You are on page 1of 119

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÂM GIANG

BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG PHÁP


LUẬT HỢP ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÂM GIANG

BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG PHÁP


LUẬT HỢP ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Lâm Giang, mã số học viên: 7701240658A, là học viên lớp Cao
học Luật LLM 01, Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “BẢO VỆ BÊN YẾU
THẾ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG” (Sau đây gọi tắt là “Luận Văn”).

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận Văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Trong Luận Văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác
giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận Văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

Nguyễn Lâm Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ......................6
1.1 Những vấn đề cơ bản về hợp đồng có một bên yếu thế..............................6
1.1.1 Định nghĩa về hợp đồng...........................................................................6
1.1.2 Định nghĩa về hợp đồng có một bên yếu thế............................................8
1.2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng có một bên yếu thế........................... 11
1.2.1 Cơ sở lý luận của hợp đồng có một bên yếu thế: Học thuyết giao dịch
không cân bằng.................................................................................................................... 11
1.2.2 Phân loại các giao dịch bất công thái quá.............................................. 14
1.2.3 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng có một bên yếu thế................................ 16
Kết luận Chương 1............................................................................................................ 20

Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TRÊN THẾ
GIỚI 21
2.1 Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonweath)............................... 21
2.2 Hoa Kỳ..........................................................................................................28
2.3 Pháp..............................................................................................................31
2.4 Trung Quốc..................................................................................................35
2.5 Một số pháp luật quốc tế khác................................................................... 36
Kết luận Chương 2............................................................................................................ 37

Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG


CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 39
3.1 Một số quy định pháp luật và thực trạng về hợp đồng có một bên yếu
thế tại Việt Nam.................................................................................................................39
3.1.1 Hợp đồng thương mại điện tử................................................................ 43
3.1.2 Hợp đồng theo mẫu................................................................................50
3.1.3 Một số hợp đồng có một bên yếu thế khác.............................................57
3.2 Giải pháp cho Việt Nam..............................................................................59
3.2.1 Ghi nhận cụ thể về hợp đồng có một bên yếu thế, giao dịch bất công thái
quá........................................................................................................................................59
3.2.2 Quy định cụ thể về thẩm quyền tài quán đối với hợp đồng có một bên
yếu thế tại Việt Nam............................................................................................................ 61
3.2.3 Một số vấn đề khác cần lưu ý trong pháp luật về hợp đồng có một bên
yếu thế tại Việt Nam............................................................................................................ 67
Kết luận Chương 3............................................................................................................ 69
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
SGDTMĐT Sàn giao dịch thương mại điện tử
TAND Tòa án nhân dân
TMĐT Thương mại điện tử
UCC Uniform Commercial Code (Hoa Kỳ)
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Luận văn thảo luận về các vấn đề liên quan đến bên yếu thế trong hợp đồng – vốn
là một chủ thể đặc biệt cần sự bảo vệ của pháp luật cũng như các cơ quan tài phán. Trong
một nền kinh tế thị trường ngày một sôi động, các quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, đây
chính là tiền đề cho việc gia tăng các giao dịch, hợp đồng trong đời sống. Mặt khác, quan
hệ hợp đồng ngày nay không chỉ gói gọn trong “thuận mua vừa bán” mà trở nên phức tạp
hơn với sự xuất hiện của một quan hệ hợp đồng mới: hợp đồng có một bên yếu thế, vốn
đang gây ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bên yếu
thế trong hợp đồng vẫn chưa được bảo vệ thực sự dù pháp luật Việt Nam đã tồn tại hệ
thống chế định bảo vệ người tiêu dùng như quy định về thương mại điện tử, bảo vệ người
tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu… Lập pháp quốc tế đã có những bước phát triển dài về vấn
đề bảo vệ bên yếu thế, mà nổi bật là các nước theo hệ thống pháp luật Common Law – nơi
khai sinh ra học thuyết nền tảng: Học thuyết về giao dịch không công bằng
(Unconscionability Doctrine). Do đó, nghiên cứu pháp luật các quốc gia tiêu biểu như Anh
Quốc, Úc, Hoa Kỳ cũng như một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp,
Trung Quốc, cùng với sự so sánh, sẽ tìm ra các bài học kinh nghiệm cho lập pháp Việt
Nam. Để áp dụng các bài học lập pháp quốc tế, cần có sự xem xét kỹ lưỡng các vấn đề xã
hội thực sự của các hợp đồng có một bên yếu thế đang nổi cộm như hợp đồng theo mẫu,
hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng giả cách, hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông…
thông qua những tranh chấp, vụ án thực tế, đối chiếu với thực trạng pháp luật Việt Nam để
tìm ra các giải pháp pháp lý thích hợp để đảm bảo vai trò của pháp luật là đảm bảo công
bằng xã hội.

Từ khóa: Bảo vệ bên yếu thế; Giao dịch bất công thái quá; Giao dịch không công
bằng; Người tiêu dùng; Thương mại điện tử; Hợp đồng tiêu dùng; Hợp đồng theo mẫu.
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Mỗi ngày chúng ta tham gia vào rất nhiều hợp đồng, nhưng liệu mỗi cá nhân có
nhận ra vị trí yếu thế của mình trong một số giao dịch dân sự hàng ngày. Hợp đồng có một
bên yếu thế không còn là một khái niệm xa lạ mà xuất hiện phổ biến trong đời sống, từ sử
dụng điện, nước, dịch vụ viễn thông, hợp đồng bảo hiểm đến các hoạt động thương mại
điện tử, đều là các hợp đồng mà chính chúng ta là bên yếu thế. Khi xã hội loài người phát
triển không ngừng, quan hệ hợp đồng trở nên phát triển, đa dạng, linh hoạt nhưng cũng
chứa đựng thêm nhiều rủi ro cho các bên. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người nắm
giữ sức mạnh tài chính và thông tin thường có vị thế vượt trội trong thương lượng, thỏa
thuận và thực hiện hợp đồng. Thậm chí khi xảy ra tranh chấp, khả năng tiếp cận hệ thống
tư pháp và yêu cầu quyền lợi chính đáng của nhóm này cũng chiếm ưu thế rất cao. Từ đó
làm xuất hiện bên mạnh thế và đối trọng với nó là bên yếu thế cùng tồn tại trong một quan
hệ hợp đồng.

Pháp luật hợp đồng ngoài việc bảo vệ sự tôn nghiêm của hợp đồng cũng cần bảo
vệ các bên, đảm bảo cán cân lợi ích của giao dịch không chênh lệch quá lớn. Do đó pháp
luật hợp đồng cần có các biện pháp bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch không công
bằng bằng những can thiệp phù hợp nhằm tạo lập lại sự cân bằng cho cán cân lợi ích giữa
các bên, đồng thời vẫn giữ được nguyên tắc cốt lõi của hợp đồng chính là sự thỏa thuận
của các bên tham gia. Làm thế nào để pháp luật Việt Nam – nơi vẫn chưa trực tiếp ghi
nhận cũng chưa nhìn nhận đúng mức về vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế – có thể đảm
bảo vai trò trên của mình?

Vì các lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật
hợp đồng” để thực hiện nghiên cứu.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, như thế nào là một hợp đồng có một bên yếu thế? Cơ sở lý luận cho chế
định hợp đồng này là gì và có nguồn gốc như thế nào?

Thứ hai, hợp đồng có một bên yếu thế có hiệu lực pháp luật hay không?
2

Thứ ba, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để
bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng?

Thứ tư, những giải pháp, cách thức bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng một
cách hiệu quả?

3. Tình hình nghiên cứu

3.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu về hợp đồng có một bên yếu thế một cách toàn diện cũng như các
vấn đề lý luận cốt lõi của vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, có chăng là những nghiên
cứu xoay quanh các vấn đề hợp đồng theo mẫu, hợp đồng thương mại điện tử dưới góc độ
bảo vệ bên yếu thế như bài viết của Nguyễn Như Phát “Điều kiện thương mại chung và
nguyên tắc tự do khế ước”, bài viết của Nguyễn Thị Hằng Nga “Bảo vệ bên yếu thế trước
các điều kiện thương mại chung bất công bằng – Cách giải quyết của pháp luật một số
quốc gia trên thế giới”. Đặc biệt, tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 6/2013 về “Bảo vệ
quyền lợi của bên yếu thế” của Khoa Luật dân sự - Đại học Luật TP.HCM, Kỷ yếu nêu ra
việc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong rất nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như bài tham
luận: “Bảo vệ bên yếu thế về thông tin trong pháp luật hợp đồng” của Đỗ Văn Đại, “Bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế trong hợp đồng dân sự theo mẫu” của Chế
Mỹ Phương Đài, “Hợp đồng mẫu – Điều kiện giao dịch chung nhìn từ góc độ bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng” của Lê Minh Hùng, “Một số bất cập trong hợp đồng vay tài sản và
hướng hoàn thiện để bảo vệ bên vay triệt để hơn” của TS. Nguyễn Xuân Quang…; hội
thảo thể hiện sự quan tâm của giới học thuật về vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế, tuy
nhiên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý thuyết nền tảng cũng như chưa có
những đánh giá thực tế bằng những tranh chấp, bản án cụ thể về vấn đề.

3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng ở ngoài nước được quan tâm
và khai thác từ nhiều năm về trước. Các học giả ở các nước trên thế giới chủ yếu phân tích
vấn đề này bắt nguồn từ Học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability
Doctrine), sau đó là phát triển đến phân tích giao dịch không công bằng (unconscionable
bargains) – là một vấn đề nghiên cứu rất quen thuộc trong các trường luật tại quốc gia
th
Common Law, bằng chứng là tác phẩm quen thuộc The law of contract 5 Edition của các
3

tác giả Janet O’Sullivan và Jonathan Hilliard đã dành hẳn một chương cho vấn đề này.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu luật học khác trên khắp thế giới cũng có những nghiên cứu về
vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế, hay còn gọi là giao dịch không công bằng tại pháp
luật tại quốc gia mình như The Unconscionability Doctrine in U.S. Contract Law của Per
Gustafsson, Unconscionability in Australian Law: Development and Policy Issues của
Mark Sneddon, đặc biệt là tác phẩm Unconscionable Contracts: A Comparative Study of
the Approaches in England, France, Germany, and the United States của các tác giả A.H.
Angelo và E.P. Ellinger có sự so sánh sự tương quan giữa các hệ thống pháp luật về vấn đề
này. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm phân tích một số khía cạnh khác của hợp đồng có
một bên yếu thế như bài viết A Contractarian Approach to Unconscionability của Horacio
Spector, Two Different Kinds Of Procedural And Substantive Unconscionability của
Richard Craswell… Những nghiên cứu này là tài liệu vô cùng quan trọng giúp tác giả có
thêm thông tin mang tính định hướng để người viết có thể nhìn nhận về vấn đề giao dịch
không công bằng tại các hệ thống pháp luật các quốc gia khác để có cách nghiên cứu, tìm
tòi và lập luận cho riêng mình, hướng đến chắt lọc những kinh nghiệm lập pháp áp dụng
vào tình hình thực tế tại Việt Nam.

4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Mục đích nghiên cứu

Người viết tiến hành nghiên cứu với các mục đích: Một là, chứng minh sự cần thiết
của việc nhìn nhận và ghi nhận vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế trong hệ thống pháp
luật hợp đồng Việt Nam; và hai là, nêu lên những giải pháp cụ thể và nhìn nhận những vấn
đề kèm theo khi nhà làm luật thực sự muốn ghi nhận quy định pháp luật điều chỉnh về hợp
đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận Văn này là các vấn đề cơ bản về hợp đồng có một
bên yếu thế như định nghĩa, nội hàm, cơ sở lý luận, phân loại, vấn đề hiệu lực hợp đồng,
thực trạng và quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về hợp đồng có một bên
yếu thế.

4.3. Phạm vi nghiên cứu


4

Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng là một vấn đề rất rộng, đồng
thời pháp luật liên quan đến bảo vệ bên yếu thế hợp đồng không được quy định tập trung ở
một quy định cụ thể nào mà được quy định rải rác ở các luật chuyên ngành. Bên yếu thế
trong xã hội hiện này hiện hữu ở rất nhiều khía cạnh, như người không có đầy đủ năng lực
hành vi, người bị nhược điểm về thể chất, tinh thần, người lao động trong một số quan hệ
lao động đặc biệt hay bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng. Đề tài này được giới hạn trong
việc chủ yếu phân tích các vấn đề bảo vệ bên yếu thế là một chủ thể trong hợp đồng.

Mặt khác, hợp đồng có một bên yếu thế có mặt ở nhiều lĩnh vực, như bảo hiểm, tín
dụng, tiêu dùng…, hay như hợp đồng mua quyền nghỉ dưỡng là một chế định rất mới, tuy
nhiên, người viết chỉ nêu một vài hợp đồng có một bên yếu thế tiêu biểu, mang tính đại
diện để người đọc có thể phần nào nắm được thực trạng về hợp đồng có một bên yếu thế
tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá kết hợp với phương
pháp phân tích luật viết

Xuyên suốt Luận Văn, người viết thực hiện tổng hợp, thu thập các thông tin, bài
viết, tài liệu; phân tích, đưa ra đánh giá của bản thân về tài liệu và các quy định pháp luật
về bảo vệ bên yếu thế trong các quan hệ hợp đồng, kết hợp những vấn đề thực tiễn để rút ra
các hạn chế cũng như giải pháp khắc phục cần thiết.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh luật

Người viết đã sưu tầm và phân tích so sánh cách quy định, cách giải quyết cùng
một vấn đề giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, qua đó, rút ra được những
phương án ưu việt và hiệu quả nhất cho vấn đề đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Nghiên cứu đề cập tới vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế với sự phân tích sâu vào
các vấn đề mang tính lý luận nhằm tạo một cơ sở lý luận hợp lý, tạo nền tảng cho việc phát
triển cơ sở pháp lý, cũng như là một nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Mặt khác, việc phân tích và đánh giá các quy định pháp luật, án lệ và thực tế về vấn đề hợp
đồng có một bên yếu thế tại các quốc gia trên thế giới nhằm tạo một góc nhìn rộng hơn ra
thế giới cho người đọc, để thấy rằng vấn đề về hợp đồng có một bên yếu thế và giá trị áp
5

dụng của nó vốn đã được quan tâm và phát triển từ rất lâu, từ đó có một nhìn nhận về thực
trạng Việt Nam về các hợp đồng, giao dịch bất công mà bên yếu thế vẫn còn chịu thiệt
thòi, tìm ra nguồn gốc của những bất công đó mà có những suy nghĩ, những giải pháp pháp
lý thiết thực cho vấn đề này.

7. Cấu trúc của Luận Văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận Văn bao gồm ba phần chính sau:

Chương 1: Tổng quan về hợp đồng có một bên yếu thế

Chương 2: Pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên thế giới

Chương 3: Thực trạng và giải pháp về pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại
Việt Nam
6

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ


Để có góc nhìn học thuật rõ ràng hơn về một vấn đề còn khá mơ hồ trong nghiên
cứu luật học tại Việt Nam, người viết xin bắt đầu từ những định nghĩa, đặc trưng và những
vấn đề lý luận cơ bản nhất liên quan đến hợp đồng có một bên yếu thế.

1.1 Những vấn đề cơ bản về hợp đồng có một bên yếu thế

1.1.1 Định nghĩa về hợp đồng

Kiến thức về luật hợp đồng luôn rộng mở, tùy thuộc vào phương hướng nghiên cứu
của từng học giả mà được phát triển theo các chủ đề khác nhau, nhưng tồn tại một mẫu số
chung là các bài nghiên cứu, bài viết về hợp đồng đều được bắt đầu bằng câu hỏi: Hợp
đồng là gì? Đối với một người đọc khắt khe, người viết đang lặp lại việc trả lời câu hỏi mà
bất cứ tác giả nghiên cứu về luật hợp đồng nào cũng đã giải quyết trước đây. Tuy nhiên,
người viết cho rằng, muốn giải quyết vấn đề nào đó, đều phải bắt đầu từ cội nguồn của vấn
đề đó. Chính vì vậy, khái niệm rất quen thuộc: “hợp đồng” sẽ được làm rõ tại phần đầu tiên
của nghiên cứu này.

Theo một quan niệm rất phổ biến trong xã hội vẫn tồn tại cho đến ngày nay, một
văn bản được coi là hợp đồng khi nó mang tiêu đề “Hợp Đồng”, bắt buộc phải có chữ ký
các bên, có giấy trắng, có mực đen, thì khi đó văn bản đó mới được xem là một hợp đồng –
và cùng lúc, văn bản đó mang một giá trị pháp lý nhất định. Tuy vậy, nội hàm của khái
niệm hợp đồng lại đơn giản hơn và thông dụng hơn rất nhiều. Trong thực tiễn áp dụng, một
văn bản với tên “thỏa thuận”, hay “biên bản”, đến “cam kết” đều chính là những hợp đồng.
Ngay cả việc mỗi sáng chúng ta mua một cốc cà phê nhỏ, hay nhấp chuột mua một cuốn
sách trên các trang thương mại điện tử, chúng ta đã bước vào quan hệ hợp đồng dù không
hề tồn tại một tờ giấy hay chữ ký nào. Theo người viết, hợp đồng cơ bản là một thỏa thuận.

Dưới góc độ pháp luật, do tính chất phổ biến của hợp đồng trong đời sống, chế định
này được hầu hết pháp luật các quốc gia ghi nhận từ rất lâu. Châu Âu là nơi có bề dày lịch
1
sử lập pháp về hợp đồng, được ghi nhận đầu tiên tại Luật La Mã cổ đại . Đến thế kỷ thứ

1 Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí Kiểm
sát, số 7 (4-2006), tr.38.
7

XVIII – XX, sự phát triển của ngành khoa học pháp lý cũng như những tác động từ sự
chuyển hóa kinh tế – xã hội đã khiến cho chế định hợp đồng lần lượt được các nước Châu
Âu pháp điển hóa vào bộ luật dân sự của quốc gia mình. Chẳng hạn như tại quy định của
Bộ luật Napoleon, hay còn gọi là BLDS Pháp - có hiệu lực từ năm 1804 và mang giá trị
cho đến tận ngày nay - đã quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một
hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm
2
hoặc không làm một công việc nào đó” .

Tại Việt Nam, sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung, chế định pháp luật
hợp đồng nói riêng có lịch sử phát triển có phần chậm hơn so với các nước trên thế giới.
Thuật ngữ “hợp đồng” hoặc tương đương không thể tìm thấy trong các văn bản pháp luật
3
chính thức nào của nhà nước phong kiến Việt Nam . Cho đến khi lịch sử lập pháp Việt
Nam chứng kiến sự ra đời của ba bộ dân luật quan trọng, đó là Bộ Dân Luật giản yếu Nam
Kỳ năm 1883, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936. Đây
là kết quả tiếp thu kinh nghiệm từ BLDS Pháp du nhập vào nước ta, đánh dấu lần đầu tiên
pháp luật Việt Nam định nghĩa “hợp đồng” – tại thời điểm đó mang tên gọi là “khế ước” –
là “một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác
4
để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” . Cho đến ngày nay, pháp luật Việt Nam
hiện hành định nghĩa hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
5
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” . Định nghĩa này tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát
đầy đủ nội hàm cơ bản của hợp đồng, đồng thời thể hiện chính xác bản chất của hợp đồng
là một thỏa thuận.

Tóm lại, cho dù được định nghĩa như thế nào, bằng ngôn ngữ gì, hợp đồng tại bất
kỳ nơi đâu trên thế giới, trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều có bản chất là một sự thỏa thuận

2 Điều 1011 BLDS Pháp.


3 Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS. Tạp chí Kiểm
Sát, số 7 (4-2006), tr.38-39.
4 Điều 644, đoạn 2, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Điều 680, đoạn 2, Bộ Dân Luật Trung Kỳ.
5 Điều 385 BLDS 2015.
8

giữa hai hoặc nhiều bên, tạo ra các trách nhiệm pháp lý cho các bên bởi những quyền và
6
nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận đó .

Trong một nền kinh tế thị trường ngày một sôi động, các quan hệ xã hội ngày càng
mở rộng, đây chính là tiền đề cho việc gia tăng các giao dịch kinh tế, dân sự với nội dung,
tính chất ngày một phức tạp với sự sáng tạo không ngừng của các chủ thể tham gia. Ngày
nay, bản chất hợp đồng được pháp luật đề cập vẫn không thay đổi - vẫn là sự thỏa thuận
giữa các bên. Tuy nhiên, quan hệ hợp đồng hiện nay đã phát triển phức tạp hơn với các loại
hợp đồng mới mẻ, trong đó có hợp đồng có một bên yếu thế - vốn đang gây ra nhiều tranh
chấp trong thực tiễn hiện nay. Do đó, cần thiết phải giải quyết tiếp theo đây là trả lời câu
hỏi, hợp đồng có một bên yếu thế là như thế nào?

1.1.2 Định nghĩa về hợp đồng có một bên yếu thế

Trước tiên, phân tích từ tên gọi “hợp đồng có một bên yếu thế”, ta xác định được
trước hết đây là một quan hệ hợp đồng, tức tồn tại một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên,
trong đó chủ thể của quan hệ hợp đồng này sẽ bao gồm một bên mạnh thế và một bên yếu
thế. Đi vào sâu hơn phân tích nội hàm của quan hệ hợp đồng này, bản chất của sự thỏa
thuận giữa bên mạnh thế và bên yếu thế phải tồn tại sự mất cân xứng về một khía cạnh nào
đó thuộc về hợp đồng. Đó có thể là sự mất cân xứng về khía cạnh năng lực đàm phán, hay
lợi thế về thông tin hoặc sự chiếm ưu thế trong khả năng giải quyết tranh chấp và chính sự
mất cân xứng này dẫn đến sự không cân bằng về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng.

Trước đây, khi bàn về bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng thường được các nhà
nghiên cứu đề cập ở những góc độ yếu thế về năng lực hành vi tham gia quan hệ hợp đồng,
như về vấn đề thể chất hoặc khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Thật vậy,
tại Việt Nam khi nghiên cứu về đề tài này nhiều quan điểm cho rằng bên yếu thế trong
quan hệ hợp đồng cũng tương đồng với nhóm yếu thế (nhóm thiệt thòi) được đề cập trong
các vấn đề về an sinh xã hội như người tàn tật, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ

6 Hoàng Thế Liên (Cb), 1997. Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của BLDS (1995),
NXB Chính Trị Quốc Gia, tr. 162.
9

7
em… Tuy nhiên, xét trong phạm vi nghiên cứu về đề tài “hợp đồng có một bên yếu thế”
thì việc xác định như trên là chưa đầy đủ. Ở một góc nhìn khác, các nhà nghiên cứu luật
học tại Trường Đại học Luật TP.HCM vừa qua đã tổ chức nghiên cứu về “Bảo vệ quyền
lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” bao gồm các vấn đề như hợp đồng dân sự
theo mẫu, hợp đồng cho vay nặng lãi, hợp đồng có chủ thể yếu thế về thông tin, hợp đồng
có chủ thể là lao động nữ, lao động trẻ em, người khuyết tật, người có nhược điểm về thể
8
chất, tâm thần… .

Tiến hành rà soát các văn bản pháp luật dân sự hiện hành tại Việt Nam thì có thể
thấy rằng, vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế là gì và có những đặc trưng thế nào vẫn
chưa được trực tiếp ghi nhận cụ thể. Tuy nhiên, trong lịch sử lập pháp Việt Nam đã từng
minh thị quy định bảo về bên yếu thế trong hợp đồng với việc xác định sự không công
bằng về lợi ích – hay còn gọi là “sự thiệt thòi” – chính là một “tì ố của sự ưng thuận”, là
một yếu tố dẫn đến hợp đồng mất hiệu lực, đồng nghĩa giải thoát cho bên yếu thế khỏi các
nghĩa vụ ràng buộc tại hợp đồng. Tại các Điều 652 Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Điều 688 Bộ
Dân Luật Trung Kỳ đều có quy định rằng trong một khế ước, một bên chịu thiệt thòi (la
lésion) khi nào họ không nhận được những lợi ích tương đương với cùng khoản mà họ phải
cấp cho người đối ước như trường hợp mua đắt, bán rẻ, làm công quá hạ, trả lãi quá cao…
thì pháp luật, trong một số trường hợp hạn định, sẽ chấp nhận sự thiệt thòi này như một
9
nguyên nhân để tiêu hủy khế ước . Để áp dụng quy định này, khế ước có sự thiệt thòi phải
thỏa mãn 02 hai yếu tố bắt buộc như sau:

(i)Một là, sự thiệt thòi trong khế ước phải lớn hơn ngạch khoản đã minh thị
trong luật, tùy theo khế ước. Chẳng hạn như theo quy định tại Điều 986 Bộ Dân Luật Bắc

7 Xác định về nhóm yếu thế/nhóm thiệt thòi theo nghiên cứu “Công tác hỗ trợ nhóm yếu
thế ở Việt Nam” của Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn.
https://bit.ly/2ttCf95 truy cập ngày 25/6/2017.
8 Xem thêm Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” do Khoa
Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2013
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=
8719:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369
9
Vũ Văn Mẫu, 1963. Việt Nam Dân luật lược khảo – Quyển II. Sài Gòn, Nhà xuất bản Bộ
Quốc gia Giáo dục, tr.135.
10

Kỳ và Điều 1104 Bộ Dân Luật Trung Kỳ thì trong trường hợp sự thiệt thòi có giá trị lớn
hơn phân nửa (1/2) giá bán bất động sản thì khế ước đó tồn tại một sự thiệt thòi; và

(ii) Hai là, sự thiệt thòi phải có tính hiện hữu ngay lúc kết ước khế ước; nhằm
phân biệt với trường hợp rằng khi khế ước được ký kết thì các cung khoản của hai bên rất
tương xứng, nhưng khi thi hành thì lại có sự xuất hiện chênh lệch rất lớn về nghĩa vụ của
hai bên, trường hợp này được pháp luật ghi nhận là một trường hợp bất tiên liệu
10
(l’imprévision) (đây cũng chính là điều khoản hardship trong pháp luật hiện hành).
Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng thời bấy giờ cũng không minh thị quy định cụ thể
định nghĩa của hợp đồng có một bên yếu thế là như thế nào.

Hoa Kỳ cũng là một quốc gia có ghi nhận về hợp đồng có một bên yếu thế với tên
gọi khác là Hợp đồng hoặc điều khoản bất công thái quá (Unconscionable Contract or
Terms) tại Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) -
một đạo luật mẫu (nhất thể hóa) được xem là quan trọng nhất làm khuôn mẫu trong hệ
11
thống pháp luật Hoa Kỳ . Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ cũng chỉ dừng lại ở việc
quy định thẩm quyền Tòa án can thiệp vào điều khoản hoặc hợp đồng mà Tòa án cho là bất
12
công thái quá tại thời điểm ký kết mà không có một định nghĩa cụ thể về Hợp đồng hoặc
điều khoản bất công thái quá.

Tựu trung tất cả các nguồn thông tin tham khảo cũng như kiến thức nêu trên, người
viết xin đưa ra định nghĩa của riêng mình về hợp đồng có một bên yếu thế: Đó là một hợp
đồng chứa đựng những điều khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm

10 Chú thích số 9, tr.141-143.


11 Sau khi UCC được thống nhất về hình thức lần cuối cùng vào năm 1957, nó đã
được tất cả 50 tiểu bang và Đặc Khu Columbia thông qua, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ
như Tiểu Bang Louisiana không phê chuẩn toàn bộ Điều 2 (Article 2) (quy định về hợp đồng mua
bán) hoặc như Tiểu Bang California không ghi nhận quy định về “Unconscionable Contract or
Clause” như một phần của Điều 2 (Article 2) UCC, tuy nhiên Tiểu Bang này vẫn có quy định tương
tự về Hợp đồng hoặc điều khoản bất công thái quá tại Điều 1670.5 Bộ luật California (The
California
Code).
Xem thêm về việc ghi nhận UCC tại các tiểu bang Hoa Kỳ tại:
https://www.law.cornell.edu/uniform/ucc truy cập ngày 22/3/2017.
12 Điều §2-302 UCC.
11

trọng của bên yếu thế và sự trục lợi bằng những hành động không phù hợp của bên mạnh
thế.

1.2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng có một bên yếu thế

1.2.1 Cơ sở lý luận của hợp đồng có một bên yếu thế: Học thuyết giao dịch không
cân bằng

Học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine) được
thừa nhận trong dòng họ pháp luật Common Law và được xem như một trường hợp làm
mất hiệu lực của hợp đồng kinh điển được giảng dạy tại các trường luật tại Anh, Úc hay
Hoa Kỳ. Đã có nhiều nghiên cứu về Unconscionability Doctrine đều thống nhất rằng sự ra
đời của nó liên quan đến nguyên tắc công bằng (Equity), vốn xuất hiện từ thế kỷ XII tại
Anh. Equity được xây dựng nhằm bảo vệ những điều chính đáng, đúng đắn hoặc phù hợp
với lương tâm con người, công lý tự nhiên; theo thời gian được đúc kết thành hệ thống các
học thuyết và thủ tục pháp lý với tên gọi Luật Công bằng (Equity Law) phát triển song
song với pháp luật Common Law truyền thống; sau đó Equtity được sử dụng làm nguyên
13
tắc xét xử chủ yếu tại Tòa Đại pháp (Court of Equity) . Lần ghi nhận đầu tiên của nguyên
tắc công bằng trong giao dịch không công bằng này có thể kể đến án lệ James v Morgan
(1663) tại Anh - được chủ trì bởi Ngài Chánh án Robert Hyde tại Tòa án Hoàng đế (Court
of the King’s Bench). Theo án lệ này, người bán đã dùng một cách tính phức tạp quá mức
khiến cho người mua vì thiếu hiểu biết đã mua một con ngựa với “mức giá cắt cổ” là £100
(một trăm bảng Anh) dù rằng giá trị thực tế của nó chỉ là £8.Với lý lẽ bảo vệ lẽ công bằng,
Tòa án Anh đã trực tiếp điều chỉnh giá trị của giao dịch, phán quyết giá trị mua bán của
giao dịch này là £8. Mặc dù tại án lệ này không đề cập đến khái niệm Unconscionability
Doctrine nhưng đã được hầu hết các nhà nghiên cứu về đề tài này xem là án lệ đầu tiên
công nhận nguyên tắc chống lại giao dịch bất bình đẳng trong thông luật tại Anh cũng như
14
trong pháp luật hợp đồng của thế giới .

13
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Giáo trình luật so sánh, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, tr.222-223.
14 Per Gustafsson, Master Thesis, 2010. The Unconscionability Doctrine in U.S.
Contract Law. The falcuty of law, Lund University, Sweden, p.6.
12

Những án lệ đầu tiên ghi nhận Unconscionability Doctrine được ban hành bởi Tòa
Công bằng tại Anh, tiêu biểu nhất là án lệ Earl of Aylesford v Morris (1873), theo đó Tòa
án quyết định bảo vệ người thanh niên trẻ vì sự hoang phí của mình đã bán đi quyền hưởng
di sản với giá rẻ mạt, Tòa đã tuyên hủy giao dịch này vì cho rằng “người thanh niên này đã
bước vào một giao dịch tăm tối, đầy lừa dối và cạm bẫy, nơi anh ta không thể tự bảo vệ
mình trước những người cố tâm khai thác điểm yếu của anh”. Một trường hợp khác Tòa án
hủy bỏ giao dịch mà họ cho rằng không công bằng là án lệ Fry v Lane (1888), trong đó hai
anh em nhà Fry làm nghề sửa ống nước và giặt giũ, mỗi tuần kiếm được £1; sau đó, họ
được hưởng quyền thừa kế bất động sản của người bác trai, tùy thuộc vào tuổi thọ của
người bác gái của họ. Tuy nhiên, họ được tư vấn bởi một luật sư “thiếu kinh nghiệm” và
đồng thời cũng là luật sư tư vấn cho ông Lane, để bán cho ông Lane quyền thừa kế với giá
rẻ mạt lần lượt là £170 và £270 vào năm 1878. Khi người bác gái qua đời vào năm 1886,
số tiền mỗi người đáng lẽ ra nhận được là £730, còn lúc năm 1878 số tiền này phải là £475
cho mỗi người thừa kế. Thẩm phán Kay J đã phán quyết rằng những người thừa kế trẻ tuổi
là “những người nghèo đáng thương với giáo dục không hoàn hảo” và cần được can thiệp
của Luật Công Bằng, lúc này, sự định giá quá thấp của người mua chính là một bằng chứng
vô lương tâm rõ ràng và Tòa yêu cầu người mua có nghĩa vụ xác định lại giá trị chuyển
15
nhượng quyền thừa kế sao cho “công bằng, vừa phải và hợp lý” . Cả hai án lệ này đã trở
thành các án lệ kinh điển của các trường hợp giao dịch không công bằng tại Anh, trong đó
“nhấn mạnh vị trí yếu thế hơn của một bên, và chính điểm yếu này đã bị bên còn lại khai
16
thác để đạt được những lợi ích không công bằng” .

Unconscionability Doctrine sau khi ra đời lại không được ghi nhận nhiều sự phát
triển tại các Tòa án Anh Quốc, lý do của việc này được Lord Diplock cho rằng: Dưới sự
ảnh hưởng của Jeremy Bentham với “Thuyết công lợi” và “Thuyết Laissez-faire” (Tự do
kinh tế), các Tòa án Anh vào thế kỷ XIX đã từ bỏ việc áp dụng các chính sách chống lại
17
giao dịch không công bằng trong các vụ việc liên quan tới hợp đồng . Sự hồi sinh của

15 Jill Poole, 2016. Casebook on Contract Law the 13th edition, Oxford University
Press,
p.731.
16
Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012. The law of contract 5th Edition, Oxford
University Press, p.292-293.
17
Veronika Timofeeva, “The doctrine of unconscionable bargains is too uncertain and
undermines the classical theory of contract”, https://bit.ly/2IjGKaZ, truy cập ngày 25/6/2018, p.2.
13

Unconscionability Doctrine tại Tòa án Anh Quốc được cho rằng từ lời phát biểu tại phiên
tòa của Thẩm phán Lord Denning trong vụ án Lloyds Bank v Bundy: “Luật pháp của Anh
sẽ bảo vệ cho một người thực hiện ký kết hợp đồng có điều khoản bất công hoặc thực hiện
chuyển giao tài sản với giá vô cùng không tương xứng, mà người này không có sự tư vấn
độc lập, khi sức mạnh thương lượng của người này bị suy yếu trầm trọng bởi nhu cầu cuộc
sống hoặc ham muốn cá nhân, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc sự yếu đuối, nhu nhược của
mình, đã bị người kia lợi dụng sức mạnh thương lượng cùng với những ảnh hưởng hoặc áp
18
lực quá mức, mang lại lợi ích quá mức cho người kia” .

Từ những án lệ trên, giới học thuật tại Anh có những sự nghiên cứu về tính ứng
dụng của Unconscionability Doctrine bằng những phép thử dựa trên các yếu tố của một
giao dịch được cho là giao dịch không công bằng. Phép thử của Nhà nghiên cứu luật -
Luật sư Patrick Selim Atiyah gồm có hai yếu tố, một là sự yếu thế rõ rệt của một bên trong
19
giao dịch, hai là sự không công bằng rõ ràng của các điều khoản trong hợp đồng . Mặt
khác, Giáo sư Luật học - Luật sư John Phillips đề xuất một phép thử khác gồm ba yếu tố,
một là bên yếu thế phải có “sự bất lợi nghiêm trọng” vì một số điểm yếu nào đó hoặc bị
khuyết tật, hai là bên mạnh thế đã khai thác những bất lợi này một cách “tội lỗi về mặt đạo
đức” và ba là các điều khoản của hợp đồng phải là không công bằng hoặc mang tính áp
20
bức . Cả hai phép thử được nêu trên đây có thể nói rằng không khác biệt đáng kể, ngoại
trừ phép thử của John Phillips thể hiện rõ ràng hơn về mặt lương tâm và tính tội lỗi của
hành vi của phía mạnh thế trong giao dịch.

