You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Chuyên ngành: Luật Thương mại quốc tế

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH LĨNH VỰC CÔNG


NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Phạm Hà Thanh


Mã sinh viên: 1416610050
Lớp: Anh 1
Khóa: 53
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Oanh

Hà Nội, tháng 8 năm 2017


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................2


CHƯƠNG 1. NHẬT KÝ THỰC TẬP .................................................................3
1. Giới thiệu về công ty Lexcomm Vietnam LLC ............................................3
1.1. Thông tin chung về Lexcomm Vietnam LLC.................................3
1.2. Lĩnh vực hoạt động .........................................................................4
1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................5
2. Quá trình thực tập .........................................................................................7
3. Kết quả thực tập ............................................................................................8
3.1. Quy trình tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng .................................8
3.2. Quy trình dịch thuật văn bản pháp lý............................................10
3.2.1. Đọc hiểu văn bản gốc .............................................................. 11
3.2.2. Giải quyết sự khác biệt trong hệ thống pháp luật ...........................11
3.2.3. Đọc hiểu văn bản sau khi dịch.................................................11
3.3. Quy trình rà soát hợp đồng (review contract) ............................... 12
3.3.1. Đọc hợp đồng ..........................................................................13
3.3.2. Rà soát nội dung ......................................................................13
3.3.3. Rà soát hình thức .....................................................................15
3.4. Quy trình thẩm tra pháp lý (due deligence) .................................15
3.4.1. Đọc hiểu khái quát ...................................................................15
3.4.2. Xác định các vấn đề pháp lý chính ..........................................16
3.4.3. Phân tích chi tiết các vấn đề pháp lý .......................................16
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ...............................................................18
1. Khái niệm và đặc điểm của công nghệ tài chính ........................................18
2. Quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực CNTC tại Việt Nam ....................19
2.1. Tình hình chung ............................................................................19
2.2. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán di động.......20
2.2.1. TTDĐ là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt .....................21
2.2.2. TTDĐ là dịch vụ trung gian thanh toán .........................................21
2.2.3. Chế tài xử lý hành chính đối với các công ty TTDĐ .....................22
2.3. Các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tiền ảo ............................23
2.4. Thực tiễn áp dụng và ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực
CNTC tại Việt Nam .....................................................................................25

KẾT LUẬN ..............................................................................................................28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................29

PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................30

PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................31


DANH MỤC VIẾT TẮT

BLDS Bộ Luật Dân Sự

CNTC Công nghệ tài chính

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

TTDĐ Thanh toán di động

LSCC Luật sư Cao cấp

LSTV Luật sư Thành viên

NHNN Ngân hàng Nhà nước

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khoảng thời gian thực tập năm tháng tại công ty Luật Lexcomm, được
tiếp xúc với một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng và thương
mại điện tử, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty và sự hướng dẫn nhiệt
tình của giảng viên Nguyễn Thị Kim Oanh, tôi đã có điều kiện để thật sự làm quen
với công việc thực tế, cách thức tổ chức hoạt động của một văn phòng luật. Trong
thời gian này, tôi đã được tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức chuyên ngành và một
nội dung rất mới liên quan đến công nghệ tài chính.

Công nghệ tài chính, hay còn được biết đến là Fintech (Financial Technology),
đã xuất hiện từ khá lâu và đang có tốc độ phát triển vượt bậc trên thế giới cũng như
tại Việt Nam trong những năm gần đây. Mặc dù phát triển với tốc độ không ngừng
nghỉ ở Việt Nam, nhưng lĩnh vực công nghệ tài chính vẫn chưa được điều chỉnh
một cách đầy đủ và trọn vẹn bởi hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quy định pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam” làm đề tài thu hoạch thực tập
giữa kỳ của mình.

Ngoài Lời nói đầu, Danh mục viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, bài thu hoạch thực tập giữa kỳ được kết cấu gồm hai phần chính:

Chương 1. Nhật kí thực tập

Chương 2. Quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt
Nam

2
CHƯƠNG 1. NHẬT KÝ THỰC TẬP

1. Giới thiệu về công ty Lexcomm Vietnam LLC

1.1. Thông tin chung về Lexcomm Vietnam LLC

 Tên công ty: Công ty Luật TNHH Pháp Lý Thương Mại Việt Nam

 Tên giao dịch: Lexcomm Vietnam LLC

 Tên viết tắt: Lexcomm

 Mã số doanh nghiệp: 0107325699

 Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật

 Giám đốc: Nguyễn Việt Hà

 Trụ sở chính: Phòng 1702, Tầng 17, TNR Tower, 115 Trần Hưng
Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Điện thoại: (84) 24 3971 0888

Lexcomm Vietnam LLC là công ty luật thương mại tại Việt Nam, được thành
lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/2/2016. Lexcomm được sáng lập bởi ba
luật sư là Luật sư Nguyễn Việt Hà, Luật sư Phạm Bá Linh và Luật sư Lương Văn
Trung đến từ các công ty luật hàng đầu trong nước và nước ngoài với hơn 17 năm
kinh nghiệm hành nghề luật. Đội ngũ luật sư của công ty đã từng tư vấn cho nhiều
khách hàng trong các lĩnh vực như năng lượng và tài nguyên, các dự án và công
trình hạ tầng có quy mô lớn, viễn thông, tài chính ngân hàng, thị trường vốn, quản
lý quỹ, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp. Lexcomm hiện
đang có tất cả 17 người tại hai văn phòng Hà Nội (8 người) và văn phòng Thành
Phố Hồ Chí Minh (9 người):

 Văn phòng Hà Nội:


Phòng 1702, Tầng 17, TNR Tower, 115 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội – Đại diện bởi Luật sư Nguyễn Việt Hà.
 Văn phòng Thành Phố Hồ Chí Minh:
Phòng 2016-07, Tầng 21, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1,
Thành Phố Hồ Chí Minh – Đại diện bởi Luật sư Phạm Bá Linh.
3
Trong quá trình hoạt động gần hai năm kể từ ngày được thành lập, Lexcomm
đã giành được một số giải thưởng uy tín:

 Tháng 9 năm 2016, Lexcomm được lọt vào danh sách các công ty luật của
The Legal 500, một trong những tạp chí uy tín trên thế giới về đánh giá và
xếp hạng các công ty luật tại khu vực.
 Tháng 10 năm 2016, Lexcomm được IFLR1000 (The Guide to the World’s
Leading Financial Law Firms) đánh giá và đề cử là công ty luật có thành tích
và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng.

1.2. Lĩnh vực hoạt động

Lexcomm Vietnam LCC cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý thương mại
trong các lĩnh vực hành nghề sau:

 Tài chính Ngân hàng;


 Thị trường Vốn;
 Năng lượng và Tài Nguyên;
 Dự án và Hạ tầng;
 Bất động sản và Xây dựng;
 Tái cấu trúc và Phá sản Doanh nghiệp;
 Mua bán và Sáp nhập Doanh nghiệp;
 Công nghệ Thông tin, Truyền thông và Viễn Thông;
 Giải quyết Tranh chấp;
 Thuế;
 Lao động; và
 Sở hữu Trí tuệ.

Trong các lĩnh vực hành nghề kể trên, những lĩnh vực thế mạnh và tạo nên tên
tuổi nhiều nhất cho Lexcomm chính là Năng lượng và Tài nguyên (đặc biệt là Năng
lượng tái tạo); Công nghệ Thông tin, Truyền thông và Viễn thông; Dự án và Hạ
tầng; Tài chính Ngân hàng; và Thị trường Vốn, với các khách hàng lớn như: Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Bưu

4
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Bitexco, VTV Cab, Ngân hàng ANZ,
UBER,...

