You are on page 1of 29

Nhóm:

Phạm Nguyễn Yến Đan_17/04/2004_2221002458


Trần Nguyễn Thu Huyền_22/09/2024_2221002530
Nguyễn Thị Diễm My_20/10/2004_2221002587
Ngô Thị Thanh Thảo_15/09/2004_2221002706

BỔ SUNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:


-Lý do chọn sản phẩm đó:
Hạt điều là một sản phẩm chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng lớn trên thế giới.
Vùng sản xuất điều lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Bình Phước(Nằm trong vùng nhiệt
đới ẩm, được thiên nhiên ưu đãi với lượng lớn đất đỏ màu mỡ), cây điều có nguồn gốc
từ Nam Mỹ.
-Giới thiệu thị trường mục tiêu:
Trung Quốc
-Nêu điểm mạnh của DN từ sản phẩm tới thị trường:
Việt Nam vẫn duy trì vị trí số một thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, chiếm tới
80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp
Sản phẩm:
Trong tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.569
USD/tấn
Nhập khẩu hạt điều thô từ các quốc gia khác
Ngoài việc tự trồng hạt điều, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hạt điều thô từ
Châu Phi, Ấn Độ và các nước khác để chế biến và xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.
Công nghệ chế biến hạt điều của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, đảm
bảo năng suất cao, chất lượng và hiệu quả sản xuất cao. Điểm mạnh

Khó khăn trong việc giải “bài toán” nguồn nguyên liệu
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, ngành điều Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách
thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là nguồn nguyên liệu. Hiện nay, nhiều doanh
nghiệp chế biến điều vẫn chưa thể chủ động được nguồn nguyên liệu.

Ước tính cho thấy nguồn cung hạt điều thô trên cả nước chỉ đáp ứng khoảng 30%
công suất chế biến, trong khi khoảng 70% nguyên liệu hạt điều thô phải phụ thuộc vào
nguồn cung nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều này cũng gây khó khăn trong việc
kiểm soát chất lượng hạt điều nguyên liệu phục vụ chế biến.

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất – chế biến –
kinh doanh hiện chưa đạt được các điều kiện khắt khe về chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế. Ngoài ra, nhiều cơ sở chế biến điều vẫn hoạt động quy mô siêu nhỏ và có hạn
chế về tài chính.

Thách thức:Các nhà máy điều phải lệ thuộc từ 50-60% nguyên liệu điều nhập khẩu
Khắc phục: Phải đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cao sản lượng, chất lượng cây điều Việt
Nam
Với những cơ hội rộng mở, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng những nguồn lực sẵn
có, ví dụ như KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ALIBABA, để mở rộng mô hình kinh
doanh tới các thị trường lớn và tiềm năng hơn.
Thị trường:
-Đối thủ là ai, có gì hơn đối thủ:

CHỦ ĐỀ 1:
PHẦN 1:
1. Marketing nội địa:
Khái niệm
Marketing nội địa là hình thức tìm hiểu và khai thác nhu cầu của khách hàng trong
nước để đáp ứng họ bằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp tới đúng người, đúng
giá trị, đúng cách.

Đặc điểm:
● Khu vực thực hiện marketing nhỏ, trong một đất nước quen thuộc
● Ngoài áp dụng công nghệ, có thể áp dụng những hình thức marketing truyền
thống
● Yếu tố rủi ro thấp
● Yêu cầu vốn không nhiều
2. Marketing xuất khẩu:

Khái niệm:
Marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của marketing thương mại quốc tế.
Marketing xuất khẩu thực chất chỉ là sự vận dụng, mở rộng của marketing nói chung
trong điều kiện không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài.

Đặc điểm:
● Marketing xuất khẩu khác với marketing nội địa bởi nhà marketing xuất khẩu
phải nghiên cứu môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường văn hóa-
xã hội ở nước ngoài.
● Điều này buộc doanh nghiệp phải thay đổi và thích ứng với môi trường ở nước
nhập khẩu để sản phẩm thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

3. Marketing quốc tế

Khái niệm

Marketing quốc tế là quá trình tạo lập và thực hiện các chiến lược tiếp thị. Việc này
nhằm mục tiêu đến các thị trường nước ngoài. Nó bao gồm nghiên cứu thị trường,
phân tích đối thủ, phân phối sản phẩm, quảng cáo và nhiều hoạt động khác. Marketing
quốc tế tập trung vào tìm hiểu văn hóa, tình hình kinh tế và thị trường của từng quốc
gia. Điều này để tạo ra chiến lược phù hợp.

Đặc điểm:

● Khu vực thực hiện marketing lớn và ngoài lãnh thổ, đối tượng hướng đến đa
dạng.
● Cần áp dụng công nghệ, internet và hoạt động marketing.
● Yếu tố rủi ro cao
● Yêu cầu vốn lớn
● Cần có sự nghiên cứu sâu về thị trường và khách hàng quốc tế.
4. Marketing toàn cầu

Khái niệm:

Marketing toàn cầu là việc ứng dụng marketing hỗn hợp giống nhau ở tất cả các
nước
Ví dụ: Doanh nghiệp đem chào bán cùng 1 sản phẩm, sử dụng những hình ảnh và
phương pháp xúc tiến giống hệt nhau trên các thị trường khác nhau.

Marketing toàn cầu là việc vận dụng cùng một chiến lược marketing của các doanh
nghiệp tầm cỡ quốc tế ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời khai
thác những lợi ích chung từ việc quảng cáo và phân phối hàng hóa trên quy mô toàn
cầu.

Đặc điểm:

-Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và vận
dụng một cách đồng nhất cho tất cả thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt.

-Marketing toàn cầu tập trung các nguồn lực và mục tiêu nhằm tận dụng các cơ hội và
nhu cầu toàn cầu.Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt
địa lí.

-Một công việc quan trọng trong marketing toàn cầu là phải hiểu biết để nhận ra rằng
những kế hoạch và chương trình marketing có thể mở rộng trên phạm vi thế giới
nhưng đồng thời cũng phải thích ứng tại những nơi này.

