You are on page 1of 26

Đoàn Phương Anh

DHTM14a6HN
20207200012
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Phân tích nội dung quyền tự do thành lập doanh nghiệp.
Quyền được chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng, mục đích đầu
tư kinh doanh
Quyền được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh :
Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số lượng doanh nghiệp để
thành lập
Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa
điểm kinh doanh
2. Trình bày điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện về kinh tế
Muốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị điều kiện vật
chất cần thiết để doanh nghiệp ra đời, như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng,
máy móc thiết bị. Công việc này do các nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở góp
vốn đầu tư ở dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác. Tùy thuộc lĩnh vực kinh
doanh và khả năng tài chính của nhà đầu tư, vốn đầu tư thành lập ở mỗi doanh
nghiệp có quy mô rất khác nhau. Cân nhắc một lượng vốn cần và đủ để tồn tại,
cạnh tranh và phát triển là công việc của nhà đầu tư. Sai số ở khâu tính toán
này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị đào thải do không đủ sức cạnh tranh.
Chỉ trong một số ngành, nghề nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật
chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định
về mức vốn điều lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn
này được gọi là mức vốn pháp định theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải
bảo đảm từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành, nghề cần đáp ứng quy
định về mức vốn pháp định như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ
mua bán nợ…
Điều kiện về pháp lý
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Điều kiện về tên doanh nghiệp: Điều 37 , 38 ,39, 40 ,41
Điều kiện về hồ sơ và lệ phí:18 ,19 ,20,21,22,23
Điều kiện về vốn pháp định : 34,35,36
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : Điều 26 Luật DN 2020
- Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp

3. Trình bày quy định về các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp.
Theo khoản 2 điều 17 ( Luật Doanh nghiệp 2020 ) : Quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh
nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện
theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo
quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
4. Trình bày thủ tục đăng kí doanh nghiệp.
Điều 26. Trình tự , thủ tục đăng kí doanh nghiệp ( Luật doanh nghiệp 2020 )
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký
doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập
doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và
được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để
đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký
kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và
việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan
đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ
sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh
nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và
nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký
doanh nghiệp.
5. Phân tích thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện.
Thủ tục này được thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh bổ
sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quá trình hoạt động.
Thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục thông báo đủ điều kiện
kinh doanh có một số điểm đặc trưng như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lí yêu cầu của doanh nghiệp là cơ
quan quản lí nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan như: Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công an, Sở Y tế...
- Cơ sở pháp lí thực hiện thủ tục là các luật chuyên ngành hoặc các nghị định
của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong tùng lĩnh vực cụ
thể.
- Loại thủ tục cần thực hiện: Đăng kí để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh đến cơ quan quản lí
Nhà nước có thẩm quyền.
6. Phân tích ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và vấn đề cải cách
quản lý hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
trong giai đoạn hiện nay.
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ( Luật Đầu tư năm 2020)
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều
kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại
Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều
này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định
tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết
kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh
(nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành
chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn
bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của
cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh
doanh.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng
thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung
Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều
kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6
Điều 7 của Luật này.
7. Phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh
nghiệp.
Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, hai hay
nhiều doanh nghiệp cùng hợp lại thành một doanh nghiệp mới bằng cách
chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản cho doanh nghiệp mới
và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ - doanh nghiệp bị hợp nhất.
Đặc điểm cơ bản của hợp nhất doanh nghiệp như sau:
- Hợp nhất doanh nghiệp là quan hệ đầu tư bình đẳng giữa các doanh nghiệp
hợp nhất do chủ sở hữu các doanh nghiệp bị hợp nhất quyết định;
- Bản chất của hợp nhất doanh nghiệp: là hoạt động tập trung kinh tế, có nhiều
doanh nghiệp hợp lại thành một doanh nghiệp và chỉ có doanh nghiệp hợp
nhất tồn tại sau khi hợp nhất
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó,
một hoặc một số doanh nghiệp có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp
khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh
nghiệp bị sáp nhập.
Đặc điểm cơ bản của sáp nhập doanh nghiệp như sau: - Sáp nhập doanh
nghiệp là hoạt động tập trung kinh tế, có một hoặc nhiều doanh nghiệp sáp
nhập vào một doanh nghiệp khác và doanh nghiệp nhận sáp nhập này tiếp tục
tồn tại và với quy mô lớn hơn; - Sáp nhập doanh nghiệp là quan hệ đầu tư có
tính chất “thôn tính”, do các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại và
chuyển giao toàn bộ giá trị sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập
Chuyển đổi doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó,
một doanh nghiệp thực hiện chuyển thành loại hình doanh nghiệp khác trong
sự tồn tại liên tục của doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp có thể giữ
nguyên tính chất sở hữu hoặc dẫn đến thay đổi về sở hữu trong doanh nghiệp.
Đặc điểm cơ bản của chuyển đổi doanh nghiệp như sau:
- Về bản chất: Chuyển đổi doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủ tục pháp
lý, vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường trước,
trong và sau quá trình chuyển đổi.
- Chủ thể quyết định việc chuyển đổi: Chủ sở hữu doanh nghiệp (chủ DNTN,
thành viên công ty TNHH, cổ đông CTCP...) là người quyết định nội dung, hình
thức, thời gian chuyển đổi doanh nghiệp. Việc quyết định này tiến hành theo
nguyên tắc tổ chức, quản lý doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh
nghiệp và trong pháp Luật Doanh nghiệp.
- Lý do chuyển đổi: Lý do chuyển đổi có thể mang tính bắt buộc để tránh nguy
cơ giải thể, cũng có thể mang tính tự nguyện nhằm triển khai định hướng phát
triển công ty phù hợp với điều kiện mới của chủ đầu tư.
- Hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi doanh nghiệp
sẽ làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, do vậy, về thủ tục pháp lý, tất yếu sẽ
phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau
chuyển đổi
- Phạm vi và các hình thức chuyển đổi: Chuyển đổi doanh nghiệp được thực
hiện giữa những loại hình doanh nghiệp mà pháp luật đã có quy định về thủ
tục chuyền đổi.

