You are on page 1of 12

Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

Chương 1
1. Trình bày nội dung của kinh doanh thương mại?
- Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ
- Huy động và sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh
- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ: Mua, bán, dự trữ, vận chuyển, xúc tiến thương
mại và các hoạt động dịch vụ
- Quản trị vốn, phí và nhân sự trong hoạt động kinh doanh
2. Trình bày khái niệm, chức năng của thương mại?
a/ Khái niệm
Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân
phối và lưu thông hàng hóa.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác.
b/ Chức năng

3. Khái niệm, chức năng của doanh nghiệp thương mại


a/ khái niệm: Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp chuyên kinh doanh để
kiếm lời thông qua hoạt động mua – bán trên thị trường
b/ chức năng:

 Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa và thực hiện dịch vụ: Phát hiện nhu cầu
về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thỏa mãn nhanh chóng các
nhu cầu đó
 Tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông: Không ngừng nâng cao trình độ
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kịnh doanh
 Dự trữ hàng hóa
 Tổ chức và quản lý kinh doanh: Giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ doanh
nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài

4. Trình bày các đặc trưng của doanh nghiệp thương mại?
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

5. Tại sao trong kinh doanh thương mại, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị
trường? Hãy kể tên các yếu tố thị trường mà doanh nghiệp phải nghiên cứu?
Mục đích nghiên cứu:
 Xác định vùng (không gian) thị trường cho doanh nghiệp
 Xác định đối tượng khách hàng phục vụ
 Xác định hàng hóa và dịch vụ kinh doanh (mặt hàng)
Nội dung nghiên cứu:
 Xác định quy mô thị trường tổng thể
 Đánh giá các tổ chức kinh doanh trong thị trường
 Xác định ranh giới thị trường phục vụ kinh doanh
6. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường( bên trong, bên ngoài)
đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại?
Môi trường KD của DN là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, tổ chức và
kỹ thuật cùng với các tác động và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài có liên quan đến
sự tồn tại và phát triển của DN.
* Môi trường KD bên ngoài

- Môi trường kinh doanh đặc trưng (môi trường vi mô)

 Nhà cung cấp


 Khách hàng
 Đối thủ cạnh tranh

- Môi trường kinh doanh chung (môi trường vĩ mô)

 Môi trường kinh tế


 Môi trường chính trị - pháp luật
 Môi trường tự nhiên
 Môi trường văn hóa – xã hội

* Môi trường KD bên trong của DN

- Các yếu tố vật chất


Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

 Mục tiêu của DN


 Tiền vốn
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
 Nhân sự

- Các yếu tố tinh thần

 Triết lý KD
 Các tập quán, thói quen, truyền thống, phong cách sinh hoạt,…

Chương 2
1. Trình bày các đặc trưng của quản trị doanh nghiệp thương mại ? Đặc trưng nào là quan
trọng nhất? Vì sao?

 QTDN là hoạt động của một số thành viên trong DN


 Hoạt động QTDN là một dạng hoạt động đặc biệt
 Hoạt động QTDN chia thành hai hệ thống:
- Hệ thống quản trị
- Hệ thống bị quản trị
-> Hệ thống quản trị tác động đến hệ thống bị quản trị nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định

 QTDN gắn với sự thay đổi nhanh chóng và liên tục của môi trường kinh doanh
 Nhà quản trị luôn phải đối đầu với khủng hoảng quản lý trong suốt quá trình hoạt
động của doanh nghiệp
 Quản trị DNTM vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật.

* Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

2. Trình bày nội dung cơ bản công tác tổ chức để quản trị doanh nghiệp thương mại theo
chức năng?

Tổ chức là việc thiết lập mô hình và mối liên hệ về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận
trong tổ chức và trong nội bộ các bộ phận đó với nhau nhằm thực hiện tốt các chức năng và
nhiệm vụ được giao.
Nội dung của tổ chức bộ máy KD của DN:

 Thiết lập cơ cấu bộ máy, chức năng của mối bộ phận đó


 Xác định mqh giữa các bộ phận, giữa các cá nhân với nhau
 Xác định các phương thức làm việc, lề lối hoạt động
 Tuyển lựa, sắp xếp và sử dụng cán bộ nhân viên nhằm phát huy khả năng cao nhất
của mỗi người
3.Trình bày nội dung cơ bản chức năng hoạch định để quản trị doanh nghiệp thương mại
theo chức năng ?

Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của DN và đề ra các giải pháp để thực
hiện các mục tiêu đó.
Tiến trình hoạch định:
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

+ Xác định mục tiêu KD của DN


+ Phân tích tình hình hiện tại của DN: Điểm mạnh, điểm yếu
+ Phân tích bối cảnh môi trường: Những cơ hội và nguy cơ
+ Lập các kế hoạch KD
+ Triển khai các phương án hành động

Chương 3
1. Khái niệm và tầm quan trong của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp thương mại.
Nhận xét về hoạt động quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện
nay?

- Khái niệm: Quản trị chiến lược kinh doanh là quá trình hoạch định, triển khai thực hiện và kiểm tra,
đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- tầm quan trọng:

 Quá trình quản trị chiến lược giúp cho các công ty thấy rõ được sứ mệnh và hướng đi của
mình
 Quản trị chiến lược cho phép doanh nghiệp năng động hơn trong việc ứng phó với những
biến đổi của môi trường kinh doanh
 Quản trị chiến lược cho phép hình thành nên một cách tiếp cận hệ thống hơn, hợp lý hơn và
logic hơn đối với công tác hoạch định

2. Các chiến lược tăng trưởng của DN thương mại?

Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thay đổi và tăng đáng kể so với mục tiêu của năm trước
Hội nhập dọc thuận chiều

• Tiếp cận gần khách hàng: Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của khách hang

+ Bảo đảm chất lượng, Giá bán cao

+ Đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng

 Hội nhập dọc ngược chiều : Tiếp cận hướng vào nhà cung cấp: Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của
nhà cung cấp

+ Đảm bảo giao hàng đúng, chất lượng đầu vào

+ Ổn định giá

+ Hạn chế: Vốn đầu tư lớn, rủi ro cao

 Hội nhập ngang :

Hợp nhất một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh

Gia tăng thị phần.

 Đa dạng hóa đồng tâm : Mua lại hoặc khởi sự kinh doanh liên quan với ngành hoặc công ty hiện tại
về

+ Công nghệ

+ Thị trường

+ Sản phẩm…
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

 Đa dạng hóa kết hợp (kết khối) : Công ty kinh doanh thêm hàng hóa - dịch vụ không liên quan với
ngành hiện tại.

3. chiến lược cấp cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp thương mại?

+ Nhóm chiến lược cạnh tranh .

- Chiến lược dẫn đầu hạ giá: định giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh. Áp dụng khi sản
phẩm, dịch vụ không thể phân biệt với sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác .
- Chiến lược khác biệt
- Chiến lược tập trung
- Chiến lược kết hợp.

+ Nhóm chiến lược thích ứng .

- Chiến lược “người hậu vệ”. Được những doanh nghiệp đã có vị thế tương đối vững chắc trên
thị trường áp dụng, giữ vững thị trường
- Chiến lược “người tìm kiếm”. Áp dụng để khai thác các mảnh hẹp trên thị trường, tập trung
đáp ứng nhu cầu khách hàng trên những đoạn thị trường này
- Chiến lƣợc “người phân tích/người đi sau”. Được các doanh nghiệp mới thành lập áp dụng
bằng cách đi theo những đổi mới của đối thủ đi trước và đã có được thành công
- Chiến lược “người phản ứng”. Là những quyết định chiến lược trong ngắn hạn, được đưa ra
nhanh chóng, ngay lập tức.

4. Phân tích nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. Cho ví dụ minh
họa?

Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản
phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và tăng thêm uy
tín của doang nghiệp trên thị trường.

(1) Phát triển sản phẩm: là đưa thêm càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu, thị hiếu của thị trường

Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng sau:

 Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn


 Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có
 Làm gì để phát triển thị trường của doanh nghiệp?

(2) Phát triển thị trƣờng về khách hàng: Có thể phân chia khách hàng thành các nhóm sau

 Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: người tiêu dùng cuối cùng; trung gian
 Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua
 Căn cứ vào phạm vi địa lý
 căn cứ vào mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp

Phát triển khách hàng theo hai hướng :

 Thứ nhất, phát triển về mặt số lượng khách hàng: Tìm ra những phân khúc thị trường mới,
khách hàng mới thông qua kênh phân phối mới. Tăng số lượng khách hàng thông qua lôi kéo
khách hàng của đối thủ cạnh tranh
 Thứ hai, phát triển khách hàng về chất lượng: Tăng sức mua sản phẩm của khách hàng
thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mỗi lần mua

* Phát triển khách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi không gian, thời gian, cả người tiêu
dùng cuối cùng và người tiêu dùng trung gian, cả khách hàng bán buôn và bán lẻ.