1.3. Cơ cấu tổ chức

Công ty Lexcomm Vietnam LLC được tổ chức hoạt động theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Công ty Lexcomm Vietnam LLC

Director
(Giám đốc)

Partner
Administrator
(Luật sư Thành viên)
(Thư ký văn phòng)
Senior Associate
(Luật sư Cao cấp)

Associate
(Luật sư)

Intern
(Thực tập sinh)

 Director (Giám đốc): Giám đốc công ty hiện nay là Luật sư Nguyễn Việt
Hà1, đồng thời là Luật sư sáng lập, người đại diện theo pháp luật của công ty
và là LSTV. Giám đốc tham gia điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động và
nhân lực của công ty gồm cả hai văn phòng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh. Bên cạnh việc quản lý, giám đốc cũng trực tiếp tham gia kí kết hợp
đồng với khách hàng và tham gia giải quyết các vụ việc.
 Partner (Luật sư thành viên): Lexcomm hiện nay có tất cả 4 LSTV, tại văn
phòng Hà Nội là Luật sư Nguyễn Việt Hà và Luật sư Nguyễn Hồng Hải2, tại

1
Lexcomm Vietnam LLC, 2016. Lawyers <http://lexcommvn.com/detailen/our-lawyers/Nguyen-Viet-Ha>
2
Lexcomm Vietnam LLC, 2016. Lawyers <http://lexcommvn.com/detailen/our-lawyers/Nguyen-Hong-Hai>

5
văn phòng Thành Phố Hồ Chí Minh là Luật sư Phạm Bá Linh3 và Luật sư
Lương Văn Trung4. Các LSTV đều là các luật sư có trên 15 năm kinh
nghiệm, thường có các khách hàng riêng và làm việc độc lập. LSTV là người
trực tiếp liên hệ, nhận các vụ việc từ khách hàng và điều phối, quản lý, giao
nhiệm vụ cho một nhóm gồm các Luật sư cấp dưới tham giai giải quyết vụ
việc.
 Senior Associate (Luật sư cao cấp): Lexcomm hiện nay có 2 LSCC tại văn
phòng Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. LSCC là các luật sư đã có từ 9 –
10 năm kinh nghiệm hành nghề luật. LSCC tuy chưa được trực tiếp nhận vụ
việc từ khách hàng, nhưng có thể được LSTV giao nhiệm vụ và tự mình giải
quyết vụ việc một cách độc lập từ đầu đến cuối. LSTV sau khi giải quyết một
vụ việc sẽ gửi bản tư vấn tới LSTV trước và LSTV sẽ gửi bản tư vấn này cho
khách hàng sau khi tham vấn và sửa chữa.
 Associate (Luật sư): Lexcomm hiện nay có tất cả 5 Luật sư, là những người
có dưới 9 năm kinh nghiệm. Tùy vào tính chất các vụ việc, với những vụ
việc mang tính chất không quá phức tạp thì Luật sư cũng có khả năng phụ
trách một cách độc lập, tuy nhiên vẫn cần sự dẫn dắt trực tiếp từ LSCC và
LSTV. Với các vụ việc mang tính chất phức tạp hơn, các Luật sư sẽ giúp
việc và hỗ trợ cho LSCC và LSTV.
 Intern (Thực tập sinh): Lexcomm hiện nay có tất cả 3 thực tập sinh và đều
hiện vẫn đang học đại học chuyên ngành luật. Nhiệm vụ của thực tập sinh là
phụ giúp các Luật sư cấp trên trong việc nghiên cứu các vấn đề, dịch thuật
văn bản pháp lý, viết các bài phân tích, rà soát hợp đồng, công chứng chứng
thực giấy tờ, và được giao một phần công việc trong các vụ việc, tuy nhiên
việc thực hiện luôn phải nằm trong sự dẫn dắt và kiểm tra từ các Luật sư cấp
trên. Do Lexcomm được thành lập chưa lâu với số lượng thành viên không
nhiều nên thực tập sinh được làm việc và hỗ trợ trực tiếp khá nhiều cho
LSCC lẫn LSTV.

3
Lexcomm Vietnam LLC, 2016. Lawyers <http://lexcommvn.com/detailen/our-lawyers/Pham-Ba-Linh>
4
Lexcomm Vietnam LLC, 2016. Lawyers <http://lexcommvn.com/detailen/our-lawyers/Luong-Van-Trung>

6
 Administrator (Thư ký văn phòng): Lexcomm hiện nay có 2 thư ký văn
phòng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Thư ký văn phòng có nhiệm
vụ mang tính hành chính như phụ trách các vấn đề về giấy tờ, thuế, cơ sở vật
chất của công ty, đồng thời chuẩn bị hồ sơ công tác, lịch hẹn, vé máy bay
cho các LSCC và LSTV. Đặc biệt, thư ký văn phòng làm việc trực tiếp với
LSTV trong việc hoàn thành các hợp đồng, hóa đơn cho khách hàng và
những việc khác nằm ngoài chuyên môn.

2. Quá trình thực tập

Tháng Thời gian Nội dung công việc

 Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh
vực đất đai
 Dịch hợp đồng bảo hiểm của khách hàng là công ty bảo
hiểm tại Nhật Bản
1 6/3 – 6/4
 Học các kỹ thuật chính khi sử dụng bộ Office trong làm
việc và cách trình bày một văn bản để lưu hành trong nội
bộ công ty và văn bản khi gửi cho khách hàng/cơ quan
nhà nước/bên khác
 Viết bài phân tích pháp lý về bất cập trong quan hệ lao
động khi người lao động đến độ tuổi nghỉ hưu trong pháp
luật về lao động
 Soạn thảo bản góp ý cho Dự thảo Luật Cạnh Tranh mới
2 7/4 – 6/5
ngày 4/4/2017
 Dịch Tờ trình Thủ Tướng Chính Phủ về Dự thảo Quyết
định về việc thu dọn các công trình, thiết bị, và phương
tiện phục vụ hoạt động dầu khí

7
 Hỗ trợ LSTV rà soát bộ Hợp đồng Khách Sạn (bao gồm:
Hợp đồng Quản lý Khách Sạn và Hợp đồng Dịch Vụ Kĩ
Thuật) cho khách hàng là chủ sở hữu khách sạn (pháp
nhân Việt Nam) kí kết hợp đồng với nhà thầu quản lý
3 7/5 – 6/6
khách sạn
 Soạn thảo bản góp ý cho Dự thảo Hợp đồng Mua bán điện
mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và dự án
điện mặt trời trên mái nhà ngày 25/4/2017
 Hỗ trợ LSTV thẩm tra pháp lý (due deligence) cho một dự
án năng lượng điện gió tái tạo tại Trà Vinh; và tư vấn cho
khách hàng là công ty Hàn Quốc để đầu tư vào dự án điện
gió này dưới hình thức góp vốn
4 7/6 – 6/7  Hỗ trợ LSĐH soạn thảo và dịch thuật bộ Hợp đồng Công
Nghệ Thông Tin (bao gồm: Hợp đồng, Điều kiện chung,
Điều kiện riêng) nằm trong hồ sơ mời thầu của khách
hàng là công ty bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt
Nam
 Viết bài phân tích pháp lý về tiền ảo
 Hỗ trợ LSTV tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu tại Đà Nẵng
cho khách hàng là doanh nhân nước ngoài
5 6/7 – 6/8
 Hỗ trợ LSCC rà soát bộ Hợp đồng Mua Bán Hàng Hóa
(bao gồm: Hợp đồng chính và các phụ lục đi kèm; Quy
trình bán hàng, Quy trình thanh toán) cho khách hàng là
công ty kinh doanh đồ thể thao của Việt Nam

3. Kết quả thực tập

3.1. Quy trình tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng

Thông thường, khách hàng của Lexcomm, đa phần là các doanh nghiệp, khi
muốn thuê dịch vụ tư vấn pháp lý của Lexcomm, khách hàng sẽ gửi email trực tiếp
8
tới cho Partner (LSTV) mà mình muốn làm việc. LSTV là người duy nhất được trực
tiếp trao đổi và giao kết hợp đồng với khách hàng. Trong trường hợp các luật sư cấp
dưới nhận được yêu cầu từ các khách hàng tiềm năng, luật sư cấp dưới sẽ phải
chuyển tiếp yêu cầu này sang cho LSTV, việc quyết định làm việc với khách hàng
hay không sẽ do các luật sư cấp cao nhất này quyết định.

Sau khi nhận email yêu cầu từ khách hàng, các luật sư thường có một buổi gặp
ban đầu với khách hàng để làm quen với khách hàng và nắm bắt được vụ việc cần
làm. Nếu quyết định nhận vụ việc đó, LSTV sẽ gửi bản báo giá (fee proposal) tới
cho khách hàng sau cuộc gặp đầu tiên. Thời điểm xác nhận sự hợp tác giữa hai bên
tính từ lúc khách hàng chấp nhận bản báo giá và kí Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý
với công ty.

Sau khi đã tiếp nhận khách hàng, LSTV sẽ mở một thư mục mới, tương đương
với một vụ việc mới trên web Clio, một trang web chuyên biệt để lưu trữ thông tin
của Lexcomm. Chỉ ba đối tượng LSTV, LSCC, và Thư ký văn phòng mới có quyền
truy cập vào phần mềm mang tính bảo mật tuyệt đối này. Phần mềm này có chức
năng lưu trữ tất cả quá trình làm việc với khách hàng, bao gồm giờ làm việc, thông
tin khách hàng, các tài liệu dữ liệu,...

