You are on page 1of 33

.

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG
HÓATẠI CÔNG TY
2.1. Thực trạng pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
2.1. Quy định của pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
2.1.1. Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định “Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông
qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương
nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân nào đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và
thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”.17 Như vậy, theo quy định
này tham gia vào hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ bao gồm hai
nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Bên cạnh đó, còn có
thể có sự tham gia của các chủ thể trung gian như: các nhà tư vấn, tổ
chuyên gia xét thầu hoặc chủ sở hữu vốn, đơn vị tài trợ, cho vay vốn.
Luật Thương mại năm 1997 được thay thế bởi Luật Thương mại năm
2005 quy định “Bên mời thầu là chủ sở hữu vốn hoặc người giao quyền
sử dụng vốn để mua hàng”.18 Theo đó, bên mời thầu có thể là chủ sở
hữu nguồn vốn, trực tiếp sử dụng nguồn vốn của mình để mua sắm hàng
hóa thông qua đấu thầu hoặc giao cho một chủ thể khác thay mình để
thực hiện. Theo Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm
2009 quy định “ bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có
đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu
theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.19 Quy định này cũng gần
giống với quy định của Luật Thương mại năm 1997, nhưng so với Luật
Thương mại năm 1997 thì có phần cụ thể, mở rộng hơn và xuất hiện
thêm một thuật ngữ mới đó là “chủ đầu tư”. Chủ đầu tư là người sở hữu
vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực
tiếp quản lý và thực hiện dự án.20 Như vậy, Luật Thương mại năm 2005
quy định có phần khái quát hơn so với Luật Thương mại năm 1997 và
Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, bên
mời thầu là bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, Luật Thương
mại năm 2005 không quy định bên mời thầu phải là chủ sở hữu vốn. Do
đó, bên mời thầu có thể là bất kì một chủ thể nào có nhu cầu, chủ sở hữu
vốn hoặc người được giao quyền sử dụng vốn …để mua sắm hàng hóa,
dịch vụ. Trong trường hợp bên mời thầu không đồng thời là chủ sở hữu
vốn thì người sở hữu vốn thật sự cũng giữ vai trò chi phối nhất định đến
gói thầu. Bên mời thầu có thể là một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắm
hàng hóa, sử dụng dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng hoặc một Thương
nhân nhằm mục đích kinh doanh, theo như quy định thì không bắt buộc
bên mời thầu phải là Thương nhân. Song, với cách hiểu đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ là hoạt động Thương mại nhằm mục tiêu sinh lợi như trong
Luật Thương mại năm 2005 thì bên mời thầu chủ yếu là các Thương
nhân.
Bên dự thầu theo Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm
2005 và Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi bổ, bổ sung năm 2009 là
các Thương nhân có đủ năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn
thông qua đấu thầu để giành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được
bên mời thầu mời tham dự. Bên dự thầu có thể là Thương nhân Việt
Nam hoặc Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện. Có nhiều Thương
nhân khác nhau tham gia dự thầu nhưng chỉ có Thương nhân nào thắng
cuộc trong quá trình đấu thầu (bên trúng thầu) mới được lựa chọn ký kết
hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với bên mời thầu. Luật Thương
mại năm 1997 có quy định điều kiện dự thầu của Thương nhân là phải
“Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành nghề đấu thầu, có đủ
năng lực chuyên môn và tài chính để dự thầu, hồ sơ dự thầu phải đúng
quy định mà bên mời thầu đưa ra”.21 Thế nhưng, đến khi Luật Thương
mại năm 2005 ra đời đã bỏ đi quy định này. Mặc dù Luật Thương mại
năm 2005 không quy định nhưng thực tế bên cạnh điều kiện về tư cách
chủ thể phải là Thương nhân (là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân), bên dự
thầu cũng cần có một số tiêu chuẩn như: sự độc lập về tài chính, có năng
lực pháp luật dân sự và đối với Thương nhân là cá nhân còn phải có
năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.
Trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng có thể xuất hiện một số
chủ thể khác như: các Công ty tư vấn, các tổ chuyên gia tham gia vào các
giai đoạn của quá trình tổ chức đấu thầu với tư cách là trung gian, giúp
đỡ, tư vấn cho bên mời thầu trong việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ
sơ dự thầu, xét thầu. Những chủ thể trên xuất hiện vẫn chưa được luật
quy định rõ về tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan
hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhưng đã thể hiện vai trò rất quan trọng
trong quá trình tổ chức và thực hiện đấu thầu. Những chủ thể này giúp
cho hoạt động đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, theo đúng thủ tục
luật định, kịp thời phát hiện những bất cập và đưa ra các biện pháp điều
chỉnh thích hợp. Do đó, việc sớm đưa ra các vấn đề này vào điều chỉnh
trong luật là vô cùng cần thiết.
2.1.2. Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là tất cả các loại hàng hóa
được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của
pháp luật. Theo Luật Thương mại năm 1997 quy định “Hàng hóa gồm
máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các
động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh
dưới hình thức cho thuê, mua, bán”.22 Đây có thể xem là khái niệm đầu
tiên nói về hàng hóa thế nhưng khái niệm này còn nhiều bất cập. Đến
Luật Thương mại năm 2005 thay thế Luật Thương mại năm 1997 đã
quy định khác đi theo đó “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất
đai”.23 Đây là một khái niệm mới, mở rộng hơn so với Luật Thương
mại năm 1997, không bị bó hẹp trong phạm vi được liệt kê một số loại
hàng hóa cụ thể. Trên thực tế, hiện nay hàng hóa trong đấu thầu rất
phong phú và đa dạng như; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất,
máy móc, thiết bị phần mềm, tín phiếu, trái phiếu, phim ảnh, kịch bản.
Do đó, có thể nói khái niệm mở này là một sự tiến bộ, theo kịp xu hướng
của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Khái niệm dịch vụ hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật
Thương mại năm 2005, theo Luật Thương mại năm 1997 quy định
“Dịch vụ trong thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán
hàng hóa”.24 Điều luật này không quy định cụ thể những việc nào là
mua bán hàng hóa làm cho các chủ thể thực hiện cảm thấy mơ hồ, khó
hiểu, lúng túng khi áp dụng, cho nên đến khi Luật Thương mại năm
2005 thay thế Luật Thương mại năm 1997 đã bỏ đi quy định này. Bộ
Luật Dân sự năm 2005 cũng không quy định thế nào là dịch vụ nhưng có
quy định đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực
hiện, không bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội.25 Như vậy,
theo xu hướng mở của Luật Thương mại năm 2005 thì ta có thể hiểu đối
tượng dịch vụ trong Thương mại bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp
luật không cấm và được chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lời. Dịch
vụ là sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được, cũng là một sản
phẩm, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người, nhưng khác với hàng hóa là cái hữu hình, dịch
vụ là vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được. Dịch vụ không trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất dưới dạng những sản phẩm hữu hình
nhưng chúng lại tạo ra giá trị thặng dư do có sự khai thác sức lạo động,
tri thức, chất xám của con người. Do đó, các hoạt động đấu thầu dịch vụ
như: đấu thầu dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ tư vấn…mà do các
Thương nhân tổ chức nhằm mục đích sinh lời đều được coi là đấu thầu
dịch vụ trong Thương mại.
Hiện nay, các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định số
59/2006/NĐ-CP26 ngày 12/06/2006 có hiệu lực ngày 09/07/2006 và
Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 có hiệu lực 08/07/2009,
sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị
định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành
Luật Thương mại năm 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn
chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2.1.3. Hình thức của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một trong những hoạt động đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ của bên mời thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu của mình đưa ra, tùy vào tính chất, quy mô của
gói thầu mà bên mời thầu lựa chọn các hình thức đấu thầu cho phù hợp.
Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định có hai hình thức đấu thầu:
đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.27
2.1.3.1. Đấu thầu rộng rãi
“Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế
về số lượng các bên dự thầu;”.28 Như vậy, theo quy định này khi bên
mời thầu lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi thì tất cả các nhà thầu đều
có quyền tham gia đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ
điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo
lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình
đẳng. Tuy nhiên, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng tùy theo quy
mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể trong phạm vi một địa phương,
một vùng, liên vùng, toàn quốc hoặc quốc tế. Khi tổ chức đấu thầu rộng
rãi quan trọng là thông tin, vì vậy bên mời thầu sẽ là người có trách
nhiệm thông báo rộng rãi thông tin liên quan đến cuộc đấu thầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng để mọi nhà thầu đều biết.
Khi bên mời thầu lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ có ưu điểm,
bên mời thầu có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà thầu và tạo ra được môi
trường cạnh tranh lớn giữa các nhà thầu, làm cho giá cả hàng hóa, dịch
vụ có thể xuống thấp nhất mà chất lượng vẫn tốt và đáp ứng được yêu
cầu của bên mời thầu. Song song đó, khi bên mời thầu lựa chọn hình
thức này cũng có nhược điểm. Do số lượng các bên dự thầu không hạn
chế nên sẽ gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc đánh giá, chấm
thầu, xét thầu. Mặt khác, chi phí đấu thầu vì thế cũng tốn kém.
Để khắc phục nhược điểm nói trên, một số bên mời thầu thường tiến
hành sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu.29 Theo đó, những
nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển do bên mời thầu đặt ra thì sẽ
được ghi tên vào danh sách tham dự đấu thầu chính thức. Dựa vào yếu tố
này ta có thể chia đấu thầu rộng rãi thành đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển
và đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển.
2.1.3.2. Đấu thầu hạn chế
“Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số
nhà thầu nhất định dự thầu”.30 Theo như quy định này thì chỉ có một số
nhà thầu được bên mời thầu gửi hồ sơ mời thầu được quyền tham dự. So
với hình thức đấu thầu rộng rãi thì hình thức đấu thầu hạn chế không cần
phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì số lượng nhà
thầu tham dự do bên mời thầu quyết định. Căn cứ vào quy mô, tính chất
của gói thầu mà bên mời thầu quyết định các nhà thầu tham dự sẽ là bao
nhiêu.
Trong Luật Thương mại năm 2005, hiện chưa có quy định về số lượng
nhà thầu tối thiểu và tối đa là bao nhiêu. Nhưng tham khảo Luật Đấu
thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có quy định số lượng
nhà thầu tối thiểu khi tham dự đấu thầu với hình thức đấu thầu hạn chế là
5 nhà thầu trở lên để đảm bảo quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Trong trường hợp thực tế ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người
có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu
hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.31 Tuy nhiên, quy định
này không bắt buộc áp dụng đối với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác. Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định
“Việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên
mời thầu quyết định”.32 Do vậy, bên mời thầu khi tổ chức đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ hoàn toàn có quyền quyết định lựa chọn hình thức đấu thầu
phù hợp cho mình mà không bị chi phối bởi bất kỳ chủ thể nào khác.
ưu điểm của hình thức này, do số lượng mời thầu ít nên việc đánh giá,
xét thầu được tiến hành nhanh chóng không phải mất nhiều thời gian và
đỡ tốn kém cho bên mời thầu. Bên cạnh đó, nhược điểm của hình thức
đấu thầu hạn chế là không tạo ra được sự cạnh tranh lớn giữa các nhà
thầu với nhau. Do đó, hiệu quả của cuộc đấu thầu cũng giảm xuống.
đây, chúng ta cần phần biệt giữa hình thức đấu thầu với hình thức lựa
chọn nhà thầu. Hình thức đấu thầu là một khái niệm nhỏ hơn so với hình
thức lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu có thể thực hiện thông
qua đấu thầu hoặc thực hiện thông qua hình thức mua sắm khác. Luật
Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm
2009 quy định một số hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: lựa chọn nhà
thầu thông qua
đấu thầu rộng rãi,33 lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu hạng chế,34
lựa chọn nhà thầu thông qua chỉ định đấu thầu,35 lựa chọn nhà thầu
thông qua mua sắm trực tiếp,36 lựa chọn nhà thầu thông qua chào hàng
cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa,37 lựa chọn nhà thầu thông qua tự
thực hiện,38 lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.39 Theo đó, hai
hình thức đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 chỉ là một trong
các hình thức lựa chọn nhà thầu. Hai hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế trong Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Đấu thầu
năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Luật Đấu thầu năm 2005
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định rõ ràng và cụ thể hơn, gói thầu
nào sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và gói thầu nào áp dụng hình
thức đấu thầu hạn chế, theo như quy định các trường hợp sau đây sẽ áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi:
Dự án sử dụng vốn của nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát
triển bao gồm:
Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây
dựng;
Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp
đặt;
Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch
xây dựng đô thị, nông thôn;
Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hộ trợ kỹ thuật;
Các dự án khác cho đầu tư phát triển;
Dự án sử dụng vốn của nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân nhân
Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải
tạo, sửa chửa lớn các thiết bị, dây truyền sản xuất, công trình, nhà xưởng
đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Trừ trường hợp quy định tại các
điều từ Điều 19 đến Điều 24.
Các trường hợp sau đây sẽ áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế:
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho
gói
thầu;
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính chất đặc thù:
gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu
có khã năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
2.1.4. Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc mở hồ sơ dự
thầu để đánh giá, theo như thông lệ trong đấu thầu, việc mở thầu phải
được tiến hành công khai và tất cả nhà thầu gửi hồ sơ dự thầu đều được
mời tham dự. Thông thường, lễ mở thầu là một dấu ấn, một sự kiện
mang lại niềm hi vọng trúng thầu của nhà thầu này nhưng cũng gây ra sự
tiết nuối của nhà thầu khác. Cũng giống với hình thức đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ, phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nó là một trong những
hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ của bên mời thầu nhằm lựa chọn
nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình đưa ra, tùy vào tính chất,
quy mô của gói thầu mà bên mời thầu lựa chọn các phương thức đấu thầu
cho phù hợp. Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định có hai phương
thức đấu thầu: đấu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.
2.1.4.1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Theo quy định “Phương thức đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi
hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về
tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở
thầu được tiến hành một lần”.40 Theo phương thức này thì khi gửi hồ sơ
dự thầu bên dự thầu bắt buộc phải nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về
tài chính trong cùng một túi hồ sơ, nếu bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu mà
đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong hai túi thì xem như đây
là hồ sơ không hợp lệ. Khi tiến hành thủ tục mở thầu thì hồ sơ dự thầu sẽ
được mở một lần, đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính sẽ được
đem ra đánh giá. Trong phương thức đấu thầu một túi hồ sơ yếu tố về giá
sẽ quyết định thứ hạng các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ
thuật. Giá này được quyết định trên cơ sở giá dự thầu (được công bố
trong lễ mở thầu), sau khi tiến hành sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch nếu
có của hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp nhà thầu có thư giảm giá mà thư
này không được nêu ra trong buổi mở thầu (đưa vào Biên bản mở thầu)
mà sau này dù có phát hiện trong quá trình đánh giá thì cũng không được
xem xét.
