ví dụ: Năm 1974, giữa Anh và Ailen phát
sinh tranh chấp về đánh bắt cá. Tranh chấp được hai bên đưa ra trước Tòa án Công lý quốc tế
của Liên hợp quốc. Trong phán quyết của minh, Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc
đã yêu cầu các bên phải đàm phán để giải quyết hợp tình họp lý tranh chấp bất đồng.
Kết quả của quá trình đàm phán có thể là sự thỏa thuận nhất trí giữa các bên để giải
quyết dứt điểm tranh chấp. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế cũng có khi kết thúc
đàm phán nhưng các bên không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Khi đó các bên có trách
nhiệm phải kiềm chế không tiến hành những hành động làm phức tạp thêm tranh chấp hoặc
gây ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh quốc tế; đồng thời thiện chí và nỗ lực áp dụng các biện
pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp.

2.2.2. Trung gian và hòa giải


Đây là những biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế có sự tham gia của
bên thứ ba. Trong thực tiễn quan hệ giải quyết tranh chấp, Bên thứ ba có thể là một quốc gia,
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, hay các cá nhân có uy tín quốc tế, hoặc cơ quan quốc tế
được thành lập. Thông thường bên thứ ba là bên khách quan trong vụ tranh chấp và có quan
hệ hữu nghị với cả hai bên tranh chấp, được các bên tranh chấp yêu cầu. Ngoài ra, bên thứ ba
có thể tự mình đưa ra yêu cầu đóng vai trò trung gian, hòa giải.
Cơ sở pháp lý của biện pháp trung gian và hòa giải được ghi nhận trong nhiều điều
ước quốc tế như: Công ước Lahay 1907, Khoản 1 Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc,
Công ước về Luật biển1982.
Biện pháp trung gian,bên thứ ba tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia tranh
chấp xúc tiến các hoạt động đàm phán, đưa ra các lời khuyên hoặc chỉ dẫn cho các bên trong
vụ tranh chấp, nhằm mục đích giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Như vậy, trong vai trò trung gian, bên thứ ba có nhiệm vụ làm dịu sự căng thẳng cũng như
trung hòa các đòi hỏi, mâu thuẫn nhau giữa các bên tranh chấp.
Trong thời gian gần đây, xu hướng sử dụng biện pháp trung gian không còn theo qui
định truyền thống của công ước Lahay 1907, bên thứ ba đóng vai trò trung gian không chỉ là
các quốc gia mà có thể là các cá nhân nổi tiếng trên thế giới. Ví dụ: vai trò trung gian của
Tổng thư kí Liên hợp quốc U Than trong vấn đề tên lửa Liên Xô (cũ) ở Cuba, kết quả là Liên
Xô chấp nhân rút tên lửa ra khỏi Cuba và Mĩ cam kết rút tên lửa của Mĩ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ,
hay: trong cuộc xung đột vũ trang giữa Nga – Gzuzia đầu tháng 8 năm 2008, tổng thống
Pháp Nicolas Senkozy với tư cách là chủ tịch luân phiên của liên minh châu Âu đã đóng vai
trò trung gian, tạo điều kiện cho tổng thống Nga Dmity Medvedev và tổng thống Gzuzia
Mikhail Saakassvili gặp gỡ và đạt được sự nhất trí về “một kế hoạch hòa bình”. Bên cạnh đó,
vai trò trung gian có thể được các tổ chức quốc tế và cơ quan quốc tế đảm nhiệm trong quá
trình giải quyết tranh chấp. Hiệu quả hoạt động của các chủ thể pháp lý này đã được đánh giá
cao trong dư luận quốc tế.
Khi nghiên cứu về biện pháp trung gian, cần liên hệ với biện pháp môi giới. Biện
pháp môi giới không được đề cập trong ĐIều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng theo
khoa học Luật quốc tế, môi giới là biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, trong đó
có sự tham gia của bên thứ ba. Nhiệm vụ của bên môi giới là dàn xếp, tạo điều kiện thuận lợi
cho các bên tranh chấp gặp nhau, đàm phán trực tiếp. Khi các bên tiến tới đàm phán trực tiếp
với nhau thì vai trò của bên môi giới sẽ chấm dứt.
Nguyên tắc, cách thức, vai trò của trung gian và môi giới về cơ bản là giống nhau. Sự
khác nhau chủ yếu giữa hai biện pháp này là mức độ tham gia vào quá trình đàm phán của
các bên tranh chấp. Trung gian tham gia sâu hơn vào quá trình giải quyết tranh chấp, như
cùng tham gia đàm phán với các bên tranh chấp, đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn cho các
bên tranh chấp. Mặc dù vậy, trên thực tế việc phân biệt trung gian và môi giới không phải lúc
nào cũng dễ dàng. Lúc đầu, bên thứ ba có thể tạo điều kiện cho các bên tranh chấp thực hiện
các cuộc đàm phán trực tiếp (xuất hiện biện pháp môi giới), nhưng sau đó bên thứ ba có thể
tham gia vào quá trình đàm phán (đã chuyển sang vai trò của bên trung gian). Ví dụ: Liên Xô
(cũ) đã từng đóng vai trò môi giới làm dịu căng thẳng giữa Pakixtan và Ấn Độ trong cuộc
xung đột vũ trang giữa hai quốc gia. Khi hai nhà lãnh đạo của hai nước gặp nhau để đàm
phán, họ đã đề nghị Liên Xô (cũ) tiếp tục với vai trò trung gian. Với vai trò trung gian của
Liên Xô (cũ) và sự tích cực giải quyết tranh chấp của Pakixtan và Ấn Độ đã dẫn đến kí kết
Hiệp định Tasken 1966 giải quyết tốt đẹp tranh chấp về biên giới vùng đất Casomia
Từ góc độ pháp lý quốc tế, các đề nghị, khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan
đến vụ tranh chấp không có giá trị pháp lý ràng buộc. Các đề nghị khuyến cáo này chỉ có thể
là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp
Biện pháp hòa giải: cùng với biện pháp trung gian, các Công ước Lahay 1899 và
1907 còn qui định biện pháp hòa giải, mặc dù hai công ước này không tách biệt giữa hai biện
pháp hòa bình này và coi trung gian, hòa giải là một biện pháp hòa bình. Song, theo tinh thần
của Khoản 1 Điều 33 và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế gần đây có xu hướng tách
biệt trung gian, hòa giải là hai biện pháp độc lập.
Nhiệm vụ của Ủy ban hòa giải là làm sáng tỏ và xác định những yếu tố tạo nên tranh
chấp, có quyền thu nhận thông tin theo con đường điều tra hoặc bằng các cách thức khác.
Khi tiến hành công việc hòa giải, Ủy ban hòa giải có nhiệm vụ làm trung hòa các bên tham
gia tranh chấp, ủy ban hòa giải có quyền đề đạt những giải pháp, phương thức giải quyết
tranh chấp, có quyền dự thảo nghị quyết và đưa ra kết luận giải quyết tranh chấp. Như vậy,
trong hoạt động hòa giải bao gồm cả hoạt động điều tra và trung gian. Từ góc độ nghiên cứu,
một số học giả luật quốc tế cho rằng biện pháp hòa giải là biện pháp có tính chất không hoàn
toàn là ngoại giao và cũng không hẳn là biện pháp tư pháp (tòa án).
Cũng như biện pháp trung gian, quyết định và kết luận của Ủy ban hòa giải chỉ có
tính khuyến nghị, không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp và chỉ tạo cơ sở thuận lợi
cho việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, việc từ chối không làm theo các khuyến nghị của
Ủy ban hòa giải không được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay hành vi không thân thiện
trong đời sống quốc tế
Ủy ban hòa giải có thể là ủy ban thường trực hoặc ad hoc. Thành phần của Ủy ban
hòa giải gồm số lẻ các thành viên được lựa chọn với tư cách là cá nhân trong đó có thể bao
gồm thành viên là công dân của các bên tranh chấp hoặc chỉ bao gồm công dân của nước thứ
ba do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, có khá nhiều các Điều ước quốc tế quy định việc
hòa giải như một phương thức mà các nước thành viên có thể sử dụng mỗi khi có tranh chấp.
Ví dụ: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 14, Công ước Vienna 1969 về Luật
Điều ước quốc tế15
Sự khác biệt giữa các biện pháp môi giới, trung gian, hòa giải là vai trò
và mức độ tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Với vai trò môi
14
Điều 1 đến điều 8 phụ lục V của công ước 1982về luật biển
15
Khỏan b điều 66 và phụ lục Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế.
giới, bên thứ ba cố gắng dàn xếp, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán
hoặc áp dụng biện pháp hòa bình nào đó để giải quyết tranh chấp. Khi các bên tranh chấp
đã ngồi vào bàn đàm phán hoặc đã lựa chọn được biện pháp giải quyết tranh chấp thì vai trò
môi giới sẽ chấm dứt. Bên môi giới sẽ không cùng tham dự đàm phản với các bên tranh
chấp và cũng không đề xuất các giải pháp để giải quyết tranh chấp. Có thể lấy một số ví dụ
về vai trò của bên thứ ba với tư cách môi giới như vai trò của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore
Roosevelt trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905; vai trò của Liên Xô trong dàn
xếp tranh chấp Casơmia giữa Án độ và Pakistan năm 1966; hay vai trò của Pháp trong việc
khuyến khích Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi vào đàm phán tại Paris năm
1968 - 1973 để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại miền nam Việt
Nam.
Ví dụ: Năm 1904 - 1905 xảy ra chiến tranh Nga - Nhật. Để dàn xếp mâu thuẫn này,
Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã đứng ra kêu gọi các bên ngồi vào bàn đàm
phán. Quá trình đàm phán Nga - Nhật đã diễn ra tại Portsmouth, New Hampshire (Hoa Kỳ)
và kết thúc bằng việc ký Hiệp ước Portsmouth năm 1905. Việc ký kết Hiệp ước Portsmouth
đã đánh đấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh Nga - Nhật và với những nỗ lực trong vai trò
môi giới của mình, Tổng thống Theodore Roosevelt đã được nhận Giải Nobel hòa bình năm
1906.
So sánh với môi giới, vai trò của bên thứ ba trong biện pháp trung gian chủ động và
tích cực hơn. Vai trò của bên trung gian không chỉ dừng lại ở việc dàn xếp các bên tranh
chấp gặp gỡ mà còn cùng tham gia vào quá trình đàm phán với các bên tranh chấp, dung
hòa quan điểm của các bên nhằm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn. Có thê thấy rõ vai
trò trung gian của Hoa Kỳ trong việc ký kềt Hiệp ước Trại David năm 1978 nhằm dàn xếp
tranh chấp giữa Israel và Ai Cập; vai trò trung gian của hai quốc gia Mali và Ethiopia trong
việc dàn xếp tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Algeria và Marốc năm 1963 - 1964; hay vai
trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh Caribê năm 1962
giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh Caribê năm 1962 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô,
Liên Xô đã đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ư Thant đóng vai trò trung gian. Hoa Kỳ và
Liên Xô đã trao đổi công hàm, cử đại diện đàm phán trực tiếp với sự tham gia của Tổng thư
ký Liên hợp quốc. Sau đó, các bên đã đạt được thỏa thuận và khủng hoảng được giải quyết.
Cũng giống như bên trung gian, bên thứ ba đóng vai trò là hòa giải cỏ thể tham gia vào
quá trình đàm phán để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, với phạm vi quvền hạn và nghĩa vụ
rộng hơn, bên hòa giải có thể tham gia vào toàn bộ quá trình đàm phán từ đầu cho đến khi
kết thúc, thậm chí có thể giữ vị trí chủ tọa phiên đàm phán. Bên hòa giải cũng thường đề
xuất những sáng kiến cụ thể nhằm giải quyết từng phần hoặc toàn bộ tranh chấp (điều này
không có ở bên thứ ba giữ vai trò trung gian).
