You are on page 1of 12

NỘI DUNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Định nghĩa website thương mại điện tử bán hàng

Các website thương mại điện tử bán hàng: Là các website thương mại điện tử do các
thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại,
bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

(Điều 25 NĐ 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 85/2021 NĐ-CP)

2. Điều kiện thiết lập website TMĐT bán hàng (Tiến)

Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 08/2018/NĐ-CP

- Là thương nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân đã được cấp mã số
thuế cá nhân.
Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mã số thuế là một dãy số gồm 10
chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để
quản lý thuế. Gồm 2: mọt là mã số thuế cá nhân 10 chữ số và chỉ có ký tự khác. Ví dụ:
MST: 0321019787. Hai là mã số thuế cá nhân 13 chữ số và chỉ có ký tự khác <có dấu
gạch ngang tại mã số thuế 13 chữ số> Ví dụ: MST: 029856421-688. Đây là một mã
số duy nhất được cấp bởi cơ quan Thuế cho mỗi cá nhân có thu nhập phải nộp thuế. à
Mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp đều giống nhau, chỉ khác nhau về thành phần
người sử dụng là cá nhân hay doanh nghiệp. Đối với cá nhân thì từ đủ 14 tuổi trở lên
có MST nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

- Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin
trên Internet
Tên miền hợp lệ: theo quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet số
24/2015/TT-BTTTT quy định: Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa
chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”.
Tên miền bao gồm:
a) Tên miền dùng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên
miền mã ASCII;
b) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng
quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDM).
Vd: .com, .vn,…
Quy định về quản lý thông tin internet: Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết
lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép
thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, có
chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ
và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp;, đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông
tin điện tử, có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản
lý thông tin theo quy định tại Điều 23d Nghị định này…

- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng

3.Thủ tục thông báo thiết lập website Thương mại điện tử bán hàng(Tiến)

Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 85/2021/NĐ-CP:


Thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo với Bộ Công Thương về việc
thiết lập website thương mại điện tử bán hàng .Bằng hình thức trực tuyến thông qua
Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.

4. Phân biệt website TMĐT với các website khác (Kmy, Hữu)

Website TMĐT bán Website Thông tin Website Mạng xã hội


hàng

Mục đích 1. Thương mại, bán 1. Cung cấp thông 1. Tạo không gian trực tuyến cho người
hàng và thu lợi nhuận tin cho người dùng dùng giao tiếp, hay tương tác với nhau là
VD: Jollibee, về chủ đề nào đó mục tiêu chính
thegioididong, Ivy VD: Báo Dân trí, VD: Facebook, Instagram, X(Twitter)…
Moda… BBC, CNN…
Cấu trúc 1. Giao diện dễ sử 1. Giao diện chuyên 1. Thân thiện, dễ sử dụng, và tương
dụng, gọn gàng và có nghiệp, trực quan và tác
và giao diện thiết kế theo hướng tối ưu cho việc hiển 2. Cung cấp các tính năng tin nhắn,
mua sắm. thị thông tin bình luận, kết nối bạn bè hay chia sẻ ảnh
2. Cung cấp thông 2. Cung cấp nhiều và video
tin về các sản phẩm, nguồn tin đa dạng,
giá cả, phiếu giảm giá, bài viết, tin tức, tính
khuyến mãi hay các năng tìm kiếm…cho
chính sách vận động và người dùng
thanh toán

Đối tượng Thương nhân, cá nhân, Các tổ chức thông Các tổ chức, cá nhân đã đăng ký thành
tổ chức tin, báo chí và lập và hoạt động theo quy định của pháp
sở hữu truyền thông luật. Các tổ chức, cá nhân này có thể là
doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận,
hoặc cá nhân.