2.1.4.2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Khác với phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, khi bên dự thầu nộp hồ sơ
dự thầu thì đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính phải để riêng biệt
trong hai túi hồ sơ nhưng phải nộp vào cùng một thời điểm. Khi bên mời
thầu tiến hành mở thầu thì hồ sơ dự sẽ được mở hai lần, lần đầu chỉ mở
hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (không có giá) để đánh giá. Những hồ sơ dự
thầu vượt qua tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ được mở tiếp hồ sơ đề
xuất về tài chính, còn hồ sơ đề xuất về tài chính của hồ sơ dự thầu không
vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ không được mở và được gửi trả lại
cho nhà thầu theo nguyên trạng. “Trong trường hợp đấu thầu theo
phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu
gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng
biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành
hai lần. hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước”.41 Đối với phương
thức này thì chi phí (giá dự thầu) không phải là vấn đề quan trọng nhất
mà bên mời thầu đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ và cung cấp các
chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Bởi lẽ đó mà việc
mở thầu được tiến hành hai lần và chỉ mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trước
để đánh giá nhằm xác định sự đáp ứng về mặt kỹ thuật, công nghệ, đội
ngũ chuyên gia do nhà thầu cung cấp. Chỉ nhà thầu nào đạt điểm kỹ thuật
vượt qua mức yêu cầu tối thiểu thì mới được mở hồ sơ đề xuất về tài
chính.
Quy đinh về phương thức đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005
đây là một quy định mới so với Luật Thương mại năm 1997, nhưng so
với Luật Đấu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì quy định
định này còn khá sơ sài, chưa cụ thể về các trường hợp áp dụng cho từng
phương thức. Theo Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa, đổi bổ sung năm
2009 quy định đối với phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng
đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lấp, gói thầu EPC.42 Đối
với phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ áp dụng đối với gói thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn.43 Bên cạnh quy định phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
và đấu thầu hai túi hồ sơ, Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 còn quy định phương thức đấu thầu hai giai đoạn. Theo đó
“phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp đa dạng
2.2. Thực trạng thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Công ty
2.2.1 Việc áp dụng các nguyên tắc pháp luậtvề đấu thầu mua sắm
hàng hóa

Công ty khi tham gia vào các hoạt động đấu thầu luôn chú trọng đến
việc tuânthủ các nguyêntắc của pháp luậtvề đấu thầu. Bảo đảm thực
hiệntheo pháp luật là phương châm của công ty. Các nguyêntắc được
côngty bảo đảm thực hiện như sau:
Nguyên tắcminh bạch
Mục đích của đấu thầu là tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư xây
dựng công trình, nâng cao hiệu quả đầutư, đồng thờiloạibỏ những hạn
chế và tiêu cực. Đây là nguyêntắc quantrọng vì thế khi công ty tham
gia đấu thầu luôn chấp hànhnghiêm chỉnh. Công ty luôn đảmbảo
nguyên tắc này thông qua việc thể hiện các thông tin cần thiết: Tên
công ty, năm thành lập, năng lực về tài chính, nhân sự, các dự án đã
tham gia, những đốitác mà công ty đang hợp tác…cho bênmờithầu.
Các thôngtin về côngty , trừ những thông tin phải giữ bí mật, được
công khai ở mọigiai đoạnthầuvà trêntrang web để tránh tình trạng tiêu
cực xảy ra ảnh hưởng đếndự án.
Nguyên tắccạnh tranh
Để nhận được mộtdự án qua hình thức đấu thầu thì công ty phải
cạnh tranhvà loại bỏ rấtnhiều đốithủ khác nhau. Chính vì vậy mà
công ty phải hoànthiệntốt nhất có thể hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu
cung cấp. Hồ sơ dự thầu được công ty xây dựng hoàn thiện luôn
đảmbảo về mặtkĩ thuậtvà tài chính so vớihồ sơ mờithầu. Không
những vậy mà công ty luôn nỗ lực phát triển hoànthiện để đáp ứng
các yêu cầungày càng cao và phù hợp vớitừng giai đoạn của đất nước
để thắng thầu. Ngoàira, công ty luôn chú tâm đào tạo cánbộ, nhân
viênkiếnthức về chuyênmôn, pháp luật, kĩ năng về lập hồ sơ dự thầu.
Hiệu quả kinh tế
Công ty luôntham gia đấu thầu các dự ánmà nhận định được
mình có khả năng thực hiện. Luôn có hạch toán, phântích đánh giá cụ
thể chiphí, thờigian hoànthành, khả năng cụ thể, lợinhuận, rủiro có
thể…Để từ đó hoànthành hồ sơ mờithầu trên cơ sở hiệu quả kinhtế
nhất định. Giá dự thầu được tính toánhợp lí đảmbảo yếutố cạnh tranh
mang lại hiệu quả kinh tế tối đa cho công ty. Một khi tham gia đấu
thầu thì công ty phảibảo lãnh cho việc tham gia đấu thầu chính vì vậy
mà công ty phảitriệt để áp dụng nguyêntắc hiệu quả kinhtế này
Công bằng
Công ty cũng như công ty khác trong cùng lĩnh vực cũng có
HSMT giống nhau, sau đó tất cả đều phải tính toán các chi phí và gửi
cho BMT theo đúng quy định. Việc nhận hồ sơ và nộp hồ sơ công ty
có thể biết được các thông tin của đối thủ như là tên công ty, thờigian
nộp, bảo đảmdự thầu, địa chỉ…Saukhinộphồ sơ cho bênmờithầu thì
công ty chờ đợi kết quả được công bố và không có hành vi sửa hồ sơ
sau khi đã đóng thầu, vậy nên việc thắng thầulà dựa vào năng lực, uy
tínvà chiếnlược của công ty.
2.2.2. Hình thứcvà phương thức đấu thầu của công ty
-Hình thức đấu thầu
Công ty tham gia tất cả các cuộc đấu thầu phù hợp với khả
năng dưới các hình thức khác nhau: đấu thầurộngrãi, đấu thầuhạn chế,
chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh. Tuy nhiên chủ yếulà đấu thầu
rộng rãi, vì chủ yếu công ty tham gia đấu thầuvớitư cách là nhà thầu
cung ứng hàng hóa.
-Phương thức đấu thầu
Tùy thuộcvào từng công trình, dự án cụ thể mà công ty tham gia
đấu thầu các gói thầu có phương thức đấu thầu như là 1 giai đoạn 1 túi
hồ sơ, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, 2 giai đoạn 1 túihồ sơ.
2.2.3. Trình tự đấu thầu củaCông ty
Với đặc thù hoạt động kinh doanhnên công ty chủ yếu tham gia
vớitư cáchlà nhà thầumua sắmhàng hóa hay nói cách khác là bêndự
thầu.
Quy trình dự thầu mua sắm hàng hóa gồm nhiều giai đoạn được
thực hiện một cách tuần tự tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thông tin mời
thầu đến lập báo cáo đánh giá, xem xét của lãnh đạo, lập hồ sơ mời
thầu, nộp hồ sơ mời thầu, tiếp nhận kết quả, cuối cùng là kí kếtthi
công, các dịch vụ bảo hành đikèm. Tuy nhiềugiai đoạn nhưng bản chất
của quá trình trên gồm ba bước chính gồm: bước một chuẩnbị hồ sơ
dự thầu, bước hai nộphồ sơ dự thầu, bước balà kí hợp đồngvà thi
công. Trong mỗigiai đoạn công ty tiến hành cụ thể như sau:
Tìmkiếm thông tin mời thầu
Đây là trách nhiệm của mọi ngườitrong công ty đặc biệtlà
phònghành chínhkhi thấy các thông báo phảibáo ngay cho người có
thẩm quyềnlà trưởng phònghành chính sau đó là giám đốc công ty. (có
thể trực tiếp báo, điện thoại, fax)
Khi thông báo thì người đó phảithông báo các thôngtin cầnthiết
như: tên chủ đầu tư, nộidung củagóithầu, thờigian mở thầu, thời gian
đóng thầu, thôngtin được đăng tải ở đâu, giá trị góithầu …
Tiếp nhậnvà xử lí thông tin
Phòng hành chính tiếp nhận thông tin, sau đó người phụ trách
phòng hành chính phân công ngườiliênhệ vớibênmờithầuvà thu thập
thôngtin liên quan đếnhồ sơ mời thầu, thôngtin dự án sau đó báo cho
người phụ tráchlà giám đốc công ty.