Đến năm 2006, một quy chuẩn chung về các yếu tố của một giao dịch không công
bằng được đưa ra trong án lệ Choudry v Minhas (2006); quy chuẩn chung này được Tòa
án Anh áp dụng để xác định giao dịch không công bằng trong thông luật Anh cho đến
ngày nay. Các yếu tố này bao gồm:

(i) bên yếu thế phải ở trong một tình trạng thực sự bất lợi nghiêm trọng vì một hay
một số điểm yếu hoặc hạn chế nhất định,

18 Lloyd’s Bank Ltd. v. Bundy (1975)


19 Patrick Selim Atiyah, 2009. An Introduction to the Law of Contract 6th Edition.:
Clarendon Press Oxford, p.300.
20 John Phillips, 2008. “Smith v Hughes (1871)” in: Landmark Cases in the Law of
Contract 1st Edition. Hart Publishing, p.218.
14

(ii) bên mạnh thế có những hành động không đúng để trục lợi từ điểm yếu này của
bên kia,

(iii) các điều khoản trong hợp đồng không công bằng hoặc mang tính áp bức, và
cuối cùng là
21
(iv) bên yếu thế không nhận được sự tư vấn pháp lý độc lập nào .

Bốn yếu tố này cũng được Tòa án Anh Quốc công nhận là các yếu tố tiên quyết
một giao dịch có bị xem là một giao dịch không công bằng hay không, và từ đó có chịu sự
điều tiết của Unconscionability Doctrine hay không.

Cũng tương tự như thông luật Anh, Unconscionability Doctrine được du nhập sang
Hoa Kỳ và từ thế kỷ XX cho đến nay, học thuyết được áp dụng rộng rãi tại Tòa án của toàn
22
bộ Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonwealth) , đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ
đến pháp luật về giao dịch bất công thái quá hay giao dịch không công bằng trên toàn thế
23
giới .

1.2.2 Phân loại các giao dịch bất công thái quá

Việc phân loại giao dịch bất công thái quá lần đầu tiên được đề cập bởi Giáo sư
Arthur Allen Leff, ông cho rằng tồn tại hai loại giao dịch bất công thái quá, tương ứng với
hai hình thức của sự bất công thái quá, là (i) sự bất công thái quá về mặt hình thức -
procedural unconscionability mà ông cho là “sự đàm phán hư hỏng” (bargaining
naughtines) và (ii) sự bất công thái quá về mặt nội dung - substantive unconscionability
24
mà ông cho là “sự xấu xa trong hệ quả của hợp đồng” (evil in the resulting contract) . Bắt
nguồn từ quan điểm này của Giáo sư Arthur Allen Leff, rất nhiều nghiên cứu luật học đã
đào sâu và tìm ra sự khác biệt, cũng như định nghĩa cụ thể về từng loại giao dịch bất công
thái quá. Có học giả cho rằng, không thể đưa ra một định nghĩa chính xác của procedural

21 Chú thích số 16, p.292-293.


22 Xem chú thích số 17.
23 Xem thêm phân tích về “Pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên thế
giới” tại Chương 2 của Luận Văn này
24 Arthur Allen Leff, 1967. Unconscionability and the Code – The Emperor’s New
Clause, University of Pennsylvania Law Review, Volume 115, p. 487. Available at:
https://bit.ly/2pAcT7l truy cập ngày 25/6/2018.
15

unconscionability và substantive unconscionability, tuy nhiên, điểm khác biệt trọng điểm
của hai loại giao dịch này có thể dễ dàng nhận diện và giúp ta có thể phân biệt được chúng,
cụ thể substantive unconscionability đề cập đến sự bất công thái quá của chính các điều
khoản của bản thân giao dịch đó (bất công về bản chất của hợp đồng) và việc bên mạnh thế
được hưởng lợi ích thái quá một cách vô lý; còn procedural unconscionability lại hướng
về các hoàn cảnh, điều kiện của giao dịch mà theo đó bên yếu thế đã đồng ý với các điều
25
khoản của giao dịch bất công thái quá . Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về ranh giới
giữa substantive unconscionability và procedural unconscionability, cũng như ý nghĩa
của việc phân loại này đối với việc xác định một giao dịch bất công thái quá, liệu rằng khi
Tòa án kết luận một giao dịch bất công thái quá có cần xác định có đầy đủ cả hai yếu tố
substantive unconscionability và procedural unconscionability hay chỉ cần một trong hai
yếu tố là có thể kết luận, và có trường hợp nào giao dịch bất công thái quá nào không có cả
26
một trong hai yếu tố trên ?

Tuy vậy, đa số đều ủng hộ quan điểm rằng, procedural unconscionability bao gồm
các yếu tố “bên ngoài” giao dịch, là các yếu tố bất công thuộc về hoàn cảnh, điều kiện của
giao dịch, thường xuất phát từ chính sự chênh lệch vị thế của các bên tham gia giao dịch
hoặc các đặc điểm của quá trình thương lượng hợp đồng, chẳng hạn như quan hệ pháp lý
giữa các bên, kinh nghiệm, sự chuyên môn, trình độ hiểu biết, năng lực đàm phán, hoặc
tình hình tài chính của bên yếu thế so với bên mạnh thế. Ngoài ra, còn có các yếu tố bất
công được cài gắn trong quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng, chẳng hạn như lợi dụng
tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng (chủ yếu hợp đồng TMĐT), hoặc cung
cấp hợp đồng mẫu với nhiều điều khoản có ngôn ngữ hợp đồng khó có thể nắm bắt ở hiểu
biết thông thường cũng được xem là một yếu tố thuộc về procedural unconscionability.

Ngược lại, substantive unconscionability, là sự bất công về mặt nội dung, tức là sự
bất công nằm ở chính nội dung hợp đồng, dẫn đến những hệ quả bất công trên thực tế đối
với bên yếu thế. Có thể kể đến các yếu tố có thể cấu thành sự bất công về mặt nội dung như
sự chênh lệch quá lớn giữa giá cả và giá trị thực tế của giao dịch, hoặc như các điều khoản
mang nội dung hạn chế hoặc từ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ của một bên dẫn đến sự

25
Richard Craswell, 2010. Two Different Kinds Of Procedural And Substantive
Unconscionability. Available at: https://bit.ly/2QXnG7L truy cập ngày 08/7/2018.
26 Chú thích số 14, p.7
16

bất lợi nghiêm trọng cho bên còn lại, ảnh hưởng đáng kể đến mục đích của giao dịch. Tuy
nhiên, có những trường hợp đặc biệt, khi các điều khoản loại trừ trách nhiệm, nghĩa vụ
được miễn trừ, không bị xem là bất công thái quá. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
- UCC đã ghi nhận hai điều khoản như vậy, một là điều khoản về loại trừ nghĩa vụ bảo
27
hành khi đảm bảo một số điều kiện nhất định, được quy định tại Điều 2-316 và hai là
điều khoản về giới hạn biện pháp khắc phục, loại trừ và hạn chế thiệt hại được áp dụng
trong một số trường hợp hạn hữu, quy định tại Điều 2-719 UCC. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều
2-719 UCC cũng nêu rõ rằng những điều khoản hợp đồng có nội dung hạn chế thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ được xem là bất công thái quá một cách hiển
nhiên (prima facie unconscionable), ngược lại, điều khoản hợp đồng có nội dung hạn chế
28
thiệt hại mang tính thương mại thì có thể áp dụng sự miễn trừ này .

1.2.3 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng có một bên yếu thế

Bất kì bên nào khi tham gia vào một hợp đồng đều hướng đến sự ràng buộc pháp lý
về quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đều mong muốn bên kia thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng. Chính vì vậy, vấn đề hiệu lực hợp đồng chính là một trong những
vấn đề quan trọng mang tính bản chất của hợp đồng nói chung. Theo quan niệm truyền
thống, hợp đồng luôn được coi là sự ràng buộc mang tính bất biến, nhưng ngày nay đã có
nhiều hướng tiếp cận mới, hợp đồng không còn là một thứ “bất di bất dịch”, sự ràng buộc
29
của hợp đồng cũng có thể thay đổi để bảo vệ sự công bằng về lợi ích của các bên .

Để trả lời câu hỏi hợp đồng có một bên yếu thế có hiệu lực hay không thì trước
tiên, người viết xin đề cập lại một vấn đề liên quan trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng, đó
là các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng:

(i) Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng

Nguyên tắc tự do hợp đồng - được coi là nguyên lý, nguyên tắc căn bản nhất của
pháp luật hợp đồng thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản, đã đươc ra đời vào cuối thế kỷ XVIII -

27
Điều 2-316 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: https://www.law.cornell.edu/ucc/2/2-316 truy
cập ngày 01/9/2018.
28 Điều 2-719 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: https://www.law.cornell.edu/ucc/2/2-
719 truy cập ngày 01/9/2018.
29 Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro
trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2003, tr.39.
17

30
đầu thế kỷ XIX trên cơ sở học thuyết về tự do ý chí . Theo học thuyết tự do ý chí, khi
tham gia quan hệ dân sự, ý chí của con người là tối thượng và tự chủ, chỉ các hành vi xuất
31
phát từ ý chí tự chủ mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó . Chính những nội dung
này của học thuyết tự do ý chí đã phản ánh hai nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do giao
kết hợp đồng: Một là, hợp đồng phải là kết quả của sự tự do thỏa thuận tự nguyện giữa các
bên, là sự thể hiện ý chí đích thực của các bên; và hai là, các bên tự do quyết định việc
tham gia quan hệ hợp đồng, tự do lựa chọn đối tác và tự do trong xác định nội dung và các
điều khoản của hợp đồng. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được ghi nhận trong pháp
32
luật hợp đồng của hầu hết các quốc gia cũng như các văn bản pháp luật quốc tế .Tại Việt
Nam, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng thuộc nội hàm một trong các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
33
dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” . Vì tầm quan trọng của
nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, bất kỳ việc ràng buộc cản trở tự do ý chí nào cũng sẽ
vi phạm nguyên tắc cơ bản này, đồng thời là căn cứ khiến cho hợp đồng mất hiệu lực.

(ii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Tương tự với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực
cũng được thừa nhận rộng rãi, trở thành nghĩa vụ bắt buộc mà pháp luật đặt ra cho bất kỳ
bên nào tham gia vào hợp đồng, và cũng là kim chỉ nam cho việc giải quyết hậu quả tranh
chấp hợp đồng. Trong đó, thiện chí được hiểu là “không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền,
lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích lợi ích hợp pháp của
34
người khác” , còn trung thực theo cách hiểu thông thường là ngay thẳng, thật thà, đúng
sự thật. Như vậy, theo yêu cầu của nguyên tắc này, các bên khi tham gia vào quan hệ

30 Lê Trường Sơn, Luận án tiến sĩ luật học, 2015. Giai đoạn tiền hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.6.
31 Phạm Hoàng Giang, 2012. Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc
tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2006,
tr.28.
32 Xem Điều 1101 BLDS Pháp; Điều 4 Luật Hợp đồng Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa; Điều 1:102 Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng của Liên Minh Châu Âu; Điều 7 Công ước
CISG.
33 Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015. Để làm rõ, trước đây BLDS 2005 quy định rõ tại
Khoản 1
Điều 389: Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội, tuy nhiên, điều luật này đã được bãi bỏ bởi BLDS 2015.
34 Điều 9 BLDS 1995.
18

hợp đồng cần phải hành động một cách ngay thẳng với nhau, bên cạnh theo đuổi lợi ích
của mình còn phải quan tâm đến lợi ích của bên còn lại.

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng: Hợp đồng có một bên yếu thế không đảm bảo
hai nguyên tắc kể trên. Cụ thể, bên yếu thế tùy từng trường hợp không được hưởng quyền
tự do ý chí khi tham gia hợp đồng, chẳng hạn như đối với hợp đồng dân sự theo mẫu thì
không được tự do lựa chọn nội dung hợp đồng, còn hợp đồng sử dụng điện, nước thì người
tiêu dùng không được tự do lựa chọn đối tác (do chỉ có một đối tác duy nhất là Nhà nước).
Mặt khác, đối với một số hợp đồng có bên yếu thế khác, chẳng hạn như hợp đồng mua bán
35
nhà giả cách che dấu hợp đồng cho vay nặng lãi , rõ ràng bên mạnh thế đã không hành
động theo nguyên tắc thiện chí, trung thực khi lợi dụng yếu điểm của bên còn lại để giành
lấy những lợi ích chênh lệch quá đáng kể, vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực. Như
vậy, hợp đồng có một bên yếu thế đã không đảm bảo hai nguyên tắc quan trọng của hợp
đồng từ đó không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên.

Tuy nhiên, dưới góc độ của một quan điểm ngược lại, khi các bên đã đặt bút ký vào
hợp đồng thì phải tôn trọng và tuân thủ hợp đồng. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ
bản khác của hợp đồng:

(iii) Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng (Nguyên tắc pacta sunt servanda)

Pacta sunt servanda trong tiếng La Tinh, nghĩa là: hợp đồng phải được tuân thủ,
36
còn được dịch là “nguyên tắc bất khả xâm phạm hợp đồng” . Theo nguyên tắc này, sau
khi hợp đồng đã được giao kết, các bên sẽ bị ràng buộc bởi các thỏa thuận có hiệu lực trong
hợp đồng, và hợp đồng chỉ có thể được thay đổi hoặc chấm dứt bằng sự thỏa thuận, thống
nhất của cả hai bên. Nguyên tắc này cũng được pháp luật hợp đồng trên thế giới thừa nhận
rộng rãi vì lẽ mục đích của pháp luật trước tiên là bảo vệ hiệu lực của hợp đồng. Thực vậy,
không nguyên tắc nào thực hiện vai trò bảo vệ này tốt hơn pacta sunt servanda. Nguyên
tắc này mang hai ý nghĩa, một là liên quan đến tính bất biến của hợp đồng và hai là hợp
đồng phải được tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, hợp đồng mang tính ổn định, ràng

35 Xem thêm Tiểu Mục 3.1.3 Luận Văn này.


36 Lê Minh Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, 2010. Hiệu lực của hợp đồng theo quy
định pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM, TP.HCM, tr.31.
19

buộc và bất biến; hay nói một cách khác, ở vấn đề mà ta đang nghiên cứu, bên yếu thế đã
“bút sa gà chết”, bước vào quan hệ hợp đồng thì buộc phải tuân thủ nghiêm túc hợp đồng.

Tuy nhiên, sẽ là không công bằng khi pháp luật chỉ ghi nhận pacta sunt servanda
vì thực tiễn luôn xuất hiện những trường hợp pacta sunt servanda trở nên quá cực đoan và
cứng nhắc; chính vì vậy, pháp luật hợp đồng quốc tế cũng như các quốc gia đã tiếp nhận
thêm:

(iv) Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (Nguyên tắc rebus sic stantibus)

Nguyên tắc này được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản đã được đề cập trước là
nguyên tắc thiện chí, trung thực. Nguyên tắc này giúp cho pháp luật điều chỉnh các hợp
đồng đã được xác lập một cách bất công, xâm phạm quyền lợi của bên yếu thế, làm cơ sở
để Tòa án can thiệp vào hiệu lực hợp đồng, đảm bảo lợi ích của các bên được cân bằng, tái
37
lập sự công bằng tương đối cho giao dịch .

Việc đối lập về nội hàm của hai nguyên tắc kể trên chính là minh chứng cho mối
quan hệ biện chứng, giữa rebus sic stantibus và pacta sunt servanda. Học giả người Ý
Ugo Draetta đã nhận định rằng: “Đây là hai nguyên tắc thay thế cho nhau, luôn cùng tồn
38
tại, và không một nguyên tắc nào trội hơn nguyên tắc nào” . Rebus sic stantibus dù đối
lập nhưng có ý nghĩa bổ sung cho pacta sunt servanda như là một trường hợp ngoại lệ,
giúp cho hợp đồng không bị bảo vệ một cách quá cực đoan. Rebus sic stantibus còn là một
giải pháp linh hoạt để hợp đồng được điều chỉnh một cách hợp lý, tái lập sự cân bằng lợi
ích giữa các bên, nhằm bảo vệ kẻ yếu thế, bảo vệ sự an toàn pháp lý của các bên trong các
hoàn cảnh có sự lạm dụng lợi thế của kẻ mạnh thế.

Như vậy, hợp đồng có một bên yếu thế là loại hợp đồng chứa đựng những điều
khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm trọng của bên yếu thế, rõ ràng đã
vi phạm nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (rebus sic stantibus) như phân tích trên;
thêm vào đó, hợp đồng có một bên yếu thế còn trái với hai nguyên tắc cơ bản của hợp đồng
khác, đó là (1) nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, (2) nguyên tắc thiện chí, trung thực.

37 Chú thích số 36, tr.33.


38 UgoDretta, 2004. Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về
hardship trong hợp đồng quốc tế, Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà pháp luật Việt –
Pháp, tr.181-190.
20

Đây chính là cơ sở lý luận khẳng định rằng hợp đồng có một bên yếu thế rõ ràng không có
hiệu lực pháp luật, hơn nữa, pháp luật cần có những công cụ thích hợp để điều chỉnh, cân
bằng lợi ích các bên và bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng.

Kết luận Chương 1

Hợp đồng có một bên yếu thế mang bản chất của một hợp đồng, đó chính là một sự
thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này lại có những đặc trưng nhất định, đó
là chứa đựng những điều khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm trọng
của bên yếu thế và sự trục lợi bằng những hành động không phù hợp của bên mạnh thế.
Hợp đồng có một bên yếu thế tùy hệ thống pháp luật mà được ghi nhận với cái tên khác
nhau, chẳng hạn như tại các nước Common Law gọi hợp đồng này là các “giao dịch không
công bằng” hay “giao dịch bất công thái quá”, dù là tên gọi thế nào đều toát lên bản chất
một thỏa thuận có sự không công bằng, không cân bằng giữa hai bên về một khía cạnh nào
đó. Cơ sở lý luận nguồn cội cũng của hợp đồng có một bên yếu thế là Học thuyết về giao
dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine) ra đời tại các Tòa án Anh Quốc.

Về vấn đề hiệu lực, hợp đồng có một bên yếu thế, đã không đảm bảo một số
nguyên tắc cơ bản của hợp đồng như nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích ( rebus sic
stantibus), nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực, do đó hợp
đồng này không có hiệu lực pháp luật.
21

Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ


TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonweath)

Pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên thế giới được bắt nguồn từ học thuyết
về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine), vốn được khai sinh tại Anh
Quốc với các án lệ kinh điển, được xem là nền tảng của sự phát triển của pháp luật về hợp
đồng có một bên yếu thế trên khắp thế giới. Từ thế kỷ XX cho đến nay, Unconscionability
Doctrine được áp dụng rộng rãi tại Tòa án của toàn bộ Khối Thịnh Vượng Chung (British
Commonwealth). Một trong các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của việc phát triển Unconscionability Doctrine của Anh Quốc chính là
39
nước Úc (Australia). Tuy vậy, học thuyết này không chịu sự gián đoạn như Anh Quốc
mà được áp dụng xuyên suốt từ cuối thế kỷ XIX tại Tòa án các tiểu bang của Úc, thậm chí
Tòa án Tối cao Úc đã chính thức áp dụng Unconscionability Doctrine tại ba án lệ nổi tiếng
là (i) Blomley v. Ryan (1956) (giao dịch mua bán với giá trị không tương xứng và người
40
bán có tình trạng tinh thần không tốt do nghiện rượu) , (ii) Wilton v. Farnworth (1948)
(giao dịch tặng cho mà người tặng cho có trí tuệ thấp kém, khiếm thính và người được tặng
cho là con riêng của vợ với mưu đồ để cho cha dượng ký chứng từ tặng cho một cách
41
không minh bạch) và (iii) Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983). Trong số ba
án lệ này, án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) của Tòa án Tối cao Úc là
một trong những án lệ tiêu biểu nhất của pháp luật Úc đối với vấn đề pháp luật về hợp
đồng bất công thái quá, cũng như là một án lệ tiêu biểu trên thế giới về trong lĩnh vực tín
dụng – được giảng dạy tại hầu hết các khoa luật cũng khoa ngân hàng trên khắp thế giới
với vai trò là điển hình của vấn đề “thế chấp vô lương tâm”.

Án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983), cụ thể như sau:

39 Xem lại Tiểu Mục 1.2.1 của Luận Văn này.


40
Xem thêm án lệ Blomley v. Ryan (1956) (Tòa án Tối cao Úc) tại
http://www.unistudyguides.com/wiki/Blomley_v_Ryan truy cập ngày 28/8/2018
41
Xem thêm án lệ Wilton v. Farnworth (1948) (Tòa án Tối cao Úc) tại
https://jade.io/article/64549 truy cập ngày 28/8/2018.
22

Ông bà Amadio là người Ý, di dân sang Úc khoảng 40 năm nhưng tiếng Anh hạn
chế, hoàn toàn không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Con trai của
họ Vincenzo quản lý một số công ty và có vẻ thành công, dù trên thực tế, Vincenzo đang
ngập trong nợ nần. Vincenzo tiếp tục đi vay tại Ngân hàng Commercial Bank of Australia,
Ngân hàng yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản thuộc sở hữu của ông bà
Amadio ở Sydney. Vincenzo nói với cha mẹ là họ chỉ đảm bảo trong khoảng $50,000 với
thời hạn 6 tháng nhưng sự thực là bảo đảm cho toàn bộ khoản nợ của Vicenzo tại Ngân
hàng trên và không có giới hạn thời gian bảo đảm. Tại thời điểm ký kết, phía Ngân hàng
nhận biết được vấn đề rằng ông bà Amadio không hiểu bản chất thực cũng như giới hạn
của giao dịch thế chấp nhưng không giải thích cho họ về điều này. Các bên hoàn thành thủ
tục thế chấp, giải ngân. Sau đó công ty của Vicenzo lâm vào tình trạng phá sản và Ngân
hàng yêu cầu ông bà Amadio trả nợ thay, nếu không họ sẽ phát mãi tài sản thế chấp thu
hồi nợ. Ông bà Amadio không đồng ý với lý do hợp đồng thế chấp là bất công thái quá và
sự việc được đưa ra giải quyết tại toà án.

Ở cấp sơ thẩm phần thắng đã nghiêng về Ngân hàng, vì Vicenzo mới là người
thông tin không đúng sự thật cho ông bà Amadio về phạm vi thế chấp chứ không phải đại
diện Ngân hàng. Tuy nhiên ở cấp phúc thẩm, và sau đó là Toà án Tối cao Úc đều nhận
định và phán quyết rằng Ngân hàng đã thực hiện hành vi vô lương tâm, giao dịch thế chấp
này là một giao dịch bất công thái quá và do đó, không có hiệu lực ràng buộc đối với các
42
bên tham gia.

Án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) được đánh giá đã thúc đẩy
sự phát triển Unconscionability Doctrine tại Úc nói chung và trong lĩnh vực tín dụng – thế
chấp nói riêng, đồng thời việc áp dụng án lệ này đã tạo nên sự bùng nổ như “một trận tuyết
43
lở” tại Úc , mà thường hay được nhắc đến như một trường hợp lợi dụng một cách vô
lương tâm (unconscientious taking advantage).

42 Xem thêm án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) (Tòa án Tối


cao Úc) tại https://jade.io/article89/67047 truy cập ngày 28/8/2018.
43 Mark Sneddon, 1992. Unconscionability in Australian Law: Development and
Policy Issues, Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume 14
(Issue 3), p.
549. Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/7 truy cập ngày 28/8/2018.
23

Hơn nữa, Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) đã làm rõ các yếu tố
xác định một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm, hay nói cách khác chính là giao
dịch có bên yếu thế, là tồn tại một bên yếu thế với tình trạng bất lợi, và một bên mạnh thế
với hành vi không chính đáng nhằm lợi dụng điểm yếu thế của bên còn lại. Cụ thể hơn, án
lệ này đã nêu rõ những yếu tố thể hiện sự yếu thế và tình trạng bất lợi của ông bà Amadio
đó chính là tuổi già, sự hạn chế trong việc đọc hiểu Tiếng Anh, sự thiếu kinh nghiệm và
hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh và niềm tin sai lầm của họ đối với tình hình tài chính
của công ty của con trai mình; đồng thời cũng nhấn mạnh hành vi trục lợi một cách vô
lương tâm của bên mạnh thế - Ngân hàng Commercial Bank of Australia – khi họ vẫn tiến
hành giao dịch thế chấp dù đã biết rõ rằng ông bà Amadio đang tiến hành giao dịch mà
hoàn toàn không mang về lợi ích tốt nhất cho họ. Thẩm phán Mason J (Justice Mason J) đã
nhấn mạnh rằng “ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hành vi vô lương tâm, bởi vì, mặc dù
người giám đốc chi nhánh ngân hàng nhận biết "khả năng hợp lý" rằng ông bà Amadio
thiếu khả năng định đoạt những lợi ích tốt nhất cho họ trong một giao dịch đặc biệt bất lợi;
người giám đốc này vẫn tiến hành giao dịch mà không lưu ý và cung cấp thông tin một
cách đúng đắn, đồng thời không đề nghị ông bà Amadio tìm sự tư vấn độc lập về giao dịch
44
này” . Nhận định này của Thẩm phán Mason J (Justice Mason J) đã tạo nên một tiền lệ
thực tế, rằng đối với một giao dịch có sự tham gia của một bên yếu thế vì sự hạn chế về
ngôn ngữ, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, thì bên mạnh thế hơn cần có
những bước thận trọng trong việc giải thích, cung cấp thông tin về giao dịch cũng như đề
nghị bên yếu thế tìm sự tư vấn độc lập cho mình; và một khi bên mạnh thế trong giao dịch
thực hiện đầy đủ những điều này, giao dịch sẽ được xem là cải thiện đáng kể về sự chênh
lệch vị thế, và bên mạnh thế có thể thực hiện giao dịch này mà không bị xem là một trường
hợp lợi dụng một cách vô lương tâm. Ở một khía cạnh khác, các ngân hàng, tổ chức tài
chính tại Úc bấy giờ lại bày tỏ mạnh mẽ thái độ chỉ trích đối với phán quyết của Tòa án Tối
cao Úc trong Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983), họ quan ngại rằng phán
quyết này sẽ khiến các giao dịch thế chấp không còn tính chắc chắn, đồng thời áp đặt cho
các ngân hàng “nghĩa vụ chăm sóc” quá mức cho các khách hàng được cho là bên

44 Xem thêm án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) (Tòa án Tối


cao Úc) tại https://jade.io/article89/67047 truy cập ngày 28/8/2018.
24

45
được yếu thế theo quan điểm của Tòa án . Tuy nhiên, các quan ngại của giới tài chính
ngân hàng vẫn không thể ngăn cản việc Tòa án tiếp tục viện dẫn Commercial Bank of
Australia v. Amadio (1983) vào các vụ việc tương tự, thậm chí còn ngày một nghiêm khắc
hơn như trong án lệ Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991), giao dịch thế chấp giữa
Ngân hàng và một người vợ bị chứng nghiện rượu, đã thực hiện thế chấp căn nhà gia đình
để bảo lãnh các khoản vay cho chồng tại Ngân hàng này, tuy nhiên Ngân hàng này không
tin đầy đủ cho bà về toàn bộ khoản vay của người chồng; mặc dù Ngân hàng đã thực hiện
việc đề nghị người vợ tìm một tư vấn độc lập cho mình, nhưng Tòa Phúc thẩm Tiểu bang
New South Wales vẫn quyết định đây là một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm
46
và theo đó, giao dịch thế chấp này không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên . Các án
lệ này đã trở thành một hệ thống công cụ pháp luật vô cùng hữu hiệu để bảo vệ khách hàng
trong mối quan hệ thế chấp – bảo lãnh với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tạo nên một
47
sự ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế tài chính tín dụng Úc lúc bấy giờ .

Bên cạnh với hệ thống án lệ, nhà làm luật Úc còn xây dựng các quy định pháp luật
về các giao dịch bất công thái quá tại các văn bản pháp luật thành văn, chủ yếu xoay quanh
các vấn đề như giao dịch cho vay tiền (Điều 5 Đạo luật về Cho Vay Tiền năm 1928 của
48
tiểu bang Victoria) , giao dịch mua bán trả góp (Điều 24 Đạo luật về Mua bán trả góp năm
49
1959 của tiểu bang Victoria) . Tuy nhiên, hai đạo luật nổi bật nhất trong việc bảo vệ bên
yếu thế trong các giao dịch bất công thái quá trong hệ thống pháp luật Úc phải kể đến: Đạo
luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của tiểu bang New South Wales 1980 (The New South
Wales Contract Review Act of 1980) và Điều 52D của Đạo luật Thực hành thương mại liên
bang năm 1974 (The Federal Trade Practiace Acts 1974).

45 Xem Chú thích số 43, p. 551.


46 Xem thêm án lệ Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991) (Tòa Phúc thẩm
Tiểu bang New South Wales - Úc) tại https://nswlr.com.au/view/23-NSWLR-672 truy cập ngày
29/8/2018.
47 Janine Pascoe (2005), Guarantees, Financial Services Regulation and the role of
ASIC, p.1. Available at: https://bit.ly/2zqpxLX truy cập ngày 29/8/2018.
48 Xem thêm Money Lender Act 1928 (Victoria) tại https://bit.ly/2ND18LB truy
cập ngày 29/8/2018.
49 Xem thêm Hire-Purchase Act 1959 (Victoria) tại https://bit.ly/2xD37Vu truy cập
ngày
29/8/2018.
25

Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales (The
New South Wales Contract Review Act of 1980 – CRA 1980):

Đây được cho là đạo luật được lấy cảm hứng từ Điều §2-302 của Bộ luật UCC (Hoa
Kỳ) và được ban hành với “mục đích xem xét tính pháp lý của các hợp đồng và quy định
các biện pháp xử lý đối với các hợp đồng mang tính khắc nghiệt, áp bức, vô lương tâm
50
hoặc bất công thái quá” . Điểm đặc biệt của đạo luật này nằm ở việc cung cấp cho Tòa án
một danh sách 12 nhân tố rất cụ thể và đáng cân nhắc để quyết định liệu rằng một hợp đồng
có bất công thái quá trong những hoàn cảnh liên quan tới hợp đồng vào thời điểm tạo ra
51
hợp đồng hay không . Bên cạnh các yếu tố mà Điều 9 Đạo luật này đề cập, các Thẩm
phán có thể cân nhắc cả những yếu tố khác mà họ cho rằng có thể khiến cho một giao dịch
trở nên bất công thái quá. So sánh với quy định tương ứng tại Bộ luật UCC của Hoa Kỳ,
việc quy định 12 yếu tố để Tòa án cân nhắc khi xem xét một hợp đồng của CRA 1980 rõ
ràng mang tính cụ thể và rõ ràng hơn, tạo một khung pháp lý nhất định để các bên trước khi
giao kết hợp đồng có sự đàm phán và soạn thảo kỹ lưỡng, tránh rơi vào trường hợp bị xem
là một giao dịch bất công thái quá. Bên cạnh đó, CRA 1980 còn quy định rõ thẩm quyền
của Tòa án, khi Tòa án đủ căn cứ xác định một giao dịch là bất công thái quá, Tòa án có
quyền từ chối thực thi một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, và tuyên bố hợp đồng vô hiệu một
52
phần hoặc vô hiệu toàn bộ, hoặc trực tiếp điều chỉnh, thay đổi hợp đồng .

Thật vậy, trong án lệ West v. AGC Advances Ltd (1986), CRA 1980 đã lần đầu tiên
được Tòa án vận dụng vào thực tế; Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales đã xét xử
một vụ án giữa bà West và Công ty tài chính Australian Guarantee Corporation (AGC
Advance Ltd), người chồng của bà – ông West – là nhân viên của một doanh nghiệp đang
có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Ông West đã yêu cầu bà West thế chấp căn nhà của họ để
đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp này. Bà West đã đồng ý thực hiện thế chấp dù
đã được con trai của bà – một kế toán và một người bạn hành nghề luật sư can ngăn về rủi
ro của giao dịch này. Tuy vậy, bà West lại không có sự tư vấn pháp lý độc lập nào. Cuối

50Lời giới thiệu của Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South
Wales; xem thêm The New South Wales Contract Review Act of 1980 tại https://bit.ly/2NWQDCn
truy cập ngày 30/8/2018.
51 Điều 9 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales.
52 Điều 7 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales
26

cùng, doanh nghiệp mà ông West làm việc đã không có khả năng thanh toán, ACG đã yêu
cầu bà West dùng tài sản thế chấp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp trên.
Bà West sau đó đệ đơn xin miễn trừ trách nhiệm hợp đồng tại Tòa án Tiểu bang New South
Wales với các căn cứ điểm là các quy định tại CRA 1980.

Tại Tòa cấp sơ thẩm cho rằng việc bà đề nghị áp dụng CRA 1980 là không phù hợp
vì bà không phải là khách hàng trực tiếp đi vay ACG, do đó, đơn xin miễn trừ trách nhiệm
hợp đồng của bà bị từ chối. Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales nhận
định rằng CRA 1980 là một đạo luật đáng được vận dụng một cách tự do trong phạm vi của
luật hợp đồng, chứ không giới hạn trong phạm vi quan hệ hợp đồng giữa hai bên mà không
53
cân nhắc đến lợi ích chính đáng của bên thứ ba . Theo đó, Thẩm phán Michael McHugh
(Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales) đã vận dụng và phân tích quy định CRA
1980 vào vụ án, ông cho rằng “hợp đồng là bất công vì có sự chênh lệch đáng kể giữa giá
trị giá cả của tài sản và giá trị của nó trong giao dịch, cho dù sự bất công về mặt thủ tục
của giao dịch này là chưa rõ ràng”, cuối cùng, Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South
Wales đã tuyên AGC đã thực hiện một giao dịch bất công thái quá với bà West, và giao
54
dịch này không có hiệu lực ràng buộc với các bên .

Việc vận dụng CRA 1980 đã thực sự tạo một dấu ấn rõ rệt của nền tư pháp Úc
trong việc bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch bất công thái quá, đặc biệt là lĩnh vực bảo
vệ khách hàng trong giao dịch tín dụng cũng như người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên,
CRA 1980 cũng có những giới hạn trong phạm vi áp dụng, cụ thể là Hoàng Gia, các cơ
quan chính phủ, công ty hoặc cá nhân tham gia vào hợp đồng với mục đích thương mại,
kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, trừ nghề làm nông, thì đều
55
không được đệ đơn xin miễn trừ trách nhiệm hợp đồng lên Tòa án có thẩm quyền .

53
Cooper.R.E, 1989. Unconscionability in Consumer Transactions: Section 52 of the
Trade Practices Act, Queensland University of Technology Law Journal 1, Volumn 5, p.5.
Available at: http://classic.austlii.edu.au/au/journals/QUTLawJl/1989/1.html truy cập ngày
30/8/2018.
54 Xem thêm án lệ West v. AGC Advances Ltd (1986) (Tòa Phúc thẩm Tiểu bang
New South Wales - Úc) tại https://nswlr.com.au/view/5-NSWLR-610 truy cập ngày 30/8/2018.
55 Điều 6 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 (CRA 1980) của Tiểu bang New
South
Wales
27

Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang năm 1974, được sửa đổi bổ sung
năm 1986 (the Federal Trade Practiace Acts 1986 – TPA 1986):

Điều luật đáng chú ý nhất trong lĩnh vực bảo vệ bên yếu thế của TPA 1986 chính là
Điều 52A, với quy định rằng: trong mọi trường hợp, một công ty trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại, khi cung cấp hoặc có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho
56
khách hàng, thì không được thực hiện các giao dịch bất công thái quá . Theo khuôn mẫu
từ Đạo luật Xem xét Hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales (CRA 1980),
nhà làm luật đã bổ sung tại Điều 52A TPA 1986 các yếu tố mà Tòa án có thể xem xét liệu
57
rằng một hợp đồng có bị xem là bất công thái quá . Tuy nhiên, Điều 52A TPA 1986 có
phạm vi rộng hơn khi bao trùm cả các hành vi tiền hợp đồng (như quảng cáo hàng hóa) và
hành vi hậu hợp đồng (như việc thực hiện các quyền trong hợp đồng); mặt khác, Điều 52A
TPA 1986 không chỉ áp dụng ở giai đoạn thiết lập hợp đồng mà còn áp dụng cả với quá
trình thực thi hợp đồng, tức cho dù một hợp đồng không có điều khoản bất công thái quá,
nhưng quá trình một bên thực thi quyền của mình theo hợp đồng lại có những hành vi vô
lương tâm, bất công với bên còn lại thì Tòa án cũng có quyền áp dụng Điều 52A TPA 1986
58
để bảo vệ bên yếu thế . Đồng thời, Điều 52A TPA 1986 cũng hạn chế phạm vi áp dụng,
cụ thể là chỉ điều chỉnh các đối tượng là hàng hóa dịch vụ dùng cho tiêu dùng cá nhân, tiêu
dùng gia đình, tiêu dùng phổ thông, tiêu thụ nội địa và những hàng hóa không được dùng
59
để phân phối lại hoặc sản xuất lại đưa ra thị trường .

