You are on page 1of 37

Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho xuất khẩu gạo của công ty

cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam đã tham gia khối ASEAN, gia nhập AFTA, ký kết các hiệp
ước song phương, đa phương AC-FTA, AFTA+3, Hiệp ước Việt - Mỹ, Việt -
Nhật, Việt – EU và gia nhập WTO tạo ra một môi trường kinh doanh mới, tác
động đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội cả nước và từng tỉnh thành, tuy sẽ gặp
nhiều khó khăn nhưng cũng sẽ có nhiều cơ hội mới để đẩy mạnh hơn nữa khả
năng khai thác các nguồn lực bên ngoài như vốn đầu tư, khoa học công nghệ,
kỹ năng quản lý kinh doanh, kinh nghiệm…, thậm chí cả những lợi thế của
các nước khác, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngăn ngừa
được tình trạng phân biệt đối xử, bị chèn ép trong thương mại quốc tế, giải
quyết vấn đề thị trường toàn cầu cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo
ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Cơ hội thâm
nhập và phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ về cho
đất nước đang mở ra đối với doanh. Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền
tệ trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt
895.625 tấn, trị giá 517,627 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 10,85%
về khối lượng và tăng 26,71% về kim ngạch nhờ giá gạo xuất khẩu tăng cao.

Tuy nhiên, những thách thức đặt ra là không nhỏ. Sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, không có hiệu quả kinh tế ngay lập tức bị loại khỏi thị trường, chính
vì điều đó nên bắt buộc các doanh nghiệp ngày nay phải chủ động sáng tạo,
nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân
lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, cố
gắng đạt được hiệu quả kinh doanh, luôn phấn đấu tìm một phương thức kinh
doanh hiệu quả nhằm đạt được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, khẳng
định uy tín và danh tiếng của mình, đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu sang
các thị trường tiềm năng. Để việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
ngày càng được đẩy mạnh và phát triển trên nhiều khối quốc gia. Nhóm tác
giả quyết định chọn đề tài "Lập kế hoạch Marketing cho xuất khẩu gạo của
Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc” nhằm nghiên
cứu thị trường xuất khẩu đưa ra một số chiến lược Marketing phù hợp giúp
xuất khẩu gạo nước ta nói chung và của Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời
nói riêng ngày càng bền vững hơn.

1.2 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Kế hoạch marketing xuất khẩu cho sản phẩm gạo.

1.2.2 Khách thể nghiên cứu

Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing cho sản phẩm gạo của công
ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời sang thị trường Trung Quốc, từ đó có cơ sở lập
kế hoạch Marketing xuất khẩu cho sản phẩm gạo của công ty cổ phần tập
đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập
đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

- Phân tích môi trường Marketing của công ty cổ phần tập đoàn Lộc
Trời tại thị trường Trung Quốc.
- Phân tích kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 - 2023.

- Đánh giá thuận lợi khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo của công
ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

- Lập kế hoạch Marketing cho hoạt động xuất khẩu gạo của công ty
cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Không gian nghiên cứu của đề tài là tại công ty cổ phần tập đoàn Lộc
Trời, tọa lạc tại 23 Hà Hoàng Hổ, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long
Xuyên, Tỉnh An Giang.

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

- Số liệu được sử dụng trong đề tài thuộc giai đoạn:

- Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2024 – 4/2024.

1.5 Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan các cơ sở lí luận về hoạt động Marketing

- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập
đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

- Phân tích môi trường Marketing của công ty cổ phần tập đoàn Lộc
Trời tại thị trường Trung Quốc.

- Phân tích kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022.

- Đánh giá thuận lợi khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo của công
ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

- Lập kế hoạch Marketing cho hoạt động xuất khẩu gạo của công ty
cổ phần tập đoàn Lộc Trời tại thị trường Trung Quốc.

1.6 Phương pháp nghiên cứu


- Nghiên cứu tài liệu

- So sánh số tuyệt đối, tương đối

- Ma trận SWOT

- Suy luận tổng hợp


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG


MARKETING
1.1 Khái niệm Marketing

Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ
nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động
khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát
triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp
ứng được nhu cầu, thu hút và giữ chân khách hàng, vừa đạt được các mục
tiêu trong kinh doanh. Mục tiêu của Marketing nhằm tạo ra giá trị cho
khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp.

1.2 Khái niệm Marketing Quốc tế

Marketing Quốc tế chỉ khác marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ
được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, tuy sự khác biệt
này không lớn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quản trị
marketing, các cách giải quyết trở ngại của marketing, việc thành lập các
chính sách marketing kể cả việc thực hiện chính sách này, marketing quốc
tế gồm có 3 dạng:

- Marketing xuất khẩu: là hoạt động marketing nhằm giúp doanh


nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

- Marketing tại nước sở tại: là hoạt động marketing ở bên trong các
quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập.

- Marketing đa quốc gia: nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác
hoạt động marketing trong nhiều môi trường khác nhau, nhân viên
marketing phải có kế hoạch và cân nhắc cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng
hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược
marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.

1.3 Tầm quan trọng của Marketing Quốc tế

Việc tham gia vào nền thương mại quốc tế là một xu thế tất yếu, một
yêu cầu khách quan, khi đó Marketing quốc tế sẽ đóng một vai trò quan trọng
và việc tham gia vào mậu dịch thế giới doanh nghiệp sẽ tìm thấy một số thuận
lợi sau:

- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ,
kể cả dịch vụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị
trường trong nước, mở rộng được đầu tư.

- Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm của công ty, thì
công ty có thể nghĩ đến sản xuất những sản phẩm dành riêng cho thị trường
xuất khẩu, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản
phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận, dẫn đến giá bán có khả năng hạ
thấp tạo điều kiện tác động trở lại để đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra
hơn nữa.

- Giảm được rủi ro: bán ở nhiều thị trường tốt hơn chỉ bán ở một nước.

- Ước vọng của các nhà lãnh đạo: các nhà lãnh đạo cao cấp, cổ đông
đều muốn công ty của họ tham gia thương mại quốc tế.

- Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.

- Khai thác lợi thế hiện có trong thị trường chưa được khai thác.

- Tạo thêm thu nhập từ những kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản
quyền (licensing) độc quyền kinh tế (franchising).

- Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.

- Phát triển thêm lợi nhuận để đầu tư, tạo công ăn việc làm.
- Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm (do
thông qua cạnh tranh).