Trong cùng một thời điểm Lexcomm có thể có nhiều khách hàng và nhiều vụ
việc, do đó mỗi vụ việc sẽ do một nhóm luật sư đảm trách. Nhóm này được quản lý
bởi một LSTV và LSTV sẽ phân công công việc cho các luật sư cấp dưới để giải
quyết yêu cầu khách hàng. Quá trình tư vấn luôn luôn có sự trao đổi giữa LSTV và
khách hàng thông qua điện thoại, email, và gặp mặt trực tiếp. Sau mỗi lần gặp mặt
trực tiếp khách hàng, LSTV luôn phải soạn một follow-up email để thống nhất lại
những gì hai bên đã trao đổi trong cuộc họp, và đề ra các bước tiếp theo Lexcomm
cần làm cho khách hàng. Sản phẩm tư vấn để gửi cho khách hàng thông thường ở
dưới dạng một thư tư vấn dài từ khoảng trên 10 trang trở lên (memorandum), hay
một thư tư vấn ngắn dưới 10 trang (legal note) với những vấn đề đơn giản.

Tùy vào tính chất vụ việc, một vụ việc có thể kéo dài trong bất cứ khoảng thời
gian nào, có thể là vài tuần và thậm chí là nhiều hơn một năm. Ví dụ với những vụ
việc liên quan đến thành lập công ty của một cá nhân hay tổ chức nước ngoài, dịch
9
vụ tư vấn pháp lý sẽ kết thúc ngay sau khi khách hàng được cấp GCNĐTvà giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những vụ việc mang tính chất là
một dự án kéo dài liên tục trong vài năm, đơn cử là một dự án về xây dựng nhà máy
năng lượng tái tạo, thì công ty phải làm việc với khách hàng trong suốt quá trình dự
án diễn ra cho đến khi nhà máy tổ chức lễ khởi công và có thể hòa lưới điện quốc
gia.

Sau khi thực hiện hoàn tất dịch vụ tư vấn pháp lý, LSTV sẽ có cuộc gặp cuối
cùng với khách hàng (closing) để trao đổi với bên khách hàng về các khoản thanh
toán theo đúng bản báo giá ban đầu và dựa trên số giờ thực tế đã được lưu lại trên
trang web Clio của Lexcomm. Khi hoàn tất thanh toán, Lexcomm sẽ thanh lý hợp
đồng với khách hàng, và vụ việc được kết thúc tại đây.

3.2. Quy trình dịch thuật văn bản pháp lý

Trong quá trình thực tập, tôi được tham gia hỗ trợ LSTV soạn thảo một bộ
Hợp đồng Công Nghệ Thông Tin cho khách hàng là công ty bảo hiểm nước ngoài
có chi nhánh tại Việt Nam. Cụ thể, khách hàng đang tiến hành đấu thầu để chọn nhà
thầu cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin. Do đó, cần soạn thảo bộ hợp đồng dịch
vụ giữa công ty và bên trúng thầu sau này theo đúng pháp luật về đấu thầu của Việt
Nam, tức là bao gồm một hợp đồng chính, kèm theo Điều kiện chung, và Điều kiện
riêng5. Tuy nhiên, khách hàng lại gửi một bộ hợp đồng mẫu từ chi nhánh công ty tại
Mỹ và yêu cầu sử dụng tối đa những điều khoản sẵn có sẵn trong bộ hợp đồng này,
do đó vấn đề đặt ra không chỉ là soạn thảo mà còn phải dịch thuật bộ hợp đồng này
của Mỹ từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt.

Do những khó khăn trong việc dịch sát nghĩa của các thuật ngữ pháp lý, hay
sự khác biệt trong các hệ thống luật, nên một văn bản pháp lý không thể chỉ dịch
theo hướng “word by word”, tức là dịch sát nghĩa từng từ, mà cần dịch bằng cách
“soạn thảo lại” văn bản pháp lý bằng một ngôn ngữ khác. Dưới sự hướng dẫn của
LSTV, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau khi dịch thuật văn bản pháp lý:

5
Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn, Chương 6-7

10
3.2.1. Đọc hiểu văn bản gốc
Để có thể soạn thảo lại bộ hợp đồng theo Tiếng Việt, việc đầu tiên tôi được
hướng dẫn là đọc lại toàn bộ nội dung hợp đồng và Điều kiện chung, Điều kiện
riêng của hợp đồng. Hiểu được nội dung bao trùm tức là hiểu được tổng thể, sau đó
mới đi đến chi tiết, tức là dịch sát nghĩa của từng từ. Tuy nhiên việc dịch sát nghĩa
từng từ không có nghĩa rằng ta dịch từng từ một rồi sau đó ghép lại thành một câu,
mà phương pháp ở đây là đọc hiểu cả câu trong Tiếng Anh, sau đó diễn nôm sang
Tiếng Việt theo cách hiểu của mình.

3.2.2. Giải quyết sự khác biệt trong hệ thống pháp luật


Việt Nam theo hệ thống dân luật (civil law), trong khi Mỹ theo hệ thống luật
dựa trên tiền lệ pháp (common law), dẫn đến việc rất nhiều thuật ngữ trong hợp
đồng của chi nhánh công ty tại Mỹ sẽ không có ý nghĩa tương đương trong pháp
luật Việt Nam. Do đó, quá trình dịch thuật này cũng đòi hỏi việc xác định và kiểm
tra xem một điều khoản, hay một nội dung của hợp đồng đã phù hợp với pháp luật
Việt Nam hay chưa. Tiêu biểu nhất là điều khoản trong hợp đồng mẫu về
“Liquidated damages”, được hiểu là tiền bồi thường thiệt hại do những thiệt hại ước
tính có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chế định về bồi thường theo pháp luật
Việt Nam chỉ dựa trên thiệt hại thực tế, do đó việc dịch và đưa y nguyên điều khoản
về thiệt hại ước tính vào hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam sẽ làm
điều khoản này bị vô hiệu, và nếu thực tế có thiệt hại xảy ra thì khách hàng là công
ty bảo hiểm sẽ không được bồi thường. Do đó, LSTV đã yêu cầu tôi viết lại điều
khoản “Liquidated damages” theo điều khoản phạt vi phạm đúng với pháp luật Việt
Nam để bảo vệ cho khách hàng.

3.2.3. Đọc hiểu văn bản sau khi dịch


Sau khi đã hoàn thành việc dịch thuật lần thứ nhất, tôi tiến hành kiểm tra, đối
chiếu lại phần dịch với văn bản gốc nhiều lần để đảm bảo không có bất cứ nội dung
nào bị bỏ sót, cũng như tinh thần của văn bản gốc được giữ nguyên. Sau cùng,
LSTV yêu cầu tôi và nhờ cả chị Thư ký văn phòng (một người chưa biết gì về bản
gốc) đọc lại các văn bản này một cách độc lập, không nằm trong sự so sánh đối
chiếu với văn bản gốc, hay còn gọi là cách đọc “fresh eye”, để đảm bảo rằng bất cứ

11
ai khi đọc riêng phần dịch cũng hiểu được tinh thần cũng như ý nghĩa của phần dịch
đó mà không cần phải đọc cả văn bản gốc. Hoàn thành việc đọc “fresh eye” này thì
phần dịch thuật mới có thể được coi là hoàn thành, nói cách khác, một bộ hợp đồng
phù hợp với pháp luật Việt Nam đã được soạn thảo lại hoàn chỉnh.

3.3. Quy trình rà soát hợp đồng (review contract)

Bước đầu tiên trước khi tiến hành rà soát hợp đồng đó là phải hiểu và nắm
vững toàn bộ nội dung hợp đồng. Để nắm được nội dung hợp đồng, cần phải đọc
một lượt toàn bộ các điều khoản, đọc các văn bản liên quan đến hợp đồng, sau cùng
đọc kĩ lại các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Bên cạnh việc đảm bảo mọi điều
khoản hợp đồng đã được soạn thảo không trái với luật và đủ rõ ràng, thì câu hỏi
quan trọng luôn phải đặt ra đó là khách hàng của mình là bên nào, khách hàng muốn
đạt được mong muốn thương mại như thế nào, từ đó hợp đồng phải được rà soát
không chỉ là đúng luật nữa, mà còn phải đáp ứng và bảo vệ lợi ích cho khách hàng.
Với hướng suy nghĩ như vậy, tôi thường phân tích hợp đồng theo hai khía cạnh về
chủ thể, và về nghĩa vụ/quyền lợi của chủ thể đó trong từng điều khoản, rằng liệu
với chủ thể này thì nghĩa vụ/quyền lợi như vậy có hợp lý chưa, hay sẽ tạo bất lợi
cho khách hàng, nếu là bất lợi thì phải sửa điều khoản theo hướng có lợi hơn như
thế nào?

Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về quá trình tôi được trợ giúp LSCC trong việc rà
soát một bộ hợp đồng mua bán hàng hóa của khách hàng là công ty bán đồ thể thao
của Việt Nam. Cụ thể tôi được LSCC giao nhiệm vụ rà soát toàn bộ bộ hợp đồng
mua bán đồ thể thao, sau đó LSCC sẽ tham vấn và kiểm tra lại phần việc của tôi, và
LSCC sẽ gửi lại LSTV để LSTV gửi cho khách hàng. Bộ hợp đồng này gồm có
Hợp đồng chính và 3 Phụ lục đi kèm: Phụ lục 1 (Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm
Thu), Phụ lục 2 (Biên Bản Ghi Nhận Sự Kiện Khi Giao Hàng), và Phụ lục 3 (Điều
Kiện Bảo Hành).

12
3.3.1. Đọc hợp đồng
Bước đầu tiên tôi cần phải đọc toàn bộ hợp đồng và các điều khoản chủ yếu để
nắm vững nội dung hợp đồng. Những điều khoản chủ yếu vừa là nội dung chính của
hợp đồng và cũng vừa là những điều khoản cần phải rà soát kĩ vì tranh chấp rất có
thể sẽ phát sinh từ chính những điều khoản này, và cụ thể với Hợp Đồng Mua Bán
Đồ Thể Thao thì các điều khoản chủ yếu là Giao và nhận hàng, Phương thức thanh
toán, Bảo hành và trách nhiệm bồi thường. Trong quá trình đọc hợp đồng, có một số
các thuật ngữ lạ mà tôi không thể hiểu nếu như không đọc những tài liệu liên quan
đến hợp đồng, ví dụ như khái niệm về Biên bản bàn giao và nghiệm thu hay Biên
bảo ghi nhận sự kiện, do đó tôi phải đồng thời đọc và hiểu các khái niệm này tại
phần Phụ lục. Sau khi đọc, nắm bắt và hiểu hợp đồng thì quá trình rà soát mới chính
thức bắt đầu, rà soát gồm hai phần là rà soát về nội dung và rà soát về hình thức.

3.3.2. Rà soát nội dung


Viêc rà soát nội dung sẽ được đi tuần tự từng điều một trong hợp đồng, với
những điều khoản chủ yếu thì tôi sẽ dành nhiều thời gian để phân tích kĩ và sâu hơn.
Ba yêu cầu của việc rà soát nội dung là: thứ nhất – đúng luật, thứ hai – rõ ràng, và
thứ ba – đảm bảo quyền lợi phía khách hàng. So với hai yêu cầu đầu tiên thì yêu cầu
thứ ba về đảm bảo quyền lợi cho khách hàng được các luật sư nhận định là khó và
phức tạp hơn cả.

Như nhận định phía trên, ba điều khoản chủ yếu dễ gây ra tranh chấp nhất và
được khách hàng quan tâm nhất là Giao và nhận hàng, Phương thức thanh toán, Bảo
hành và trách nhiệm bồi thường. Với điều khoản Giao và nhận hàng, được ghi nhận
như sau: “Tất cả các rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ được chuyển từ Bên Bán sang
Bên Mua sau khi Bên Mua đã nhận hàng tại Nơi Giao Hàng và hai bên đã kí vào
Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu.” Từ điều khoản này, ta hiểu nghĩa vụ của Bên
Mua là phải kí Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu để xác nhận rằng hàng hóa đã
được cung cấp theo đúng giao kết giữa hai bên, và thời điểm chuyển rủi ro sẽ được
tính từ thời điểm kí Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu. Tuy nhiên, hợp đồng
không hề quy định nếu Bên Mua trì hoãn không kí, hoặc cố tình không kí Biên Bản
này thì hậu quả sẽ là gì, gây bất lợi vô cùng cho Bên Bán bởi lẽ, Bên Mua hoàn toàn

13
có thể cố tình không kí Biên Bản này để trì hoãn việc thanh toán, cũng như chuyển
rủi ro lại sang cho Bên Bán nếu như có khiếm khuyết xảy ra đối với hàng hóa. Dự
liệu được rủi ro này, việc làm rõ thêm điều khoản yêu cầu Bên Mua có nghĩa vụ
phải kí Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu, cũng như quy định Bên Mua sẽ phải
chịu hậu quả gì nếu cố tình không kí sẽ tạo ra sự bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho Bên
Bán và cũng là khách hàng.

Hay với điều khoản Phương thức thanh toán, hợp đồng ban đầu chỉ quy định
như sau: Việc thanh toán được chia làm hai đợt, đợt 1 Bên Mua thanh toán trước
50% tiền hàng và sau đó Bên Bán sẽ giao toàn bộ hàng cho Bên Mua, đợt 2 Bên
Mua thanh toán nốt 50% tiền hàng còn lại sau khi Bên Mua đã nhận được hàng và
kí vào Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu. Tuy nhiên rủi ro nẳm ở chỗ, sau khi Bên
Mua đã thanh toán đợt 1 và nhận hàng từ Bên Bán thì chưa có cơ sở nào đảm bảo
Bên Mua sẽ thanh toán đợt 2 đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp rủi ro xảy ra
khiến Bên Mua không có khả năng thanh toán đợt 2 này thì cách tốt nhất là đưa vào
một khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng này, cụ thể là có
sự đảm bảo thanh toán từ một bên thứ ba, đó là bảo lãnh ngân hàng. Với cách tư
duy như vậy, tôi đã bổ sung thêm nghĩa vụ của Bên Mua như sau: “Trong vòng 3
ngày làm việc trước khi Bên Bán giao hàng cho Bên Mua, Bên Mua có nghĩa vụ
cung cấp cho Bên bán một Thư bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng mà Bên bán chấp
thuận với giá trị tương đương giá trị còn lại của Hợp đồng mà Bên Mua chưa thanh
toán.” Rõ ràng, nếu Bên Mua không có khả năng thanh toán thì Bên Bán cũng
không phải chịu thiệt hại vì đã có ngân hàng đứng ra thực hiện nghĩa vụ thanh toán
thay cho Bên Mua. Quy định này sẽ áp đặt cho Bên Mua nghĩa vụ thanh toán chặt
chẽ hơn và đảm bảo quyền lợi của Bên Bán tốt hơn.

Cuối cùng, với điều khoản Bảo hành và trách nhiệm bồi thường thì một mong
muốn thương mại vô cùng dễ hiểu của Bên Bán đó là làm sao để thời gian bảo hành
kéo dài ngắn nhất và trách nhiệm phải chịu là ít nhất. Tuy nhiên, không thể rút ngắn
thời hạn bảo hành ví dụ từ 2 năm xuống còn 1 năm vì điều này sẽ không thể thu hút
được người mua cho công ty khách hàng, do đó cần tìm cách để ngày bắt đầu thời
hạn bảo hành là sớm nhất có thể. Cụ thể ở đây, hợp đồng ban đầu quy định rằng

14
“Ngày ký Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu hợp lệ sẽ được coi là ngày bắt đầu
của thời hạn bảo hành.” Tuy nhiên rủi ro ở đây là ngày ký Biên Bản Bàn Giao và
Nghiệm Thu không phải là một ngày được xác định cụ thể và hoàn toàn khách hàng
có thể lùi ngày giao hàng và ký Biên Bản này trong trường hợp trục trặc trong thanh
toán đợt 1, nhưng Bên Bán vẫn phải đảm bảo bảo hành cho Bên Mua trong vòng 2
năm. Do đó, tôi sửa lại “Ngày ký Biên Bản Bàn Giao và Nghiệm Thu” sang “Ngày
cuối cùng của thời hạn giao hàng” sẽ làm rút ngắn thời gian phải bảo hành của Bên
Bán, đồng thời buộc Bên Mua phải ý thức việc thanh toán và nhận hàng đúng thời
hạn nếu muốn được hưởng trọn vẹn thời hạn bảo hành.

