You are on page 1of 35

Tổng hợp

1. ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ


1. Khái niệm:
- Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, được thực hiện bằng cách xướng giá tối
thiểu,
nhà đầu tư khi tham gia đấu giá hàng hóa sẽ phải trả giá, và người nào trả giá cao nhất sẽ
được mua hàng hóa đó.
Đấu giá hàng hóa có 2 phương thức
+ Phương thức trả giá lên (người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền
mua hàng)
+ Phương thức đặt giá xuống (người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc
mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.)

2. Mục đích
- Tìm được nhà đầu tư trả giá cao nhất hay tìm được người người mua hàng hóa, cung
ứng
dịch vụ có thể đáp ứng được các yêu cầu mà bên mua đặt ra. (Hay nói cách khác là thông
qua đấu giá thì người bán sẽ đạt được số tiền lớn nhất mà người mua bỏ ra để đạt được
hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ.)

Về quyền của người tổ chức đấu giá được quy định tại Điều 189 Luật
Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền
sau đây:
1) Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết
liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham
gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua
hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;
2) Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu
giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
3) Tổ chức cuộc đấu giá;
4) Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
5) Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của
Luật này.

Về nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá được quy định tại Điều 190 Luật
Thương mại 2005 cụ thể như sau:
1) Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo
phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
2) Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan
đến hàng hoá đấu giá.
3) Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
4) Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người
tham gia đấu giá xem xét.
5) Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các
bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
6) Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá
hàng hoá.
7) Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở
hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
8) Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được
từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng
hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả
thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi
nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý
sau cuộc đấu giá.
Về quyền của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá được
quy định tại Điều 191 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau
đây:
1) Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá
không thành;
2) Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

Về nghĩa vụ người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá được
quy định tại Điều 192 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:
1) Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá,
người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các
thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;
2) Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211 của Luật này.

3. Đặc điểm
Đấu giá hàng hóa được coi là phương thức bán hàng đặc biệt, thể hiện trên các phương
diện
như:
+ Đối tượng cụ thể là những hàng hóa nhất định, có tính đặc thù bề cả giá trị và giá trị
sử dụng.
+ Đem đến tính cạnh tranh, công bằng và lành mạnh trong các cuộc đấu giá.
+ Là cách thức bán hàng của thương nhân chủ yếu được thực hiện thông qua trung gian.
Chủ thể của quan hệ đấu giá hàng hóa là các thương nhân tùy thuộc việc tổ chức đấu giá
hàng hóa được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu
giá
hàng hóa mà sự tham gia của các chủ thể rất đa dạng, mức độ và mục đích cũng khác
nhau.
Đối tượng hàng hóa được đấu giá hầu như là hàng hóa đặc thù được phép lưu thông trên
thị trường có giá trị thực khó xác
Hình thức pháp lý đấu giá hàng hóa được thiết lập dưới dạng đặc biệt là hợp đồng dịch vụ
đấu giá và văn bản đấu giá hàng hóa

4. Chủ thể tham gia


Theo quy định của Điều 186 và 187 Luật Thương mại 2005, chủ thể gồm:
Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là
người
bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán
hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật
Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.
Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá
uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Ví dụ: Một tổ chức có giấy phép kinh doanh dịch vụ bán đấu giá X đã tổ chức buổi bán
đấu giá.Thương nhân A đã ủy thác cho bên X cũng như kí kết hợp đồng đấu giá với tổ
chức để tiến hành đấu giá bức tranh nghệ thuật của mịn với giá khởi điểm là 50tr . Tổ
chức X đã ấn định thời gian là 8/9 tại phòng đấu giá cũng như hoàn tất các khâu đưa thiệp
mời đến khách hàng muốn tham gia đấu giá.Tại phiên đấu giá này C là người thay mặt tổ
chức X để tiến hành buổi đấu giá đã đưa mức giá khởi điểm 50tr. Nhiều người đưa ra
mức khiến mức mức giá tăng dần tới khi ông D đưa ra mức giá 500tr thì không trả giá
nữa. Cuối cùng ông D thành công đấu giá bức tranh với giá 500tr. Tổ chức X đã lập văn
bản đấu giá cho các bên kí kết.