1.4 Kế hoạch Marketing xuất khẩu

Kế hoạch Marketing xuất khẩu là bảng hướng dẫn từng bước một để
thực hiện chiến lược, quy định ngày, tháng, mục tiêu và cung cấp các ngân
sách chi tiết cho mỗi bước thực hiện. Kế hoạch phải trả lời tất cả câu hỏi làm
thế nào một chiến lược xuất khẩu được thực hiện và chỉ đạo doanh nghiệp
thực hiện được mục tiêu chiến lược.

Một kế hoạch Marketing xuất khẩu điển hình phải hội tụ được các điểm
sau:

- Các mục tiêu Marketing

- Phân khúc và định vị thị trường

- Các đặc tính của dãy sản phẩm.

- Nghiên cứu thị trường

- Các kênh phân phối

- Định giá xuất khẩu

- Các chiến lược khuyếch trương xuất khẩu.

Tóm lại, một kế hoạch Marketing tốt sẽ hợp nhất được các hoạt động
marketing của công ty thành một tổng thể chặt chẽ, bảo vệ công ty tránh khỏi
các đột biến, thiêt lập các mục tiêu và hành động như là điểm then chốt cho
hoạt động quản lý. Tuy nhiên, kế hoạch Marketing không thể dự đoán, ngăn
chặc các lỗi lầm, hoặc cung cấp các đảm bảo chắc chắn.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu nào sử dụng phương pháp gì ghi ra. Phải thống nhất với phần
mở đầu.

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.2 Phương pháp so sánh

2.2.3 Phương pháp ma trận Swot

2.2.4 Phương pháp suy luận tổng hợp


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI
3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần tập đoàn Lộc
Trời

Hình 2.1: Logo công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

Tên công ty: Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời

Tên giao dịch: Tập đoàn Lộc Trời – Loc Trời Group

Mã số thuế: 1600192619

Địa chỉ: Số 23 Hà Hoàng Hồ, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long


Xuyên, An Giang.

Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang được Uỷ ban nhân dân tỉnh
An Giang ra quyết định thành lập vào ngày 30/11/1993, với cơ sở vật chất ban
đầu rất nhỏ bé, tiền vốn kinh doanh ban đầu chỉ 750 triệu đồng và 23 nhân
viên.

Bắt đầu với lĩnh vực cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, bằng chất lượng
sản phẩm đáng tin cậy và chiến lược kinh doanh đột phá, công ty từng bước
nhận được sự tin tưởng của bà con nông dân cả nước. Xuất thân từ một tỉnh
nhỏ của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bảo vệ thực vật An Giang – AGPPS
nhanh chóng mở chi nhánh tại TP.HCM vào năm 1994 và mở rộng phạm vi
kinh doanh trên cả nước, qui mô và doanh số không ngừng tăng lên.

Năm 1996, với Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống đi vào hoạt
động, Bảo vệ thực vật An Giang chính thức bước vào lĩnh vực nghiên cứu và
kinh doanh hạt giống đầy tiềm năng. Chú trọng mạnh mẽ trong việc đầu tư
công nghệ, chất xám trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, Bảo vệ
thực vật An Giang từng bước trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành kinh
doanh hạt giống tại Việt Nam.

Cũng trong năm 1996, Bảo vệ thực vật An Giang đã mạnh dạn đầu tư
xây dựng 02 nhà máy gia công, chế biến nông dược với tổng công suất trên
5.000 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sản phẩm. Việc đầu tư xây dựng nhà
máy đã giúp công ty hạ được giá thành sản phẩm, mẫu mã bao bì luôn được
cải tiến phù hợp với thị hiếu của nông dân, chất lượng và sản lượng sản phẩm
luôn ổn định giúp công ty chủ động mở rộng hệ thống phân phối, phục vụ
nông dân.

Năm 1999, sau 06 năm hoạt động, Bảo vệ thực vật An Giang đã tăng
vốn lên gấp 57 lần, doanh thu cán mức 600 tỷ đồng so với 13 tỷ đồng trong
những năm đầu thành lập, nộp ngân sách tổng cộng 109,8 tỷ đồng.

Năm 2000, công ty vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh
Hùng Lao Động cho những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và các
hoạt động xã hội. Năm 2002, ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc công ty
vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động. Từ đầu
những năm 2000, Ban lãnh đạo công ty đã nuôi quyết tâm xây dựng công ty
trở thành một tập đoàn tầm vóc với chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững hàng
đầu thế giới.
15 năm sau kể từ khi ý tưởng xây dựng tập đoàn được hình thành, Bảo vệ
thực vật An Giang đã tiến những bước dài bền vững. Công ty được cổ phần
hoá vào năm 2004 với số vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

Công ty bắt tay xây dựng Lực lượng 3 Cùng và triển khai chương trình
lớn Cùng nông dân ra đồng vào năm 2006, tạo nên chuyển biến nhảy vọt
trong việc tiếp cận kỹ thuật canh tác hiện đại cho nông dân cả nước. Từ 12 kỹ
sư thành viên, đến nay Lực Lượng 3 Cùng đã lên tới gần 1200 kỹ sư cùng ra
đồng với nông dân. Tổ chức Guinness Việt Nam đã chính thức công nhận “lực
lượng 3 Cùng” của Tập đoàn Lộc Trời là lực lượng cùng nông dân ra đồng
lớn nhất ở Việt Nam.

Năm 2010, ngành Lương thực của công ty chính thức được khởi động.
Những cánh đồng mẫu lớn đầu tiên được công ty xây dựng trên khắp vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long và Chuỗi giá trị lúa gạo đầu tiên của Việt Nam
từng bước được định hình.

Năm 2012, AGPPS đưa vào hoạt động Trung tâm nghiên cứu nông
nghiệp Định Thành, trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp qui mô
lớn đầu tiên trực thuộc một công ty tư nhân.

Công ty hiện đang có quan hệ hợp tác chiến lược rộng rãi và chặt chẽ
với nhiều tập đoàn, viện, trường quốc tế và trong nước trong lĩnh vực nông
nghiệp.

Đến năm 2014, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An giang chính thức
tăng vốn điều lệ lên 652,05 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản của công ty trong đến
hết năm 2014 đạt 5.702 tỷ đồng. Doanh thu của công ty trong năm 2014 đạt
8.846 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 701 tỉ đồng. Tổng số nhân viên của
AGPPS đến hết năm 2014 là 3.439 người.

Sau 22 năm hoạt động, Bảo vệ thực vật An Giang đã trở thành nhà sản
xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông
nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học.