- Đa phần thị trường của sản phẩm tiêu dùng hiện nay không tham gia vào thị trường
toàn cầu, do sự khác biệt trong sở thích, khẩu vị, thói quen tiêu dùng,..Tuy nhiên, đối
với dòng sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu thì lại phục vụ cho nhu cầu chung
của thế giới.

Ví dụ như, Black & Decker, một nhà sản xuất máy công nghiệp, dụng cụ cầm tay và
máy công nghiệp khai khoáng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại San Francisco, Mỹ, đã
thực hiện toàn cầu hóa bằng cách tiêu chuẩn hóa tất cả các thành phần như động cơ và
cánh quạt trong khi vẫn duy trì một loạt các dòng sản phẩm và tạo ra một hình ảnh
mới cho sản phẩm của nó.

5. Marketing đa quốc gia

Khái niệm

Marketing đa quốc gia là một loại marketing quốc tế.

Marketing đa quốc gia là marketing của các doanh nghiệp được xây dựng ở một
nước ngoài và có nhiệm vụ thực hiện marketing ngay tại thị trường nước ngoài đó.
Nhiệm vụ

Tương tự như chiến lược marketing quốc tế, marketing đa quốc gia cũng thực hiện ba
việc:

- Thay đổi chiến lược marketing;

- Phát triển và thu nạp thêm các thương hiệu mới ở quốc gia nhận đầu tư;

- Chia sẻ chi phí marketing, khuyến mãi và phân phối cho các cổ đông, tuy nhiên, sẽ
nâng cấp lên qui mô khu vực, chứ không đơn thuần là từng quốc gia đơn lẻ.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng chiến lược này chính là các công ty đa quốc gia, họ là những công
ty có phần lớn doanh thu từ thị trường nước ngoài và muốn tối đa hóa doanh thu của
mình. Họ sẽ sản xuất và kinh doanh ở bất kì nơi nào tạo ra lợi thế về chi phí.

6. Định hướng:
Địa điểm quyết định Marketing mix: Thị trường Đông Á
Marketing mix 4P:
● Chiến lược sản phẩm: Các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cần dựa trên cơ
sở nghiên cứu thị trường mục tiêu, khả năng của doanh nghiệp, tiến hành xây
dựng mặt hàng xuất khẩu. Chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp cần
hướng đến những nội dung chính sau:

Công nghệ rang tiên tiến: KHÔNG chiên dầu KHÔNG chất bảo quản KHÔNG
phẩm màu ☛ Giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng ☛ Đạt điều kiện xuất khẩu
vào nhiều quốc gia

Đa dạng mẫu mã và đa dạng vị: Hạt điều rang, hạt điều rang muối, hạt điều
rang mật ong, hạt điều rang wasabi, hạt điều rang nước cốt dừa, hạt điều rang
sô-cô-la, hạt điều rang cà phê, hạt điều rang phomai,..
Đóng gói, bao bì: cần đảm bảo chức năng thông tin và bảo quản của bao bì. Nội
dung in trên bao bì đúng theo quy định của quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ.
Chất lượng đồng nhất:
☛ Mang lại hương vị độc đáo

☛ Phù hợp với gia đình sử dụng

☛ Món quà sức khoẻ tuyệt vời cho biếu tặng


● Chiến lược giá xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cần áp dụng linh
hoạt hai chiến lược giá:
- Định giá trên cơ sở chí phí: xuất phát từ chi phí để định giá.
Giá điều thô trong nước giảm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thu mua
điều. Tuy vậy, việc nước ta nhập khẩu điều thô chiếm tới 50% và phải nhập khẩu qua
khâu trung gian nên chi phí rất lớn, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với giá cả của các
nước xuất khẩu điều khác nên đã gặp không ít khó khăn, cũng như thụt giảm lợi
nhuận.

Định giá thâm nhập thị trường: chiến lược giá thấp để thâm nhập thị
trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc định giá hạt điều cũng cần đi đôi chất lượng hạt,
từ đó có hướng điều chỉnh cơ cấu sản phẩm khai thác, thu mua. Nếu chỉ chú trọng
những đơn hàng giá trị thấp mà chất lượng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị
thương hiệu và khó nâng tầm được sản phẩm trong tương lai.
Chủ động mở rộng quan hệ với các công ty vận tải và bảo hiểm trong và ngoài nước
để lựa chọn đối tác có nhiều ưu đãi hơn cho doanh nghiệp.
● Chiến lược phân phối: Doanh nghiệp còn gặp khó khăn về ngân sách mở rộng
kênh phân phối nên có thể sử dụng hình thức PIGGYBACK. Đây là hình thức
mà nhà xuất khẩu thông qua công ty khác để phân phối hàng vào thị trường
xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo chiến lược marketing của nhà xuất khẩu ở thị
trường.
● Chiến lược xúc tiến:
*Khuyến mại:
- Có mẫu hàng để giới thiệu với khách hàng
- Thiết kế bao bì mẫu mã đẹp mắt về sản phẩm và công ty
- Tham gia triển làm và hội chợ thương mại quốc tế
- Khuyến mại tại địa điểm mua hàng, đối với người tiêu dùng
*Quảng cáo:
- Đẩy mạnh quảng cáo qua trang web của doanh nghiệp, các web liên kết có
chọn lọc (nên trình bày bằng tiếng Anh, tiếng Trung)
- Bán hàng thông qua Livestream
* Quan hệ cộng đồng:
- Tổ chức những sự kiện qua đó giới thiệu doanh nghiệp
- Tham gia những hoạt động xã hội của doanh nghiệp: chương trình giúp
đỡ đồng bào bão lụt …

Phương thức thâm nhập:


Công ty TNHH Hạt Điều Vàng sẽ lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp. Vì doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có nhiều điều kiện thiết lập quan hệ với thị trường xuất
khẩu. Sản phẩm điều rang đóng gói của doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu sang thị
trường Đông Á thông gia các trung gian khác (các công ty xuất khẩu chuyên nghiệp,
môi giới xuất khẩu).

PHẦN 2:

1. Polycentric - Định hướng đa quốc gia:

Là việc thay vì nhìn mọi việc qua lăng kính "quê hương" của mình, người quản lý nên
xây dựng định hướng kinh doanh theo quan điểm của đất nước mà họ đang kinh
doanh.

