You are on page 1of 2

I, Chức năng của doanh nghiệp.

- Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các
hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi
nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội.
+ Doanh nghiệp còn có chức năng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp khác nhằm mở rộng
thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao nhất là
lợi nhuận của các doanh nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp, từ đó đóng góp cho
nguồn ngân sách nhà nước.
+ Chức năng tạo mối liên hệ với người tiêu dùng thông qua kinh doanh trực tiếp, tạo mối liên
hệ với các đối tác uy tín tăng hiệu quả làm việc trong các doanh nghiệp.

II, Nhiệm vụ của doanh nghiệp.


+ Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy đăng ký
thành lập doanh nghiệp.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Xây dựng các kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp theo chiến lược lâu dài và định hướng
hằng năm, hằng quý của doanh nghiệp.
+ Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường
hợp tác quốc tế.
+ Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng như nội quy
trong các doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các
chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động…
+ Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp thuế,.
+ Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường giữ gìn an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật Nhà nước.
III, Quyền hạn của doanh nghiệp.
- Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 7 quy định về quyền của doanh nghiệp. Căn
cứ vào quy định của điều này doanh nghiệp có 11 quyền:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành,
nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh
doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng
cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định
của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

You might also like