Ví dụ: Năm 1977, xảy ra tranh chấp giữa ba quốc gia Kenya, Uganda và Tanzania liên
quan đến việc phân chia tài sản và nghĩa vụ pháp lý của Cộng đồng Đông Phi (tổ chức quốc
tế được thành lập năm 1967 với 5 quốc gia thành viên là Kenya, Uganda, Tanzania,
Rwanda, Burundi và tan rã năm 1977). Với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới và Chương
trình phát triển của Liên hợp quốc, ba quốc gia đã thỏa thuận chọn nhà ngoại giao Thụy Sĩ
Victor Umbricht với tư cách nhà hòa giải tranh chấp.
Hiện nay, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, sự phân biệt giữa biện pháp
môi giới, trung gian và hòa giải là không rõ ràng bởi các biện pháp này đang có xu hướng
được áp dụng kết hợp. Bên thứ ba đóng vai trò môi giới nhưng có thể tham gia vào quá trình
đàm phán nếu được sự thỏa thuận của các bên tranh chấp; hoặc vai trò của bên trung gian có
thể được tăng cường phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp hoặc tình hình giải quyết
tranh chấp thực tế.
Ví dụ: Vai trò của Algeria trong việc dàn xếp vụ khủng hoảng con tin giữa Hoa Kỳ và
Iran năm 1980. Ban đầu Algeria chỉ có ý định tham gia dàn xếp tranh chấp với vai trò môi
giới. Với sự trợ giúp của Algeria, các bên đã ngồi vào bàn đàm phán và sau đó được sự đồng
ý của các bên, Algeria cũng tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán. Kết quả là tháng 1
năm 1981, Hoa Kỳ, Iran và Algeria đã cùng ký Hiệp ước Algiers để dàn xếp cuộc khủng
hoảng trong đó có cả thỏa thuận về việc thành lập Trọng tài Quốc tế để xem xét vụ việc.

2.2.3. Điều tra


Hoạt động điều tra được coi là biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
và thường được thực hiện thông qua ủy ban điều tra.
Nhiệm vụ của Ủy ban điều tra là xác định các sự kiện còn gây tranh cãi, không có cách
hiểu thống nhất giữa các bên tham gia tranh chấp nhằm mục đích làm sáng tỏ thực trạng vụ
tranh chấp. Như vậy, hoạt động điều tra thực chất không giải quyết được tranh chấp quốc tế
mà chỉ làm sáng tỏ các sự kiện hoặc hành động dẫn đến tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đàm phán giữa các bên tranh chấp.
Ủy ban điều tra có hai loại: Ủy ban lâm thời (ad hoc) và Ủy ban thường trực. Thực
tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy đã có nhiều Uỷ ban điều tra được thành lập dựa trên sự
thỏa thuận của các bên tranh chấp, như thỏa thuận giữa Anh và Nga 1904 về thành lập Ủy
ban điều tra vụ thuyền đánh cá của Anh bị bắn, hay thỏa thuận giữa Anh và Đan Mạch năm
1961 về thành lập Ủy ban điều tra vụ Hải quân Đan Mạch đã bắn tàu đánh cá của Anh.
Thành phần, thời hạn và thẩm quyền của Ủy ban, về nguyên tắc do các bên liên quan
thỏa thuận quy định. Vì vậy, thành viên của Ủy ban điều tra có thể chỉ là công dân của các
bên tranh chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình, có thể cả công dân của nước
trung lập, có thể chỉ có công dân của nước trung lập được các bên tranh chấp thỏa thuận lựa
chọn. Ví dụ về Ủy ban điều tra trong thực tiễn giải quyết tranh chấp: trong thời kì chiến tranh
Nga- Nhật 1904, một thuyền đánh cá của Anh bị bắn, hai ngư dân của Anh bị chết, một số
người khác trên thuyền bị thương nặng, Anh cho rằng quân Nga đã gây thiệt hại đó. Giữa
Anh và Nga xảy ra tranh chấp. Anh và Nga thỏa thuận lập một Ủy ban điều tra gồm có đại
diện Nga, Anh, Pháp, Mỹ và Áo. Ủy ban đã tiến hành điều tra, tìm ra nguyên nhân, hoàn
cảnh và thủ phạm gây hại. Ủy ban đi đến kết luận là quân Nga đã bắn vào thuyền đánh cá
của Anh. Từ kết luận này Nga đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Anh16.Hay, năm 1990,
theo đề xuất của tổng thư kí liên hợp quốc, hội nghị quốc tế Paris đã chấp thuận cử phải đoàn
điều tra tình hình Campuchia từ ngày 9 đến ngày 14/8/1990.
Nhằm giúp ủy ban điều tra triển khai hoạt động của mình, các bên tranh chấp có nghĩa
vụ cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan; tạo mọi điều kiện thuận lợi để ủy ban điều tra khảo
sát thực tế, làm rõ và đánh giá khách quan vụ việc. Ủy ban điều tra thường kết thúc khi thông
qua được báo cáo (kết luận) điều tra. Báo cáo của Ủy ban điều tra được thông qua với đa số
phiếu. Báo cáo hay kết luận của ban đìêu tra không có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có toàn quyền chấp nhận hay bác bỏ toàn bộ hay một phần báo cáo của
Ủy ban điều tra17
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ủy ban điều tra đã được thành lập để giải quyết nhiều
tranh chấp quốc tế trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp như ủy ban điều tra được
thành lập năm 1904 để dàn xếp tranh chấp giữa Nga và Anh (vụ Dogger Bank); hay ủy ban
điều tra dàn xếp tranh chấp giữa Anh và Đan Mạch năm 1962 liên quan đến việc tàu thuyền
của Anh đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Đan Mạch (vụ Red Crusader)...
Ví dụ: Vụ Dogger Bank, trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905, hạm đội
Bantic của Nga khi đang trên đường tới vùng biển Thái Bình Dương để giao chiến với Nhật
Bản, đã gặp tàu đánh cá của Anh. Vì lầm tưởng đó là hành động khiêu khích của tàu Nhật
Bản, hạm đội Bantic đã nổ súng vào tàu của Anh. Để dàn xếp vụ việc, các bên đã thỏa thuận
thành lập một ủy ban điều tra bao gồm 5 thành viên trong đó có 4 sĩ quan hải quân của Anh,
Nga, Hoa Kỳ và Pháp; thành viên thứ 5 do 4 sĩ quan đã được chỉ định thỏa thuận lựa chọn là
16
Giáo trình luật quốc tế 1995-học viện quan hệ quốc tế, sdd tr7
17
Điều 35 Công ước Lahay 1907
người Áo. Ủy ban được giao nhiệm vụ không chỉ là xác minh sự kiện thực tế mà còn điều tra
trách nhiệm và mức độ lỗi của các bên. Dựa trên báo cáo của ủy ban đưa ra, Nga đã chấp
nhận bồi thường 65.000 bảng cho Anh để đổi lại Anh rút đề nghị ban đầu là Nga phải có
biện pháp trừng phạt viên sĩ quan chỉ huy hạm đội Bantic.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể của Luật Quốc tế còn có thể thỏa thuận
thành lập các ủy ban tìm hiểu tình hình (Commission of fact- linding) với chức năng tương
tự như ủy ban điều tra. Việc thành lập ủy ban tìm hiểu tình hình được đề cập trong Nghị
quyết 2329 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 18/12/1967, Nghị định thư bổ sung số 1
năm 1977 của Công ước Giơnevơ năm 1949.
- Paraguay năm 1929 về biên giới lãnh thổ; tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Pháp
năm 1947 liên quan đến phần lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương; hay tranh chấp về
xác định ranh giới thềm lục địa giữa Iceland và Nauy năm 1981...
Tóm lại, giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba là những biện pháp quan trọng
trong hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, tạo điều kiện để các bên nhanh chóng giải
quyết tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Tuy nhiên, dù với vai
trò nào môi giới, trung gian, hòa giải hay tham gia vào ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải, sự
tham gia của bên thứ ba cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, sự tích
cực và ý chí của chính các bên tranh chấp chứ không phải của bên thứ ba.
2.2.4. Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế
Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông
qua các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Quốc tế, Trọng tài Quốc tế hoặc cơ quan tài
phán được thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Thông thường các biện pháp này
sẽ được áp dụng khi mà các nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng
không thu được kết quả mà các bên mong muốn.
Giải quyết tranh chấp quốc tế theo trình tự thủ tục tố tụng của tòa án thường trực quốc
tế được coi là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Cùng với
trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế được coi là cơ quan tài phán quốc tế. Tòa án thường trực
quốc tế là một định chế tương đối mới mẻ. Tòa án thường trực quốc tế đầu tiên có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thuộc về tòa án Công lý Trung Mỹ, được
năm quốc gia ở vùng Trung Mỹ thành lập năm 1908.
Tòa án quốc tế đầu tiên có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa toàn cầu là Toà án công lý quốc
tế thường trực của Hội quốc Liên, có các chức năng cơ bản: giải thích điều ước quốc tế, giải
quyết các tranh chấp quốc tế và đưa ra các kết luận tư vấn. Sau đại chiến thế giới lần thứ II,
tòa án này được thay thế bằng tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc. Hiện tại, tòa án
công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc là cơ quan tư pháp có quyền lực và ảnh hưởng toàn cầu.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và ảnh hưởng của cơ quan xét xử này, mục 3 của chương này sẽ
tìm hiểu chuyên sâu về tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc.
Khi nghiên cứu về tòa án quốc tế, ngoài việc phân biệtgiữa tòa án quốc tế với tư cách
là một trong những cơ quan chính của một tổ chức quốc tế, có chức năng chủ yếu là giải
quyết tranh chấp quốc tế, với các tòa án quốc tế được thành lập, họat động dựa trên cơ sở
một điều ước quốc tế18, cũng cần phân biệt với các tòa án hình sự quốc tế đang tồn tại và
hoạt động, như tòa án quân sự quốc tế Nurumbe19, tòa án quân sự quốc tế Tokyo20, tòa án
hình sự quốc tế Ruanda21, tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư (cũ)22, tòa án hình sự quốc tế về
Campuchia23 gần đây nhất là tòa án ICC- một dạng tòa án hình sự quốc tế, mới được thành
lập và đi vào hoạt động từ 1/7/2003, có trụ sở cũng tại Lahaye 24. Những loại tòa án này
không phải là loại tòa án quốc tế thuộc đối tượng nghiên cứu của bài này. Các tòa án hình sự
quốc tế không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia.
Chúng chỉ có thẩm quyền xét xử và trừng phạt các tội phạm quốc tế (Tội ác quốc tế) như tội
diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại .v.v… do các cá nhân thực hiện, bất kể
cá nhân đó là ai, giữ cương vị nào trong bộ máy nhà nước.
Như phần trên đã trình bày, tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
giữa các quốc gia khi các nước này chấp thuận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế. Tuy
nhiên, trong thực tiễn đời sống quốc tế còn tồn tại và hoạt động loại hình tòa án quốc tế có
tính chất đặc thù, đó là Tòa án của Liên minh Châu Âu (Trước kia là tòa án của cộng đồng
kiểm tra Tây Âu). Việc giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các nước thành viên
EU không chỉ là chức năng cơ bản duy nhất của tòa án này, mà nó còn có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp phát sinh giữa các cơ quan của EU, giữa các thể nhân và pháp nhân của
18
Xem thêm mục 1.3 của chương này
19
Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe được thành lập trên cơ sở Hiệp ước LuânĐôn ngày 8/8/1945 về truy lã và
trừng trị các tội phạm chiến tranh của khối trục phát xít Châu Âu. Liên xô (cũ), Mỹ, Anh và Pháp là các bên ký
kết điều ước quốc tế này, còn 19 quốc gia khác là các bên gia nhập
20
Tòa án quân sự quốc tế Tokyo (còn được gọi là Tòa án quân sự quốc tế VIễn đông, được thành lập theo thỏa
ước năm 1946 giữa các nước: Liên xô (cũ), Mỹ, Anh và Pháp, Trung Quốc, Canada, Australia, Hà Lan , Ấn độ
và Philipin.
