You are on page 1of 4

ĐOÀN PHƯƠNG ANH

20207200012
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Nhượng quyền thương mại là gì? Hãy cho biết các đặc điểm của nhượng quyền
thương mại.
Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và
yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại,
bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại có đặc trưng cơ bản nổi bật sau đây:
Một là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tính chất độc lập của các bên nhượng
quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù, có sự hỗ trợ và kiểm soát qua lại giữa các
bên nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính của các bên luôn độc lập với nhau.
Hai là, có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt
động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hay rộng hơn, trong cả hệ thống
nhượng quyền.
Ba là, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương
mại khác nhau như: li-xăng, chuyển giao công nghệ, đại lý v.v…Đây chính là điểm đặc biệt
của hoạt động nhượng quyền thương mại trong tương quan so sánh với các loại hợp đồng
thương mại cùng loại khác.
Bốn là, về chủ thể, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh có
lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường
đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Mặt
khác, dưới góc độ pháp luật, để đáp ứng yêu cầu của pháp luật, bên nhận quyền là một doanh
nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ
ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền.
Năm là, về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại, nội dung của khái niệm
“quyền thương mại” cũng phát triển rất phong phú, bao gồm: Hàng tiêu dùng; Công việc
kinh doanh; dịch vụ;dịch vụ chuyên môn; Dịch vụ đặc biệt (thuộc Chính phủ), các phương
thức kinh doanh. “Quyền thương mại” trong hoạt động nhượng quyền thương mại là một khái
niệm mở, cho phép các chủ thể của quan hệ nhượng quyền cụ thể hoá từng nội dung bao gồm
trong đó. “Quyền thương mại” có thể chỉ đơn giản là bí quyết kinh doanh, tên thương mại,
nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất nhất định hoặc là tổng hợp tất cả những quyền đối
với hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để bên nhận quyền có thể sử dụng để tạo
ra những sản phẩm, dịch vụ giống với những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bên nhượng quyền
tạo ra. Tuy nhiên, tính chất “tổng hợp”, “kết hợp” giữa các quyền đối với các đối tượng của
sở hữu trí tuệ là yếu tố không thể thiếu của “quyền thương mại”, giúp cho hoạt động nhượng
quyền thương mại có thể được phân biệt một cách tương đối trong tương quan so sánh với
những quan hệ thương mại tương tự khác.
2. Cho biết các hình thức của nhượng quyền thương mại?
Pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam phân chia các hình thức hoạt động
nhượng quyền thương mại thành nhượng quyền thương mại trực tiếp và nhượng quyền
thương mại gián tiếp.
Điểm khác biệt cơ bản là trong hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại gián tiếp, bên
nhượng quyền thứ cấp không phải là chủ sở hữu của “quyền thương mại”- đối tượng của hợp
đồng nhượng quyền thương mại kí với các bên nhận quyền thứ cấp.
Pháp luật Việt Nam có quy định về “quyền thương mại chung”, “hợp đồng phát triển quyền
thương mại” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”. Điều này chứng tỏ pháp luật
về nhượng quyền thương mại của Việt Nam hướng tới việc chỉ ra những loại hợp đồng
nhượng quyền thương mại với tính chất khác biệt, đó chính là một trong những cách phân
chia hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại.
3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Hãy cho biết các đặc điểm của hợp đồng
nhượng quyền thương mại?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng
quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hoạt động nhượng quyền thương mại.
Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng chứa đựng đặc điểm của nhiều
loại hợp đồng khác nhau. Rõ ràng, hợp đồng nhượng quyền thương mại chứa đựng những
yếu tố của hợp đồng li-xăng, đó là sự hướng tới việc sử dụng một số đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó,
hợp đồng loại này còn có những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ, khi
trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao, cung
cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ đi kèm và các tài liệu hướng dẫn vận hành
công nghệ đó. Không những thế, bóng dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý
phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương.
4. Cho biết quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Điều 286. Quyền của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền
thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống
nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền
để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân
nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương
mại.
Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ
thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền
khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương
mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết
kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu
cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng
quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng
quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền
khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng
quyền.

5. Cho biết Sự chi phối của pháp luật cạnh tranh trong quan hệ hợp đồng NQTM.
Căn cứ theo Luật Cạnh tranh năm 2018,
Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


TÌNH HUỐNG VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Tóm tắt nội dung
Thương hiệu Phở 24 ra đời và được đăng ký độc quyền bảo hộ độc quyền thương hiệu tại
Cục sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 và được đăng ký tại nhiều nước trên
thế giới. Năm 2006 tại TPHCM có xuất hiện Phở 5 Sao, với cách bào trí nội thất và sơn màu
tường và tông màu chủ đạo của bàn ghế, quầy rượu, đèn trang trí đến cách ăn mặc của ông
đầu bếp trong các tiệm phở trông khá giống Phở 24.
Ngay cả cách trang trí bảng hiệu quảng cáo bên ngoài các tiệm Phở cũng dùng tông màu chủ
đạo là xanh cốm pha xanh lá giống tông màu của Phở 24. Trừ Logo, cách sắp đặt bài trí của
Phở 5 Sao và Phở 24 giống nhau đến khó phân biệt. Tuy nhiên giá của Phở 5 Sao khá bình
dân (16.000 đồng/bát, trong khi Phở 24 có giá 26.000 đồng/bát).
Hiện nay hệ thống Phở 5 Sao đã có 5 tiệm tại TPHCM, tất cả đều có không gian, kiến trúc
“hao hao” giống kiến trúc của Phở 24.
Tổng giám đốc Phở 24 đã khẳng định tuy Phở 5 Sao không sử dụng Logo của họ nhưng việc
sử dụng cách sắp xếp, thiết kế và bố trí giống hệt không gian thiết kế kiến trúc có thể làm cho
khách hàng nhầm lẫn. Ngoài ra bản thiết kế không gian kiến trúc này đã được đăng ký bản
quyền, do đó việc xử dụng nó cũng là vi phạm bản quyền.
Giám đốc Phở 5 Sao cũng khẳng định Phở 5 Sao xây dựng thương hiệu riêng và cũng đã
được đăng ký bản quyền tại Cục sở hữu trí tuệ và cũng đã đăng ký độc quyền thương hiệu “
Phở 5 sao” tại Cục sở hữu trí tuệ. Ngoài ra màu sắc trang trí và biển hiệu đậm hơn Phở 24,
phong cách phục vụ và trang phục của nhân viên khác Phở 24 (là màu đỏ).
2. Câu hỏi:
1. Việc thiết kế sắp xếp bố trí của Phở 5 sao hao hao giống Phở 24 có vi phạm pháp luật
không?
2, Đại diện công ty Phở 24 có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền về việc Phở 5 Sao
đã vi phạm việc bảo hộ và khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp trong hoạt động nhượng
quyền thương mại hay không? Vì sao

You might also like