Đặc biệt trong lĩnh vực lúa gạo, AGPPS là công ty dẫn dầu trong xây
dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, với 5 nhà máy chế biến gạo hiện đại và
hơn 40.000 hộ nông dân tham gia sản xuất gạo chất lượng cao và an toàn
cùng sự đồng hành kỹ thuật của gần 1300 kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng. Trong
năm 2014, AGPPS đã chính thức bắt tay triển khai xây dựng chiến lược chuỗi
giá trị trên cây cà phê, với bước đi đầu tiên là hỗ trợ người nông dân Tây
Nguyên tháo gỡ những khó khăn bức thiết trong việc tái canh cây cà phê.

Công ty TNHHMTV Cà phê Hương Vị Trời có trụ sở tại Buôn Ma


Thuột, Đắk Lắk, thủ phủ cà phê Tây Nguyên, là đơn vị triển khai chiến lược
chuỗi giá trị trên cây cà phê của Tập đoàn Lộc Trời. Lực lượng kỹ sư 3 Cùng
của công ty đồng hành cùng nông dân trồng cà phê, xây dựng những vùng
nguyên liệu cao cấp, tuyển chọn những hạt cà phê chất lượng nhất, chế biến
với công nghệ hiện đại để mang đến người tiêu dùng các sản phẩm cà phê
Hương Vị Trời đẳng cấp.

Ngày 23/08/2015, tại Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, Công ty Cổ
phần Bảo vệ thực vật An Giang đã chính thức đổi tên thành Tập đoàn Lộc
Trời. Từ đó bắt đầu một cuộc chuyển hoá lịch sử với trọng tâm phục vụ người
nông dân thông qua chiến lược xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp hàng đầu
thế giới.

Năm 2017, Tập đoàn Lộc Trời vinh dự trở thành Thương hiệu Quốc gia
và là 1 trong 12 doanh nghiệp tiêu biểu kỷ niệm 30 đổi mới đất nước. Hướng
tới một tương lai hạnh phúc, cam kết mang đến những giá trị bền vững, Tập
đoàn Lộc Trời đã và đang đồng hành cùng người nông dân Việt Nam viết nên
một câu chuyện mới trong hôm nay và cho những thế hệ tương lai.

Ngày 30/10/2018 Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố 53 Doanh


nghiệp tiêu biểu đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp,nông thôn đạt
Danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” năm 2018. Tập đoàn Lộc Trời là
doanh nghiệp được xướng tên đầu tiên trong danh sách này.

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Tập đoàn Lộc Trời hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 3 ngành:

- Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, nông dược, hữu cơ sinh
học, phân bón.

- Thực phẩm: bao gồm gạo hạt Ngọc Trời, cà phê hương vị trời, nước
tinh khiết, trái cây.

- Dịch vụ: bao gồm bao bì, tour du lịch, vé máy bay.

3.1.3 Tầm nhìn sứ mệnh của công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

Tầm nhìn: Là Tập đoàn hàng đầu khu vực về dịch vụ nông nghiệp với
Chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và các thương hiệu nông sản dẫn đầu.

Là người phụng sự được nông dân và người tiêu dùng tin yêu hàng đầu.

Tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên
tiến hướng tới hiệu quả.

Mang lại cuộc sống sung túc cho nhân viên, đem lại lợi nhuận cao cho
nhà đầu tư dài hạn.

Sứ mệnh: “Hiện thực hóa những ước vọng của nông dân, nâng cao vị
thế và chất lượng cuộc sống của người nông dân, góp phần xây dựng những
vùng nông thôn đáng sống”.

3.1.4 Định hướng hoạt động của công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời và các thành viên của hệ sinh thái
nông nghiệp Lộc Trời đã trình bày định hướng hoạt động 3 năm và kế hoạch
hành động cho năm 2024, đồng thời ký kết các văn bản ghi nhớ với đại diện
các tỉnh và các đối tác trong và ngoài nước về việc triển khai liên kết sản xuất
trên 300.000 ha lúa, sản xuất và cung ứng gần 5.000.000 tấn lúa tương đương
hơn 2.000.000 tấn gạo và phụ phẩm lúa gạo từ năm 2024 và các năm tiếp
theo.

Viện Nghiên cứu Lộc Trời ký kết hợp tác nghiên cứu Viện Lúa
ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam, Công ty cổ phần Giải pháp thời tiết
WeatherPlus, để xây dựng các quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ AI và
Big data. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn tiếp tục ký kết với các đối tác như
Hopestone Group Pte Ltd (Singapore) và Quan Yi Agri Group Limited (Hồng
Kông, Trung Quốc) để xuất khẩu trực tiếp trên 100.000 tấn gạo. Giống cây
trồng Lộc Trời giữ vững ký kết với Công ty TNHH Bayer Việt Nam, Công ty
TNHH Mahyco Việt Nam, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp các tỉnh… để
nhượng quyền, sản xuất, phân phối 60.000 tấn các giống lúa, rau màu và cây
giống trong nước và khu vực.

3.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Lộc Trời giai đoạn 2021 - 2023

3.2.1 Doanh thu

Bảng 3.1: Bảng doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời giai
đoạn 2021 – 2023
Đơn vị: Tỷ đồng

Chênh lệch Chênh lệch


năm 2022 so năm 2023 so
Chỉ tiêu Năm Năm Năm với năm 2021 với năm 2022
2021 2022 2023 Phần Phần
Số Số
trăm trăm
tiền tiền
(%) (%)

Doanh thu bán


10.449 11.893 16.517 1.444 13,82 4.624 38,88
hàng

Doanh thu 10.224 11.691 16.069 1.467 14,35 4.378 37,45


thuần về bán
hàng

Doanh thu hoạt


55 162 227 107 194,55 65 40,12
động tài chính

Doanh thu khác 88 52 38 -36 - 40,91 -14 - 26,92

Tỷ VND

16517
18000

16069
16000

14000
11893
11691
10449

12000
10224

10000

8000

6000

4000

2000
227
162
88
55

52

38

0
2021 2022 2023 Năm
Doanh thu bán hàng Doanh thu thuần về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu khác

Hình 3.1 Doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời giai đoạn
2021 - 2023
Biểu đồ trên cho thấy doanh thu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc
Trời giai đoạn 2021 - 2023 tăng lên đáng kể. Riêng doanh thu khác tăng
trưởng âm. Giai đoạn năm 2021 - 2022 có phần tăng ít hơn so với năm 2022 –
2023 một phần do dịch Covid năm 2021 ảnh hưởng đến sản xuất và vận
chuyển trong nước và cả nước ngoài. Tuy nhiên, do gạo là mặt hàng thiết yếu
nên việc xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều so với các sản phẩm khác.
Chính vì thế, doanh thu xuất khẩu gạo của Lộc Trời không có dấu hiệu giảm.
Cụ thể, doanh thu bán hàng và doanh thu thuần tăng 14,35% so với 2021.
Doanh thu từ hoạt động tài chính cao nhất là 194,55% so với năm 2021,
khoản doanh thu khác giảm -40,91%.