Đặc điểm:

● Mỗi quốc gia là duy nhất


● Mỗi chi nhánh phát triển chiến lược kinh doanh và marketing riêng.
● Thường gắn với công ty đa quốc gia.

Cách tiếp cận này rất phù hợp với các công ty mong muốn dành một mức độ độc lập
nhất định cho các chi nhánh ở nước ngoài trong việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên,
chính sách này không có nghĩa rằng các nhà quản lý người sở tại được phép vận hành
chi nhánh theo cách mà bản thân họ cho là phù hợp. Các công ty quốc tế lớn cũng
thường tiến hành những chương trình đào tạo riêng cho các nhà quản lý người địa
phương trong một khoảng thời gian nhất định để họ có thể nắm được mục tiêu, văn
hoá và định hướng của công ty.

Ưu điểm:

● Giảm thiểu xung đột văn hoá


● Chi phí thấp hơn so với chính sách nhân sự vị chủng

Nhược điểm:

● Hạn chế quá trình dịch chuyển lao động


● Tạo ra khoảng cách giữa công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài
Ví dụ về các công ty tiếp thị thương hiệu của mình theo cách tiếp cận này là: Ford
Motors, Suzuki, Toyota, General Motors, Nissan, vv – tất cả các công ty thích ứng
thương hiệu của mình với nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng mỗi nước.

2. Regiocentric - Định hướng trung tâm khu vực:

Khái niệm

Trong phân khúc cách tiếp cận này những thị trường được thực hiện trên cơ sở tương
đồng về khu vực. Một công ty tìm thấy điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, chính trị
giữa các vùng để trang trải các nhu cầu tương tự của người tiêu dùng tiềm năng.

Ví dụ, các nước của Liên Xô cũ có thể hình thành một nhóm như nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng của các nước này tương tự như họ là đại diện của một quốc gia
cách đây không lâu. Các sản phẩm và các chiến lược tương tự có thể được sử dụng
trong bộ này của các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển hoặc
Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ khi họ có một bản sắc mạnh mẽ trong khu vực. Pepsi
và Coca-Cola là những ví dụ của các công ty quốc tế được sử dụng thành công định
hướng tiếp thị quốc tế này.

Đặc điểm:

● Mỗi khu vực là một đơn vị địa lý có liên quan.


● Một số công ty có thị trường trên thế giới nhưng trên cơ sở khu vực

Ưu điểm:

● Phù hợp với văn hóa, tức là những người quản lý ở cùng khu vực với nước sở
tại có thể không hoặc hạn chế gặp phải vấn đề liên quan đến văn hóa và ngôn
ngữ ở đó.
● Chi phí thuê người bản xứ của nước sở tại sẽ ít hơn.
● Các nhà quản lý làm việc tốt ở tất cả các quốc gia lân cận trong khu vực địa lý
của doanh nghiệp.
● Công dân của nước sở tại có thể tác động tốt hơn đến quyết định của các nhà
quản lý tại trụ sở chính đối với toàn bộ khu vực.

Nhược điểm:
● Các nhà quản lý ở các khu vực khác nhau có thể không hiểu được quan điểm
của những người quản lý làm việc tại trụ sở chính.
● Có thể có rào cản giao tiếp vì ngôn ngữ khác nhau.
● Người quản lý được lựa chọn từ một khu vực cụ thể có thể thiếu kinh nghiệm
quốc tế.
● Nó có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các mục tiêu khu vực và mục tiêu toàn
cầu. Các nhà quản lý khu vực có thể chỉ tập trung vào việc hoàn thành các mục
tiêu khu vực và có thể giám sát tác động lên toàn bộ công ty.
3. Định hướng toàn cầu (geocentric orientation)

Khái niệm:

Định hướng toàn cầu (geocentric orientation) đề cập đến một quan niệm toàn cầu theo
đó doanh nhân tiến hành kinh doanh ở mọi thị trường mà không cần quan tâm tới các
biên giới quốc gia. Đây chính là một định hướng có sự cởi mở đối với tính đa dạng
của các nền văn hóa và sự nhận thức về sự đa dạng này.

Đặc điểm:

● Toàn bộ thế giới là một thị trường tiềm năng


● những nỗ lực cho chiến lược hợp nhất toàn cầu
● Còn được gọi là công ty toàn cầu hay xuyên quốc gia
● Duy trì hiệp hội với một quốc gia hội sở chính
● Theo đuổi việc đáp ứng thị trường thế giới từ một quốc gia hoặc từ các nguồn
trên toàn cầu để tập trung vào thị trường các nước được chọn
● Dẫn đến một sự kết hợp của các yếu tố mở rộng và thích ứng
4. Định hướng vị chủng (Ethnocentric orientation)

Khái niệm

Định hướng vị chủng là khuynh hướng coi các giá trị văn hóa của mình là chuẩn mực
để đánh giá các nền văn hóa khác. Hầu hết mỗi người đều có xu hướng nhìn thế giới
chủ yếu qua lăng kính của nền văn hóa của chính mình.

Chính vì vậy, khuynh hướng vị chủng phổ biến ở mọi xã hội với niềm tin rằng chủng
tộc, tôn giáo, nhóm sắc tộc,... của mình là ưu việt hơn hẳn những người khác.
Đặc điểm:

● Bản quốc là vượt trội hơn các nước khác


● Chỉ nhìn thấy điểm tương đồng ở các nước khác
● Cho rằng những sản phẩm và hoạt động kinh doanh đã thành công ở trong nước
sẽ thành công ở bất kỳ đâu
● Dẫn đến cách tiếp cận mang tính mở rộng hoặc tiêu chuẩn hóa
5. Marketing- Mix - Regiocentric

5.1. Sản phẩm:

- Chất lượng điều Bình Phước đứng đầu nước Việt Nam, giá trị dinh dưỡng luôn
ở mức khá cao, đặc ruột và săn chắc giòn, vị ngon béo ngậy hơn hạt điều ở
vùng khác.
- Nhu cầu đối với thực phẩm tiện lợi, thực phẩm giàu dinh dưỡng và sản phẩm
sạch, hữu cơ.
- Sản phẩm có đa dạng hương vị, các loại như vị nguyên bản, rang muối, wasabi,
rang tỏi ớt, rang bơ tỏi mang hương vị đặc trưng của khu vực Đông Á.
- Bao bì 2 loại:
● Loại thường: nhựa dẻo, tông màu chủ đạo phụ thuộc vào hương vị. Điều
rang muối (màu cam), điều wasabi (màu xanh), điều rang tỏi ớt (màu
đỏ), điều rang bơ tỏi (màu vàng).
● Loại Premium: nhựa dẻo, tông màu chủ đạo là màu đỏ và vàng gold
sang trọng (Màu đỏ thường được liên kết với may mắn, tài lộc và sự
giàu có trong nền văn hóa Đông Á. Vàng thường được liên kết với sự
giàu có và sung túc.)