21
Tòa án hình sự quốc tế về Ruanda, do Hội đồng bảo an LHQ thành lập năm 1993 để xét xử các hành vi tội
phạm diệt chủng chống lại lòai người thực hiện trong cuộc vũ trang nội chiến, thẩm quyền của tòa phát sinh từ
ngày 01/01/1994 và kết thúc tháng 31/12/1994
22
Tòa án hình sự quốc tế về Nam tư cũ, do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành lập để xét xử các tên tội phạm
diệt chủng tại Nam tư, thẩm quyền của tòa phát sinh hiệu lực từ ngày 01/01/1991 cho đến ngày Hội đồng bảo an
tuyên bố xác định và an ninh đã được phục hồi tại Nam tư cũ.
23
Tòa án quốc tế về Campuchia được thành lập vào cuối năm 2006 để xét xử những tên phạm tội diệt chủng
Khơme đỏ tại Campuchia
24
Tòa án hình sự quốc tế Lahay được thành lập trên cơ sở của quy chế Romma (Italia) ký ngày 17/7/1998,Tòa
án có trụ sở tại Lahay chính thức họat động ngày 01/7/2003, tòa có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm
diệt chủng, tội phạm chống lòai người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược.
các nước thành viên với các cơ quan của EU, theo đó, cho thấy thẩm quyền của tòa EU
không chỉ là thẩm quyền của một tòa án quốc tế nói chung mà còn có chức năng của tòa án
hành chính và tòa Hiến pháp. Như vậy, tòa án của EU có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
rất rộng và đối tượng của tranh chấp cũng rất đa dạng. Có thể nói đây là đặc thù của EU –
một tổ chức quốc tế “siêu quốc gia” duy nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay.
Như vậy, về phạm vi giải quyết tranh chấp của các tòa án quốc tế khác nhau cũng
khác nhau. Mặc dù vậy, các tòa án quốc tế cũng có những đặc điểm chung, dựa vào những
dấu hiệu này để phân biệt với trọng tài quốc tế- một trong những loại hình thuộc cơ quan tài
phán quốc tế. Cụ thể:
Mỗi tòa án quốc tế đều hoạt động theo quy chế riêng.
Thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định, nghĩa là các bên không có quyền lựa
chọn thẩm phán
Các quy tắc, thủ tục tố tụng của tòa án, các bên tranh chấp không có quyền thay đổi
Phán quyết của mọi tòa án quốc tế đều có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên liên
quan phải triệt để tuân thủ.
Cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết của tòa án quốc tế rất nghiêm ngặt và có hiệu
quả, bởi theo quy chế của tòa hoặc theo Hiến chương của các tổ chức quốc tế, phán quyết
của tòa thường được bảo đảm thi hành thông qua thẩm quyền của các cơ quan của tổ chức
quốc tế. Ví dụ, Hiến chương Liên hợp quốc đã trao thẩm quyền cho Hội đồng bảo an có
quyền đưa ra những nghị quyết về những biện pháp cần áp dụng đối với quốc gia không thực
hiên nghĩa vụ theo phán quyết của tòa án nhằm đảm bảo cho phán quyết của tòa được chấp
hành nghiêm chỉnh25
Từ góc độ Luật quốc tế và thực tiễn xét xử của các tòa án quốc tế cho thấy, ngoài
chức năng chủ yếu là giải quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý
trong các vụ việc cụ thể, hoạt động của tòa án quốc tế còn có thể góp phần giải thích và củng
cố hoàn thiện các quy phạm luật quốc tế. Đồng thời hiệu quả hoạt động của tòa là rất lớn. Cụ
thể: Trong khuôn khổ hoạt động của tòa án quốc tế, tranh chấp quốc tế có thể được giải
quyết triệt để; phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra thường đảm bảo được tính công bằng và
khách quan; các phán quyết của tòa án quốc tế thường được các bên tôn trọng và tuân thủ
nghiêm chỉnh.
Để tìm hiểu chuyên sâu các loại tòa án quốc tế cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp quốc tế sẽ được nghiên cứu ở chương 2.
2.2.5. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế

25
Điều 94 Hiến chương Liên hợp quốc
Giống như tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên giải
quyết tranh chấp quốc tế, tức là thẩm quyền của tòa trọng tài là thẩm quyền tùy nghi, phụ
thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp và sự thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong điều
uốc quốc tế chuyên môn hoặc điều khoản trọng tài. Trong điều ước quốc tế còn xác định cụ
thể trình tự, thủ tục xét xử, nguồn luật sử dụng trong xét xử, cũng như thủ tục và giá trị phán
quyết của tòa trọng tài.
Dưới góc độ lịch sử, so với tòa án quốc tế, trọng tài là biện pháp giải quyết tranh chấp
đã được biết từ lâu. Hình thức này đã xuất hiện vào thời kỳ Hi Lạp cổ đại, sau đó vào thời kỳ
Trung đại, khi Giáo hoàng đóng vai trò trọng tài. Sự phát triển mạnh mẽ của tòa trọng tài là
vào thế kỷ XIX. Năm 1899, tại Hội nghị hòa bình La hay đã pháp điển hóa luật về trọng tài
quốc tế. Đồng thời, cộng đồng quốc tế đã có sự cố gắng định chế hóa cơ chế trọng tài, bằng
cách thành lập Tòa trọng tài thường trực. Hội nghị hòa bình La hay năm 1907 đã mở rộng
luật về trọng tài, theo đó, trọng tài quốc tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh
giữa các quốc gia với thành phần là các trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn, dựa
trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Về việc phân loại tòa trọng tài, khoa học luật quốc tế sử dụng nhiều tiêu chí khác
nhau để phân loại. Cụ thể:
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, trọng tài quốc tế gồm có: trọng tài thường trực (trọng
tài theo quy chế) và tòa trọng tài lâm thời (ad hoc). Tòa trọng tài thường trực là trọng tài hoạt
động thường xuyên, liên tục, có trụ sở, có danh sách trọng tài viên, có quy chế hoạt động và
thủ tục tố tụng. Ví dụ: tòa trọng tài thường trực Lahaye, được thành lập theo hai Công ước
Lahaye 1989 và 190726. Tòa trọng tài vụ việc được thành lập chỉ để giải quyết một vụ tranh
chấp cụ thể và sẽ chấm dứt hoạt động khi vụ tranh chấp được giải quyết. Thực tiễn giải quyết
tranh chấp hiện nay cho thấy, nếu lựa chọn phương thức trọng tài, các bên tranh chấp thường
thỏa thuận thành lập trọng tài ad hoc.
- Căn cứ vào thành phần (số lượng trọng tài viên), Tòa trọng tài được chia làm tòa
trọng tài đơn nhất (chỉ có một trọng tài viên) và trọng tài tập thể (bao gồm từ ba trọng tài
viên trở nên).
- Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết, tòa trọng tài được chia thành: trọng tài có thẩm
quyền chung (có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lãnh vực khác nhau
của đời sống quốc tế, như tòa trọng tài thường trực La hay được thành lập theo Công ước
1899 và 1907), và tòa trọng tài chuyên môn (chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong

26
Mặc dù tòa trọng tài thường trực Lahaye có trụ sở tại Lahaye nhưng các trọng tài viên không hoạt động
thường xuyên, tòa chỉ có một danh sách trọng tài viên mà các bên có quyền lựa chọn để hình thành một thành
phần cơ cấu xét xử
một hoặc một số lĩnh vực của đời sống quốc tế, như tòa trọng tài quốc tế về luật biển, được
thành lập theo Công ước luật biển 1982)27.
Thành phần của tòa trọng tài do các bên thỏa thuận quy định, có thể chỉ bao gồm một
trọng tài viên hoặc nhiều trọng tài viên (hội đồng trọng tài). Số lượng trọng tài viên luôn là
số lẻ, để đảm bảo phán quyết của tòa trọng tài được thông qua dễ dàng theo nguyên tắc đa số
phiếu. Trong trường hợp tòa trọng tài được thành lập với một trọng tài viên duy nhất thì
người này phải là công dân có uy tín của nước thứ ba. Nếu là Hội đồng trọng tài, thì mỗi bên
tranh chấp có quyền chỉ định một số lượng trọng tài viên bằng nhau là công dân nước mình
hoặc nước thứ ba. Các trọng tài viên được chỉ định sẽ thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên khác
làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Về nguyên tắc, chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là
công dân của nước thứ ba. Nếu các bên hữu quan không lựa chọn được, hoặc trong trường
hợp các bên không muốn chỉ định trọng tài viên của mình vì một lí do nào đó, họ có thể yêu
cầu chánh án tòa án công lý quốc tế hoặc tổng thư ký Liên hợp quốc chỉ định.
Về luật được áp dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế là luật quốc tế bao gồm điều
ước quốc tế, tập quán quốc tế có liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp. Ngoài ra, các bên có
thể tự do thỏa thuận lựa chọn luật quốc gia, nguyên tắc pháp luật chung hay quy định chuyên
môn nào đó để Tòa trọng tài sử dụng khi giải quyết tranh chấp giữa họ. Ví dụ: trong vụ tranh
chấp Trail Smelter năm 1941 liên quan đến nhà máy luyện kim của Canada gây ô nhiễm cho
vùng lãnh thổ Mỹ(tiểu bang Washington). Hai Bên tranh chấp (Mỹ và Canada) đã thống nhất
lựa chọn luật Hoa Kỳ để giải quyết vụ tranh chấp28.
Thủ tục tố tụng, trình tự phiên tòa trọng tài, về nguyên tắc do các bên tranh chấp ấn
định. Thông thường, trình tự phiên tòa trọng tài bao gồm hai giai đoạn: thứ nhất là thủ tục
viết và sau đó là thủ tục nói. Sau khi các đại diện hoặc cố vấn của các bên đưa ra tất cả các
lời giải thích, chứng cứ chứng minh bảo vệ quan điểm, yêu cầu của họ trong vụ tranh chấp,
chủ tịch tòa trọng tài sẽ tuyên bố kết thúc phần tranh tụng và sau đó tòa sẽ tiến hành nghị án,
cuộc thảo luận nghị án là kín và bí mật. Quyết định của tòa trọng tài sẽ được thông qua theo
nguyên tắc nhất trí hoặc đa số phiếu.
Phán quyết trọng tài thường được thông qua tại buổi thảo luận nghị án bằng đa số phiếu
và sẽ được tuyên đọc trước tòa với sự có mặt của đại diện và cố vấn pháp lý của các bên
tranh chấp. Phán quyết phải có phần chứng minh lập luận của Tòa trọng tài. Về nguyên tắc,
phán quyết của tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các
bên. Phán quyết của tòa trọng tài không được khiếu nại, nhưng có thể được xem xét lại trong
trường hợp xuất hiện các tình tiết và sự kiện ảnh hưởng, tác động quan trọng có tính quyết
27
Xem phụ lục VII và VIII của Công ước 1982 về luật biển
28
Tạp chí khoa học pháp lý ĐH Luật tp Hồ Chí Minh, số 4- 2001 t.35
định đến phán quyết, mà trước đó tòa trọng tài chưa được biết đến. Trong trường hợp các
bên có quan điểm, yêu cầu khác nhau về việc giải thích và thi hành phán quyết thì chính tòa
trọng tài với thành phần xét xử sẽ xem xét và giải thích.
Trong mối quan hệ so sánh, tòa trọng tài có nhiều điểm chung với tòa án thường trực,
như về nguyên tắc việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài hay tòa án quốc tế được thực hiện
dựa trên cơ sở luật quốc tế, đồng thời phán quyết trọng tài cũng như phán quyết tòa án quốc
tế đều có giá trị chung thẩm và hiệu lực bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành, không có
quyền kháng án. Tuy nhiên giữa biện pháp trọng tài và tòa án vẫn có sự khác biệt, cụ thể:
- Thứ nhất, về thành phần xét xử: theo tòa trọng tài các bên có quyền lựa chọn trọng
tài viên, còn thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định, các bên không có quyền lựa
chọn thẩm phán
- Thứ hai, về thủ tục tố tụng xét xử theo con đường trọng tài, các bên có quyền thỏa
thuận qui định thủ tục tố tụng, vì vậy thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản hơn, linh hoạt và
mềm dẻo hơn, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí, rút ngắn quá trình thông qua phán quyết.