Chế tài của Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang đối với hành vi vi phạm
Điều 52A là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho người chịu tổn thất, đồng thời với
những chế tài khác như bị Tòa án từ chối việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bị Tòa án
60
tuyên rằng hợp đồng vô hiệu, yêu cầu bồi hoàn tiền hoặc tài sản cho bên còn lại

56 Khoản 1 Điều 52A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang.
57 Khoản 2 Điều 52A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.
58 Xem Chú thích số 43, p. 555.
59 Khoản 5, khoản 6 Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.
60 Điều 80, Điều 87A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.
28

2.2 Hoa Kỳ

Bên cạnh đó, khi nói đến pháp luật có nhiều ứng dụng của Unconscionability
Doctrine phải kể đến Hoa Kỳ, nơi mà thông luật Anh đã được du nhập bằng con đường
chinh phục thuộc địa tại Châu Mỹ. Khi các thuộc địa và vùng lãnh thổ của Anh Quốc tại
Châu Mỹ giành được độc lập và trở thành các tiểu bang của Hoa Kỳ sau này, họ đã thông
qua và ghi nhận thông luật Anh như một nguồn pháp luật chính thức. Cho đến ngày nay, tất
cả các tiểu bang Hoa Kỳ, trừ tiểu bang Louisiana, đã áp dụng thông luật Anh vì không tồn
tại sự mâu thuẫn với phát triển của pháp luật hoặc chính sách công. Và cũng vì thế, học
thuyết về giao dịch không công bằng đã dường như được dễ dàng chấp nhận bởi các Tòa án
61
Hoa Kỳ như một trường hợp hợp đồng vô hiệu . Một án lệ điển hình minh chứng cho điều
này có thể kể đến là King v. Cohorn, trong đó, Tòa án Tối cao tiểu bang Tennessee đã bác
bỏ hiệu lực của một giao dịch mua bán đất, với sự nhận định rằng “các điều kiện giao dịch
và đặc điểm của các bên tham gia giao dịch” là điều rất đáng lưu ý, khi mà người mua
được mô tả là một người đàn ông “khéo léo, thông minh, sắc sảo, suy đoán” và người bán
là “người phụ nữ da đen, dốt nát, già nua, nghiện rượu, bệnh tật, khờ dại, và không có tài
sản khác nào ngoài lô đất được nói đến”. Vì người phụ nữ này không biết chữ, lại không
có đại diện pháp lý nên đã phải tiếp nhận hợp đồng thông qua lời đọc của nhân chứng –
cũng là con rể của người mua – với nội dung trao đổi lô đất để lấy “một toa xe nặng và ít
hơn một nửa một đàn ngựa kém”. Tòa án Tennessee đã cho rằng, nhìn vào “bản chất và đối
tượng của sự thương lượng”, rằng lô đất là tài sản duy nhất và trị giá đến khoảng $400 …
Phân tích của Tòa án Tennessee xem xét đến rất nhiều khía cạnh của hợp đồng, trong đó có
nhắc đến việc tồn tại sự bất bình đẳng về giá trị nhận được của các bên trong giao dịch, khi
62
người mua chẳng nhận được gì ngoài “một khoản phí tổn và nặng nề” .

Đặc biệt, pháp luật Hoa Kỳ còn ghi nhận học thuyết này vào khá nhiều văn bản
pháp luật thành văn. Có thể kể đến là Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ - Uniform
Commercial Code (UCC), tại Điều §2-302, UCC đã quy định nếu Tòa án phát hiện các
hợp đồng hoặc bất kỳ điều khoản của hợp đồng bất công thái quá tại thời điểm nó được

61 Chú thích số 14, p.7.


62 King v. Cohorn (1834)
29

thiết lập, Tòa án có thể từ chối thực thi hợp đồng, hoặc có thể thực thi các phần còn lại
của hợp đồng mà không có điều khoản bất công thái quá, hoặc nó có thể giới hạn sự áp
dụng của bất kỳ điều khoản bất công thái quá để tránh bất kỳ kết quả bất công thái quá
nào.

Việc ghi nhận Hợp đồng hoặc điều khoản bất công thái quá của UCC được các
luật gia Hoa Kỳ đánh giá là khá mới lạ trong hệ thống pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ, tạo ra
một quy tắc rõ ràng cho Tòa án, không còn phụ thuộc và giới hạn trong nguyên tắc công
bằng (equity), có thể kiểm soát các giao dịch không công bằng mà không cần viện dẫn đến
các trường hợp mất hiệu lực hợp đồng như nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Quy
định về Hợp đồng hoặc điều khoản bất công thái quá trong UCC được thông qua tại tại
63
50 tiểu bang và Quận Columbia tại Hoa Kỳ , và việc này đã tạo nên một động lực phát
triển mạnh mẽ về sau của Unconscionability Doctrine tại Hoa Kỳ, bằng chứng là việc áp
dụng Điều §2-302 UCC đã lan rộng ra cả những lĩnh vực khác của pháp luật hợp đồng,
vượt ra khỏi giới hạn của Điều 2 UCC (vốn chỉ quy định về hợp đồng mua bán hàng
64
hóa) .

Sự ảnh hưởng của Unconscionability Doctrine còn được thể hiện tại các quy định
pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến quan hệ hợp đồng cho thuê bất động sản. Trước đây, quan
hệ giữa chủ đất và người thuê luôn mang tính bất cân xứng về quyền lợi do chủ đất thường
là bên mạnh thế với quyền lực áp đặt các điều khoản hợp đồng với người thuê. Tuy nhiên,
pháp luật Hoa Kỳ ngày càng bảo vệ người thuê, thông qua việc trang bị cho người thuê một
công cụ tự vệ, là quyền được yêu cầu Tòa án tuyên bố toàn bộ hoặc một một vài điều
khoản của một giao dịch cho thuê là bất công thái quá và mất hiệu lực thi hành. Quy định
này được ghi nhận tại Đạo luật Bất động sản New York, có hiệu lực từ ngày 26/7/1976.
Cụ thể tại Điều §235-c của Đạo luật này quy định là nếu Tòa án nhận thấy hợp đồng thuê
hoặc bất kỳ điều khoản nào của một hợp đồng thuê là bất công thái quá tại thời điểm giao
kết, Tòa án có thể từ chối thực thi hợp đồng thuê hoặc bất kỳ điều khoản nào của một hợp
đồng thuê đó, yêu cầu các bên thực hiện phần còn lại của hợp đồng thuê hoặc bất kỳ điều

63 Các tiểu bang Hoa Kỳ tùy từng trường hợp đã thông qua một phần hoặc toàn bộ
các điều khoản thuộc UCC, trong đó đáng chú ý nhất là việc tiểu bang Louisiana không thông qua
toàn bộ Điều 2 của Bộ luật UCC.
64 Chú thích số 14, p.9.
30

khoản nào của một hợp đồng thuê, hoặc Tòa án có thể hạn chế việc thực hiện các điều
khoản bất công thái quá để tránh khỏi bất kỳ kết quả bất công thái quá nào.

Quy định này của tiểu bang New York có phần tương tự Điều 1.303 của Đạo luật
Chủ nhà và Người thuê nhà Thống nhất (The Uniform Residential Landlord and
65
Tenant Act - URLTA) . Sự khác biệt lớn giữa hai quy chế là việc URLTA chỉ áp dụng
cho các hợp đồng thuê nhà ở trong khi Điều 235-c của Đạo luật Bất động sản New York lại
66
áp dụng cho tất cả giao dịch thuê bất động sản nói chung . Mặt khác, hai quy chế này đều
được cho là được phát triển từ Đạo luật UCC và Đạo luật Tín dụng Người tiêu dùng Thống
nhất (The Uniform Consumer Credit Code - UCCC), nhằm hỗ trợ cho các Tòa án có thể có
những công cụ pháp lý rõ ràng hơn để chống lại những hợp đồng thuê hoặc bất kỳ điều
khoản nào của một hợp đồng thuê là Tòa án nhận thấy là bất công một cách thái quá, mà
không phải viện dẫn đến Unconscionability Doctrine hay các đạo luật khác không cụ thể
67
quy định về quan hệ hợp đồng thuê .

Tiểu kết

Sau khi nghiên cứu pháp luật một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Common
Law, vốn được bắt nguồn từ luật công bình, ta có thể thấy chế định pháp luật bảo vệ bên
yếu thế trong các giao dịch bất công thái quá tại các quốc gia này có sự phát triển mạnh
mẽ, không chỉ với hệ thống án lệ dày đặc mang tính định hướng mà còn các quy định pháp
luật thành văn, mang tính bổ trợ và hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng pháp luật vào thực
tiễn.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu toàn diện nếu chỉ nghiên cứu pháp luật bảo vệ bên yếu thế
trong hợp đồng tại các nước theo hệ thống pháp luật Common Law, do đó, việc tiến đến
nghiên cứu pháp luật các nước Civil Law liên quan đến lĩnh vực này là thực sự cần thiết.

65 URLTA đã được ban hành vào năm 1972, đã được thông qua tại hầu hết các tiểu
bang tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, đáng chú ý là tiểu bang Alaska và Virginia đã thông qua URLTA,
nhưng đã loại trừ quy định về trường hợp hợp đồng thuê nhà ở bất công thái quá quy định tại Điều
1.303.
Xem thêm Đạo luật Chủ nhà và Người thuê nhà Thống nhất (The Uniform Residential
Landlord and Tenant Act - URLTA) tại https://bit.ly/2x7MWzU truy cập ngày 17/8/2018.
66 Kevin J.Farewell, 1979. Leasehold Unconscionability: Caveat Lessor, Fordham
Urban Law Journal, Volume 7 (Number 2), p.338.
67 Uniform Residental Landlord and Tenant Act With Comments,
https://bit.ly/2QCtgN1 truy cập ngày 18/8/2018.
31

2.3 Pháp

Có quan điểm cho rằng từ trong các nguyên tắc cơ bản của BLDS Pháp, hệ thống
pháp luật quốc gia này sớm đã có những quy định về chống lại các giao dịch bất công thái
quá, và đây cũng chính là nguồn gốc của các văn bản pháp luật khác về vấn đề này cũng
68
như các án lệ xoay quanh việc bảo vệ người tiêu dùng . Tuy rằng đề cao tự do khế ước, tự
do cá nhân là nguyên tắc nền tảng mang tính chủ đạo của hệ thống pháp luật Pháp, tuy
nhiên ở một mức độ thực tiễn, cần thiết phải có sự giới hạn sự tự do này để đảm bảo quyền
lợi của một số nhóm người yếu thế trong xã hội. Do đó, từ trong BLDS Pháp – văn bản
pháp luật quan trọng nhất hệ thống pháp luật dân sự tại quốc gia này – đã có những nền
móng của quy định bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng, đó chính là các quy định
yêu cầu các giao dịch dân sự phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí (good faith), “hợp đồng
69
phải được thực hiện trong sự trung thực” và nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, “các
bên giao kết không chỉ thực hiện những nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng mà còn phải
70
thực hiện những nghĩa vụ theo yêu cầu của nguyên tắc công bằng .

Bên cạnh đó, pháp luật hợp đồng Pháp còn bị ảnh hưởng bởi Học thuyết về Lésion,
cụ thể khi một giao dịch được xem là một trường hợp lésion – được hiểu là giao dịch tồn
tại sự thiệt hại của một bên trong giao dịch, là kết quả của sự chênh lệch, mất cân đối trong
nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng – thì giao dịch đó sẽ bị tuyên bố là vô hiệu. Học
thuyết về Lésion được kế thừa từ Học thuyết Laesio Enormis trong pháp luật La Mã, cho
phép một người bán đất có quyền hủy bỏ hợp đồng, nếu giá bán ít hơn một nửa giá thực tế
hoặc giá hiện tại hoặc cho phép người mua có quyền lựa chọn việc thanh toán bằng các
71
phương pháp khác nhau . Tất cả các nước Châu Âu chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La
Mã đều tiếp nhận lésion và lésion trở thành một nguyên tắc khá phổ biến trong đời sống
dân sự tại các quốc gia này. Pháp luật Pháp cũng không ngoại lệ, cũng nghi nhận quy định

68
A.H. Angelo and E.P. Ellinger, 1992. Unconscionable Contracts: A Comparative Study
of the Approaches in England, France, Germany, and the United States, Loyola of Los Angeles
International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p. 472. Available at:
http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/3 truy cập ngày 20/8/2018.
69 Điều 1134 BLDS Pháp
70 Điều 1135 BLDS Pháp
71 Raymond Westbrook, 2008. The Origin of Laesio Enormis, Université John
Hopkins de Baltimore, p.39 – 40. Available at: https://bit.ly/2P0CGAs truy cập ngày 19/8/2018.
32

về lésion nhưng với sự thận trọng và hạn chế hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định của hợp
đồng cũng như của đời sống dân sự. Cụ thể BLDS Pháp quy định rằng thiệt hại của một
bên trong hợp đồng sẽ trở thành căn cứ khiến cho hợp đồng vô hiệu trong một số trường
72
hợp luật định đối với một số chủ thể nhất định . Có thể kể đến một giao dịch mà BLDS
Pháp công nhận là một giao dịch lésion, cụ thể là một giao dịch mua bán bất động sản, nếu
thiệt hại của bên bán cao hơn 7/12 giá bán thực tế của bất động sản thì có quyền hủy bỏ
hợp đồng dù trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận về việc bên mua từ bỏ quyền hủy bỏ
73
hợp đồng hay tặng cho phần giá trị gia tăng này cho bên bán . Đây chính là điều chỉnh
cần thiết của pháp luật đối với một giao dịch bất công bằng sự giải thoát cho bên bán khi
phải bán bất động sản của mình với một giá quá thấp so với giá trị thực tế.

Có thể nói việc ghi nhận về lésion đã thể hiện sự quan tâm, cân nhắc của nhà làm
luật về những giao dịch bất công, nhưng pháp luật Pháp không thực sự ghi nhận Học
thuyết về lésion trong pháp luật thành văn để Tòa án có thể áp dụng để tuyên bố một giao
dịch bất công là vô hiệu. Thực tế xét xử tại Pháp đối với các giao dịch bất công, Tòa án dù
xác định hợp đồng là một giao dịch lésion nhưng khi giải quyết, Tòa án phải vận dụng các
quy tắc khác như các quy tắc về lỗi cố ý về việc không trung thực hay sự thiếu đồng thuận
74
của một bên để tuyên bố giao dịch là không có hiệu lực pháp luật .

Các quy định ngăn ngừa giao dịch bất công tại Pháp tiếp tục được phát triển tại lần
sửa đổi BLDS vào năm 2016, với việc ra đời Đạo luật số 2016-131 ban hành ngày
75
10/02/2016 . Các quy định mới này được đánh giá cải cách thật sự trong các vấn đề liên
quan đến luật hợp đồng, đặc biệt là về các điều khoản hoặc hợp đồng không công bằng
nhằm tiến đến thúc đẩy sự “công lý hợp đồng” (justice contractuelle), thể hiện rõ nhất tại

72 Điều 1118 BLDS Pháp


73 Điều 1674, Điều 1675 BLDS Pháp.
74
A.H. Angelo and E.P. Ellinger, 1992. Unconscionable Contracts: A Comparative Study
of the Approaches in England, France, Germany, and the United States, Loyola of Los Angeles
International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p. 475. Available at:
http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/3 truy cập ngày 20/8/2018.
75 Xem bản dịch tiếng Anh của Đạo luật số 2016-131 ban hành ngày 10/02/2016,
đồng thời và những quy định mới thuộc BLDS Pháp về các vấn đề về hợp đồng, các quy định về
nghĩa vụ, chứng minh nghĩa vụ tại https://bit.ly/2QqAgvk truy cập ngày 25/9/2018.
33

76
Điều 1170 và Điều 1171 của Đạo luật này . Theo đó, pháp luật quy định rằng bất kỳ hợp
77
đồng nào tước đoạt nghĩa vụ thiết yếu về tài sản của người đi vay đều không có hiệu lực ;
đồng thời bất kỳ một điều khoản này thuộc hợp đồng theo mẫu tạo nên một sự mất cân
78
bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng bị xem là không có giá trị pháp lý .
Những quy định này được cập nhật từ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nhưng phạm vi áp
dụng không còn giới hạn trong lĩnh vực quan hệ người tiêu dùng nữa mà áp dụng cho tất cả
hợp đồng theo mẫu trong tất cả lĩnh vực trong đời sống dân sự.

Ngoài ra, các quy định về giao dịch bất công thái quá được đặc biệt thể hiện vai trò
của mình trong các đạo luật về cho vay nặng lãi và điều khoản lạm dụng trong hệ thống
pháp luật Pháp.

Việc cho vay nặng lãi là một hành vi bị cấm theo pháp luật Pháp, các nhà làm luật
Pháp từ sớm đã xây dựng một hệ thống các quy định về việc cho vay nặng lãi từ Đạo luật
được ban hành ngày 12/01/1886, sau được điều chỉnh và thay thế bởi Đạo luật số 66-1010
ban hành ngày 28/12/1966 (hay còn được biết đến với tên Đạo luật về Cho vay nặng lãi
1966 (Law on Usury 1966), về sau được pháp điển hóa thành Đạo luật số 93-349 ban hành
79 80
ngày 26/7/1993 . Đạo luật về Cho vay nặng lãi 1966 bao trùm lên các hợp đồng cho
vay, từ những khoản vay bình thường cho đến những khoản vay trả góp khi mua hàng, với
quy định rằng mức lãi suất tối đa cho một giao dịch cho vay không được vượt quá 30%
mức lãi suất trung bình của các giao dịch vay tương tự tại các tổ chức tài chính trong quý
81
trước đó . Bên cạnh đó, đạo luật xác định khoản tiền lãi để tính lãi suất cho vay của giao
dịch cho vay không chỉ bao gồm tiền lãi theo quy định trong hợp đồng mà còn tất cả các
khoản phí, hoa hồng và các khoản thanh toán khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến

76
Rowan, Solene, 2017. The new French law of contract, International & Comparative
Law Quarterly, British Institute of International and Comparative Law, p.11. Available at:
http://eprints.lse.ac.uk/75815/ truy cập ngày 19/8/2018.
77 Điều 1170 Đạo luật số 2016-131 ban hành ngày 10/02/2016.
78 Điều 1171 Đạo luật số 2016-131 ban hành ngày 10/02/2016.
79 Conflict of Laws in International Loans to French Corporations: The Usury
Question: https://bit.ly/2OwY1EE truy cập ngày 25/9/2018.
80Xem bản dịch tiếng Anh của Law on Usury 1966 (Loi n° 66-1010 du 28 décembre
1966) tại https://bit.ly/2NhJdFs truy cập ngày 25/9/2018.
81 Usury Laws Relaxed: https://bit.ly/2QsDQ8n truy cập ngày 25/9/2018.
34

82
giao dịch đó . Với cách tính này, những khoản vay áp dụng lãi suất cho vay cao hơn so
với quy định sẽ được xem là một giao dịch cho vay nặng lãi, một giao dịch lésion và sẽ
được Tòa án điều chỉnh, cụ thể trực tiếp xử lý khoản tiền lãi vượt quá mức quy định về với
mức thông thường hợp lý; nghiêm khắc hơn, ngay cả khi khoản vay đã được tất toán, Tòa
án vẫn yêu cầu bên cho vay trả lại khoản tiền lãi vượt quá này kèm với lãi suất luật định
83
trên số tiền phải hoàn lại kể từ ngày bên vay tất toán . Đạo luật này được đánh giá là khá
đậm nét của Học thuyết về Lésion, là một công cụ bảo vệ bên đi vay – là bên gánh chịu
thiệt hại nhiều hơn trong giao dịch cho vay nặng lãi – và cân bằng quyền lợi cho các bên
trong giao dịch cho vay.

Cuối cùng, người viết xin kết thúc tiểu mục nước Pháp bằng một chế định bảo vệ
bên yếu thế khá rõ rệt, đó chính là những quy định pháp luật về điều khoản lạm dụng trong
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Pháp.

Ngày 10/01/1978, nước Pháp ban hành Đạo luật số 78-23 nhằm mục đích “để bảo
84
vệ người tiêu dùng chống lại các điều khoản lạm dụng” . Nói cách khác, đạo luật này
ngăn cấm bất kỳ sự lạm dụng vị trí nào của một bên ảnh hưởng đến việc thực hiện ý chí
của bên kia. Việc ghi nhận về điều khoản lạm dụng trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
là hết sức phổ biến trong pháp luật các quốc gia, riêng Pháp có điểm đặc biệt là các nhà
làm luật muốn hướng đến là phòng ngừa thiệt hại từ điều khoản lạm dụng nhiều hơn là quy
định các biện pháp khắc phục hành vi lạm dụng; do đó, nhà làm luật hướng đến các biện
85
pháp hành chính nhiều hơn là con đường tài phán , bằng cách cho ra đời Ủy ban Quốc gia
về Điều khoản lạm dụng (the Commission on Unconscionable Clauses) với vai trò chính là
thu thập và đưa ra các kiến nghị về điều khoản lạm dụng, cũng như góp ý, tư vấn cho
86
Chính phủ đưa ra những nghị định quy định chi tiết về Đạo luật này . Tuy nhiên, biện

82 Điều 3 Đạo luật về Cho vay nặng lãi 1966 (Law on Usury 1966)
83 Điều 5 Đạo luật về Cho vay nặng lãi 1966 (Law on Usury 1966).
84 Điều 35 Đạo luật số 78-23 ban hành ngày 10/01/1978
85 Alexandre David, 2010. Điều khoản lạm dụng trong pháp luật tiêu dùng ở Cộng
hòa
Pháp và Châu Âu, Hội thảo về Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, Nhà Pháp Luật Việt – Pháp.
Xem thêm tại https://bit.ly/2ybWObx truy cập ngày 19/8/2018.
86 Ngày 24/3/1978, theo sự đề nghị của Ủy ban Quốc gia về Điều khoản lạm dụng,
Hội đồng Nhà nước (Conseil d'Etat) đã ban hành Nghị định hướng dẫn Đạo luật số 78-23 ngày
35

pháp hành chính đến một lúc nào đó không thể ngăn cản tranh chấp thực tế diễn ra, và Tòa
án Pháp đã phải vào cuộc và trực tiếp can thiệp vào điều khoản lạm dụng. Đặc biệt, vào
ngày 14/5/1991, Tòa Phá án (Cour de Cassation) khi tiến hành xem xét một hợp đồng phát
triển một loại film (dùng trong công nghệ rửa ảnh), đã phát hiện ra một điều khoản lạm
dụng với nội dung loại trừ mọi trách nhiệm của phòng thí nghiệm liên quan đến mọi sự
thiệt hại liên quan đến loại film đó và nhận định rằng “điều khoản thu được lợi thế quá
mức cho công ty bị đơn ... và điều sau đó nhờ vị trí kinh tế của mình, công ty bị đơn có thể
áp đặt điều kiện trên khách hàng”. Điều đáng nói là điều khoản được Tòa Phá án đề cập
không phải là một trong những điều khoản lạm dụng được liệt kê trong Nghị định ngày
87
10/01/1978 , chính vì thế, phán quyết này của Tòa Phá án đã tạo một sự chấn động trong
nền tư pháp về mảng điều khoản lạm dụng, khi đưa ra phán quyết về điều khoản lạm dụng
mới chưa được quy định tại bất kỳ văn bản pháp luật hiện hữu nào.

2.4 Trung Quốc

Tiếp theo, để có một góc nhìn cận cảnh hơn, chúng ta cùng nghiên cứu đến pháp
luật Trung Quốc, được đánh giá là hệ thống pháp luật gần gũi nhất với pháp luật Việt Nam,
để xem rằng pháp luật Trung Quốc quy định như thế nào về vấn đề hợp đồng có một bên
yếu thế?

Văn bản pháp luật quan trọng nhất của pháp luật hợp đồng Trung Quốc là Luật Hợp
đồng Thống nhất của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1999, được thông qua và
ban hành tại Kỳ họp Thứ hai Ðại hội Ðại biểu Nhân dân Trung Quốc khoá IX vào ngày
15/3/1999 (The Uniform Contract Law – UCL). Việc ban hành UCL này đặc biệt quan
trọng đối với Trung Quốc vì đây là một trong những tiền đề quan trọng để Trung Quốc gia
88
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) . Do đó, nhà làm luật Trung Quốc đã xây
dựng UCL với ý định khiến cho việc ký kết hợp đồng linh hoạt hơn nhưng vẫn khuyến
khích một môi trường giao dịch ổn định và công bằng. Thật vậy, UCL nhiều lần khẳng
định về vị thế bình đẳng của các bên trong hợp đồng, không bên nào được quyền áp

10/01/1978, quy định chi tiết về những điều khoản lạm dụng bị cấm đưa vào hợp đồng và biện
pháp biện pháp loại bỏ các điều khoản lạm dụng đó.
87 Chú thích số 74, p. 482.
88 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày
11/12/2001, xem thêm tại https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm
36

89
đặt ý chí của mình cho bên kia và các bên phải tuân thủ nguyên tắc công bằng khi ấn
90
định các quyền và nghĩa vụ tương ứng của mình . Đồng thời, UCL cũng cấp cho Tòa án
Trung Quốc quyền can thiệp vào các hợp đồng có sự “bất hợp lý lớn tại thời điểm giao kết,
một bên buộc bên kia giao kết hợp đồng trái với ý định thực của bên đó bằng cách gian lận
hoặc cưỡng ép, hoặc bằng cách tận dụng khó khăn của bên đó”, bên bị thiệt hại có quyền
khởi kiện ra Toà án Nhân dân hoặc ra một tổ chức trọng tài yêu cầu sửa đổi hoặc huỷ hợp
91
đồng đó . Tuy điều luật này cơ bản tương đồng với các quy định về hợp đồng có một bên
yếu thế trên thế giới khi ban cho Tòa án thẩm quyền can thiệp vào các giao dịch mà Tòa án
cho là bất công thái quá, tuy nhiên, các luật sư phương Tây lại cho rằng thẩm quyền này
khiến cho các nhà kinh doanh nước ngoài lo ngại trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến
hợp đồng, vì thẩm quyền này là quá lớn trong khi pháp luật không quy định rõ các căn cứ
cụ thể để Tòa án Trung Quốc ra phán quyết trong trường hợp này, mà hoàn toàn phụ thuộc
vào TAND tối cao – vốn được tự do trong việc – giải thích các điều khoản nào được xem
92
là bất công trong từng vụ việc cụ thể .

2.5 Một số pháp luật quốc tế khác

Trên thế giới còn rất nhiều hệ thống pháp luật quốc gia ghi nhận vấn đề này, có thể
kể đến như Điều 36 của Đạo luật Hợp đồng của Thụy Điển (Swedish Contract Act) với
quy định rằng một điều khoản hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc tuyên bố vô hiệu nếu điều
khoản đó là bất hợp lý đối với nội dung, hoàn cảnh hình thành hợp đồng hoặc các trường
hợp khác; việc xem xét đặc biệt các điều khoản mang tính bất hợp lý như vậy sẽ được trao
cho Tòa án trong việc bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người khác có vị thế yếu hơn
93
trong mối quan hệ hợp đồng . Quy định này đã khuyến khích Tòa án nước này có quan
điểm cởi mở hơn trong lý luận về các giao dịch bất công thái quá, đồng thời tạo nên một
lớp bảo vệ cuối cùng cho người tiêu dùng hoặc những người khác có vị thế yếu hơn trong

89 Điều 3 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
90 Điều 5 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
91 Điều 54 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
92 John H. Matheson, 2006. Convergence, Culture and Contract Law in China,
Minnesota Journal Of International Law, University of Minnesota Law School, Volume 15:2, p.
352. Available at http://scholarship.law.umn.edu/faculty_articles/105 truy cập ngày 20/9/2018.
93 Section 36 of Swedish Contracts Act (SFS 1915:218), xem bản Tiếng Anh tại
https://bit.ly/2xyppZ4 truy cập ngày 30/8/2018.
37

mối quan hệ hợp đồng, đặc biệt là những người chịu thiệt thòi trong các giao dịch bằng
94
hợp đồng theo mẫu . Tuy nhiên, pháp luật Thụy Điển hạn chế việc áp dụng Điều 36 của
Đạo luật Hợp đồng của Thụy Điển vào các hợp đồng giữa các thương nhân và hầu hết các
giao dịch thương mại, vì lý do tôn trọng nguyên tắc pacta sunt servanda mà pháp luật quốc
95
gia này cũng ghi nhận và bảo vệ .

Bên cạnh đó, một số bộ quy tắc quốc tế cũng ghi nhận biện pháp bảo vệ bên yếu thế
trong hợp đồng, có thể kể đến như Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại
quốc tế 2004 đã quy định “Một bên có thể tuyên bố hợp đồng hay một trong các điều
khoản của hợp đồng vô hiệu vì lý do bị thiệt hại nếu vào thời điểm giao kết, hợp đồng hay
một điều khoản trong hợp đồng dành cho bên kia một lợi ích thái quá và không có căn cứ”
đồng thời quy định “Theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, toà án có thể sửa lại hợp đồng hoặc
điều khoản trong hợp đồng nhằm làm cho hợp đồng phù hợp với các yêu cầu của thiện chí
96
và trung thực” .

Kết luận Chương 2

Từ sự phân tích các hệ thống pháp luật trên thế giới về hợp đồng có một bên yếu
thế, từ hệ thống Common Law với đại diện là Anh Quốc, Úc và Hoa Kỳ, đến hệ thống
Civil Law với đại diện tiêu biểu nhất là Pháp và một đại diện rất gần gũi với pháp luật Việt
Nam là Trung Quốc, đã mang đến một cái nhìn khái quát nhất về pháp luật các quốc gia
cũng như pháp luật quốc tế về vấn đề này.

Trên cơ sở so sánh ở trên các hệ thống pháp luật, có thể thấy rằng vấn đề hợp đồng
có một bên yếu thế, cũng như giao dịch bất công thái quá (hay giao dịch không công bằng)
đều nhận được sự quan tâm và ghi nhận của các nhà làm luật, tùy từng quốc gia với mức
độ ghi nhận khác nhau. Tuy nhiên, các hệ thống pháp luật vẫn toát lên tinh thần chung là
giao cho Tòa án thẩm quyền chống lại một giao dịch không công bằng, bảo vệ bên yếu thế

94 Ulf Bernitz, 2000. Swedish Standard Contracts Law and the EC Directive on
Contract Terms, Scandinavian Studies in Law, Stockholm Institute for Scandianvian Law, Volume
39, p. 19. Available at: http://www.scandinavianlaw.se/pdf/39-1.pdf truy cập ngày 30/8/2018.
95 The Swedish Arbitration Association, Swedish Law And Arbitration: Reasons For
Choosing Swedish Law And Dispute Resolution In International Commercial Contracts, p.4.
Available at: https://bit.ly/2zq2qRy truy cập ngày 30/8/2018.
96 Điều 3.10 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004.
38

trước những sự bất công thái quá, cho dù hệ thống pháp luật đó có trực tiếp ghi nhận về
giao dịch này hay không.
39

Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP


ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM

3.1 Một số quy định pháp luật và thực trạng về hợp đồng có một bên yếu thế
tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật bất kỳ nơi nào khác cũng đều có những vai
trò nhất định tương ứng chính thể, chế độ chính trị của quốc gia đó. Pháp luật Việt Nam
ngoài vai trò quan trọng là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu còn phải đảm bảo vai
trò xây dựng một xã hội trật tự và công bằng, trong đó mọi cá nhân, tổ chức đều được bảo
vệ công bằng trước pháp luật. Cũng như câu nói rất nổi tiếng của nhà triết học Hy Lạp
Celsus: “Luật pháp là nghệ thuật của những điều thiện và sự công bằng” (Ius est ars boni
97
et aequi) , đây chính là tinh thần quan trọng nhất mà pháp luật cần hướng đến, đó chính là
đảm bảo công bằng (tương đối – theo người viết) trong xã hội. Do đó, pháp luật vốn dĩ
mang tinh thần bảo vệ kẻ yếu, được xây dựng nên để giúp kẻ yếu bớt phần nào thiệt hại
trong mối quan hệ với kẻ mạnh, đưa cán cân lợi ích trong mối quan hệ về trạng thái cân
bằng tương đối.

Do đó, việc bảo vệ bên yếu thế nói chung đã xuất hiện trong pháp luật Việt Nam ở
rất nhiều khía cạnh. Đó có thể là những quy định về điều kiện kinh doanh một ngành nghề
cụ thể, như ngân hàng, tổ chức tín dụng, kinh doanh bất động sản, mua bán nợ… được
thiết lập để đảm bảo một tổ chức khi tham gia vào các ngành nghề này phải đảm bảo khả
năng tài chính cũng như khả năng chuyên môn, gián tiếp bảo vệ các bên còn lại khi giao
kết hợp đồng các tổ chức này. Đến những quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số - cũng được
xem như những kẻ yếu thế cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ
trong doanh nghiệp. Hay như quy định liên quan đến điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi
98
hoàn cảnh thay đổi – điều khoản hardship – cũng có bóng dáng bảo vệ kẻ yếu trong quan
hệ hợp đồng, cụ thể khi hoàn cảnh thay đổi dẫn đến thay đổi một cách căn bản về tính cân
bằng về lợi của hợp đồng, lúc này đã xuất hiện một bên chịu thiệt hại nghiêm trọng, rơi vào
thế yếu và cần sự điều chỉnh của pháp luật. Ngoài ra còn rất nhiều khía cạnh khác pháp

97 https://bit.ly/2yfqeGJ truy cập ngày 10/10/2018.


98 BLDS 2015 đã ghi nhận điều khoản hardship tại Điều 420: “Thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”.
40

luật thực hiện vai trò bảo vệ bên bất lợi hơn trong các quan hệ xã hội, tuy nhiên, người viết
tại Luận Văn này hướng đến tập trung nghiên cứu về bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng,
đây là những hợp đồng tồn tại giao dịch bất công thái quá ngay tại thời điểm giao kết.

Tại Việt Nam, hợp đồng có một bên yếu thế vẫn chưa được ghi nhận một cách trực
tiếp tại một văn bản pháp luật riêng biệt nào, đồng thời, các văn bản pháp luật hiện hành
cũng không trực tiếp ghi nhận về hợp đồng có một bên yếu thế, giao dịch bất công thái quá
cũng như những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng. Ngay cả trong
BLDS – văn bản cao nhất hiện hành quy định về pháp luật hợp đồng tại Việt Nam – cũng
không tồn tại quy định pháp luật nào với nội hàm như vậy. Quá trình rà soát các quy định
của BLDS qua các thời kỳ cho chúng ta kết quả rằng, quy định pháp luật bảo vệ bên yếu
thế đã có xuất hiện từ BLDS năm 1995, cụ thể tại Điều 135 về “Giải thích giao dịch dân
sự”, tại Khoản 2 quy định rằng “Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch,
theo tập quán nơi giao dịch được xác lập; nếu bên mạnh thế về kinh tế đưa vào giao dịch
dân sự nội dung bất lợi cho bên yếu thế về kinh tế, thì khi giải thích giao dịch dân sự
phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”. Quy định này được kế thừa tại BLDS 2005, tại
Khoản 8 Điều 409 quy định về “Giải thích hợp đồng dân sự”, pháp luật dân sự nước ta tại
thời điểm đó cũng quy định rằng “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội
dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên
yếu thế”.