5.2. Giá cả:

- Chiến lược giá cả theo loại sản phẩm:


● Thực hiện chiến lược giá trung bình, phù hợp cho thực phẩm dùng hằng ngày.
● Đối với dòng Premium, giá cả cao hơn, phù hợp cho các hoạt động biếu tặng.
- Chiến Lược Giá Đặc Biệt: Áp dụng giá ưu đãi cho các đợt mua sắm lớn, sự
kiện quảng bá, hoặc để đối phó với cạnh tranh.

- Giao Dịch B2B và Đối Tác Phân Phối: Xác định giá cả và điều khoản giao dịch
cho các đối tác phân phối và khách hàng B2B. Cân nhắc các chiến lược giá đặc
biệt cho đơn đặt hàng lớn.
- Chiến Lược Giá Cho Thị Trường Online: Đối với thị trường trực tuyến, có thể
áp dụng chiến lược giá linh hoạt, bao gồm giảm giá, gói sản phẩm, hoặc các ưu
đãi đặc biệt cho đơn đặt hàng lớn.

5.3. Phân phối

- Hợp tác với các đối tác phân phối địa phương để tăng cường quy trình phân
phối và giảm thiểu chi phí vận chuyển
- Siêu thị và các cửa hàng lớn để tăng cường sự hiện diện và uy tín của sản
phẩm.
- Phân phối qua kênh bán lẻ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách
hiệu quả.
- Phát triển chiến lược phân phối trực tuyến mạnh mẽ để đáp ứng với xu hướng
mua sắm trực tuyến tăng cao trong khu vực.

5.4. Quảng cáo

Hạt điều có hình dạng giống như một thỏi vàng, đó là biểu tượng của sự thịnh vượng
và may mắn, rất thích hợp để biếu, tặng người thân, bạn bè.

- Hạt điều đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
● Chống ung thư
● Giảm cholesterol
● Ngăn ngừa bệnh về máu
● Bảo vệ mắt
● Tốt cho da
- Sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến trong khu vực như mạng xã hội
(Facebook và Instagram là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất và
được sử dụng rộng rãi ở Đông Á)
- Sử dụng các công cụ như: Khuyến mại, Chào hàng cá nhân, Marketing trực
tiếp.
- Tham gia quảng bá ở các sự kiện giao lưu ẩm thực quốc tế thường được tổ
chức ở Đông á:
● Asia Food Festival: Sự kiện này có thể diễn ra ở nhiều quốc gia trong khu
vực Đông Á, tập trung vào giới thiệu và giao lưu với đa dạng ẩm thực châu Á.
Thời gian có thể thay đổi tùy theo địa điểm cụ thể.
Chủ đề 2:

I. Môi trường marketing quốc gia

Gồm mt trong nước và mt nước chủ nhà , là nơi doanh nghiệp dựa vào đó để tạo
ra bàn đạp cho các hđ ngoài nước của mình

Môi trường kinh tế

Hệ thống kinh tế

Để phù hợp và tương thích với hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã lựa chọn xây dựng mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình này được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và
thực hiện xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay và tên gọi này chính thức
được dùng từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001).

Cấu trúc kinh tế

Ba khu vực trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại

Khu vực nông nghiệp gồm: nông, lâm nghiệp, săn bắn và thủy sản

Khu vực công nghiệp gồm: khai mỏ, sản xuất, xây dựng, điện lực, thủy lực, và khí đốt

Dịch vụ, gồm tất cả các hình thái khác của hoạt động kinh tế

Mức độ phát triển của nền kinh tế

Chuẩn mực để đo lường phát triển kinh tế là: GDP và GNP

GDP (Tổng sản phẩm nội địa)

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu 6,5%,
nhưng cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giớiGNP (Tổng thu nhập quốc gia)
Các biến kinh tế then chốt

Tài nguyên thiên nhiên

Bình Phước được xem là “thủ phủ điều” của Việt Nam với diện tích và sản lượng điều
lớn nhất cả nước.

Điều Bình Phước có nhiều giống khác nhau nhưng chất lượng hạt điều tại đây được
coi là số 1 thế giới.

Chất lượng hạt điều được kết tinh bởi các yếu tố: Giống, phương thức chăm sóc, đặc
biệt là thổ nhưỡng, khí hậu.

Hầu hết vùng nguyên liệu điều ở Bình Phước được trồng tự nhiên, cây tự hút chất dinh
dưỡng trong đất để phát triển; hằng năm, người trồng điều chỉ bón thêm một lượng
phân hữu cơ nhất định.

Địa lý và khí hậu


Cây điều ở Bình Phước được trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, mỗi năm có hai
mùa nắng, mưa rõ rệt. Số giờ nắng ở các vùng trồng điều khi thu hoạch tương đối cao.
Do vậy hạt điều được phơi khô dưới nắng, chỉ còn độ ẩm khoảng 12% với màu trắng
vàng nên không phải ngâm bất kỳ chất tẩy rửa cũng như chất bảo quản nào. Do vậy
hạt điều Bình Phước có hương vị rất riêng, không bị mùi dầu hôi trong suốt quá trình
bảo quản. Mặc dù giá điều ở nước ta tương đối đắt hơn các nước khác.

Bình Phước cũng là địa phương duy nhất trong nước được công nhận bảo hộ chỉ dẫn
địa lý cho cây điều.

Kết quả kinh tế

Nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam luôn giữ vững vị
trí số một thế giới, với giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm.