3.3.3. Rà soát hình thức


Sau khi hoàn thành rà soát về nội dung hợp đồng, bước cuối cùng là rà soát về
hình thức. Rà soát hình thức bao gồm rà soát đảm bảo không còn các lỗi về chính tả,
thống nhất trong việc đánh số điều khoản, font chữ, cỡ chữ, trình bày... Một lưu ý
mà tôi cũng được các luật sư hướng dẫn rất nhiều, đó là với những cụm từ một khi
đã được viết hoa thì nhất định phải được đưa vào Điều 1 về Định nghĩa, vì đó là
những cụm từ có ý nghĩa và được lặp lại nhiều lần trong hợp đồng.

3.4. Quy trình thẩm tra pháp lý (due deligence)

Trong thời gian thực tập tôi đã được tham gia hỗ trợ các luật sư trong một vụ
thẩm tra pháp lý cho một dự án điện gió tại tỉnh Trà Vinh, với yêu cầu của bên
khách hàng là công ty Hàn Quốc, muốn đầu tư vào dự án điện gió này dưới hình
thức góp vốn. Quy trình thẩm tra này được tiến hành như sau:

3.4.1. Đọc hiểu khái quát


Khi bắt đầu tiến hành công việc, Lexcomm nhận được gần 800 tài liệu trong
suốt quá trình hoạt động hai năm của dự án do khách hàng cung cấp, được phân vào
các thư mục khác nhau. Do đó, bước đầu tiên cần làm là đọc qua một lượt hết tất cả
các thư mục để nắm được khái quát các vấn đề. Song song với việc đọc qua này,
một Luật sư sẽ thống kê tất cả các văn bản thành một phụ lục riêng để tránh không
bị sót bất cứ văn bản nào trong số lượng đến gần 800 văn bản được cung cấp.

15
3.4.2. Xác định các vấn đề pháp lý chính
Sau đó, từ các văn bản được cung cấp kết hợp với yêu cầu của khách hàng:
Bước thứ hai là xác định những vấn đề pháp lý chính trong toàn bộ dự án để tiến
hành thẩm tra, mỗi một vấn đề pháp lý này sẽ được phân cho một, hoặc một nhóm
người phụ trách. Cụ thể với dự án điện gió này, các vấn đề pháp lý lớn được chia ra
để thẩm tra bao gồm: (1) Doanh nghiệp chủ sở hữu ban đầu của dự án, (2)
GCNĐTcủa dự án, (3) Các loại giấy phép để thực hiện dự án năng lượng, (4) Đất
đai, và (5) Việc chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên
sang công ty TNHH hai thành viên nếu bên khách hàng Hàn Quốc đầu tư góp vốn
vào công ty thực hiện dự án điện gió này.

3.4.3. Phân tích chi tiết các vấn đề pháp lý


Bước thứ ba, từng vấn đề pháp lý lớn sẽ được phân công cho các thành viên
trong nhóm thẩm tra để tiến hành thẩm tra chi tiết. Bước thứ ba này gồm hai bước
nhỏ:

Bước nhỏ đầu tiên là sắp xếp lại những văn bản được cung cấp trong phần
mình phụ trách theo trình tự thời gian, sau đó sẽ đọc lại một lượt toàn bộ các văn
bản thuộc phần của mình để đảm bảo nắm vững và không bị sót. Cụ thể, tôi được
giao phân tích vấn đề pháp lý số (2) về GCNĐTcủa dự án: Đây là một dự án điện
gió đã hoạt động được 2 năm nên trong quá trình hoạt động có nhiều thay đổi, đòi
hỏi nhiều lần xin sửa đổi GCNĐT tương ứng với nhiều bản giấy chứng nhận sẽ xuất
hiện trong tài liệu được cung cấp. Vì vậy, nếu không có sự sắp xếp toàn bộ các
GCNĐT theo trình tự thời gian, và so sánh giữa các bản, thì việc rơi vào trạng thái
hỗn độn và lúng túng là rất dễ xảy ra. Do đó, tôi lập ra một phụ lục riêng về
GCNĐT để tóm tắt lại toàn bộ, đánh số thứ tự từ 1 đến 5 và tìm mối liên hệ giữa 5
GCNĐT của dự án điện gió này.

Bước nhỏ thứ hai, sau khi sắp xếp các văn bản theo thứ tự thời gian và đọc lại
một lượt toàn bộ các văn bản, thì tiếp theo ta sẽ rà soát tính hợp pháp của vấn đề
đang được xem xét dựa trên việc so sánh những tài liệu được cung cấp với các văn
bản pháp luật điều chỉnh. Vẫn với nhiệm vụ về vấn đề số (2) của tôi, sau khi lập
riêng phụ lục và tóm tắt các GCNĐT, tôi nhận ra GCNĐT số 2 đã sửa đổi GCNĐT

16
số 1 về tiến độ, cụ thể là nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ 24 tháng từ tháng 12/2015
sang tháng 12/2017. Chiếu theo Điều 46.3 Luật Đầu Tư 2014 thì tổng thời gian
giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng, như vậy dự án này đã được giãn tiến độ ở
mức cao nhất. Rủi ro đặt ra là nếu sau 12/2017 mà nhà máy điện gió vẫn chưa được
khởi công thì nhà đầu tư sẽ bị xếp vào trường hợp không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện dự án, và dự án sẽ bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều
48.1.g Luật Đầu Tư 2014. Rủi ro này chính là một trong nhiều mấu chốt quan trọng
khác mà khách hàng, nhà đầu tư Hàn Quốc cần được biết để quyết định việc đầu tư.

Hay với vấn đề pháp lý số (3) về Các loại giấy phép để thực hiện dự án năng
lượng: Rõ ràng dự án điện gió này phải được khởi công trước 12/2017, nhưng tới
thời điểm này chủ đầu tư vẫn không thể cung cấp rất nhiều loại giấy phép, trong đó
có Chấp thuận chủ trương mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hay
thiết kế mỹ thuật. Việc thiếu những giấy phép tất yếu này đặt ra rủi ro pháp lý rằng
liệu dự án có được phép tiếp tục thực hiện hay không, hoặc nếu đã khởi công mà bị
phát hiện thiếu giấy phép thì dự án sẽ bị ảnh hưởng thế nào, chủ đầu tư bị phạt hành
chính ra sao, bên khách hàng là chủ đầu tư Hàn Quốc sẽ chịu rủi ro thế nào nếu vẫn
đầu tư cho dự án. Tất nhiên, để có thể tìm được những rủi ro này, bên cạnh việc rà
soát nghiên cứu các văn bản luật, thì ngay từ đầu rất cần có một nền tảng kiến thức
luật vững vàng để có thể làm cơ sở so sánh với thực tế được cung cấp.

Sau cùng, luật sư dẫn dắt nhóm thẩm tra (LTSV) sẽ là người tổng hợp lại
những vấn đề pháp lý lớn từ mọi người trong nhóm thành một bản cuối cùng, chỉnh
sửa và sau đó gửi lại cho khách hàng kết quả thẩm tra pháp lý hoàn chỉnh.

17
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm và đặc điểm của công nghệ tài chính

CNTC, hay còn được biết đến dưới thuật ngữ Tiếng Anh là Fintech (Financial
Technology), nhằm chỉ các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng
công nghệ. Hiểu một cách đơn giản, điều làm nên sự khác biệt cơ bản giữa tài chính
truyền thống và CNTC chính là nằm ở yếu tố công nghệ. Có thể nói, sự xuất hiện
của CNTC đã tạo ra một bước phát triển vượt bậc đối với lĩnh vực tài chính – ngân
hàng. Công nghệ tài chính gồm những đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, các công ty CNTC hoạt động phát triển trên nền tảng hệ thống công
nghệ thông tin với những công nghệ hiện đại nhất, không cần mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch hay cơ sở hạ tầng rộng khắp như ngân hàng. Nhờ đó các sản phẩm
và dịch vụ CNTC thu hút được lượng lớn khách hàng mà đặc biệt là những người
dân sống ở vùng nông thôn, vùng xa, hải đảo, những nơi mà dịch vụ ngân hàng khó
tiếp cận đến do cản trở về mặt địa lý.
Thứ hai, CNTC xây dựng nên các giao diện thân thiện với người dùng hơn với
mục tiêu mang lại cho người sử dụng những trải nghiệm tốt hơn những dịch vụ hiện
có của ngân hàng. Các công ty CNTC cũng làm tốt hơn ngân hàng trong việc nắm
bắt các giá trị cốt lõi của khách hàng từ đó cung cấp những dịch vụ tốt hơn và nhanh
hơn, tiêu biểu chính là dịch vụ cho vay (P2P lending)6.