Từ hai quy phạm pháp luật trên, có thể thấy tuy về câu chữ có phần khác biệt, tuy
nhiên đều thể hiện rõ tinh thần pháp luật chung nhất rằng bên yếu thế sẽ được pháp luật
bảo vệ bằng biện pháp giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế, với điều
kiện rằng nội dung bất lợi phải do bên mạnh thế đưa vào hợp đồng. Điểm khác biệt rõ rệt
giữa quy phạm năm 1995 và 2005 chính là sự yếu thế của một bên trong hợp đồng, cụ thể,
BLDS 1995 cho rằng chỉ áp dụng việc giải thích hợp đồng có lợi cho bên yếu thế khi bên
này có sự yếu thế về kinh tế, trong khi BLDS 2005 lại không hạn chế, chỉ cần là bên yếu
thế thì đã có thể được áp dụng biện pháp bảo vệ này. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn,
cả BLDS 1995 và BLDS 2005 đều chưa đi đến giải quyết triệt để vấn đề, khi không có bất
kỳ quy định nào, hoặc văn bản hướng dẫn, giải thích nào cụ thể xác định thế nào là bên yếu
thế về kinh tế (theo BLDS 1995) hoặc thế nào là bên yếu thế (theo BLDS 2005).
41

Tiếp nối theo đó, có lẽ nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến hợp
đồng có một bên yếu thế, nên thay vì giải quyết triệt để vấn đề, quy định cụ thể thế nào là
bên yếu thế và được bảo vệ như thế nào, thì nhà làm luật lại chọn cách bỏ đi cụm từ “yếu
thế” trong quy định pháp luật tương ứng trong lần sửa đổi BLDS mới nhất. Cụ thể, BLDS
2015 quy định rằng “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho
99
bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia” . Điều đáng nói
rằng, trong một bản dự thảo BLDS, tại khoản 2 Điều 138 đã ghi nhận “trường hợp bên
mạnh thế đưa vào giao dịch dân sự nội dung bất lợi cho bên yếu thế, hoặc nội dung điều
khoản không rõ ràng, thì phải giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế” –
quy định này gần như tương đồng với các quy định pháp luật tương ứng tại BLDS 1995 và
BLDS 2005. Tuy nhiên, điều khoản này đã không xuất hiện trong BLDS 2015 chính thức,
khiến cho hợp đồng có một bên yếu thế hoàn toàn không được nhắc đến trong văn bản
pháp luật quan trọng nhất trong lĩnh vực luật hợp đồng, chính thức rơi vào “vùng điểm mù”
của pháp luật hợp đồng.

Tương tự với hệ thống pháp luật Pháp, pháp luật Việt Nam bảo vệ bên yếu thế ở
những văn bản pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Cụ thể, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 đã có nhiều
điều khoản quy định rõ trách nhiệm của bên mạnh thế - là tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là “thương nhân”) và quyền lợi của bên yếu thế - là
người tiêu dùng. Đặc biệt, đáng chú ý nhất của văn bản pháp luật này đó chính là điều
khoản về giải thích hợp đồng có lợi cho người tiêu dùng (Điều 15), điều khoản vô hiệu các
quy định hạn chế trách nhiệm của bên thương nhân (Điều 16) hay điều khoản quy định về
100
hợp đồng mẫu (Điều 17) . Theo đó, người tiêu dùng trong mối quan hệ với thương nhân
sẽ được pháp luật bảo vệ trong hai trường hợp cụ thể:

Thứ nhất, trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì hợp đồng sẽ
101
được giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng .

99 Khoản 6 Điều 404 BLDS 2015.


100 Sẽ được phân tích cụ thể hơn ở Tiểu Mục 3.2.1 Luận Văn này.
101 Điều 15 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010.
42

Thứ hai, khi hợp đồng có những điều khoản bất lợi một cách vô lý cho người tiêu
dùng, thì những điều khoản này sẽ bị xem là không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên
trong hợp đồng. Tại Điều 16 Luật BVQLNTD 2010 đã quy định khá chi tiết và cụ thể về
các trường hợp bị xem là điều khoản bất lợi một cách vô lý với người tiêu dùng không có
hiệu lực pháp luât.

Bên cạnh Luật BVQLNTD 2010, người tiêu dùng với vai trò là bên yếu thế trong
giao dịch còn được bảo vệ bằng những văn bản pháp luật khác trong từng lĩnh vực cụ thể,
102
chẳng hạn như các quy định BVQLNTD trong giao dịch TMĐT , quy định về quảng cáo,
103
cung cấp thông tin cho người tiêu dùng tại Luật Quảng cáo , hoặc hệ thống quy phạm
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa được quy định dàn
trải từ Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 cùng các
văn bản hướng dẫn thi hành hành cho đến các quy định xử lý vi phạm hành chính, quy định
trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD.

Có thể thấy rằng, quy định pháp luật bảo vệ bên yếu thế tại Việt Nam không hẳn là
không có, tuy nhiên, bên yếu thế trong hợp đồng nói chung hay người tiêu dùng nói riêng,
vẫn chưa tìm được công cụ bảo vệ mình hiệu quả khi tranh chấp xảy ra. Thật vậy, đời sống
dân sự Việt Nam đang trong sự chuyển mình mạnh mẽ với sự ghi nhận nhiều loại hợp
đồng dân sự mới, trên cơ sở là những hợp đồng dân sự cơ bản nhưng được biến tấu hết sức
tinh vi và phức tạp, dẫn dến nhiều vấn đề pháp lý phát sinh – hiện vẫn đang nằm trong
vùng tối của pháp luật, đó là những hợp đồng có một bên yếu thế. Thực trạng xã hội Việt
Nam có thể kể đến những loại hợp đồng có một bên yếu thế tiêu biểu như sau:

102 Sẽ được phân tích cụ thể hơn ở Tiểu Mục 3.1.1 Luận Văn này.
103 Khoản 2 Điều12 Luật Quảng cáo 2012 quy định rằng: Người quảng cáo có các
nghĩa
vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo
thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
43

3.1.1 Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng TMĐT có sự phát triển đồng hành cùng với sự ra đời của mạng internet
104
từ nửa đầu thế kỉ XX và cho đến nay ngày một trở nên phổ biến. Pháp luật quốc tế cũng
vì thế đã tồn tại một luật mẫu mang tính định hướng về vấn đề này, đó chính là Luật Mẫu
về Thương mại điện tử của UNCITRAL (The UNCITRAL Model Law on Electronic
Commerce) được Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (United Nations
Commission on International Trade Law – UNCITRAL) thông qua vào năm 1996, chính
thức thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho
105
những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia TMĐT .

Tại Việt Nam, hợp đồng TMĐT không còn xa lạ trong đời sống dân sự cũng như
trong giới phân tích học luật, do đó người viết không phân tích quá sâu vào bản chất và đặc
trưng của hợp đồng TMĐT - vốn đã được giải quyết tại rất nhiều bài viết luật học trước
đây. Thay vào đó, vấn đề nghiên cứu được đặt ra là hợp đồng TMĐT dưới góc độ một hợp
đồng có một bên yếu thế, tức tồn tại một bên có vị thế thấp hơn đáng kể so với bên còn lại
về thông tin, khả năng đàm phán hoặc khả năng giải quyết tranh chấp.

Kể từ khi có mặt và lần đầu được thừa nhận bằng quy định pháp luật vào năm 2005,
hoạt động TMĐT tại Việt Nam đã có những sự phát triển bùng nổ với những con số đáng
ấn tượng: Theo thông tin từ Forbes Vietnam, giá trị TMĐT Việt Nam năm 2017 đã tăng
gấp 05 lần (đạt mức 25,7 nghìn tỉ đồng) so với năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
106
33% . TMĐT đã thực sự tác động mạnh mẽ đến thị trường Việt Nam cũng như thay đổi
thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng thoải mái và thích thú vì những tiện lợi,
nhanh chóng từ TMĐT mang lại, dẫn đến sự bùng nổ về số lượng lẫn tính chất phức tạp
của các hợp đồng TMĐT ngày nay. Tuy nhiên, người tiêu dùng qua TMĐT không hay biết
rằng mình chính là một bên yếu thế trong giao dịch tưởng chừng như dễ dàng và tiện lợi
này.

104 Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Khóa luận tốt nghiệp, 2009. Pháp luật về Hợp đồng thương
mại điện tử, Đại học Luật TP.HCM, tr.4.
105 Xem thêm tại https://bit.ly/2QYL70s truy cập ngày 01/9/2018.
106 https://bit.ly/2Q2jUsB truy cập ngày 01/9/2018.
44

Hiện nay, hợp đồng TMĐT chủ yếu tồn tại dưới ba dạng gồm: Hợp đồng kích hoạt
(Clickwrap agreement), hợp đồng trình duyệt (Browsewrap agreemnent) và hợp đồng gói
107
bọc (Shrinkwrap agreement) .

Tuy rằng tên gọi của ba loại hợp đồng này chưa xuất hiện tại các văn bản pháp luật
Việt Nam, tuy nhiên các hợp đồng này đã được ghi nhận tại pháp luật nhiều quốc gia trên
thế giới ghi nhận, và đã thực tế xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể, hợp đồng
kích hoạt (Clickwrap agreement) là loại hợp đồng với nội dung là các điều khoản, điều
kiện mà người tiêu dùng cần phải chấp thuận để tham gia giao dịch, được thể hiện sẵn trên
trình duyệt cùng với ô lệnh để người dùng thể hiện sự đồng ý với các điều khoản, điều kiện
này, chẳng hạn như “OK”, “Tôi đồng ý”, hoặc “Bằng việc nhấp vào nút này, bạn đồng ý
108
với…” . Tiếp đến, hợp đồng trình duyệt (Browsewrap agreemnent) được phổ biến
hơn, với việc áp dụng tại các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Zalo, hoặc mua
hàng trên các sàn giao dịch điện tử Tiki, Lazada… Đối với loại hợp đồng này, các điều
khoản và điều kiện được thể hiện ở một trang riêng biệt, liên kết bằng một đường dẫn (link)
nhỏ dưới cùng của trang web, thường được thể hiện như “Điều khoản và Điều kiện”,
“Term of use”… Hay nói một cách khác, người tiêu dùng phải nhấn vào liên kết mới có thể
đọc được nội dung hợp đồng, trường hợp người tiêu dùng bấm vào ô lệnh đồng ý đồng
109
nghĩa với việc đã đồng ý với toàn bộ nội dung hợp đồng . Cuối cùng là hợp đồng gói
bọc (Shrinkwrap agreement), thường được gói kèm với món hàng hóa đã được mua
thông qua một giao dịch TMĐT, một khi người tiêu dùng nhận được hàng hóa và mở bao
bì, hợp đồng sẽ được xem là có hiệu lực, nói một cách khác, người tiêu dùng phải tiến hành
giao dịch mua hàng hóa, sau đó nhận hàng hóa rồi mới có thể tiếp cận được nội dung hợp
đồng Shrinkwrap.

Trong số ba loại hợp đồng vừa được đề cập, hợp đồng Clickwrap được đánh giá là
giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hợp đồng hơn Browsewrap hay Shrinkwrap vì sự công
khai và minh bạch của nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, trong việc xử lý các tranh chấp về

107
Thomas Gamarello, 2015. The Evolving Doctrine of Unconscionability in Modern
Electronic Contracting, Law School Student Scholarship, Selton Hall University, (Paper 647),
p.11.
108 Teachopedia, Clickwrap Agreement: https://bit.ly/2xIcJ1Q truy cập ngày 01/9/2018.
109 Termsfeed, 2016. Browsewrap vs. Clickwrap: https://bit.ly/2xJF0oZ truy cập
ngày
01/9/2018.
45

hợp đồng TMĐT, kể cả hợp đồng Clickwrap, Tòa án Hoa Kỳ thường không căn cứ vào
việc người tiêu dùng có nhận biết về hợp đồng hay không, mà chủ yếu tập trung vào yếu tố
công khai của nội dung hợp đồng và cơ hội tiếp cận hợp đồng của người tiêu dùng như thế
110
nào .

Bên cạnh đó, do sự phát triển của thời đại mới diễn ra nhanh chóng, một loại giao
dịch TMĐT mới đã được ra đời, mang tính chất phức tạp hơn các hợp đồng TMĐT thông
thường. Đó chính là giao dịch TMĐT thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Sàn
giao dịch thương mại điện tử (“SGDTMĐT”) có mặt tại Việt Nam từ những năm 2010 với
sự ra đời của các trang website cung cấp, trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ như vatgia.com,
chodientu.vn… Đến năm 2013, pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận SGDTMĐT với
định nghĩa: “là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải
chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa,
111
dịch vụ” . Như vậy, một giao dịch tại SGDTMĐT không chỉ bao gồm người tiêu dùng –
người mua, nhà cung cấp – người bán mà còn chủ thể trung gian là chủ sở hữu SGDTMĐT
đó, thậm chí, một số giao dịch còn một chủ thể thứ tư là đơn vị chuyển phát hàng hóa.

Trở lại với việc phân tích hợp đồng TMĐT dưới góc độ một hợp đồng có một bên
yếu thế, sự yếu thế của người tiêu dùng trong một giao dịch TMĐT chủ yếu nằm ở các
khía cạnh: (i) yếu thế về thông tin, (ii) yếu thế về khả năng đàm phán và (iii) khả năng yêu
cầu quyền lợi chính đáng khi xảy ra tranh chấp. Để minh chứng cho ba khía cạnh yếu thế
này, xin viện dẫn các tranh chấp thực tế xảy ra tại Việt Nam như sau:

“Khách hàng tên Sơn tiến hành đặt mua một chiếc tivi hiệu LG tại SGDTMĐT
http://lazada.vn, đơn vị cung cấp là Điện Máy T.Linh với giá 5,597,800 đồng (được giảm
giá từ 9,100,000 đồng). Anh Sơn hoàn tất việc đặt hàng, thanh toán thành công và được
Lazada thông báo xác nhận đơn hàng, đồng thời nêu rõ thời gian giao hàng cụ thể. Đến
ngày hẹn mà vẫn chưa nhận được hàng, anh Sơn chủ động gọi đến tổng đài Lazada nhiều
lần nhưng không có kết quả. 09 ngày sau, Lazada thông báo cho anh Sơn qua email rằng
đơn hàng của anh bị hủy do hệ thống ghi sai giá, đồng thời hoàn trả lại tiền anh đã thanh

110
Mazzotta, F. G., 2001. A Guide to E-Commerce: Some Legal Issues Posed by E-
Commerce for American Businesses Engaged in Domestic and International Transactions, Suffolk
Transational Law Review, p. 249-51.
111 Khoản 9 Điều 3 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
46

toán. Không đồng ý với cách giải quyết trên, anh Sơn không biết khiếu nại ở đâu, đành tiếp
tục gọi đến tổng đài Lazada và đòi gặp cấp quản lý để giải quyết nhưng không được đáp
ứng yêu cầu. Quá bức xúc nhưng không biết phải làm sao, anh gọi điện đến đường dây
nóng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) và đăng đàn sự
112
việc của mình trên báo điện tử ICT News”

Đối với sự việc này, ta nhận thấy SGDTMĐT lúc này có toàn quyền xử lý mọi
thông tin liên quan đến đơn hàng mà khách hàng đã khởi tạo, cũng như có thể quyết định
những thông tin về hệ thống kỹ thuật của website, quá trình giao nhận hàng hóa cũng như
mọi thông tin khác có liên quan. Người tiêu dùng lúc này hoàn toàn mù mờ, bị động trong
việc tiếp nhận cũng như phụ thuộc vào thông tin được cung cấp. Mặt khác, anh Sơn không
biết được rằng mình đã bước vào một hợp đồng Browsewrap với nhiều điều khoản bất lợi
mà hoàn toàn không có khả năng đàm phán với đối phương, chẳng hạn như là “Chúng tôi
(Lazada) luôn cố gắng để bảo đảm rằng tất cả các thông tin và giá hiển thị là chính xác
đối với từng sản phẩm, tuy nhiên, đôi khi sẽ có một số trường hợp bị lỗi hoặc sai sót do yếu
tố khách quan. Nếu có bất kỳ lỗi về giá nào được phát hiện, hệ thống sẽ tự động hủy đơn
113
hàng, gửi email và SMS để thông báo cho khách hàng ”. Trường hợp của anh Sơn được
Lazada cho rằng là một lỗi hệ thống, tuy nhiên, việc hệ thống của Lazada có bị lỗi hay
không, thông tin này chỉ có Lazada là chủ thể duy nhất nắm được. Người tiêu dùng thực sự
rơi vào vị thế bị động, chịu thiệt hại trực tiếp từ sự yếu thế về thông tin của mình.

Từ vụ việc trên có thể thấy rằng, sự thiếu hiểu biết về thông tin về hợp đồng và quá
trình thực hiện hợp đồng đã tạo nên vị thế yếu thế của người tiêu dùng trong giao dịch
TMĐT. Đây chính là một dạng rất căn bản của hợp đồng có một bên yếu thế về thông tin,
khi một bên trong hợp đồng biết được một hay một vài thông tin quan trọng liên quan đến
bản chất hợp đồng nhưng bên còn lại không được tiếp cận những thông tin đó. Đây chính
là khía cạnh yếu thế về thông tin của giao dịch TMĐT. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong
giao dịch này còn yếu thế về khả năng đàm phán, khi hoàn toàn không có cơ hội đàm
phán, hay thương lượng với nhà cung cấp về nội dung cụ thể của hợp đồng. Thay vào đó,
người tiêu dùng hoàn toàn thụ động chấp nhận những điều khoản, điều kiện mà nhà cung

112 Xem thêm vụ việc tại https://bit.ly/2OeR2QA truy cập ngày 02/9/2018.
113 Tham khảo Chính sách Mua bán hàng hóa của Lazada tại https://www.lazada.vn/terms-
of-use/ truy cập ngày 02/9/2018.
47

cấp hàng hóa đưa ra trong các hợp đồng TMĐT, vốn đã được soạn sẵn, mà khách hàng đã
click vào “Tôi đồng ý”. Ngoài ra, khi xảy ra những tranh chấp phát sinh mà giá trị tranh
chấp không quá lớn, người tiêu dùng thường không có ý định yêu cầu các cơ quan tố tụng
giải quyết , mà chủ yếu gọi đến tổng đài của chính website TMĐT đó hoặc đến các cơ quan
BVQLNTD. Điều này được thể hiện qua việc trong năm 2017, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ
người tiêu dùng (thuộc Bộ Công thương) đã tiếp nhận 3,245 cuộc gọi liên quan đến hỗ trợ
114
người tiêu dùng, trong đó có 999 cuộc gọi là khiếu nại các nhà cung cấp hàng hóa . Tuy
nhiên, cơ quan hành chính Nhà nước chỉ có thể thực hiện các đợt kiểm tra, thanh tra một
vài đơn vị điển hình bị nhiều khiếu nại từ nhiều chủ thể, chứ không thể bảo vệ quyền lợi
của tất cả người tiêu dùng. Hay nói một cách khác, khi tham gia vào một giao dịch TMĐT,
hầu như người tiêu dùng phải chấp nhận rằng nếu xảy ra tranh chấp, quyền lợi chính đáng
của mình khó có thể được bảo vệ từ các cơ quan công quyền. Đây chính là sự yếu thế về
khả năng yêu cầu quyền lợi chính đáng khi xảy ra tranh chấp của người tiêu dùng trong
hợp đồng TMĐT.

Từ tất cả yếu tố trên có thể kết luận rằng, hợp đồng TMĐT có thể được xem là một
hợp đồng có một bên yếu thế, bên yếu thế chính là người tiêu dùng. Điều này cũng phù hợp
với quy định pháp luật trên thế giới về vấn đề giao dịch TMĐT. Pháp luật các quốc gia đều
có những quy định pháp luật thành văn quy định về giao dịch TMĐT cũng như BVQLNTD
trong thị trường số, có thể kể đến như Đạo luật Giao dịch điện tử Thống nhất năm 1999
115
(The Uniform Electronic Transactions Act - UETA) của Hoa Kỳ, Đạo luật về Bảo vệ
người tiêu trong trong thương mại điện tử năm 2002 (The Act on Consumer Protection in
116
Electronic Commerce) của Hàn Quốc, Đạo luật vè Giao dịch thương mại điện tử năm
117
2006 (Electronic Commerce Act) của Malaysia …

114
Báo cáo thường niên năm 2017 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:
https://bit.ly/2OS04Ai truy cập ngày 02/9/2018.
115
Toàn văn của Đạo luật Giao dịch điện tử Thống nhất năm 1999 của Hoa Kỳ (The
Uniform Electronic Transactions Act - UETA tại https://bit.ly/1k7zYJe truy cập ngày 03/9/2018.

116 https://bit.ly/2ORGJ1T truy cập ngày 03/9/2018.


117 Toàn văn của Đạo luật Giao dịch điện tử năm 2006 (Electronic Commerce Act)
của Malaysia tại https://bit.ly/2xW8M95 truy cập ngày 03/9/2018.
48

Ngoài ra, các văn bản pháp luật quốc tế cũng kêu gọi và yêu cầu các quốc gia đẩy
mạnh việc BVQLNTD trong các giao dịch TMĐT, điển hình như Luật Mẫu về Thương
mại điện tử (The UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce) của UNCITRAL,
hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and
118
Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) cũng dành hẳn Chương
14 để quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên về TMĐT, trong đó nhấn mạnh:
“Các Bên sẽ áp dụng, duy trì các quy định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng để ngăn cấm các
hành vi gian lận và lừa đảo gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho người tiêu dùng tham
gia vào các hoạt động TMĐT. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các
cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia hoặc các cơ quan hữu quan khác đối với các hoạt
119
động TMĐT qua biên giới nhằm nâng cao lợi ích cho người tiêu dùng ”.

Đến khi CPTPP có hiệu lực, pháp luật Việt Nam về TMĐT cần đảm bảo cam kết với
quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Cho đến hiện nay, pháp luật Việt Nam
đã có các quy định cụ thể nhằm bảo vệ bên yếu thế này trong giao dịch TMĐT, chủ yếu có thể
120
kể đến Luật Công nghệ thông tin năm 2006 với các quy định về các yêu cầu, điều kiện của
121
một website kinh doanh TMĐT , nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với các thương nhân thông
122
qua internet , hoặc một quy định khá hay là quyền rút khỏi hợp

118 Hiệp định CPTPP được phát triển dựa trên nền tảng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) được đàm phán từ tháng 3/2010 giữa 12 quốc gia là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru,
Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Vào tháng 01/2017,
Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP. Tháng 11/2017, 11 quốc gia còn lại ra tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP
thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức
ký kết vào tháng 3/2018. CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê
chuẩn hiệp định này. Việt Nam dự kiến trình Quốc hội phê chuẩn CPTPP vào tháng 10/2018.

119 Điều 14.7 Hiệp định CPTPP.

120 Cùng với Luật Công nghệ thông tin năm 2006 là hệ thống các văn bản hướng dẫn
như Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý
website thương mại điện tử, Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện
tử qua ứng dụng trên thiết bị di động, Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 47/2014/TT-BCT và
Thông tư 59/2015/TT-BCT…
121 Điều 30 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
122 Điều 31 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
49

123
đồng khi nhập sai thông tin về giao dịch điện tử mà mình đã lỡ thực hiện ; riêng với
SGDTMĐT, pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về
thương mại điện tử. Đây có thể nói là một văn bản pháp luật có sự giao thoa của ba văn
bản pháp luật gồm Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006 và Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Cụ thể, Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã xác định rõ
124
nghĩa vụ về BVQLNTD trong hoạt động TMĐT , đồng thời ghi nhận các điều khoản quy
định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ SGDTMĐT (chủ sở
125
hữu website SGDTMĐT) , quyền và nghĩa vụ của người bán – nhà cung cấp trên
126 127
SGDTMĐT , quy chế hoạt động của SGDTMĐT , cùng các quy định liên quan tới thu
thập và bảo mật thông tin của người tiêu dùng cũng như quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

128
Ngoài ra, còn có Luật BVQLNTD năm 2010 với các quy định bảo vệ người tiêu
dùng trong giao dịch điện tử với quy định yêu cầu thương nhân khi giao kết hợp đồng
TMĐT với người tiêu dùng phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp
129
đồng và điều kiện để người tiêu dùng truy cập, tải, lưu giữ các hóa đơn, chứng từ, tài
130
liệu liên quan đến giao dịch TMĐT . Đặc biệt, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Việt
Nam còn yêu cầu phía thương nhân qua phương thức giao dịch điện tử phải cung cấp đầy

123 Điều 32 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: Trường hợp người mua nhập sai
thông tin gửi vào trang thông tin điện tử bán hàng mà hệ thống nhập tin không cung cấp khả năng sửa đổi
thông tin, người mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã thực hiện các biện pháp: 1) Thông
báo kịp thời cho người bán biết về thông tin nhập sai của mình và người bán cũng đã xác nhận việc nhận
được thông báo đó; và 2) Trả lại hàng hoá đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kỳ lợi ích nào từ
hàng hóa đó.

124 Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử


125 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
126 Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
127 Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

128 Cùng với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là hệ thống các văn
bản hướng dẫn như Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP…
129 Khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
130 Điều 20 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
50

đủ các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đó, thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch
vụ, và các thông tin khác liên quan đến giao dịch; trường hợp thương nhân không cung cấp
đúng và đầy đủ các thông tin này thì trong vòng 10 ngày, người tiêu dùng có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng, được nhận lại tiền đã thanh toán mà không cần chịu bất kỳ chi
131
phí nào, trường hợp bị thiệt hại còn được đòi bồi thường theo quy định pháp luật .

Đồng thời, pháp luật còn bảo vệ bên yếu thết trong giao dịch điện tử thông qua các
132
quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng mẫu .

Như vậy, nhìn vào tổng thể, có thể thấy rằng hợp đồng TMĐT có đầy đủ những quy
định liên quan đến nghĩa vụ của các thương nhân, các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng,
cũng như các chế tài cần thiết đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, các quy định pháp luật
nêu trên chỉ có thể dừng lại ở cấp độ lý thuyết và không đi sâu sát vào thực tiễn bảo vệ
người tiêu dùng. Vì nếu các quy định pháp lý vừa được liệt kê phát huy đúng vai trò là quy
phạm mang tính hướng dẫn cho các bên trong hợp đồng TMĐT, thì đã không có các sự
việc tranh chấp giữa người tiêu dùng và các thương nhân trên thị trường TMĐT và không
có con số 999 cuộc gọi khiếu nại từ người tiêu dùng chỉ trong năm 2017.

3.1.2 Hợp đồng theo mẫu

Một điển hình khác cho sự bất cân xứng về vị thế hợp đồng có thể kể đến là hợp
đồng theo mẫu, cũng là một vấn đề pháp lý nổi cộm và được rất nhiều nhà luật học nghiên
cứu từ trước cho đến tận ngày nay. Tại Luận Văn này, người viết không đi sâu vào tất cả
vấn đề của hợp đồng theo mẫu mà chỉ phân tích dưới khía cạnh một hợp đồng có một bên
yếu thế.

Hợp đồng theo mẫu ra đời cùng lúc với chế định điều kiện thương mại chung,
xuất hiện ở thời kỳ công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX ở Châu Âu, khi nhu cầu sản xuất hàng
hóa và cung cấp dịch vụ hàng loạt, đại trà và liên tục cho số lượng khách hàng lớn xuất
133
hiện trong nên kinh tế, xã hội Châu Âu lúc bấy giờ . Thuật ngữ điều kiện thương mại

131 Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
132 Xem thêm tại Tiểu mục 3.1.2 Luận Văn này.
133 Nguyễn Như Phát, 2003. Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế
ước,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 182, tr.43.
51

chung có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của hệ thống pháp luật các
quốc gia. Cụ thể, nhận diện điều kiện thương mại chung theo hình thức biểu hiện bên
ngoài, chứa đựng những điều khoản hợp đồng được chuẩn hóa, sử dụng đài trà thì gọi là
hợp đồng theo mẫu (standard contract), theo tiêu chí về phương thức gia nhập “take it or
leave it” (lựa chọn hay không lựa chọn) thì được gọi là hợp đồng gia nhập (adhesion
contract), theo tiêu chí về tính ứng dụng số đông thì được gọi là hợp đồng hàng loạt
(boilerplate contract), theo tiêu chí về nội dung lạm dụng, thiếu công bằng của các điều
134
khoản hợp đồng thì được xem là “unfair terms” .

Tại BLDS Đức, điều kiện thương mại chung với tên gọi pháp lý “standard
business terms”, được định nghĩa là những điều khoản tiêu chuẩn được xây dựng trước bởi
135
một bên và cung cấp cho bên còn lại để ký kết hợp đồng . Tại Việt Nam, điều kiện
thương mại chung được mang tên gọi pháp lý điều kiện giao dịch chung, được quy định
là “những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị
giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp
136
nhận các điều khoản này” . So với các BLDS tiền nhiệm, quy định về điều kiện giao
dịch chung là quy định mới, được bổ sung từ BLDS 2015, trên cơ sở tiếp thu quy định từ
Luật BVQLNTD 2010, tuy nhiên điều kiện giao dịch chung theo Luật BVQLNTD 2010
137
chỉ áp dụng trong mối quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng .

Theo đó, khi một bên đưa ra điều kiện thương mại chung, bên còn lại chấp nhận
và đồng ý giao kết mà không tồn tại sự thương lượng giữa hai bên, thì coi như điều kiện
thương mại chung trở thành một phần hoặc toàn bộ hợp đồng theo mẫu. Tùy vào từng
hợp đồng cụ thể mà điều kiện thương mại chung nằm trong hợp đồng (như trường hợp
138
mẫu Hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng ) của hay thuộc một văn bản riêng được đính

134 Nguyễn Thị Hằng Nga, 2015. Bảo vệ bên yếu thế trước các điều kiện thương mại chung
bất công bằng – Cách giải quyết của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Nghề Luật, số 02/2015,
tr.64.

135 Điều 305 BLDS Đức. Xem toàn văn bản tiếng Anh của BLDS Đức (German
Civil Code) tại https://bit.ly/2OfThDk truy cập ngày 06/9/218.
136 Điều 406 BLDS 2015.
137 Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
138 Mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam EXIMBANK tại https://bit.ly/2OilKZf truy cập ngày 05/9/018;
52

kèm theo hợp đồng (như trường hợp hợp đồng dịch vụ viễn thông với các nhà mạng viễn
139
thông ).

Như vậy có thể nói, điều kiện thương mại chung được hiểu là những nội dung có
tính tiêu chuẩn, ổn định, được thương nhân ban hành để sử dụng chung cho khách hàng đối
với cùng một loại giao dịch mà khách hàng không thể thương lượng hay sửa đổi nội dung
đó. Với đặc điểm không thể thương lượng này các điều khoản này còn được các nhà kinh
tế học gọi là “non-negotiable terms and conditions” (những điều khoản, điều kiện không
thể thỏa thuận). Chính vì đặc điểm một bên không được thương lượng các nội dung của
điều kiện thương mại chung, ta có thể thấy được hợp đồng theo mẫu có chứa các điều
khoàn này tồn tại sự áp đặt ý chí của bên soạn thảo, đồng thời hạn chế nguyên tắc tự do
giao kết hợp đồng. Hay nói một cách khác, hợp đồng theo mẫu tồn tại rõ rệt sự mất cân
bằng vị thế giữa các bên trong hợp đồng. Điều này minh chứng cho việc một bên trong
hợp đồng theo mẫu đã bị yếu thế về khả năng đàm phán.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, các điều kiện thương mại chung trong các hợp
đồng theo mẫu thường không được người tiêu dùng thực tế thấu hiểu, thậm chí họ chưa hề
biết đến, đọc đến các điều khoản này, cho đến khi xảy ra tranh chấp. Đây chính là “vấn đề
không đọc hợp đồng” (The No-reading problem) – một vấn đề nghiên cứu pháp lý trong
140
lĩnh vực pháp luật hợp đồng . Nguyên nhân của vấn đề không đọc hợp đồng được cho là
do: (i) Người tiêu dùng luôn cho rằng mình có vị thế không thể thương lượng với bên
thương nhân, do đó việc đọc hợp đồng với họ là không cần thiết, (ii) sự hạn chế về khả
năng hiểu hợp đồng của người tiêu dùng khi hợp đồng có những thuật ngữ, kiến thức
chuyên ngành khó có thể hiểu được và (iii) việc đọc hết một hợp đồng dài sẽ làm tiêu tốn
rất nhiều thời gian và công sức của người tiêu dùng, do đó thông thường người tiêu dùng sẽ
141
chọn cách đọc những thông tin đơn giản từ phía thương nhân .

139 Xem thêm về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông tại Tiểu mục
3.2 Luận Văn này.
140 Xem thêm về “Vấn đề không đọc hợp đồng” (The No-reading problem) tại Ian Ayres
(2014), The no-reading problem in consumer contract law, Faculty Scholarship Series, Yale Law
School, Paper 4872. Tại https://bit.ly/2P0fEtK truy cập ngày 07/9/2018.
141 Trần Nguyên Hạnh, Luận văn thạc sĩ luật học, 2016. Hợp đồng mẫu - Tình trạng không
đọc hợp đồng của người tiêu dùng: Từ góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, tr.29-36.
53

Việc không đọc hợp đồng của người tiêu dùng đã dẫn đến một hệ quả, đó là họ
không nắm đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng, đặc biệt là những thông tin quan
trọng như quyền và nghĩa vụ của bên thương nhân và điều khoản bảo hành, điều khoản
miễn trách… Đây cũng chính là sự yếu thế về thông tin của người tiêu dùng trong hợp
đồng theo mẫu.

Từ các sự phân tích trên, hợp đồng theo mẫu rõ ràng tồn tại sự yếu thế về khả năng
đàm phán và yếu thế về thông tin của một bên trong hợp đồng (người tiêu dùng), đủ cơ sở
chứng minh đây là hợp đồng có một bên yếu thế. Như sự phân tích tại Tiểu mục 1.2.3 của
Luận Văn này, người viết đã chứng minh rằng, về mặt lý thuyết, hợp đồng có một bên yếu
thế không có hiệu lực pháp luật do không đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng hợp đồng theo mẫu cho nhiều giao dịch
khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian đàm phán, tăng tính
chuyên nghiệp, qua đó tăng hiệu quả kinh tế của việc giao kết hợp đồng. Do đó, hợp đồng
theo mẫu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, đặc biệt là trong
kỷ nguyên số với sự phát triển của TMĐT như hiện nay. Chính vì sự hiệu quả kinh tế của
hợp đồng theo mẫu, các nhà làm luật đã công nhận hiệu lực pháp luật của loại hợp đồng
này, khi nó đảm bảo một số điều kiện luật định. Đây chính là biện pháp nhà làm luật đã tạo
ra nhằm bảo vệ cho các bên yếu thế trong loại hợp đồng này, nhằm giảm đến mức tối đa
thiệt hại cho bên yếu thế và tăng tính trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mạnh thế trong hợp
đồng theo mẫu.

Thật vậy, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều có những điều kiện
ràng buộc để hợp đồng theo mẫu (cũng như điều kiện thương mại chung) có hiệu lực
pháp luật. Chẳng hạn như BLDS 2015 yêu cầu rằng các điều khoản này phải được công
khai bởi bên đưa ra cho bên còn lại biết hoặc phải biết về điều khoản đó, đồng thời phải
đảm bảo sự bình đẳng của các bên, không được bao hàm quy định về việc miễn trách
nhiệm cho bên đưa ra điều khoản và không tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của
142
bên còn lại . Nội dung này cũng được nhắc lại trong quy định về hợp đồng theo mẫu tại
143
BLDS 2015 và Luật BVQLNTD 2010, tuy nhiên, với vai trò là một đạo luật chính yếu

142 Điều 406 BLDS 2015.


