You are on page 1of 8

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN – MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Trình bày tầm ảnh hưởng và tác động của xây dựng và thực thi chiến
lược trong các doanh nghiệp Việt Nam. Phân tích sự khác biệt giữa
“Chiến lược Phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm” với
“Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm” của doanh nghiệp. Lấy một ví dụ
thực tế để mô tả cho các phân tích trên của bạn.
I. Lý thuyết
1. Các khái niệm
a) Chiến lược là gì?
Khái niệm chiến lược xuất phát từ trong quân sự, có từ thời xa xưa trong lịch
sử. Và sau chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu ứng dụng rộng rãi trong nền kinh
tế và quản lý.
Chiến lược là tiến trình tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù
hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và có cách thức, phương tiện để được
những mục tiêu đó một cách tốt nhất sao cho phát huy được những điểm mạnh,
khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh
hoặc giảm thiểu các thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
b) Chiến lược phát triển tập trung là gì?
Chiến lược phát triển tập trung là khi công ty tập trung vào một lĩnh vực, một
ngành hàng hay một dãy sản phẩm nhất định nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh
cho doanh nghiệp.
Khi mới tham gia vào thị trường, chi phí của doanh nghiệp lúc nào cũng cao và
nguyên nhân đến từ việc phải phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, đầu tư
vào việc thiết lập dây chuyền công nghệ,… sau một thời gian tích lũy những kinh
nghiệm, những bài học nhận được sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí. Sự tiết kiệm được các chi phí đó là do hiệu ứng đường cong kinh nghiệm.
Có 3 mức chiến lược:
1. Tập trung xâm nhập thị trường
2. Tập trung phát triển thị trường
3. Tập trung phát triển sản phẩm
Ưu điểm và khuyết điểm của chiến lược phát triển tập trung là:
 Ưu điểm:
- Tập trung được nguồn lực
- Quản lý không quá phức tạp
- Tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm
 Tạo ra đường cong kinh nghiệm
 Khuyết điểm:
- Phụ thuộc vào thị trường
- Khó khai thác cơ hội mới
- Khó tối đa hóa lợi nhuận
c) Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản
phẩm là gì?
Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm là loại chiến
lược doanh nghiệp tìm cách cải tiến hay đưa ra các sản phẩm mới cho những thị
trường hiện tại của mình.
Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm:
- Đòi hỏi chi phí đầu tư cao
- Phải kiểm soát được thị trường
- Khả năng nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm phải được củng cố và
nâng cao.
Các sản phẩm cũ đang ở giai đoạn phát triển thì những sản phẩm mới phải đang
được phát triển và nghiên cứu. Điều này giúp cho việc đưa sản phẩm mới ra thị
trường được đúng lúc và đồng thời có thể nhân cơ hội tận dụng được những thành
công ở các sản phẩm cũ. Việc xuất hiện sản phẩm thay thế trên thị trường, doanh
nghiệp cần giảm giá ngay các sản phẩm cũ hoặc ngay lập tức tung ra các sản phẩm
mới và đây là dạng thị trường phát triển theo dạng vỏ sò, sản phẩm cũ chưa kịp lạc
hậu thì sản phẩm mới đã xuất hiện. Tuy nhiên, việc giảm giá các sản phẩm cũ
không phải là một ý tưởng hay. Ở thị trường này, doanh nghiệp cần có những sản
phẩm hỗ trợ trong dãy sản phẩm để đảm bảo rằng khách hàng có thể hoàn toàn hài
lòng với những sản phẩm mới này. Hoạt động trong thị trường vỏ sò mà sản phẩm
mới thay đổi liên tục, doanh nghiệp phải có khả năng nghiên cứu và phát triển tốt,
khi đó doanh nghiệp nên hướng tới các đối tượng khách hàng mạo hiểm, nhóm
khách hàng sẵn sàng chi trả và một phần các nhóm đối tượng khách hàng tiên
phong.
Sản phẩm mới mà doanh nghiệp đưa ra phải có tính năng vượt trội so với sản
phẩm cũ, đảm bảo sự hài lòng khách hàng sẵn sàng trả giá cao để sở hữu sản phẩm.
Việc giá bán cao hoặc rất cao nhằm tăng giá trị thương hiệu, tiếp thị tập trung tại
nhóm khách hàng có giá trị, sản lượng sản xuất ít để gây hiệu ứng khan hiếm.