8. Nêu tóm tắt thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp.
Thủ tục hợp nhất : Khoản 2 điều 200. Hợp nhất công ty ( Luật doanh nghiệp
2020 )
a) Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty
hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp
nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn,
thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái
phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của
công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất
thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối
với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải
được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày thông qua.
Thủ tục sáp nhập : Khoản 2 điều 201. Sát nhập công ty ( Luật doanh nghiệp
2020 )
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sảp nhập và dự thảo Điều lệ công ty
nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên,
địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao
động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi
phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp,
cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên
quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến
hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này.
Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người
lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập
chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp
pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp
đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty
nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp
pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Thủ tục chia doanh nghiệp : Khoản 2 điều 198 ( Luật doanh nghiệp 2020 )
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của
công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các
nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công
ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương
án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần
vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập;
nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công
ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và
thông báo cho người lạo động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết
định hoặc thông qua nghị quyết;
b) Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành
lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành
đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết
định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
Thủ tục tách công ty . Khoản 3 điều 199 ( Luật doanh nghiệp 2020 )
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của
công ty bì tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định
của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm
các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công
ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công
ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công
ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách
công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách
thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký
doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

9. Phân tích các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định pháp
luật hiện hành và cho biết giải pháp đối với những trường hợp muốn thay
đổi loại hình doanh nghiệp nhưng pháp luật không quy định thủ tục chuyển
đổi? (ví dụ, chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai
thành viên và ngược lại; chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty TNHH)
Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo
quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo
phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá
nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá
nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần
phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các
phương thức khác.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng
pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp,
chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Điều 203. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên theo phương thức sau đây:
a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ
đông còn lại;
b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn
bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.
2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều
này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài
sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn
thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều này, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi
doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp,
chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Điều 204. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà
không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng
thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng
thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân
khác góp vốn;
d) Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
đ) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các
phương thức khác.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Tròng thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp
lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp,
chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh
nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam
kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp
đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực
hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng
văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động
hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của
doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh
nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
10. Phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong
điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các
nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi
thị trường một cách hợp pháp.
Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:
- Về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động
nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và doanh nghiệp rút khỏi thị
trường.
- Về lý do giải thể: Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp
luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
- Về điều kiện giải thể: Doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi
thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa
vụ tài sản.
- Chủ thể quyết định việc giải thể: Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết
định việc giải thể doanh nghiệp.
11. Phân tích các trường hợp giải thể bắt buộc và giải thể tự nguyện + 12.
Phân tích điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành
viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng
cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật
Quản lý thuế có quy định khác.
13. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c
khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết
định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty,
Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường
hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết
định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh,
cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải
thể phải được đăng trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và
được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi
kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các
chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết
nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức
thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang
làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay
sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo
thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải
quyết nợ (nếu có);
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau
đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người
lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;
6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần
còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ
sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh
nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể
theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể
từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh
cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp;
9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
14. Nêu các văn bản pháp luật hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể
doanh nghiệp
15. Phân tích bản chất của thủ tục phá sản.
Thủ tục phá sản - thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc biệt
Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phásản
được nhìn nhận trong mối quan hệ so sánh với quá trình tự phục hồi
doanhnghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong kinh doanh
nhưng chưa bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. So sánh với quá trình tự phục hồi
đó, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có sự khác biệt
cơ bản. Đó là: quá trình tự phục hồi là giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh
được doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản lại là thủ tục tư pháp.

16. Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp.


Về bản chất đây là hai thủ tục pháp lý khác nhau:
Thứ nhất, lý do giải thể không đồng nhất đối với các loại hình doanh nghiệp và
rộng hơn nhiều so với lý do phá sản.
Thứ hai, phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lý cũng như
cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó.
Giải thể là một thủ tục mang tính chất hành chính, là giải pháp mang tính chất
tổchức, người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có thẩm
quyền cho phép thành lập quyết định, còn thủ tục phá sản lại là một thủ tục tư
pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là Toà án có thẩm
quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản.
Thứ ba, thủ tục giải thể và thủ tục phá sản khác nhau về hậu quả.Giải thể bao
giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã,
trong khi đó, đối với phá sản thì không phải bao giờ cũng đem đến kết quảnhư
vậy. Khi thủ tục phá sản được mở thì không phải bao giờ cũng dẫn đến kết cục
là doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo quyết định của Toà án.
Thứ tư, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành
cơ sở sản xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt.
Chẳng hạn, pháp luật nhiều nước quy định cấm chủ sở hữu bị phá sản không
được hành nghề trong một thời gian nhất định. Còn trong trường hợp giải thể,
vấn đề hạn chếquyền tự do kinh doanh này không được đặt ra
17. Trình bày khái quát thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
18. Nêu chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thủ tục cơ bản cần
thực hiện để nộp đơn.
Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ( Luật phá
sản )
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến
hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả
lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,
Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên
hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên
trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06
tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất
khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Điều 26. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản
1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Điều 27. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công
đoàn
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện
công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp
tác xã không trả cho người lao động.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác
đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ
như chủ nợ theo quy định của Luật này.
Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của
Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03
năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn
bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo
cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà
vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ
của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo
đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
4. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại
phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do
việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.
Điều 29. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của
công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp
hợp tác xã
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ
đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo
pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại khoản
5 và khoản 6 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại
khoản 2 Điều 28 của Luật này và gửi kèm các tài liệu (nếu có) theo quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 28 của Luật này.

19. Thủ tục thanh toán nợ trong phá sản doanh nghiệp.

20. Nêu hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản.
Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết
định mở thủ tục phá sản ( Luật phá sản 2014 )
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp
tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp
tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi
phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị
của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã
thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm
phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong
doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm
một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại
Điều 60 của Luật này.

Điều 49. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết
định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải
báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực
hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở
hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho
người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư
điện tử, fax, telex.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh
nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có
trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc
không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải
chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có
sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình
chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy
định của pháp luật.

21. Thứ tự thanh toán nợ theo thủ tục phá sản.


Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản ( Luật phá sản 2014 )
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động
tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh
toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh
toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại
này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông
của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều
này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ
phần trăm tương ứng với số nợ.

22. Mối quan hệ giữa quy định về trách nhiệm tài sản hữu hạn và trách
nhiệm tài sản vô hạn với cách thức, nguyên tắc thanh toán nợ trong thủ tục
phá sản.
Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở tài sản còn lại
của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là nợ bao nhiêu thì trả bấy nhiêu
như nợ trong dân sự mà nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ sẽ chấm dứt sau
khi dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ
cho các chủ nợ. sau khi doanh nghiệp phá sản, đối với chủ DNTN, thành viên
hợp danh trong công ty hợp danh, trách nhiệm thanh toán nợ vẫn tồn tại cho
đến khi khoản nợ đó được thực hiện xong.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