Còn thủ tục tố tụng tòa án là cố định, đã được qui định cụ thể từ trước trong quy chế của tòa
- Thứ ba, về mức độ bảo mật trình tự tố tụng trong từng vụ việc. Giải quyết tranh
chấp tại trọng tài, nếu được các bên yêu cầu sẽ được giữ kín, đảm bảo cho các bên liên quan
giữ được bí mật quốc gia, bí quyết kinh doanh, quy trình kỹ thuật… và qua đó, góp phần bảo
vệ danh dự, uy tín của các bên tranh chấp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp theo tòa án
quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai
- Thứ tư, về thể loại tranh chấp quốc tế được giải quyết: tòa trọng tài không những
giải quyết tranh chấp pháp lý mà còn giải quyết tranh chấp chính trị, vì vậy, phán quyết của
tòa trọng tài có thể không mang tính đối nghịch như phán quyết của tòa án quốc tế, do đó,
sau khi có phán quyết của trọng tài, các bên vẫn có thể tiếp tục giữ được mối quan hệ với
nhau kể cả lĩnh vực vừa xảy ra tranh chấp. Còn tòa án quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp
pháp lý.
- Thứ năm, về khả năng kiểm soát hoạt động tố tụng của các bên tranh chấp. Trình tự
trọng tài do các bên tự qui định, vì thế khả năng kiểm soát hoạt động trọng tài của các bên
rộng hơn. Còn trình tự của tòa án các bên không có quyền này.
Từ góc độ thực tiễn quốc tế, tương lai rộng mở của giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp trọng tài là vô cùng to lớn và là thực tiễn hiển nhiên. Khẳng định này đã được thể hiện
qua các qui định của Công ước về hòa giải và trọng tài trong khuôn khổ của tổ chức hợp tác
và anh ninh châu Âu, được thông qua tại Stockhôm 1992.
2.3. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giải
quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước
quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, thì mỗi tổ chức quốc tế đều có thẩm quyền và chức
năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.Tuy nhiên các bên tranh chấp và cũng là
thành viên của tổ chức quốc tế không chỉ tìm đến những cơ chế giải quyết được ấn định
trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế mà họ là thành viên, mà còn có quyền lựa chọn những
biện pháp giải quyết hòa bình khác. Vấn đề này thường được quy định trong các điều ước
quốc tế của tổ chức đó. Ví dụ, điều 28 Hiến chương ASEAN năm 200729, khoản 3 điều 2
Hiến chương Liên hợp quốc30.
Thông thường các tranh chấp liên quan trong khuôn khổ tổ chức quốc tế được giải
quyết theo các cơ chế đã được qui định trong Qui chế tổ chức quốc tế. Việc nâng cao vai trò
của tổ chức quốc tế trong đời sống quốc tế và việc gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế đã
mang lại những sự thay đổi nhất định trong hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế đều có đặc thù riêng biệt, vì vậy cơ chế
giải quyết tranh chấp của chúng cũng thể hiện sự riêng biệt này. Đặc biệt có ý nghĩa quan
trọng trong lĩnh vực này là cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc. Đây là tổ chức
quốc tế có vai trò và vị trí hàng đầu trong hệ thống các tổ chức quốc tế, có ảnh hưởng và tác
động quan trọng đến đời sống quốc tế. Tiếp đến, là Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ hợp tác đến kinh tế đa phương toàn cầu.Việc nghiên
cứu cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế của bộ máy liên hợp quốc và tổ chức thương mại
thế giới (WTO) mà Việt Nam là thành viên là điều hết sức cần thiết. Toàn bộ vấn đề này, sẽ
được tìm hiểu ở chương 2. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu ở mức độ khái quát về cơ chế giải
quyết tranh chấp của một số tổ chức quốc tế có tính chuyên môn hoặc khu vực.
2.3.1. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức chuyên môn Liên hợp quốc:
Các tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ, như FAO, ICAO, IMO, ILO, WHO,...
cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Quốc tế. Trong quy chế của các Tồ chức quốc tế
này, cũng như các công ước được ký kết trong khuôn khổ hoạt động của mình, đều ghi nhận
các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, như đàm phán trực tiếp giữa các quốc
gia thành viên, biện pháp trọng tài quốc tế và tòa án công lý quốc tế cùa Liên hợp quốc. Các
tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ các Tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc
thường là các tranh chấp liên quan đến thẩm quyền của các Tổ chức quốc tế trong việc giải

29
Điều 28 Hiến chương ASEAN: trừ khi có quy định khác trong hiến chương này, các quốc gia thành viên có
quyền viện dẫn những hình thức giải quyết tranh chấp hòa bình được quy định tại 33 khỏan 1 của Hiến chương
LHQ hoặc các văn bản Luật QT khác mà các quốc gia thành viên ASEAN
30
Khỏan 3 điều 2 Hiến chương LHQ ghi nhận: tất cả các thành viên LHQ giải quyết những tranh chấp quốc tế
của họ bằng các biện pháp hòa bình
thích và áp dụng các Qui chế và điều ước quốc tế của tổ chức. Nhìn chung, các tranh chấp
phát sinh giữa các quốc gia thành viên tổ chức quốc tế thường được giải quyết trong khuôn
khổ của chính tổ chức quốc tế và dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức quốc tế.
Ví dụ: điều 84,85,86 của công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế 1944, qui định
về trình tự giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước
và các phụ lục của công ước31.
Hiện nay, số lượng tổ chức quốc tế chuyên môn của liên hợp quốc bao gồm 17 tổ
chức quốc tế, đây là các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập trên cơ sở một điều
ước quốc tế đa phương, còn được gọi là Điều lệ của tổ chức quốc tế. Phạm vi thẩm quyền
của mỗi tổ chức quốc tế chuyên môn được qui định trong điều lệ của tổ chức quốc tế đó,
trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong hiệp định song phương giữa Liên hợp quốc và tổ
chức quốc tế chuyên môn do Hội đồng kinh tế – xã hội của Liên hợp quốc thay mặt cho tổ
chức quốc tế toàn cầu này kí kết. Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của từng tổ chức
quốc tế chuyên môn nói trên sẽ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của từng tổ
chức. Trong phạm vi chương này, không đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế của
tất cả các tổ chức quốc tế chuyên môn. Việc nghiên cứu này sẽ để học viên tự quyết định
theo nhu cầu nghiên cứu của mình.
2.3.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Tồ chức quốc tế khu vực
Theo khoản 1 điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết tranh chấp bằng
phương thức này được coi là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp
quốc tế. Quy chế pháp lý của các Tổ chức quốc tế khu vực đều quy định về trình tự, thủ tục
và các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia
thành viên của tổ chức quốc tế. Việc giải quyết được tiến hành theo những phương thức này
có thể được khởi xướng theo kiến nghị của quốc gia thành viên tham gia tranh chấp, hoặc
theo sáng kiến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, hay theo các quy định hiện hành được
ghi nhận trong Quy chế của Tổ chức quốc tế khu vực.
Việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN mà Việt Nam là thành viên
của tổ chức quốc tế khu vực này là điều rất thiết thực, sẽ được tìm hiểu chuyên sâu ở chương
2. Trong phần này , chúng ta chỉ đề cập khái quát tới các cơ chế giải quyết tranh chấp của:

31
Điều 84 công ước Chicago giải quyết tranh chấp nếu có sự bất đồng giữa 2 hoặc nhiều Quốc gia ký kết về
việc giải thích áp dụng Công ước này và các phụ lục của công ước mà không thể giải quyết bằng thương lượng,
thì hội đồng phải quyết định theo thỉnh cầu của bất kỳ quốc gia hữu quan nào. Không một thành viên nào của
hội đồng mà là 1 bên tranh chấp được biểu quyết khi hội đồng xem xét cuộc tranh chấp. Phụ thuộc vào điều 85
mọi quốc gia ký kết có thể kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài đặc trách được thành lập theo sự thỏa
thuận với các bên khác trong cuộc tranh chấp hoặc kháng cáo lên toà án công lý quốc tế thường trực. Kháng cáo
như vậy phải được thông báo cho Hội đồng trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quyết định Hội
đồng
Liên đoàn các nước Ả Rập, Liên minh châu Phi ( AU), Tổ chức các nước châu Mĩ, và cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Theo Hiến chương của các nước Ả Rập trong cơ cấu tổ chức của Liên đoàn, thì Hội
đồng Liên đoàn có thể thực hiện vai trò trung gian, hòa giải hoặc thậm chí cả chức năng
trọng tài. Trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới Ả Rập trách nhiệm quan trọng nhất
thuộc về Hội nghị thường kì các nguyên thủ quốc gia các nước thành viên Liên đoàn Ảrập.
Trong Hiến chương của Tồ chức thống nhất châu Phi (hiện hay là Liên minh châu Phi
– AU ) có qui định: việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế cần phải được tiến hành
bằng các biện pháp giải quyết hòa bình như: đàm phán, trung gian, hòa giải và trọng tài.
Trong cơ cầu tồ chức của AU, cơ quan có quyền lực tối cao đưa ra các quyết định giải quyết
các vấn đề của châu lục đen, đặc biệt là giải quyết tranh chấp về lãnh thổ và biên giới quốc
gia là Hội nghị các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ. Cơ quan tối cao này
cùng với Hội đồng các bộ trưởng, các quốc gia châu Phi đã thông qua được các nghị quyết
về giải quyết tranh chấp biển giữa Xômali và Kênia, giữa Xômali với Êtiôpia, giữa Angiêri
và Marốc, cùng nhiều tranh chấp quốc tế khác phát sinh giữa các quốc gia thành viên AU,
trong đó kiến nghị các quốc gia thành viên cần tiến hành đàm phán trực tiếp với nhau nhằm
mục đích giải quyết các tranh chấp và đưa ra các phương thức giải quyết cụ thể. Bên cạnh
các cơ quan nêu trên của AU có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trong cơ cấu tổ chức của
AU còn có Ủy ban thường trực về trung gian, hòa giải và trọng tài. Thành phần và chức năng
của cơ quan này được qui định trong nghị định thư – một phần của Hiến chương. Trong
trường hợp các bên tranh chấp đồng ý chuyển giao cho Ủy ban giải quyết theo thủ tục trọng
tài, thì phán quyết của Ủy ban đưa ra có hiệu lực bắt buộc đối với các Bên tham gia vụ tranh
chấp.
Trên thực tế, các nước thành viên Tổ chức thống nhất châu Phi thường không muốn
giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp tư pháp như tòa án hay trọng tài mà thường
cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp mềm dẻo hơn như đàm phán, trung
gian hay hòa giải.
Ví dụ: Trong vụ tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Algeria và Marốc năm 1963, Tổ
chức thống nhất châu Phi đã thông qua Nghị quyết thành lập ủy ban đặc biệt bao gồm đại
diện của 7 quốc gia châu Phi đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải tranh chấp. Các ủy
ban tương tự cũng đã được Tổ chức thống nhất châu Phi thành lập để giải quyết tranh chấp
Somali- Ethiopian, hay tranh chấp Tây Sahara năm 1978.
Trong Hiến chương của Tổ chức các nước châu Mĩ và Hiệp ước Bôgôta năm 1948 có
qui định trình tự thủ tục chi tiết tiến hành các hoạt động trung gian hòa giải, điều tra… Các
điều ước quốc tế này qui định: Hội đồng thường trực, Hội đồng tham vấn các bộ trưởng
ngoại giao châu Mĩ – các cơ quan chính của tổ chức các nước châu Mĩ, có một phạm vi
thẩm quyền rộng lớn trong quá trình giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế phát sinh
giữa các quốc gia thành viên, ví dụ như cho phép Hội đồng thường trực có quyền thành lập
tòa trọng tài mà không có sự tham gia của bên tranh chấp. Năm 1970, các thành viên của Tổ
chức các nước châu Mỹ đã thỏa thuận thành lập ủy ban liên Mỹ về hòa bình giải quyết tranh
chấp với tư cách là cơ quan trực thuộc Hội đồng thường trực. Trong thực tế, Hội đồng
thường trực và ủy ban liên Mỹ có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết các tranh chấp
biên giới lãnh thổ giữa các nước thành viên.