Thứ ba, việc tận dụng những đổi mới trong công nghệ đã đem lại các giải pháp
tài chính đa dạng hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là với một chi phí thấp hơn so với dịch
vụ tài chính truyền thống cung ứng bởi các định chế tài chính. Rất nhiều những hạn
chế khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng đã được giải quyết bởi CNTC và mang lại
sự thuận tiện cho người sử dụng.
Thứ tư, khác với những định chế tài chính thông thường đã có các quy định
pháp luật điều chỉnh khá đầy đủ, thì CNTC do ra đời muộn hơn chỉ trong vòng 10
năm trở lại đây, nên khung pháp lý điều chỉnh CNTC trên thế giới nói chung cũng

6
Th.S Nghiêm Thanh Sơn, 2017, Quản lý lĩnh vực CNTC – kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với
Việt Nam, Tạp chí ngân hàng ngày 5/5/2017

18
như ở Việt Nam nói riêng còn chưa chặt chẽ, tạo ra nhiều kẽ hở và cũng là cơ sở
của việc nhiều người lợi dụng CNTC để tiến hành nhiều hoạt động phi pháp, đồng
thời việc quản trị rủi ro cũng không được đảm bảo so với những định chế tài chính
truyền thống được pháp luật bảo vệ.

2. Quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực CNTC tại Việt Nam

2.1. Tình hình chung

Thị trường CNTC tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 2008, đến hiện nay
gồm 7 loại hình hoạt động là: Thanh toán di động, Tiền ảo, Gọi vốn, Quản lý tài
chính cá nhân, Quản lý POS/mPOS, Quản lý dữ liệu, và Cho vay7. Tuy nhiên trong
suốt 9 năm qua ở Việt Nam, chưa hề có bất kỳ một văn bản pháp luật nào điều
chỉnh lĩnh vực CNTC nói chung, và cũng càng không có hệ thống văn bản pháp luật
đầy đủ để điều chỉnh từng loại hình hoạt động CNTC nói riêng. Loại hình hoạt động
CNTC duy nhất cho tới thời điểm này có khuôn khổ pháp lý chính thức điều chỉnh
là CNTC trong thanh toán di động. Các loại hình CNTC khác được quan tâm nhiều
như cho vay, quản lý tài chính cá nhân, gọi vốn,... vẫn chưa có cơ chế pháp chế
tương ứng với bản chất hoạt động kinh doanh mà ngân hàng và doanh nghiệp mong
muốn. Thậm chí, ngay cả đến bản chất pháp lý của các loại hình hoạt động CNTC
trên cũng chưa được xác định rõ ràng. Tính chất tự phát này của một số loại hình
CNTC cũng như lỗ hổng trong hệ thống pháp luật quản lý thị trường CNTC do đó
đã, đang, và sẽ mang tới rất nhiều rủi ro.

Điều này cũng đã được Phó Thống Đốc NHNN Việt Nam, ông Nguyễn Kim
Anh khẳng định: “Lĩnh vực Fintech là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam xét theo
quy mô dân số và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thôn
tin. Khung khổ pháp lý quản lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một

7
Xem thêm tại PHỤ LỤC 2

19
phần cho lĩnh vực CNTC trong thanh toán, chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ đồng
bộ cho các lĩnh vực tài chính khác.”8

Mặc dù trong số 7 loại hình hoạt động CNTC hiện nay tại Việt Nam, ngoại trừ
loại hình thanh toán di động thì 6 loại hình còn lại đều chưa có quy định pháp luật
chính thức điều chỉnh. Tuy nhiên với tốc độ phát triển rất nhanh của lĩnh vực tiền
ảo, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã có những động thái nhất định trong việc đưa
ra các văn bản phảp luật điều chỉnh tiền ảo. Do vậy, bài viết sẽ tập trung phân tích 2
loại hình chiếm tỉ lệ cao nhất, hoạt động phổ biến nhất tại Việt Nam, và cũng là 2
loại hình duy nhất đã, đang và sẽ nằm trong khuôn khổ pháp luật điều chỉnh của
Việt Nam, đó là Thanh toán di động (52%) và Tiền ảo (11%)9.

2.2. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán di động

TTDĐ, hay còn được biết đến dưới thuật ngữ Tiếng Anh là Mobile payment,
là dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ viễn thông không dây
của mạng điện thoại di động. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện các giao
dịch thanh toán, chuyển tiền qua các thiết bị di động như điện thoại di động, máy
tính bảng hay các thiết bị di động cá nhân khác tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào mà
không cần thông qua các kênh thanh toán truyền thống như ngân hàng, tiền mặt,
séc, hay thẻ tín dụng. TTDĐ có thể được thực hiện dưới hình thức kết nối, hoặc
không kết nối với tài khoản thanh toán của người sử dụng mở tại ngân hàng và biểu
hiện ở dạng tiền điện tử. Với việc loại hình TTDĐ xuất hiện từ rất sớm tại Việt
Nam so với các loại hình khác, được sử dụng rộng rộng rãi bởi người dùng Việt
Nam hiện nay, việc pháp luật dành ưu tiên trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý
dành cho loại hình TTDĐ này là một điều hợp lý và dễ hiểu. Các quy định pháp luật
điều chỉnh loại hình TTDĐ sẽ được phân tích dưới đây:

8
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, 2017, Fintech – Xu hướng phát triển và khuyến nghị đối với
NHNN Việt Nam, Xem thêm tại <http://nganhangnn.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-
tuc.aspx?ItemID=58&l=Tinhoatdong>
9
Xem thêm tại PHỤ LỤC 2

20
2.2.1. TTDĐ là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt10
Khách với phương thức thanh toán dùng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền
mặt là phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ không phát sinh sự chuyển giao
tiền mặt giữa các chủ thể thanh toán. TTDĐ chính là một trong nhiều hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP về
Thanh toán không dùng tiền mặt.

Một điều dễ thấy rằng TTDĐ là việc thanh toán mà người cần thanh toán, sử
dụng thiết bị di động và trích tiền từ tài khoản ngân hàng của mình sang tài khoản
của người khác mà không dùng đến tiền mặt. Do đó các công ty CNTC cung cấp
dịch vụ TTDĐ thường kết hợp với các ngân hàng để người dùng trực tiếp sử dụng
tiền trong thẻ ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua thiết bị di động;
hoặc các công ty sẽ thiết lập những điểm giao dịch riêng của công ty và người dùng
sẽ nạp tiền tại các điểm giao dịch này để có một ví điện tử riêng.

2.2.2. TTDĐ là dịch vụ trung gian thanh toán11


Các công ty TTDĐ được công nhận là tổ chức không phải là ngân hàng hoạt
động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nếu được NHNN cấp Giấy phép cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán, với quy trình được quy định tại Chương II,
Thông tư 39/TT-NHNN Hướng dẫn Dịch vụ trung gian thanh toán. Có thể nói
toàn bộ từ Điều 14 tới Điều 20 Nghị định 101/2012 này đã quy định rất chi tiết về
sự điều chỉnh đối với dịch vụ trung gian thanh toán nói chung và TTDĐ nói riêng,
bao gồm Điều kiện cung ứng, Quy trình xin cấp Giấy phép, Phí dịch vụ, Bồi thường
thiệt hại, Giải quyết tranh chấp, Đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán của các công ty TTDĐ cũng đã được
quy định rất rõ tại Điều 2, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về Dịch vụ
trung gian thanh toán, những loại dịch vụ phổ biến nhất có thể kể đến dịch vụ
cổng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử, và dịch vụ ví điện tử.
Từ năm 2008, NHNN đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty không phải là
ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở thí điểm
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn
10
Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
11
Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn Dịch vụ trung gian thanh toán

21
khổ pháp lý tương đối rõ ràng, NHNN đã cấp Giấy phép hoạt động chính thức cho
22 tổ chức không phải là ngân hàng được hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán, mà cụ thể là hoạt động TTDĐ12, có thể kể đến như ví điện tử MoMo
(Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến), cổng thanh toán Payoo.vn và ví
điện tử Payoo (Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt), cổng thanh
toán Baokim.vn (Công ty Cổ phần Thương mại điện tử Bảo Kim,...

