You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
Hợp Đồng Điện Tử
Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

Môn học: LUẬT DÂN SỰ 2


Giảng viên: Phạm Thị Minh Anh
Mã lớp học phần: 21C1LAW51100604
Sinh viên: Đoàn Vũ Thanh Tú
Khóa – Lớp: K46 – LA002
MSSV: 31201026302

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
NỘI DUNG .....................................................................................................................................4
Phần 1: Hợp đồng điện tử dưới góc độ pháp luật hiện hành. ................................................4
1. Quy định chung của pháp luật về hợp đồng điện tử ...........................................................4
2. Các quy định khác .............................................................................................................5
Phần 2: Thực trạng và giải pháp cho hành trình tiếp cận tới hợp đồng điện tử hiện nay ..5
1. Thực trạng tiếp cận tới hợp đồng điện tử hiện nay: ...........................................................5
2. Các giải pháp cho vấn đề mà giao kết hợp đồng điện tử hiện gặp phải ...............................6
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU ................................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hằng ngày, có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng được nghe, được biết về
hợp đồng, hay thậm chí chính chúng ta còn phải chịu sự ràng buộc của nó. Hợp đồng thông
dụng tới mức nó có thể chi phối được mọi lĩnh vực của đời sống, bởi có lẽ có chính là sự
thõa thuận, ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết. Hiện nay phần lớn
các hợp đồng được ký kết trực tiếp và lưu trữ dưới dạng văn bản, đây có thể coi là cách
làm truyền thống từ xưa tới nay. Nhưng hiện nay, trong thời đại công nghệ phát triển, cùng
với nhiều biến động xã hội thì hình thức này cũng đã xuất hiện nhiều hạn chế, ví dụ như
việc lưu trữ có thể tốn nhiều giấy có thể dẫn tới ô nhiễm, việc thất lạc giấy tờ hay ngay cả
trong thời dịch Covid hiện này thì khó có thể giao kết hợp đồng trực tiếp được,… Từ đó
đã xuất hiện hợp đồng điện tử hay các hợp đồng được giao kết bằng các phương tiện điện
tử. Hình thức giao kết này không phải là mới nhưng việc sử dụng hay tìm hiểu nó vẫn về
nó vẫn chưa thực sự phổ biến. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài “Hợp Đồng Điện Tử -
Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”.
Tiểu luận được chia thành hai phần, phần đầu sẽ nói về những quy định dành cho hợp đồng
điện tử. Phần hai sẽ nói lên thực trạng mà hợp đồng điện tử đang gặp phải cũng như đề ra
những giải pháp cải thiện điều đó. Tiểu luận là kết quả của quá trình nghiên cứu các chế
định liên quan tới các hợp đồng điện tử trong các văn bản luật cũng như những văn bản
khác có liên quan, từ đó có thể đi sâu về các quy đình của pháp luật đối với hợp đồng điện
tử từ đó có thể vận dụng vào đời sống cũng nhưng giải quyết các vấn đề còn hạn chế gặp
phải.
NỘI DUNG
Phần 1: Hợp đồng điện tử dưới góc độ pháp luật hiện hành.
1. Quy định chung của pháp luật về hợp đồng điện tử
a. Nên hiểu thế nào về hợp đồng điện tử?