Trình tự đấu giá


Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá=> Xác định giá khởi điểm=>Chuẩn bị bán đấu giá
hàng hóa => Tiến hành đấu giá hành hóa => Hoàn thành văn bản đấu giá hàng
2. ĐẤU THẦU HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ
1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại 2005 thì được định nghĩa như
sau:
Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá,
dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương
nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do
bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng
thầu).
Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là một tập hợp đan xen của những quan hệ kinh tế và pháp lí
phức tạp. Bởi vậy, khi nghiên cứu về đấu thầu hàng hoá, dịch vụ chúng ta phải tiếp cận
nó trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lí.

2. Theo quy định tại Điều 215 Luật Thương mại 2005, tiêu chí đấu thầu
hàng hoá như:
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các
bên dự thầu.
+ Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu
nhất định dự thầu.
Phương thức đấu thầu hàng hoá, dịch vụ đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.
Bên
mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên
dự thầu.
Đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm
đề
xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
và việc mở thầu được tiến hành một lần.
Đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm
đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong
cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ
được mở trước.

3. Đặc điểm:
Thứ nhất, về đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Là các loại hàng hóa
thương mại được phép lưu thông trên thị trường và dịch vụ thương mại được phép thực
hiện theo quy định pháp luật.
Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Mục đích của hoạt động này là giúp
bên mời thầu có thể tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng
tốt nhất với giá cả họp lý nhất. Sau khi chọn lựa được đối tác, các bên sẽ tiến hành ký
kết hợp đồng.
Thứ ba, về chủ thể tham gia. Bao gồm: một bên mời thầu và bên nhà thầu (số lượng tùy
thuộc vào hình thức đấu thầu được bên mời thầu sử dụng).
Thứ tư, về hình thức pháp lý. Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

-Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật, tài chính và thương mại của
hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu.
– Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước yêu cầu
trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

4. Nguyên tắc đấu thầu


Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả
Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau
Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai
Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu
Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng
Nguyên tắc đảm bảo dự thầu

Ví dụ : Sở giáo dục và đào tạo Z đã lập kế hoạch mua 2000 bộ bàn ghế để nâng cấp cơ
sở vật chất cho trường tiểu học trong địa bàn với giá dự toán 1 tỷ đã được UBND tỉnh Y
phê duyệt theo pháp luật. Sau đó Sở giáo dục đã cho công khai đăng thông báo mở thầu ở
các phương tiện truyền thông đại chúng được khoảng 10 ngày thì được Giám đốc sở giáo
dục tỉnh Z phên duyệt. Có 04 nhà thầu là Công ty TNHH A, Công ty TNHH B, Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu C và Công ty TNHH D tham gia mua hồ sơ mời thầu . Đến thời
điểm đóng thầu theo quy định Sở Giáo dục và đào tạo tiến hành đóng thầu; mở thầu công
khai các hồ sơ và sau đó tổ chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ đấu thầu của cả 04 nhà
thầu đã nộp hồ sơ đề xuất theo trình tự : Đánh giá sơ bộ, đánh về mặt kỹ thuật và xác
định giá đánh giá. Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu: nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu C được xếp thứ nhất, nhà thầu Công ty TNHH A thứ hai và nhà thầu Công ty
TNHH B xếp thứ ba, Công ty TNHH D xếp thứ tư, cả 04 nhà thầu đều có giá dự thầu
không vượt dự toán được duyệt. Sau khi có kết quả đánh giá của tổ chuyên gia chấm
thầu, sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C
trúng thầu. Sở giáo dục và Đào tạo X đã ký hợp đồng mua 2000 bộ bàn của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu C với giá 287tr.

5. Trình tự đấu thầu


Chuẩn bị đấu thầu => Tổ chức lựa chọn nhà thầu => Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu
=> Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu => Thông báo và kí kết hợp
3.CHO THUÊ HÀNG HÓA
1. Khái niệm:
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu
và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời
hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.

Căn cứ vào Điều 270 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
2.Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê;
2. Bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê không bị tranh
chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê;
3. Bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả
thuận của các bên;
4. Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý. Trường hợp việc
sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó
của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương
ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;
5. Nhận tiền cho thuê theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê.