2.2.3. Chế tài xử lý hành chính đối với các công ty TTDĐ
Vi phạm quy định về cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được quy
định rất rõ tại Điều 27, Nghị định 96/2014/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Cụ thể: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với Hành vi cung cấp,
tiết lộ thông tin liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật, Hành vi cung cấp
thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với Hành vi cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật; và Phạt tiền từ 150 triệu đồng
đến 200 triệu đồng đối với Hành vi làm giả chứng từ khi sử dụng dịch vụ trung gian
thanh toán.

Như vậy, lĩnh vực TTDĐ đã được pháp luật điều chỉnh một cách khá đầy đủ:
Bên cạnh Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư 39/2014/TT-NHNN, Nghị định
96/2014/NĐ-CP trực tiếp điều chỉnh hoạt động của các công ty CNTC TTDĐ, loại
hình TTDĐ này còn được điều chỉnh chung bởi Luật Giao Dịch Điện Tử 2005.
Nhằm hoàn thiện và tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt, trong năm 2016, NHNN đã nghiên cứu, xây dựng và tham mưu cho Chính
Phủ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán, cụ thể là
Nghị định 80/2016/NĐ-CP Sửa đổi, thay thế một số điều của Nghị định
101/2012/NĐ-CP, Thông tư 30/2016/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số thông tư
quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh
toán.
12
NHNN Việt Nam, 2017, Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt
động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

22
2.3. Các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tiền ảo

Tiền ảo là một loại tiền tệ kĩ thuật số được phân cấp dưới dạng phần mềm mã
nguồn mở, có thể được trao đổi trực tiếp bằng hệ thống máy tính mà không cần
thông qua bất cứ tổ chức tài chính trung gian nào. Tiền ảo có những đặc điểm khác
hẳn so với tiền tệ thông thường: không có hình thù vật lý nhất định và chỉ được định
hình dưới dạng một tệp máy tính; không được phát hành, kiểm soát và quản lý bởi
cơ quan nhà nước. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên cho phép Bitcoin, đồng tiền ảo phổ
biến nhất hiện nay, được hoạt động dưới tư cách là một đơn vị tiền tệ13, trong khi đó
Chính Phủ tại một số quốc gia khác như Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Singapore chỉ
ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh Bitcoin/tiền ảo mà không công nhận
hay xếp loại tiền ảo là tiền tệ hoặc tài sản14.

Tại Việt Nam, hiện tại chưa có bất cứ quy định pháp luật nào chính thức được
ban hành để điều chỉnh tiền ảo giống như lĩnh vực TTDĐ đã được phân tích ở trên.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, cơ quan nhà nước cũng đang dần
lưu tâm hơn đến việc điều chỉnh lĩnh vực tiền ảo, bước đầu thông qua việc đưa ra
những thông báo hay nhận định. Ngày 27/2/2014, NHNN Việt Nam đã đưa ra
Thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, trong đó có nêu:
“Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (và
các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện
thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo
tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo
tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch
vụ cho khách hàng.”15

Mặc dù NHNN đã khẳng định tiền ảo không là tiền và không là phương tiện
thanh toán, nhưng khẳng định này mới chỉ dừng ở tính chất thông báo và chưa

13
The Merkel, 2017. Bitcoin’s Legal Status Around the World <https://themerkle.com/bitcoins-legal-status-
worldwide/>
14
The Merkel, 2017. Bitcoin’s Legal Status Around the World <https://themerkle.com/bitcoins-legal-status-
worldwide/
15
NHNN Việt Nam, 2014, Thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác của NHNN Việt
Nam

23
mang tính cưỡng chế của pháp luật. Vì vậy, tiền ảo hiện nay tại Việt Nam vẫn
thường xuyên được những người chơi đầu tư, trao đổi trên sàn giao dịch, mang
những chức năng và bản chất khá tương tự với tài sản. Do đó, ta hoàn toàn có thể sử
dụng BLDS 2015 để phân tích và áp dụng pháp luật tương tự về tài sản để xác định
bản chất pháp lý của tiền ảo.

Tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá
và quyền tài sản”. Tiền ảo rõ ràng không thỏa mãn là vật, tiền, và giấy tờ có giá
theo định nghĩa trên về tài sản, như vậy tiền ảo nếu muốn được coi là tài sản thì chỉ
có khả năng duy nhất là được xếp vào nhóm quyền tài sản. Điều 115 BLDS quy
định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác.” Để sở hữu tiền ảo, người dùng phải đầu tư tiền cho hệ thống
máy tính dung lượng cao để đào tiền ảo, hoặc trực tiếp bỏ tiền ra mua lại tiền ảo
trên các sàn giao dịch, do đó tiền ảo phải được trị giá bằng tiền, và có khả năng
được xếp vào nhóm các quyền tài sản khác theo định nghĩa trên về quyền tài sản.

Một điểm đáng chú ý là tại Dự thảo Nghị định về Quản lý hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp vừa được Chính Phủ ban hành mới đây đã ghi
nhận tại Điều 4 về những tài sản, hàng hóa không được kinh doanh theo phương
thức đa cấp, bao gồm: “Tài sản được tạo ra trong các chương trình phần mềm máy
tính.”16 Với việc tiền ảo được tạo ra từ một hệ thống mạng máy tính ngang hàng và
được trị giá bằng tiền, tiền ảo chắc chắn sẽ được đưa vào nhóm “tài sản được tạo ra
trong các chương trình phần mềm máy tính”, tức là tương đương một loại tài sản ảo,
nếu như Dự thảo Nghị định được thông qua và chính thức được ban hành. Việc dự
thảo này được thông qua sẽ càng là cơ sở để khẳng định tiền ảo phải được xếp vào
nhóm quyền tài sản và được như coi một loại tài sản, bởi lẽ: tài sản được tạo ra
trong các chương trình phần mềm máy tính, hay tài sản ảo nhất định không thể là
tiền, vật, giấy tờ có giá theo định nghĩa về tài sản của BLDS 201517, mà chỉ có thể
là quyền tài sản. Việc xếp tài sản ảo vào nhóm quyền tài sản cũng khá hợp lý, bởi
lẽ: Tài sản ảo chỉ là hình ảnh thể hiện ra bên ngoài, còn bên trong chính là thông tin
16
Dự thảo Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Điều 4
17
Bộ Luật Dân Sự 2015, Điều 105

24
tồn tại dưới dạng các mã máy tính, tài sản ảo do đó có sự thống nhất của tính chất
nội tại và hình ảnh bên ngoài như bất cứ tài sản thông thường nào khác, tuy nhiên
người sở hữu lại không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường do
tính chất “ảo” của nó mà chỉ có thể thực hiện quyền này thông qua giá trị bằng tiền
của tài sản ảo đó, việc này hoàn toàn tương đương với quyền tài sản.

Như vậy, trong tương lai tiền ảo có thể được coi là một loại tài sản ảo, gần
tương đương nhất với quyền tài sản và vẫn thuộc nhóm tài sản theo quy định của
BLDS 2015. Đồng thời, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã có những động thái
nhất định trong việc đưa ra các văn bản phảp luật điều chỉnh tiền ảo Bộ Tư Pháp
hiện đang xây dựng Dự thảo đề án về hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý
đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử. Đồng thời, theo thông tin tại một số trang
báo chí, Bộ Tư Pháp đã hoàn tất lộ trình ban đầu về việc lấy ý kiến để ban hành các
quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử, dự kiến dự thảo Nghị định về
tiền ảo sẽ hoàn tất vào tháng 12/2017, và dự thảo Nghị định tài sản ảo sẽ hoàn tất
vào tháng 3/2018. Theo nội dung mà Bộ Tư Pháp đưa ra, việc ban hành các nghị
định này nhằm cụ thể hóa các quy định về quản lý tài sản trong BLDS 2015. Bộ Tư
Pháp cũng lập luận rằng, dù bitcoin hay các loại tiền ảo khác không được Việt Nam
và nhiều quốc gia công nhận nhưng giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu của Bitcoin
là hơn 10 tỷ Đô la Mỹ, kéo theo đó là những tranh chấp dân sự, thương mại, tội
phạm,... nên không thể nằm ngoài vùng quản lý, giám sát18.