Lậpbáocáo đánh giá khả năngdự thầu
Đây là bước mấu chốt để xác địnhmình có khả năng tham gia
đấu thầudự ánnày hay không.
Trưởng phònghành chính và kỹ thuật cùngvới giám đốc công ty
cùng nhauxem xét đánh giá các mặtvề kỹ thuậtvà tài chính trong
HSMT sau đó phân chia côngviệc cụ thể cử người đikhảo sát thị
trường để hoànthành hồ sơ, liênhệ vớibênmờithầu để tìm hiểu các
thắc mắc. Cá nhân, nhóm được giao nhiệm vụ xem xét thông tin, lập
báo cáo đánh giá khả năng tham gia dự thầu của công ty.
Xemxét củalãnh đạo
Bảnbáo cáo saukhi đã hoànthành thì trình chogiám đốc xem
xétvà phê duyệt.
Lậphồ sơ dự thầu (Bước 1)
Đây là bước quantrọng, quyết định việc công ty có khả năng
thắng thầu hay thua thầu. Nhiệm vụ chung của ban lập hồ sơ dự thầulà
phảithắng thầuvì quyềnlợi, uy tín, vì côngviệc làm ăn của công ty;
chính vì vậy hồ sơ dự thầuphải đảmbảo:
- Chấtlượng kỹ thuật cao nhất so vớikhả năng của công ty
- Giá cả hợp lý nhất
- Tiến độ nộp phải đảmbảo đúng theo thờigian quy định trong
HSMT
- Hồ sơ phảikhoa học, cụ thể, rõ ràng và bí mật số liệu.
Việc lập hồ sơ dự thầuphải được tiếnhànhkĩ lưỡng,
đòihỏikiếnthức, năng lực, có kết cấurõ ràng, hệ thốngvà phải
làmnổibật các ưu điểm của công ty đồng thời đáp ứng được các yêu
cầu củabênmờithầu. Để việc tính toánvà lập hồ sơ khoahọc thì công ty
sẽ khảo sáttình hình thực tế thị trường để tìm hiểu các vấn đề về yêu
cầukĩ thuậtphần cứng, phần mềm, giá cả, chi phí sản xuất, địa điểm
phân phối, nhân công. Phòng hành chính và phòng kỹ thuậttrao
đổilàmhồ sơ phải căn cứ vào khốilượng, tài liệubên nhà thầu cung
cấp để lập ra giải pháp và tổ chức thực hiện, từ đó xác định đơngiá,
địnhmức quy định.
Ngoàira phải phốihợp với phòng kế toán để lập báo cáo về tài
chính, năng lực, hồ sơ kinh nghiệm để gửi chobênmờithầu xem xét.
Nộidung củahồ sơ dự thầu:
“– Đơndự thầu (theo mẫu)
– Thỏathuận liêndanh, nếu đây là trường hợp nhà thầuliêndanh.
– Bảo đảmdự thầu.
– Tàiliệu chứng minh tư cáchhợp lệ củanhà thầu
– Các tàiliệu chứng minh tư cáchhợp lệ của người sẽ ký vào
đơndự thầu.
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh
nghiệm của nhà
thầu. Trong phần này thì bao gồm lịch sử và những kết quả mà công
ty đã đạt được, thống kê những đối tác điển hình, thể hiện cơ cấu lao
động chất lượng cao. Để từ đó chứng minh công ty là nhà thầu đầy
khả năng và kinh nghiệmtạo sự uy tín cho công ty giúptỉ lệ thắng thầu
cao hơn.
– Đề xuấtkỹ thuật đốivớigóithầu.
– Đề xuấtvề giá và các bảng biểu.
– Đề xuấtphương ánkỹ thuậtthay thế
– Các tàiliệukhác theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu, bảng dữ liệu
đấu thầu.”
(Thôngtư 05/2015/TT-BKHDT)
Nộphồ sơ dự thầu (Bước 2)
Saukhi hoànthành hồ sơ dự thầu thì côngty nộphồ sơ cho CĐT
trong thời gian quy định và phảibảo đảm giá cả được giữ bí mật.
Trước khi đóng thầu, công ty vẫn có thể thay đổivề giá cả nếunhận
định được rằng giá mà mình đề xuất cao hơngiá mà các đốithủ khác
đưa ra; Công ty có thể gửi đơn đến chủ đầutư để xin chỉnh sửa.
Tiếp nhậnkết quả
Phònghành chính được giao phải có trách nhiệmtheo dõi quá
trình xét thầu, khi có kết quả phảibáo cáo lãnh đạo công ty để xin ý
kiến chỉ đạo. Khi công ty pháthiện có hành vi saitrái hoặc nghingờ có
thể kiến nghị yêu cầubênmờithầugiải đáp.
Ký kết hợp đồngvà thicông (Bước 3)
Nếu công ty thắng thầu, thì công ty và CĐT sẽ thương thảo, kí
kết hợp đồng và nộptiềnbảo lãnh thực hiệnhợp đồng.
-Thành phần củahợp đồng:
Vănbảnhợp đồng (kèmtheo Phụ lục gồmbiểugiá và các nộidung
khác theo yêu cầu); biênbảnthương thảo, hoànthiệnhợp đồng; quyết
định phê duyệtkết quả chọn nhà thầu; điềukiện cụ thể củahợp đồng
(nếu có); điềukiện chung củahợp đồng (nếu có); các tàiliệukèm theo
khác (nếu có).
-Hình thức củahợp đồng:
Công ty chủ yếulựa chọnhình thức chọngói. Hình thức hợp
đồng trọn góilà khi xác địnhrõ khốilượng, số lượng và giá không được
điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng trừ trường hợp bất khả
kháng, giá được trả theo hợp đồng đã thỏathuận không áp dụng giá nhà
nước hướng dẫn về định mức. Công ty phải thực hiện theo đúng thời
gian, đảm bảo chất lượng số lượng đã ký kêt, CĐT phải có trách
nhiệm giám sát trong quá trình giám sátvà tính toán có sai sót thì chủ
đầutư phải chịu trách nhiệm. Việc thanh toánhợp đồng của công ty
được nhậnnhiều lầnvà tổng số tiền được nhận đếnkhi công ty
hoànthành hợp đồng là số tiền đã giao kết (trừ trường hợp bất khả
kháng).
Ngoàira, công ty có lựa chọnhình thức hợp đồng theo đơn giá
trong trường hợp không xác địnhkhối lượng số lượng cụ thể. Công ty
thực hiện các côngviệc trong hợp đồng và khi hoàn thành thì được trả
tiền theo khối lượng công việc đã hoàn thành trên thực tế nhậnvới
đơngiá được thỏa thuậntrong hợp đồng. CĐT phải có trách nhiệmgiám
sátvà công ty chịu trách nhiệmxác nhậnvào biênbảnnghiệm
thukhốilượng hoànthành để làm cơ sở thanh toán cho công ty.