(3) Phát triển thị trường về phạm vi địa lý (địa bàn kinh doanh) Nghĩa là mở rộng và phát triển thị
trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

 Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp


 Lựa chọn các kênh phân phối thích hợp. Tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược bán hàng,các
doanh nghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn và cả trung gian để mở rộng
phạm vi bán hàng.

Chương 5
1. Phân tích mối quan hệ giữa mua hàng và bán hàng trong doanh nghiệp thương
mại. Ý nghĩa của việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ này đối với công tác
quản trị mua hàng?

2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại? Ưu nhược điểm
và điều kiện áp dụng của mỗi phương thức?
a) Mua hàng theo nhu cầu : Mỗi lần mua chỉ mua vừa đủ nhu cầu bán ra của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định
- Ưu điểm:

 Cơ sở để xác định nhu cầu mua hàng đơn giản


 Lượng hàng mua theo nhu cầu là lượng hàng tối thiểu nên số vốn để mua hàng là số
vốn tối thiểu
 Giảm chi phí bảo quản, dự trữ hàng hóa
 Giảm các rủi ro bất thường: Cháy, thiên tai,…
- Nhược điểm của mua theo nhu cầu:

 Có nguy cơ thiếu hàng khi việc nhập hàng bị trễ hay bán hàng nhiều hơn bình
thường
 Giá mua cao, không được hưởng các ưu đãi về số lượng
 Không đón được cơ hội khi thị trường có “cơn sốt” Vậy theo bạn doanh nghiệp có
nên mua theo nhu cầu không?
b) Mua hàng theo lô lớn: Là lượng hàng mua một lần nhiều hơn nhu cầu bán ra của doanh
nghiệp trong một thời gian nhất định
- Ưu điểm:

 Chi phí mua hàng giảm và doanh nghiệp có thể được hưởng những ưu đãi từ nhà
cung cấp
 Có thể trở thành nhà cung cấp lại cho các doanh nghiệp khác
 Luôn có sẵn hàng để bán
 Thu được lợi nhuận khi giá thị trường tăng cao.
b) Mua hàng theo lô lớn
- Nhược điểm:

 Phải sử dụng một lượng vốn hàng hóa lớn


 Chi phí bảo quản, bảo hiểm lớn
 Rủi ra cao Nhà quản trị phải tính toán, cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa
chọn cách thức mua hàng.
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

3. Tầm quan trọng và mục tiêu của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương
mại. Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục tiêu trong công tác quản trị mua
hàng?
Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt
động mua hàng của doanh nghiệp
Vai trò:
+ Mua hàng được thường xuyên, đều đặn kịp thời
+ Cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian và
giá cả hợp lý + Là cơ sở để thực hiện mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp
4. Tại sao phải lựa chọn nhà cung cấp trong quản trị mua hàng? Các tiêu chuẩn lựa
chọn nhà cung cấp trong quản trị mua hàng?
Khi lựa chọn nhà cung cấp cần vận dụng sáng tạo nguyên tắc: “Không nên chỉ có một nhà
cung cấp” Phải nghiên cứu kỹ và toàn diện các nhà cung cấp tiềm năng trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn
- Đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp đang có sẵn các nhà cung cấp thì phải thưởng
xuyên đánh giá các nhà cung cấp trước khi quyết định có tìm nhà cung cấp mới hay không
- Đối với những hàng hóa mới đưa vào kinh doanh hoặc khi phải tìm kiếm các nhà cung cấp
mới thì phải đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn và tiến hành đánh giá để lựa chọn.

5. Trình bày sự cần thiết phải có dự trữ hàng hóa trong kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại . Phân tích xu hướng kinh doanh với mức dự trữ thấp?
 Quản trị dự trữ hàng hóa đảm bảo cho hàng hóa trong kho đủ về số lượng, cơ cấu
bán ra, không làm cho lưu thông gián đoạn, tránh được ứ đọng hàng hóa
 Đảm bảo cho lượng vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức tối ưu, góp
phần tăng vòng quay của vốn hàng hóa
 Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng
 Góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa.