Điều kiện Là thương nhân, tổ Là tổ chức, doanh Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập
chức hoặc cá nhân đã nghiệp được thành và hoạt động theo quy định của pháp
được cấp mã số thuế cá lập theo pháp luật luật Việt Nam
thành lập
nhân Người chịu trách nhiệm quản lý mạng
Có nhân sự quản lý
Có website với tên đáp ứng yêu cầu xã hội phải là người đứng doanh nghiệp
miền hợp lệ và tuân theo quy định của đầu hoặc cấp phó đã được giao là phải
thủ các quy định về Bộ Thông tin và chịu trách nhiệm của người đứng đầu
quản lý thông tin trên Truyền thông doanh nghiệp, có quốc tịch Việt Nam.
Internet Có ít nhất 1 tên miền .vn và còn thời hạn
Đã thông báo với Bộ Đã đăng ký tên ít nhất 6 tháng.
Công Thương về việc miền
thiết lập website
thương mại điện tử bán Có biện pháp bảo
hàng đảm an toàn thông
tin và an ninh thông
tin

Thông báo với Bộ Hoàn tất đủ hồ sơ và Hoàn tất đầy đủ hồ sơ và xin cấp giấy
Thủ tục xin cấp giấy phép
Công Thương bằng phép từ Bộ Thông tin và truyền thông
hình thức trực tuyến của Bộ Thông tin và
thành lập
thông qua Cổng thông Truyền thông
tin Quản lý hoạt động
thương mại điện tử
trước khi chính thức
bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ đến người
dùng.

4.Tầm quan trọng của việc quản lý website TMĐT bán hàng (Trà my, Thanh
Ngân)

4.1. Mở rộng mạng lưới khách hàng:

Website TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng mạng lưới khách hàng
của mình trên toàn cầu. Với khả năng truy cập và mua hàng trực tuyến, doanh
nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng 24/7 mà không bị giới hạn bởi địa
lý hay thời gian.

4.2 Nâng cao trải nghiệm khách hàng:

Website TMĐT cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua hàng thuận
tiện và linh hoạt cho khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông
tin, so sánh giá cả, đặt hàng và thanh toán trực tuyến, từ đó làm tăng sự hài
lòng và trung thành của khách hàng.

4.3. Theo dõi và phân tích dữ liệu:

Quản lý website thương mại điện tử cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo
dữ liệu quan trọng. Doanh nghiệp có thể theo dõi và hiểu rõ hơn về hành vi và
thói quen mua hàng của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và
nâng cao hiệu suất bán hàng.

4.4 Tăng tính cạnh tranh:

Website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả với các đối
thủ cùng lĩnh vực. Với thiết kế, quảng cáo và chính sách giá cạnh tranh, doanh
nghiệp có thể thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

4.5 Tích hợp hệ thống:

Việc quản lý website thương mại điện tử cho phép tích hợp các hệ thống quan
trọng như quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, thanh toán và vận chuyển. Nhờ
đó, quá trình hoạt động của doanh nghiệp trở nên sắp xếp hơn, hiệu quả hơn và
giảm thiểu sai sót.

Ví dụ về tích hợp hệ thống trên website TMĐT:

1. Tích hợp thanh toán: Gắn kết cổng thanh toán trực tuyến để cho phép khách
hàng thanh toán trực tiếp trên website. Khi khách hàng chọn phương thức thanh
toán và hoàn tất giao dịch, hệ thống sẽ tự động xác nhận và cập nhật trạng thái
thanh toán.

2. Tích hợp đặt hàng: Khi khách hàng đặt hàng trên website, thông tin đơn
hàng sẽ được hệ thống tự động nhận và gửi đến kho hàng để tiến hành xử lý.
Hệ thống cũng có thể tự động cập nhật số lượng hàng tồn kho và thông báo nếu
sản phẩm không còn trong kho hoặc hạn chế số lượng đặt hàng.

3. Tích hợp quản lý đơn hàng: Sau khi khách hàng đặt hàng thành công, hệ
thống sẽ tự động tạo và cập nhật thông tin đơn hàng. Người quản lý có thể xem
và quản lý tất cả các đơn hàng từ một giao diện trực tuyến, bao gồm việc xử lý
đơn hàng, in phiếu gửi hàng và cung cấp thông tin vận chuyển.