- Nộidung củahợp đồng
+) Đốitượng củahợp đồng
+) Số lượng, khốilượng
+) Giá hợp đồng
+) Hình thức hợp đồng
+) Thờigian và tiến độ thực hiện
+) Điềukiệnvà phương thức thanh toán
+) Bảo hành đốivớinội dung mua sắmhàng hóa
+) Quyềnvà nghĩa vụ các bên
+) Trách nhiệm do viphạmhợp đồng
+) Thờihạn có hiệulực của hợp đồng
+) Các nộidung khác tùytheo từng hình thức của hợp đồng
Thựchiệnhợp đồng:
“Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc mà nhà thầu thực hiện
một trong các biện pháp đặtcọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ
chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập
theopháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiệnhợp
đồngcủanhà thầu, nhà đầu tư.” 54
Trong trường hợp thực hiện hợp đồng có phát sinh về khối
lượng, số lượng, giá nguyênvậtliệu, thiếtbị có sự biến động lớn; những
trường hợp phát sinh khác thì công ty cùng CĐT phảithương lượng để
điều chỉnh giá chophù hợp.
Thanh toánhợp đồng:
Giá hợp đồngvà các điềukhoản cụ thể về thanh toán được
ghitrong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho công ty.
CĐT dựa vào biên bản nghiệm thu khối lượng, số lượng thực hiệnvà
các tài liệukhác theo quy định để thanh toán cho công ty. Đối với việc
cung cấp hàng hóa, công ty phải cung cấp các chứng từ cần thiết để
hoàn thành hồ sơ thanh toán.
2.2.4. Đánh giá tình hình thực hiện quy chế đấu thầu mua sắm
hàng hóa của Công ty

Thông qua hoạt động đấu thầu, nhân viênthành thạo hơntrong
việc tham gia đấu thầu, đặc biệttrong côngtác chuẩnbị lập hồ sơ dự
thầu, tính giá thầu. Để sốngvà phát triển trong nền kinh tế khủng
hoảng này thì các thành viên của công ty đã phải nỗ lực vươnlên
hoànthành tốt các nhiệm vụ và không ngừng họchỏinâng cao trình độ
chuyên mônvề pháp luật đấu thầu. Quamỗilầntham gia đấu thầu, dù
thấtbạihay thắng thầu thì cũng để lại cho công ty không ítbàihọc kinh
nghiệm quý giá; mặt khác khi đã trúng thầu thì công ty luôn đảm bảo
thực hiện đúng như hợp đồng hai bên đã kí kết (hoàn thành đúnghạn,
chấtlượng sản phẩmtốt)
Nắmvững pháp luậtvề đấu thầu đảmbảo thực hiện đúngtiến độ,
quy trình, nắm được quy trình thủ tục đấu thầu, nhận địnhrõ ràng
quyềnvà nghĩa vụ các bên để tuânthủ thực hiện.
Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công ty không ngừng
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn
giúp cho việc tiến hành dự án được đảmbảo, tránh được những rủiro
không nên có trong quá trình thực hiệnhợp đồng.
2.2.4.2. Những hạn chế của công ty
Bên cạnhnhững kết quả đạt được, hoạt độngdự thầu của công ty
cũnggặp không ít những khó khăn.
Sự thiếu chặt chẽ thống nhất quy định của pháp luật đã gây cho
công ty khó khăn trong việc tìmkiếm, áp dụngvà thực hiện. Cánbộ
nhân viên phảimấtrấtnhiều thời gian để tìm hiểu nghiên cứu các quy
định pháp luật điều chỉnh quan hệ đấu thầu cung ứng hàng hóa.
Giá bỏ thầu đôi lúc không phù hợp, giá dự thầu cao hơn giá của
CĐT hoặc cao hơngiá so với đốithủ cạnh tranhkhác. Công ty chưa đưa
ra được chiếnlược, chính sách bỏ thầulinh hoạt. Mộttrong những yếutố
để thắng thầulà giá bỏ thầuphảihợp lí và thấp hơn giá của các đối thủ
khác. Công ty hoạt động vì mục đích lợi nhuận, để tính giá bỏ
thầuhợp lí thì đòihỏinhân viênthực hiện phải phântích đánh giá cụ thể.
Mặt khác, tình hìnhdiễnbiễn phức tạp khó đoántrước. Giá một số
mặthàng tăng bấtngờ dẫn đến những biến số khó lường trước được.
Công ty đã gặp không ít khó khăn ngay ở khâu quyết định mua hồ sơ
mờithầuhay không, đặc biệt quá trìnhlập hồ sơ dự thầuphải chính xác
cao và đòihỏi phảikhoa học.
Công ty còn gặp khó khăntrong việc thuhồivốntừ chủ đầutư, lỗ
do chiphí thiết bị tăng cao saukhikí kếthợp đồng.
Côngtác marketing vẫn chưa pháthuy hết vaitrò vốn có của nó.
Trong nềnkinhtế cạnh tranh gay gắt này thì doanh nghiệp phải tự tìm
kiếm bạn hàng và nhà đầu tư cho mình. Để có thêmnhiềugóithầuvà
mở rộng đạibànthì phảithường xuyên cập nhật, tìm kiếm thôngtin
mờithầuhay dự án sắp tớitrên các phương tiệnthôngtin đại chúng,
các nềntảng mạng xã hội phổ biến như ngày nay. Hiện chủ yếu các
góithầumua sắmhàng hóa mà công ty đã thực hiện là của nhà nước
công ty nên xem xét về việc đẩy mạnh truyền thông marketing hơn
để có thể tìm kiếm những dự án thầu doanh nghiệp trong ngoài nước.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế
chung thế giới, chonênkhoa học công nghệ cũng không ngừng thay
đổivà được nâng cao. Côngty là doanh nghiệp nhỏ, các yếutố về công
nghệ, nhân sự chấtlượng cao đồng đều cònyếu so vớinhững doanh
nghiệp lớn, đây là mộtbất lợi của công ty trong quá trình đấu thầu
củamình.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP
LUẬTVỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓAVÀ NÂNG CAO
HIỆU
QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁPLUẬT ĐẤU THẦU MUA SẮM
HÀNG
HÓA
Đấu thầu là hoạt động đem lạihiểu quả kinhtế cao. Trong
nềnkinhtế thị trường nó càng tỏ rõ ưu thế củamình. Tuy nhiêntrong
giai đoạnkinhtế nước nhà này thì ưu thế và vai trò của đấu thầu đang
bị mờ dầnvà chưa thật sự mang lạihiệu quả kinhtế cao như mọi người
mong đợi. Có nhiều nguyên nhânkhiến đấu thầu chưa thật sự phát
triển như kinhtế, xã hội…Pháp luật cũng là mộttrong những nhântố
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đấu thầu. Chính vì vậy phải có cái
đánh giá chính xác pháp luậthiệnhành về đấu thầu về mặt được và
chưa được để hoàn thiện pháp luật đấu thầu, mặt khác mỗi doanh
nghiệp cũng phảitự mình hoànthiệnvà điều chỉnh hoạt động củamình
đúngvới các quy định của pháp luậttạo nênmộtmôitrường đấu thầu
cạnh tranhlànhmạnh công bằng và mang lạihiệu quả cao.
3.1. Những tồntại của pháp luật đấu thầu mua sắmhàng hóa
Qua thực tiễn áp dụng chothấy pháp luật về đấu thầumua
sắmhàng hóa còn có nhiều tồn tại cẩn phải khắc phục. Những tồntại
được biểu hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, Luật Đấu thầu có quy định chủ đầu tư có thể chia nhỏ
gói thầu để tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, đây cũng là kẽ hở cho các
nhà đầutư xé nhỏ góithầu để được áp dụnghình thức chỉ định thầu,
hình thức kém cạnh tranh nhất trong đấu thầunhưng lại được sử dụng
nhiều trong thời gian vừa qua; không chỉ vậy các nhà tàitrợ và các tổ
chức quốc tế cũng không khuyến khích áp dụng phương pháp này.