143 Điều 405 BLDS 2015
54

trong việc bảo vệ bên yếu thế là người tiêu dùng, Luật BVQLNTD 2010 còn ràng buộc cụ
thể hơn các yêu cầu về ngôn ngữ, cỡ chữ, nền giấy, màu mực được sử dụng trong hợp
đồng theo mẫu, đồng thời cho phép người tiêu dùng có một thời gian hợp lý để nghiên cứu
144
hợp đồng trước khi giao kết . Bên cạnh đó, đối với hợp đồng theo mẫu có đối tượng
145
thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu , nhà làm luật còn yêu cầu thương nhân thực hiện
thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trách nhiệm kiểm soát
hợp đồng theo mẫu và BVQLNTD. Sau khi nhận được thông báo chấp thuận từ cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng theo mẫu thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu mới được xem như là có giá trị pháp luật để giao kết với người tiêu dùng.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, pháp luật Việt Nam có vẻ đã có những quy định
khá chặt chẽ về hợp đồng theo mẫu, cũng như điều kiện thương mại chung, thể hiện được
sự bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng này. Tuy nhiên, theo quan điểm của người
viết, những quy định nêu trên chỉ là “lớp bảo vệ bề mặt”, vì thực tế bên yếu thế trong quan
hệ hợp đồng theo mẫu tại Việt Nam vẫn thuộc thế yếu vì một số bất cập trong pháp luật và
thực thi pháp luật. Chẳng hạn như pháp luật yêu cầu hợp đồng theo mẫu, cũng như điều
kiện thương mại chung phải được công khai cho bên không thực hiện soạn thảo, tuy
nhiên, công khai hình thức nào để đảm bảo bên này nhận biết được nội dung của hợp đồng
thì pháp luật chưa có quy định cụ thể.

Mặt khác, BLDS hiện hành lại dùng một quy phạm tùy nghi để quy định về việc
bên soạn thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện thương mại chung (bên mạnh thế) không

144 Các Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Điều 7
Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2010
145 Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao
dịch chung bao gồm: (1) cung cấp điện sinh hoạt, (2) cung cấp nước sinh hoạt, (3) truyền hình trả tiền, (4)
dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, (5) dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán trả sau và
thanh toán trả trước), (6) dịch vụ truy nhập internet, (7) vận chuyển hành khách đường hàng không, (8) vận
chuyển hành khách đường sắt, (9) mua bán căn hộ chung cư, dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung
cư cung cấp, (10) Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho
khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) và (11) bảo hiểm nhân thọ - Được quy
định tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg.
55

được đưa vào những nội dung hạn chế hoặc loại bỏ trách nhiệm của bên này hoặc tăng
trách nhiệm, loại bỏ quyền lợi của bên còn lại. Thật vậy, đối với các quy phạm pháp luật
này, nhà làm luật Việt Nam vẫn để nội dung“trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, tạo một
khoảng trống pháp luật để bên mạnh thế có thể lợi dụng bằng cách yêu cầu bên yếu thế
thỏa thuận chấp nhận những điều khoản bất lợi này. Điều đáng nói ở đây, quy định như
trên là một sự kế thừa từ BLDS 2005, và có lẽ quy định tiền nhiệm này đã gặp nhiều bất
cập trong thực tế áp dụng nên tại một bản dự thảo BLDS đã loại bỏ sự tùy nghi của cụm từ
146
“trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác” , quy định này trở thành một quy phạm
mệnh lệnh mang tính bắt buộc, bảo vệ tối đa bên yếu thế đối với những điều khoản mang
tính bất công này. Quy định này cũng tương tự với lập pháp thế giới, như Điều 309 BLDS
147
Đức hay nhận định của Tòa án common law trong các án lệ về trường hợp giao dịch bất
148
công thái quá về mặt nội dung - substantive unconscionability . Tuy nhiên, nội dung dự
thảo này đã không được thông qua và thay vào đó, BLDS 2015 đã ghi nhận lại quy phạm
tùy nghi tương tự tại BLDS 2005.

Rộng bàn hơn nữa, với danh sách các hợp đồng theo mẫu có đối tượng thuộc nhóm
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải được đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền nêu trên, ta có thể nhận thấy một thực tế rằng, các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
của các hợp đồng này đa số là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước (các công ty cung cấp
điện, nước, truyền hình, viễn thông, internet, hàng không, đường sắt) hoặc các ngân hàng,
công ty tài chính (một phần lớn ngân hàng, công ty tài chính hiện nay cũng có vốn Nhà
nước), như vậy, nếu xem xét Nhà nước cũng là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ hợp
đồng, chủ thể có đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế là người tiêu dùng,
nếu quyền lợi này trong một số trường hợp sẽ đối kháng với quyền lợi của chính mình?

Một vấn đề khác, hợp đồng theo mẫu giả sử đã đảm bảo tuân thủ các quy định
pháp luật về mặt thủ tục cũng như nội dung, nhưng khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
đó, bên yếu thế là người tiêu dùng vẫn phải chịu các thiệt thòi nhất định. Những tranh

146 Tại Khoản 3 Điều 412, Dự thảo BLDS 2015 quy định: “Trong trường hợp hợp
đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách
nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực”.
147 Xem toàn văn bản tiếng Anh của BLDS Đức (German Civil Code) tại
https://bit.ly/2OfThDk truy cập ngày 06/9/218.
148 Xem thêm tại Tiểu mục 1.2.2 Luận Văn này.
56

chấp phát sinh từ hợp đồng theo mẫu khá phổ biến, điển hình và nổi bật nhất có lẽ là vụ
tranh chấp tiền cước dịch vụ viễn thông lên đến hơn 1,1 tỷ đồng trong 01 tháng sử dụng tại
TAND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau giữa bà Bích và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
149
Nam , cụ thể tranh chấp như sau:

“Ngày 15/01/2014, bà V.T.N.Bích có ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với
một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi là VNPT). Bà
Bích còn yêu cầu mở dịch vụ Gọi quốc tế, International Roaming, CF (Call Forwarding),
bà Bích ký quỹ 5.000.000 đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, từ ngày 17/01/2014 đến
ngày 19/01/2014, tiền cước phát sinh lên đến 1.146.784.446 đồng. Bà Bích cho rằng em
ruột của bà sử dụng sim điện thoại này tại Lào và bị mất điện thoại, ngay lập tức đã báo
cho nhân viên VNPT biết về việc mất sim này. Đồng thời bà đã ký quỹ 5.000.000 đồng và
bà hiểu rằng đây là hạn mức cước tối đa mà bà đã đăng ký, do đó, bà Bích không đồng ý
thanh toán số tiền này. VNPT khởi kiện. TAND Phú Tân tiến hành hòa giải không thành,
sau đó đã tiến hành trưng cầu giám định về việc tính cước viễn thông tại Bộ Thông tin
Truyền thông. Kết quả giám định cho rằng việc tính cước của VNPT là chính xác, đồng
thời bà Bích không có chứng cứ khác thể hiện cách tính cước là không đúng, từ đó TAND
Phú Tân đã tuyên án yêu cầu bà Bích thanh toán toàn bộ số tiền cước nêu trên, cùng với
phí trưng cầu giám định là 93.000.000 đồng, tiền lãi chậm trả và án phí dân sự sơ
150
thẩm”

Nhìn nhận chủ quan của người viết này, bà Bích lúc này là người tiêu dùng, hoàn toàn
ở vị thế bên yếu thế trong hợp đồng dịch vụ với VNPT ở những yếu tố sau: (i) người tiêu dùng
không có thông tin về cách thức tính cước viễn thông đối với hợp đồng dịch vụ mà mình đã
giao kết, (ii) người tiêu dùng hoàn toàn bị động và không có cách nào khác bảo vệ quyền lợi
của mình hơn là báo cho bên cung cấp dịch vụ về việc thất lạc sim điện thoại của mình, (iii)
người tiêu dùng không thể đàm phán về các quy định hợp đồng dịch vụ mà mình ký kết do đây
151
là hợp đồng mẫu cho tất cả khách hàng giao kết với VNPT và

149 Xem thêm vụ việc tại https://bit.ly/2DT6dv5 truy cập ngày 10/9/2018.
150 Xem thêm Bản án của TAND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau tại Phụ lục đính kèm
Luận
Văn này.
151 Xem thêm mẫu Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông của Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Phụ lục đính kèm Luận Văn này.
57

(iv) khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên, Tòa án không thể vận dụng quy định pháp luật để
giải quyết mà phải trưng cầu cơ quan giám định là Bộ Thông tin Truyền thông, trong khi
cơ quan giám định lại là đại diện chủ sở hữu và cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên
152
của VNPT .

Tóm lại, dù rằng pháp luật bảo vệ quyền người tiêu dùng tại Việt Nam đã phát triển
khá đầy đủ với các quy định về ràng buộc về nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện
thương mại chung, lẫn các thủ tục về đăng ký hợp đồng theo mẫu cũng như quyền hạn,
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cơ chế khởi kiện đặc biệt dành
riêng cho người tiêu dùng, nhưng thực trạng áp dụng pháp luật liên quan hợp đồng theo
mẫu tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần suy ngẫm và phải giải quyết. Bên yếu thế nói
chung và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng vẫn chưa có những công cụ pháp lý thực sự
hiệu quả để bảo vệ chính mình trong những tranh chấp đã phát sinh, cũng như hạn chế
những rủi ro sắp tới khi buộc với giao kết hợp đồng mà mình không thể đàm phán với các
bên mạnh thế trên thị thường hiện nay.

3.1.3 Một số hợp đồng có một bên yếu thế khác

Có một thực tế rằng, khi nghiên cứu về hợp đồng có một bên yếu thế, người nghiên
cứu dễ đi vào lối mòn của vấn đề nghiên cứu về pháp luật BVQLNTD. Thật vậy, việc bảo
vệ bên yếu thế thông qua các quy định pháp luật thế giới, đặc biệt là pháp luật Việt Nam đa
số là những quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều bên yếu
thế khác không phải là người tiêu dùng, điều này phản ánh rất rõ qua các án lệ tại các quốc
gia theo hệ thống Common Law khi các tranh chấp chỉ là các tranh chấp dân sự rất thông
thường. Tại Việt Nam, có một loại hợp đồng rõ ràng tồn tại sự chênh lệch quyền lợi giữa
một bên yếu thế và một bên mạnh thế, nhưng chưa được pháp luật thực sự ghi nhận và
khắc phục, đó chính là hợp đồng giả cách.

Hợp đồng giả cách mà người viết nhắc đến ở đây hoàn toàn không phải giao dịch
dân sự bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hay bị nhầm lẫn, giao dịch dân sự giả tạo. Người viết
đang nhắc đến những giao dịch có một bên ở vị thế yếu hơn, vì một hạn chế nào đó trong
nhận thức về bản chất giao dịch hoặc thiếu hiểu biết về pháp lý, đã chấp nhận giao kết một

152 Điều 6, Điều 25 Nghị định 25/2016/NĐ về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
58

hợp đồng bề nổi nhằm che đậy một giao dịch ẩn, bản chất đã tồn tại một sự chênh lệch
đáng kể về quyền lợi với một bên ở vị thế mạnh hơn. Để dễ dàng minh họa cho hợp đồng
giả cách, người viết xin dẫn chứng cụ thể với vụ án thực tế sau đây:

Ông Phát khởi kiện ông Lâm, bà Loan tại TAND quận Thủ Đức, TP.HCM về việc
đòi lại căn nhà tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Theo ông Phát, ông đã mua căn
nhà nói trên với giá 150.000.000 đồng; các bên đã tiến hành công chứng, đăng bộ hợp lệ;
vì ông Lâm, bà Loan không có chỗ ở nên ông cho ở nhờ, nay ông yêu cầu ông Lâm, bà
Loan giao trả lại nhà. Phía bị đơn lại cho rằng vì ông bà cần vay tiền giùm ông Long, nên
đã tìm vay ông Phát 350.00.000 đồng với lãi suất 7%/tháng nhưng ông Phát yêu cầu phải
làm hợp đồng mua bán nhà giả cách. Tại Tòa ông Long cũng thừa nhận việc bán nhà chỉ
là giả tạo và thừa nhận chuyện vay tiền. Bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn với căn cứ là việc mua bán nhà đã được công chứng hợp lệ do đó có giá trị
153
bắt buộc các bên phải thi hành .

Tranh chấp trên là một điển hình của hợp đồng có một bên yếu thế, bên này vì hoàn
cảnh khó khăn, cần tiền mà phải vay tiền với lãi suất cao, cùng với sự thiếu hiểu biết pháp
luật nên bị đã ký vào các hợp đồng mua bán nhà, cuối cùng là bị đẩy vào tình thế mất trắng
tài sản.
154
Đối chiếu với quy định trong Unconscionability Doctrine , ta có thể thấy trường
hợp trên đã thỏa mãn đủ bốn đều kiện của một giao dịch bất công thái quá, đó là: (i) Có sự
tồn tại của bên yếu thế là bên cần tiền và thiếu hiểu biết pháp luật, (ii) bên mạnh thế đã lợi
dụng yếu điểm để trục lợi cá nhân với thủ pháp rất tinh vi là các hợp đồng mua bán nhà
được công chứng hợp pháp, (iii) hợp đồng mua bán nhà dù được công chứng nhưng vẫn
chứa đựng những điều khoản không công bằng (cụ thể như căn nhà giá thực tế trên
1.000.000.000 đồng nhưng giá mua bán theo hợp đồng chỉ là 150.000.000 đồng) và cuối
cùng (iv) bên yếu thế không nhận được bất kỳ sự tư vấn pháp lý nào. Hay nói một cách
khác, nếu vụ việc này được giải quyết tại một Tòa án Common Law thì có khả năng Tòa

153 Bản án dân sự sơ thẩm số 118/2012/DS-ST ngày 25/9/2012 của TAND quận Thủ Đức,
TP.HCM, xem thêm tại Phụ lục đính kèm Luận Văn này.
154 Xem thêm tại Tiểu mục 1.2.1 Luận Văn này.
59

án sẽ kiên quyết tuyên bố giao dịch bất công thái quá này là vô hiệu và tuyên bố giải thoát
bên yếu thế khỏi giao dịch.

Quay về trường hợp này, pháp luật hợp đồng Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi
155
nhận các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực và đều
thừa nhận công bằng, bình đẳng là một trong những yêu cầu cơ bản của hợp đồng dân
156
sự , tuy nhiên cơ sở pháp lý về hợp đồng có một bên yếu thế và các biện pháp khắc phục
của nó vẫn chưa được nhà làm luật Việt Nam lưu ý. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp,
bên yếu thế vẫn chưa được pháp luật bảo vệ triệt để và vấn đề hiệu lực của hợp đồng này
vẫn còn bị bỏ ngỏ.

3.2 Giải pháp cho Việt Nam

Từ những thực trạng đáng báo động trên về hợp đồng có một bên yếu thế trong xã
hội Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng số lượng những hợp đồng này đang gia
tăng đáng kể cùng với những thiệt hại mà giao dịch không công bằng gây nên, pháp luật
hợp đồng cần ghi nhận cụ thể hơn về vấn đề này đồng thời có những biện pháp khắc phụ
hợp đồng có một bên yếu thế, nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền lợi hợp pháp cho bên yếu
thế.

3.2.1 Ghi nhận cụ thể về hợp đồng có một bên yếu thế, giao dịch bất công thái quá

Việt Nam, một quốc gia theo dòng họ pháp luật Civil Law, tức pháp luật thành văn
là pháp luật chủ đạo điều chỉnh mọi quan hệ trong đó có quan hệ hợp đồng, việc chưa có
cơ sở pháp lý cho hợp đồng có một bên yếu thế cũng như các biện pháp khắc phục thiệt
hại, khiến cho cơ sở pháp lý của việc bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng chưa được vững
chắc.Để giải quyết triệt để vấn đề này, pháp luật Việt Nam trước hết cần ghi nhận về hợp
đồng có một bên yếu thế hoặc giao dịch bất công thái quá, đồng thời cụ thể hóa như thế
nào là bên yếu thế và những yếu tố để xác định giao dịch này, thêm vào đó cần xác định rõ
hợp đồng có bên yếu thế có hiệu lực pháp luật hay không. Từ kinh nghiệm lập pháp các
quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng pháp luật các quốc gia đều ghi nhận các nội dung

155 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực lần lượt được
ghi nhận trực tiếp tại Điều 395 BLDS 19995, Điều 389 BLDS 2005 và gián tiếp tại khoản 2 Điều 3
BLDS 2015 (Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự).
156 Điều 395 BLDS 1995, Điều 389 BLDS 2005.
60

này bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, thể hiện tại các văn bản pháp luật quan trọng
trong lĩnh vực hợp đồng như BLDS Pháp, Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ, Luật
157
Hợp đồng Thống nhất Trung Quốc, Đạo luật Hợp đồng Thụy Điển… .

Do đó, để thực sự quy định pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế có giá trị cao
nhất nhằm có thể điều chỉnh hợp đồng của tất cả lĩnh vực, bảo vệ bên yếu thế trong tất cả
giao dịch, chứ không chỉ trong lĩnh vực tiêu dùng như hiện nay tại Việt Nam, nhà làm luật
nên cân nhắc đưa quy định này vào BLDS - văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong lĩnh
vực hợp đồng.

Đồng thời, để việc thực thi quy định này tránh những tranh cãi về quan điểm hay
cách thức áp dụng, cần thiết hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào hợp đồng sẽ được
xem là một giao dịch bất công thái quá. Điều này được học tập từ pháp luật các quốc gia
khác đều ghi nhận các yếu tố để Tòa án cân nhắc một giao dịch có mang dấu hiệu của sự
bất công thái quá hay không, có thể kể đến như danh sách các yếu tố được đưa ra tại án lệ
Choudry v Minhas (2016) của Tòa án Anh Quốc hay quy định tại Đạo luật Xem xét hợp
đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Walse, Úc, trong đó có thể nói quy định của
pháp luật Úc là khá chi tiết và dễ dàng áp dụng vào thực tế. Việc pháp điển hóa các yếu tố
của một giao dịch bất công sẽ tạo một khung pháp lý vững chãi cho cơ quan Tòa án thực
thi thẩm quyền can thiệp vào các giao dịch này và bảo vệ bên yếu thế trước những thiệt hại
quá mức về quyền lợi.

Việc tác động vào tính hiệu lực của hợp đồng chắc chắn sẽ làm cho các bên mạnh
thế phải thực sự cẩn trọng hơn và hạn chế sự lạm dụng vị thế của mình. Bởi nếu không cân
nhắc kỹ, cố tình đưa các điều khoản vào hợp đồng vi phạm một trong các yếu tố của giao
dịch bất công thì hiệu lực của hợp đồng sẽ bị xem xét có khả năng dẫn đến vô hiệu, kèm
theo đó là việc bồi thường hợp đồng cũng như giải quyết các hậu quả phát sinh. Việc này
sẽ khiến cho bên mạnh thế phải cân nhắc để có những cư xử tử tế hơn với bên yếu thế trong
xã hội hiện nay.

Chừng nào việc hiệu lực hợp đồng vẫn tiếp tục bị bỏ ngỏ, bên mạnh thế tiếp tục vô
tư lợi dụng ưu thế của mình để đè bẹp lợi ích của bên yếu, và pháp luật tiếp tục không làm
tròn vai của mình là bảo vệ cán cân lợi ích các bên, đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, việc

157 Xin xem lại phân tích tại Chương 2 Luận Văn này.
61

bổ sung quy định cụ thể khiến vô hiệu hợp đồng hoặc một phần hợp đồng có một bên yếu
thế là hết sức cần thiết.

3.2.2 Quy định cụ thể về thẩm quyền tài quán đối với hợp đồng có một bên yếu thế
tại Việt Nam

Theo kinh nghiệm lập pháp thế giới, Tòa án sẽ là cơ quan có vai trò chủ đạo trong
pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế, với chức năng là cán cân điều chỉnh cân bằng
cho các bên trong các giao dịch có sự chênh lệch quá lớn giữa bên yếu thế và bên mạnh
thế. Thẩm quyền của Tòa án trong lĩnh vực này được từng quốc gia quy định khác nhau
tùy quan điểm của nhà làm luật, có thể là giải thoát bên yếu thế khỏi việc thực thi hợp
đồng, hoặc sửa đổi các điều khoản không công bằng hoặc điều chỉnh giao dịch sao cho cân
bằng lợi ích một cách tương đối. Chẳng hạn như nếu Tòa án Common Law vận dụng
Unconscionability Doctrine như công cụ điều chỉnh giao dịch bất công thái quá,
Unconscionability Doctrine thường giải quyết các trường hợp giao dịch không công bằng
theo hai hướng, một là bằng quy tắc tài sản (property rule) và hai là quy tắc trách
nhiệm (liability rule); theo đó property rule cho phép bên yếu thế được áp dụng các biện
pháp khắc phục, chẳng hạn như không phải thực hiện hợp đồng (bảo lưu việc chuyển giao
tài sản); còn liability rule cho phép Tòa án tuyên buộc bên mạnh thế bồi thường một
khoản tiền nhất định cho bên bị vi phạm hoặc điều chỉnh một hay một số nội dung không
158
công bằng của hợp đồng .

Còn tại Trung Quốc, thẩm quyền của Tòa án bao gồm sửa đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực
của hợp đồng có một bên yếu thế; thẩm quyền của Tòa án Hoa Kỳ là từ chối thực thi toàn
bộ hợp đồng bất công thái quá hoặc giới hạn áp dụng hoặc loại bỏ điều khoản bất công thái
quá ra khỏi hợp đồng. Tại Việt Nam, thẩm quyền hiện nay của Tòa án đối với các hợp
đồng có một bên yếu thế chủ yếu nằm ở hai điểm chính:

Một là thẩm quyền giải thích hợp đồng có một bên yếu thế. Ta có thể thấy pháp
luật trao thẩm quyền này cho Tòa án trong những trường hợp hợp đồng theo mẫu, hợp
đồng giao kết với người tiêu dùng hay hợp đồng do một bên soạn thảo, khi đó Tòa án sẽ

158 Horacio Spector, 2006. A Contractarian Approach to Unconscionability, Chicago-Kent


Law Review, Vol.81, p.95-96.
62

giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế hơn trong hợp đồng, như là người
tiêu dùng hoặc bên không soạn thảo hợp đồng.

Hai là thẩm quyền tuyên bố một số hợp đồng hoặc điều khoản hợp đồng vô hiệu và
không có giá trị ràng buộc đối với các bên. Có thể kể đến như hợp đồng giao kết với người
tiêu dùng có những điều kiện giao dịch chung trái pháp luật hoặc hợp đồng cho vay nặng
lãi (pháp luật Việt Nam quy định vay nặng lãi tức là vay với lãi suất quá 20%, trừ trường
hợp hợp đồng tín dụng được điều chỉnh theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi
bổ sung năm 2017).

Đối với các trường hợp khác không thuộc các thẩm quyền luật định hiện hành của
Tòa án nêu trên, Tòa án với vai trò cơ quan tư pháp bảo vệ quyền lợi của người dân lại khó
có thể bảo vệ cho bên yếu thế trong các giao dịch không công bằng. Lý do là vì Thẩm phán
159
tại Việt Nam luôn bị bó buộc trong quy tắc “chỉ tuân theo pháp luật” mà pháp luật lại
không có quy định về hợp đồng có một bên yếu thế. Vừa qua vào đợt đại cải cách pháp luật
dân sự vào cuối năm 2015, BLDS 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã bổ sung một
quy định mới hoàn toàn so với các bộ luật tiền nhiệm, đó là các quy định về lẽ công bằng –
“được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với
nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự
160
trong vụ việc dân sự đó” . Pháp luật dân sự Việt Nam chính thức ghi nhận lẽ công bằng
161
như một trường hợp áp dụng tương tự pháp luật , đồng thời lẽ công bằng được công
162
nhận là một công cụ để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp . Hay nói
một cách khác, ta có thể hy vọng về Tòa án Việt Nam có thể áp dụng quy định mới này để
điều chỉnh các hợp đồng có một bên yếu thế sao cho cán cân lợi ích được thăng bằng, góp
phần giảm bớt các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này cũng như bảo vệ nhiều hơn cho
bên yếu thế. Tuy nhiên, vấn đề là lẽ công bằng là một căn cứ áp dụng nhưng chỉ áp

159 Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 12 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015
160 Định nghĩa về “lẽ công bằng” tại Khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
161 Điều 6 BLDS 2015
162 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
63

163
dụng trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng ; mặt khác, lẽ công
164
bằng là căn cứ đứng cuối cùng trong thứ tự áp dụng . Chính vì vậy, nếu bên yếu thế
trong hợp đồng dựa vào lẽ công bằng để yêu cầu Tòa án vận dụng và bảo vệ cho mình thì
khả năng được chấp nhận rất hạn chế. Điều này khác biệt với pháp luật Common Law khi
hệ thống này ghi nhận lẽ công bằng là một điều kiện tiên quyết của giao dịch, một giao
dịch tồn tại những điều khoản điều kiện bất công thái quá sẽ là một trường hợp bị tuyên bố
vô hiệu.

Chính vì vậy, để Tòa án thực sự đóng vai trò đúng nghĩa của mình trong quan hệ
hợp đồng có một bên yếu thế nói riêng, quan hệ hợp đồng nói chung, cần quy định thẩm
quyền của Tòa án khi nhận thấy một giao dịch là bất công thái quá – như đúng thông lệ lập
pháp trên thế giới. Các thẩm quyền của Tòa án trong hợp đồng có một bên yếu thế nên bao
gồm ba thẩm quyền sau:

3.2.2.1 Tuyên bố hợp đồng có một bên yếu thế vô hiệu

Đây là một biện pháp có thể nói là nghiêm khắc nhất mà Tòa án có thể áp dụng với
hợp đồng có một bên yếu thế. Xin trở lại với vụ án dân sự sơ thẩm số 118/2012/DS-ST
165
ngày 25/9/2012 của TAND quận Thủ Đức, TP.HCM , để thấy được thẩm quyền của Tòa
án tuyên hợp đồng giả cách là vô hiệu như sau:

Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn
với căn cứ là việc mua bán nhà đã được công chứng hợp lệ, có giá trị bắt buộc các bên
phải thi hành, bị đơn không đồng ý và kháng cáo lên TAND TP.HCM. Tòa phúc thẩm cho
rằng giao dịch mua bán nhà này còn nhiều điểm chưa rõ ràng, tồn tại hai bản hợp đồng
mua bán nhà với các giá mua bán khác nhau là 150.000.000 đồng và 350.000.000 đồng -
trong khi căn nhà có giá trị hơn 1.000.000.000 đồng - nhưng Tòa sơ thẩm vẫn chưa thu
thập chứng cứ làm rõ. Tòa phúc thẩm còn cho rằng Tòa sơ thẩm chưa làm rõ quan hệ vay

163 Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp
dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó
phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng”

164 Trong áp dụng tương tự pháp luật, thứ tự áp dụng cụ thể như sau (không tồn tại
nội dung trước thì mới đến áp dụng nội dung sau: (1) tập quán, (2) tương tự pháp luật, (3) những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, (4) án lệ hoặc lẽ công bằng
165 Xem lại nội dung vụ án tại Tiểu Mục 3.1.3 Luận Văn này.
64

tài sản giữa các bên.... Chính vì các lẽ đó, Tòa phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và trả hồ
sơ xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Việc nhìn nhận về sự chênh lệch quá mức giữa giá trị thực tế và giá chuyển nhượng
của Tòa phúc thẩm trường hợp này có dáng dấp của việc xem xét tính bất công của giao
dịch dẫn đến thiệt hại cho một bên trong hợp đồng. Trên đây là một trong những vụ án
hiếm hoi mà Tòa án Việt Nam đã mạnh dạn xem xét vấn đề hợp đồng giả cách đối với
những hợp đồng đã được các bên thực hiện thủ tục công chứng hợp lệ nhưng có dấu hiệu
của sự bất hợp lý. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì thực tiễn giải quyết tại Tòa án
ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp tương tự khiến nhiều người dân bị thiệt hại về tài
sản. Trong vụ việc này, Tòa án đã mạnh dạn áp dụng nguyên tắc công bằng để giải quyết
tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên yếu thế. Tuy rằng nhiên, chưa có căn
cứ pháp luật đủ mạnh để Thẩm phán mạnh dạn tuyên bố giao dịch này là hợp đồng có một
bên yếu thế và vì vậy mà tuyên bố vô hiệu, mà chỉ có thể đưa ra những lập luận mang tính
tham khảo để Thẩm phán cấp sơ thẩm được phân công thụ lý lại vụ việc cân nhắc đến hiệu
lực của hợp đồng mua bán nhà này.

Do đó, cần thiết trao cho Tòa án thẩm quyền tuyên bố hợp đồng có một bên yếu thế
là không có hiệu lực pháp luật bằng một quy phạm pháp luật cụ thể để thẩm quyền này có
cơ sở pháp lý vững chắc và Thẩm phán có thể vận dụng trong những tranh chấp thực tế tại
Tòa án.

3.2.2.2 Giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế

Thực tế, pháp luật hiện hành đã quy định thẩm quyền giải thích giao dịch theo
hướng có lợi cho một bên – cho dù không trực tiếp ghi nhận một bên là bên yếu thế – trong
trường hợp hợp đồng ký kết với người tiêu dùng hay hợp đồng do một bên soạn thảo. Tuy
nhiên, chính vì pháp luật chưa chính thức ghi nhận về hợp đồng có một bên yếu thế cũng
như yếu tố xác định và hiệu lực của loại hợp đồng này, nên đã xảy ra tình trạng Tòa án tại
Việt Nam giải thích cùng một vụ việc với những quan điểm trái ngược nhau. Xin chứng
minh điều này bằng một bản án với nội dung tranh chấp tương tự với vụ án tại Tòa án Phú
65

166
Tân, tỉnh Cà Mau về tranh chấp tiền cước sử dụng dịch vụ viễn thông , nhưng luận điểm
của phán quyết của TAND Quận 11, TP.HCM lại hoàn toàn khác biệt. Cụ thể như sau:

Bà Ngân có ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT), bà Ngân đóng tiền 5.000.000 đồng với lý do thu là “Mở RM”.
Quá trình thực hiện hợp đồng, VNPT thông báo bà Ngân nợ tiền cước là 1.085.821.539
đồng. Tuy nhiên bà Ngân đồng ý thanh toán. Do đó, VNPT đã khởi kiện bà Ngân. Trong
quá trình giải quyết vụ án, các bên có sự giải thích không giống nhau về nội dung Hợp
đồng mà các bên đã ký kết.

Phía Viễn thông VNPT giải thích rằng: Bà Ngân đăng ký sử dụng dịch vụ Roaming
(dịch vụ gọi chuyển vùng quốc tế) mà không bị giới hạn; số tiền 5.000.000 đồng mà bà
Ngân đã nộp là khoản tiền ký quỹ, khi chấm dứt hợp đồng thì VNPT sẽ trả lại cho bà Ngân.
Ngược lại, phía bà Ngân trình bày rằng: Khi giao kết hợp đồng, giao dịch viên có giải
thích rằng đăng ký dịch vụ “RM” và đóng khoản tiền 5.000.000 đồng là khoản tiền mà đôi
bên thỏa thuận rằng số tiền cước phí khi sử dụng dịch vụ “RM” không vượt quá 5.000.000
đồng.

Nhận định của Tòa án cho rằng hợp đồng giữa đôi bên ký kết có nội dung không rõ
ràng, các bên lại không thống nhất với nhau về việc giải thích nội dung hợp đồng; cũng
không có chứng cứ để chứng minh rằng phía VNPT đã giải thích rõ ràng cho bà Ngân về
những nội dung viết tắt trong hợp đồng. Do vậy, cần phải giải thích hợp đồng theo hướng
có lợi cho bên yếu thế. Trong việc giao kết hợp đồng đã nêu, phía VNPT vì có hiểu biết
hơn về những vấn đề liên quan đến việc ký kết và sử dụng dịch vụ viễn thông; hợp đồng
cũng là do VNPT soạn thảo sẵn. Vì lý do đã nêu, Hội đồng xét xử chấp nhận việc giải thích
nội dung hợp đồng của bà Ngân. Như vậy, theo sự thỏa thuận của đôi bên thì khi tiền cước
phí sử dụng dịch vụ Roaming vượt quá 5.000.000 đồng thì VNPT phải chặn cuộc gọi, tiền
cước nếu có vượt quá thì sẽ do VNPT chịu.

Cách nhận định và giải thích của TAND Quận 11 TP.HCM trong trường hợp trên
khá tương tự như các lập luận của Tòa án các quốc gia khác khi giải quyết về hợp đồng có
một bên yếu thế. Thiết nghĩ, đây nên là một án lệ mang tính chuẩn chung để các Tòa án có
thể vận dụng trong những vụ việc tương tự để bảo vệ bên yếu thế trong các hợp đồng theo

166 Xin xem lại Tiểu Mục 3.1.2 Luận Văn này.
66

mẫu ký kết với người tiêu dùng. Mặt khác, thẩm quyền của Tòa án giải thích hợp đồng
không chỉ giới hạn trong một vài trường hợp hạn hữu mà nên áp dụng cho tất cả các hợp
đồng có đầy đủ yếu tố của một giao dịch bất công thái quá, như vậy mới đảm bảo các bên
yếu thế trong các loại hợp đồng khác cũng được Tòa án bảo vệ quyền lợi.

3.2.2.3 Điều chỉnh hợp đồng có lợi cho cả đôi bên chủ thể trong hợp đồng

Trong quá trình nghiên cứu các hệ thống pháp luật thế giới, ta có thể thấy có những
quy định cho phép Tòa án được phép điều chỉnh trực tiếp vào giao dịch có sự bất công
nhằm bảo vệ bên yếu thế, đem lại sự cân bằng tương đối giữa các bên, chẳng hạn như
Thẩm phán Úc được quyền trực tiếp điều chỉnh, thay đổi hợp đồng nếu đủ căn cứ của một
giao dịch bất công thái quá, điều này tương tự với pháp luật Trung Quốc và Thụy Điển.
Hoa Kỳ có điểm khác biệt hơn khi UCC không trao thẩm quyền điều chỉnh giao dịch bất
công thái quá cho Tòa án, trong trường hợp này Tòa án chỉ có thể tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu, từ chối thực thi hợp đồng hoặc cho thực thi hợp đồng mà không có điều khoản bất
công thái quá hoặc giới hạn sự áp dụng của điều khoản bất công thái quá. Hay nói cách
khác, quan niệm của nhà lập pháp Hoa Kỳ là tương đối nghiêm khắc đối với giao dịch bất
công thái quá.

Tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại Tòa án, các Thẩm phán cũng có sự điều chỉnh
một loại hợp đồng bất công như các hợp đồng cho vay nặng lãi, bằng cách trong quá trình
hòa giải đôi bên, Thẩm phán sẽ giải thích quy định pháp luật về giới hạn lãi suất cho vay
167
của BLDS đồng thời đề nghị nguyên đơn điều chỉnh yêu cầu khởi kiện cho phù hợp với
quy định pháp luật, trường hợp đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ tuyên phần lãi suất vượt quá
luật định là vô hiệu nhưng vẫn công nhận quyền của bên cho vay đối với việc được hưởng
lãi suất trong giới hạn của pháp luật. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng đối với các khoản
vay giữa các cá nhân, tổ chức không phải tổ chức tín dụng, hoặc công ty tài chính hoạt
động theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vì theo luật
này quy định, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín
168
dụng trong các hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật .

167 Điều 468 BLDS 2015 quy định lãi suất cho vay tối đa là 20%/năm trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
168 Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
67

Theo đó, khi giao kết một hợp đồng tín dụng về việc vay vốn hay sử dụng thẻ tín dụng,
khách hàng đương nhiên phải thực hiện theo đúng các lãi suất theo hợp đồng đã ký kết với
ngân hàng, dù rằng không phải khách hàng nào cũng biết về lãi suất trong hạn và quá hạn
rất cao cùng với hàng loạt phí trễ hạn, phí hành chính… Đến khi tranh chấp tại Tòa án, Tòa
án phải áp dụng quy định Luật Các tổ chức tín dụng, chấp nhận mức lãi suất mà ngân hàng
và khách hàng đã thỏa thuận (khách hàng ký vào hợp đồng sử dụng thẻ coi như đồng ý tất
cả quy định thuộc hợp đồng đó), dù mức lãi suất đôi khi là cao tới mức bất công cho khách
hàng.

Do đó, cần thiết phải có quy định về thẩm quyền của Tòa án được điều chỉnh trực
tiếp vào tất cả các hợp đồng có một bên yếu thế khi thỏa mãn đầy đủ các yếu tố của một
giao dịch bất công thái quá. Biện pháp khắc phục này của Tòa án vừa có thể bảo vệ bên
yếu thế, lại có thể giữ lại giao dịch thay vì hủy bỏ hiệu lực của giao dịch đó như cách làm
của Tòa án Hoa Kỳ, mà vẫn đảm bảo đem lại sự cân bằng tương đối về quyền lợi cho các
bên.