4. Tích hợp giao hàng: Hệ thống TMĐT có thể tích hợp với các dịch vụ vận
chuyển và theo dõi vận chuyển hàng hóa. Khi giao hàng được chuyển cho đơn
vị vận chuyển, hệ thống sẽ cung cấp thông tin liên quan như số đơn vận chuyển
và trạng thái vận chuyển để khách hàng có thể theo dõi.

5. Thực trạng thiết lập website TMĐT bán hàng tại Việt Nam hiện nay

Phát triển mạnh mẽ, có nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang bán
hàng trên các sàn TMĐT

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cuộc khảo sát được tiến
hành từ cuối tháng 8 tới tháng 11 năm 2016 tại 3.566 doanh nghiệp trong cả nước thì
năm 2016 có 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ lệ
này không thay đổi nhiều so với các năm trước.
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin
thường xuyên lên website: 54% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website
hàng ngày so với tỷ lệ 50% năm 2015.

Tên miền .VN được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng
website với tỷ lệ là 50%, tiếp theo là tên miền .COM với tỷ lệ 43%. Các tên
miền quốc tế khác có mức độ sử dụng thấp hơn nhiều.
- Hiện nay có một vài website TMĐT đã có uy tín ở Việt Nam như: Thế giới di
động hay FPT Shop…

6. Khó khăn của Website TMĐT bán hàng

6.1. Cạnh tranh cao:

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh online ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong
ngành thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách để thu hút
khách hàng và tạo điểm đặc biệt cho website của mình.

- Cạnh tranh về số lượng trang web: Theo thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế
số, tính cộng dồn đến hết năm 2019, cả nước có 29.370 website bán hàng và
con số này vẫn tiếp tục tăng lên với tốc độ cao qua các năm. Thị trường
thương mại điện tử vẫn là một mảnh đất béo bở để khai thác
- Cạnh tranh về mặt hàng, các loại hàng hóa và dịch vụ: đa dạng, có nhiều loại
sản phẩm và dịch vụ mới từ các mặt hàng thông thường như sách báo, văn
phòng phẩm, thời trang…
- Cạnh tranh về mảng marketing: các trang web lớn chi mạnh tiền cho việc
quảng cáo, các trang web nhỏ nguồn lực về kinh phí hạn chế (VD)

6.2. Quy định pháp lý:

Việc thiết lập và vận hành một website bán hàng yêu cầu tuân thủ các quy định pháp
lý về kinh doanh trực tuyến, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thông tin cá nhân
của họ. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải nắm rõ về quyền và nghĩa vụ của
mình và thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin hiệu quả.

VD: Bảo vệ thông tin người tiêu dùng, an toàn thanh toán trong TMĐT, đảm bảo thực
hiện thủ tục với Bộ công thương

6.3. Thanh toán trực tuyến:

Một trong số những rủi ro lớn trong thanh toán trực tuyến trên các website TMĐT mà
các doanh nghiệp phải đối mặt và giải quyết chính là nguy cơ thông tin của khách
hàng sẽ bị đánh cắp, làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng gây nhiều ảnh hưởng
đến khách hàng. Việc tạo ra một hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi
cũng là một trong những khó khăn vì đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một hệ
thống an toàn và tin cậy để xử lý thông tin tài chính của khách hàng.

6.4. Quảng cáo và tiếp cận khách hàng:

Việc quảng cáo và tiếp cận khách hàng trực tuyến cũng có thể gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, nghiên cứu
và áp dụng các kỹ thuật SEO để tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm

6.5. Xây dựng và phát triển hệ thống Logistic

Xây dựng hệ thống giao và nhận hàng hàng hóa từ kho hàng đến tay khách hàng phải
đảm bảo đúng tiêu chuẩn, bảo mật thông tin khách hàng và đồng thời cũng phải đảm
bảo thời gian nhất định

