You are on page 1of 2

Nhóm 9 - Lớp ĐHTM14A5HN

Danh sách thành viên:


 Nguyễn Thị Thu Thùy
 Lưu Thu Trang
 Nguyễn Quỳnh Trang
 Nguyễn Thị Kiều Trang
 Nguyễn Tiến Tuấn
Câu hỏi thảo luận: Tìm hiểu và trình bày các nội dung 6.3, 6.4 và nêu sự
ảnh hưởng tới hoạt động thương mại điện tử nói chung
6.3. Những quy định liên quan đến thương mại điện tử

6.4. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam

 Sự ảnh hưởng của pháp luật tới hoạt động thương mại điện tử nói
chung:
Trong thương mại điện tử các vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều chế
định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong thương mại truyền
thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hay là
người quen biết nhau từ trước. Còn trong thương mại điện tử, các bên
không tiếp xúc nhau và cũng không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các
giao dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới
quốc gia, trong khi đó thương mại điện tử lại được thực hiện trong môi
trường hay thị trường phi biên giới. Do vậy sự cần thiết của các vấn đề
pháp lý đối với thương mại điện tử là không thể thiếu.
1. Sự cần thiết xây dựng luật thương mại điện tử:
- Sự phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức kinh
doanh, giao dịch truyền thống và đem lại nhưng lợi ích to lớn cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những rủi ro gặp phải trong qúa trình
giao dịch, kinh doanh trên mạng và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp
không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở
pháp lý đầy đủ.
- Nếu thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại hoạt động thì
các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải
quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ
rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử.
2. Vấn đề pháp lý đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch
thương mại điện tử:
- Người tham gia thương mại điện tử luôn cân nhắc về độ an toàn và tin
cậy của các giao dịch trước khi quyết định tham gia thương mại điện tử.
=> Cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để
bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép. Có một hành lang
pháp lý đầy đủ để phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia
thương mại điện tử ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại, mà
tính an toàn, độ tin cậy dễ bị đe dọa như máy trạm, máy chủ, đường
truyền.
3. Pháp luật trong thương mại điện tử bảo vệ người tiêu dùng:
- Trong thương mại điện tử, cả người mua lẫn người bán không cần gặp
nhau hay biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là
người tiêu dùng. Vấn đề sex trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai
quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền khác
nhau. Do vậy, trong các quy định pháp lý cho các bên tham gia thương
mại điện tử, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật
pháp ở mỗi quốc gia là không giống nhau, nên nếu hai chủ thể thuộc hai
quốc gia khác nhau thì hai bên cần thỏa thuận trước về luật sẽ áp dụng.
4. Bảo đảm tính riêng tư:
- Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi phạm đế pháp luật và
được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào thương mại điện tử phải đảm bảo sự
riêng tư: bí mật về hàng hóa mua bán, về thanh toán,...mà cả người mua
và người bán phải tôn trọng.
- Trong thương mại điện tử quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên
tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
5. Đảm bảo về các bản hợp đồng, văn bản thương mại điện tử:
- Hầu hết các loại hợp đồng có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có
một số loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn
bản, có công chứng và đăng kí.
- Theo pháp luật, hợp đồng sẽ được lập khi các bên đạt được sự nhất trí
về các điều kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thỏa thuận bằng lời nói hay
bằng văn bản.
- Đảm bảo tính nguyên vẹn của tài liệu trong thương mại điện tử là một
nhu cầu cần thiết.

=> Ngoài những lợi ích mà pháp luật mang lại cũng có một số những ảnh
hưởng đến hoạt động thương mại điện tử như sau:
- Các quy định hiện hành chưa gắn chặt trách nhiệm của chủ sàn thương
mại điện tử đối tác bán hàng trên sàn.
- Nhiều mô hình thương mại điện tử mới xuất hiện, đa dạng về cách thức
hoạt động, phức tạp về chủ thể tham gia và chưa được điefu chỉnh bởi các
khuôn khổ pháp luật.
- Các chế tài xửa phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa có
tính răn đe cao.

You might also like