Cũng giống như hợp đồng, hợp đồng điện tử cũng là sự thõa thuận giữa hai hay nhiều bên
mà liên quan tới chính quyền và nghĩa vụ của họ. Nhưng hợp đồng điện tử sẽ thể hiện đúng
như tên gọi của nó, đặc biệt hơn hợp đồng thường ở chỗ hợp đồng này sẽ được thiết lập
dưới dạng thông điệp dữ liệu, tức là được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, gửi đi,
được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử hoặc phương tiện công nghệ. Và tất nhiên
quá trình giao kết hợp đồng điện tử cũng phải dựa trên thông điệp điện tử để tiến hành một
phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nếu hình thức của hợp đồng điện tử khác hoàn toàn so với hợp đồng thông thường thì về
mặt pháp lý, chúng đều có giá trị ngang nhau. Đó cũng chính là lý do nhiều người đã cởi
mở hơn trong việc chuyển qua dùng hợp đồng điện tử. Như vậy, có thể thấy, cùng có giá
trị như nhau như hợp đồng điện tử đã có được sự nổi trội hơn bởi sự tiện dụng của nó,
nhưng cũng chính vì vậy, luật pháp đã giới hạn lại một số lĩnh vực mà ở đó ta không thể
dùng hợp đồng điện tử thay thế các hợp đồng truyền thống, ví dụ liên quan tới phạm vi của
luật dân sự thì không thể áp dụng chế định hợp đồng điện tử cho các giấy tờ về quyền sở
hữu tài sản, văn bản thừa kế hay các giấy tờ tùy thân.
Hơn nữa, hợp đồng điện tử không phải muốn là có thể tùy tiện ký kết mà có cũng phải dựa
trên những nguyên tắc nhất định. Hợp đồng điện tử cũng giống hợp đồng truyền thống, đều
dựa trên những nguyên tắc chung của luật dân sự và luật hợp đồng như tự nguyện, hai bên
cùng có lợi và không được trái pháp luật. Ngoài ra việc giao kết, thực hiện hợp đồng điện
tử cũng cần tuân theo nguyên tắc riêng của nó tại luật giao dịch điện tử. Trước hết, các bên
đề có quyền thõa thuận về phương tiện điện tử mình sẽ dùng giao hết và thực hiện hợp
đồng, không bên nào được bắt buộc bên còn lại phải dùng phương tiện theo ý mình. Mọi
sự giao kết đều phải được tuân thủ đúng theo pháp luật có liên quan và tất nhiên hợp đồng
nào cũng cần có sự bảo mật và có thể có những yêu cầu chứng thực nếu hai đạt được thõa
thuận đó.
b. Đặc trưng riêng của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử cũng mang những đặc điểm khiến nó nổi bất hơn so với hợp đồng thông
thường. Đầu tiên, có thể dễ dàng nhận biết nhất, đó là cụm từ ‘điện tử’, thật vậy, hợp đồng
điện tử được thể hiện bằng những dữ liệu điện tử - một điều sẽ không bao giờ có trong các
văn bản truyền thống bình thường. Sẽ không còn đơn thuần là các văn bản ký tay bình
thường mà hợp đồng điện tử sẽ được thể hiện rõ trên nền tảng điện tử, từ đó, sẽ dần cải
thiện được tình trạng mất, lạc các hợp đồng, giấy tờ quan trọng có liên qua bởi chúng đều
đã được lưu trữ trên nền tảng này. Một vấn đề cũng khá được quan tâm ở hợp đồng điện tử
đó là chữ ký. Không dùng chữ ký tay như bình thường mà hợp đồng điện tử sẽ dùng ‘chữ
ký điện tử’. Có thể hiểu đơn giản chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu
điện tử với mục đích để xác định người ký thông tin dữ liệu ấy và xác nhận sự chấp thuận
của họ với nội dung được ký. Muốn có được loại chữ ký này các bên tham gia hợp đồng
cần phải nhận được sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền cung cấp chữ ký điện tử.
Trong những hợp đồng thông thường, cần đòi hỏi phải có ít nhất hai chủ thể trở lên tham
gia ký kết, một bên có quyền và một bên sẽ có nghĩa vụ. Khác với điều này, hợp đồng điện
tử phải có ít nhất ba chủ thể, ngoài hai chủ thể như trên, loại hợp đồng này yêu cần cần có
thêm một bên thứ ba, họ không có thẩm quyền gì với việc giao kết hay thực hiện hợp đồng
nhưng họ đóng một vai trò khá quan trọng là hợp pháp hóa giá trị của bản giao kết này. Đó
có thể là các nhà cung cấp mạng hoặc là những cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Điều
này đã tạo nên một đặc trưng mới mà chỉ có hợp đồng điện tử mới có.