Chiến lược này sử dụng trong trường hợp khi:
 Sản phẩm bắt đầu suy thoái
 Xuất hiện sản phẩm mới thay thế
 Thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh
 Những ngành có công nghệ phát triển cao
 Cần có sản phẩm hỗ trợ trong dãy sản phẩm đã thành công
 Doanh nghiệp có khả năng R&D cao.
d) Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là gì?
Đa dạng hóa đồng tâm là chiến lược mà doanh nghiệp tìm cách phát triển những
sản phẩm hay dãy sản phẩm có liên quan chặt chẽ về công nghệ hay thị trường.
Ví dụ: Công ty Vinamilk không chỉ phát triển sản phẩm sữa tươi, mà còn có sữa
chua, sữa bột, sữa đặc,… bán cùng kênh phân phối như siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa
hay chính tại các cửa hàng phân phối của Vinamilk.
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm sử dụng trong các trường hợp:
- Những sản phẩm mới tạo ra phải có tác dụng thúc đẩy sản phẩm chính
phát triển hoặc tạo tính cộng hưởng cho khách hàng.
- Khi tốc độ phát triển của ngành đang có dấu hiệu suy giảm, cấp thiết phải
có những sản phẩm khác xoay quanh sản phẩm chính để đảm bảo nguồn
tài chính của doanh nghiệp được liên tục.
- Sản phẩm bổ sung chỉ mang tính thời vụ, không thể phát triển lâu dài vì
vậy doanh nghiệp liên tục phải đưa ra các sản phẩm khác.
II. Phân tích
II.1 Tầm ảnh hưởng và tác động của xây dựng và thực thi
chiến lược
a. Tầm ảnh hưởng của xây dựng và thực thi chiến lược
Xây dựng và thực thi chiến lược giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản
trị chiến lược, đây là giai đoạn quyết định để biến những phương án chiến lược
thành hiện thực. Trong giai đoạn này, nhà quản trị cần phải đảm bảo thực hiện
thành công các nhiệm vụ:
+ Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên tham gia xây dựng và
thực thi chiến lược.
+ Kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của các nhân viên.
+ Đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho quá trình thực thi như
+ Xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề ra các mục tiêu rõ ràng, ghi chép và
giám sát, theo dõi quá trình thực thi.
Để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của xây dựng và thực thi chiến lược, nhà
quản trị cần thực hiện tốt các hoạt động của quá trình xây dựng thực thi chiến lược
như:
+ Đưa sứ mệnh của doanh nghiệp vào thực thi.
+ Thay đổi cấu trúc của tổ chức: Thay đổi cấu trúc của tổ chức dựa trên chiến lược
đã xây dựng và qua quá trình rà soát lại cấu trúc tổ chức. Qua đó, doanh nghiệp cần
xem xét có nên điều chỉnh lại hay không, nếu điều chỉnh thì sẽ điều chỉnh như thế
nào,… và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đảm bảo được việc cấu trúc của
tổ chức phải hỗ trợ tối đa cho việc thực thi chiến lược.
+ Lập các mục tiêu hàng năm: căn cứ vào những mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp cần
thiết lập các mục tiêu hàng năm mà công ty đạt được.
+ Thiết lập các chính sách cụ thể: doanh nghiệp thiết lập chính sách cụ thể để theo
đuổi mục tiêu.
+ Phân phối nguồn lực: tiến hành phân phối đầy đủ nguồn lực cho các hoạt động
thực thi chiến lược.
b. Tác động của xây dựng và thực thi chiến lược
Để hình thành một chiến lược người ta cần kết hợp tất cả các yếu tố từ việc
phân tích môi trường lại với nhau, vì vậy ta cần phải thu thập các thông tin cần
thiết và kết hợp chúng lại với nhau. Việc thu thập thông tin cần thiết thường được
tóm tắt và định lượng thành ma trận EFE và IFE, các ma trận này sẽ được kết hợp
với nhau để có thể đưa ra đươc các phương án của chiến lược từ đó bắt đầu xây
dựng và thực thi các chiến lược.