Mỗi năm ngành công nghiệp chế biến điều của Bình Phước đóng góp từ 27-45% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều
của Bình Phước đạt 1,045 tỷ USD.

Sau chế biến, sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia, Trung Quốc..., chiếm
khoảng 70% thị phần xuất khẩu của ngành điều thế giới, góp phần tạo công ăn việc
làm thường xuyên cho khoảng 80.000 lao động tại các cơ sở chế biến hạt điều và lao
động thu hái tại vườn.

Môi trường thương mại

Hàng rào thuế quan và phi thuế quan

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển tốt trong những
năm gần đây. Hai bên đã ký kết thỏa thuận Thương mại tự do vào năm 2010 và đang
cố gắng nâng cao giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai nước. Điều này tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp của hai nước để tăng cường hợp tác và mở rộng thị trường.
1. Mã HS code và thuế xuất khẩu hạt điều

● Đối với Hạt Điều chưa bóc vỏ: HS code 08.01.31.00

● Đối với Hạt Điều đã bóc vỏ: HS code 08.01.32.00

● Thuế xuất khẩu 0%

Những rủi ro kinh tế thường gặp trong marketing tại Trung Quốc

Môi trường chính trị

Tình hình chính trị pháp luật ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết
định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của
công ty Hạt điều Vàng.
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc vào năm 1992, gia nhập khối ASEAN năm 1995. Bước ngoặt quan trọng phải kể
đến là 11/1/2007,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Về yếu tố quốc tế TQ và Mỹ có tiếp tục thương chiến, TQ trả đũa bằng cách tăng thuế
hạt điều nhập khẩu từ Mỹ tạo thuận lợi cho các nước xuất khẩu điều, trong đó có các
DN của VN.
Môi trường pháp luật

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế
trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật
pháp:

Luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng
như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu
vực nói chung.

Môi trường văn hóa

Với bề dày lịch sử và nền văn hóa phong phú đa dạng, TQ la là một trong những nền
ẩm thực giá trị của thế giới, từ xưa người TQ đã biết đến sự phối hợp thực phẩm theo
tính hàn hay nhiệt khiến món ăn dọn ra không những ngon mà còn phải bổ dưỡng cho
sức khỏe.

Người TQ cũng rất chú trọng phong thủy cũng như màu sắc. Màu đỏ tượng trưng cho
sự may mắn bình yên nên nên được dùng trong những dịp quan trọng. Do vậy việc
tặng quà dinh dưỡng mang ý nghĩa truyền thống là phù hợp nhất. Quà tặng là hạt điều
với bao bì sang trọng có tông màu đỏ chủ đạo rất phù hợp với ý nghĩa đó.

Trong công việc:

Đặc điểm của các thương nhân TQ là họ rất khó để tiếp xúc, tin tưởng các doanh
nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Thế nên khi làm ăn với các họ thì
Doanh nghiệp luôn tỏ rõ thiện chí, luôn lắng nghe họ đồng thời có những chuẩn bị
trước những yêu cầu của đối tác.

Các thương nhân TQ không bao giờ muốn thua thiệt bất kì ai nên khi làm ăn với họ
cần có sự kiên định và công bằng đối với tất cả các đại lí hay nhà phân phối. Đây là
một đặc điểm mà công ty sẽ chú ý trong quá trình cộng tác để tìm kiếm được các đối
tác có năng lực và đáng tin cậy. Do công ty mới xâm nhập thị trường nên sẽ chỉ chú
trọng vào việc tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ chứ chưa thể tự mình đưa sản phẩm
tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

II. Môi trường thương mại quốc tế


1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT)
- Mục tiêu: phá bỏ các hàng rào đối với thương mại quốc tế theo một cách thức
dần dần, gia tăng dựa trên các cuộc thương lượng đa phương.
- Nguyên lý:
● Không phân biệt
● Ngăn cấm hạn chế những hạn chế số lượng trong thương mại
● Tư vấn và thương lượng để giải quyết bất đồng thương mại
2. WTO (https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-
9%20nong%20nghiep.pdf)

Theo hiệp định mới thì bản thân GATT đã bị thay thế bởi Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) được thành lập ngày 01/01/1995. Hai phần ba thành viên của GATT đã
tán thành gia nhập WTO. Thành viên tham gia vào WTO chiếm hơn hai phần ba
thương mại thế giới

Các nguyên tắc cơ bản của WTO:

- Thương mại không phân biệt đối xử


- Điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi và tự do thông qua
thương thuyết
- Xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước
- Cạnh tranh công bằng bằng cách giảm viện trợ giá, tài trợ xuất khẩu, chống bán
phá giá
- Dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển
3. Hiệp định CPTPP

- Mục tiêu: tăng cường hợp tác kinh tế cũng như các chính sách, quy định
thương mại giữa các quốc gia, thông qua đó tiến tới xoá bỏ các loại thuế quan
và rào cản thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ xuất, nhập khẩu giữa các nước
thành viên.
- CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao:
● Đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hoá
● Đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ
● Xoá bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình
● Tự do hoá dịch vụ đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại
4. Các hiệp định sản phẩm chủ yếu

- Các hiệp định hàng hoá:

Hai sáng kiến chủ yếu: dự trữ đệm và kiểm soát với cung.

- Các hiệp định của nhà sản xuất:

Hình thành các catel nhằm kiểm soát đơn phương việc định giá.

5. Tác động

Môi trường thương mại thế giới có ảnh hưởng lớn đến hoạt động marketing thương
mại quốc tế. Dưới đây là một số tác động chính:

Cạnh tranh toàn cầu: Môi trường thương mại quốc tế đặt ra một mức độ cạnh tranh
cao. Do đó, các doanh nghiệp phải phát triển chiến lược marketing linh hoạt và hiệu
quả để nắm bắt cơ hội thị trường toàn cầu và duy trì sự cạnh tranh.

Thay đổi văn hóa và ngôn ngữ: Doanh nghiệp phải hiểu rõ về các yếu tố văn hóa và
ngôn ngữ của các thị trường mục tiêu để tạo ra chiến lược quảng cáo và tiếp thị phù
hợp. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén đối với sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ.