Việc giao kết hợp đồng sẽ không còn là trực tiếp mà các bên chỉ cần dựa trên môi trường
điện tử để trao đổi, ký kết mà không còn phải trực tiếp gặp mặt nhau. Không cần phải rườm
rà như cách truyền thống, hợp đồng giờ sẽ được giao kết một cách nhanh, tiện lợi mà không
phải tốn quá nhiều tài nguyên.
c. Vô hiệu hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử cũng như hợp đồng truyền thống, nếu vi phạm bất cứ điều luật được quy
định hay vì một số hành vi gì đó dẫn tới Tòa án quy cho vô hiệu thì hợp đồng, giao dịch đó
đã không còn hiệu lực hay bất cứ giá trị pháp lý gì cả
2. Các quy định khác
Ngoài những điểm chung mà ta thường thấy, pháp luật cũng có những quy định khác về
giao dịch điện tử đối với các cơ quân nhà nước hay về vấn đề an ninh, bảo mất trong giao
dịch điện tử. Cơ quan nhà nước là một tổ chức rất thường sử dụng tới văn bản nhưng nay
họ cũng có thể dùng tới dữ liệu điện tử để làm các cuộc giao dịch, miễn sao điều đó không
bị nghiêm cấm và triển khai sao cho dần phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Thường
các giao dịch điện tử cung cấp bởi cơ quan nhà nước thì hình thức cũng được quy định
nghiêm ngặt hơn, từ định dạng hay cho tới loại chữ ký điện tử, đó là một điều dễ hiểu vì
điều đó cũng làm củng cố hơn tính bảo mất cho giao dịch. Về bảo mật, an toàn trong giao
dịch điện tử, đây cũng là một phần rất quan trong khi giao dịch, có thể nói có quyết định
một phần không nhỏ tới giao dịch. Các bên đều có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện
nghĩa vụ bảo mật nội dung của giao dịch và phải chịu trách nhiệm nếu tình huống không
mong muốn xảy ra. Nếu một đối tượng khác – không liên quan tới giao dịch, cố phá hỏng
bảo mất thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra các bên thứ ba
trong hợp đồng cũng phải chấp hành đúng theo nguyên tắc, không được vì lời ích cá nhân
mà làm lộ thông tin, bảo mật, trừ trường hợp có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Phần 2: Thực trạng và giải pháp cho hành trình tiếp cận tới hợp đồng điện tử
hiện nay
1. Thực trạng tiếp cận tới hợp đồng điện tử hiện nay:
Hợp đồng điện tử ngày nay đã không còn quá xa lạ, nó dần được chấp nhận nhưng một
cách thức trong cuộc sống. Hợp đồng điện tử được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong
các lĩnh vực có liên quan tới điện tử, ví dụ như trong các công ty trực tuyến, giữa các cá
nhân, doanh nghiệp trong nước với nước ngoài. Việc chuyển đổi từ hợp đồng truyền thống
sang hợp đồng điện tử đã tạo rất nhiều điều kiện để tiết kiệm nguồn tài nguyên, đồng thời
hỗ trợ rất nhiều trong công cuộc phát triển kinh tế.
Hợp đồng điện tử mang loại rất nhiều lợi ích bởi sự tiện lời của nó. Chúng ta đã không còn
phải gò bó mình trong cách thức truyền thông với những phương thức rườm rà nữa mà nay
đã hiện đại hơn, với một thiết bị, công cụ điện tử. Hơn thế với tính phi biên giới của nó, ta
đã có thể mở ra cho bản thân vô vàng cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh – một thức
không thể thiếu với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không còn bất cứ rào cản
nào về thời gian hay không gian vì môi trường internet đã giải quyết được bài toán nan giải
ấy. Và hơn hết, việc hiện đại hóa quá trình lưu trữ, quản lý thông tin liên quan sẽ không là
khó khăn, không còn tình trạng mất thời gian tìm kiếm tài liệu hay phải làm lại nữa.