Ngoài ra, khi hình thành xong các phương án chiến lược, nhà quản trị cần đánh
giá mức độ hấp dẫn của chúng để sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện nếu như nguồn
lực bị hạn chế. Sau khi chiến lược được thiết lập, ta cần tổ chức thực hiện bằng
việc đưa chiến lược vào hành động và thực hiện thay đổi thông qua các kế hoạch,
chương trình cụ thể như: thiết lập mục tiêu ngắn hạn, hoạch định và phân bổ
nguồn lực, xây dựng các chính sách, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến
lược,…
II.2 Phân tích sự khác biệt giữa “Chiến lược Phát triển tập
trung theo hướng phát triển sản phẩm” với “Chiến lược đa
dạng hóa đồng tâm” của doanh nghiệp
a) Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm là chiến lược sử
dụng nghiên cứu thị trường là chính nhằm giúp cho việc xây dựng kế hoạch thành
công trong việc doanh nghiệp phát triển các sản phẩm. Chiến lược tổng thể của
doanh nghiệp bao gồm các phương pháp và những kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử
dụng trong từng giai đoạn để tập trung phát triển sản phẩm. Điều này có thể giúp
doanh nghiệp vượt qua những trở ngại và tập trung vào những chiến lược thành
công nhất. Lập kế hoạch về cách phát triển các sản phẩm khác nhau cũng có thể
cho phép doanh nghiệp điều chỉnh các sản phẩm hiện có và phát triển hơn doanh
nghiệp của mình.
Đồng thời, chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm
không chỉ đòi hỏi một ngân sách lớn hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
của các doanh nghiệp thường xuyên theo đuổi chiến lược phát triển còn phải có
năng lực thực sự trong các hoạt động nghiên cứu phát triển và hoạt động marketing
nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ mới tới người dùng. Chiến lược này đặc biệt hữu hiệu
khi một sản phẩm rất thành công của doanh nghiệp đã bắt đầu đi vào giai đoạn bão
hòa trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm thu hút những
khách hàng đã thỏa mãn với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh
nghiệp tiếp tục sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Khi doanh
nghiệp hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát triển công
nghệ cao trong khi đối thủ cạnh tranh chính lại có thể đưa ra sản phẩm có chất
lượng tốt hơn nhưng lại tốt hơn về mặt giá cả cạnh tranh.
Có một chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm mạnh mẽ
có thể hỗ trợ doanh nghiệp khả năng ứng biến một ý tưởng thành một sản phẩm có
lợi nhuận và sau đó sửa đổi nó để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Chiến
lược này có thể tiết lộ các lĩnh vực cần cải tiến cũng như xem xét phương pháp nào
là thành công nhất. Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ chiến lược này, doanh
nghiệp cần xem xét các kỹ thuật khác nhau sẽ hoạt động như thế nào cho từng
bước thực hiện các điều chỉnh dựa trên các kinh nghiệm trong quá khứ của doanh
nghiệp mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược này nếu doanh nghiệp kinh
doanh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao và thật sự có thế mạnh trong các hoạt
động nghiên cứu và phát triển.
b) Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Một trong những cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể phát triển và mở
rộng là thực hiện đa dạng hóa đồng tâm, trong đó tập trung vào việc thêm các sản
phẩm và dịch vụ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà bạn cung
cấp. Một ví dụ là một nhà hàng pizza có thêm các món nướng và mì ống vào thực
đơn của mình. Đa dạng hóa đồng tâm cho phép các doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu lớn với các bộ phận làm việc nhỏ hơn và ít chi phí tài chính hơn. Một chủ
doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm tìm cách mở rộng mạng
lưới phân phối của mình mà không đi quá xa những gì anh ta cung cấp cho đối
tượng mục tiêu của mình. Chiến lược đồng tâm này có thể cung cấp một số lợi ích
chính cho một doanh nghiệp đang phát triển,
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, việc kinh doanh cũng ngày càng gặp
nhiều gặp rủi ro và đặc biệt vào thời buổi của đại dịch covid -19 mặc dù đã ổn định
một phần nhưng cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh
nghiệp. Một trong những cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể phát triển và
mở rộng là thực hiện đa dạng hóa đồng tâm, trong đó tập trung vào việc thêm các
sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà bạn cung
cấp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm để
thực hiện tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình.