Chính trị và pháp lý: Thương mại thế giới thường bị ảnh hưởng bởi sự biến động
chính trị và pháp lý ở các quốc gia khác nhau. Các doanh nghiệp cần phải theo dõi và
hiểu rõ về các biến động này để điều chỉnh chiến lược marketing của mình.

Thị trường tiêu dùng đa dạng: Thị trường tiêu dùng trên khắp thế giới có sự đa dạng
lớn về nhu cầu, mong muốn, và ưu tiên. Điều này đặt ra thách thức trong việc tạo ra
sản phẩm và chiến lược quảng cáo phù hợp với từng thị trường cụ thể.
Biến động tiền tệ và giá cả: Sự biến động của tiền tệ và giá cả trên thị trường thế giới
có thể ảnh hưởng đến chiến lược giá và tài chính của các doanh nghiệp quốc tế. Điều
này yêu cầu sự quản lý rủi ro thông minh từ phía doanh nghiệp.

Công nghệ và truyền thông: Môi trường thương mại quốc tế thường xuyên thay đổi do
sự phát triển của công nghệ và truyền thông. Doanh nghiệp cần áp dụng các công
nghệ mới và tiếp cận các kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu
ở các quốc gia khác nhau.

Quy định và chuẩn mực quốc tế: Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và
chuẩn mực quốc tế trong quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Sự tuân thủ này
không chỉ là yếu tố quan trọng về đạo đức kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh
và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

Tất cả những yếu tố trên đều đặt ra những thách thức và cơ hội cho hoạt động
marketing thương mại quốc tế. Để thành công, các doanh nghiệp cần phải phát triển
chiến lược marketing linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động
của môi trường thương mại thế giới.

III. Môi trường kinh tế quốc tế


1. Phát triển và hội nhập kinh tế vùng
- Diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng đặc biệt bao hàm kinh tế, được
thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau nhiều hơn giữa các quốc
gia.
- Hai ảnh hưởng kinh tế quan trọng tác động đến lợi ích các quốc gia tham gia
khối kinh tế:
● Tạo ra mua bán trao đổi, tạo ra sự sẵn có hơn các hàng hóa nhập khẩu rẻ
● Làm lệch hướng buôn bán trao đổi, làm suy giảm lợi ích của người tiêu dùng
trong nội bộ liên minh.
2. Các khu vực kinh tế
a. Khu vực Châu Á
- Nhật: là một lực lượng kinh tế chủ yếu ở vùng Châu Á. Các doanh nghiệp Nhật
Bản mong muốn giành được lợi thế của các thị trường Châu Á kém phát triển
và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.
- Trung Quốc: đang tự chứng minh mình là lực lượng kinh tế chính, dự báo rằng
TQ dần trở thành cường quốc kinh tế thế giới.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) xúc tiến hỗ trợ xuất khẩu sang
các quốc gia khác.

Những phát triển này khu vực Châu Á tạo ra một thị trường chủ yếu và những thành
viên rất vững mạnh và có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

b. Khu vực Đông Nam Á ( ASEAN)


- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực 1/1/2016 cùng với Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Mục tiêu hiệp định:

Đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hóa trong Asean như một công cụ chính để
xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu
sắc hơn trong khu vực và thực hiện AEC từ năm 2015.

- Hiệp định ACFTA

Hiệp định ACFTA hay còn gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung
Quốc được kí kết ngày 29/11/2004 tại Lào và có hiệu lực từ năm 2006.

Hiệp định ACFTA hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ
21, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa
các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Đây là những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp VN nói chung và ML nói riêng
khi xuất sang TQ.
Biểu thuế XNK ACFTA:

c. Liên minh Châu Âu (EU)


- Hầu hết các hàng rào thương mại giữa các thành viên được bãi bỏ, một số tiến
trình đang được thực hiện để khắc phục được những hàng rào chủ yếu còn lại
nhằm tạo ra một hệ thống thống nhất.
IV. Môi trường tài chính quốc tế
1. Quỹ tiền tệ quốc tế.(IMF)

IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu thông qua việc theo
dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của các quốc gia, đồng thời, cũng sẽ giúp đỡ
tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi nhận được yêu cầu từ các hội viên của tổ chức.

Mục đích chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế gồm:

- Nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện cho
thương mại quốc tế phát triển, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng
việc làm, giảm bớt đói nghèo;

- Mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó, tỷ lệ việc làm và thu
nhập thực tế của các nước hội viên tăng trưởng hơn;
- Ổn định ngoại hối, đảm bảo việc giao dịch ngoại hối giữa các thành viên có quy
luật, trật tự, tránh phá giá tiền tệ, cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, tổ chức này
cũng góp phần gỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để tăng cường các hoạt động mậu dịch
quốc tế;

- Hỗ trợ thành lập một hệ thống thanh toán chung giữa các nước hội viên;

- Cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn.

Vai trò của IMF:

- Tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế để các nước
thành viên có tỷ lệ việc làm cao, thu nhập thực tế lớn và phát triển được nhiều nguồn
lực sản xuất.

- Rút ngắn thời gian và giảm bớt khó khăn cho các nước thành viên trong việc cân đối
cán cân thanh toán, bằng cách cung cấp nhiều nguồn lực dự trữ từ quỹ.

- Xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối, hỗ trợ thành lập ra hệ thống thanh toán đa phương
giữa các nước thành viên, từ đó tăng trưởng mậu dịch quốc tế.

Việt Nam và IMF bắt đầu mối quan hệ từ năm 1976. Tính đến nay, IMF đã cho VN
vay 1,294 triệu USD, hai bên giữ quan hệ tốt dù không phát sinh thêm chương trình
vay vốn nào từ năm 2004 đến nay.

2. Ngân hàng thế giới ( WB)

- WB là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy
phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng
suất lao động ở các nước này…
- Ngân hàng thế giới có 5 tổ chức:
1. Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển ( IBRD) được thành lập
năm 1945 có nhiệm vụ là cung cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái
thiết kinh tế sau chiến tranh giới lần thứ hai và sau này là cho phát triene
kinh tế cở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi
phục, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển.