3.2.3 Một số vấn đề khác cần lưu ý trong pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế
tại Việt Nam

Các phần trên của Luận Văn này, người viết đã trình bày tính cần thiết của việc ban
hành các quy định pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế cũng như các biện pháp khắc
phục mà Tòa án có thể áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề thực tế tại
Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế
khi những vấn đề này được pháp điển hóa trên thực tế. Giả thiết rằng Quốc hội Việt Nam
đã ban hành một đạo luật về hợp đồng có một bên yếu thế với đầy đủ các kiến nghị trên sau
khi học tập kinh nghiệm từ lập pháp quốc tế, lúc đó Tòa án Việt Nam sẽ được trang bị một
“vũ khí” vững mạnh, không chỉ giải thoát bên yếu thế ra khỏi các giao dịch bất công mà
còn đủ mạnh để bẻ gãy bất kỳ giao dịch nào mà Tòa án cho rằng là bất công thái quá. Điều
người viết đang nói ở đây chính là vấn đề lạm quyền của Tòa án. Thực tế hiện nay, không
chỉ trong giới luật sư hay người hoạt động trong nghề luật, đều có tâm lý không tin tưởng
vào Tòa án. Do đó, không phải không có lý do mà đến 40% doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đều từ chối Tòa án làm cơ quan giải quyết tranh chấp, vì họ
đã cho rằng: Khả năng, năng lực cán bộ Tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu khi giải quyết
tranh chấp phức tạp, các phán quyết của Tòa án chưa công bằng, thời gian giải quyết
68

169
tranh chấp lâu, kéo dài phát sinh chi phí cho doanh nghiệp… . Ngoài ra, theo Báo cáo về
Chỉ số Quy tắc pháp luật 2017 – 2018 (World Justice Project Rule of Law Index 2017–
170
2018 Report) của tổ chức World Justice Project , đã đánh giá hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam đứng thứ hạng 92/113, đây là một sự đánh giá rất thấp của quốc tế về hiệu quả
171
của hệ thống tư pháp dân sự Việt Nam . Điều này là vì lý do gì khi toàn hệ thống TAND
Việt Nam có những 13,296 biên chế với trình độ chuyên môn cao (tiến sĩ 21 người (0,2%);
172
thạc sĩ 518 người (3,9%); cử nhân 11.571 người (87%)) ?

Như vậy, với chỉ số tín nhiệm của Tòa án như thế, việc trao thẩm quyền cho Tòa án
Việt Nam can thiệp trực tiếp vào các hợp đồng có một bên yếu thế là điều cần cân nhắc và
nên có biện pháp cụ thể để kiểm soát quyền lực này của Tòa án.

Mặt khác, việc tồn tại một cơ chế giải thoát các bên ra khỏi hợp đồng mình đã giao
kết, chỉ cần chứng minh được đây là hợp đồng có một bên yếu thế (hoặc bằng biện pháp
nào đó khiến Tòa án công nhận như vậy) là bên – tự – cho mình là bên yếu thế có thể thoát
khỏi trách nhiệm thực thi hợp đồng. Đây chính là vấn đề cổ súy cho “phong trào bất tín”
trong xã hội dân sự Việt Nam, vấn đề này thực tế rất nguy hiểm cho sự ổn định của nền tư
pháp cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không còn được bảo đảm. Thực tế
ngày nay, khi chưa có quy định pháp luật giải thoát bên yếu thế ra khỏi hợp đồng, tại Việt
Nam đã có “phong trào bất tín” diễn ra rất phức tạp, khi một bên trong hợp đồng, sau khi
giao kết cảm thấy mình không có khả năng thực hiện hợp đồng nữa hoặc hủy hợp đồng đã
giao kết thì có nhiều lợi ích hơn, nên đã tìm mọi cách yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng là
vô hiệu. Thực vậy, năm 2017, TAND Quận 10, TP.HCM thụ lý 52 vụ án yêu cầu tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu tuyên bố hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu, đến

169
Theo Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017
https://bit.ly/2PdI6bB truy cập ngày 04/10/2018.
170
Toàn văn World Justice Project Rule of Law Index 2017–2018 Report tại
https://bit.ly/2yb8izE truy cập ngày 04/10/2018.
171 Báo cáo này của World Justice Project đo lường sự hiệu quả của việc giải quyết tranh
chấp trong hệ thống tư pháp dân sự, sự tín nhiệm vào hệ thống tư pháp dân sự, có tồn tại các bất công,
tham nhũng hay tác động của Chính phủ vào hoạt động tư pháp hay không, hiệu quả của cơ quan Tòa án
và cơ quan thi hành án dân sự.
172 Trường Cán bộ Tòa án, 2014. Chương trình đào tạo Thẩm phán – Phần chung, NXB
Văn hóa – Thông tin, tr.136-137.
69

173
tháng 9/2018 con số này đã lên đến 91 vụ, tăng hơn 40% . Từ con số này ta có thể nhìn
thấy một sự thật rằng, khi nhà làm luật chuẩn bị ban hành pháp luật về một bên yếu thế
phải hết sức cân nhắc, sao cho không cổ súy cho “phong trào bất tín” trong xã hội dân sự
Việt Nam.

Kết luận Chương 3

Từ những thực trạng pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam, cùng
những phân tích về thực tế của một số hợp đồng có một bên yếu thế tiêu biểu như hợp đồng
TMĐT, hợp đồng theo mẫu và hợp đồng giả cách, có thể kết luận rằng Việt Nam cần ghi
nhận các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng đặc biệt này, cùng với
những biện pháp khắc phục cụ thể và thẩm quyền của cơ quan tư pháp quan trọng nhất:
Tòa án. Khi có đầy đủ các quy định pháp luật, Tòa án mới có đầy đủ cơ sở pháp lý xử lý
các giao dịch bất công thái quá, và bên yếu thế mới được pháp luật bảo vệ triệt để, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mọi người trong đời sống dân sự. Tuy nhiên, để đảm
bảo rằng các quy định pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế phát huy đúng vai trò của
mình là bảo vệ các bên trong hợp đồng, bảo vệ nền tư pháp công chính, nhà làm luật cần có
những quy định thật chặt chẽ hoặc biện pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề có liên
quan, như làm thế nào để Tòa án thực sự là cán cân chuẩn mực đưa giao dịch bất công về
đúng vị trí công bằng hay làm sao không để một bên lợi dụng các quy định mới này để hủy
bỏ hợp đồng đã giao kết để trục lợi cá nhân. Đây thực sự là những vấn đề nan giải và mang
tầm quy mô lớn, ảnh hưởng đến cả hệ thống tư pháp Việt Nam.

173 Số liệu thụ lý thực tế tại TAND Quận 10, TP.HCM.


70

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, hợp đồng có một bên yếu thế vẫn chưa được quan tâm một cách toàn
diện, nhà làm luật Việt Nam bảo vệ bên yếu thế ở từng phân mảng khác nhau của các giao
dịch bất công thái quá, dẫn đến các quy định bảo vệ bên yếu thế nằm rải rác trong các văn
bản pháp luật nhỏ, những chế định pháp luật mang tính chuyên ngành. Thực tiễn xã hội
Việt Nam hiện nay đang phát triển và biến hóa đa dạng, xuất hiện nhiều thành phần chủ thể
với tiềm lực kinh tế khác nhau, theo đuổi những lợi ích khác nhau, do đó cần thiết phải có
một hành lang pháp lý đóng vai trò làm cán cân điều hòa lợi ích giữa các chủ thể này.
Chính vì thiếu hành lang pháp lý này nên đã xuất hiện nhiều bên mạnh thế hành xử bất lợi
cho các bên yếu thế, mà chủ yếu và phổ biến nhất là người tiêu dùng, khiến cho bên yếu
thế trong xã hội ngày càng bị thiệt thòi hơn. Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp
đồng cần được quan tâm đúng mức nhằm tạo nên sự công bằng cho các bên trong hợp
đồng, góp phần thúc đẩy xã hội cùng phát triển và và mang trở lại niềm tin vào công lý,
vào pháp luật cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bên yếu thế vốn nghĩ mình bé nhỏ và
không được pháp luật bảo vệ.

Xin kết lại bài viết bằng một câu nói của Lacordaire “trong mối quan hệ giữa một
bên yếu thế và một bên mạnh thế, ý chí sẽ tạo ra sự lệ thuộc còn pháp luật sẽ giải phóng
họ” để một lần nữa khẳng định sự cần thiết ban hành các quy định bảo vệ bên yếu thế trong
pháp luật hợp đồng tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1) Hoàng Thế Liên (Cb), 1997. Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của BLDS
(1995), NXB Chính Trị Quốc Gia

2) Lê Minh Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, 2010. Hiệu lực của hợp đồng theo quy
định pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

3) Lê Trường Sơn, Luận án tiến sĩ luật học, 2015. Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

4) Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí
Kiểm sát, số 7 (4-2006)

5) Nguyễn Như Phát, 2003. Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 182

6) Nguyễn Thị Hằng Nga, 2015. Bảo vệ bên yếu thế trước các điều kiện thương mại
chung bất công bằng – Cách giải quyết của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Tạp
chí Nghề Luật, số 02/2015

7) Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Khóa luận tốt nghiệp, 2009. Pháp luật về Hợp đồng
thương mại điện tử, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

8) Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2003

9) Phạm Hoàng Giang, 2012. Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự
do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
10/2006

10) Trần Nguyên Hạnh, Luận văn thạc sĩ luật học, 2016. Hợp đồng mẫu - Tình trạng
không đọc hợp đồng của người tiêu dùng: Từ góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

11) Trường Cán bộ Tòa án, 2014. Chương trình đào tạo Thẩm phán – Phần chung,
NXB Văn hóa – Thông tin
12) Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Giáo trình luật so sánh, Nhà xuất bản Công an
nhân dân

13) Ugo Dretta, 2004. Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về
hardship trong hợp đồng quốc tế, Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà pháp luật
Việt – Pháp

14) Vũ Văn Mẫu, 1963. Việt Nam Dân luật lược khảo – Quyển II. Sài Gòn, Nhà xuất
bản Bộ Quốc gia Giáo dục

Tài liệu tiếng Anh

15) Horacio Spector, 2006. A Contractarian Approach to Unconscionability, Chicago-


Kent Law Review
th
16) Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012. The law of contract 5 Edition, Oxford
University Press
th
17) Jill Poole, 2016. Casebook on Contract Law the 13 edition, Oxford University
Press
18) John Phillips, 2008. “Smith v Hughes (1871)” in: Landmark Cases in the Law of

19) Kevin J.Farewell, 1979. Leasehold Unconscionability: Caveat Lessor, Fordham


Urban Law Journal, Volume 7 (Number 2)

20) Mazzotta, F. G., 2001. A Guide to E-Commerce: Some Legal Issues Posed by E-
Commerce for American Businesses Engaged in Domestic and International Transactions,
Suffolk Transational Law Review

21) Patrick Selim Atiyah, 2009. An Introduction to the Law of Contract 6th Edition.:
Clarendon Press Oxford
22) Per Gustafsson, Master Thesis, 2010. The Unconscionability Doctrine in U.S.
Contract Law. The falcuty of law, Lund University, Sweden,
23) Thomas Gamarello, 2015. The Evolving Doctrine of Unconscionability in Modern
Electronic Contracting, Law School Student Scholarship, Selton Hall University, (Paper
647)
Các trang web tiếng Việt

24) Alexandre David, 2010. Điều khoản lạm dụng trong pháp luật tiêu dùng ở Cộng
hòa Pháp và Châu Âu, Hội thảo về Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, Nhà Pháp Luật
Việt – Pháp: https://bit.ly/2ybWObx

25) Báo cáo thường niên năm 2017 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:
https://bit.ly/2OS04Ai

26) Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017
https://bit.ly/2PdI6bB

27) Chính sách Mua bán hàng hóa Lazada: https://www.lazada.vn/terms-of-use/

28) Chính sách Đổi trả hàng của Lazada: https://bit.ly/2Qb0UZb

29) FORBES: Thương mại điện tử Việt Nam dự báo đạt 2,5 tỉ đô la Mỹ năm 2020:
https://bit.ly/2Q2jUsB

30) Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” do Khoa Luật
Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013:
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=
8719:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369

31) Khách hàng bức xúc khiếu nại lên tận Tổng Giám đốc Lazada:
https://bit.ly/2OeR2QA

32) Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:
https://bit.ly/2Nj9rHm

33) Mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam EXIMBANK: https://bit.ly/2OilKZf

34) Mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng VPBANK: https://bit.ly/2xHKfFA

35) Nghiên cứu “Công tác hỗ trợ nhóm yếu thế ở Việt Nam” của Phạm Văn Quyết,
Phạm Anh Tuấn, https://bit.ly/2ttCf95
Các trang web tiếng Anh

36) Arthur Allen Leff, 1967. Unconscionability and the Code – The Emperor’s New
Clause, University of Pennsylvania Law Review, Volume 115, p. 487. Available at:
https://bit.ly/2pAcT7l

37) A.H. Angelo and E.P. Ellinger, 1992. Unconscionable Contracts: A Comparative
Study of the Approaches in England, France, Germany, and the United States, Loyola of
Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p. 472.
Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/3

38) Blomley v. Ryan (1956) http://www.unistudyguides.com/wiki/Blomley_v_Ryan

39) Conflict of Laws in International Loans to French Corporations: The Usury


Question: https://bit.ly/2OwY1EE

40) Cooper.R.E, 1989. Unconscionability in Consumer Transactions: Section 52 of the


Trade Practices Act, Queensland University of Technology Law Journal 1, Volumn 5, p.5.
Available at: http://classic.austlii.edu.au/au/journals/QUTLawJl/1989/1.html

41) Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983): https://jade.io/article89/67047

42) Đạo luật số 2016-131 thuộc BLDS Pháp: https://bit.ly/2QqAgvk

43) Electronic Commerce Act of Malaysia: https://bit.ly/2xW8M95

44) German Civil Code: https://bit.ly/2OfThDk

45) Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991): https://nswlr.com.au/view/23-NSWLR-


672

46) Hire-Purchase Act 1959 (Victoria): https://bit.ly/2xD37Vu

47) Ian Ayres (2014), The no-reading problem in consumer contract law, Faculty
Scholarship Series, Yale Law School, Paper 4872: https://bit.ly/2P0fEtK

48) Janine Pascoe (2005), Guarantees, Financial Services Regulation and the role of
ASIC, p.1. Available at: https://bit.ly/2zqpxLX
49) John H. Matheson, 2006. Convergence, Culture and Contract Law in China,
Minnesota Journal Of International Law, University of Minnesota Law School, Volume
15:2, p. 352. Available at http://scholarship.law.umn.edu/faculty_articles/105

50) Law on Usury 1966 (Loi n° 66-1010 du 28 décembre 1966): https://bit.ly/2NhJdFs

51) Mark Sneddon, 1992. Unconscionability in Australian Law: Development and


Policy Issues, Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume
14 (Issue 3), p. 549. Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/7

52) Money Lender Act 1928 (Victoria): https://bit.ly/2ND18LB

53) New York Real Property Law: https://bit.ly/2Od0qB4

54) Raymond Westbrook, 2008. The Origin of Laesio Enormis, Université John
Hopkins de Baltimore, p.39 – 40. Available at: https://bit.ly/2P0CGAs

55) Richard Craswell, 2010. Two Different Kinds Of Procedural And Substantive
Unconscionability. Available at: https://bit.ly/2QXnG7L

56) Rowan, Solene, 2017. The new French law of contract, International &
Comparative Law Quarterly, British Institute of International and Comparative Law, p.11.
Available at: http://eprints.lse.ac.uk/75815/

57) Section 36 of Swedish Contracts Act (SFS 1915:218): https://bit.ly/2xyppZ4

58) Teachopedia, Clickwrap Agreement: https://bit.ly/2xIcJ1Q

59) Termsfeed, 2016. Browsewrap vs. Clickwrap: https://bit.ly/2xJF0oZ

60) The Act on Consumer Protection in Electronic Commerce của Hàn Quốc
https://bit.ly/2ORGJ1T

61) The New South Wales Contract Review Act of 1980: https://bit.ly/2NWQDCn

62) The Swedish Arbitration Association, Swedish Law And Arbitration: Reasons For
Choosing Swedish Law And Dispute Resolution In International Commercial Contracts,
p.4. Available at: https://bit.ly/2zq2qRy

63) The Uniform Electronic Transactions Act - UETA tại https://bit.ly/1k7zYJe


64) The Uniform Residential Landlord and Tenant Act – URLTA:
https://bit.ly/2x7MWzU

65) Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm

66) Ulf Bernitz, 2000. Swedish Standard Contracts Law and the EC Directive on
Contract Terms, Scandinavian Studies in Law, Stockholm Institute for Scandianvian Law,
Volume 39, p. 19. Available at: http://www.scandinavianlaw.se/pdf/39-1.pdf

67) https://www.law.cornell.edu/uniform/ucc

68) Usury Laws Relaxed: https://bit.ly/2QsDQ8n

69) UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce 1996: https://bit.ly/2QYL70s

70) Uniform Residental Landlord and Tenant Act With Comments,


https://bit.ly/2QCtgN1

71) Veronika Timofeeva, “The doctrine of unconscionable bargains is too uncertain


and undermines the classical theory of contract”: https://bit.ly/2IjGKaZ

72) West v. AGC Advances Ltd (1986): https://nswlr.com.au/view/5-NSWLR-610

73) Wilton v. Farnworth (1948): https://jade.io/article/64549

74) World Justice Project Rule of Law Index 2017–2018 Report: https://bit.ly/2yb8izE
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Văn bản tiếng Việt

75) Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004

76) Bộ Dân Luật Bắc Kỳ

77) Bộ Dân Luật Trung Kỳ

78) Bộ luật Dân sự 2005

79) Bộ luật Dân sự 2015

80) Luật Giao dịch điện tử năm 2005

81) Luật Công nghệ thông tin năm 2006

82) Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010

83) Luật Quảng cáo 2012

84) Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017

85) Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

86) Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

87) Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

88) Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP

89) Nghị định 25/2016/NĐ về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam

90) Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

91) Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
02/2012/QĐ-TTg.
92) Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Văn bản tiếng Anh

93) Công ước CISG

94) Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng của Liên Minh Châu Âu

95) UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce 1996

96) CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

97) Uniform Commercial Code (Hoa Kỳ)

98) Bộ luật Dân sự Pháp

99) German Civil Code

100) Luật Hợp đồng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

101) The Uniform Electronic Transactions Act – UETA (Hoa Kỳ)

102) Money Lender Act 1928 (Victoria – Úc)

103) Hire-Purchase Act 1959 (Victoria – Úc)

104) The New South Wales Contract Review Act of 1980 (Úc)

105) The Federal Trade Practiace Acts 1974 (Hoa Kỳ)

106) New York Real Property Law (Hoa Kỳ)

107) The Uniform Residential Landlord and Tenant Act – URLTA (Hoa Kỳ)

108) Đạo luật số 2016-131 thuộc Bộ luật Dân sự Pháp

109) Law on Usury 1966 (Loi n° 66-1010 du 28 décembre 1966) (Pháp)

110) Đạo luật số 78-23 (Pháp)

111) Swedish Contracts Act (SFS 1915:218) (Thụy Điển)

112) Electronic Commerce Act (Malaysia)

113) The Act on Consumer Protection in Electronic Commerce (Hàn Quốc)


PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập – Tự Do – Hạnh Phúc 

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Số: /BOP/TIKI CORP/T -

Hôm nay, ngày tháng năm hợp đồng được thành lập giữa hai bên gồm:

Bên Sử Dụng Dịch Vụ:


Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:
Tài khoản ngân hàng:
Ngân hàng:
Đại diện bởi: Ông/Bà Chức vụ:
Theo ủy quyền số (nếu là người đại diện theo ủy quyền):
Sau đây gọi là “Bên A”

Bên Cung Ứng Dịch Vụ: CÔNG TY CỔ PHẦN TI KI


Địa chỉ: 29/1 Đường số 4, Khu phố 3, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.7305.8454
Mã số thuế: 0309532909
Tài khoản ngân hàng: 116002629487
Ngân hàng: TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 7, Tp Hồ Chí Minh
Đại diện bởi: Ông Nguyễn Đình Huân Chức vụ:
Sau đây gọi là “Bên B”
Hai bên cùng thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ sàn thương mại điện tử với
các điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA


Trong hợp đồng này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Định nghĩa Diễn giải


Sàn Thương Website thương mại điện tử tiki.vn cho phép người tham gia được mở
Mại Điện Tử gian hàng để kinh doanh trực tuyến (sau đây gọi tắt là Sàn TMĐT hoặc
TIKI).
Bên Cung Ứng Chủ sở hữu Sàn TMĐT có quyền cho phép một bên cung ứng dịch vụ
Dịch vụ trên TIKI.
Bên Sử Dụng Người tham gia tạo gian hàng trên TIKI để kinh doanh hàng hóa, dịch
Dịch Vụ vụ
Khách Hàng Người mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ trên website Tiki.vn.
Thông tin Thông tin đủ để xác định chính xác danh tính của Khách Hàng bao gồm
Khách Hàng ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp,
chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng
minh nhân dân, số hộ chiếu.
Trung Tâm Hệ thống mà Bên B xây dựng và cung cấp cho Bên A phục vụ việc kinh
Bán Hàng doanh trên Sàn TMĐT của Bên B
COD Phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng
1
Phương Thức Phương thức hợp tác kinh doanh giữa Bên A và Bên B liên quan đến
Kinh Doanh hình thức tồn kho, vận chuyển hàng
Khoản thanh Khoản tiền thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mà Bên B phải thanh toán
toán lại cho Bên A cho mỗi đơn hàng Khách Hàng đã mua hàng thành công
trên TIKI
Phí Dịch Vụ Chi phí mà Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho Bên B

ĐIỀU 2: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

2.1 Bên B đồng ý cho Bên A được mở gian hàng trên website Tiki.vn để thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa.
2.2 Các Dịch vụ kinh doanh gian hàng trên website Tiki.vn bao gồm:
2.2.1 Các Dịch Vụ chung bao gồm:
(a) Khởi tạo gian hàng trên Sàn TMĐT Tiki.vn
(b) Duy trì gian hàng trên Sàn TMĐT Tiki.vn

2.2.2 Các Dịch Vụ chuyên biệt khác bao gồm:


(a) Dịch vụ lưu trữ hàng hoá trong kho Tiki
(b) Dịch vụ xử lý đơn hàng, đóng gói
(c) Dịch vụ bọc sách
(d) Dịch vụ chăm sóc Khách Hàng
(e) Dịch vụ giao hàng toàn quốc
(f) Dịch vụ vận chuyển
(g) Xuất kho và vận chuyển hàng hoá trả lại cho Nhà Bán Hàng trong trường hợp Nhà Bán
Hàng muốn thu hồi hàng hoá khỏi kho Tiki
(h) Dịch vụ marketing
(i) Dịch vụ trả góp cho Khách Hàng
(k) Dịch vụ xử lý hàng đổi/trả
(l) Dịch vụ thu hộ theo phương thức thanh toán COD hoặc trả trước thông qua cổng thanh
toán
Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho Bên B các khoản Phí Dịch Vụ tuỳ vào Phương Thức
Kinh Doanh mà Bên A lựa chọn. Bên A không thể phối hợp các Phương Thức Kinh Doanh khác
nhau hoặc thay đổi một trong số những Phương Thức Thực Hiện trừ khi có sự đồng ý Bằng Văn
Bản bởi Bên B.

2.3 Phí Dịch Vụ:


2.3.1 Dịch vụ chung:
Trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực, Bên B sẽ cung cấp miễn phí cho Bên A khoản
Phí Dịch Vụ chung.
2.3.2 Dịch vụ chuyên biệt:
Các khoản Phí Dịch Vụ chuyên biệt có thể bao gồm hoặc không bao gồm tuỳ theo
Phương thức Kinh doanh mà hai bên kí kết được quy định tại Phụ Lục 01.
2.3.3. Thay đổi Phí Dịch Vụ
Phí Dịch Vụ có thể được điều chỉnh bởi Bên B tại bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp thay
đổi Phí Dịch Vụ, Bên B sẽ gửi thông báo cho Bên A trước 15 ngày tính đến ngày thay đổi Phí
Dịch Vụ, trong thời hạn này nếu Bên A không có bất kỳ phản hồi nào đối với Phí Dịch Vụ sau
khi đã được điều chỉnh thì coi như đã đồng ý với Phí Dịch Vụ mới.
ĐIỀU 3: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B:

3.1 Quyền của Bên B:

2
- Thu Phí Dịch Vụ Sàn TMĐT được quy định tại Điều 2 Hợp đồng này.
- Giữ lại khoản thanh toán cho Bên A nếu như Bên A vi phạm nghĩa vụ của Hợp Đồng
này cho tới khi vi phạm đó được khắc phục;
- Cấn trừ vào Khoản Thanh Toán mà Bên B phải thanh toán cho Bên A nếu Bên A vi
phạm nghĩa vụ thanh toán Phí Dịch Vụ.
- Có quyền yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến Hàng Hóa và
được phép sử dụng các thông tin này phục vụ cho việc giới thiệu, bán Hàng Hóa trên Website
Tiki.vn, nghiên cứu/bổ sung các tiện ích, dịch vụ GTGT khác và/hoặc phục vụ các công việc
khác của Website Tiki.vn nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ của Website Tiki.vn;
- Có quyền yêu cầu Bên A cung cấp các hình ảnh và thông tin mô tả của Hàng Hóa, phù hợp
với yêu cầu/tiêu chuẩn của Bên B và thỏa thuận của hai bên để đăng tải trên Website Tiki.vn;
- Có quyền tạm ngừng cung ứng dịch vụ cho Bên A trong trường hợp hai bên xảy ra tranh
chấp;
- Các quyền khác theo quyết định của Bên B để đảm bảo duy trì hoạt động của Sàn
TMĐT và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
3.2Trách nhiệm Bên B:
- Đảm bảo quyền được mở gian hàng của Bên A trên website Tiki.vn. Bên B sẽ cung cấp
cho Bên A một tài khoản duy nhất để đăng nhập vào “Trung tâm bán hàng” để quản lý và thực
hiện hoạt động kinh doanh
- Bên B cam kết Sàn TMĐT của Bên B được hoạt động hợp pháp và có đầy đủ các giấy
phép theo quy định của pháp luật.
- Bằng chi phí của mình, Bên B có trách nhiệm xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống
một cách ổn định để đảm bảo các giao dịch mua bán hàng hóa đối với Gian Hàng của Bên A
- Hướng dẫn và cung cấp cho Bên Sử Dụng Dịch Vụ các tài liệu có nội dung liên quan
đến quy trình mở gian hàng và cách thực thực hiện việc mua bán hàng hóa trên website tiki.vn.
- Thanh toán cho Bên A đúng thời hạn theo quy định tại Phụ Lục 02 của Hợp Đồng này;
ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI & TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A:

4.1 Quyền của Bên A:


- Có quyền nhận lại từ Bên B các khoản thanh toán đối với Hàng Hóa/ Dịch vụ theo
phương thức được quy định tại Phụ Lục 02 của Hợp Đồng này;
- Có quyền sử dụng các tính năng, tiện ích gắn liền với tài khoản nhà cung cấp trên Trung
Tâm Bán Hàng cũng như các dịch vụ do Bên B cung cấp trên Website Tiki.vn;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Hợp Đồng này.
4.2 Trách nhiệm của Bên A:
- Tuân thủ bất kì chính sách của Sàn TMĐT;
- Đảm bảo hàng hóa bán trên Sàn TMĐT phải thõa mãn tất cả các điều kiện sau:
(a) Hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng từ hợp lệ;
(b) Hàng hóa được phân phối hợp pháp và đủ điều kiện kinh doanh (chất lượng, giấy phép)
theo quy định của pháp luật liên quan đối với từng loại hàng hóa/dịch vụ cụ thể.;
(c) Không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm lưu thông, phân phối theo quy định pháp luật;
(d) Đảm bảo hạn sử dụng tối thiểu là 2/3 thời hạn sử dụng kể từ ngày giao hàng cho người tiêu
dùng;
(e) Hàng hóa không vi phạm về sở hữu trí tuệ và/hoặc bất kì quyền nào khác của bất kì bên
thứ ba;
(f) Hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh trên Sàn TMĐT;
(g) Hàng hóa không phải là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, bị hư hỏng, lỗi.... Bao bì,
đóng gói phải theo đúng các tiêu chuẩn và mẫu mã của Nhà sản xuất.
(h) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3
- Đảm bảo có hàng bán trên Sàn TMĐT. Nếu hết hàng, phải lập tức cập nhật trạng thái
hết hàng trên sàn TMĐT. Bên A chịu toàn bộ trách nhiệm trong trường hợp các thông tin về tình
trạng Hàng hóa/Dịch vụ của Bên A cung cấp không chính xác dẫn đến Khách Hàng đã đặt hàng
nhưng không còn Hàng Hóa/Dịch Vụ để cung cấp.
- Đảm bảo Hàng hóa phải tương ứng với số lượng, chất lượng, chủng loại, mã sản phẩm,
vv…, mọi thông tin đã nêu trên sàn TMĐT;
- Giá bán được niêm yết trên TIKI là giá cuối cùng mà Bên A bán cho Khách Hàng đã
bao gồm nhưng không giới hạn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
(VAT), vv…mức thuế suất của mỗi loại thuế sẽ theo chính sách tính thuế suất của Bên Cung
Ứng Dịch Vụ và theo quy định pháp luật hiện hành.
- Xuất hoá đơn GTGT cho Khách Hàng trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ khi Khách Hàng
đặt hàng. Thông tin xuất hoá đơn được thể hiện ở chi tiết đơn hàng trên Trung Tâm Bán Hàng;
- Trường hợp Bên A xuất hoá đơn GTGT trễ cam kết cho Khách Hàng, Bên A sẽ bị phạt
một khoản phí là 50,000 VND/hoá đơn (năm mươi nghìn đồng);
- Trường hợp Bên A không xuất được hoá đơn GTGT cho Khách Hàng, Bên B có quyền
chấm dứt kinh doanh đối với sản phẩm của Bên A hoặc chấm dứt kinh doanh với Bên A đồng
thời Khách Hàng có quyền trả hàng;
- Thanh toán Phí Dịch Vụ cho Bên B theo bảng Phí Dịch Vụ được quy định chi tiết tại
Phụ lục 01 đính kèm Hợp đồng này;
- Cung cấp cho Bên B các giấy tờ liên quan đến hàng hóa sau khi Bên B có yêu cầu nhưng
chậm nhất không quá 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo của Bên B
- Bằng nguyên tắc đạo đức kinh doanh, Bên A không được lợi dụng việc mở Gian hàng
trên Sàn TMĐT để thực hiện các hành vi sau:
(a) Có hành vi lừa dối Khách Hàng bằng việc bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng;
vi phạm sở hữu trí tuệ, quyền của bên thứ ba;
(b) Lợi dụng việc bán hàng trên Sàn TMĐT để bán các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
(c) Thực hiện các hành vi quảng cáo không đúng sự thật.
(d) Tiến hành các hoạt động khuyến mại mà không thông báo, đăng ký về chương trình
khuyến mại theo quy định của pháp luật.
(e) Tự ý dùng thông tin Khách Hàng để bán hàng không thông qua sàn TMĐT Tiki.vn hoặc
sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác mà không được sự đồng ý của Khách Hàng
- Cung cấp cho người mua những chính sách đổi/trả và bảo hành một cách rõ ràng và hợp
lý, cung cấp cho Bên B nội dung các chính sách đổi trả của mình và đảm bảo quyền lợi của
Khách Hàng và tuân thủ theo chính sách đổi trả của Bên B được ban hành tại từng thời điểm.
Việc giải quyết các dịch vụ sau bán hàng và đổi trả, bồi thường cho Khách Hàng theo chính sách
của Bên B được nêu tại Phụ Lục 03 của Hợp Đồng này;
- Chịu trách nhiệm giải quyết và miễn trừ cho Bên B toàn bộ các khiếu nại của Khách
Hàng liên quan đến Hàng hóa/ Dịch vụ của Bên A.
- Miễn trừ trách nhiệm cho Bên B và bồi thường cho Bên B và/ hoặc bất kì bên thứ ba
toàn bộ thiệt hại phát sinh do các vấn đề liên quan đến chất lượng Hàng Hóa và/hoặc xuất xứ của
Hàng Hóa và/hoặc vi phạm của Bên A do không tuân thủ pháp luật và ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của Bên B, các quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng việc
đăng ký gian hàng trên TIKI, Bên A có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các Quy chế, Chính Sách và
Điều khoản sử dụng Sàn TMĐT được công bố trên website Tiki.vn.
- Đồng ý và tuân thủ bộ Quy Tắc Ứng Xử, Quy chế hoạt động, Điều khoản sử dụng và
các Chính sách, Quy định khác đã được Bên B thông báo, niêm yết trên website Tiki.vn;

ĐIỀU 5: THANH TOÁN:

4
Bên A sẽ thanh toán các Phí Dịch Vụ cho Bên B theo phương thức, quy trình và thời hạn
thanh toán được nêu tại Phụ Lục 02 của Hợp Đồng này.

ĐIỀU 6: BẢO MẬT THÔNG TIN:

6.1. Bên A sau khi nhận được tài khoản được cung cấp bởi Bên B có nghĩa vụ phải bảo mật
thông tin tài khoản, không cho bất kỳ bên thứ ba nào khác sử dụng và xâm nhập vào hệ thống
của Bên B
Bên A phải chịu mọi thiệt hại, tổn thất xảy ra cho Bên B nếu vi phạm nội dung theo quy
định tại Điều này
6.2. Thông tin cá nhân của Khách Hàng phải được bảo mật theo quy định của pháp luật, Bên A có
trách nhiệm và cam kết sẽ không thu thập thông tin Khách Hàng và/ hoặc tiết lộ thông tin Khách
Hàng cho bất kỳ bên thứ ba nào khác nếu không có sự đồng ý của Khách Hàng bằng văn bản.
6.3. Tất cả mọi thông tin theo Hợp Đồng này, và những thông tin được cung cấp từ Bên này cho
Bên kia (và ngược lại), bất kể được cung cấp theo hình thức hay phương thức nào đều được coi
là thông tin mật (sau đây gọi chung là “Thông Tin Mật”). Những Thông Tin Mật này sẽ được
bảo lưu và bảo vệ một cách cẩn mật nhất, và được sử dụng theo những mục đích hợp tác của Các
Bên theo Hợp Đồng này. Mỗi Bên có trách nhiệm bảo vệ các Thông Tin Mật khỏi bất kỳ sự xâm
phạm của một bên thứ ba nào, và sẽ không cung cấp cho bên thứ ba đó bất kỳ một Thông Tin
Mật nào trong thời gian còn hiệu lực và sau thời hạn của Hợp Đồng này trừ khi có sự thỏa thuận
và chấp thuận trước của Bên kia bằng văn bản. Các Bên tại đây thống nhất rằng, việc đảm bảo
giữ Thông Tin Mật theo thỏa thuận tại Hợp Đồng này được duy trì ngay cả khi thời hạn của Hợp
Đồng đã chấm dứt, hoặc ngay cả khi Các Bên thỏa thuận không còn duy trì quan hệ hợp tác.
Ngoại trừ việc cung cấp Thông Tin Mật là cần thiết theo qui định của pháp luật, tòa án, hoặc theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có liên quan.

ĐIỀU 7: SỞ HỮU TRÍ TUỆ:

7.1 Bên Sử Dụng Dịch Vụ không được:


(a) Thực hiện bất kỳ sửa đổi nào đối với nhãn hiệu, tên thương mại của Bên Cung Ứng Dịch
Vụ;
(b) Sử dụng bất kỳ các nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào mà có thể phương hại đến chất
lượng hay tính xác thực hay thương hiệu các Sản phẩm của Bên Cung Ứng Dịch Vụ
(c) Sử dụng trong lãnh thổ bất kỳ các nhãn hiệu hay thương hiệu giống với nhãn hiệu hay
thương hiệu của Bên Cung Ứng Dịch Vụ mà có thể gây ra nhầm lẫn hay gian lận.
(d) Sử dụng bất kỳ nhãn hiệu, tên thương mại, hình ảnh hoặc bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ của
Bên thứ ba mà không được sự đồng ý và cho phép bằng văn bản của bên đó.
(e) Không sao chép, lấy cắp công nghệ, bí mật kinh doanh của Bên Cung Ứng Dịch Vụ.
7.2 Bên Sử Dụng Dịch Vụ cam kết rằng mình sẽ thông báo bằng văn bản đầy đủ và kịp thời cho
Bên Cung Ứng Dịch Vụ bất kỳ vi phạm thực tế, đe dọa hoặc nghi ngờ vi phạm trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ mà Bên Sử Dụng Dịch Vụ biết được. Bên Sử Dụng Dịch Vụ theo yêu cầu và bằng chi
phí của mình sẽ thực hiện các việc có thể được yêu cầu hợp lý để giúp Bên Cung Ứng Dịch Vụ
ngăn chặn hay chống lại các thủ tục liên quan đến bất kỳ vi phạm hay khiếu kiện như vậy.

