You are on page 1of 12

PHẦN 2

ĐẠO ĐỨC NGHỀ DU LỊCH


Khái niệm
Đạo đức nghề nghiệp là một tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Đạo đức nghề nghiệp chính là đạo đức được vận dụng
vào trong hoạt động của bất cứ ngành nghề

- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề


nghiệp, có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh.
Các nguyên tắc
và chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp
- Trung thực
- Tôn trọng con người
- Bảo đảm bí mật thông tin khách hàng
- Thực hiện đúng pháp luật
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách
hàng và xã hội, có trách nhiệm xã hội.
Trung thực
+ Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời bằng mọi
cách
+ Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và
làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước.
+ Không kiếm lợi nhuận bằng cách làm ăn phi pháp, thực hiện
những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
+ Minh bạch thông tin sản phẩm, chất lượng dịch vụ
+ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí
kết), và người tiêu dùng.
+ Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô...
Tôn trọng con người
+ Đối với đồng nghiệp, cấp dưới: tôn trọng phẩm giá,
quyền lợi chính đáng, tôn trọng sự riêng tư, tôn trọng
tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng
mức đến nhân viên, tôn trọng quyền hợp pháp khác.
+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lí khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách
hàng.
+ Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối
thủ, cạnh tranh lành mạnh, không bán phá giá
Bảo đảm bí mật thông tin khách hàng
• Thứ nhất, phải ghi nhận và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng
• Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình
cung cấp, quản lý, sử dụng, lưu trữ thông tin khách hàng
• Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ
bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;
• Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong việc cung cấp thông tin
khách hàng theo quy định của pháp luật;
• Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp
vi phạm
Thực hiện đúng pháp luật
Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ
điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
Thực hiện đúng pháp luật
• Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo
quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;
không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy
định của pháp luật.
• Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
Thực hiện đúng pháp luật
• Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập
và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
• Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông
tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời
sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Thực hiện đúng pháp luật

• Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
• Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của
khách hàng và xã hội, tăng cường trách nhiệm xã hội
Bao gồm các nội dung sau:
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
- Chống tham nhũng
- Bảo vệ môi trường
- Tạo điều kiện làm việc cho người lao động
- Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
- Vì lợi ích cộng đồng

You might also like