2. Hiệp hội Phát triển quốc tế ( IDA) được thành lập 1960 chuyên cung cấp
tài chính cho các nước nghèo.

3. Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc
đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;

4. Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm
thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển và Trung tâm quốc tế

5. Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn
đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư
nước ngoài với nước nhận đầu tư.

Gần đây, có những áp lực chủ yếu từ nước Mỹ với ngân hàng nhằm khuyến khích
những người đi vay phải chuyển sang những chính sách kinh tế dựa trên nền kinh tế
thị trường.

3. Nhóm G7

Nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp chính như Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa
Kỳ và Canada

- Mục đích chính của nhóm G7 là thảo luận về các vấn đề kinh tế và tài chính
quốc tế, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn
đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc
khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế
giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
- Việt Nam 3 lần tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm 2016, 2018,
2023

4. Hệ thống tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Đây là tỷ lệ
trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước. Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển
đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác. Hoặc cụ thể hơn chính là
số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền của nước khác.

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế:

- Tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với
đồng ngoại tệ. Từ đó đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài,
năng suất lao động trong nước với nước ngoài…

- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong
trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia
đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm
tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.

- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi mà tỷ
giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng tỷ lệ lạm
phát. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm tức là đồng nội tệ tăng lên, giá hàng hóa
nhập khẩu rẻ hơn, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải.

5. Thị trường vốn quốc tế

Thị trường vốn quốc tế là một mạng lưới bao gồm các cá nhân, các công ty, các thể
chế tài chính và các chính phủ tiến hành đầu tư hay vay tiền vượt qua các biên giới
quốc gia, bao gồm cả những sở giao dịch chính thức (nơi người bán và người mua gặp
nhau để buôn bán các công cụ tài chính) và mạng lưới các giao dịch điện tử (nơi diễn
ra hoạt động buôn bán vô danh).
Vai trò của thị trường vốn quốc tế:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế:

- Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn cho các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế

- Đáp ứng khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động kinh
doanh quốc tế

- Giảm chi phí đối với doanh nghiệp đi vay: Khi mức cung tiền được mở rộng thì chi
phí vay mượn sẽ giảm đi

Đối với thị trường tài chính quốc tế:

- Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế

- Giảm rủi ro đối với người cho vay: thứ nhất, những người đầu tư có nhiều cơ hội lựa
chọn hơn và như vậy giảm bớt rủi ro đầu tư nhờ phân tán nguồn vốn của mình. Thứ
hai, đầu tư vào chứng khoán quốc tế giúp giảm bớt rủi ro đối với người đầu tư vì giá
cả của các chứng khoán đó biến động một cách độc lập với nhau.

Biểu thuế quan Trung Quốc

1. Chiến lược sản phẩm

Hạt điều từ trước đến nay luôn luôn là một loại thực phẩm được ưa chuộng đối với
người Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung không chỉ bởi vì mùi vị thơm
ngon không thể nhầm lẫn của nó mà còn bởi vì những ích lợi cho sức khỏe mà nó
mang lại.
Nhiều cuộc điều tra đã chứng minh được hạt điều có nhiều tác dụng như cung cấp các
khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những phụ nữ
mắc bệnh tiểu đường loại 2, có chứa nhiều canxi…

Sau đợt dịch Covid, Bộ y tế TQ công bố những sản phẩm có lợi cho cho sức khỏe
trong đó có hạt điều, nhờ vậy mà nhu cầu nhập khẩu điều của TQ cũng tăng lên, thuận
lợi cho việc xuất khẩu điều.

Hiện nay hạt điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN (đứng đầu TG), tiềm năng
còn rất lớn do VN chiếm ưu thế trong việc trồng điều (các điều kiện tự nhiên, khí hậu,
thổ nhưỡng thích hợp...) cũng như công nghệ sản xuất là mặt mạnh của nước ta mà
các nước khác không có được. Hạt điều VN luôn được các khách hàng đánh giá cao vì
chất lượng của nó: ...Có được điều này chính là nhờ công nghệ chế biến "bí kíp" mà
tất cả các nước khác như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, các nước khác ở Châu Phi hiện nay
đều mong muốn có được. Các nước này đều đã cử các đoàn sang tham khảo, học tập
kinh nghiệm cũng như phương pháp chế biến của nước ta. Chính vì lợi thế này mà hạt
điều của nước ta luôn được đánh giá cao hơn trên thị trường thế giới.

Một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém đó chính là các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm. TQ là một thị trường khá dễ tính và chưa có nhiều quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm khắt khe giống như Mỹ hay các nước Tây Âu. Thế nhưng để
duy trì cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường này thì công ty
cũng đã quan tâm tới vấn đề này để không bị động khi họ đưa ra các quy định, bởi vì
cái này tất nhiên là sẽ có. Hiện nay công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn như HACCP
và ISO 9001-2000. Nhờ việc áp dụng trên mà các sản phẩm của công ty đều có chất
lượng cao, thơm ngon, màu sắc tự nhiên và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của
người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì công ty cũng đang nghiên cứu cải tiến chất lượng
thành phẩm cũng như áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại, không chỉ phù hợp với
các quy định của nước ta mà còn của các nước trên thế giới.

Do là sản phẩm xuất khẩu nên dĩ nhiên công ty cũng sẽ chú trọng tới các quy định đối
với việc nhập khẩu hàng hóa của TQ. Việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như hóá đơn
vận tải, đơn hàng, hợp đồng bán và giấy phép hạn ngạch nhập khẩu cho hàng hóa
chung, giấy phép nhập khẩu, giấy phép kiểm dịch do các cơ quan có chức năng kiểm
dịch cấp đã

2. Chiến lược phân phối

Hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay cũng đã được cải thiện rất đáng kể, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường khác. Do
TQ là quốc gia láng giềng ở phía Bắc nước ta nên con đường vận chuyển sẽ là các xe
tải chuyên chở hàng hóa theo trục đường Quốc lộ 1A sau đó qua cửa khẩu Lào Cai để
vào TQ. Việc thông thương bằng đường bộ có những ưu điểm như vận chuyển nhanh
gọn, không tốn nhiều chi phí cũng như thời gian cho việc lưu kho bãi tại các cảng. Thế
nhưng do công ty chúng tôi có đóng tại Bình Phước nên nếu di chuyển bằng đường bộ
thì sẽ có nhiều bất lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy mà con đường
vận chuyển chúng tôi lựa chọn là thông qua hệ thống vận tải biển. Công ty sẽ vận
chuyển hàng hóa tới tp HCM rồi sau đó chuyển đến TQ bằng tàu biển.