Ví dụ: Để giải quyết tranh chấp biên giới giữa Costa Rica và Nicaragua năm 1985, Hội
đồng thường trực đã thành lập ủy ban điều tra. Sau khi nghe báo cáo của ủy ban điều tra về
vấn đề tranh chấp, Hội đồng thường trực đã thông qua Nghị quyết yêu cầu các bên đàm phán
để giải quyết tranh chấp.
Đối với tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), đây là tổ chức quốc tế khu
vực mới được thành lập sau sự đổ vỡ của Liên xô (cũ), vào cuối thế kỉ XX đã thành lập tòa
án kinh tế. Theo các qui định hiện hành của Hiến chương SNG, cơ quan tư pháp này có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình các quốc gia thực thi và tuân thủ
các cam kết quốc tế, cũng như các tranh chấp khác được xác định theo thỏa thuận của các
quốc gia này. Tòa kinh tế có quyền giải thích các điều ước quốc tế và các văn kiện khác của
Cộng đồng các quốc gia độc lập về các vấn đề kinh tế. Đoàn chủ tịch là cơ quan tập thể cao
nhất của tòa kinh tế, có quyền xem xét các khiếu nại đối với phán quyết của tòa án kinh tế
cũng như có quyền xem xét và đưa ra các kiến nghị cho các quốc gia thành viên nghiên cứu
về loại bỏ xung đột trong luật pháp của các nước thành viên. Phán quyết của Đoàn chủ tịch
là chung thẩm và có hiệu lực thực hiện.

Lưu ý :
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại LHQ
1.1. Tòa án công lý quốc tế LHQ (Tòa án quốc tế LHQ)
1.1.1. Khái niệm về tòa án công lý quốc tế LHQ
Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Tòa án quốc tế) là cơ quan tư
pháp chính của Liên hợp quốc, hoạt động trên cơ sở qui chế của mình, Tòa án quốc tế là cơ
quan chính của LHQ, còn qui chế Tòa án quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của Hiến
chương LHQ32.

32
: Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc: Các văn bản pháp luật về Công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt
Nam có liên quan. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.46
Tiền thân của Tòa án quốc tế chính là Tòa án công lý quốc tế thường trực (còn gọi là
pháp viện thường trực) bên cạnh tổ chức quốc tế Hội quốc liên, tuy nhiên Tòa án công lý
quốc tế thường trực không phải là cơ quan của Hội quốc liên, Tòa án này hoạt động dựa trên
cơ sở qui chế hoàn toàn độc lập. Hội quốc liên cũng như Tòa án công lý quốc tế thường trực
ra đời sau đại chiến I (1922) và chấm dứt hoạt động trước đại chiến II.
Thành viên Liên hợp quốc đương nhiên là thành viên của Qui chế tòa án quốc tế,
nhưng các quốc gia không phải thành viên của LHQ cũng có thể là thành viên của Qui chế
tòa án quốc tế, ví dụ như Thụy Sĩ, Nhật Bản, Nauru khi chưa là thành viên LHQ vẫn được
thừa nhận là thành viên của qui chế tòa án quốc tế, vẫn được tham gia vào việc bầu cử thẩm
phán của tòa, vẫn có quyền thưa kiện tại tòa hoặc các quyền khác theo qui định của qui chế
tòa hoặc các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng.
Tòa án có trụ sở chính tại thành phố Lahay (Hà Lan), ngoài ra, tòa cũng có thể tiến
hành các phiên xử ngoài Lahay, khi tòa xét thấy cần thiết33.
Ngôn ngữ chính của tòa án quốc tế là tiếng anh và tiếng pháp. Ngoài ra, tòa cũng có
thể cho phép các bên theo yêu cầu của họ sử dụng ngôn ngữ thứ ba ngoài tiếng anh và tiếng
pháp34.
Nguồn luật áp dụng của Tòa án quốc tế là nguồn được qui định trong điều 38 qui chế
của Tòa án quốc tế, bao gồm DUQT và TQQT và các nguyên tắc chung của luật.
1.1.2. Chức năng của Tòa án công lý quốc tế (quan trọng)
a. Cơ sở pháp lý xác định chức năng và hoạt động của Tòa án quốc tế
- Hiến chương LHQ35
- Qui chế của Tòa án công lý quốc tế
- Nội qui của tòa, theo điều 30 qui chế của tòa, Tòa án quốc tế có quyền xây dựng nội
qui qui định nguyên tắc thực hiện chức năng, các nguyên tắc thủ tục xét xử của tòa36.
b. Thẩm quyền chính của tòa án quốc tế Liên hiệp quốc
Theo điều 36 qui chế TAQT, tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp mà
các bên đưa ra, cũng như các vấn đề được qui định riêng biệt trong Hiến chương LHQ hoặc
trong các Điều ước quốc tế có hiệu lực. Cụ thể, tòa án quốc tế có 2 thẩm quyền như sau:
Thứ nhất là: giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia, phù hợp với qui
chế của mình. Tòa án không chỉ giới hạn thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia thành viên
LHQ37. Các quốc gia không phải là thành viên LHQ có thể tham dự vào quá trình giải quyết
tranh chấp tại tòa với tư cách bên nguyên đơn, bên bị đơn hoặc bên liên quan với điều kiện
đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu do ĐHĐ đưa ra trong từng vụ cụ thể dựa trên cơ sở khuyến nghị
của HĐBA38. Tòa án Công lý có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nhưng
thẩm quyền này không phải đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên
tranh chấp.
- Thứ hai là: Ngoài chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế, Tòa án Công lý
quốc tế còn thực thi một chức năng quan trọng khác là đưa ra các kết luận tư vấn. Tòa án
33
: Đ22 qui chế Tòa án quốc tế LHQ
34
: Đ39 qui chế Tòa án quốc tế LHQ
35
: Chương XIV qui định về Tòa án quốc tế của Hiến chương LHQ
36
: Ngày 6/5/1946, nội qui của tòa án quốc tế đã được thông qua. Năm 1972, tòa đã thông qua việc sửa đổi một
phần nội qui. Ngày 14/4/1978, tòa thông qua sửa đổi nội qui lần hai, nhằm cải tổ thủ tục tranh tụng trước tòa
37
: Đ34.1 qui chế TAQT LHQ
38
: Đ93.2 Hiến chương LHQ
Công lý quốc tế thực hiện chức năng đưa ra kết luận tư vấn khi Đại hội đồng hay Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu, liên quan đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn
hoạt động của các cơ quan này. Tất cả các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các tổ chức
chuyên môn cũng được hỏi ý kiến tư vấn của tòa trong trường hợp được Đại hội đồng Liên
hợp quốc cho phép. Riêng đối với ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu tòa kết luận tư vấn về bất
cứ vấn đề pháp lý liên quan 39. Các quốc gia không có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư
vấn về các tranh chấp của mình. Các ý kiến tư vấn của tòa chỉ mang tính chất khuyến nghị.
Tóm lại, trên đây là những thẩm quyền chủ yếu của TAQT và đồng thời là chức năng
của cơ quan tài phán quốc tế này, các chức năng này gắn liền với mục đích thành lập của tòa
là giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trên cơ sở luật quốc tế.
c. Các phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAQT liên
hợp quốc.
Như trên đã đề cập, chỉ có các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia mới thuộc phạm
vi thẩm quyền xét xử của TAQT với điều kiện các bên tranh chấp này đồng ý chấp nhận thẩm
quyền tài phán của tòa. TAQT không có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp phát sinh giữa
các thể nhân, pháp nhân, trừ trường hợp quốc gia đồng ý chấp nhận là nguyên đơn trước tòa
để bảo vệ quyền lợi cho thể nhân và pháp nhân nước mình. Theo đó, tranh chấp như vậy
được coi là một tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia liên quan (vụ công ty dầu khí Anh –
Iran, Nottebon, Barcelona Traction)40.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia của Luật quốc tế, Tòa án quốc
tế không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Do vậy, thẩm
quyền xét xử của TAQT hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia tham gia tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAQT được xác lập theo sự chấp thuận của các bên
liên quan. Chấp thuận này có thể là thỏa thuận trước (trước khi có tranh chấp xảy ra) hoặc
thỏa thuận sau (sau khi có tranh chấp xảy ra). Căn cứ vào điều 36 của qui chế tòa, sự chấp
nhận thẩm quyền của tòa được thể hiện theo ba phương thức sau :
- Chấp nhận thẩm quyền của tòa án quốc tế theo từng vụ việc (được gọi là thỏa thuận
thỉnh cầu). Đây là phương thức chấp nhận sau, tức là khi có tranh chấp đã xảy ra, các quốc
gia tranh chấp sẽ ký một thỏa thuận, được gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị tòa giải quyết
tranh chấp giữa họ. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, những
vấn đề cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa... Nếu chỉ có một bên yêu cầu tòa giải
quyết nhưng phía bên kia không chấp nhận thì tòa sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đó. Hình thức này đã được các quốc gia tranh chấp áp dụng rộng rãi như vụ Các đảo
Minquiers vả Ecréchous giữa Pháp và Anh năm 1953 41, vụ thềm lục địa Biển Bắc giữa Cộng
hòa liên bang Đức/ Đan Mạch, Cộng hòa liên bang Đức/ Hà Lan 42. Ví dụ: Trong vụ Thềm
lục địa Biển Bắc năm 1969, để giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa giữa Đức -

39
: Đ96 Hiến chương LHQ
40
:…
41
: Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Sdd, tr.234
42
: Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Sdd, tr.267
Đan Mạch - Hà Lan, hai thỏa thuận đã được ký kết giữa Đức - Đan Mạch và giữa Đức - Hà
Lan nhằm chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế.
Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các ĐƯQT. Ở phương thức này, trong
các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương hợp tác nhiều lĩnh vực khác nhau, các
quốc gia đã dự liệu trong các điều khoản đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra về việc giải
thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế Liên
hợp quốc. Do đó, sau này khi có tranh chấp xảy ra, chỉ cần một bên (nguyên đơn) gửi đơn
đến tòa, tòa sẽ có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ như vụ nhân viên ngoại giao và lãnh sự Mỹ
tại Têhêran, Mỹ kiện Iran dựa trên Nghị định thư về thủ tục giải quyết bắt buộc các tranh
chấp trước TAQT mà cả hai nước đã ký và phê chuẩn. Ví dụ: Theo Điều 287, Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay
nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp
dụng Công ước: Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài Quốc
tế....
Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa án bằng một tuyên bố đơn phương. Theo phương thức
này, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền
của tòa và các tuyên bố này đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp thì
tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó 43. Các quốc gia có toàn quyền trong việc thể hiện ý
chí của mình bằng tuyên bố đơn phương vào bất cứ thời điểm nào, với những nội dung hoặc
những điều kiện gì để chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa. Thủ tục đăng ký các tuyên bố
đơn phương này được thực hiện bằng cách gửi cho tổng thư ký Liên hợp quốc, tổng thư ký
sẽ làm nhiệm vụ lưu chiểu44. Ví dụ: Trong vụ tranh chấp Nicaragoa kiện Mỹ về các hoạt
động quân sự và bán quân sự mà Mỹ thực hiện tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa năm
1984, thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế đã được xác lập thông qua hai tuyên bố đơn
phương là Tuyên bố của Mỹ ngày 14/8/1946 chấp nhận thẩm quyền của tòa và Tuyên bố của
Nicaragoa năm 1929 về chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế (cơ quan
tài phán trong khuôn khổ Hội quốc liên - tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc. Theo Điều 36,
Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, những quốc gia nào chấp nhận thẳm quyền của Pháp viện
thường trực quốc tế thì có thể được coi như chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc
tế).
