You are on page 1of 6

1.

Bạn hiểu như thế nào về “ Quyền tự do kinh doanh , quyền tự do cạnh tranh” theo
quy định của pháp luật Việt Nam ?Phân tích các điểu kiện , cơ sở để thực hiện
quyền này trên thực tế
- Quyền tự do kinh doanh
hứ nhất, về việc tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “tự do kinh
doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” và trong giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hiện nay không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh. Như vậy,
ngoài danh mục ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của Pháp luật thì doanh
nghiệp có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề kinh doanh nào để kinh doanh mà không cần
có sự cho phép của cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các danh mục ngành nghề
bị cấm kinh doanh hiện nay cũng đã ít hơn rất nhiều so với giai đoạn trước kia. Luật
Đầu tư 2020 đưa ra danh mục cấm đầu tư kinh doanh gồm có 08 ngành nghề, nhiều
hơn Luật Đầu tư 2014 (06 ngành nghề) nhưng lại ít hơn Luật Đầu tư 2005 (12 ngàn
h nghề).
Theo Luật Đầu tư 2020 quy định đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để
thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trong các ngành, nghề mà Luật Đầu tư không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về
hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Qua đó được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và
tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020 bao gồm 8 lọai ngành,
nghề như sau:
- Kinh doanh các chất ma túy; 
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự
nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động
vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy
cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của
Luật Đầu tư;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Quyền tự do kinh doanh theo Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy
định một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành,
nghề mà luật không cấm”.Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có
quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi,
muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.

Theo quy định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những
quyền cơ bản của công dân thể hiện qua Điều 33 Hiến pháp năm 2 013, theo đó mọi
người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần là trong khuôn
khổ những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này đã được cụ thể hóa từ đó làm
cơ sở cho việc thực hiện quyền của công dân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền tự do kinh doanh
được cá nhân, tổ chức thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề không bị cấm. Việc
tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh
doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những
vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh,…

Thứ hai, quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 “Bộ luật lao
động năm 2019” về chính sách của Nhà nước về lao động, cụ thể đó là việc Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học
nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

Trên cơ sở ghi nhận của Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa của Luật doanh nghiệp năm
2014, quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong phạm vi
khuôn khổ những ngành, nghề được pháp luật cho phép.

– Tại Khoản 6 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng chỉ rõ nghiêm cấm mọi
hành vi kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh cấm đầu tư kinh doanh. Điều này
có thể hiểu khi thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần loại trừ những
ngành nghề mà pháp luật cấm.

– Những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật
Đầu tư năm 2014 Sửa đổi bổ sung, bao gồm:

+ Các loại chất ma túy, hóa chất, khoáng vật có trong danh mục.

+Các hoạt động kinh doanh đối tượng là thực vật, động vật hoang dã nằm trong danh mục
cấm của Việt Nam và quốc tế.
+ Kinh doanh mại dâm

+ Hoạt động kinh doanh mua bán về người, mô, bộ phân cơ thể người, sinh sản vô tính
trên người.

+ Kinh doanh pháo nổ

Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư năm 2014 đối với một số ngành, nghề kinh
doanh đặc thù, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng chỉ khi đảm bảo đáp
ứng đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội, sức khỏe, đạo đức.

– Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đặc thù cần có điều kiện được quy định rõ trong
danh mục ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014.

– Điều kiện để được kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù được quy định rõ
trong các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên. Những quy định này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và đăng tải trên
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Quyền tự do cạnh tranh

** Ở nước ta, quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp được quy định ngay từ khi Luật
Cạnh tranh đầu tiên được ban hành. Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: "Doanh
nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh
tranh hợp pháp trong kinh doanh". Quyền này tiếp tục được quy định tại Điều 5 Luật
Cạnh tranh năm 2018, theo đó "Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định
của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh".

Khi khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp được tự
do lựa chọn hành vi và phương thức cạnh tranh, miễn là những hành vi và phương thức ấy
phù hợp với quy định của pháp luật. Trên phương diện hành vi cạnh tranh, chính vì tự do
cạnh tranh là một trong những nội dung cấu thành quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp, nên doanh nghiệp được thực hiện bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm.
Trên cơ sở quan điểm đó, Luật Cạnh tranh đã quy định bảy nhóm hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do cạnh
tranh trong kinh doanh. Các hành vi bị cấm bao gồm: (i) Xâm phạm thông tin bí mật
trong kinh doanh; (ii) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác
bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với
doanh nghiệp đó; (iii) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó; (iv) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó; (v)
Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức như đưa thông tin gian dối đến khách
hàng về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc so sánh hàng hóa của doanh
nghiệp mình với doanh nghiệp khác; (vi) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh
loại hàng hóa, dịch vụ đó; (vii) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo
quy định của pháp luật.
Ngoài bảy nhóm hành vi nêu trên, doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất cứ hành vi cạnh
tranh nào để thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Nhà nước phải tôn
trọng và bảo vệ các hành vi cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp.

Câu 2 :

b.Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doang nghiệp , do mâu thuẫn trong
quá trình quản lý , A muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho D .A có thể thực hiện
được việc chuyển nhượng này . Do Theo quy định của luật doanh nghiệp về chuyển
nhượng phần vốn góp thì các thành viên trong công ty có thể chuyển nhượng phần vốn
góp cho người khác

c. Trong quá trình hoạt động ,vì muốn mở rộng sản xuất, công ty tiến hành kêu gọi vốn và
được dự chấp thuận của một công ty khác là Công ty TNHH Á Châu , nguyệnn vọng công
ty Á Châu sẽ sát nhập CTCP Sản Phẩm Việt . Dự định của Công ty TNHH Á Châu thực
hiện được

Theo quyết định của hội đồng thành viên , công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình
thức:

- tăng vốn góp của thành viên

- Điều chỉnh mức tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty

- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới : Trường hợp này công ty nhận thêm thành viên
mới và số vốn góp của thàn viên mới để tăng vốn điều lệ cho công ty và ghi nhận và sổ
đăng ký thành viên . Việc tiếp nhận vốn điều lệ của thành viên mới phải được sự nhất trí
của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác

d. Do diễn biến của dịch bệnh Covid, hoạt động kinh doanh không dược thuận lợi khiến
cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp đã đăng ký trở nên khó
khăn. Để tiếp tục tồn tại, công ty dự định chuyển sang hoạt động dưới hình thức doanh
nghiệp thông thường .
Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ riêng biệt của doanh
nghiệp xã hội như sau:

“Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh
nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong
suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành
doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường,
không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có
thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;”

Như vậy theo quy định pháp luật, doanh nghiệp xã hội có quyền chuyển đổi hình thức từ
doanh nghiệp xã hội thành các loại hình doanh nghiệp thông thường , tức là muốn từ bỏ
mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư doanh nghiệp thì cần
báo với cơ quan có thẩm quyền và tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

e.

Chuyển nhượng phần vốn góp

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 điều 45 Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây :

- Phải chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện ;

- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên
còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày chào bán
- "Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
- 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của
Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác
theo quy định sau đây:
- a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
- b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy
định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên
còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày chào bán.
- 2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương
ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định
tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng
ký thành viên.
- 3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn
đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc
chuyển nhượng."

You might also like