TQ là nước đông dân nhất thế giới 1,3 tỉ dân, diện tích 9,6 triệu km2,chỉ đứng sau
Nga, Canada, Mỹ, điều kiện địa hình cũng có nhiều phức tạp. Nếu như ở phía Đông là
khu vực đồng bằng, tập trung dân cư đông đúc thì ở phía Tây lại là vùng đồi núi hiểm
trở, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Chính vì TQ là một thị trường quá
rộng lớn như vậy cho nên doanh nghiệp không có tham vọng sẽ chiếm lĩnh được toàn
bộ trong một thời gian ngắn, nhất là đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như Hạt
Điều Vàng. Vì vậy nên chiến lược mà chúng tôi đưa ra là chọn một phân khúc nhỏ và
tập trung đánh vào đó. Như chúng tôi đã phân tích" thì hạt điều là một loại sản phẩm
chủ yếu phục vụ cho việc "ăn chơi" là chính nên không thể đánh vào thị trường phía
Tây, nơi đời sống còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển mà chỉ tập trung
vào các thành phố, khu vực phát triển ở phía Đông.

Như đã phân tích, do TQ là một thị trường quá rộng lớn nên công ty không thể tự
mình thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh mà sẽ cộng tác với các doanh nghiệp
TQ trong việc nhập khẩu hàng cũng như phân phối hàng đi các nơi bởi vì chỉ có họ là
người hiểu thị trường nhất, sẽ tìm ra được cách tốt nhất trong việc chọn lựa các biện
pháp kinh doanh, số lượng sản phẩm tiêu thụ, phương pháp quảng cáo, khuyến mãi...
sao cho doanh số bán ra là lớn nhất.

3. Chiến lược xúc tiến:

Các thương nhân TQ là những người rất nhanh nhạy, nhất là những thương nhân ở
khu vực lân cận biên giới, cửa khẩu. Chúng ta nên tranh thủ những dịp hội chợ triển
lãm hoặc các khu thương mại tại biên giới đề tìm kiếm đại lí phân phối.

TQ là thị trường có những nét văn hóa tương đồng với VN do đó việc phát triển kinh
doanh ở thị trường này cũng không phải là quá khó. Doanh nghiệp cần từng bước
chinh phục người tiêu dùng, gây dựng nên thương hiệu chứ không phải là bằng những
chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Do việc bán hàng của chúng ta thông qua hệ thống siêu
thị do đó chúng ta sẽ kết hợp cùng lúc giữa việc bán sản phẩm với việc quảng cáo cho
sản phẩm thông qua các bảng, các màn hình quảng cáo có trong siêu thị.
Bên cạnh việc đó thì việc quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như báo, đài, Internet, panô áp phích ngoài trời luôn là kênh tuyên truyền mang lại
hiệu quả cao nhất. Chúng ta cần có những thông điệp ngắn gọn, có sức thuyết phục
cao nhằm làm cho người dân TQ có được hình ảnh tổng quát về thương hiệu công ty
và sản phẩm.

Ngoài ra chúng ta cũng cần có những hoạt động khuyến mãi đối với khách hàng, một
điều rất cần thiết khi tấn công vào một thị trường mới.

4. Chiến lược giá:

Như đã nói ở trên thì Trung Quốc là nước có quy mô GDP lớn với tốc độ tăng trường
nhanh nhất thế giới trong nhiều năm gần đây. TQ cũng là thị trường nhập khẩu thứ 3
của hạt điều VN. GDP của TQ trong những năm qua đã không ngừng tăng cao 7043
nghìn tỉ USD (2007), GDP trên đầu người của TQ 5300 USD (2007). Mức sống của
người dân tăng cao cũng sẽ ti lệ thuận với việc gia tăng tiêu thụ tất các mặt hàng,
trong đó có thực phẩm. Hiện nay người dân TQ chi rất nhiều cho tiêu dùng thực phẩm
và đây sẽ là lợi thế rất lớn cho công ty trong việc mở rộng thị trường.

Thuế suất thuế nhập khẩu của Trung Quốc được phân làm hai loại: thuế suất chung
(không MFN) và thuế suất tối huệ quốc (MFN) dành cho các nước Trung Quốc đã ký
kết hiệp định thương mại. Việt Nam nằm trong số các nước được hưởng mức thuế
suất tối huệ quốc (MFN) của Trung Quốc. Cùng với lịch trình gia nhập WTO thì TQ
đã không ngừng giảm thuế cho các mặt hàng, trong đó có hạt điều của VN. Đây là
những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp VN nói chung và ML nói riêng khi xuất
sang TQ. Theo qui định thuế quan của Trung Quốc, trị giá hàng hóa nhập khẩu để
đánh thuế là giá CIF, bao gồm cả giá bán thông thường của hàng hóa cộng chi phí
đóng gói, cước chuyên chờ, phí bảo hiểm, và hoa hồng cho người bán.

Trong tình hình kinh doanh cạnh tranh như hiện nay thì mức giá mà đưa ra sẽ thống
nhất với các thị trường xuất khẩu khác. Ngoài giá thành sản phẩm khi sản xuất thì còn
có những chi phí cố định khác như thuế xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển, quảng bá
sản phẩm và các loại chi phí khác để có thể đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Chúng tôi sẽ tính toán các loại chi phí một cách chi tiết để có thể đưa ra mức giá phù
hợp và cạnh tranh nhất.
TQ là một thị trường tiềm năng không chi có ML muốn hướng tới mà còn có rất nhiều
doanh nghiệp khác. Thế nên việc đưa ra những chiến lược hợp lí, giảm thiểu tối đa chi
phí sẽ giúp cho công ty có những lợi thế khi xuất khẩu sang các nước khác nói chung
và TQ nói riêng.

You might also like