Thứ hai, Giá trúng thầu cũng là một bất cập. Khi các nhà thầu đã
vượt qua số điểm tối thiểu hoặc đạt về yêu cầukĩ thuật, xét trên cùng
mộtmặtbằng để đánh giá giá bỏ thầu, giá bỏ thầu thấp nhất sẽ thắng
thầu. Đốivớimột nước đang phát triển như Việt Nam thì đây là
phương pháp không thíchhợp bởilẽ pháp luậtvề chống phá giá, quảnlí
chấtlượng chưa thực sự tốt thì với giá thấp như vậy có đảmbảo được
là chất lượng hàng hóa, sản phẩm và nguyên vật liệu cung cấp cho dự
án thầu. Mặt khác, trong một số gói thầu sử dụnghình thức đấu
thầuhạn chế xảy ra tình trạng “quân xanh quân đỏ”. Điều chú ý đáng
nói ở đây là nhà thầu không trúng thầu vẫn vui vẻ ra về vì được
“nhận tiền” theo tỉ lệ phân chia đã thỏa thuậntrước; còn nhà thầu
trúng thầu thì thực hiệnhợp đồng một thời gian hoặc là xin điều chỉnh
giá vớirấtnhiềulí do khách quan hoặc là bớtxén nguyênvật liệu thiết bị
hoặc là đổi nguyên vật liệu thiết bị kém hơn…để tăng thu nhập cho
doanh nghiệp. Đôi khi giá dự thầu thấp hơn giá thành sản phẩm hàng
hóa đến mấy chục phần trăm và hậu quả là nhà thầu chấp nhận thua lỗ
hoặc nguy cơ bỏ dở dự án để chịuphạt. Điều này không những ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm và các vấn đề an ninh mạng
có thể dễ bị tấn công bởi những hacker làm ảnh hưởng tới thông tin
dữ liệu của các cơ quantổ chức quantrọng thuộc nhà nước.
Thứ ba, trong đấu thầu thông tin đóng vai trò quan trọng để các
nhà thầu có thể hoànthành hồ sơ dự thầumột cách tốt nhất. Chính vì
vậy các nhà thầu đềutìm cách để có thêm càng nhiều thôngtin càng tốt,
chẳng hạn như tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ mờithầu. Để pháthuy tính
cạnh tranhvà cạnh tranhlànhmạnh thì bênmờithầuphải đưa ra những
tiêu chí tốithiểu để các nhà thầu hoànthành tốt nhất. Một số
thôngtinnên công khailại không được công khainhư đốivớiyêu
cầugiảithíchlí do không trúng thầu chonhà thầu, khiến chonhà thầu
chưa định vị rõ mình cònthiếuxót ở đâuvà phải hoànthiệnthêm thế
nào cho đúng. Việc giảithíchlà việc cầnthiết để nhà thầurút ra bàihọc
và kinh nghiệm, đồng thời pháthuy được tínhminhbạch công khai.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp các đơnvị tự chomình quyền
quyết định việc lựa chọn nhà thầubằng sự đánh giá chủ quanthay vì
bám sát các yêu cầu đã nêutrong hồ sơ mời thầu và bổ sung, điều
chỉnh tiêu chuẩn đánh giá để hợp pháp hóa ý kiến của mình hoặc cố
tình đưa ý kiến chung chung, mập mờ để dễ dàng lựa chọn. Hiện
tượng này thường thấy ở các đơnvị mua sắm thiếukinh nghiệm
chuyênmôn đốivới đốitượng mua sắm, thiếukiếnthức về nghiệp vụ
đấu thầudo sự phân cấp quảnlí hoặc chỉ định cũng là yếutố
làmgiảmtính hiệu quả trong côngtác đấu thầu.
Thứ năm, tồntạitrong các quy định về quy trình đấu thầu. Pháp
luật có quy định quy trình đấu thầu gồmnhiều công đoạn như chuẩnbị
đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ mờithầu, thẩm định và phê
duyệtkí kếthợp đồng. Qua thực tế cho thấy rằng việc quy địnhnhư vậy
là quá cứng nhắc không nhất thiếtphảithực hiện đầy đủ các quy trình
như trênmọi góithầu, mà nên phụ thuộcvào quy mô lớnhay nhỏ. Việc
thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình dẫn đến kéo dàithời gian
đấu thầu ảnh hưởng đếnhiệu quả dự án.
Thứ sáu, công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh
giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều
trường hợp do chuẩnbị khôngtốthoặc phê duyệt còn sơ sàinên đã có
nhiềukhuyết điểm như: hồ sơ mờithầukhôngrõ ràng cụ thể gây khó
hiểu cho nhà thầu, khối lượng sản phẩm hàng hóa cần thiết sai lệch
lớn so vớithiếtkế, chưa rõ ràng trong yêu cầukĩ thuật đốivớitừng
mặthàng…Chấtlượng của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là
những nguyên nhân cơ bản làm cho quá tình đánh giá hồ sơ kéo dài,
thiếu cơ sở tintưởng để phê duyệtkết quả đấu thầu.
Thứ bảy, những vướng mắc trong thẩm quyền và thẩm định
trong đấu thầu. Quy trình quy định rất nhiều vấn đề phải được tiến
hành thẩm định, phê duyệt. Qua thực tế nhận thấy rằng quy tình thẩm
định, phê duyệt là quá phức tạp, có nhiều cấp được quy
định có thể tham gia quá trình này, rất nhiều dự án thuộc thẩm quyền
của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư phải
phê duyệt kéo theo các thủ tục hành chínhrườmrà, thờigian kéo dài.
Ngoàira, quy địnhnhư vậy lạidẫn đếntình trạng không có người chịu
trách nhiệm chínhmặc dù người đó thực chấtphảilà chủ đầutư.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định quá nhiều cấp thẩm
định, phê duyệt đã dẫn đếnhạn chế vai trò trách nhiệm của chủ đầutư
trong quá trình đấu thầu, còn các cấp thẩm định, phê duyệt thì khôngrõ
trách nhiệm. Đây là hạn chế lớntrong pháp luậtvề đấu thầu hiện hành,
thực tế có nhiều gói thầu thực hiện sai quy định, kéo dài thời gian đấu
thầu, kéo dàithờigianthực hiện giao nhậnhàng hóa, chậmtrễ thanh
toándẫn đếnkết quả dự án đình trệ nhưng không ai chịu trách nhiệm.
Thứ tám, bên cạnh các yêu cầu về kĩ thuật, tiêu chuẩn đánh giá
nếu không được kiểm soát kĩ càng cũng có thể làm mất mục đích của
đấu thầu là tính cạnh tranh. Cạnh tranhmột cách tự dolà cầnthiết song
cũng phải được quy định và điều chỉnh hợp lí. Việc xác định các yêu
cầutốithiểuvề kinh nghiệmvà năng lực nếukhông được quy địnhrõ
ràng và hợp lí sẽ làmhạn chế sức cạnh tranh. Một côngviệc chỉ yêu cầu
có kinh nghiệm mộtnăm nhưng đơnvị mua sắmlạiyêu cầunhà thầu có
kinh nghiệm 5-10 nămlà không hợp lí. Về công tác giám sát và thực
hiện chế tài xử lí, nhiều chuyên gia cho rằng biện pháp xử phạtlà biện
pháp cuối cùngvà hiệu quả nhấtnên cần đưa vào để hoànthiện.