Căn cứ vào Điều 271 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
3.Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo quy định
của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng hàng
hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách thức phù hợp với tính
chất của hàng hóa đó;
2. Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho
bên cho thuê khi hết thời hạn;
3. Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên cho thuê
không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo
dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của
việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;
4. Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
5. Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.

4.Chuyển rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa


Các bên tham gia vào hoạt động cho thuê hàng hóa có quyền thỏa thuận về chuyển rủi ro,
thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê. Trường hợp các bên không có thỏa
thuận cụ thể về thời điểm chuyển rủi ro, pháp luật sẽ có quy định cụ thể như sau:
+ Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:

 Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ
chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
 Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro
chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;

+ Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải
là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền
chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Ngoài ra, trong các trường hợp không được quy định tại hai hai phần trên thì rủi ro được
chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
5.Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, pháp luật quy định về trách nhiệm đối với khiếm
khuyết hàng hóa cho thuê như sau:
+ Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào
của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê.
+ Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có
trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm
khuyết đó;
+ Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá được
phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể được
bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng
hóa;
+ Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ đã
cam kết của mình.
Ví dụ về cho thuê hàng hoá
CHO THUÊ XE MÁY Ở ĐÀ LẠT
Được biết đến Đà Lạt là một vùng đất nhiều khách du lịch. Hằng năm khách du lịch đến
với Đà Lạt được thống kê lên đến hàng triệu người. Trong trường hợp hành khách di
chuyển bằng máy bay hoặc xe khách, du khách sẽ có nhu cầu với phương tiện di chuyển
để có thể tận hưởng một chuyến du lịch suôn sẻ. Đà Lạt nổi tiếng với địa hình nhiều đồi
dốc, và để khám phá những địa điểm như nông trại, đồi trà, vườn hoa, và khu vườn trồng
rau, việc thuê xe máy là lựa chọn lý tưởng. Sử dụng xe máy giúp họ linh hoạt và tự do di
chuyển đến những điểm đến nổi tiếng của Đà Lạt. Vì vậy, dịch vụ cho thuê xe máy ở Đà
Lạt đã và đang được phổ biến và phát triển.
4. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm:
-Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

+Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền;
+Bên nhượng quyền có quyền kiếm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.
*Để có thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại thì cần phải đăng ký
nhượng quyền thương mại theo quy định tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ
Thương mại.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.

2. Đặc điểm:
Dựa trên định nghĩa trên, nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:
- Chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên
nhận quyền. Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước
hoặc người nước ngoài.
- Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại.
- Nội dung của nhượng quyền thương mại tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền
thương mại và sự thoả thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản
trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh doanh…. và quyền
kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên
nhượng quyền.

- Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất.

3. Hình thức:
Căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể, nhượng quyền thương mại sẽ gồm các hình thức khác
nhau.
a. Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:
Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt
đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau.
Hoạt động này giúp doanh nghiệp có thương hiệu quảng bá được hình ảnh, thu được lợi
nhuận và doanh nghiệp sử dụng thương hiệu tiết kiệm chi phí xây dựng và có thể bắt tay
ngay vào hoạt động. Cụ thể có thể kể đến thương hiệu Cộng Cà phê đã có mặt ở rất nhiều
tỉnh thành từ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thái Nguyên,… và cả ở nước ngoài. Ngoài ra còn có
The Coffee House, Highlands coffee, ….
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ
thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Một số
thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu mà chúng ta có thể kể đến như: KFC, Lotte, Coca
Cola,…
Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Đó chính là Cà phê Trung
Nguyên, Cộng Cà Phê,…

b. Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh:


Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Với hình thức này, người nhượng quyền sẽ cho phép
người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do
mình cung cấp trong phạm vi và thời gian xác định. Đối với hình thức này, người nhận
quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu,logo,… trong các hoạt
động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Hiện nay hình thức nhượng quyền thương
mại khá là phổ biến. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng
quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà
còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và
hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.

c. Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh:
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại có thể nói là phổ biến và nhanh chóng nhất,
đặc biệt đối với việc phát triển thương hiệu ra nước ngoài.
Chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà mình muốn
xâm nhập làm đối tác mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu.
Đối tác này có thể là một cá nhân hay một công ty, và phạm vi khu vực được độc quyền
kinh doanh có thể là một thành phố hay cả một quốc gia.
Để được độc quyền như vậy, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí franchise ban đầu
riêng biệt. Bù lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán franchise lại
cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm soát.