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án công lý quốc tế
a. Các thẩm phán của Tòa án quốc tế

43
: Đ36.2, qui chế TAQT Liên hợp quốc
44
: Đ36.4, qui chế TAQT Liên hợp quốc
Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán, độc lập, được lựa chọn không căn
cứ vào quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra
ở quốc gia họ để chỉ định chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong
lĩnh vực luật quốc tế45. Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm phán và số thẩm phán cần thiết để tiến
hành xét xử là 9. Trong số 15 thẩm phán, không thể có hai thành viên cùng quốc tịch, được
bầu chọn theo một trình tự thủ tục do luật qui định. Thành phần Hội đồng thẩm phán phải
đảm bảo được tính đại diện, tính công bằng giữa các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới,
giữa các khu vực địa lý cũng như giữa các hình thái văn hóa chủ yếu trên thể giới 46. Qui định
này nhằm mục đích đảm bảo cho các quyết định của tòa có hiệu lực cao và thu hút đông đảo
các nước khác nhau trên thế giới áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp giữa họ bằng con
đường tòa án quốc tế LHQ. Qui định này dựa trên tiêu chuẩn chính trị.
Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại. Các thẩm phán do ĐHĐ và
Hội đồng bảo an bầu ra. Bầu cử được tiến hành ba năm một lần nhằm thay đổi một phần ba (5
thẩm phán) thành phần của tòa. Sau khi trúng cử, 15 thẩm phán sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để
bầu ra Chánh án và Phó chánh án có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại. Qui chế của tòa
án ghi nhận, thẩm phán TAQT làm việc độc lập, không đại diện cho quốc gia mà họ mang
quốc tịch, chỉ đại diện cho công lý quốc tế. Trong thời gian là thẩm phán, họ không đảm
nhiệm chức trách hành chính, chính trị hoặc nghề nghiệp nào 47. Tính độc lập của thẩm phán
còn thể hiện về mặt vất chất, như các khoản lương, phụ cấp, thù lao do ĐHĐ ấn định 48. Trong
khi thực hiện chức năng của mình, các thẩm phán của tòa được hưởng quyền ưu đãi và miễn
trừ ngoại giao49. Qui định này nhằm mục đích đảm bảo cho các thẩm phán không bị lệ thuộc,
chi phối bởi bất cứ chính phủ nước nào, họ phải toàn tâm toàn ý phục vụ cho tòa.
b. Thẩm phán ad hoc của tòa
Xuất phát từ điều 31 qui chế TAQT, một hoặc các bên tranh chấp có thể đề cử các
thẩm phán ad hoc (vụ việc) nếu xét thấy trong thành phần xét xử của tòa không có thẩm phán
nào mang quốc tịch nước mình. Với qui định này, mong muốn cân bằng tình thế trước tòa
giữa các bên tranh chấp, tuân thủ nguyên tắc các bên bình đẳng trước tòa, đồng thời cũng
phát huy ưu thế phương thức trọng tài. Khi lựa chọn các thẩm phán ad hoc, cũng phải dựa
trên tiêu chuẩn của điều 2 qui chế tòa dành cho lựa chọn các thẩm phán thường trực. Cũng
cần phải lưu ý rằng, các thẩm phán ad hoc không có nghĩa vụ phải bỏ phiếu để bảo vệ quyền
lợi cho bên tranh chấp nào đã lựa chọn họ. Vị thế của các thẩm phán ad hoc ngang bằng với
các thẩm phán thường trực trong quá trình xét xử.
c. Các phụ thẩm của TAQT
Tòa có thể tự quyết hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp đưa ra trước khi kết
thúc thủ tục viết, các phụ thẩm được đề cử tham gia vào thành phần xét xử của tòa. Họ là
những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến vụ tranh chấp. Với qui định
này, tòa tranh thủ những ý kiến đóng góp của các phụ thẩm, vì vậy, các phụ thẩm không có
quyền biểu quyết50.
d. Thư ký tòa
Thư ký Tòa do Tòa đề cử 51. Ban thư ký của TAQT là một Ban thường trực và chỉ phụ
thuộc vào tòa. Khác với Ban thư ký của LHQ (một trong sáu cơ quan chính của LHQ). Ban
45
: Đ2, qui chế TAQT Liên hợp quốc
46
: Đ9 qui chế TAQT Liên hơp quốc
47
: Điều 16 – qui chế TAQT LHQ
48
: Điều 32 – qui chế TAQT LHQ
49
: Điều 19 – qui chế TAQT LHQ
50
: K2 Đ30 – qui chế TAQT LHQ
51
: K2 Đ21 – qui chế TAQT LHQ
thư ký của Tòa là một cơ quan hành chính cho một Cơ quan tài phán và đồng thời là một cơ
quan chính của LHQ (đó là Tòa), do vậy tính chất của Ban thư ký tòa cũng có những dấu hiệu
đặc thù: Hoạt động của Ban thư ký tòa mang tính chất tư pháp, hành chính, tài chính và ngoại
giao. Nhân viên của ban thư ký được hưởng chế độ ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như nhân
viên LHQ.
Lương của thư ký tòa do ĐHĐ ấn định theo đề xuất của Tòa án và cũng được hưởng
miễn mọi khoản thuế theo tinh thần khoản 8 điều 32 của qui chế TAQT. Ban thư ký gồm
chánh thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên. Chánh thư ký và phó chánh thư ký do Tòa
bầu theo phương thức bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 7 năm.
e. Các Tòa rút gọn của TAQT LHQ
Như đã trình bày, TAQT tiến hành xét xử bởi Hội đồng toàn thể. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ hoạt động của mình, TAQT còn có loại hình gọi là Tòa rút gọn được thành lập để
giải quyết từng vụ việc cụ thể của Tòa. Thành phần của tòa rút gọn là các thẩm phán được
các bên tranh chấp có thể tham dự vào quá trình bầu chọn thành phần xét xử của Tòa rút gọn.
Theo điều 28 của qui chế TAQT, cho phép Tòa rút gọn có thể được điều hành và thực hiện
nhiệm vụ xét xử ở ngoài Lahay, được thực hiện chức năng của mình theo lẽ công bằng và
chân lý, ngôn ngữ sử dụng do các bên tranh chấp lựa chọn. Các phán quyết của Tòa rút gọn
được coi như phán quyết của Tòa toàn thể. Căn cứ vào điều 26 và 29 qui chế TAQT, có 3 loại
tòa rút gọn có thể được thành lập theo ý chí của Tòa hoặc theo yêu cầu của các bên tranh
chấp, cụ thể:
- Tòa rút gọn thành phần (tòa ad hoc), ở trường hợp này, thành phần của tòa rút gọn do
tòa án qui định dựa trên sự nhất trí của các bên52. Thực tế cho thấy, các bên thường thỏa thuận
thành phần của tòa là 5 thẩm phán. Một số vụ tranh chấp đã được Tòa áp dụng thông qua
hình thức này là vụ Vịnh Maine (Canada/Mỹ) năm 1982; vụ tranh chấp biên giới Buốc
Kinaphasô /Muli năm 198553.
- Tòa đặc biệt, ở hình thức này, theo khoản 1 điều 26 qui chế của tòa qui định, nếu thấy
cần thiết Tòa có thể thành lập tòa đặc biệt gồm 3 thẩm phán hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào ý
chí của Tòa, nhằm phân tích từng vụ việc nhất đinh như vụ việc về lao động, quá cảnh và liên
lạc quốc tế.
- Tòa rút gọn trình tự tố tụng, theo hình thức này, hàng năm tòa án lập ra Tòa rút gọn,
có thành phần gồm 5 thẩm phán (Chánh án, phó chánh án và 3 thẩm phán khác của Tòa toàn
thể). Tòa này xem xét và giải quyết các vụ việc theo trình tự xét xử sơ bộ nhằm mục đích
thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc54.
Với những qui định liên quan đến Tòa rút gọn kể trên, thể hiện rằng, Tòa rút gọn là
một loại tòa trọng tài do các bên tranh chấp lựa chọn. Đây là loại cơ quan tài phán kết hợp
được những thế mạnh của cơ quan tài phán thường trực với thể thức xét xử trọng tài làm tăng
thêm vai trò của Tòa án. Qua thức tiễn xét xử của tòa rút gọn đã góp phần nâng cao và củng
cố niềm tin của các quốc gia đối với Tòa án quốc tế liên hiệp quốc, xứng đáng với tên gọi của
tòa: “Tòa án công lý quốc tế”
1.1.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại TAQT LHQ
Thủ tục tố tụng của TAQT được qui định rõ ràng và ấn định từ trước trong qui chế
của tòa. Theo qui định tại điều 43 Qui chế tòa, thủ tục tố tụng của TAQT LHQ gồm 2 giai
đoạn kế tiếp nhau: Thủ tục viết và thủ tục nói.
52
: K2 Đ26 qui chế TAQT LHQ
53
: Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, sđd, tr.52
54
: Điều 29 – qui chế TAQT LHQ
a. Thủ tục viết
Đây là thủ tục đầu tiên trong toàn bộ quá trình xét xử giải quyết tranh chấp tại Tòa án
quốc tế. Ở giai đoạn này bao gồm các vấn đề : nộp đơn kiện ; nộp cho Tòa Bản bị vong lục và
phản bị vong lục.
Thứ nhất là: nộp đơn kiện. Theo qui định tại điều 40 Qui chế tòa, các vụ việc được
khởi kiện ở Tòa án, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bằng thông báo thỏa thuận thỉnh cầu
hoặc bằng đơn kiện gửi cho thư ký tòa án. Như vậy, các bên có thể đồng thuận đưa vụ việc
tranh chấp của họ ra trước tòa án bằng con đường thỏa thuận thỉnh cầu, trong trường hợp này
không có bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn, cả hai bên tranh chấp có vị thế pháp lý như nhau
trước Tòa án quốc tế. Trường hợp thứ hai, một bên đưa tranh chấp ra trước tòa bằng một đơn
khởi kiện dựa trên cơ sở phía bên kia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án
quốc tế, trong trường hợp này xuất hiện bên nguyên đơn và bên bị đơn trước tòa án. Trong cả
hai trường hợp phải nêu rõ đối tượng tranh chấp và các bên tranh chấp. Thông thường, thỏa
thuận thỉnh cầu và đơn khởi kiện đều phải do đại diện được cử giao dịch ký tên. Sau đó,
chuyển cho Chánh thư ký tòa bằng đường công văn ngoại giao hoặc do đại sứ của các bên
liên quan trao tận tay. Thư ký tòa sẽ chuyển đơn ngay lập tức cho phía bên kia và tất cả các
nước thành viên Qui chế của Tòa55. Mục đích của việc thông báo này để bên bị đơn biết rõ
đồng thời giúp bên thứ ba có thể có quyền lợi liên quan sẽ xem xét quyết định rằng họ có nên
xin tòa cho can dự hay không.
Thứ hai là: nộp cho Tòa Bản bị vong lục và phản bị vong lục. Ở bước này, các bên
phải chú ý sao cho nộp bản bị vong lục và phản bị vong lục đúng qui định về thời gian. Trong
qui chế của tòa, không qui định thời gian nộp các Bản bị vong lục và phản bị vong lục là bao
nhiêu ngày, vì vậy, tùy từng trường hợp mà tòa ấn định thời gian. Nội dung các bản bị vong
lục và phản bị vong lục phải trình bày rõ, chi tiết các điểm về sự kiện và pháp lý (Điều 44,
nội qui của Tòa). Ngoài ra, các bên phải nộp tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan làm cơ sở.
Mọi giấy tờ của các bên nộp cho Tòa thì đồng thời cũng phải chuyển cho bên kia bằng văn
bản sao có chứng thực56. Về trình tự nộp các Bản bị vong lục và phản bị vong lục trong qui
chế tòa không qui định, thông thường, nếu tranh chấp được đưa ra trước tòa bằng con đường
đơn kiện của nguyên đơn, Tòa ấn định thời gian bên nguyên gửi bị vong lục và sau đó là bên
bị gửi phản bị vong lục. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra trước Tòa bằng thỏa thuận
thỉnh cầu, các bên sẽ thỏa thuận trong bản thỏa thuận thỉnh cầu đó số lượng và thời gian nộp
các bị vong lục và phản bị vong lục. Các bên có thể thỏa thuận mỗi bên nộp một bị vong lục,
sau đó là một phản bị vong lục. Ví dụ, trong vụ tranh chấp biên giới. Buốc kinô phasô/ Mali,
mỗi bên nộp một Bi vong lục và một Phản bị vong lục 57. Trường hợp tòa thấy trong các Bản
bị vong lục và Phản bị vong lục chưa rõ ràng, tòa có quyền yêu cầu các bên nộp bổ sung Bản
phân tích58. Cần lưu ý, ở bước này các bên phải cố gắng thu thập tài liệu chứng cứ cho thật
đầy đủ gửi cho Tòa, bởi khi bắt đầu thủ tục nói, các chứng cứ chỉ được chấp nhận khi phía
bên kia đồng ý59.