3.2.2 Chi phí

Bảng 3.2: Bảng chi phí của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời giai
đoạn 2021 – 2023

Đơn vị: Tỷ VND

Chênh lệch Chênh lệch


năm 2022 so năm 2023 so
Chỉ tiêu Năm Năm Năm với năm 2021 với năm 2022
2021 2022 2023 Số Phần Số Phần
tiền trăm tiền trăm
(%) (%)

Chi phí bán hàng 856 885 978 29 3,39 93 10,51

Chi phí tài chính 348 492 958 144 41,38 466 94,72

Chi phí quản lí 364 398 718 34 9,34 320 80,40


doanh nghiệp

Chi phí khác 10 30 15 20 200,00 -15 -50,00


Thuế thu nhập 109 146 119 37 -33,95 -27 -18,49
doanh nghiệp

Tỷ VND
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
2021 2022 2023
Năm

Chi phí bán hàng Chi phí tài chính


Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hình 3.2 Chi phí của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời giai đoạn 2021
- 2023

Năm 2023 tình hình dịch bệnh giảm nhiều, nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng có dấu hiệu trở lại. Việc sản xuất, xuất khẩu gạo có dấu hiệu tăng trưởng
mạnh. Đặc biệt là giai đoạn năm 2022 - 2023 tăng trưởng gần 40% về doanh
thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu bán hàng. Điều này cho
thấy nhu cầu của thị trường và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ còn
tiếp tục phát triển trong những năm tới. Các khoản doanh thu khác chiếm -
27%.

Từ biểu đồ trên cho thấy các khoản chi phí của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Lộc Trời qua các năm đều có dấu hiệu tăng. Riêng chi phí khác và thuế
thu nhập doanh nghiệp có dấu hiệu âm. Năm 2022-2023 có sự chênh lệch lớn
về chi phí khác, cụ thể là chiếm mức tỷ lệ -50% so với năm trước (2021-
2022) tăng trưởng ở mức tỷ lệ 200%. Trong năm 2023, chi phí bán hàng tăng
10,51%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 80,40%. Trong đó, chi phí bán
hàng tăng chủ yếu đến từ việc kinh doanh lương thực, việc doanh thu ngành
tăng cao đã kéo theo chi phí xuất khẩu tăng cao, đồng thời chi phí quảng cáo
và khuyến mãi cũng tăng cao. Chi phí tài chính chiếm 94,72% so với năm
2022 là 41,38%.

3.2.3 Lợi nhuận

Bảng 3.3: Bảng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời giai
đoạn 2021 – 2023

Đơn vị: Tỷ đồng

Chênh lệch Chênh lệch


năm 2022 so năm 2023 so
Chỉ tiêu Năm Năm Năm với năm 2021 với năm 2022
2021 2022 2023 Số Phần Số Phần
tiền trăm tiền trăm
(%) (%)

Lợi nhuận gộp 1.963 2.149 2.472 186 9,48 323 16,45

Lợi nhuận thuần 450 536 361 86 19,11 -175 -32,64

Lợi nhuận trước 527 558 384 31 5,88 -174 -31,18


thuế

Lợi nhuận sau thuế 418 412 265 -6 -1,43 -147 -35,67

Lợi nhuận khác 77 22 22 -55 -71,42 0 0,00

Tỷ VND
3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2021 2022 2023 Năm

Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận khác
Hình 3.3 Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
giai đoạn 2021-2023
Xét biến động về lợi nhuận cho thấy năm 2023 ngoại trừ lợi nhuận gộp
có 16,45% tăng trưởng cao hơn năm 2022 là 9,48% thì các khoản lợi nhuận
còn lại như lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lợi
nhuận khác có mức tăng trưởng âm so với giai đoạn năm 2021-2022. Cụ thể
là ở năm 2022 mức lợi nhuận trước thuế là 5,88% thì đến 2023 chỉ còn -
31,18%. Lợi nhuận sau thuế là -1,43% ở năm 2022 và -35,67% ở năm 2023.
Lợi nhuận thuần có mức chênh lệch cao nhất so với các khoản lợi nhuận khác
cụ thể là ở năm 2022 là 19,11% thì sang năm 2023 giảm còn -32,64%. Ở năm
2022, lợi nhuận khác có mức tăng trưởng âm tới 77,42% sang đến năm 2023
mức tăng trưởng 0,00% tăng không đáng kể.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING


4.1 Phân tích môi trường vĩ mô

4.1.1 Kinh tế

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy: Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) của nước này tăng trưởng 5,2% cả năm ngoái, tăng khá so
với mức 3% đạt được trong năm 2022 và nhỉnh hơn so với mục tiêu 5% mà
Chính phủ Trung Quốc đề ra. Tuy nhiên, kết quả này được cho là xuất phát
nhiều từ cơ sở so sánh thấp, vì kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng yếu trong
năm 2022 do các biện pháp chống Covid-19 hà khắc. Mặt khác, mục tiêu tăng
trưởng khoảng 5% năm 2023 là mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua mà
Bắc Kinh đưa ra.

Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc còn đối mặt với những khó khăn
khác. Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng bất động sản đã kéo dài suốt ba
năm và vẫn chưa có hồi kết. Đầu tư phát triển bất động sản ở Trung Quốc
trong năm 2023 giảm 9,6% so với năm 2022, việc bán nhà mới ở nước này
trong tháng 12 giảm 0,4% so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất kể từ
tháng 2/2015.

Số liệu lạm phát mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12
của Trung Quốc giảm tháng thứ ba liên tiếp so với cùng kỳ năm trước với
mức giảm 0,3%, đánh dấu chuỗi tháng giảm phát dài nhất ở nước này kể từ
năm 2009. Cả năm 2023, CPI của Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn nhiều
so với mục tiêu chính thức là khoảng 3%. Áp lực giảm phát là một bằng
chứng rõ rệt về sự suy yếu của nhu cầu trong nền kinh tế, khiến các nhà hoạch
định chính sách Trung Quốc lo ngại về nguy cơ hình thành kỳ vọng bám rễ
sâu về một vòng xoáy đi xuống của giá cả.

Thống kê của Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia cho thấy tính đến cuối
tháng 12/2023, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.238 tỉ USD, cao nhất
trong hai năm, tăng 66,2 tỉ USD hay 2,1% so với cuối tháng 11.

Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc cho biết, tháng 12/2023,
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ và kỳ vọng của các nền
kinh tế lớn, chỉ số đồng USD giảm và giá tài sản tài chính toàn cầu nói chung
tăng. Quy mô dự trữ ngoại hối tăng lên trong tháng do tác động tổng hợp của
các yếu tố như chuyển đổi tỷ giá hối đoái và biến đổi giá tài sản.

Chỉ số USD tiếp tục giảm trong tháng 12/2023 và tỷ giá Nhân dân tệ
(NDT) so với USD tăng lên trong hai tháng liên tiếp. Vào tháng 12/2023, tỷ
giá NDT so với đồng USD đã tăng từ 7,1018 vào cuối tháng 11 lên 7,0827
vào cuối tháng 12, với mức tăng là 191 điểm, tăng 0,27%. Tỷ giá giao ngay
của NDT so với USD tăng từ 7,1310 vào tháng cuối năm 2023 lên 7,0920 vào
cuối năm, với mức tăng là 390 điểm và gần 0,55%.

4.1.2 Văn hóa xã hội

Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã xây dựng
nên cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Từ đó văn hóa ăn uống của
người Trung Quốc cũng trở thành một nét văn hóa riêng làm nên một nền văn
hóa Trung Hoa đặc sắc đậm chất Á Đông.

Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới, chạy dài qua nhiều
vĩ độ. Do đó khí hậu các miền hoàn toàn khác nhau nên cách ăn uống của mỗi
vùng cũng khác nhau.

Đặc trưng trong bữa ăn của các miền Trung Quốc


Miền Nam dùng cơm, gạo là chủ yếu. Miền Bắc người ta thay gạo bằng
các sản phẩm sợi bột như mì và bánh bao.

Người Trung Hoa phía Bắc dùng món canh để khai vị. Còn người miền
Nam lại chỉ dùng món canh này vào cuối bữa.

Mỗi vùng thích uống các loại trà khác nhau, cách pha trà và nghi lễ
uống trà cũng không giống nhau.

Các trường phái ẩm thực Trung Hoa

Để nói về sự đa dạng trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc thì
không thể không nhắc các trường phái ẩm thực sau:

Quảng Đông

Ẩm thực Quảng Đông là sự kết hợp tinh hoa của nhiều trường phái
khác, bao gồm cả ẩm thực phương Tây. Món ăn Quảng Đông có thể chế biến
theo 21 cách khác nhau, có thể kể đến như, chiên rán, quay, nướng, hầm, xào,
hấp, kho, chao hấp bát úp, …

Sơn Đông

Sơn Đông là khu vực có kiểu thời tiết hè nóng nhiều mưa, đông lạnh
khô ráo. Nguyên liệu món ăn của Sơn Đông rất phong phú, có sở trường làm
món canh và nội tạng động vật. Các món Sơn Đông có vị nồng đậm, nặng
mùi hành tỏi.

Tứ Xuyên

Nhắc đến Tứ Xuyên, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những món cay trứ
danh. Với đặc sản ba tiêu, các món cay Tứ Xuyên có hương vị đặc biệt khó
quên với những người đã có dịp thưởng thức. Bên cạnh đó, món ăn Tứ Xuyên
còn đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa ngọt, mặn, chua, đắng, thơm.

Giang Tô
Trường phái Giang Tô được hợp thành từ đồ ăn của 4 bốn địa phương:
Hoài Dương, Kim Lăng, Tô Tích, Từ Hải. Các đầu bếp theo trường phái
Giang Tô rất chú trọng đến kỹ thuật dùng dao, cách chế biến cực kỳ tinh tế để
đảm bảo được sự tươi mát, thanh đạm của món ăn. Ngoài ra, người Giang Tô
không sử dụng xì dầu trong nấu nướng. Họ chủ yếu dùng đường, giấm để tạo
nên vị chua, ngọt đặc trưng của món ăn nơi đây. Trình bày đẹp mắt và cầu kỳ
nhất có lẽ là đặc trưng của người Giang Tô

Một số phong tục trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc

Người Trung Quốc rất chú trọng việc ăn uống nên họ có thói quen tiếp
khách trên bàn ăn. Khách càng quan trọng thực đơn món ăn lại càng đắt đỏ và
phong phú.

Người nào mời đi ăn thường sẽ là người trả tiền. Việc tranh trả tiền có
thể xem như hành động xúc phạm và không tôn trọng người mời.

Người Trung Quốc rất chú trọng vị trí ngồi trên bàn ăn. "Ghế chủ toạ" –
đối diện lối vào hoặc ở phía Đông tương đương với "người chủ bàn tiệc". Chỗ
này thường được dành riêng cho người có địa vị cao nhất được xác định theo
độ tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp,..

Người lớn tuổi thường ngồi tại vị trí trung tâm của bàn ăn. Những
người nhỏ tuổi cần chú ý phép tắc, lễ nghĩa thông thường trên bàn ăn. Người
nhỏ tuổi trước khi ăn phải mời bề trên ăn trước, ăn uống không để phát ra
tiếng động, khi gắp đồ ăn nên gắp ít một…

Mỳ được ví như biểu tượng của sự trường thọ tại Trung Quốc. Vì vậy
nên khi thưởng thức món ăn này, bạn không nên cắn đứt sợi mì mà hãy ăn hết
cả sợi mì dài.

Đũa đóng một vai trò lớn trong văn hóa ăn uống và sinh hoạt của người
Trung Quốc. Họ ăn mì đến cơm, thịt đến canh, cá đến trứng, tất tần tật mọi
thứ đều bằng đũa.
4.1.3 Chính trị pháp luật

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, từ năm 2021 đến
nay, sản lượng lúa gạo của nước này đạt trên 200 triệu tấn/năm, thậm chí từ
năm 2015 sản lượng vượt lên trên 210 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm
vừa qua, do tác động của yếu tố thời tiết, hiện tượng El Nino gây ra hạn hán,
lũ lụt. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa ngày càng sâu rộng, diện tích canh tác
lúa đã giảm, dẫn đến sản lượng lúa những năm gần đây giảm so với những
năm trước đây.

Theo báo cáo triển vọng nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2022 -
2031 của Hội đồng chuyên gia dự báo thị trường - Bộ Nông nghiệp nông thôn
Trung Quốc cũng như một số báo cáo của một số tổ chức nghiên cứu độc lập
cho thấy tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã đạt ngưỡng 150 triệu tấn từ năm
2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục cho đến nay, trong đó, cơ cấu tiêu
thụ gạo như sau: 74,5% là sử dụng làm thực phẩm cho người dân; 12-14% là
sử dụng vào ngành thức ăn chăn nuôi; gạo cho ngành công nghiệp chế biến
(sản xuất tinh bột, sản xuất rượu) chiếm khoảng 8%.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh lương thực được Chính phủ Trung Quốc
rất coi trọng. Luật An ninh lương thực mới của nước này dự kiến có hiệu lực
từ ngày 1/6/2024. Đây là động thái quan trọng mang tầm quốc gia của Trung
Quốc trong việc bảo đảm nguồn cung ổn định ngũ cốc và các sản phẩm liên
quan, tăng cường an ninh lương thực trước những bất ổn ở thị trường bên
ngoài. Vì vậy, Trung Quốc sẽ duy trì nhập khẩu gạo một cách hợp lý để đảm
bảo bù đắp cho thiếu hụt gạo trong nước.

