You are on page 1of 6

Thách thức

Bên cạnh những triển vọng về kinh tế cũng như địa vị xã hội của nghề luật sư,
ngành nghề này cùng ẩn chứa nhiều khó khăn và thử thách

Thứ nhất sự hạn chế về năng lực và kinh nghiệm của Luật sư Việt Nam hiện nay là
một thách thức lớn ảnh hưởng tới quá trình hành nghề luật.
Trong thời đại hiện đại hoá, các luật sư cần phải làm việc cho các khách hàng hoặc
đối tác của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Điều này đòi hỏi luật sư phải có sự
am hiểu đối với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, phải có năng lực sử dụng
ngoại ngữ và năng lực hội nhập quốc tế cao. Sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ, kinh tế số đi cùng với đó là sự hình thành các phương thức kinh
doanh mới xuất hiện, chưa có tiền lệ, kiến thức pháp lý cũng liên tục được đổi mới
yêu cầu luật sư phải không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức, thông tin để có thể
tư vấn cho khách hàng cũng như xử lý hiệu quả các tình huống thực tiễn trong cuộc
sống. Thực tế tại Việt Nam, số lượng Luật sư có chuyên môn sâu, có trình độ ngoại
ngữ, có kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý, giải quyết các vụ việc tranh chấp
mang tính quốc tế là rất ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Ở
Việt Nam hiện nay đang thiếu đội ngũ Luật sư giỏi về tư vấn đàm phán, ký kết hợp
đồng, giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế… cho các doanh nghiệp, trong
khi các FTA thế hệ mới có quy định rất cao về giải quyết tranh chấp và buộc các
doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về pháp luật.1 Do vậy, dẫn đến tình trạng
là phần lớn các vụ tranh chấp thương mại mang tính quốc tế thì các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn phải lựa chọn thuê các tổ chức Luật sư nước ngoài để giải quyết với
một mức phí không hề nhỏ.

Thứ hai, các luật sư ở Việt Nam gặp không ít áp lực do phải đối mặt với sự cạnh
tranh và đào thải khắc nghiệt.
Nghề luật sư ở Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý: Nhu cầu về nhân sự nghề luật
là cao nhưng vẫn có những Luật sư bị đào thải khỏi thị trường việc làm. Do điều
kiện phát triển kinh tế tại Việt Nam chưa được đồng đều về mặt địa lý, lực lượng
Luật sư trên toàn quốc chủ yếu tập trung ở hai địa phương có nền kinh tế phát triển
là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự thiếu cân đối này đã tạo ra một
áp lực cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển trong nội bộ những người hành
nghề Luật. Việc cạnh tranh này diễn ra trên cả hai mặt: Chất lượng chuyên môn
dịch vụ và thương mại. Các công ty luật, văn phòng luật sư không chỉ hướng tới
việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng chuyên môn và kết
1
Nghề Luật sư tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế số hóa, Tạp chí Điện tử Luật sư
Việt Nam, 2021
quả cao nhất , áp dụng những công nghệ kỹ thuật văn phòng mới nhất, mà còn phải
tạo ra những ưu thế về mặt thương mại của mình như vị trí thuận lợi của văn
phòng, những chiến lược tiếp thị, tuyển dụng,…
Sự cạnh tranh về mặt thương mại còn đặt các luật sư sự đấu tranh giữa lương tâm
đạo đức nghề nghiệp và đồng tiền. Để duy trì được quan hệ với khách hàng, bất kỳ
công ty hay văn phòng luật sư nào cũng lấy tiêu chuẩn về sự đáp ứng cao nhất nhu
cầu khách hàng làm đầu, điều này tất yếu làm nảy sinh ra vấn đề sử dụng tiền làm
phương tiện để đáp ứng các nhu cầu đó.

Thứ ba tác động của AI:


Mặc dù viễn cảnh trí tuệ nhân tạo AI có thể thay thế hoàn toàn Luật sư có lẽ còn
khá xa vời, nhưng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ pháp lý cùng với những ưu điểm vượt trội như: dữ liệu lớn, tốc độ tra cứu quy
định pháp luật chuẩn xác, nhanh chóng, khả năng dự liệu rủi ro pháp lý toàn diện,
chi phí pháp lý thấp và được công khai chi tiết... đang dần tạo nên một áp lực cạnh
tranh ngày càng lớn đối với những người hành nghề Luật sư truyền thống. Tác
động này được thấy rõ ở một số góc độ. như do có sự tự động hóa, tin học hóa một
số công việc buộc người hành nghề Luật sư phải có kỹ năng tương tác với máy
móc và công nghệ cao phải có sự thay đổi cấu trúc của tổ chức hành nghề sao cho
đáp ứng được yêu cầu xã hội và tận dụng tối đa ưu thế của khoa học công nghệ, tin
học...; điều chỉnh lại chi phí của một số dịch vụ thông thường, vì các Công ty Công
nghệ Luật công khai chi phí trên internet. Tin học hoá, tự động hóa và ứng dụng trí
tuệ nhân tạo sẽ hiện thực hóa xu hướng chuyên môn hóa Nghề Luật sư. Theo như
truyền thông đưa tin gần đây, trong một cuộc thi tại Trung Quốc, một nhóm 16
Luật sư bao gồm các Luật sư kỳ cựu và sinh viên ngành luật thuộc trường Luật
Quảng Hoa, Đại học Chiết Giang đã cùng nhau thi đấu với chương trình AI do
Học viện Damo của Alibaba Group Holding thiết kế. Trong phần thi chính là đánh
giá hợp đồng, AI đã cho thấy ưu thế của mình khi chỉ mất 1 phút để cho ra kết quả
với độ chính xác lên tới 96%, đánh bại hoàn toàn nhóm Luật sư cùng tham gia.
2

Thứ tư, quá trình hội nhập


Quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội phát triển, Luật sư
Việt Nam cũng phải đối mặt với một số trở ngại như sau:
Về kỹ năng ngoại ngữ pháp lý: Nhìn chung, Luật sư Việt Nam chưa mạnh về
ngoại ngữ, nhất là Anh ngữ chuyên ngành pháp lý. Đây là vấn đề không mới
nhưng vẫn luôn là rào cản đầu tiên và chủ yếu đối với Luật sư Việt Nam khi hội
nhập vào môi trường tư pháp khu vực và quốc tế. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và
2
1. Luật sư NGUYỄN THANH HÀ, “ Ứng dụng công nghệ số trong quá trình hành nghề của Luật sư ” :
https://lsvn.vn/ung-dung-cong-nghe-so-trong-qua-trinh-hanh-nghe-cua-luat-su1639670052.html, truy cập ngày
07/10/2023
các Đoàn Luật sư địa phương cần chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo luật,
nghiệp vụ Luật sư để phát triển và duy trì thường xuyên các khóa đào tạo tiếng
Anh pháp lý từ cơ bản đến chuyên sâu giúp nâng cao trình độ của đội ngũ Luật sư
Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi Luật sư cũng cần phải ý thức được rằng trang bị ngoại
ngữ pháp lý là hành trang bắt buộc để có thể nắm bắt các cơ hội quốc tế.

Về kỹ năng hành nghề trong môi trường pháp lý quốc tế: Kỹ năng tư vấn và
tranh biện của Luật sư Việt Nam nói chung, tranh biện bằng ngoại ngữ nói riêng
còn nhiều hạn chế khi tham gia vào các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài
hoặc các vụ việc trọng tài quốc tế. Để khắc phục điều này và nâng tầm đội ngũ
Luật sư Việt Nam, cần có định hướng xây dựng chương trình đào tạo Luật sư bài
bản và lâu dài cả về ngoại ngữ pháp lý và kỹ năng hành nghề trong môi trường
pháp lý quốc tế.

Tính chuyên sâu, chuyên môn hóa trong lĩnh vực hành nghề chưa cao
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các dự án quy mô lớn còn hạn
chế
Mối nguy hiểm và cám dỗ:
Trong thực tế hành nghề Luật sư ở Việt Nam, luật sư luôn luôn hành nghề trong
tình trạng nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp luật sư bị tấn công gây thương tích, tạt
axit, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng không những của Luật sư mà còn cả người
thân của họ. Đã từng có những vụ án nghiêm trọng, luật sư bị thủ tiêu để cho
chứng cứ ngủ im. Minh chứng cho vấn đề đó là trường hợp của Luật sư Trần
Hồng Lĩnh – đoàn luật sư thành phố Hải Phòng đã bị 2 thanh niên tạt axit sau khi
Ông Lĩnh tham gia bào chữa cho Vũ Đức Anh (SN 1980, trú tại quận Kiến An). 3

Thứ năm, cám dỗ: có nguy hiểm nhưng cũng có những cám dỗ. Trong xã hội hiện
đại, mỗi người và mỗi nghề đều có nguy cơ rơi vào cám dỗ bởi cám dỗ có mặt ở
khắp mọi nơi, nghề luật sư cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là cám dỗ về đồng tiền
dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bị xử lý kỷ luật làm ảnh hưởng tới uy tín
của luật sư nếu những ai không vững lòng, bỏ qua ngọn lửa nghề và lời thề thượng
tôn pháp luật, họ sẽ sa vào con đường “ma đạo”, làm việc vì đồng tiền chứ không
vì lẽ phải. Từ đó nảy sinh những vấn đề tiêu cực, đối trắng thay đen, bất chấp tất cả
để đạt được mục đích.