Thủ tục viết thường bao gồm 2 bước như trên. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử của
Tòa, cũng nảy sinh những ngoại lệ làm thay đổi quá trình xét xử thông thường của Tòa như:
Bên bị đơn đưa ra lý lẽ bác bỏ thẩm quyền của Tòa, bên bị đơn có thể vắng mặt, bên thứ ba
xin được tham dự khi nhận thấy quyền lợi của họ liên quan đến phán quyết của Tòa, các bên
yêu cầu tòa đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời, hợp nhất các vụ kiện. Với những trường
hợp ngoại lệ này, tòa phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như : Tòa áp dụng các biện pháp
55
: Điều 40 – qui chế TAQT LHQ
56
: K3 và K4 Đ43 – qui chế TAQT LHQ
57
: Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, sđd, tr.52
58
: Điều 40 – qui chế TAQT LHQ
59
: Điều 52 – qui chế TAQT LHQ
cần thiết để xác định thẩm quyền xét xử của mình. Việc xác định này do chính tòa xem xét và
quyết định; Tòa áp dụng những biện pháp bảo đảm tạm thời để bảo vệ các quyền và lợi ích
của các bên, phải có thông báo ngay cho các bên và Hội đồng bảo an. Thủ tục viết được coi
như kết thúc sau khi Bị vong lục của bên nguyên đã được chấp nhận và thời gian dành cho
bên bị đơn gửi Phản bị vong lục đã kết thúc. Trong trường hợp này, tòa xét thấy một bên
không trình diện trước tòa hoặc không đưa ra lý lẽ của mình, theo yêu cầu của bên còn lại, tòa
sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Thủ tục nói60.
b. Thủ tục nói:
Thủ tục nói được hiểu là quá trình tranh tụng của các bên tranh chấp được phép tiến
hành trước tòa và dưới sự điều hành của Hội đồng xét xử. Tranh tụng được tiến hành dưới sự
chủ trì của Chánh án hoặc Phó chánh án 61. Tranh tụng được tiến hành công khai, nếu như
không có quyết định khác của Tòa án hoặc không có yêu cầu của các bên 62. Mỗi phát biểu,
trình bày quan điểm, ý kiến về nội dung vụ việc của mỗi bên tại phiên họp công khai cần phải
được thể hiện rõ ràng, cụ thể và chính xác, chỉ ra các điểm bắt đồng giữa hai bên, bởi lẽ tất cả
các lập luận và các sự kiện đã được các bên phân tích trong các Bản bị vong lục và phản bị bị
vong lục ngay từ giai đoạn viết rồi, để tiết kiệm thời gian các bên không nhất thiết nhắc lại tất
cả những sự kiện và lập luận đó ở giai đoạn nói nữa.
Sau khi các đại diện của các bên đã trình bày ý kiến tranh tụng của mình, các tư vấn
và luật sư trình bày xong các lý lẽ của mình về vụ án, Chánh án của tòa sẽ tuyên bố chấm dứt
tranh tụng và chuyển sang phần nghị án, việc nghị án của Tòa được tiến hành thông qua các
phiên họp không công khai và được giữ bí mật 63. Vụ kiện được quyết định bằng phán quyết
của Tòa án với đa số phiếu của các thẩm phán có mặt. Trường hợp số phiếu ngang nhau, thì
lá phiếu của Chánh án hoặc người thay thế chánh án sẽ có tính quyết định64.
Phán quyết của Tòa án sẽ được Chánh án tuyên đọc công khai tại tòa và tất cả các
thẩm phán tham gia bỏ phiếu phải có mặt. Theo điều 60 của Qui chế tòa, phán quyết của Tòa
có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo. Đây là một trong những đặc thù của Tòa án
công lý quốc tế so với một số phương thức trọng tài quốc tế cũng như phương thức tài phán
của các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN có hai cấp xét xử. Ngoài ra, điều 60 của qui chế
tòa còn ghi nhận, trong trường hợp có sự bất đồng về việc giải thích phán quyết của tòa, theo
yêu cầu của bất kỳ bên nào, chính Tòa sẽ có thẩm quyền giải thích. Phán quyết của tòa chỉ có
giá trị đối với các bên tranh chấp và chỉ trong vụ án đó 65. Trừ trường hợp, nếu bên thứ ba
được tòa cho can dự vì : Liên quan đến quyền lợi có tính pháp lý của họ 66 hoặc Họ xin can dự
vì liên quan đến việc giải thích điều ước quốc tế mà họ cũng là thành viên của ĐƯQT 67, thì
phán quyết của tòa còn có giá trị ràng buộc đối với bên thứ ba này.
Cũng theo điều 60 của Qui chế tòa, phán quyết của Tòa chỉ có giá trị trong vụ án đó.
Điều đó khẳng định, phán quyết của Tòa án công lý quốc tế không được coi là nguồn của
LQT, không tạo thành tiền lệ bắt buộc áp dụng cho các trường hợp khác. Bởi, xuất phát từ
bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận, phán quyết của tòa là ý chí của Hội đồng xét xử
dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không dựa trên ý chí của các bên tranh chấp. Qui định tại điều
60 hoàn toàn phù hợp với điều 38 của Qui chế tòa. Mặc dù vậy, trên thực tế, tòa luôn cố gắng
bảo đảm sự hài hòa giữa những phán quyết trước đó với các phán quyết có sau. Các quốc gia
60
: K1 Đ53 – qui chế TAQT LHQ
61
: Điều 45 – qui chế TAQT LHQ
62
: Điều 46 – qui chế TAQT LHQ
63
: Điều 54 – qui chế TAQT LHQ
64
: Điều 55 – qui chế TAQT LHQ
65
: Điều 59 – qui chế TAQT LHQ
66
: Điều 62 – qui chế TAQT LHQ
67
: Điều 63 – qui chế TAQT LHQ
có thể áp dụng những nguyên tắc mà tòa đưa ra trong vụ ngư trường Nauy, liên quan đến
phương pháp đường cơ sở thẳng áp dụng trong phân định lãnh hải để lý giải cho lập luận của
họ liên quan đến vụ tranh chấp tương tự. Nguyên tắc đường cơ sở thẳng thể hiện trong phán
quyết của Tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn mới của LQT, thể hiện trong Điều 7 Công ước luật
biển 198268.
Trong trường hợp phát hiện ra các sự kiện pháp lý mà tòa đã không biết đến trong quá
trình xét xử, đồng thời các sự kiện này có ảnh hưởng, tác động đến quyết định của Tòa, thì
bất kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu Tòa sửa đổi lại phán quyết. Yêu cầu sửa đổi phải đưa
ra trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra sự kiện mới và trong vòng 10 năm
kể từ ngày phán quyết được công bố công khai.
1.1.5. Trình tự tố tụng đưa ra kết luận tư vấn của TAQT
Như đã trình bày ở mục 1.1.2. Tòa án quốc tế có hai chức năng chính: chức năng giải
quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn. Theo qui định tại điều 68 Qui chế TAQT,
trong khi thực hiện chức năng tư vấn của mình, Tòa án có thể dựa vào những qui định được
áp dụng trong thủ tục giải quyết tranh chấp, nếu Tòa công nhận là chúng có thể áp dụng
được. Điều này cho thấy trình tự tố tụng đưa ra kết luận tư vấn về cơ bản tương tự như trình
tự giải quyết tranh chấp, gồm 2 thủ tục chính: thủ tục viết và thủ tục nói. Quá trình xác lập
nội dung kết luận tư vấn cũng giống như quá trình Tòa nghị án giải quyết tranh chấp quốc tế.
Vì vậy, ở phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc thù: Chủ thể và điều kiện được tòa
án đưa ra kết luận tư vấn; Giá trị của kết luận tư vấn.
- Chủ thể và điều kiện được tòa đưa ra kết luận tư vấn
Theo qui định tại khoản 1 điều 65 của Qui chế tòa và điều 96 của Hiến chương LHQ,
chủ thể có thẩm quyền yêu cầu Tòa kết luận tư vấn chỉ có ĐHĐ và HĐBA yêu cầu Tòa cho
kết luận tư vấn về mọi vấn đề có liên quan. Ngoài ra, 17 tổ chức chuyên môn của LHQ 69 và
các cơ quan khác của LHQ, như Hội đồng kinh tế – xã hội, Hội đồng quản thác cũng có
quyền đưa ra yêu cầu kết luận tư vấn nhưng chỉ trong phạm vi hoạt động của mình và phải
được ĐHĐ cho phép. Như vậy, nếu như quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tranh tụng
trước tòa để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa họ, thì chủ thể có quyền yêu cầu tòa đưa
ra kết luận tư vấn chỉ gồm có ĐHĐ, HĐBA; các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các tổ
chức quốc tế chuyên môn. Quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác như ASEAN,
EU không có quyền này. Tại sao Tòa lại hạn chế thẩm quyền này đối với các tổ chức quốc tế
liên chính phủ khác và với các quốc gia? Hơn nữa, Tổng thư ký liên hợp quốc là người đại
diện cho LHQ, theo dõi quá trình duy trì hòa bình và an ninh quốc tế nhằm mục đích cao cả
của LHQ lại không có thẩm quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn? Những vấn đề này cần
phải được xem xét thấu đáo. Nên chăng, hãy mở rộng thẩm quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư
vấn đối với các chủ thể này.
Cũng cần lưu ý rằng, việc yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn là quyền của các chủ thể
được xác định, tuy nhiên tòa có đưa ra kết luận tư vấn hay không thuộc quyền quyết định của
Tòa, Tòa có thể từ chối không đưa ra kết luận tư vấn của mình khi có đầy đủ cơ sở pháp lý để
68
: K1 Đ7 Công ước luật biển 1982 qui định: Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi
đảo nằm sát ngay dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử
dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
69
: Võ Anh Tuấn – Hệ thống Liên hợp quốc, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, Tr. 158 – 218: Có 17 tổ chức
chuyên môn, đó là: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO), Tổ chức văn
hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF),
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Liên hiệp bưu chính thế giới (UPU), Liên minh viễn thông
(ITU), Tổ chức khí tượng thế giới (OMM – WMO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO), Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc
(UNIDO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
từ chối. Thực tiễn cho thấy, TAQT đã từ chối, không đưa ra kết luận tư vấn về Tính hợp pháp
của việc sử dụng vũ khí hạt nhân theo yêu cầu của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1986. Lý
do là yêu cầu có nội dung như vậy không thuộc lĩnh vực chuyên môn của WHO, theo tinh
thần của khoản 2 điều 96 của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Giá trị của kết luận tư vấn. Nếu như phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế của
tòa án có giá trị chung thẩm và Liên hợp quốc có cơ chế đảm bảo cho phán quyết của tòa
được thực thi một cách triệt để 70, thì ngược lại, kết luận tư vấn của TAQT không có giá trị
ràng buộc đối với các chủ thể có quyền yêu cầu tòa, nó chỉ có tính chất khuyến nghị 71. Nếu
vậy các chủ thể kể trên sẽ kết thúc những xung đột, bất đồng bằng cách nào? Những bên yêu
cầu kết luận tư vấn có quyền kết thúc vấn đề bằng các biện pháp, phương tiện của riêng mình,
bởi lẽ luật quốc tế cho phép họ được quyền tự do lựa chọn và kết hợp nhiều biện pháp hòa
bình để giải quyết những bất đồng, xung đột. Đồng thời, luật quốc tế cũng không có qui định
nào cấm các chủ thể này chấp nhận hiệu lực ràng buộc của kết luận tư vấn mà họ đã được
Tòa tư vấn cho. Thực tiễn này đã được tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế – FAO
chấp nhận hiệu lực của kết luận tư vấn do TAQT đưa ra.