4.1.4 Khoa học kỹ thuật công nghệ

Khoa học kỹ thuật và công nghệ của Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu sau:
- Học viện Nông nghiệp Trung Quốc Khoa học (CAAS) vừa cho biết,
các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo một số giống cây trồng chính mới
trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020),Viện Nông nghiệp
Đô thị thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã hợp tác với
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia Trung Quốc và đạt được thành tựu lớn trong
một vụ thu hoạch lúa chỉ với 60 ngày, ở môi trường khu vực thử nghiệm.
Ngày 5/12/2022, lần đầu tiên Trung tâm Khoa học Thực vật Phân tử thuộc
CAS hoàn thành thí nghiệm tăng trưởng toàn bộ vòng đời của cây lúa gạo
trên trạm vũ trụ.

- Tân Hoa Xã đưa tin đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Viện Nông nghiệp
Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Trung Quốc đã trồng và thu hoạch lúa
khổng lồ trên các cánh đồng thí nghiệm. Họ đã dành 10 năm để nuôi cấy loại
lúa mới này. Giống lúa mới đạt chiều cao trung bình 1,8m trong khi một số
cây thậm chí vươn tới 2m. Chúng được trồng thử nghiệm tại tỉnh Hồ Nam ở
miền Trung nước này.

- Ứng dụng các công nghệ vào sản xuất trồng lúa ở tỉnh Hắc Long
Giang góp phần cung cấp đủ sản lượng gạo cho hơn 1,4 tỷ người dân Trung
Quốc. hầu hết gạo được sản xuất tại tỉnh Hắc Long Giang - một tỉnh phía
đông bắc của Trung Quốc với 37,9 triệu dân. Trong những năm gần đây, các
trang trại ở Hắc Long Giang đã được chuyển đổi thành “trang trại thông
minh”, ứng dụng các công nghệ vào sản xuất như:

+ Ứng dụng đo chỉ số thời tiết: sử dụng ứng dụng di động để quan sát
nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió và các thông tin khác của ruộng lúa.

+ Bản đồ viễn thám vệ tinh đo diện tích ruộng lúa, tính toán nhanh
chóng và chính xác diện tích ruộng lúa của nông dân bằng cách sử dụng bản
đồ viễn thám vệ tinh từ xa, chính xác và hiệu quả hơn so với các phép đo thủ
công truyền thống.
+ Trung tâm dữ liệu khổng lồ từ các thiết bị giám sát và trạm thời tiết
giúp hiểu biết toàn diện về môi trường sinh trưởng của cây lúa, bao gồm khả
năng chiếu sáng, tốc độ gió, nhiệt độ nước, độ cao của ruộng lúa và thông tin
về bùn.

Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đã giúp Trung
Quốc có được những giống lúa chất lượng tốt và cho ra sản lượng cao, đây
cũng là thách thức đối với những DN muốn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
như Lộc Trời. Để chinh phục tốt thị trường này thì cần đội ngũ có chuyên
môn về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lai tạo,
nuôi trồng, thu hoạch và đóng gói sản phẩm từ lúa gạo.

4.1.5 Điều kiện tự nhiên

Trung Quốc là quốc gia có điều kiện tự nhiên đa dạng, từ vùng đất đồi
núi, thung lũng, đồng bằng đến các bờ biển và quần đảo. Có địa hình đa dạng
với nhiều dãy núi, thung lũng và sông ngòi. Điều này tạo ra điều kiện cho việc
phát triển nông nghiệp, du lịch và các ngành công nghiệp khác. Khí hậu ở
Trung Quốc có từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới và ôn đới tạo ra nguồn cung cấp
cho nước này một loạt các loại cây trồng và động vật phong. Vùng đất ở đây
có nhiều loại đất đai phong phú và màu mỡ. Hơn thế nữa, Trung Quốc có con
sông lớn như sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, sông Trường Giang,...Sông
ngòi này không chỉ cung cấp nguồn nước cho việc canh tác và nuôi trồng mà
còn là nguồn nước quan trọng cho việc sinh hoạt và sản xuất công, nông
nghiệp. Với điều kiện tự nhiên và địa hình tốt đã giúp Trung Quốc đem về
lượng lớn nguồn lương thực đặc biệt là lúa gạo. Hiện nay, Trung Quốc là một
trong những quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất và tiêu thụ gạo. Tuy nhiên,
do nhu cầu tiêu thụ lớn và diện tích trồng lúa hạn chế, Trung Quốc thường
phải nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của
người dân.

4.2 Môi trường vi mô


4.2.1 Môi trường vi mô bên ngoài

4.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc, mặt hàng
gạo đã luôn tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua, chiếm gần 1/5 tổng
lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của
Việt Nam luôn nhận thức Trung Quốc là một thị trường quan trọng, đứng thứ
2 trong số các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong đó có cả tập đoàn
Lộc Trời. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực trên thì Lộc Trời phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở thị trường Trung Quốc khi đã có
sẵn mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc, cũng như có lợi thế về chi
phí sản xuất. Đối với tập đoàn Lộc Trời, đối thủ này đòi hỏi họ phải cạnh
tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ tốt hơn để thu hút khách
hàng. Đặc biệt trên thị trường quốc tế Lộc Trời còn phải gặp những đối thủ
lớn trong việc xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan,... sang thị
trường Trung Quốc làm tăng sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường này. Hiện
nay các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng
tương đối cao và các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì.

Qua công tác nắm tình hình, ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại
Việt Nam tại Trung Quốc, nhận thấy bao bì gạo của Thái Lan, Lào có mặt tại
hệ thống siêu thị của Trung Quốc (thậm chí cả hệ thống siêu thị khu vực phía
Bắc Trung Quốc – khu vực tương đối khắt khe về chất lượng hàng hóa và yêu
cầu về bao bì) được đóng gói hết sức chắc chắn, bắt mắt và phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng Trung Quốc. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo Việt Nam nói chung và Lộc Trời nói riêng phải cần đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất và đóng gói sản
phẩm.