ĐIỀU 8. BẤT KHẢ KHÁNG:

8.1 Bất khả kháng là những trường hợp xảy ra do biến cố thiên nhiên hoặc do con người gây ra
nằm ngoài sự kiểm soát của Các Bên. Trường hợp bất khả kháng (Sau đây gọi chung là “Bất Khả
Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp sau mà khiến một trong các bên không
thể thực hiện nghĩa vụ, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ theo Hợp Đồng, hoặc không thể tiếp tục thực
hiện Hợp Đồng:

5
(a) Theo Quyết định hoặc chính sách, qui định pháp luật mới của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền;
(b) Các biến cố như: chiến tranh, bạo loạn, nổ cháy, đình công, biến cố chính trị;
(c) Các tai họa do thiên nhiên như: hạn hán, bão lụt, giông tố, động đất, sóng thần..
8.2 Nếu một trong hai bên bi ảnh hưởng bởi trường hợp bất khả kháng thì phải thông báo bằng
văn bản ngay lập tức cho Bên kia về bản chất và mức độ của Bất khả kháng đó.
8.3 Không Bên nào bị xem là vi phạm Hợp đồng này, hay nói cách khác là phải chịu trách nhiệm
với Bên kia vì lý do chậm trễ thực hiện, hay không thực hiện bất kỳ các nghĩa vụ nào của mình
trong Hợp đồng này theo phạm vi mà sự chậm trễ hay không thực hiện đó là vì Bất khả kháng,
theo đó một Bên đã thông báo đến Bên kia bằng văn bản và thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó theo
đó sẽ được gia hạn.
8.4 Nếu Bất khả kháng đang được nói đến tiếp diễn trong thời kỳ liên tục vượt quá ba (3) tháng
kể từ ngày xảy ra trường hợp này, thì các Bên sẽ tham gia vào những thảo luận thiện ý với quan
điểm là giảm nhẹ những ảnh hưởng của Bất khả kháng, hoặc đồng ý với những thỏa thuận thay
thế bằng văn bản có thể khách quan và hợp lý để giải quyết hệ quả của Bất khả kháng.

ĐIỀU 9: THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT:

9.1 Hợp đồng này sẽ có hiệu lực từ một (01) năm kể từ ngày ký. Sau thời hạn này, nếu hai Bên
không có thỏa thuận gì khác, Hợp đồng sẽ mặc nhiên có hiệu lực gia hạn thêm 03 (ba) tháng tiếp
theo. Hết thời hạn gia hạn này, mà các bên không có thỏa thuận về việc kí mới Hợp đồng, thì
hợp đồng này sẽ được xem như là thanh lý.
9.2 Một trong hai Bên theo Hợp đồng này có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng này ngay
khi đưa ra thông báo bằng văn bản trước mười (10) ngày cho Bên kia theo Hợp đồng này; hoặc
ngay khi một trong hai bên tiến hành các thủ tục giải thể (tự nguyện hay bắt buộc), lâm vào tình
trạng phá sản hoặc ngừng kinh doanh;
9.3 Chấm dứt Hợp đồng trong trường hợp có vi phạm của Bên A:
Bên B có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức khi phát hiện có bất kì hành
vi vi phạm của Bên Sử Dụng Dịch vụ theo một trong các trường hợp sau:
(a) Vi phạm bất kỳ điều khoản nào được quy định tại Hợp đồng ;
(b) Vi phạm bất kì chính sách, quy chế, quy định, điều khoản sử dụng của TI Ki đính kèm Hợp
đồng này hoặc đề cập trên Sàn TMĐT ;
(c) Theo quyết định của Bên B, hành vi của Bên A đã gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của Bên khác và/hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lành mạnh của Sàn TMĐT ;
9.4 Trong mọi trường hợp chấm dứt Hợp đồng này vì bất kỳ lý do gì, hai bên phải thực hiện
hoàn tất các nghĩa vụ tài chính liên quan và giải quyết dứt điểm toàn bộ các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện Hợp đồng.

ĐIỀU 10: TRAO ĐỔI THÔNG TIN:

Hai Bên đồng ý rằng việc thông tin liên lạc giữa Các Bên trong thời hạn hợp tác sẽ được thực
hiện theo quy định tại Phụ Lục 04 đi kèm hợp đồng này.

ĐIỀU 11: CHẤP THUẬN VÀ ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG:

11.1 Bằng việc ký vào Hợp Đồng này, các bên được xem là đã chấp nhận các điều khoản và điều
kiện đã nêu trong Hợp Đồng này;
11.2 Nội dung của Hợp Đồng này thể hiện thỏa thuận giữa Các Bên liên quan đến việc Cung ứng
dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử của Các Bên và thay thế cho các thương lượng, thỏa thuận,

6
cam kết hoặc hợp đồng trước đó dù bằng lời nói hay bằng văn bản liên quan đến vấn đề đó hoặc
bất kỳ điều khoản nào của Hợp Đồng;

ĐIỀU 12: LUẬT ĐIỀU CHỈNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:

12.1 Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có phát sinh vướng mắc, tranh chấp thì hai bên
cùng bàn bạc, thương lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi. Nếu các Bên không
tự giải quyết được bằng thương lượng thì vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án có thẩm quyền để giải
quyết. Mọi phán quyết của Tòa là quyết định cuối cùng mà các Bên phải tuân thủ.
12.2 Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh và diễn giải về mọi khía cạnh theo luật pháp của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Bất kỳ điều khoản nào hoặc việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng này bị
ngăn cấm theo luật pháp hiện hành thì sẽ chỉ bị vô hiệu trong phạm vi của sự ngăn cấm đó.
Bất kỳ điều khoản nào hoặc việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng này bị vô
hiệu, bất hợp pháp hoặc không thể thi hành theo luật pháp hiện hành thì sẽ không ảnh hưởng đến
giá trị hiệu lực, tính hợp pháp hoặc hiệu lực thi hành của các điều khoản còn lại của Hợp đồng
này theo luật pháp hiện hành.
Các Bên sau đó sẽ sử dụng mọi nỗ lực hợp lý để thay thế điều khoản mất hiệu lực hay không
được thực hiện bằng một điều khoản khác có giá trị thỏa thuận tương tự với điều khoản không
có hiệu lực hay không được thi hành đó miễn là thỏa thuận đó không trái với pháp luật.
12.3 Các hoạt động liên quan đến việc mua bán hàng hóa theo Hợp đồng này sẽ được áp dụng và
điều chỉnh theo Luật thương mại hiện hành.

ĐIỀU 13. QUY ĐỊNH CHUNG:

13.1 Hiệu lực riêng biệt:


Nếu bất cứ quy định nào của Hợp Đồng này không được thực thi hay không được thi hành thì
quy định đó sẽ không làm ảnh hưởng hoặc được xem như loại bỏ khỏi Hợp Đồng này.
13.2 Không từ bỏ:
Bất kỳ một sự không thực hiện quyền hoặc chậm trễ thực hiện quyền bởi bất kỳ một Bên nào
theo Hợp Đồng này đều không được xem là sự từ bỏ quyền đó, hoặc bất kỳ một sự thực hiện
toàn bộ hoặc một phần quyền riêng rẽ nào cũng đều không làm cản trở đến việc thực hiện quyền
tiếp theo tương tự. Không bị giới hạn bởi những quy định trên, không một sự từ bỏ quyền nào
bởi bất kỳ Bên nào đối với sự vi phạm Hợp Đồng này hoặc bất kỳ một tài liệu nào có liên quan
sẽ được xem là sự từ bỏ quyền đối với bất kỳ sự vi phạm nào trước đó hoặc sau này. Không một
sự từ bỏ riêng rẽ nào sẽ được xem là sự từ bỏ liên tiếp hoặc tiếp tục sau đó;
13.3 Sửa đổi, bổ sung:
Việc sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng này sẽ chỉ phát sinh hiệu lực khi được thực hiện bằng văn
bản và được ký kết bởi đại diện có thẩm quyền và đóng dấu của Các Bên.
13.4 Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm Hợp Đồng:
Trong trường hợp một trong các bên vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong Hợp Đồng, bên vi phạm có
trách nhiệm (i) bồi thường cho toàn bộ thiệt hại, rủi ro, tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và (ii) chịu
một mức phạt vi phạm Hợp Đồng, tương đương 8% giá trị phần Hợp Đồng bị vi phạm.

7
PHỤ LỤC 01
PHÍ DỊCH VỤ THEO PHƯƠNG THỨC KINH DOANH KÍ GỬI HÀNG HOÁ TRONG
KHO TIKI (FULFILLMENT BY TIKI)
Đính kèm Hợp đồng Cung ứng Dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử ký giữa Công ty
ngày Cổ phần TI KI và

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA:

Là mô hình vận hành khi đó Bên A kí gửi hàng hoá vào kho Bên B trước khi kinh doanh. Bên B sẽ
chịu trách nhiệm bảo quản, lấy hàng, đóng gói và giao đến Khách Hàng cũng như nhận lại hàng hoá
bị trả về từ Khách Hàng. Bên A chỉ được bán những mặt hàng có tồn kho vật lí tại kho Tiki.
Với Phương thức kinh doanh kí gửi hàng hoá trong kho Tiki, Phí Dịch Vụ Bên A phải chịu được
quy về 02 (hai) loại phí cơ bản như sau:
 Chiết khấu (Commission)
 Phí thanh toán (Payment fee)
Chiết khấu là một mức phí phần trăm (%) tuỳ vào danh mục hàng hoá mà Bên A kinh doanh
được quy định tại Bảng Phí Dịch Vụ đính kèm phụ lục này.
Phí thanh toán là một mức phí cố định 1% cho mọi Đơn hàng thành công của Bên A.
Khoản phí trên đã bao gồm thuế GTGT.

ĐIỀU 2: THOẢ THUẬN:

2.1 Bằng việc kí kết Phụ lục này, Bên A đồng ý với mức phí mà Bên B đặt ra như sau:

STT Danh mục 1 Danh mục 2 Danh mục 3 Chiết Thanh Tổng
khấu toán phí
1
2
3
4

2.2 Việc sửa đổi hoặc bổ sung Phụ lục này (nếu có) sẽ được thông báo bằng Văn bản hoặc qua
Email đến cho Bên A trước khi chính thức thực thi 14 (mười bốn) ngày. Bên A đồng ý và xác
nhận có trách nhiệm nhận biết và phê duyệt các nội dung điều chỉnh. Việc Bên A tiếp tục sử
dụng các Dịch Vụ do Bên B cung cấp sau thời hạn trên xem như là đã xác nhận sự điều chỉnh
của Phụ lục. Nếu Bên A không đồng ý với các nội dung điều chỉnh do Tiki đề nghị, Bên A có
quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 9 của Hợp Đồng Cung ứng Dịch Vụ Sàn
Thương Mại Điện Tử, đồng thời ngay lập tức ngưng sử dụng các Dịch vụ do Tiki cung cấp bao
gồm nhưng không giới hạn việc niêm yết và bán hàng trên website Tiki.vn

ĐIỀU 3: CHÍNH SÁCH HOẠT ĐỘNG:

3.1 Hàng hoá:


- Hàng hoá tuân thủ theo quy định tại điều 4.2 Hợp đồng Cung ứng Dịch vụ Sàn Thương
Mai Điện Tử được kí kết giữa Các Bên.
- Bên B chỉ nhập kho và lưu trữ những hàng hóa có đầy đủ và chính xác thông tin như
trong “Phiếu gửi hàng” đi kèm của Bên A và đảm bảo tiêu chuẩn tuân theo quy định về nhận và
kiểm hàng hóa tại kho TIKI. Quy định này sẽ được thông báo và hướng dẫn chi tiết bằng văn bản
cho đối tác.

8
3.2 Xử lý nhập kho:

Bên chịu
trách
STT Hoạt động nhiệm Cam kết thời gian Ghi chú
1 Gửi hàng đến kho Bên A Theo ngày dự kiến giao Trường hợp Bên A
TIKI hàng giao sai ngày Bên
A có thể phải chờ
để được nhập hàng
2 Xử lý nhập kho và Bên B Trong vòng 24 giờ kể từ
tăng tồn hàng bán khi hàng về đến cửa kho
TIKI.
3 Xử lý nhập kho trong Bên A Trong trường hợp Bên A
trường hợp Bên A giao thiếu, hệ thống sẽ tự
giao sai lệch so với động tạo thêm “Phiếu chờ
“Phiếu gửi hàng” hàng” cho những sản
phẩm cần bổ sung. Nếu
Bên A không bổ sung đủ
sau 48 giờ thì “Phiếu chờ
hàng” sẽ tự động huỷ và
xem như quá trình nhập
kho hoàn tất.

3.3 Xử lý đơn hàng:


3.3.1 Xử lý đơn hàng giao Khách Hàng:
Khi Khách Hàng đặt hàng và sản phẩm của nhà bán có tồn tại kho Tiki, Bên B sẽ tiến hành tự
động xử lý đơn hàng và trừ tồn đang giữ tại kho theo cam kết thời gian đối với Khách Hàng tùy theo
tuyến giao hàng. Hàng ký gửi trong kho Tiki sẽ được xử lý giao Khách Hàng bởi đội vận chuyển của
Bên B hoặc bởi đối tác của Bên B và cập nhật trạng thái cho cả Bên A và Khách Hàng.

3.3.2 Xử lý các trường hợp mất mát, hư hỏng bể vỡ do vận chuyển:


Khi phát hiện hàng mất mát một phần hay toàn bộ trong quá trình vận chuyển, sau khi đã
xác nhận tình trạng chính xác, Bên B sẽ tiến hành gửi bù hàng cho Khách Hàng trong trường hợp
hàng của Bên A vẫn còn tồn kho tại kho TIKI. Đối với sản phẩm bị mất/hư hỏng do vận chuyển,
Bên B có trách nhiệm mua lại sản phẩm đó với giá bán trong Đơn hàng gặp vấn đề và thanh toán
cho Bên A sau khi Bên A xuất đầy đủ hóa đơn chứng từ cho Bên B.

3.3.3 Chính sách xử lý đối với hàng hoàn trả về do Khách Hàng từ chối nhận hàng
Đối với Đơn hàng Khách Hàng từ chối nhận hàng (hay còn gọi là Đơn hàng giao hàng
không thành công), Bên B sẽ chuyển hàng về kho Tiki gần nhất tại Hồ Chí Minh/Hà Nội và tăng
tồn kho trở lại cho nhà bán. Bên B thu phí xử lý chuyển hoàn hàng về như sau:

Nhóm Phí chuyển hoàn

Nhóm 1: Hàng lớn cồng kềnh 20,000 vnđ/Sản phẩm

Nhóm 2: Nhóm ngành hàng


cỡ vừa và nhỏ 0 vnđ

9
*Nhóm 1 là những sản phẩm thuộc danh mục nêu trong bảng sau:
STT DANH MỤC 1 DANH MỤC 2
1 Tivi & Thiết bị nghe nhìn Tivi
2 Tivi & Thiết bị nghe nhìn Dàn âm thanh
3 Tivi & Thiết bị nghe nhìn Loa
4 Tivi & Thiết bị nghe nhìn Đầu CD, DVD, Karaoke
5 Tivi & Thiết bị nghe nhìn Amply
6 Điện Gia Dụng Đồ Dùng Nhà Bếp
7 Điện Gia Dụng Thiết Bị Gia Đình
8 Điện Lạnh Tủ Lạnh
9 Điện Lạnh Tủ Đông
10 Điện Lạnh Tủ Mát
11 Điện Lạnh Tủ Ướp Rượu
12 Điện Lạnh Máy Giặt
13 Điện Lạnh Máy Sấy Quần Áo
14 Điện Lạnh Máy Rửa Chén
15 Điện Lạnh Máy Lạnh - Máy Điều Hòa
16 Điện Lạnh Máy Nước Nóng
17 Điện Lạnh Cây Nước Nóng Lạnh
18 Điện Lạnh Phụ kiện điện lạnh
19 Laptop & Máy vi tính Máy vi tính
20 Laptop & Máy vi tính Màn hình máy tính
21 Laptop & Máy vi tính Máy in - Máy scan
22 Laptop & Máy vi tính Máy chiếu
23 Thiết bị số - Phụ kiện số Loa nghe nhạc
24 Nhà Cửa - Đời Sống Nội thất
25 Thời trang Vali
26 Thể thao & Dã ngoại Đấm bốc & Võ thuật
27 Thể thao & Dã ngoại Dụng cụ tập thể hình
28 Thể thao & Dã ngoại Ô tô, xe máy

*Nhóm 2 là tất cả sản phẩm còn lại không thuộc bảng trên.
3.3.4 Cam kết về hoàn trả hàng ký gửi và xử lý thất thoát hư hỏng tồn kho hàng ký gửi:
Khi Bên A có nhu cầu lấy lại hàng Bên A đã ký gửi, Bên A sẽ tạo yêu cầu trả hàng trên
hệ thống Trung tâm Bán hàng. Bên B cam kết sẽ hoàn tất xuất kho hàng hóa gửi trả về cho đối
tác trong vòng hai (02) ngày làm việc. Bên A có nghĩa vụ đến lấy hoặc cử đối tác đến lấy hoặc
yêu cầu Bên B vận chuyển hàng trả lại, trong trường hợp Bên B vận chuyển và giao tận nơi cho
Bên A, Bên B sẽ thu phí vận chuyển riêng cho yêu cầu này.

3.3.5 Đối với giá trị tồn kho Bên A ký gửi tại TIKI, tồn kho cuối kì được tính như sau:
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kì – Tổng số lượng đã giao cho Khách Hàng + Tổng số lượng
nhận lại từ Khách Hàng – Tổng số lượng đã xuất trả
Trường hợp số tồn kho này chênh lệch với số tồn kho vật lý tại kho TIKI do mất mát, thất
thoát hay hư hỏng được xác định không rõ nguyên nhân hay do lỗi của Bên B, sản phẩm xem
như được xuất bán cho Bên B theo giá bán trung bình một tháng gần nhất trừ đi Chiết khấu và
Phí Thanh toán được quy định ở Điều 2.2 phụ lục này. Bên B sẽ tiến hành thanh toán sau khi
Bên A xuất hóa đơn VAT bán hàng đầy đủ cho Bên B.
3.3.6 Quy định thời hạn lưu kho:

10
Bên A được phép lưu hàng trong kho Tiki tối đa 60 (sáu mươi) ngày. Quá thời hạn trên,
tuỳ vào điều kiện kinh doanh mà Bên B có quyền xuất trả hàng lại cho Bên A.
Khi gửi hàng vào kho Tiki, nhà bán chỉ nên gửi số lượng hàng đủ sức bán trong vòng 30
ngày căn cứ theo sức bán của sản phẩm trên sàn Tiki, Tiki có quyền từ chối yêu cầu gửi hàng
của Nhà bán với các yêu cầu gửi hàng vượt quá sức bán trên.

11
PHỤ LỤC 02
CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH THANH TOÁN
Đính kèm Hợp đồng Cung ứng Dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử ký ngày giữa Công ty Cổ
phần TI KI và

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA:

Định nghĩa Diễn giải


Chu kì thanh Khoảng thời gian mà hai Bên đưa vào tất cả các loại doanh thu, chi phí
toán phát sinh khi thực hiện hợp tác kinh doanh trên sàn Tiki.vn để thực hiện
được đối soát và thanh toán cho nhau.
Hoàn thành Trạng thái Đơn hàng mà Bên B giao hàng thành công cho Khách Hàng
Sao kê Bảng danh sách những giao dịch hợp lệ trong Chu kì thanh toán
Giao dịch Ghi nhận thông tin về khoản tiền mà Bên A có nghĩa vụ phải thu/phải trả
đối với Bên B. Cụ thể ở đây là Doanh thu và Phí Dịch Vụ trên từng sản
phẩm mà Bên B kinh doanh.
Giao Dịch Bị Giao dịch mà Bên A khiếu nại Bên B
Khiếu Nại
Giao Dịch Đã Giao dịch mà Hai Bên đã đi đến thống nhất phương án xử lý sau khiếu
Xử Lý nại.

ĐIỀU 2: CHÍNH SÁCH THANH TOÁN:

2.1 Bên B sẽ thực hiện đối soát và thanh toán cho Bên A các Khoản Thanh Toán như sau:
- Doanh thu Hàng hóa: giá của Hàng Hóa được tính cho Bên A là Giá Bán của Hàng Hóa
với tình trạng Đơn Hàng “Hoàn Thành” trên Trung Tâm Bán Hàng của Tiki.
- Hoàn Tiền: Hai Bên hoàn trả lại các khoản Phí Dịch Vụ hoặc Khoản Thanh toán đã thu
hoặc đã nhận khi xảy ra trường hợp Hàng Hóa đã giao thành công và Bên B đã thanh toán cho Bên A
trong kì thanh toán trước đó bị hoàn trả lại theo quy định của Hợp Đồng và Phụ lục Chính sách
& Quy trình xử lý đổi/trả, bảo hành.
- Phí khác: Các khoản phí khác đi kèm trong các trường hợp Khách Hàng từ chối nhận
hàng được quy định ở Phụ lục 01 và Xử lý đổi/trả, bảo hành được quy định ở Phụ lục 03, hoặc
các trường hợp hai Bên đã thỏa thuận và đồng ý với nhau.

2.2 Chu kỳ thanh toán giữa hai Bên (Sau đây gọi là “Chu kì thanh toán”) sẽ được thực hiện mỗi
02 (hai) lần một tháng với các chi tiết như sau:
- Chu kỳ thanh toán đầu tiên từ ngày 01 đến ngày 15 của tháng giao dịch dương lịch
(“Chu Kỳ Thanh Toán Lần Đầu”);
- Chu kỳ thanh toán thứ hai từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng dương lịch (“Chu
Kỳ Thanh Toán Lần Hai”);
- Tiki sẽ xác nhận số dư tài khoản thông qua việc Xuất sao kê vào ngày 16 đối với Chu Kỳ
Thanh Toán Lần Đầu và ngày 01 của tháng dương lịch kế tiếp đối với Chu Kỳ Thanh Toán Lần
Hai.

2.3 Bên B sẽ không chịu trách nhiệm cho việc Bên A nhận thanh toán chậm trễ do bất kỳ yếu tố
bên ngoài nào hoặc bất kỳ Sự kiện Bất Khả Kháng gây ra.

2.4 Nếu Bên B không hoàn thành nghĩa vụ về thời gian thanh toán theo quy định của Phụ lục
này, không ảnh hưởng đến việc các quyền mà Bên B có thể có, Bên B sẽ phải chịu mức lãi suất

12
chậm thanh toán bằng 7% một năm áp dụng tính từ ngày đến hạn thanh toán, được tính trên số
dư nợ đến hạn tính từ ngày đến hạn thanh toán cho đến ngày Bên A nhận được khoản thanh toán.

ĐIỀU 3: QUY TRÌNH THANH TOÁN:

Bước 1: Xuất Sao kê


Bên B sẽ xác nhận số dư tài khoản thông qua việc Xuất sao kê theo Chu Kì thanh toán
quy định ở Điều 2, Phụ lục chính sách và Quy Trình Thanh Toán.
Bước 2: Thanh toán
Bên B sẽ tiến hành thanh toán cho Bên A khoản Dư nợ cuối kì trong vòng 13 (mười ba)
ngày kể từ ngày Xuất sao kê.
Trong trường hợp Đối tác cung cấp sai thông tin thanh toán theo ghi nhận trên hệ thống
Trung Tâm Bán Hàng, thời gian chuyển khoản lại sẽ được Tiki quyết định và gửi thông báo sau
cho Đối tác.
Bước 3: Xuất Hoá đơn & Chuyển khoản
Bên B sẽ thực hiện Chuyển khoản cho bên A theo thông tin trên Hợp đồng Cung ứng
Dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử.
Bên B sẽ chuyển Hoá đơn dịch vụ VAT cho Bên A trong vòng năm (05) ngày làm việc
sau khi thanh toán.

ĐIỀU 4: QUY TRÌNH XỬ LÝ KHIẾU NẠI:

Bên A có quyền gửi Khiếu nại đối với những giao dịch mà Bên A thấy có vấn đề trong
quá trình kiểm tra Sao kê trên hệ thống Trung tâm Bán hàng. Thời hạn khiếu nại cho Sao kê là
30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xuất Sao kê.
Ngay khi nhận được khiếu nại của Bên A, Bên B sẽ tiến hành xác thực thông tin và xử lý
khiếu nại của Bên A và hai bên thống nhất phương án giải quyết cuối cùng cho những Giao Dịch
Bị Khiếu Nại và tạo ra Giao Dịch Đã Xử Lý. Giao dịch Đã Xử Lý sẽ được đưa vào Chu kì thanh
toán gần nhất.

ĐIỀU 5: THOẢ THUẬN:

5.1 Bằng việc kí kết Phụ lục này, Bên A đồng ý với Chính sách và Quy trình Thanh toán mà
Bên B đặt ra.
5.2 Việc sửa đổi hoặc bổ sung Phụ lục này (nếu có) sẽ được thông báo bằng Văn bản hoặc qua
Email đến cho Bên A trước khi chính thức thực thi 14 (mười bốn) ngày. Bên A đồng ý và xác
nhận có trách nhiệm nhận biết và phê duyệt các nội dung điều chỉnh. Việc Bên A tiếp tục sử
dụng các Dịch Vụ do Bên B cung cấp sau thời hạn trên xem như là đã xác nhận sự điều chỉnh
của Phụ lục. Nếu Bên A không đồng ý với các nội dung điều chỉnh do Tiki đề nghị, Bên A có
quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 9 của Hợp Đồng Cung ứng Dịch Vụ Sàn
Thương Mại Điện Tử, đồng thời ngay lập tức ngưng sử dụng các Dịch vụ do Tiki cung cấp bao
gồm nhưng không giới hạn việc niêm yết và bán hàng trên website Tiki.vn

13
PHỤ LỤC 03
CHÍNH SÁCH & QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỔI/TRẢ, BẢO HÀNH
Đính kèm Hợp đồng Cung ứng Dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử ký ngày giữa Công ty
Cổ phần TI KI và

ĐIỀU 1: CHÍNH SÁCH XỬ LÝ:


Trong điều kiện và thời gian quy định được phép đổi/trả/bảo hành trên sàn Tiki công bố,
Khách Hàng được phép yêu cầu đổi/trả/bảo hành với hàng đã mua của Bên A. Chi tiết đăng tải
tại: http://ti.ki/chinh-sach-doi-tra. Bên B sẽ thay mặt Bên A thực hiện việc vận chuyển, kiểm tra
hàng và xử lý yêu cầu đổi/trả/bảo hành của Khách Hàng.
Trong các trường hợp Khách Hàng không hài lòng với chất lượng hàng hóa của Bên A
hay sản phẩm thiếu phụ kiện bộ phận ảnh hưởng đến trải nghiệm và quyền lợi của Khách Hàng
đã được chứng minh không phải lỗi Tiki hay nhà vận chuyển, Bên B sẽ giải quyết khiếu nại cho
Khách Hàng và áp dụng phí xử lý như bảng sau với Bên A vào kỳ thanh toán gần nhất.

Các nguyên nhân đổi/trả


Hết nhu Do chất lượng hàng hóa không đạt Do thiếu Do lỗi
cầu yêu cầu Khách Hàng quà tặng/ Tiki/ Nhà
phụ kiện/ bộ Giao hàng
Phí phận đi kèm
Yêu cầu đổi sản phẩm/giao bù sản phẩm:
Phí xử lý 0 vnđ Hàng nhóm 1: 200,000 vnđ/sản 20,000 vnđ/ 0 vnđ
phẩm Sản phẩm
Hàng nhóm 2: 50,000 vnđ/ sản
phẩm
Phí đền bù và 0 vnđ 2% giá trị sản phẩm gặp vấn đề 50,000 vnđ/ 0 vnđ
thỏa mãn Sản phẩm
Khách Hàng
Yêu cầu trả hàng hoàn tiền:
Phí hoàn tiền 0 vnđ 1,2% giá trị hoàn tiền 1,2% giá trị 0 vnđ
hoàn tiền
Phí đền bù cho 0 vnđ 2% giá trị sản phẩm gặp vấn đề 50,000 vnđ/ 0 vnđ
Khách Hàng Sản phẩm
Yêu cầu bảo hành:
Phí xử lý 0 vnđ 0 vnđ 0 vnđ 0 vnđ
Chế tài:
Quy định phạt 0 vnđ Ngưng bán sản phẩm trên sàn Tiki 0 vnđ 0 vnđ
nếu tỷ lệ đổi & trả của sản phẩm do
lỗi này > 2%/tổng sản phẩm bán
thành công và >2 sản phẩm, theo
đó 2% tổng sản phẩm sẽ được tính
tại bất cứ thời điểm nào dựa trên
tổng sản phẩm đã bán thành công
và được giới hạn trong 01 năm kể
từ ngày ký Hợp đồng.
Trong trường hợp sản phẩm vi
phạm quy định pháp luật, Tiki có
quyền ngừng bán sản phẩm và
chấm dứt hợp tác với Bên A ngay
lập tức.
14
ĐIỀU 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ:
2.1 Quy trình:
Khi Khách Hàng gọi điện hay email khiếu nại về đơn hàng vừa mua, khiếu nại của Khách
Hàng sẽ được xử lý theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Bên B kiểm tra thông tin với yêu cầu của Khách Hàng và căn cứ trên Chính sách hậu
mãi của Tiki để xác định yêu cầu của Khách Hàng đáp ứng các điều kiện đổi/trả/bảo hành.
Bước 2: Sau khi kiểm tra xong, bộ phận hậu mãi của Bên B sẽ tạo mã RMA quản lý khiếu nại
của Khách Hàng bao gồm thông tin các sản phẩm Khách Hàng khiếu nại, mã Đơn hàng, lý do
khiếu nại và giải pháp Khách Hàng mong muốn.
Bước 3: Bộ phận hậu mãi của Bên B sẽ tiếp nhận mã khiếu nại RMA và hướng dẫn Khách Hàng
gửi hàng về Tiki để kiểm tra và xử lý.
Bước 4: Tiki nhận hàng, kiểm tra hàng hóa và xác minh hướng giải quyết với Khách Hàng.
Bước 5: Căn cứ trên lỗi được xác minh bởi Bộ phận hậu mãi, với các lỗi liên quan đến Bên A,
Bên A có quyền khiếu nại để xác minh lại trong vòng 48 (bốn mươi tám) giờ làm việc. Sau 48
(bốn mươi tám) giờ làm việc, nếu Bên A không có khiếu nại thì xem như kết luận đã được chấp
nhận giữa hai bên và tính chi phí vào kỳ đối soát gần nhất.

2.2 Cam kết thời gian xử lý giữa Các Bên:


Bên chịu
trách
STT Hoạt động nhiệm Cam kết thời gian Ghi chú
1 Xác minh lỗi Bên B Hai (02) ngày làm việc
khiếu nại kể từ khi kết thúc xử lý
cho Khách Hàng
2 Bên A không Bên A Hai (02) ngày làm việc Sau 2 ngày làm
đồng ý với kết kể từ khi Tiki cập nhật việc nếu Bên A
luận của Bên B thông tin kết luận khiếu không khiếu nại
và thực hiện nại trên hệ thống Trung thì xem như kết
khiếu nại tâm bán hàng của Bên luận đã được đồng
A. ý giữa 2 bên.
3 Hoàn trả hàng Bên B Các Bên thoả thuận cụ
lỗi/hư hỏng thể trong từng trường
hợp.

ĐIỀU 3: THOẢ THUẬN:


3.1 Bằng việc kí kết Phụ lục này, Bên A đồng ý với mức phí mà Bên B đặt ra. Bên B có
quyền thu các khoản phí này.
3.2 Việc sửa đổi hoặc bổ sung Phụ lục này (nếu có) sẽ được thông báo bằng Văn bản hoặc qua
Email đến cho Bên A trước khi chính thức thực thi 14 (mười bốn) ngày. Bên A đồng ý và xác
nhận có trách nhiệm nhận biết và phê duyệt các nội dung điều chỉnh. Việc Bên A tiếp tục sử
dụng các Dịch Vụ do Bên B cung cấp sau thời hạn trên xem như là đã xác nhận sự điều chỉnh
của Phụ lục. Nếu Bên A không đồng ý với các nội dung điều chỉnh do Tiki đề nghị, Bên A có
quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 9 của Hợp Đồng Cung ứng Dịch Vụ Sàn
Thương Mại Điện Tử, đồng thời ngay lập tức ngưng sử dụng các Dịch vụ do Tiki cung cấp bao
gồm nhưng không giới hạn việc niêm yết và bán hàng trên website Tiki.vn

15
PHỤ LỤC 04
TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Đính kèm Hợp đồng Cung ứng Dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử ký ngày giữa Công ty
Cổ phần TI KI và
Cán Bộ Chuyên Trách:
Để đảm bảo hiệu quả và sự thống nhất trong công việc, Các Bên đồng ý rằng, việc liên hệ
giữa Bên A và Bên B sẽ thông qua “Đại diện của Bên B” và “Đại diện của Bên A” (Sau đây gọi
chung là “Cán Bộ Chuyên Trách”) được thông báo bởi mỗi Bên tại từng thời điểm. Bên B hoặc
Bên A chỉ làm việc với Cán Bộ Chuyên Trách này và lãnh đạo của mỗi Bên về các vấn đề liên
quan giữa Hai Bên được quy định trong Hợp Đồng này, để đảm bảo hoạt động trao đổi thông tin
được bảo mật và thông suốt. Các cuộc họp giữa Bên A và Bên B (hoặc với Cán Bộ Chuyên
Trách) sẽ được ghi nhận bằng biên bản có xác nhận của những người tham dự. Mọi thay đổi liên
quan đến Cán Bộ Chuyên Trách phải được thông báo ngay lập tức cho bên còn lại biết bằng văn
bản, fax hay email.