6. Phân tích nội dung cơ bản của quản trị kinh tế dự trữ hàng hóa trong doanh
nghiệp thương mại. Ảnh hưởng của quản trị mua hàng đối với công tác quản trị
kinh tế dự trữ hàng hóa?
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

7. Các chỉ tiêu đánh giá dự trữ hàng hóa ở DNTM? Công thức tính và phương pháp
xác định từng chỉ tiêu?
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

8. Quá trình mua hàng trong doanh nghiệp thương mại bao gồm những giai đoạn
nào? Phân tích nội dung của giai đoạn “lựa chọn nhà cung ứng”
Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

*Phân tích:
Khi lựa chọn nhà cung cấp cần vận dụng sáng tạo nguyên tắc: “Không nên chỉ có một nhà
cung cấp” Phải nghiên cứu kỹ và toàn diện các nhà cung cấp tiềm năng trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn

 Đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp đang có sẵn các nhà cung cấp thì phải
thưởng xuyên đánh giá các nhà cung cấp trước khi quyết định có tìm nhà cung cấp
mới hay không
 Đối với những hàng hóa mới đưa vào kinh doanh hoặc khi phải tìm kiếm các nhà
cung cấp mới thì phải đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn và tiến hành đánh giá để lựa chọn.
Đánh giá các nhà cung cấp trên các mặt sau:

 Nhãn hiệu hàng hóa: Có nổi tiếng không, Đã được thị trường chấp nhận chưa,…
 Khả năng tài chính của nhà cung cấp
 Những ưu đãi mà nhà cung cấp dành cho người mua
 Uy tín của nhà cung cấp: Uy tín về chất lượng sản phẩm, uy tín về việc giao nhận
 Các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp
=> Sau khi đánh giá các nhà cung cấp theo các tiêu chuẩn đã xác định, doanh nghiệp có
được danh sách các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn. Từ đó quyết định lựa chọn nhà cung cấp
để mua hàng.

9. Quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại: khái niệm, vai trò, mục tiêu:
a/ Khái niệm: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và
kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp
b/ Vai trò:

 Mua hàng được thường xuyên, đều đặn kịp thời


Tham gia Group HI DUE Z để nhận thật nhiều tài liệu Kinh Tế miễn phí nhé :>

 Cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời
gian và giá cả hợp lý
 Là cơ sở để thực hiện mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp.
c/ Mục tiêu:

 Cung ứng tạm thời


 Chi phí thấp
 Chất lượng

10. Quản trị dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại: khái niệm, vai trò, mục
tiêu
a/ Khái niệm: Quản trị dự trữ hàng hóa chính là quản trị một nguồn lực vật chất quan trọng
của DNTM. Đó là những hoạt động của các nhà quản trị liên quan đến “quá trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp”
b/ Mục tiêu cơ bản của quản trị dự trữ hàng hóa

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hàng hóa của doanh nghiệp
 Đảm bảo đáp ứng yêu cầu bán ra của doanh nghiệp
 Tối thiểu hóa chi phí dự trữ hàng hóa.
c/ vai trò:

 Quản trị dự trữ hàng hóa đảm bảo cho hàng hóa trong kho đủ về số lượng, cơ cấu
bán ra, không làm cho lưu thông gián đoạn, tránh được ứ đọng hàng hóa
 Đảm bảo cho lượng vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức tối ưu, góp
phần tăng vòng quay của vốn hàng hóa
 Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng
 Góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa.
11. Hãy phân tích các tiêu thức cơ bản để lựa chọn nhà cung ứng trong việc mua
hàng của doanh nghiệp thương mại. Cho ví dụ minh họa.
12. Khái niệm và mục tiêu cơ bản của quản trị dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp
thương mại
13. Lưu thông hàng hóa: Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian lưu thông
hàng hóa, giải pháp để rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa
14. Mô hình cơ bản EOQ: Các giả thuyết của mô hình; thiết lập và giải bài toán; minh
họa bằng đồ thị
15. Khái niệm, tầm quan trọng của dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại
16. Tốc độ lưu chuyển hàng hóa: Khái niệm, công thức xác định, các giải pháp gia
tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại

You might also like