Với nhiều lợi ích như vậy nhưng hợp đồng điện tử không phải không có những hạn chế.
Tính phi biên giới mang lại cho vài lợi thế nhất định nhưng nếu xảy ra chanh chấp thì nó
lại trở thành mũi tên hai lưỡi gây khó dễ cho việc giải quyết. Đồng thời, nếu khi xảy ra
tranh chấp thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định giấy tờ bản gốc. Lúc này
cần có sự xác định của bên thứ ba tham gia trong hợp đồng để chứng thực, xác định cụ thể.
Một hạn chế lớn nữa là, các hợp đồng điện tử sẽ bị đe dọa nếu các bên trong hợp đồng có
hệ thống bảo mất không tốt, họ sẽ vị các hacker mạng tấn công, đánh cắp, sửa đổi dữ liệu.
Ngoài ra nhiều chủ thể cũng lợi dụng hình thức điện tử này để lừa đảo, chiếm đoạt, từ đó,
gâu ra nhiều e ngại trong việc chuyển sang dùng hợp đồng điện tử.
Ngày nay, bên cạnh sự phát triền nhanh chóng của thời đại, chúng ta cũng đang phải gánh
chịu rất nhiều hậu quả từ đại dịch Covid. Từ phải giãn cách xã hội cho tới nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đã chấm dứt hợp đồng với nước ta, đã gây ra nhiều khó khăn, đè nặng
lên nền kinh tế. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển khôi phục lại trạng thái bình thường,
tạo sức ép khiến cho các hợp đồng điện tử phải duy trì được hoạt động kinh tế. Thật vậy,
tình hình dịch phức tạp cũng đã tạo điểu kiện cho ta kiểm chứng, rà soát lại các hoạt động
của hợp đồng điện tử. Cho tới hiện tại, gì sự phát triển không ngừng của dịch bệnh, nhiều
doanh nghiệp đã sử dụng nhiều hơn các hợp đồng điện tử để giao kết với những đối tác
nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, hay giao kết hợp đồng điện tử nhằm mở rộng điều
kiện, tạo cơ hội việc làm trực tuyến cho công nhân lao động bị thất nghiệp. Theo số lieeuk
từ các doanh nghiệp, việc ký hết hợp đồng điện tử cũng đã giảm được rất nhiều chi phí hơn
so với việc ký kết một hợp đồng truyền thống. Dịch bệnh tuy gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trạng nhưng trong cái rủi ấy chúng ta lại càng có động lực duy trì, phát triển thêm nhiều
hình thức giao kết mới nói chung và giao dịch điện tử nói riêng.
2. Các giải pháp cho vấn đề mà giao kết hợp đồng điện tử hiện gặp phải
Với sự phát triển không ngừng của hợp đồng điện tử thì những hạn chế bây giờ sẽ sớm
không còn là rào cản. Trước hết, về phía nhà nước. Để đảm bảo cho việc hợp đồng điện tử
được giao kết một cách thuận tiện, cơ quan nhà nước cần nên phải cải thiện, bổ sung lại
các quy định về giao dịch điện tử, ví dụ về vấn đề bảo vệ quyền lợi của những chủ thể trong
quan hệ này hay quy định rõ trong những hợp đồng có yếu tố nước ngoài , đồng thời đồng
bộ hóa các hợp đồng điện tự vào hệ thống của nhà nước để dễ quản lý. Bên cạnh đó, để
thuận tiện cho việc vận hành, nhà nước nên củng cố, xấy dựng lại cơ sở hệ thống công nghệ
và thông tin. Đảm bảo được tốc độ cho việc truyền dẫn thông tin đủ mạnh, đủ ổn định và
đạt được sự an toàn cao. Đặc biệt các cơ quan nhà nước không nên đặt nặng vấn đề chi phí
mà phải đảm bảo mức giá phù hợp với chất lượng, vì nếu hoạt động thuận lợi cũng có thể
thu hút được đầu tư. Và quan trọng nhất, nhà nước nên đi đầu trong việc chuyển đổi sang
phương thức điện tử này, từ đó có thể khuyến khích thêm nhiều cá nhân, doanh nghiệp tích
cức tham gia vào mô hình này.