Thông tin liên Bên A Bên B


hệ
Dịch vụ Tổng đài Hỗ trợ đối tác: 1900 6034

Giao hàng Nhân viên kinh doanh:

Kho vận
Bảo hành, đổi
trả
Thanh toán
Phương Thức trao đổi Thông tin:
Mọi thông báo và các thông tin liên lạc cần thiết theo Hợp Đồng này sẽ chỉ có hiệu lực
khi được lập thành văn bản (kể cả bằng fax, e-mail hoặc các phương thức khác) và được coi là đã
giao hợp lệ cho phía bên kia, nếu:
- Bằng thư giao trực tiếp thì ngay sau khi có ký nhận.
- Nếu bằng thư bảo đảm thì sau 01 kể từ ngày gửi được bưu điện xác nhận.
- Nếu bằng fax hoặc email thì được xác nhận là fax/email đã được gửi.
Thư từ trao đổi giữa Các Bên sẽ được gửi đến địa chỉ quy định ở phần đầu của Hợp Đồng này.
Các Bên có quyền thay đổi địa chỉ liên hệ nhưng phải đảm bảo đã thông báo bằng văn bản cho
Bên kia về việc thay đổi đó.
Hợp Đồng này và các phụ lục đính kèm cấu thành một thỏa thuận hoàn chỉnh giữa Các Bên, và
thay thế bất kỳ thỏa thuận, ghi nhớ, dàn xếp, liên lạc hoặc đề nghị nào đã thực hiện trước và liên
quan đến vấn đề được nêu trong Hợp Đồng này. Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào của Hợp Đồng
này sẽ cũng không có hiệu lực trừ khi được lập bằng văn bản và được ký bởi Các Bên theo đúng
quy định của Luật Pháp Việt Nam.
Hợp đồng này được lập thành ba (03) bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ một (01) bản và
Bên B giữ hai (02) bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A

NGUYỄN ĐÌNH HUÂN

16
Số HĐ: …………………….................
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Mã KH :…………………………

Bên A (Tên cơ quan, cá nhân):... ……………………………. …. ............. Bên B: TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - HÀ NỘI
……................................................................ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CMT/Hộ chiếu/Hộ khẩu/GPKD...................... Số.......................... Ngày cấp:......../........./......... Nơi cấp................................. Đại diện :
Người đại diện:....................................... .................Chức vụ:........................ ....Giấy tờ ......................................................................... Chức vụ :
Tài khoản số: ....................................... ............. Tại ngân hàng:.............................................. Mã Số thuế..................................... Địa chỉ : Số 75 phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Tràng tiền, Quận
Địa chỉ CMT/Hộ khẩu: Số nhà:.............................. Ngõ/xóm/tổ:...................................................
Đường/phố/thôn:.............................Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
………………………. ……………………………Phường(xã): ................................................. Tài khoản tiền Việt số: 102010000033422
Quận(huyện) :
Tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam-
Địa chỉ thanh toán/giao dịch: …………………………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế: 0106869738-002
Nội dung yêu cầu: ……………………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ: 38700700 - 18001166
Điện thoại liên hệ cố định…………………Di động.................................Fax…………...............Email…......................................... Website: http://hanoi.vnpt.vn
Hình thức thanh toán : 1. Tại địa chỉ thanh toán/giao dịch 2. Uỷ nhiệm thu qua ngân hàng 3. Trực tiếp tại điểm giao dịch của TTKD VNPT-Hà nội hoặc UNC qua ngân hàng
Hình thức nhận bản thông báo cước : 1. Tại địa chỉ thanh toán/giao dịch 2. Qua cổng thông tin điện tử 3. Qua Email 4. Qua SMS

Bên B cung cấp cho Bên A dịch vụ:


TT Loại dịch vụ Địa chỉ lắp đặt Số thuê bao/ Tên truy cập/ Gói cước/ Loại cổng/ Dịch vụ Ghi chú các thông tin khác
Tốc độ/ Số hiệu kênh cộng thêm

………………………………………………………………………………………………………..

Sau khi Bên A đã đọc kỹ Điều Khoản Chung của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, Bên A và Bên B thoả thuận :
1. Điều………………………………………………………………………………………………………………KhoảnChunglàmộtphầncủaHợpđồngnày.HaibêncamkếttuânthủĐiềuKhoảnChung…..Mọi thay đổi về nội dung của hợp đồng này sẽ được qui định trong các phụ lục kèm theo hợp đồng

2. Bên B cam kết cung cấp các dịch vụ cho Bên A theo nội dung yêu cầu đã ghi trong Hợp đồng. Ngày hòa mạng sử dụng dịch vụ và bắt đầu tính cước của Bên A là ngày nghiệm thu bàn giao được xác
nhận trong phiếu lắp đặt kiêm biên bản bàn giao, nghiệm thu và là Phụ lục của Hợp đồng này.
3. Bên A cam kết thanh toán trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo thanh toán cước. Quá thời hạn đó, Bên B có quyền tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo Điều khoản chung.
4. Hợp đồng này được lập thành 2 bản, có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.
Hà Nội, ngày ……..tháng………năm 201..
Đại diện Bên A (ký, đóng dấu) Xác nhận của nhân viên bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) Đại diện Bên B (ký, đóng dấu)

Họ và tên…………………………………….. Họ và tên……………………………………
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
CỦA HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1. Quyền của Bên B:
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; a. Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nội dung của Hợp đồng và thỏa thuận khác (nếu có).
b. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc chấm dứt Hợp đồng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của điều khoản chung này.
- Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009; c. Các quyền khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; 5.2. Nghĩa vụ của Bên B:
- Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và a. Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; dịch vụ.
- Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, b. Đảm bảo an toàn bí mật thông tin của Bên A theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d. Xem xét, giải quyết các khiếu nại của Bên A theo quy định của pháp luật Việt Nam.
sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin trên mạng; e. Cung cấp cho Bên A hóa đơn cước phí sử dụng, bản thông báo cước các dịch vụ sử dụng theo quy định hiện hành.
- Căn cứ Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc f. Thực hiện các yêu cầu hợp pháp của Bên A về chuyển quyền sử dụng dịch vụ, thay đổi thông tin cung cấp và sử dụng dịch vụ
ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền. Viễn thông.
- Căn cứ Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông g. Khôi phục dịch vụ viễn thông với thời gian qui định cho từng loại dịch vụ khi Bên A đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối
quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; với trường hợp bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điều 7. h. Các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành
của pháp luật.
Khách hàng (sau đây gọi tắt là Bên A) và đơn vị cung cấp dịch vụ (sau đây gọi tắt là Bên B) thoả thuận và Điều 6: Thanh toán cước phí
cam kết tuân thủ các điều khoản sau đây: 6.1. Hình thức Bên A thanh toán với Bên B: theo Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn thông.
Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng 6.2. Bên B gửi thông báo cước, hóa đơn thanh toán cước sử dụng hàng tháng cho Bên A theo quy định hiện hành.
1.1. Đối tượng của Hợp đồng là một hoặc bao gồm: 6.3. Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản cước phí cho Bên B trong thời gian 07 ngày kể từ ngày Bên A nhận được
a. Dịch vụ điện thoại cố định/Gphone. bản thông báo cước. Quá thời hạn trên, Bên A phải chịu lãi phát sinh cho số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng
b. Dịch vụ điện thoại di động. Nhà Nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán và Bên B có quyền ngừng cung cấp dịch
c. Dịch vụ MyTV. vụ.
d. Dịch vụ truy nhập Internet. Điều 7: Tạm ngừng cung cấp dịch vụ
e. Các dịch vụ khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 7.1. Trong trường hợp Bên A có nhu cầu tạm ngừng sử dụng dịch vụ, Bên A phải có văn bản yêu cầu Bên B giải quyết và làm các
1.2. Địa điểm cung cấp dịch vụ: tại địa chỉ hợp pháp của Bên A và do Bên A yêu cầu cung cấp dịch vụ tại địa chỉ thủ tục, thanh toán hết các khoản cước phải trả tính đến thời điểm tạm ngừng theo quy định hiện hành. Trong thời gian tạm
đó. ngừng, Bên A chỉ phải thanh toán cho Bên B cước tạm ngừng theo quy định hiện hành.
Điều 2: Giá cước dịch vụ 7.2. Bên B có quyền đơn phương tạm ngừng cung cấp dịch vụ nếu xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:
Giá cước dịch vụ được thực hiện theo quy định của Nhà nước hoặc của Bên B trên cơ sở các quy định quản lý Nhà nước a. Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định tại khoản 4.2. Điều 4 hoặc khoản 6.3 điều 6 của điều khoản chung này
về giá cước viễn thông. hoặc vi phạm các thỏa thuận khác giữa hai bên.
Điều 3: Thời hạn Hợp đồng b. Bên A cung cấp các thông tin liên quan đến Hợp đồng không chính xác, sử dụng dịch vụ viễn thông không đúng quy định của
Thời hạn của Hợp đồng là không xác định, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác. Thỏa thuận khác là Phụ lục không pháp luật Việt Nam.
tách rời Hợp đồng này. c. Thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, dây thuê bao của Bên A không đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng đã quy định, ảnh hưởng đến
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A chất lượng mạng lưới. Khi tạm ngừng cung cấp dịch vụ, Bên B phải thông báo để Bên A biết.
4.1. Quyền của Bên A: được quyền yêu cầu Bên B: d. Bên B tổ chức nâng cấp, tu bổ, sửa chữa mạng lưới theo kế hoạch hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng xảy ra. Trường hợp
a. Cung cấp các dịch vụ theo nội dung tại điều 1. Bên B tổ chức nâng cấp, tu bổ, sửa chữa mạng lưới phải thông báo cho bên A biết trước 03 ngày. e. Có yêu cầu của cơ quan nhà
b. Chuyển quyền sử dụng dịch vụ, thay đổi thông tin cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông (chuyển dịch địa điểm cung nước có thẩm quyền.
cấp dịch vụ, bổ sung, khôi phục, tạm ngưng, thay đổi các dịch vụ sử dụng). Trong trường hợp tạm ngừng dịch vụ, thời Điều 8: Chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng
gian tối đa được đề nghị tạm ngừng sử dụng dịch vụ theo qui định hiện hành của Bên B đối với từng dịch vụ kể từ ngày 8.1. Bên A có quyền chấm dứt Hợp đồng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ, trong trường hợp này Bên A phải đến cơ
tạm ngưng sử dụng. sở giao dịch của Bên B làm các thủ tục chấm dứt Hợp đồng. Hợp đồng chính thức chấm dứt hiệu lực kể từ khi Bên A và Bên B
c. Lựa chọn hình thức thanh toán, nhận bản thông báo cước, hóa đơn thanh toán cước hàng tháng để thanh toán cước các thỏa thuận trong nội dung biên bản chấm dứt Hợp đồng.
dịch vụ đã sử dụng theo quy định hiện hành. 8.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trong các trường hợp sau:
d. Cung cấp hoặc không cung cấp bản kê chi tiết các cuộc gọi (phương thức cung cấp theo qui định của Bên A). a. Quá số ngày tạm ngưng cho phép đối với từng dịch vụ theo qui định của Bên B tính từ ngày tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo
e. Bảo mật tên, địa chỉ, số điện thoại, đăng ký hoặc không đăng ký vào danh bạ điện thoại. quy định tại khoản 4.1 tại điều 4 và khoản 7.1 tại điều 7 mà Bên A không có yêu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ. Bên A vẫn phải
f. Các quyền khác theo quy định hiện hành của pháp luật. thanh toán cho Bên B cước áp dụng cho thời gian tạm ngừng cung cấp dịch vụ như quy định tại khoản 7.1.
4.2. Nghĩa vụ của Bên A: b. Sau ngày kể từ ngày Bên A bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 7.2 Điều 7 mà
a. Sử dụng các dịch vụ viễn thông theo đúng các quy định của Pháp luật Việt Nam, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Bên A vẫn không thực hiện các nghĩa vụ của mình như Điều khoản chung và Hợp đồng đã quy định.
Nam và của Bên B. c. Khách hàng có hành vi làm ảnh hưởng đến an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin hoặc có hành vi vi phạm khác
b. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cước phí các dịch vụ đã sử dụng theo quy định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt trong việc sử dụng dịch vụ Viễn thông mà hành vi đó được quy định, mô tả tại các văn bản pháp luật.
Nam và các điều khoản trong Hợp đồng này. d. Có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Cung cấp chính xác thông tin cho Bên B địa chỉ thanh toán, nhận thông báo cước, hóa đơn thanh toán cước và các Điều 9: Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại
thông tin liên quan trong việc thực hiện các thủ tục ký kết Hợp đồng và trong quá trình sử dụng dịch vụ; Chịu trách 9.1. Phạm vi từ điểm kết cuối về phía Bên B thuộc trách nhiệm của Bên B. Phạm vi từ điểm kết cuối về phía Bên A thuộc trách
nhiệm trước Bên B và pháp luật về tính hợp pháp của địa điểm sử dụng dịch vụ theo Hợp đồng. nhiệm của Bên A.
d. Thông báo bằng văn bản cho Bên B và phối hợp với Bên B thực hiện các thủ tục cần thiết, khi chuyển quyền sử dụng 9.2. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
dịch vụ, thay đổi thông tin cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn thông, hình thức thanh toán, nhận thông báo cước, hóa đơn Điều 10: Điều khoản cuối cùng
thanh toán cước hoặc chấm dứt Hợp đồng. Bên A phải thanh toán các chi phí (nếu có) cho việc thực hiện các công việc 10.1. Trong quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng, các Bên có thể có thỏa thuận khác nhưng không được trái với Điều khoản
trên. chung này. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong Hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước bên
e. Bảo vệ và chịu trách nhiệm về mật khẩu, khoá mật mã, thiết bị đầu cuối thuê bao, Sim của mình; Trong trường hợp để kia và trước pháp luật.
lộ mật khẩu, mất thiết bị đầu cuối, mất SIM phải đến ngay các cơ sở của Bên B để kịp thời làm các thủ tục ngừng cung 10.2. Đối với các vấn đề phát sinh không được ghi trong Điều khoản chung và Hợp đồng thì áp dụng theo Pháp luật Việt Nam
cấp dịch vụ, nếu không Bên A vẫn phải thanh toán cước cho đến khi chính thức báo được cho Bên B. Trong trường hợp hoặc Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
khẩn cấp hoặc ngoài giờ làm việc, Bên A có thể gọi đến số máy hỗ trợ khách hàng của Bên B để báo ngừng cung cấp 10.3. Nếu các văn bản nêu trong phần căn cứ được sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thì các quy định
dịch vụ, nhưng chậm nhất là ngày hôm sau phải đến một trong các cơ sở giao dịch của Bên B để làm các thủ tục liên
quan. liên quan trong Điều Khoản Chung cũng được thay đổi tương ứng.
f. Các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỈNH CÀ MAU
Bản án số: …/2017/DS-ST
Ngày: 28 - 11 - 2017
V/v tranh chấp hợp đồng dịch vụ.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ TÂN

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Thành Phước.
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Kim Huệ và bà Phạm Hồng Ân.
- Thư ký phiên tòa: Ông Sơn Ngọc Trọng là Thư ký Tòa án nhân dân huyện
Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Tân tham gia phiên tòa: Ông Dương Văn Toàn
-Kiểm sát viên.
Ngày 28 tháng 11 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà
Mau; xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 43/2014/TLST-DS, ngày 11 tháng
6 năm 2014, về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử
số: 194/2017/QĐXXST-DS, ngày 19 tháng 10 năm 2017; giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng Việt Nam.
Địa chỉ: 57, đườ ng Huỳnh Thú c Khá ng, phườ ng Lá ng Hạ , quậ n Đố ng Đa, Thà nh phố Hà
Nộ i.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:
Ông Lê Hoàng Phước, chức vụ: Giám đốc Viễn thông Cà Mau.
Theo Quyết định ủy quyền số 3820/QĐ-TTQSBV, ngày 05/9/2011 của Tập
đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (vắng mặt).
Ngườ i đạ i diện theo ủ y quyền củ a ô ng Lê Hoà ng Phướ c: Ô ng Nguyễn Trườ ng
Canh - Nhâ n viên giao dịch Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n (vắ ng mặ t).
Theo Giấ y ủ y quyền số 373/UQ-VNPT-CM-TTr, ngà y 01/6/2014.
Ô ng Phạ m Đình Phú , Chứ c danh Chuyên viên chính Ban phá p chế Thanh
tra - Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng Việt Nam (có mặ t).
Ô ng Hoà ng Phi Long, Chứ c danh Phó Giá m đố c Trung tâ m Cô ng nghệ Thô ng
tin - Tổ ng Cô ng ty Net thuộ c Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng Việt Nam (có mặ t).
Cù ng đượ c ủ y quyền theo Giấ y ủ y quyền số 5952/UQ-VNPT-PCTT, ngà y
16/11/2017).
2. Bị đơn: Bà Võ Thị Ngọc Bích, sinh năm 1980 (có mặt).
1
Địa chỉ cư trú: Khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Võ Kim Ken (vắng mặt).
Địa chỉ cư trú: Khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện ngày 01/6/2014, cùng các văn bản khác kèm theo và tại
phiên tòa đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trình bày:
Và o ngà y 15/01/2014, bà Võ Thị Ngọ c Bích có ký “Hợ p đồ ng cung cấ p
và sử dụ ng dịch vụ Viễn thô ng” vớ i Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n
thuộ c Viễn thô ng Cà Mau (đơn vị trự c thuộ c Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng
Việt Nam, sau đâ y gọ i là Viễn thô ng Cà Mau).
Theo hợ p đồ ng đã ký thì Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n (Viễn
thô ng Cà Mau) cung cấ p cho bà Bích sim điện thoạ i thuê bao trả sau số 0945.853.859
(số ghi theo quy định quố c tế có mã nướ c là 84.945.853.859), địa chỉ lắ p đặ t là Khó m
6, thị trấ n Cá i Đô i Và m, số sim card/tên truy cậ p là 2130191669; ngoà i việc đượ c sử
dụ ng sim điện thoạ i đã nêu để gọ i trong nướ c bà Bích cò n đă ng ký dịch vụ mở quố c
tế ký quỹ 5.000.000 đồ ng. Bà Võ Thị Ngọ c Bích có yêu cầ u mở , khó a cá c dịch vụ
Vinaphone, trong đó có hai yêu cầ u mở dịch vụ là Gọ i quố c tế và International
Roaming kèm theo có chuyển tiếp cuộ c gọ i gọ i tắ c là CF (Call Forwarding), khi có yêu
cầ u gọ i quố c tế thì Viễn thô ng mớ i mở theo yêu cầ u củ a khá ch hà ng.
Sau khi phía bà Võ Thị Ngọ c Bích đã đọ c kỹ điều khoả n chung ban hà nh kèm
theo, cá c bên đã thỏ a thuậ n, tạ i Điều 3 đượ c quy định như sau “Bên A cam kết thanh
toá n cướ c chậ m nhấ t là ngà y 25 củ a kỳ thanh toá n cướ c. Quá thờ i hạ n đó , bên B có
quyền tạ m ngừ ng hợ p đồ ng cung cấ p dịch vụ theo quy định củ a điều khoả n chung”.
Sau đó , Viễn thô ng Cà Mau phá t hiện số điện thoạ i mà bà Bích sử dụ ng phá t sinh tiền
cướ c quá nhiều, có tính bấ t thườ ng. Cụ thể, trong khoả ng thờ i gian từ ngà y
17/01/2014 đến ngà y 19/01/2014, bà Bích đã sử dụ ng gọ i và sử dụ ng dịch vụ
chuyển vù ng quố c tế là m phá t sinh tiền cướ c là 1.146.784.446 đồ ng. Vì vậ y, Trung
tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n đã ngừ ng cung cấ p dịch vụ cho bà Bích.
Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n đã thô ng bá o cho bà Bích biết
đượ c sự việc và yêu cầ u thanh toá n tiền cướ c phí là 1.146.784.446 đồ ng
nhưng bà Bích khô ng thanh toá n.
Vì vậ y, Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng Việt Nam yêu cầ u bà Bích phả i thanh toá n
cho Tậ p đoà n Bưu chính Viễn thô ng Việt Nam số tiền cướ c phí là 1.146.784.446 đồ ng.
Tại bản tự khai, biên bản hòa giải và tại phiên tòa, bà Võ Thị Ngọc Bích trình bày:
Bà Bích thừ a nhậ n có ký hợ p đồ ng cung cấ p dịch vụ và sử dụ ng dịch vụ Viễn thô ng
ngà y 15/01/2014 vớ i Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n. Bà Bích có đă ng ký gọ i
quố c tế và có ký quỹ 5.000.000 đồ ng, đă ng ký dịch vụ “Gọ i quố c tế và International
Roaming”, số thuê bao và khu vự c lắ p đặ t. Kèm theo ngà y 17/01/2014 bà có yêu cầ u mở ,
khó a cá c dịch vụ Vinaphone. Bà đã sử dụ ng số thuê bao đã đă ng ký trong hai ngà y 15 và
16/01/2014. Do ngườ i em củ a bà là Võ Kim Ken (hiện nay đang là m ở Cô ng ty cổ

2
phầ n đầ u tư Thà nh Thà nh Cô ng, bộ phậ n Hà nh chính, ở Thà nh phố Hồ Chí Minh) có nhu
cầ u sử dụ ng nên bà mớ i giao sim số nà y cho ngườ i em sử dụ ng, do ngườ i em đi du lịch ở
nướ c Là o, bà cũ ng có nhu cầ u đi nhưng do khô ng có hộ chiếu nên khô ng đi đượ c vì vậ y
bà chuyển số nà y cho bà Ken sử dụ ng. Giao cho bà Ken sử dụ ng từ sá ng ngà y
18/01/2014, đến thờ i điểm khoả ng 22 giờ ngà y 18/01/2014 thì phá t hiện bị mấ t má y
và sim số sử dụ ng. Đến sá ng ngà y 19/01/2014 thì bà Ken nhờ số điện thoạ i ở nướ c Là o
gọ i về cho Nhâ n viên giao dịch (bà Huỳnh Thanh Thoả ng - Nhâ n viên giao dịch củ a
Trung tâ m Viễn thô ng Cá i Nướ c - Phú Tâ n, chi nhá nh thị trấ n Cá i Đô i Và m) bá o cho bà
Thoả ng lý do bị mấ t má y điện thoạ i và sim số sử dụ ng. Bà Thoả ng trả lờ i do ngà y bá o là
ngà y chủ nhậ t nên thứ hai bà sẽ bá o lạ i. Trong quá trình mấ t má y và sim số thì bà Ken là
ngườ i bá o cho Viễn thô ng biết, bà Bích khô ng trự c tiếp bá o sự việc nà y.
Việc nguyên đơn cho rằ ng bà đã đă ng ký sử dụ ng mà khô ng sử dụ ng đú ng mụ c
đích thì bà nghĩ là chị em trong gia đình nên giao lạ i cho ngườ i em sử dụ ng thì sẽ khô ng
có vấ n đề gì. Bà khẳ ng định việc bà đă ng ký sử dụ ng thì cũ ng có trá ch nhiệm nhưng bâ y
giờ bà yêu cầ u Viễn thô ng, Tò a á n xem xét là m rõ nhữ ng sự việc phá t sinh. Bà khẳ ng
định bà khô ng sử dụ ng dịch vụ và gọ i cá c cuộ c gọ i phá t sinh trong ngà y 19/01/2014,
đồ ng thờ i bà khô ng yêu cầ u trưng cầ u giá m định. Nguyên đơn khở i kiện yêu cầ u bà
thanh toá n thì bà đồ ng ý thanh toá n nợ cướ c theo nhữ ng cuộ c gọ i phá t sinh cụ thể là 04
chi tiết ngà y 16/01/2014; 09 chi tiết ngà y 17/01/2014; 07 chi tiết ngà y 18/01/2014.
Phầ n cò n lạ i, bà khô ng đồ ng ý thanh toá n.
Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát: Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm
phán, Hội đồng xét xử và các đương sự đều chấp hành và tuân thủ các quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điều 513,
515 và Điều 519 của Bộ luật dân sự năm 2015. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn, buộc bị đơn trả cho nguyên đơn số tiền là 1.146.784.446 đồng. Về
chi phí giám định, buộc bà Võ Thị Ngọc Bích phải trả cho Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam chi phí giám định là 93.000.0000 đồng. Căn cứ Điều 147 của Bộ luật
tố tụng dân sự; Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27 tháng 02 năm 2009 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án buộc bà Võ Thị Ngọc
Bích phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1]. Về thủ tụ c tố tụ ng: Tạ i phiên tò a bà Võ Kim Ken, ô ng Lê Hoà ng Phướ c,


ô ng Nguyễn Trườ ng Canh vắ ng mặ t. Că n cứ và o cá c tà i liệu đã chứ ng minh cá c
đương sự đã đượ c triệu tậ p hợ p lệ lầ n thứ hai. Că n cứ Điều 227 củ a Bộ luậ t tố
tụ ng dâ n sự xét xử vắ ng mặ t đố i vớ i cá c đương sự nêu trên là có că n cứ .
[2]. Về quan hệ tranh chấp: Xuất phát từ việc bà Bích có ký “Hợp đồng cung cấp và sử
dụng dịch vụ Viễn thông” với Trung tâm Viễn thông Cái Nước - Phú Tân chi nhánh Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Viễn thông Cà Mau (đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, sau đây gọi là Viễn thông Cà Mau). Theo hợp đồng thì bà Bích yêu cầu
cung cấp cho bà Bích sim điện thoại thuê bao trả sau số 0945.853.859 và đăng ký dịch vụ mở
quốc tế ký gửi 5.000.000 đồng. Quá trình sử dụng Viễn thông Cà Mau phát hiện số điện thoại mà
bà Bích sử dụng phát sinh tiền cước quá nhiều, có tính bất thường. Cụ thể, trong khoảng thời
gian từ ngày 17/01/2014 đến ngày 19/01/2014, bà Bích đã sử dụng gọi và sử dụng dịch vụ
3
chuyển vùng quốc tế làm phát sinh tiền cước là 1.146.784.446 đồng. Bà Bích không đồng ý
thanh toán nợ cước nên các bên phát sinh tranh chấp. Xác định đây là tranh chấp hợp đồng
dịch vụ quy định từ Điều 513 đến Điều 520 của Bộ luật dân sự nên thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 26 và Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[3]. Xét về nội dung tranh chấp: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ xác định Hợp đồng
cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn thông ngày 15/01/2014 đúng quy định của pháp luật nên
có hiệu lực thi hành. Cước phát sinh từ dịch vụ gọi quốc tế, cụ thể tại hợp đồng, ngoài các
nội dung in sẵn, còn có ghi chữ viết tay “Mở Q.Tế”, cả hai bên đều thừa nhận chứng cứ này.
Theo nguyên đơn giải thích “Mở Q.Tế, ký quỹ 5.000.000 đồng” là mở dịch vụ gọi quốc tế ký
quỹ trả sau, bị đơn thừa nhận yêu cầu mở dịch vụ gọi quốc tế. Ngoài ra tại Phiếu yêu cầu mở,
khóa các dịch vụ còn ghi các yêu cầu của bị đơn là “Goi quoc te, International Roaming
(IR)”. Theo nguyên đơn giải thích, ngoài yêu cầu mở gọi quốc tế bị đơn còn yêu cầu chuyển
vùng quốc tế. Với chứng cứ này, có thể cho thấy ý chí của bị đơn yêu cầu Viễn thông cung
cấp dịch vụ gọi quốc tế, yêu cầu này được Viễn thông đáp ứng. Bà Bích thừa nhận có ký hợp
đồng cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ Viễn thông ngày 15/01/2014 với Trung tâm Viễn
thông Cái Nước - Phú Tân. Bà Bích có đăng ký gọi quốc tế và có ký gửi 5.000.000 đồng,
đăng ký dịch vụ “Gọi quốc tế và International Roaming”, số thuê bao và khu vực lắp đặt.
Kèm theo ngày 17/01/2014 bà có yêu cầu mở, khóa các dịch vụ Vinaphone. Bà đã sử dụng
số thuê bao đã đăng ký trong 02 ngày 15, 16/01/2014. Do người em của bà Bích là bà là Võ
Kim Ken (trong quá trình hòa giải, bà Bích xác định bà Ken đang làm ở Công ty cổ phần đầu
tư Thành Thành Công, bộ phận Hành chính, ở Thành phố Hồ Chí Minh, tại phiên tòa bà Bích
khẳng định do bà Ken thường xuyên thay đổi nơi ở nên hiện tại không rõ bà Ken đang ở đâu
và làm gì) có nhu cầu sử dụng nên bà Bích mới giao sim số này cho bà Ken sử dụng, do bà
Ken đi du lịch ở nước Lào, bà Bích cũng có nhu cầu đi nhưng do không có hộ chiếu nên
không đi được vì vậy bà Bích chuyển sim số này cho bà Ken sử dụng. Giao cho bà Ken sử
dụng từ ngày sáng ngày 18/01/2014, đến thời điểm khoảng 22 giờ ngày 18/01/2014 thì phát
hiện bị mất máy và sim số sử dụng. Đến sáng ngày 19/01/2014 thì bà Ken nhờ số điện thoại
ở nước Lào gọi về cho Nhân viên giao dịch (bà Huỳnh Thanh Thoảng
- Nhân viên giao dịch của Trung tâm Viễn thông Cái Nước - Phú Tân, chi nhánh thị trấn Cái
Đôi Vàm) báo cho bà Thoảng lý do bị mất máy điện thoại và sim số sử dụng. Bà Bích khẳng
định bà không sử dụng dịch vụ và gọi các cuộc gọi phát sinh trong ngày 19/01/2014. Nguyên
đơn khởi kiện yêu cầu bà Bích thanh toán thì bà Bích đồng ý thanh toán nợ cước theo những
cuộc gọi phát sinh cụ thể: 04 chi tiết ngày 16/01/2014; 09 chi tiết ngày 17/01/2014; 07 chi
tiết ngày 18/01/2014. Phần còn lại, bà Bích không đồng ý thanh toán.
[4]. Sau khi tiến hành hòa giải các đương sự không yêu cầu Trưng cầu giám định. Sau đó,
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm đơn yêu cầu giám định. Về kết quả giám định
ngày 30/12/2016 được thực hiện đúng quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012, Thông tư
số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định về giám
định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Theo kết quả giám định thuê bao
0945.853.859 đã được đăng ký sử dụng dịch vụ Call Forward (dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi), khi
sử dụng dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi thuê bao đã nhận được nhiều cuộc gọi trong cùng một thời
gian và tổng đài đã chuyển tiếp các cuộc gọi này đến một tổng đài hoặc/và các thuê bao khác.
Trong hóa đơn thông báo sử dụng cước không thể hiện số chủ gọi. Do đó khi nhìn trên hóa đơn
cước sẽ thấy thể hiện như thuê bao 0945.853.859 như là số chủ gọi. Do đó khi nhìn trên hóa đơn
cước sẽ thấy thể hiện như thuê bao 0945.853.859 đã gọi nhiều cuộc gọi trong cùng một
4
thời gian. Tổng đài ghi nhận lưu lượng và tính cước đối với thuê bao di động 0945.853.859 tại
thời điểm tháng 01/2014 là chính xác. Toàn bộ 5.939 cuộc gọi trưng cầu giám định là có thực và
được ghi nhận đầy đủ trên dữ liệu cước gốc của các tổng đài ghi cước. Việc áp giá tính cước đối
với 5.939 cuộc gọi đến thuê bao khác của số thuê bao 0945.853.859 là chính xác. Việc phía bị
đơn không đồng ý với việc tính cước nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh.
[5]. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Forward) là dịch
vụ được mở cùng với dịch vụ cuộc gọi, đối với dịch vụ cuộc gọi trong nước sẽ được thực
hiện chuyển cuộc gọi trong nước, trong trường hợp đăng ký dịch vụ gọi quốc tế thì được sử
dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế mà không cần phải yêu cầu hoặc đăng ký. Đây là dịch
vụ được cung cấp bởi tất cả các nhà mạng trong nước, cũng như hầu hết tất cả các nhà mạng
trên thế giới. Tuy nhiên, không phải đương nhiên mọi cuộc gọi đến số thuê bao đang sử dụng
đều được chuyển cuộc gọi, mà để thực hiện người sử dụng cần cài đặt một số mã phù hợp
với từng nhà mạng. Cách thực hiện được hướng dẫn phổ biến trên các phương tiện truyền
thông. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp bà Bích không đăng ký dịch vụ Roaming, chỉ đăng
ký gọi quốc tế thì cước do chuyển cuộc gọi quốc tế vẫn phát sinh nếu sử dụng. Trong trường
hợp cụ thể này, việc bà Bích có đăng ký dịch vụ roaming hay không thì không liên quan đến
việc phát sinh cước chuyển cuộc gọi quốc tế. Việc đăng ký cuộc gọi quốc tế không cần phải
đóng tiền, số tiền ký quỹ 5.000.000 đồng là thực hiện bảo đảm cho dịch vụ roaming nên
không có việc 5.000.000 đồng ký quỹ là ngưỡng phí cước quốc tế.
[6]. Như vậy, khi đăng ký cuộc gọi quốc tế, người sử dụng dịch vụ phải biết và phải
chịu trách nhiệm. Mặt khác, bà Bích thừa nhận đi đăng ký sim thuê bao trả sau để gọi quốc
tế, bà Bích định di du lịch ở Lào. Vì không đầy đủ về mặt thủ tục nên không đi được. Bà
Bích mới giao sim số cho người em ruột của bà sử dụng. Quá trình sử dụng bị mất điện thoại
và sim số. Cước phí phát sinh bất thường cũng trong giai đoạn này. Bà Bích là người đăng ký
sử dụng sim số thuê bao nên phải có trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng.
[7]. Việc bà Bích cho rằng cho em ruột bà Bích là bà Võ Kim Ken mượn sim số sử dụng
đi du lịch ở Lào, quá trình sử dụng bị mất điện thoại và sim số. Tòa án đã làm việc với bà Bích
và người nhà bà Bích tuy nhiên bà Bích và người nhà bà Bích không cung cấp thông tin và địa
chỉ cụ thể về bà Ken. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã thông báo cho bà Bích, gia đình bà
Bích sự việc liên quan đến bà Ken nhưng đến nay không nhận được thông tin phản hồi từ phía bà
Ken. Tòa án cũng không thể tiến hành làm việc được với bà Ken theo quy định. Giữa bà Bích và
bà Ken có tranh chấp liên quan đến việc cho mượn sim số bị mất làm phát sinh cuộc gọi như
nguyên đơn khởi kiện thì được quyền khởi kiện theo quy định chung.
[8]. Theo kết luận giám định, trong khoả ng thờ i gian từ ngà y 17/01/2014
đến ngà y 19/01/2014, tổ ng đà i ghi nhậ n toà n bộ 5.939 cuộ c gọ i củ a thuê bao
di độ ng 0945.853.859 củ a bà Bích là chính xá c. Việc á p giá tính cướ c cuộ c gọ i
đố i vớ i 5.939 cuộ c gọ i đến cá c thuê bao khá c củ a số thuê bao 0945.853.859 là
chính xá c vớ i tổ ng số tiền cướ c là 1.146.784.446 đồ ng. Vì vậ y, bà Bích phả i
chịu trá ch nhiệm trả số tiền nà y như đã thỏ a thuậ n tạ i hợ p đồ ng.
[9]. Từ nhữ ng nhậ n định và phâ n tích nêu trên, có đủ că n cứ để chấ p
nhậ n toà n bộ yêu cầ u củ a nguyên đơn, buộ c bị đơn phả i chịu trá ch nhiệm trả
số tiền nà y như đã thỏ a thuậ n tạ i hợ p đồ ng vớ i số tiền là 1.146.784.446 đồ ng.

5
[10]. Chi phí thự c hiện việc giá m định là 93.000.0000 đồ ng, do yêu cầ u
củ a nguyên đơn đượ c chấ p nhậ n nên chi phí nà y buộ c bị đơn phả i chịu.
Nguyên đơn đã thanh toá n xong toà n bộ chi phí cho cơ quan thự c hiện việc
giá m định nên bị đơn phả i trả lạ i cho nguyên đơn toà n bộ chi phí nà y.
[11]. Về á n phí dâ n sự sơ thẩ m có ngạ ch, bà Bích phả i chịu toà n bộ . Nguyên
đơn đượ c nhậ n lạ i toà n bộ số tiền đã nộ p tạ m ứ ng theo quy định chung.
Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ Điều 513, Điều 515, khoản 1 Điều 519 của Bộ luật dân sự; khoản 3
Điều 26, Điều 35, Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 161, Điều 162 của Bộ luật tố tụng
dân sự; khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27 tháng 02
năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
2. Buộc bà Võ Thị Ngọc Bích phải trả cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam số tiền là 1.146.784.446 đồ ng (mộ t tỷ mộ t tră m bố n mươi sá u triệu
bả y tră m tá m mươi bố n nghìn bố n tră m bố n mươi sá u đồ ng).
3. Về chi phí giám định: Buộc bà Võ Thị Ngọc Bích phải trả cho Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam chi phí giám định là 93.000.0000 đồng (chín mươi ba triệu đồng).
Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.
4. Về án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Buộc bà Võ Thị Ngọc Bích phải chịu
46.403.533 đồng (bốn mươi sáu triệu bốn trăm lẻ ba nghìn năm trăm ba mươi ba đồng).
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được nhận lại số tiền đã nộp tạm
ứng là 23.201.000 đồng (hai mươi ba triệu hai trăm lẻ một nghìn đồng) theo biên
lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 002338 ngày 11/6/2014 của Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau theo Biên lai thu tiền người nộp
tiền là Lê Hoàng Phước, người ký tên nộp tiền là Nguyễn Trường Canh.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi
hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi
hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Đương sự có mặt được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án. Đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- Các đương sự; Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Phú Tân;
- Phòng KT-NV & THA (Tòa án tỉnh);
6
- Chi cục THADS huyện Phú
Tân (khi án có hiệu lực);
- Lưu hồ sơ.

Nguyễn Thành Phước

You might also like