3
P.Hà/VOVonline “ Luật sư bị tạt axit ” : https://vov.vn/phap-luat/luat-su-bi-tat-axit-da-co-manh-moi-thu-pham-
220653.vov,truy cập ngày 07/10/2023
Vượt qua thách thức

Thứ nhất, luật sư không chỉ cần chú trọng về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, mà
còn phải có nội dung bồi dưỡng về ngoại ngữ cho các luật sư có khả năng, để họ có
thể tiếp cận với thị trường mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhằm “đào tạo, phát
triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ
chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của xã hội phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp
và hội nhập quốc tế.”4
Theo đó, mỗi luật sự cần tích cực học tập rèn luyện, không ngừng nâng cao kiến
thức pháp luật trong nước và quốc tế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
hành nghề, đáp ứng môi trường hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. 5
Nhạy bén với thay đổi của thời cuộc, cập nhật kịp thời thay đổi để bắt kịp chuẩn
mực của việc hành nghề luật sư với đẳng cấp cao hơn. Bản thân các luật sư cũng
cần tự ý thức học tập, nâng cao chuyên môn, kỹ năng hành nghề, nâng cao khả
năng sử dụng ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý của cá
nhân, tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, luật sư còn phải cập nhật, bổ sung
các kiến thức về công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng sử dụng các phương tiện
công nghệ hiện đại để phát huy điểm mạnh, hạn chế rủi ro khi hành nghề.

Thứ hai, để phát triển lợi ích lâu dài, thay vì chạy theo những giá trị vật chất trước
mắt, đội ngũ luật sư cần hoạch định chiến lược lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh
pháp lý phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, uy tín
thương hiệu: “Một vài khách hàng là lợi ích trước mắt, tôn trọng pháp luật, đạo
đức nghề nghiệp và uy tín thương hiệu mới là những yếu tố chiến lược lâu dài
trong lĩnh vực kinh doanh pháp lý.”

Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
luật sư trong nước trên trường quốc tế. Sự hỗ trợ này có thể thực hiện dưới nhiều
hình thức như tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của luật sư trong nước; khuyến
khích các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ luật sư trong nước; hỗ trợ, cấp kinh phí
đào tạo luật sư phụ vụ cho việc hội nhập nền kinh tế số.

Thứ tư, việc xây dựng cơ sở pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển đội ngũ
Luật sư chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu về Luật sư tham gia tố tụng, tư vấn pháp
luật cho cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như

4
Bộ Chính trị - Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”, Mục 2
5
Bùi Mến (2019), “Liên đoàn Luật sư Việt Nam: 10 năm một chặng đường”, bài phát biểu của Phó thủ tướng
Trương Hoà Bình tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2009-2019)
hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động xét xử. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản điều
chỉnh nghề Luật sư, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho nghề Luật sư Việt Nam phát
triển, hội nhập khu vực và quốc tế.

Thứ năm đội ngũ Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư cần có sự hoạch định
chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn, nắm bắt đặc trưng của thị trường trong nền
kinh tế số để có những thay đổi phù hợp về đào tạo, nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, phát triển thị trường… từ đó phát triển, xây dựng hình ảnh,
thương hiệu chuyên nghiệp, từng bước nâng cao niềm tin của các cá nhân, tổ chức
vào đội ngũ Luật sư của Việt Nam.

Danh mục tham khảo


1. Nghề Luật sư tại Việt Nam: “Cơ hội và thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế số hóa”, Tạp chí Điện tử Luật
sư Việt Nam, 2021: https://lsvn.vn/nghe-luat-su-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-trong-dieu-kien-hoi-nhap-kinh-
te-so-hoa1633085318.html, truy cập ngày 7/10/2023
2. Bộ Chính trị - Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”: https://moj.gov.vn/qt/clqhkh/Pages/chien-luoc-quy-hoach-ke-hoach.aspx?ItemID=11&CateID=1, truy cập
ngày 7/10/23
3. Bùi Mến (2019), “Liên đoàn Luật sư Việt Nam: 10 năm một chặng đường”,
https://baophapluat.vn/trong-nuoc/lien-doan-luat-su-viet-nam-10-nam-mot-chang-duong-474394.html, truy cập
ngày 7/10/2023
4. Luật sư NGUYỄN THANH HÀ, “ Ứng dụng công nghệ số trong quá trình hành nghề của Luật sư ” :
https://lsvn.vn/ung-dung-cong-nghe-so-trong-qua-trinh-hanh-nghe-cua-luat-su1639670052.html, truy cập ngày
07/10/2023
5. P.Hà/VOVonline “ Luật sư bị tạt axit ” : https://vov.vn/phap-luat/luat-su-bi-tat-axit-da-co-manh-moi-thu-pham-
220653.vov, truy cập ngày 07/10/2023

You might also like