You are on page 1of 3

Nhóm 1

Danh sách thành viên:


1. Nguyễn Lê Trâm Anh
2. Phạm Đức Long
3. Nguyễn Thị Thu Hà
4. Trần Thị Thùy Trang
5. Lâm Hà Thư
6. Lê Văn Hiếu
7. Mai Thị Như Anh
8. Nguyễn Nhã Trà My
9. Đinh Thị Bích Quý
10. Phan Hồng Lụa
11. Thái Thị Cẩm Loan
12. Nguyễn Trần Thùy Giang
13. Phan Thị Kiều Linh
14. Hồ Thị Thu Vân

Đề bài: Tóm tắt bài đọc trên LMS.

Bài làm:
Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh

1. Quyền tự do kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận với
nguyên tắc mở:

- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Theo điều 33 trong Hiến pháp năm 2013:
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”;
trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì được phép tiến hành sau khi
đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.

- Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh: Được tự do quyết định mức vốn đầu
tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành
nghề nhất định như kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: Tự do quyết dịnh việc tăng vốn
vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức huy động vốn thông qua hợp đồng vay hay thông qua
việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

- Quyền tự do hợp đồng: Tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất
các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng.

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Tự do quyết định cách
thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài.

- Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh: Được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không
lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Việt Nam đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhìn nhận là một nước đạt
được tiến bộ to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nước đang phát triển có nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường công nghiệp hóa nhanh chóng.

2. Sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

Khái niệm “kinh tế chia sẻ” có thể được hiểu là một phương thức kinh doanh mới của kinh
doanh ngang hàng, mà ở đó tài sản và dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người sử dụng trên thị
trường thông qua việc sử dụng các nền tảng số, ví dụ như ứng dụng gọi xe Grab, Gojek, dịch
vụ du lịch và khách sạn, dịch vụ chia sẻ phòng ở như Airbnb,... Việt Nam là một trong những
nước có tiềm năng lớn để phát triển mô hình này, với ba loại hình dịch vụ nổi bật nhất: (1)
Lĩnh vực vận tải chia sẻ phương tiện giao thông; (2) Dịch vụ lưu trú, du lịch; (3) Lĩnh vực tài
chính cho vay ngang hàng. Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác như chia sẻ không gian làm việc,
chia sẻ lao động và việc làm cũng đã được hình thành.

Với tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động, tỷ lệ người dân tiếp cận internet và tỷ lệ lao động
trẻ đang ở mức cao, cùng với thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, Việt Nam đang
là thị trường tiềm năng cho mô hình kinh tế chia sẻ. Từ cuối năm 2019, Đảng và Nhà nước
Việt Nam cũng bắt đầu phê duyệt nhiều chính sách đối với mô hình kinh tế chia sẻ dựa trên
cơ sở nhất quán ủng hộ và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển.

3. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ

Việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ đang gặp phải một số
vấn đề sau đây:

Một là, giữa “ghi nhận” quyền tự do kinh doanh và “bảo đảm thực thi” quyền này trên thực tế
vẫn còn tồn tại khoảng cách. Về quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, người dân gặp
khó khăn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mới. Về quyền
tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn, các hình thức gọi vốn ICO, STO... hiện
vẫn chưa được công nhận tại Việt Nam, trong khi đây lại chính là những hình thức gọi vốn
thông dụng đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Hai là, tư duy quản không được hoặc chưa hiểu rõ thì “cấm” gây cản trở việc thực thi quyền
tự do kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ. Các hoạt động đầu tư, giao dịch, và huy động vốn
bằng tiền ảo vẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, mặc dù chưa có khung pháp lý điều
chỉnh. Điều này dẫn đến tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng lỗ hổng về pháp lý, tính
phức tạp về công nghệ và sự thiếu hiểu biết của công chúng để huy động vốn trái phép hoặc
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và làm phức tạp thêm tình hình kinh tế - xã hội.

Ba là, tính cạnh tranh của thể chế pháp luật về quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế chia
sẻ chưa cao; phản ứng chính sách còn chưa nhanh nhạy, chưa bắt kịp với những biến động
của kinh tế thị trường, nhất là trong việc ứng dụng các mô hình kinh doanh mới, cũng như
việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chưa tạo
được khung pháp lý tin cậy cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Điều này có thể dẫn đến hệ
lụy là một số doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi nghiệp ở các quốc gia khác.

4. Tạm kết và một số đề xuất

Những phân tích trên đây cho thấy một vài điểm hạn chế trong pháp luật về quyền tự do kinh
doanh đối với những ngành nghề kinh doanh mới. Do đó, cần hoàn thiện pháp luật về quyền
tự do kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ để tận dụng các cơ hội do các cuộc Cách mạng
khoa học công nghệ tạo ra.
(i) Trước hết, cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới điều kiện
kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tạo quy định rõ ràng, thuận lợi cho
đăng ký và hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định cần được xây dựng trên quan điểm
doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm để không làm mất cơ hội kinh doanh
của doanh nghiệp.

(ii) Cần đồng bộ giữa ghi nhận quyền tự do kinh doanh và đảm bảo thực thi quyền, tránh tình
trạngpháp luật ghi nhận quyền nhưng yếu về mặt đảm bảo cho các chủ thể thực thi quyền.

(iii) Tư duy lập pháp cần hướng đến tiêu chí “mở’ và “linh động”. Đối với những vấn đề
“quản không được” hoặc chưa hiểu rõ thì cần hình thành cơ chế quản lý thử nghiệm
(Sandbox); trong đó, lưu ý nới lỏng các điều kiện kinh doanh truyền thống; quy định quản lý
phải theo hướng hạ thấp các rào cản về gia nhập thị trường, rào cản đối với các starts-up.

(iv) Thể chế về quyền tự do kinh doanh phải có phải có tính cạnh tranh với các nước khác,
nhằm tạo sức hút, thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm Fintech của
khu vực và thế giới.

You might also like