Tóm lại: Qua 65 năm tồn tại và phát triển, TAQT đã thể hiện rõ vai trò của mình với
tư cách là một cơ quan tư pháp của LHQ, hoạt động vì tôn chỉ của LHQ trước hết và quan
trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Với 123 vụ tranh chấp được tòa phân xử và
26 kết luận tư vấn đã được tòa đưa ra (tính đến tháng 5 năm 2011) 72. Tuy số lượng không
nhiều nhưng đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế, phát
triển và hoàn thiện luật pháp quốc tế.
1.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Hội đồng bảo an (quan trọng)
Hội đồng bảo an là cơ quan hạn chế, thường trực và đặc thù của LHQ. Hội đồng bảo
an gồm 15 thành viên, trong đó 5 ủy viên thường trực được chỉ định rõ trong hiến chương và
có quyền phủ quyết (Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc) 10 ủy viên không thường trực được
ĐHĐ bầu theo nhiệm kì 2 năm. Chức năng và nhiệm vụ của HĐBA rất rộng và tập trung chủ
yếu hai lĩnh vực: Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (chương VI của Hiến chương)
và duy trì hòa bình và đấu tranh chống xâm lược (chương VII của Hiến chương). Như vậy
giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong hai lĩnh vực chủ yếu của HĐBA. Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp chấp quốc tế của HĐBA được ghi nhận tại chương VI của Hiến chương (từ
điều 33 đến điều 38). Dựa trên những qui định của chương này, có thể khẳng định HĐBA có
toàn quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong đời sống quốc tế. Thẩm quyền
này được thực hiện theo hai loại tranh chấp: tranh chấp định danh và tranh chấp thông
thường
- Tranh chấp định danh
Như đã đề cập ở mục I về phân loại tranh chấp quốc tế, tranh chấp định danh là loại
tranh chấp quốc tế mà việc kéo dài sẽ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Dựa theo qui định
của điều 34 Hiến chương LHQ, HĐBA là cơ quan duy nhất có quyền điều tra, xem xét tranh
chấp nào là tranh chấp định danh. Đây được coi là thẩm quyền đương nhiên của HĐBA
(thẩm quyền theo Hiến chương), bên cạnh đó, HĐBA còn có thẩm quyền nghiên cứu những
tranh chấp định danh theo kiến nghị của Tổng thư ký LHQ 73, của ĐHĐ74 và của một quốc gia
(hoặc các quốc gia)75. Điều cần lưu ý là không chỉ quốc gia thành viên LHQ mới có quyền
70
: Điều 94 – Hiến chương LHQ
71
: Điều 96 – Hiến chương LHQ
72
: http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=2 (Truy cập ngày 20/10/2011)
73
: Điều 99 – Hiến chương LHQ
74
: Khoản 3 Điều 11 – Hiến chương LHQ
75
: Khoản 1 và 2 Điều 35 – Hiến chương LHQ
yêu cầu HĐBA hoặc ĐHĐ lưu ý tới mỗi vụ tranh chấp định danh hoặc tình thế quốc tế như
vậy, mà cả quốc gia không phải là thành viên LHQ có thể yêu cầu HĐBA lưu ý đến bất cứ
tranh chấp định danh nào mà họ là một bên tranh chấp với điều kiện quốc gia này phải thừa
nhận nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo qui định của Hiến chương LHQ. Việc
mở rộng cho nhiều chủ thể nói trên có quyền lưu ý tới HĐBA hoặc ĐHĐ phải xem xét những
tranh chấp nguy hiểm này nhằm mục đích đảm bảo không chỉ cho các cơ quan chức năng của
Liên hợp quốc quan tâm mà cho tất cả các quốc gia luôn có ý thức đối với cộng đồng và vị
vậy cho phép họ được quyền đòi hỏi quan tâm tới các vụ việc quốc tế cụ thể.
Sau khi điều tra và HĐBA xác định đó là tranh chấp định danh, Hội đồng bảo an sẽ
mời gọi các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng một trong những phương thức nêu ở
khoản 1 điều 33 Hiến chương, đó là: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa
án, thông qua các tổ chức quốc tế hay các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa
bình khác do họ tự chọn. Quyền hạn này của HĐBA còn được mở rộng và phát triển theo
điều 36 Hiến chương, theo đó trong bất kỳ giai đoạn nào của tranh chấp định danh, thì HĐBA
có thể khuyến nghị các bên một trình tự và biện pháp giải quyết thích đáng. Bên cạnh đó,
HĐBA cũng lưu ý đến biện pháp giải quyết mà các bên tranh chấp đã tiến hành nhằm giải
quyết các tranh chấp quốc tế (khoản 2 điều 36 Hiến chương).
Như vậy, khi thực hiện thẩm quyền này, HĐBA giữ những vai trò khác nhau trong
việc giải quyết tranh chấp quốc tế thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp hòa bình khác
nhau như: Biện pháp điều tra (điều 34), biện pháp trung gian (khoản 2 điều 37). Khi sử dụng
các biện pháp nói trên, HĐBA đưa ra các quyết định phù hợp, trên cơ sở của Chương VI. Từ
lý luận của khoa học luật quốc tế, với vai trò là bên điều tra trung gian, hòa giải thì các quyết
định của các cơ quan này không có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp, chỉ mang
tính khuyến nghị mà thôi.
- Tranh chấp thông thường
Theo khoa học luật quốc tế, tranh chấp thông thường là loại tranh chấp mà nếu như
kéo dài thì cũng không có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Trong chương VI của
Hiến chương không đề cập tới lĩnh vực tranh chấp nào, thương mại hay môi trường, văn hóa
hay nhân quyền, đó là tranh chấp nói chung phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các quốc
gia với nhau và không có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.
Điều 38 của Hiến chương qui định, trong bất kỳ vụ tranh chấp nào do các bên đệ
trình, thì HĐBA có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đó bằng cách đưa ra các
khuyến nghị. Cần phải nhìn nhận rằng, việc áp dụng qui định này chỉ có thể được thực hiện
với điều kiện được sự đồng ý của các bên tranh chấp yêu cầu HĐBA. Khuyến nghị được
HĐBA đưa ra trên cơ sở của điều 38 Hiến chương không có hiệu lực ràng buộc, bởi vì
HĐBA tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách cơ quan hòa giải, với nhiệm vụ đưa ra chỉ
dẫn kiến nghị các bên nên làm gì để giải quyết hiệu quả các tranh chấp, chứ không bắt buộc
các bên phải thực hiện hành vi cụ thể nào giải quyết tranh chấp giữa họ.
Tóm lại, dựa trên cơ sở qui định tại chương VI của Hiến chương, có thể khẳng định
rằng, HĐBA có thẩm quyền rộng lớn trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc
gia: Giải quyết tranh chấp định danh và tranh chấp thông thường với các vai trò khác nhau
như điều tra, trung gian, hòa giải thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp hòa bình khác
nhau. Trong tất cả các trường hợp nói trên, HĐBA đưa ra các khuyến nghị phù hợp, và các
khuyến nghị này không có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp, khẳng định này đồng
thời muốn nhấn mạnh rằng: Không nên nhầm lẫn giữa các quyết định của HĐBA đưa ra trên
cơ sở của chương VI Hiến chương, chỉ mang tính khuyến nghị (ví dụ: tháng 3/2011 HĐBA
đã đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp liên quan đến ngôi đền Presh Vihear giữa
Campuchia và Thái Lan, HĐBA đã đánh giá cao vai trò của ASEAN và khuyến nghị các bên
tranh chấp đưa vụ việc cho ASEAN giải quyết). Với quyết định của HĐBA đưa ra trên cơ sở
chương VII của Hiến chương, hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa hoặc có hành
vi xâm lược, những quyết định này có giá trị pháp lý bắt buộc. Ví dụ: 06/08/1990 HĐBA ra
quyết định trừng phạt Irắc, do Irắc có hành vi xâm lược Cô Oét, phong tỏa đường hàng không
và đường biển đối với Irắc mà tất cả các quốc gia kể cả hội viên của LHQ cũng như quốc gia
không phải là hội viên LHQ đều phải triệt để chấp hành.
3.1.3. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại ĐHĐ và tổng thư ký LHQ (tham khảo )
ĐHĐ là cơ quan quyết định chính của LHQ, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia
thành viên và là cơ quan toàn thể duy nhất. ĐHĐ có thẩm quyền thảo luận tất cả các vấn đề
hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất
kỳ 1 cơ quan nào của LHQ được ghi trong Hiến chương, trừ những vấn đề được qui định
trong điều 12 của Hiến chương76. Trên cơ sở tuân thủ điều 12 Hiến chương, ĐHĐ có quyền
đưa ra khuyến nghị về việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giải quyết hòa bình mọi tình
thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét của ĐHĐ, có thể làm hại đến lợi
ích chung, hoặc gây tổn hại cho các quan hệ hữu nghị giữa các nước 77. Điều đó có thể khẳng
định rằng ĐHĐ có thẩm quyền rất rộng lớn và trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đinh danh. Tuy nhiên, khác với Hội đồng bảo an, quyền hạn giải quyết tranh chấp định danh
của ĐHĐ là có hạn chế, được thể hiện tại nội dung của diều 12 Hiến chương, đó là: Khi
HĐBA thực hiện những chức năng được Hiến chương này qui định đối với một vụ tranh chấp
hay một tình thế nào đó, thì ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay
tình thế ấy, trừ khi được Hội đồng bảo an yêu cầu. Điều này cho thấy, ĐHĐ có thể không giải
quyết vụ việc tranh chấp đến tận cùng, bởi vì đến mức độ nào đó, tranh chấp sẽ phải chuyển
sang cho Hội đồng bảo an giải quyết. Do đó, khi đề nghị LHQ quan tâm tới các vụ tranh chấp
định danh hoặc tình thế quốc tế như vậy, quốc gia hữu quan phải tự cân nhắc và phải quyết
định rằng, vụ việc đó sẽ đưa cơ quan nào xem xét, HĐBA hay là ĐHĐ.
Ngoài HĐBA và ĐHĐ có vị trí quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
của LHQ, thì Tổng thư ký LHQ cũng có vị thế nổi bật trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Tổng thư ký hoạt động với tư cách viên chức hành chức cao nhất của LHQ tại tất cả các cuộc
họp của ĐHĐ, HĐBA, HĐKT – XH và Hội đồng quản thác 78. Cũng cần nhìn nhận rằng, mặc
dù Tổng thư ký tham gia vào các cuộc họp của các cơ quan này vì lợi ích của LHQ, ông ta
không được thỉnh cầu hoặc chấp nhận những chỉ thị từ bất kỳ một chính phủ hay bất kỳ cơ
quan nào khác ngoài LHQ79. Hơn nữa, những quyết định của những cơ quan này được thông
qua bằng hình thức bỏ phiếu của các quốc gia thành viên trong cơ quan đó, mà Tổng thư ký
LHQ không được phép đại diện cho bất cứ quốc gia nào, vì vậy ông ta không có quyền biểu
quyết thông qua quyết định của những cơ quan này. Ngoài ra, tổng thư ký còn có quyền thực
hiện các chức năng khác được các cơ quan này giao phó như được ĐHĐ và HĐBA giao phó
với vai trò trung gian, hòa giải khi giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 99 của Hiến chương
còn mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp định danh cho Tổng thư ký, đó là, Tổng thư
ký có thể lưu ý HĐBA về bất cứ vấn đề nào mà theo ông ta, có thể đe dọa hòa bình và an
ninh thế giới
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên minh Châu Âu – EU, ASEAN (tham
khảo)

76
: Điều 10 Hiến chương LHQ
77
: Điều 14 Hiến chương LHQ
78
: Điều 98 Hiến chương LHQ
79
: Điều 100 Hiến chương LHQ

You might also like