6.6. Khó khăn trong tên miền

- Quyền sở hữu trí tuệ vì tên miền không nằm trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
nên nhiều người lợi dụng để lập nên các tên miền gần giống với tên miền của
website. Thực tế pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam có đề cập đến tên
miền, nhưng lại đề cập tên miền với tư cách là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: “Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà
mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.”
(Khoản 50 Điều 128 Sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ 2005)
- Trong trường hợp tên miền của Việt Nam (.vn) trùng hoặc tương tự gây nhầm
lẫn với đối tượng SHTT đang được bảo hộ thì chủ sở hữu tên miền bị buộc phải
thay đổi thông tin tên miền hoặc bị buộc trả lại tên miền hoặc bị thu hồi tên
miền (Dựa trên Điều 4 Thông tư liên tịch 2016). Ngoài ra, nếu tên miền trùng
hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên, với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu
dịch vụ thì người có quyền, lợi ích hợp pháp của tên, nhãn hiệu thương mại hay
nhãn hiệu dịch vụ có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài thương mại.

7. Thuận lợi của website TMĐT bán hàng

Đối tượng khách hàng đông đảo

Thời đại công nghệ đa số ai cũng có thiết bị điện tử kết nối internet nên việc
tiếp cận khách hàng thông qua các website là điều không khó, việc tiếp cận
khách hàng bằng phương pháp này không bị giới hạn độ tuổi hay quốc gia

Lực lượng lao động có chuyên môn

Hiện nay có nhiều trường đại học cũng như là cao đẳng đào tạo nhiều ngành
nghề liên quan đến marketing, thương mại điện tử hay truyền thông

Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều thuận lợi cho website TMĐT bán hàng,
bao gồm:

+ Tiếp cận thị trường rộng lớn


+ Tối ưu hóa chi phí
+ Linh hoạt trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô bán hàng
+ Nâng cao trải nghiệm khách hàng
+ Nâng cao hiệu quả quản lý

Giao dịch điện tử

Nhiều ngân hàng không còn sử dụng phương thức giao dịch trực tiếp vì bất
tiện, vừa tốn thời gian mà vừa tốn chi phí đi lại với những khách hàng ở xa. Vì
vậy, nhiều ngân hàng dần chuyển sang hình thức giao dịch điện như VCB hay
MB Bank. Bên cạnh sự ra đời của thanh toán điện tử của các ngân hàng thì còn
ra đời nhiều ví điện tử như Zalo Pay hay Momo
Sự phát triển của các nền tảng xã hội

Nhu cầu giao tiếp và kết nối của người sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng
cao dẫn đến sự ra đời của nhiều nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram hay
Twitter

8.Quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề khó khăn (Linh)

Để website TMĐT bán hàng ngày càng phát triển hơn, bên cạnh phát huy những điểm
mạnh còn cần phải khắc phục những khó khăn. Để khắc phục những khó khăn đã nêu
ra ở trên, dựa vào sự tìm hiểu, nghiên cứu và ý kiến cá nhân, nhóm đề xuất một số
cách giải quyết, khắc phục khó khăn:

Tuân thủ quy định pháp lý:

Chủ sở hữu các trang website TMĐT bán hàng trước khi đi vào hoạt động kinh
doanh cần có hiểu biết về luật pháp, nắm vững các quy định pháp lý liên quan
đến kinh doanh trực tuyến và áp dụng đúng theo pháp luật. Từ đó tăng lòng tin
từ phía khách hàng, tăng uy tín của cửa hàng và không mắc phải những vi
phạm không đáng có.

Nắm bắt xu hướng và cung cấp sản phẩm độc đáo:

Thị trường có sự cạnh tranh rất lớn về sản phẩm. Để trang web phát triển, ghi
được dấu ấn, sự thu hút đối với người mua hàng, các doanh nghiệp, cá nhân
cần nắm bắt xu hướng thị trường và cung cấp sản phẩm độc đáo nhưng phải
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xu hướng người tiêu dùng gồm các tiêu chí: giá
cả, chức năng, tính tiện lợi, thiết kế, cách sử dụng, hiệu quả, khả năng thể hiện,
khả năng tương thích.