4.2.1.2 Khách hàng


Tại Ngày hội khách hàng Lộc Trời năm 2023, Công Cổ phần Dịch vụ
Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) đã ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng để triển
khai vùng nguyên liệu liên kết sản xuất lúa trên 300.000ha lúa, ký liên kết sản
xuất trực tiếp với nông dân và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đảm bảo
vùng nguyên liệu chất lượng cao có thể cung ứng 5 triệu tấn lúa mỗi năm.

4.2.1.3 Nhà cung ứng

Công ty Cổ Phần Tập đoàn Lộc Trời liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
lúa gạo giúp nông dân và những thành phần tham gia chuỗi sản xuất có điều
kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa.

Ông Đoàn Văn Thu, ở xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
cho biết, mấy năm gần đây, nhờ tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với
doanh nghiệp, nên gia đình ông luôn an tâm, không lo giá lúa bị giảm, khó
tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch rộ. Ông Đoàn Văn Thu cho biết thêm, vào vụ
thu hoạch lúa, doanh nghiệp đã liên kết sẽ thu mua lúa hàng hóa cao hơn thị
trường 50 đồng/kg.

Tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, trong vụ sản xuất thu - đông năm
2021, các doanh nghiệp đã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với hơn 1.000 hộ
nông dân, với diện tích canh tác gần 1.600 ha, trong quá trình nông dân canh
tác, doanh nghiệp cung cấp lúa giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đầu
vào… đến cuối vụ mới thanh toán tiền. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất và
tiêu thụ lúa hàng hóa, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện còn tham gia
vào tổ hợp tác nhân giống lúa, liên kết với các công ty sản xuất lúa giống góp
phần tăng thêm thu nhập trong sản xuất.

4.2.1.4 Sản phẩm thay thế

Gạo là lương thực chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở một số tỉnh phía
Bắc Trung Quốc, do đặc điểm khí hậu nên gạo được thay thế bằng lúa mỳ.
Khác với gạo nấu nguyên hạt, lúa mỳ thường xay nhỏ. Ngoài làm lương thực
chính, lúa mỳ còn được sử dụng để làm bánh. Đặc biệt, hình ảnh bột mỳ cùng
bánh bao đã trở thành biểu tượng cho văn hóa ẩm thực truyền thống Trung
Quốc. Không những vậy, bánh bao còn là một nét đặc sắc riêng mà chỉ nền
ẩm thực này mới có. Do đó, đây là sản phẩm thay thế đáng chú ý của mặt
hàng gạo tại thị trường này.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc đang nắm giữ 69%
ngô, 60% gạo, 51% lúa mì và hơn 30% đậu tương của thế giới trong kho dự
trữ của họ. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng lương thực dự trữ của Trung Quốc
đã tăng khoảng 20%.

Tuy có lượng dự trữ ổn định nhưng theo bộ công thương, năm 2024,
khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường nhập khẩu gạo để điều tiết hài
hòa giữa nhập khẩu và sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, dự báo
năng lực nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước
vẫn ở mức cao. Đây là tín hiệu khả quan và là cơ hội tốt để xuất khẩu gạo
sang thị trường này.

4.2.2 Môi trường vi mô bên trong

4.2.2.1 Sản xuất

Xuất phát từ khát vọng muốn giúp nông dân tiêu thụ hạt lúa sản xuất ra
ổn định, Tập đoàn Lộc Trời đã xây dựng ngành lương thực, tổ chức sản xuất
lúa gạo theo chuỗi giá trị trên cánh đồng lớn. Công ty đã xây dựng 5 nhà máy
chế biến lúa gạo với công suất 700.000 tấn/năm, cung cấp vật tư đầu vào
(giống, phân, thuốc) và thu mua lúa của nông dân sản xuất ra. Lực lượng Ba
Cùng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, giao “Sổ nhật ký đồng ruộng” để
theo dõi nông dân thực hiện đúng qui trình và sử dụng số liệu làm cơ sở để
hạch toán kinh tế và đánh giá sản xuất qua từng vụ. Từ hai năm nay, Lộc Trời
đã có một bước phát triển mới khi tham gia liên minh lúa gạo bền vững quốc
tế SRP (Sustainable Rice Platform). Liên minh toàn cầu này do Quỹ môi
trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI)
thành lập vào năm 2011 và đến nay có trên 70 thành viên khắp thế giới. Liên
minh thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu, sản xuất, cơ chế chính sách, buôn
bán và tiêu dùng nhằm mục đích sản xuất lúa gạo bền vững, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hai đơn vị Việt nam
tham gia là Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tập đoàn Lộc Trời.

Một trong những yếu tố quan trọng trong tổ chức sản xuất lúa gạo theo
chuỗi giá trị là xây dựng các nhà máy sấy lúa và xay xát chế biến lúa gạo.
Cho đến hiện nay Tập đoàn đã xây dựng được 5 nhà máy tại các tỉnh vùng
ĐBSCL. Diện tích đất để xây dựng một nhà máy biến thiên từ 10 ha đến 18
ha. Mỗi nhà máy đều có đầy đủ các công đoạn là sấy, tồn trữ, bóc vỏ trấu, xát
trắng và đóng bao bì với dây chuyền công nghệ hiện đại. Hai nhà máy đã
được nâng cấp trong giai đoạn hai có công suất chế biến 200.000 tấn/năm
đặt tại Thoại Sơn và Châu Thành thuộc tỉnh An Giang. Các nhà máy đang ở
giai đoạn 1 chỉ với công suất 100.000 tấn/năm đóng tại Tân Hồng (Đồng
Tháp), Vĩnh Hưng (Long An) và Hồng Dân (Bạc Liêu). Tổng công suất của 5
nhà máy là 700.000 tấn/năm. Chung quanh 5 nhà máy là các vùng nguyên
liệu cánh đồng lớn hợp tác sản xuất với nông dân.