Về phía cá nhân, doanh nghiệp, tùy thuộc vào mức độ cũng như khả năng kinh tế của mình
mà chủ động hơn trong việc chuyển đổi sang hợp đồng điện tử. Xây dựng được sự uy tín,
chiến lược phù hợp để củng cố thêm được sự tin tưởng cho bên đối tác. Trang bị thêm kiến
thức hoặc kỹ năng về hợp đồng, giao dịch điện tử cũng là một giải pháp tốt cho các bên
tham gia giao dịch. Trang bị thêm những công nghệ, để có thể giữ được sự an toàn, bảo
mật trong các giao dịch. Ngoài ra, trong thời đại số hóa ngày nay thì việc đào tạo chuyên
sâu nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử cũng là một bước đếm lớn cho công cuộc
phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Hợp đồng điện tử nghe tuy lạ mà quen, đây không hoàn toàn là một chế định mới nhưng
lại rất ít người biết tới. Không khác hoàn toàn hợp đồng truyền thống nhưng cũng không
quá khuôn mẫu như bình thường, hợp đồng điện tử đang dần chiếm được vị trí trong xã
hội.Trong thời thời kỳ hiện đại hóa thì hợp đồng điện tử sẽ là một món đồ không thể thiết
và đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay khi ta không thể sinh hoạt bình thường thì
chế định hợp đồng điện tử đã góp sức không nhỏ trong việc kết nối xã hội, kết nối nước ta
với nước ngoài hay giữa doanh nghiệp mà người công nhân. Hợp đồng điện tử có rất nhiều
lợi ích mà hợp đồng truyền thống khó có được những cũng vì những sự tiện lợi đó cũng
gây cho nó không ít hạn chế. Tất nhiên rủi ro cũng chính là một phần của cuộc sống, ta
không thể loại bỏ hoàn toàn nó nhưng có thể khắc phục nó.
DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Danh mục văn bản pháp luật
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật giao dịch điện tử 2005
- Luật Thương mại 2005
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Danh mục các tài liệu tham khảo
- So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
(https://econtract.efy.com.vn/hddt/so-sanh-hop-dong-dien-tu-va-hop-dong-truyen-
thong.html#/ )
- Hợp đồng điện tử VNPT eContract: Xu thế của thời chuyển đổi số
(https://tuoitre.vn/hop-dong-dien-tu-vnpt-econtract-xu-the-cua-thoi-chuyen-doi-so-
20211018124815044.htm )
- Dịch bệnh tạo sức ép thúc đẩy giải pháp hợp đồng điện tử
(https://thesaigontimes.vn/dich-benh-tao-suc-ep-thuc-day-giai-phap-hop-dong-dien-tu/)
- Ký hợp đồng điện tử, đẩy mạnh nền kinh tế số “thời Covid” (https://einvoice.vn/tin-
tuc/ky-hop-dong-dien-tu-day-manh-nen-kinh-te-so-thoi-covid )
- Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử
(http://khcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/99_rui_ro_trong_giao_ket_hop
_dong.pdf )
- Hợp đồng điện tử: Những ưu, nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết
(https://lsvn.vn/hop-dong-dien-tu-nhung-uu-nhuoc-diem-ma-doanh-nghiep-can-
biet1623574504.html )

You might also like