Để cập nhật xu hướng nhanh chóng, chủ cửa hàng cần theo dõi các trang mạng
xã hội: Facebook, Tiktok…từ đó, đánh giá được sản phẩm nào có tiềm năng
phát triển và nắm bắt cơ hội.

Đầu tư vào mảng lưới Marketing:

Các website TMĐT bán hàng nhỏ lẻ, hoặc thậm chí lớn vẫn bị cạnh tranh gay
gắt bởi các sản TMĐT: Shopee, Lazada...Sự khác biệt giữa website TMĐT bán
hàng và sản TMĐT chính là khả năng đầu tư vào mảng Marketing quảng bá
trang web và sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư vào quảng
cáo trực tuyến thông qua các mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm và mạng lưới
quảng cáo trực tuyến để tạo sự nhìn thấy và thu hút khách hàng. Đồng thời, nên
sử dụng kỹ thuật SEO để tối ưu hóa ranking trên các công cụ tìm kiếm và thu
hút lưu lượng khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể được biết đến nhiều hơn bởi
khách hàng.

Hiện nay hình thức Marketing phổ biến nhất là để người có sức ảnh hưởng trên
mạng xã hội quảng bá cho sản phẩm, website bán hàng của doanh nghiệp, cá
nhân (KOL), đây là một cách hiệu quả để tăng lượt truy cập web, bán hàng, và
phổ biến trang web đến với người tiêu dùng.

*** SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) - “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”.
SEO là quy trình giúp doanh nghiệp, công ty tăng lưu lượng truy cập và chất lượng
cho website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hay nâng cao thứ hạng tìm
kiếm tại các trang web trên thanh công cụ tìm kiếm. SEO bao gồm SEO OnPage
(SEO trong trang web) và SEO OffPage (SEO bên ngoài trang web). Việc làm SEO
trên trang web bán hàng TMĐT có lợi ích rất lớn: gia tăng tỷ lệ ROI (tỷ lệ lợi nhuận
ròng thu được trên tổng chi phí đầu tư), thu hút được lượng khách hàng tiềm năng,
tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả, thông qua báo cáo của SEO, doanh nghiệp sẽ có
cơ hội biết được chính xác đối tượng người quan tâm là ai, hành vi khách hàng như
thế nào để có phương án cải thiện kinh doanh tốt hơn.

Chọn lọc hợp tác với các đơn vị thanh toán trực tuyến đáng tin cậy:

Đối với website TMĐT bán hàng, lòng tin của người tiêu dùng rất quan trọng.
Vì thế để giảm thiểu rủi ro về thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp nên hợp tác
với các đơn vị thanh toán trực tuyến uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo an toàn
cho thông tin tài chính của khách hàng.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quản lý và bảo mật cho website TMĐT
bán hàng

Chatbot AI có khả năng tương tác với khách hàng một cách tự nhiên và trả lời
các câu hỏi thường gặp một cách nhanh chóng và chính xác và hoạt động 24/7,.
Họ có thể giúp khách hàng tìm kiếm và so sánh sản phẩm, cung cấp thông tin
về giá cả, khuyến mãi và đánh giá khách hàng.

Việc sử dụng Chatbot giúp giảm chi phí nhân sự. Từ đó, doanh nghiệp có thể
tập trung thời gian và sức lực để cho các hoạt động bán hàng, kinh doanh của
mình.

Tuy nhiên việc sử dụng Chatbot cần người quản lý website TMĐT bán hàng
lưu ý sau đây: Chatbot chỉ giải quyết được một số vấn đề cụ thể, nếu không
được lập trình sẵn thì chatbot sẽ không thể xử lý câu hỏi của khách hàng, tốn
nhiều chi phí cho tính năng nâng cao và hơn nữa Chatbot-AI có thể đánh cắp
thông tin người dùng bằng cách yêu cầu quyền truy cập vào hình ảnh, danh bạ.
Vì vậy người bán hàng có thể sử dụng Chatbot nhưng cần cân nhắc sử dụng sao
cho hợp lý và đảm bảo tuân thủ pháp luật

You might also like