3.2. Mục đích và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về đấu thầu
mua sắm hàng
hóa
Việc hoàn thiện cơ sở pháp lí của hoạt động đấu thầu mua sắm
hàng hóa là một vấn đề quantrọng trong thị trường cạnh tranh ngày
càng gay gắthiện nay.
Pháp luật chặt chẽ và hợp lí là khung mẫu để đảm bảo hơn sự
công bằng trong việc lụa chọn đối tác, khách hàng; đảm bảo cho các
doanh nghiệp có thể phát huy tính cạnh tranh của mình trong môi
trường cạnh tranh lành mạnh để từ đó khẳng định vị trí củamình trong
ngành công nghệ thôngtin và các ban ngànhkhác.
Chất lượng của hoạt động kinh doanh, của các sản phẩm cung
cấp cho dự án về công nghệ được nâng cao dẫn đến công trình
đảmbảo được tiến độ hoànthành và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầuphát
triển của đời sống xã hội.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp cho các doanh nghiệp
dễ dàng áp dụng vào quá trình hoạt động, tránhnhững sai sót không
đáng có .
Việt Nam là một đất nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, chính
vì vậy hệ thống pháp lí rõ ràng đơn giảnthì vốn đầutư nước ngoài
đầutư vào nước ta ngày càng nhiềutạo điềukiện chonềnkinhtế nước ta
phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên việc hoànthiện pháp luậtvề đấu thầumua sắmhàng
hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đảmbảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, pháp luậtvề đấu
thầumua sắmhàng hóa phải đồng bộ và thống nhất với các quy định
khác pháp luật, lấy Hiến pháp làm tiêu chuẩn để hoànthiện.
Đảmbảo phù hợp với các chủ trương, chính sách về phát
triểnkinhtế xã hội của Đảng và Nhà nước; nói cách khác khi xây dựng
pháp luậtvề đấu thầuhàng hóa thì nhà làm luật phải theo định hướng
phát triển của đất nước và có cái đánh giá nhìn nhận xu hướng phát
triển trong tương lai để các văn bản pháp luật có thể sử dụng lâu dài
trong tương lai, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
Các nhà làm luậtkhixây dựng bổ sung các vănbản pháp luậtvào
hệ thống pháp luật điều chỉnh về đấu thầumua sắmhàng hóa phải
đảmbảo tính đầy đủ, toàndiệnvà khả thi.
3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiệnhiện phápluật về đấu
thầu mua sắmhàng
hóatạiCông ty
3.3.1. Kiến nghị đốivới Nhà nước
Cùngvới quá trình hộinhập sâu đời sống quốc tế, số lượng các
góithầuvề mua sắmhàng hóatăng lên đặc biệtlà đấu thầumua sắmhàng
hóa có yếutố nước ngoài ngày càng tăng. Vì vậy để thuhút các nhà
đầutư nước ngoàithì cần phảinhanh chóng sửa đổi và hoànthiện pháp
luậtvề lĩnh vực này chophù hợp hơnvớithực tế .
Thứ nhất, cần có quy địnhrõ ràng về việc phân chi các góithầu.
Quy định cụ thể về phương pháp phân chia dự án thành các gói
thầu nhằm thực hiện thống nhất tránh tình trạng vận dụng một cách
tùy tiện chia nhỏ các gói thầu để không phải đấu thầu. Gói thầu cần
được phân chia theo quy mô hợp lí và bảo đảm tính đồng bộ cho dự
án; việc phân chia phải được giám sátvà kiểmtra bởi cơ quan có thẩm
quyền. Việc phân chia dự ánthànhnhững góithầuphải phânminhrõ
ràng theo năng lực nhà thầutừ ngay thời điểm nhậnthầu để đảmbảo
chấtlượng cũng như khách quantrong việc phân chia.
Thứ hai, về giá bỏ thầu cần có sự thay đổi trong cách chọn nhà
thầu trúng thầu theo phương thức nhà thầu đã đạtvề kĩ thuật thì giá bỏ
thầumặtbằng thấp nhất sẽ trúng thầu. Để đảmbảo chấtlượng cho sản
phẩm, tránh trường hợp chưa bàngiao đã xảy ra sự cố thì việc đánh giá
bỏ thầuphảihợp lí. Theo em, thì chúngta nên áp dụng phương pháp
chọn giá bình quân củanhững nhà thầu đạtvề kĩ thuật (tuy nhiên là đã
loạibỏ nhà thầu bỏ giá quá cao hoặc quá thấp trước khi chia bình
quângiá bỏ thầu). Nguyêntắc này trên thế giới đã có nhiều nước sử
dụngvà được chú trọng, Ở đây cáimà các chủ đầutư quan tâm là kĩ
thuật, là chất lượng của sản phẩm. Đối với Việt Nam thì nên áp
dụng theo phương pháp giá bình quân mới đảm bảo được các doanh
nghiệp có thể cạnh tranh với nhaumà mang đếnhiệu quả cao.
Thứ ba, để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu Nhà nước cần có biện
pháp tăng cường kiểmtra, giám sát chặt chẽ côngtác đấu thầu. Nhấtlà
khibên nhà thầugiao sản phẩm cụ thể là phần cứng và những
phầnmềm đikèm có đúng theo kĩ thuật, đảmbảo chấtlượng công trình
hay không. Để hạn chế tổnthấtlớnvề những thôngtin anninhmạng bị
đánh cắp hay sự cố về sản phẩmtrong quá trình sử dụng. Nếu cá
nhânhay tập thể nào vô trách nhiệm trong công tác đấu thầu thì phải bị
kỉ luật, xử phạt thật nặng để giảm bớt hiện tượng vi phạmvà tiêu cực
trong đấu thầu.
Thứ tư, về việc hồ sơ mờithầu của CĐT. Hồ sơ phải được lập rõ
ràng, cụ thể và phải đầy đủ các thôngtin cầnthiết cho các nhà thầu,
trong quá trìnhlập phải đặc biệtbảo mật tránh tình trạng hồ sơ chưa
công bố mà đã có nhà thầu chuẩn bị thực hiện trước. Thôngtin được
đăng tảitheo đúng quy định của pháp luật, ngoàira BMTphảithật sự
đưa thông tin cầnthiết đăng tảitrên thôngtin đại chúng để cho
nhiềunhà thầu có khả năng biết được.
Thứ năm, trong quá trình đấu thầumua sắmhàng hóa thì tùy
thuộcvào dự ánmà có thể lược bỏ đi một số quy trình để quá trình
đấu thầu được thực hiện nhanh hơn và mang lạihiệu quả hơn. Bên
cạnh đó việc thẩm định phê duyệtphải được phân chia thẩm quyền cụ
thể nhằmhạn chế việc kiểmtra thẩm địnhnhiềulầndẫn đếntình trạng
kéo dài thờigianthực hiệndự án.
Thứ sáu, việc liêntục sửa đổi, bổ sung và thay thế các vănbản quy
phạmpháp luật đã ban hành là mộtviệc bình thường trong hoạt động
giao nhậnthầumua sắmhàng hóa và tổ chức thực hiện pháp luật của
mọi quốc gia. Vì mục tiêu ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luậtvề
đấu thầumua sắmhàng hóa nên các nhà làm luậtphải đảmbảo tínhkế
thừa, liêntục khả thi, áp dụng thuậnlợi, phạm vi điều chỉnh và
đốitượng áp dụng cụ thể hơn. Saukhi ban hanh thì phảitổ chức hướng
dẫn cho các doanh nghiệp để họ áp dụngdễ dàng và thuậnlợi.