Bài 1. Bài tập về Thành lập DN
1. Tóm tắt nội dung
A, B, C dự định góp vốn thành lập một công ty TNHH sản xuất và bán thuốc
diệt chuột, gián, ruồi, muỗi và các loại nước lau kính, rửa chén bát, lau sàn...
tại quận Hoàng Mai, thành phổ Hà Nội. Tổng số vốn góp của các thành viên là
300 triệu đồng, trong đó, các thành viên đã sử dụng 200 triệu đồng để thuê
nhà xưởng, mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật liệu cần thiết để chuẩn bị hoạt
động. Họ băn khoăn sổ tiền này ít, cố thể không được phép thành lập công
ty.
2. Câu hỏi
Hãy giúp A, B, C rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thực
hiện thành công ý định gia nhập thị trường.
- Theo điều 6 Luật đầu tư năm 2020, ngành nghề kinh doanh của công ty hợp
pháp.  Công ty kinh doanh sản xuất ngành nghề không có điều kiện nên các
thành viên công ty không phải đăng ký vốn pháp định mà chỉ cần đăng ký vốn
điều lệ. Số vốn điều lệ cũng không bắt buộc tối thiểu bao nhiêu nên các thành
viên có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho
phù hợp.
- Trình tự thủ tục thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty ( điều 21 Luật Doanh nghiệp năm
2020)
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư
tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh
doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và
cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho
người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì
phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý
do. ( khoản 5 điều 26 Luật DN năm 2020)
Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty
Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Ngoài ra còn cần nộp hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt
khuẩn, diệt côn trùng đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt nhà xưởng sản xuất. Trường
hợp Sở Y tế triển khai công bố trực tuyến thì cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực
tuyến. Thủ tục công bố trực tiếp: Trước khi thực hiện sản xuất chế phẩm,
người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất có trách nhiệm gửi hồ sơ
công bố đủ điều kiện sản xuất đến Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất đặt nhà xưởng
sản xuất; Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận
hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố
đủ điều kiện sản xuất chế phẩm theo Mẫu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên
trang thông tin điện tử của Sở Y tế các thông tin: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên
hệ của cơ sở sản xuất; tên người chuyên trách về an toàn hóa chất; tên người
điều hành sản xuất (đối với cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm).

Bài 2: Bài tập về Phá sản DN


1. Tóm tắt nội dung
Công ty TNHH ABC tự nguyện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Vụ phá
sản đã được giải quyết đến giai đoạn thanh lý tài sản,cơ quan có thẩm quyền
xác định:
- Toàn bộ tài sản còn lại 6 tỉ (kể cả tài sản đảm bảo) - Nợ :
+ Ngân hàng B:1.5 tỉ(tài sản đảm bảo 2 tỉ)
+ Cục thuế Y:500 triệu
+ Doanh nghiệp C,D,E,mỗi doanh nghiệp 500 triệu
+ Lương người lao động 400 triệu
+ Bảo hiểm y tế người lao động 100 triệu
+ Chưa thanh toán trái phiếu đến thời hạn cho 12 cá nhân,tổng cộng 600
triệu.
+ Chưa bồi thường thiệt hại phạt vi phạm hợp đồng cho DN F 100 triệu
+ Nợ DN G 300 triệu(ông H bảo lãnh)
+ DN K 2 tỉ(tài sản đảm bảo 1 tỉ)
+ Phí phá sản 200 triệu

2.Câu hỏi
Hãy thanh toán các khoản nợ và chi phí trên theo qui định của Luật Phá sản
hiện hành

Theo điều 53, 54 Luật Phá sản năm 2014 thì trình tự thanh toán các khoản nợ
như sau :
(1) Sau khi thanh toán các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản bảo đảm
(2) Chi phí phá sản;
(3) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động
tập thể đã ký kết;
(4) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
(5) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh
toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Căn cứ vào trình tự thanh toán các khoản nợ nêu trên , trình tự Công ty X phải
thanh toán nợ như sau:
(1) Ngân hàng B được trả 1,5 tỷ bằng tài sản bảo đảm
DN K được thanh toán ban đầu 1 tỷ bằng tài sản bảo đảm
(2) Phí phá sản : 0,2 tỉ
(3) Lương người lao động 400 triệu
Bảo hiểm y tế người lao động 100 triệu
(5) Do giá trị tài sản còn lại không đủ thanh toán nợ( tài sản còn lại 2,8 tỷ ; số
nợ còn lại : 4 tỷ)
Khoản 3 điều 54 Luật Phá sản năm 2020: “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh
toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự
ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Khoản 3 điều 77 Luật Phá sản năm 2020: “Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ
thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này
người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.”

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm được trả
theo tỷ lệ % tương ứng:
- Cục thuế Y , doanh nghiệp C D E mỗi nơi được trả 0,5 : 4 x 2,8 = 0,35 ( tỷ)
- 12 cá nhân được trả : 0,6 :4 x 2,8 = 0,42 ( tỷ)
- DN F : 0,1 : 4 x 2,8 = 0,07 ( tỷ)
- Ông H : 0,3 : 4 x 2,8 = 0,21 ( tỷ)
- DN K: 1 : 4 x 2,8 = 0,7 ( tỷ)

You might also like