Tập đoàn ký hợp đồng sản xuất từng vụ theo đó cung cấp vật tư cho
nông dân cộng tác viên ở cánh đồng lớn trong vòng 120 ngày không tính lãi
suất ngân hàng bao gồm hạt giống lúa cấp xác nhận, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật. Trong hợp đồng ký kết, giá lúa tươi với ẩm độ chuẩn 25% được xác
định cố định ngay từ đầu vụ và đưa vào hợp đồng. Vào thời điểm một tuần
trước khi thu hoạch, nếu giá thị trường biến động quá lớn thì hai bên thống
nhất lại giá bằng cách cộng thêm hoặc trừ bớt phần chênh lệch ở mức 50%.
Nếu giá đầu vụ ký 5000 đồng/kg nhưng lúc sắp thu hoạch giá thị trường lên
6000 đồng thì tập đoàn sẽ mua là 5.500 đồng/kg. Giá lúa giảm cũng tính bằng
cách tương tự. Qua thực nghiệm thử từ cuối năm 2016 đến nay, cơ chế này
vận hành thuận lợi. Vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng về nhà máy miễn phí,
sấy lúa miễn phí. Tập đoàn đã bãi bỏ cơ chế cho lưu kho miễn phí trong vòng
1 tháng. Tập huấn kỹ thuật trong tất cả các khâu canh tác thông qua lực lượng
Ba Cùng tại chỗ. Hướng dẫn cách ghi chép “Sổ nhật ký đồng ruộng”, xử lý số
liệu để hoàn thiện qui trình và hạch toán kinh tế. Từ những yếu tố trên Tập
Đoàn Lộc Trời đã tạo nên được vị thế mạnh trên thị trường, cung cấp đầy đủ
và đáp ứng tốt về chất lượng cũng như nhu cầu của khách hàng.

4.2.2.2 Tài chính

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý:

Năm 2022, Tập đoàn đạt được sự ổn định về tổ chức và cơ cấu quản lý
từ công ty mẹ đến đơn vị thành viên. Tuy không có biến động lớn, Tập đoàn
tiếp tục được cải thiện về hiệu quả vận hành và chất lượng công việc của
người lao động. Các chính sách, quy trình quản trị của Tập đoàn thông qua hệ
thống SAP S/4HANA và văn phòng số Workit tiếp tục được cũng cố và vận
hành ổn định.

Trong năm 2023, Tập đoàn tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tối
thiểu 400 tỷ đồng và nỗ lực đạt được kết quả cao hơn để tích luỹ cho hai quỹ
dự phòng rủi ro cho nhân viên và nông dân.

Trong giai đoạn 2023-2025, tất cả các hoạt động trong hệ sinh thái Lộc
Trời sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất
nông sản quy mô lớn, đồng bộ và liên tục thông qua các hợp tác xã có diện
tích ít nhất 1.000 ha, ứng dụng tri thức nông nghiệp vào quản lý mùa vụ, cung
úng vật tư nông nghiệp theo các giải pháp cân bằng hoá học, sinh học và hữu
cơ tiến đến giảm hoá chất trong nông nghiệp, triển khai cơ giới hoá đồng bộ
và Drone trong tất cả các khâu canh tác nhằm tăng hiệu quả và tiết giảm chi
phí, hướng đến sản xuất với giá thành ổn định và đảm bảo lợi ích kinh tế lâu
dài cho nông dân tham gia liên kết, tạo ra các sản phẩm lúa, gạo đạt tiêu
chuẩn chất lượng đáp ứng những tiêu chí ngày càng chặt chẽ của thị trường
thế giới.

Tập đoàn tiếp tục thúc đẩy các dự án, chương trình và sáng kiến hướng
đến phát triển bền vững tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, nhằm góp
phần thiết thực cùng ngành nông nghiệp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí
hậu và giảm phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa.

4.2.2.3 Nhân sự

Mô hình quản trị: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát và Tổng giám đốc.

- Cơ cấu bộ máy quản lý:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm
tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội
đồng cổ đông quyết định những vấn đề được pháp luật và Điều lệ Công ty
quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua báo cáo tàichính hàng năm của
Công ty và kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Công ty…

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyếtđịnh, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra..Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị
và Ban Điều hành, có nhiệm vụ kiểm - soát mọi mặt hoạt động quản trị và
điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, trực
tiếp điều hành các hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị.

4.2.2.4 Văn hóa tổ chức


Ngày 9/1/2019 tại VPĐD TP HCM, Tập đoàn Lộc Trời đã tổ chức triển
khai dự án cải tiến văn hóa doanh nghiệp, chính thức đặt bước chân khởi đầu
trên hành trình cải tiến văn hóa LTG trong thời kỳ mới. Đây là ngày triển khai
đầu tiên trong chuỗi chương trình được kéo dài liên tục trong các ngày 9,10,
15,16,17 của tháng đầu năm.

Mở đầu chương trình, Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thòn đã có phần
chia sẻ nêu bật ý nghĩa, vai trò của văn hóa doanh nghiệp và sự cần thiết phải
triển khai xây dựng văn hóa nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của LTG,
xây dựng môi trường làm việc phát huy hiệu quả, sáng tạo cho toàn thể
CBNV. Việc xây dựng văn hóa tại LTG sẽ kế thừa những nét văn hóa phù hợp
của LTG hiện tại, đồng thời nhận diện những nét giá trị khác đang tồn tại
nhằm mang lại những kết quả tích cực để hình thành nét văn hóa riêng của
LTG. Văn hóa bản sắc độc đáo của LTG tập trung vào việc phát triển năng lực
bản thân của mỗi người. Từ đó, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung và
hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mạng của LTG. Ngược lại, môi trường văn hóa tốt
sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp mỗi thành viên phát triển và thăng tiến trong
công việc.

Lộc Trời có 6 giá trị cốt lõi mà ban lãnh đạo LTG đã lựa chọn làm nền
tảng, đó là:

CHÍNH TRỰC - TẬN TÂM - NHIỆT HUYẾT- ĐOÀN KẾT - TRÁCH


NHIỆM - SÁNG TẠO.

Trên cơ sở đó, các dự án triển khai văn hóa LTG không chỉ từ trên
xuống mà sau đó phải được đi từ dưới lên, nhằm cho mọi thành viên trong gia
đình Lộc Trời đều hiểu được bản thân mình chính là một nhân tố kiến tạo văn
hóa. Cây văn hóa Lộc Trời không chỉ thể hiện ở phần lá, cành, thân mà còn
được kiến tạo từ phần gốc rễ.
Những đặc điểm văn hoá như trên là điều kiện, nội lực bên trong giúp
cho LTG có sự gắn kết giữa các CBNV, từ đó hợp tác, làm việc hiệu quả hơn,
đưa các sản phẩm của DN tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI
5.1 Phân tích thực trạng marketing cho sản phẩm gạo của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Lộc Trời

5.2 Đánh giá thuận lợi khó khăn của hoạt động marketing cho sản phẩm
gạo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

5.3 Lập kế hoạch marketing xuất khẩu cho sản phẩm gạo của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Lộc Trời

5.3.1 Cơ sở đề xuất kế hoạch

Ma trận Swot

5.3.2 Mục tiêu marketing cho xuất khẩu sản phẩm gạo của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

5.3.3 Lập kế hoạch marketing cho xuất khẩu sản phẩm gạo của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like