Thứ bảy, ngoàira tiến độ thực hiệnhợp đồng cũng cần được giải
quyết. Vớitình hình giảingân chậm như hiện nay, các cấp phải
luônthúc giục tìmmọi cách đẩy nhanh tiến độ, thờigian củagóithầu
được rútngắn, đẩy nhanhtiến độ dự ánthì việc đầutiênlà tập trung
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc củanhà thầuliên quan đếnthanh
toán, giải ngân, khốilượng phát sinh ngoàihợp đồng, điều chỉnh giá trị
hợp đồngtại các hợp đồng mua sắm hàng hóa cần khẩn trương có
quyết định xử lí theo thẩm quyền và đúng pháp luật.
3.3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả ápdụng phápluật đấu
thầu mua sắmhàng
hóavàohoạt động dự thầu củaCông ty
Trong thờigianthực tập tại Côngty , em đã có cơ hộitìm hiểu
hoạt độngdự thầu của công ty trong đấu thầumua sắmhàng hóa. Bên
cạnhnhững kết quả đạt được thì công ty cũng có những mặt hạn chế
nhất định khitham gia vào quá trình đấu thầu. Em xin đề nghị một số
giải pháp nhỏ mong rằng sẽ đóng góp phầnnào vào côngviệc nâng cao
hiệu quả côngtác đấu thầu của Công ty:
Thứ nhất, cầnthiếtlập quan hệ gắnbó vớikháchhàng và thị
trường thông qua uy tín và những kết quả đạt được trong những lần
tham gia đấu thầu. Công ty nên lập tổ chuyêntráchriêng về việc tiếp
nhậnthôngtin để có thể cập nhất chính xác những thông báo mới nhất
về thông tin gói thầu cũng như pháp luật từ đó xây dựng chiến lược
đấu thầu hoànthiện nhất.
Thứ hai, hoànthiện phương pháp lập giá dự thầu, thiếtlập chính
sáchlập giá cạnh tranh linh hoạt với tình hình thực tế mỗi khi có biến
cố. Một trong những yếu tố quyết định thắng thầulà giá dự thầu chính
vì lẽ đó công ty phải đẩy mạnh côngtác đấu thầu có phương ándự
phòng thíchhợp tậndụng được các ưu thế củamình để đưa ra giá dự
thầu thấp hơn. Để đưa ra giá dự thầu thấp mà vẫnmang lạihiệu quả
kinhtế không những đòi hỏi cá nhânhay nhómtập thể phải đánh giá
phán đoán được giá nguyênvậtliệu, phụ kiện linhkiện đikèmmà còn
phụ thuộcvào năng suất lao động củanhững lập trình viênxây dựng
nên phầnmềmhệ thống.
Thứ ba, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ nhân viên hợp lí.
Công ty cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên
môn và kiến thức pháp luật về đấu
thầu cho các cánbộ nhân viêntrong công ty. Vì vậy, công ty cần có kế
hoạch chitiếtvề tuyểndụng bồidưỡng phát triển nguồn nhânlực, đặc
biệtlà độingũ điềuhành và cánbộ nhân viên chuyênmônvề lập hồ sơ
dự thầu. Việc được đào tạo về kiếnthức và kĩ năng lập hồ sơ sẽ giúp
cho bộ hồ sơ được lập rõ ràng cụ thể có tính thuyết phục người phê
duyệt.
Thứ tư, việc lập hồ sơ dự thầu phải cẩn thận thực hiện đúng
pháp luật đấu thầu, đảmbảo luôn chấp hành tốt các nguyêntắc pháp
luật đồng thờinộidunghồ sơ phải đầy đủ các yêu cầu của BMT và
làmnổibật được ưu thế của công ty. Hình thức của hồ sơ dự thầu được
trình bày rõ ràng và khoa học. Đặc biệt cần phải nộp đúng và trước
hạn quy địnhkhông được chậmtrễ.
Thứ năm, công ty nêntự soạn thảo bảndự thảo hợp đồng, khi
đàmphán côngty sẽ có nhiều lợi thế hơn và mang lạinhiềukhoảnlợi
chomình. Mặt khác, tự mình soạnthảo không những giảm được
chiphí cho công ty mà còn đảmbảo tránhnhững lỗi saikhông đáng có.
Đốivớinộidunghợp hợp đồng giao nhậnthầumua sắmhàng hóa,
nộidunghợp đồng càng chitiếtrõ ràng thì hiệu lực thực hiện càng cao.
Chonên công ty phải đưa ra một cách chitiết các quyềnvà nghĩa vụ mà
hai bên phảithực hiện, đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán của CĐT.
Thứ sáu, tăng cường đầutư vào máy móc, thiếtbị để nâng cao
năng lực sản xuất. Tiếp cận kịp thời các tiếnbộ khoa học kĩ thuật, công
nghệ mớitrong lĩnh vực công nghệ thôngtin. Chú ý những chính sách
phúc lợihàng tuần, hàng tháng nâng cao môitrường làm việc cho
cánbộ nhân viêntrong công ty. Không ngừng nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm cung cấp.
Thứ bày, công ty phải đẩy mạnh hoạt động tạo và thu hồi vốn.
Trong quá trình thực hiệnhợp đồng thì bên CĐT sẽ từng bước thực hiện
nghĩa vụ thanh toán cho công ty. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc
các CĐT nợ nhà thầuxảy ra nhiềudẫn đến công ty gặp khó khăn trong
xoay vòngvốn để thực hiện việc sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thôngtin, đấu thầu đã
góp phần tạo nênmôitrường cạnh tranhlànhmạnh, công khaivà minh
bạch cho các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh công bằng này sẽ góp phần
làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm. Đấu thầulà hoạt động mang lạinhiềulợi ích và ý
nghĩa; chủ đầutư (bênmờithầu) lựa chọn được hàng hóa tốtvà hợp yêu
cầu của mình nhất mà giá cả lại thấp nhất; nhà thầu thì nỗ lực phấn
đấu không ngừng để hoàn thiện, phát triểnvà khẳng định vị thế
củamình, thu được nhiềubàihọc quý báu, góp phần phát triểnnềnkinhtế
nước nhà, đời sống xã hội được nâng cao.
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã có thêm kiến thức
tổng quan thực tế về pháp luật đấu thầu, những kiến thức cụ thể về
pháp luật đấu thầumua sắmhàng hóa, pháp luật doanh nghiệp, luật lao
động…Qua tìm hiểu về cơ cấutổ chức hoạt độngvà tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty, em đã phântích và đánh giá cơ cấu tổ chức
của công ty phù hợp với pháp luật hiện hành, công ty thực hiện đúng
quy định về quy chế lao động, an toàn sản xuất, thực hiệntốt các nghĩa
vụ đối vớiNhà nước …
Công ty Giải pháp công nghệ tham gia đấu thầu với tư cách là
nhà thầutrong góithầumua sắmhàng hóa. Mặc dù là một doanh nghiệp
nhỏ nhưng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên
cũng gặp không ít khó khăn. Chuyên đề “Pháp luật đấu thầuvà thực
tiễn hoạt độngdự thầutrong góithầumua sắmhàng hóatạiCông ty”. Là
kết quả của sự tìm hiểuvà phântích trong thời gianthực tập tại công ty.
Để hoànthành được bàiviếtnày xemxin chânthành cảm ơnCông ty đã
tạo điềukiệntốt nhất cho em để họctập và nghiên cứu tại công ty. Em
cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Hoàng Xuân Trường, cảm ơn sự
nhiệttình hướng dẫn của thầy trong suốt quá trìnhlàm chuyên đề.
Chuyên đề còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của
Thầy để Chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn

You might also like