Đa dạng hóa đồng tâm cho phép các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu lớn
với các bộ phận làm việc nhỏ hơn và ít chi phí tài chính hơn, khi đó các doanh
nghiệp có thể đưa thêm nhiều sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có
thể tiết kiệm được nhân công, nhà xưởng, nguyên liệu và các trang thiết bị công
nghệ hiện đại. Một chủ doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
tìm cách mở rộng mạng lưới phân phối của mình mà không đi quá xa những gì anh
ta cung cấp cho đối tượng mục tiêu của mình. Chiến lược đồng tâm này có thể
cung cấp một số lợi ích chính cho một doanh nghiệp đang phát triển. Chiến lược đa
dạng hóa đồng tâm không chỉ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro mà còn mang đến
nhiều lợi ích về mặt tài chính. Ngoài ra, chiến lược này có thể tạo ra thị trường
mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp có thể khai thác được các lợi thế để cạnh tranh với các công
ty, doanh nghiệp khác. Muốn thực hiện chiến lược một cách hiệu quả thì doanh
nghiệp cần phải tận dụng tối đa các ưu thế công ty mình có được. Bên cạnh đó, nó
còn đòi hỏi trong việc sử dụng nguồn lực để tác động với nhau. Để đa dạng hóa tất
cả các hoạt động, doanh nghiệp cần dựa vào các mối liên quan về sản phẩm mới
cũng như hình ảnh của công ty mình.
Đối với thị trường kinh doanh ở Việt Nam, nhiều công ty và doanh nghiệp đã và
đang thực hiện rất thành công ở chiến lược đa dạng hóa đồng tâm này. Ví dụ như
các doanh nghiệp về sản xuất đường, các ngành dệt may, sản xuất bia,…. Những
doanh nghiệp này đã tham gia các hoạt động sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác
có mối liên quan với các sản phẩm chính mà doanh nghiệp đang sản xuất. Qua đó
có làm tăng lợi nhuận, doanh thu và vị thế của doanh nghiệp ở cả thị trường trong
nước cũng như đối với quốc tế.
Một trong các doanh nghiệp đã thành công ở chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
này không thể kể đến các công ty sản xuất đường, họ tham gia sản xuất thêm nước
giải khát, bia, bánh kẹo,… dựa trên nguồn nguyên liệu đường sẵn có của doanh
nghiệp mình đã và đang sản xuất.
III. Ví dụ thực tế
a) Chiến lược phát triển tập trung theo hướng phát triển sản phẩm
của Apple
Apple là một trong những doanh nghiệp có thể nói là đã và đang thành công
trong chiến lược tập trung theo hướng phát triển sản phẩm. Họ kết nối chiến lược
cấp cao với quy trình phát triển sản phẩm cùng với một nền công nghệ có xu
hướng về sản phẩm. Apple tạo ra sản phẩm và sau đó tìm thị trường cho các sản
phẩm sau đó. Không chỉ phát triển về Iphone mà Apple cũng đã phát triển về mặt
Apple Watch. Apple đặt cược rằng khách hàng sẽ trả một khoản tiền cao cấp cho
các sản phẩm tuyệt vời và có xu hướng tập trung vào việc tối ưu hóa các dịch vụ
hiện có. Họ dựa vào lòng trung thành với thương hiệu và cho phép các đối thủ
kiểm soát thị trường trong các sản phẩm có giá thấp hơn so với giá cạnh tranh của
Apple. Các sản phẩm đều sẽ được Apple phát triển dựa trên “sản phẩm cốt lõi” là
Iphone nhàm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người và thị trường.
b) Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm Coca Cola
Có lẽ ngày nay chúng ta đã không còn quá xa lạ với sản phẩm nước uống giải
khát có ga và cụ thể đó là nước giải khát CocaCola. Coca-Cola là một ví dụ điển
hình về một công ty đã sử dụng đa dạng hóa đồng tâm để mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình. Công ty khởi đầu là một nhà sản xuất sirô, soda và cuối cùng đa
dạng hóa sang sản xuất nước giải khát.
Ngày nay, công ty sản xuất nhiều loại đồ uống, bao gồm nước trái cây, đồ uống
thể thao và nước đóng chai. Coca-Cola cũng đã đa dạng hóa sang các lĩnh vực kinh
doanh khác, chẳng hạn như đóng chai và phân phối. CocaCola đã và đang không
ngừng khẳng định thương hiệu của mình qua các chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
các sản phẩm tối ưu. Và không thể không nhắc đến một chiến lược mà CocaCola
đã thành công đó là chiến lược đa dạng hóa đồng tâm. CocaCola liên tục làm mới
sản phẩm bằng cách đưa ra các dòng nước uống với các dạng đóng chai khác nhau
như: dạng chai nhựa (30ml, 1,5l hay 2l), dạng lon, dạng chai thủy tinh,…. Nhờ
nắm bắt được tâm lý khách hàng mà thương hiệu này luôn luôn đứng đầu trong các
hang nước giải khát tại Việt Nam và hiện tại CocaCola đã vượt xa đối thủ là Pepsi.

You might also like