2.4. Thực tiễn áp dụng và ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực
CNTC tại Việt Nam

Với lĩnh vực TTDĐ, việc ban hành Nghị định 101/2012 của Chính Phủ và
Thông 39/2014 của NHNN đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các
công ty cung ứng dịch vụ TTDĐ, với số lượng 22 công ty đã được NHNN chính
thức cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên,

18
Thesaigontimes, 2017. Sẽ có quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo.
<http://www.thesaigontimes.vn/154305/Se-co-quy-dinh-ve-quan-ly-tien-ao-tai-san-ao.htmln-ao-
20170722211511642.chn>

25
hai văn bản này cũng mới chỉ chủ yếu giải quyết vấn đề về điều kiện hoạt động và
quy trình xin cấp phép hoạt động. Trong khi đó, trong quá trình sử dụng những dịch
vụ TTDĐ đòi hỏi việc chuyển tiền vào tài khoản, hay chuyển tiền từ tài khoản của
mình sang tài khoản của người khác tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tín dụng, thanh
khoản, hay lỗi hệ thống mà có thể khiến người sử dụng vô tình bị thiệt hại hoặc mất
tiền. Những rủi ro này chưa có nhiều quy định liên quan mà chỉ có duy nhất một
quy định tại Điều 13.1.đ Thông Tư 39/2014/TT-NHNN về trách nhiệm của tổ chức
cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán: “Bồi thường thiệt hại cho khách hàng
do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ
chức cung ứng dịch vụ.” Rõ ràng, việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
này chỉ giúp đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong một số trường hợp nhất định,
còn chưa giải quyết được vấn đề làm thế nào để hạn chế rủi ro khi khách hàng tham
gia vào các hoạt động TTDĐ. Do đó, rất cần bổ sung những quy định về việc các tổ
chức cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải xây dựng quy trình quản lý phòng tránh rủi
ro ở mức tối đa, đồng thời quy định thêm về nghĩa vụ của chính NHNN trong việ
phối hợp với các tổ chức này để đảm bảo quyền lợi của khách hàng không bị xâm
phạm.

Với lĩnh vực tiền ảo, việc bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực
này chưa được thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát. Như đã trình bày ở
phần trên, vào cuối năm 2017 này và đầu năm 2018 tới đây, hai dự thảo Nghị định
về tiền ảo và tài sản ảo sẽ được Bộ Tư Pháp đưa ra. Tuy nhiên cho tới thời điểm
này, thông tin về hai dự thảo trên chỉ có thể tìm được trên các trang báo mạng thay
vì trang chính thống của Bộ Tư Pháp. Đồng thời khi tìm hiểu về Kế hoạch ban hành
văn bản pháp luật của Bộ Tư Pháp giai đoạn 2016 – 2021, hoàn toàn không hề có sự
xuất hiện của hai dự thảo Nghị định trên trong danh sách. Việc này gây ra lo ngại
khá lớn liệu hai dự thảo Nghị định có thể được đưa ra đúng thời gian dự kiến không,
trong khi tình hình thị trường CNTC hiện nay, với việc có đến 6 trên 7 loại hình
CNTC chưa có pháp luật điều chỉnh thì việc có những văn bản pháp luật được đưa
ra là vô cùng quý báu và cấp thiết. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần có
một sự minh bạch, rõ ràng, và chính xác hơn trong việc đưa ra các văn bản pháp

26
luật cũng như có những thông báo đến cho các công ty CNTC cũng như những
người sử dụng dịch vụ.

Với thị trường CNTC nói chung, Chính Phủ cũng như NHNN rất nhận thức và
có sự quan tâm đến CNTC, đồng thời đang tiến hành hoàn thiện môi trường pháp lý
điều chỉnh lĩnh vực này. Ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết
Định số 328/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ Đạo lĩnh vực CNTC và Tổ giúp
việc cho Ban Chỉ Đạo: Trường Ban là Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh và
Phó Trưởng Ban là Phó Vụ trưởng Vụ Thanh Toán NHNN Nghiêm Thanh Sơn.
Ban Chỉ Đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất Thống đốc nhằm xây dựng các giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp CNTC
ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính Phủ19.

19
NHNN Việt Nam, 2017. Ngân hàng Nhà Nước lập ban chỉ đạo về Fintech
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm100?dDocName=SBV285936>

27
KẾT LUẬN
5 tháng thực tập tại Lexcomm là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa và hữu ích
với tôi trong hơn 3 năm học đại học vừa qua. Tôi bước đầu được tiếp xúc với thực
tiễn công việc của một luật sư tư vấn và học hỏi từ những anh chị luật sư với kinh
nghiệm hàng chục năm trong nghề. Bên cạnh những kiến thức về quy trình tiếp xúc
và tư vấn cho khách hàng, dịch văn bản pháp lý, rà soát hợp đồng, thẩm tra pháp lý,
tôi đã học thêm được rất nhiều kiến thức chuyên môn về pháp luật doanh nghiệp,
đầu tư, thương mại, dân sự. Hai điều quan trọng nhất tôi có được sau quá trình thực
tập 5 tháng đó là: Thứ nhất, tôi có thể sử dụng những kinh nghiệm trong 5 tháng
này để tiếp cận việc học tại trường Ngoại Thương theo một cách chủ động, linh hoạt
và thực tế hơn thay vì lối tư duy và cách học của bản thân rất thụ động trước đó.
Thứ hai, tôi đã xác định cho mình một tương lai rõ ràng hơn với nghề và đã tự vạch
ra những kế hoạch cụ thể trong thời gian sắp tới.

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân Sự 2015


2. Luật Đầu Tư 2014
3. Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
4. Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn Dịch vụ trung gian thanh toán
5. Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ
phi tư vấn
6. Dự thảo Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa
cấp
7. Th.S Nghiêm Thanh Sơn, 2017, Quản lý lĩnh vực CNTC – kinh nghiệm
quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam, Tạp chí ngân hàng ngày
5/5/2017
8. Lexcomm Vietnam LLC, 2016. Trang chủ < http://lexcommvn.com/>
9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, 2017, Fintech – Xu hướng
phát triển và khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, Xem thêm tại
http://nganhangnn.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-
tuc.aspx?ItemID=58&l=Tinhoatdong
10. NHNN Việt Nam, 2017. Ngân hàng Nhà Nước lập ban chỉ đạo về Fintech
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm100?dDocName=SBV
285936
11. Thesaigontimes, 2017. Sẽ có quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo.
<http://www.thesaigontimes.vn/154305/Se-co-quy-dinh-ve-quan-ly-tien-ao-
tai-san-ao.htmln-ao-20170722211511642.chn>
12. The Merkel, 2017. Bitcoin’s Legal Status Around the World
<https://themerkle.com/bitcoins-legal-status-worldwide/

29
PHỤ LỤC 1

BẢNG 1: Một số sản phẩm, dịch vụ chính được các công ty CNTC cung cấp20

STT Lĩnh vực hoạt động Một số sản phẩm, dịch vụ chính
 Công cụ phân tích số liệu
 Công cụ quản lý dữ liệu
1 Công nghệ ngân hàng
 Công cụ quản lý quan hệ khách hàng
 Công cụ bảo mật
 Thương mại trực tuyến B2C
2 Thanh toán  Thiết bị chấp nhận thẻ/ví di động
 Chuyển tiền ngang hàng (P2P transfer)
 Công nghệ blockchain
3 Tiền kĩ thuật số  Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số
 Ví kỹ thuật số
 Cho vang ngang hàng giữa doanh nghiệp (P2P
Tài chính doanh business lending)
4
nghiệp  Cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp
 Gọi vốn (crowdfunding)

 Cho vay tiêu dùng ngang hàng (P2P consumer


lending)
 Dịch vụ tư vấn tài chính tự động (Robo Advisors)
5 Tài chính cá nhân  Quản lý tài chính cá nhân (Personal finance
management)
 Cho vay trả góp
 Xếp hàng tín dụng

Các dịch vụ thay thế  Bảo hiểm sức khỏe/ô tô


6
cốt lõi  Ngân hàng kỹ thuật số

20
Fintech Industry Overview 2016

30
PHỤ LỤC 2

BẢNG 2: Tỉ lệ các loại hình hoạt động của các công ty CNTC tại Việt Nam
năm 201621

STT Loại hình hoạt động Tỉ lệ


1 Thanh toán di động 52%
2 Tiền ảo 11%
3 Gọi vốn 11%
4 Quản lý tài chính cá nhân 7%
5 Quản lý POS/mPOS 7%
6 Quản lý dữ liệu 7%
7 Cho vay 4%

21
Christain Knoig, Digital Consultant for Fintech Expert, Fintech Vietnam Martket Overview 2016

31

You might also like