You are on page 1of 4

1.

Hiểu được những nhân tố cơ bản của môi trường kinh doanh quốc tế và sự


ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Nhân tố văn hóa- xã hội: Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù
riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc
tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia mình đang thâm nhập.
- Môi trường chính trị: Các yếu tố pháp lý liên quan đến môi trường chính trị
liên quan đến sự hoạt động củacông ty đa quốc gia. Các công ty khác nhau
sẽ có những điều khoản luật khác nhau và các công ty đa quốc gia bắt buộc
phải tuân thủ theo.
- Môi trường tự nhiên: Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu ,thời tiết
ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, các hoạt động dự
trữ, bảo quản hàng hoá.
- Môi trường công nghệ :Sự tiến bộ công nghệ của một quốc gia hay sự chấp
nhận công nghệ quyết định sự đầu tư của công ty đa quốc gia. Những thay
đổi công nghệ trong ngành có cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh. Thay đổi công nghệ và phát triển các quy trình làm việc
tự động giúp tăng hiệu quả làm việc, tuy nhiên, những thay đổi công nghệ
cũng đe dọa nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong ngành.
- Môi trường nhân khẩu học: Các công ty đa quốc gia khi thâm nhập vào thị
trường mới cần xem xét độ rộng của thị trường mục tiêu để xác định có nên
thâm nhập hay không. Các quốc gia khác nhau sẽ có thói quen mua hàng
khác nhau, việc hiểu và nắm rõ thói quen mua hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp
rất nhiềutrong việc xây dựng kế hoạch Marketing, cách thức quảng cáo,..

2. Biết được những chính sách và công cụ thương mại có tác động đến môi


trường kinh doanh quốc tế.
Doanh nghiệp cần nắm vững chính sách thương mại quốc tế của nước chủ nhà:
- Để có chiến lược phát triển doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh phù
hợp với pháp luật nước chủ nhà, khai thác các yếu tố thuận lợi của môi
trường chính sách.
- Nhằm tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lược kinh
doanh phù hợp đạt hiệu quả kinh tế.
- Điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại tuỳ theo sự thay
đổi về chính sách của các nước.
- Phát triển các quan hệ đối tác, bạn hàng trong quan hệ thương mại và đầu
tư.
3. Hiểu được những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng triết lý kinh
doanh của doanh nghiệp.
Một là, xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp
thực chất là trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp của chúng ta là gì? Doanh nghiệp
muốn trở thành một tổ chức như thế nào? Doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích
gì? Công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần có nghĩa
vụ và thực hiện nó như thế nào?
Hai là, xác định rõ tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Tầm nhìn sẽ xác
định con đường đi dài hạn cho doanh nghiệp. Tầm nhìn chiến lược thể hiện các
mong muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất mà doanh nghiệp muốn đạt
được.
Ba là, xác định đúng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của
doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay toàn bộ hiện trạng mà doanh nghiệp
muốn đạt tới trong một thời gian nhất định. Các mục tiêu thường tập trung vào
các vấn đề như: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thành tích của doanh
nghiệp trên thị trường, lợi nhuận của doanh nghiệp nhận được, khả năng sinh
lời và trách nhiệm của nhà lãnh đạo,..

4. Làm quen với những phương pháp và mô hình để áp dụng đánh giá tình hình
kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
+ Mô hình SWOT:

Sử dụng mô hình này để phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường, cụ thể là phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, là cơ sở
để nhà quản lý xác định mục tiêu và hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của doanh
nghiệp. Ngoài ra có thể áp dụng cho mỗi cá nhân để phân tích bản thân, dựa vào đó
lập kế hoạch cho tương lai.
+ Chiến lược STP:
Sử dụng mô hình này để nghiên cứu, xác định phân khúc thị trường, lựa chọn thị
trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến thông qua các chiến dịch tiếp thị
phù hợp với sở thích, nhu cầu của khách hàng.

+ Mô hình PESTEL:

Sử dụng mô hình này để phân tích môi trường doanh nghiệp. PESTEL là công cụ
phân tích hữu ích giúp doanh nghiệp biết được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường
kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và
mối đe dọa tiềm ẩn trong nó. Từ đó biết áp dụng PESTEL khi bắt đầu việc kinh doanh
ở một lĩnh vực mới, hoặc địa điểm mới.

+ Chiến lược marketing 4Ps:


Sử dụng mô hình này để phân tích cách mà các doanh nghiệp áp dụng các chiến lược
marketing của mình để đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

5. Xây dựng văn hoá cập nhật thông tin trong kinh doanh quốc tế.


Biết cách tìm kiếm và lựa chọn thông tin, các dự báo một cách chọn lọc. Thông tin
phải được tìm kiếm thông qua các trang web và bài báo đáng tin cậy. Ngoài ra đó phải
là thông tin được cập nhật, đầy đủ, và chính xác.
6. Phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng liên quan đến phân tích, tư duy logic,
làm việc nhóm, thuyết trình và giao tiếp.
Thông qua việc giải quyết các tình huống trên Case Study, học được cách đọc và nhận
diện thông tin quan trọng từ đó tóm tắt Case Study và trả lời các câu hỏi liên quan.

You might also like