4. Chủ thể :
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và
bên nhận quyền. Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù, vì vậy,
hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân,
tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù họp
với đối tượng được nhượng quyền.

5. Mục đích:
-Nhượng quyền thương mại là phương thức được nhiều thương hiệu lớn, có uy tín trên
thị trường sử dụng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường, mang lợi nhuận
từ việc sử dụng giá trị thương hiệu.

Ví dụ về nhượng quyền thương mại quốc tế


Highlands Coffee
Highlands Coffee có độ phủ sóng khá phổ biến hiện nay. Dù đi bất cứ đâu bạn có thể qua
đây để thưởng thức ly cà phê chất lượng. Thương hiệu này đang ngày càng được mở rộng
phạm vi hoạt động trên khắp các tỉnh thành cả nước. Bạn chỉ phải chỉ trả khoảng 4 tỷ
đồng cùng với các điều kiện bắt buộc khác như:

- Địa điểm: Tại Ngã 3, Ngã 4, những vị trí dễ nhìn, đông dân cư hoặc các tòa văn phòng.

- Ngân sách ban đầu: 3 - 4 tỷ đồng

- Phí nhượng quyền: 7%

- Phí duy trì hàng tháng: 5%

Đây là một khoản đầu tư an toàn và dễ có lời. Lý do bởi khách hàng chủ yếu tạo
Highlands thường trong phân khúc cao cấp, Chất lượng đồ uống tốt, vệ sinh sạch sẽ, dễ
dàng thu hút lượng khách ổn định mỗi tháng. Chỉ cần chăm chỉ và quản lý tốt, bạn có thể
thu hồi vốn nhanh chóng.
KFC
Với tổng số chi nhánh được nhượng quyền lên đến 14.146 cửa hàng và tổng chi phí
nhượng quyền từ 1,3 triệu USD đến 2,5 triệu USD. KFC là thương hiệu không còn xa lạ
gì đối với tất cả mọi người, đây thương hiệu thức ăn nhanh đã quá quen thuộc với người
tiêu dùng trên thế giới.

KFC rất thành công với các sản phẩm của mình. Đó là gà rán được làm theo công thức
riêng của cửa hàng, thái độ phục vụ rất chuyên nghiệp. Hiện tại, KFC đại diện cho 50%
thị trường thức ăn nhanh trên thế giới với tổng 13.846 cửa hàng và mỗi cửa hàng được
KFC bảo vệ độc quyền trong vòng 2,4 km để đảm bảo quyền lợi kinh doanh trong
nhượng quyền thương mại.

Ví dụ về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam


Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê
Thuộc.

Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, năm 1998, Công ty
Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh
theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, cũng từ đó các quán cà phê nhượng quyền
thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc.

Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên vì đã hiện diện
tại Hà Nội, các tỉnh khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, tiếp
theo đó là những nước như: Mỹ, Sin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc,… Tính đến năm 2013
đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới.
5. GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
1. Dịch vụ giám định
Căn cứ Điều 254,Luật Thương mại năm 2005 : Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế
của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách
hàng.

2. Nội dung giám định


Căn cứ Điều 255,Luật Thương mại năm 2005 :Nội dung giám định bao gồm một hoặc một
số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ
an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng
dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại


Căn cứ quy định tại Điều 257 Luật Thương mạị 2005

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể giám định viên phải có đủ các tiêu
chuẩn sau đây:

a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định

b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định
phải có chứng chỉ chuyên môn

c) Có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám
định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định
của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong
giám định hàng hóa, dịch vụ đó.
6. GIA CÔNG HÀNG HÓA

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, gia công hàng hóa là một thuật ngữ không còn xa lạ.
Nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược sản xuất của nhiều công ty, từ những
doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các tập đoàn đa quốc gia. Nhưng, gia công hàng hóa thực
sự là gì? Và tại sao nó lại trở nên quan trọng đến vậy?

Phần 1: Thông tin cần biết

1. Định Nghĩa Gia Công Hàng Hóa:


- Hãy tưởng tượng bạn thiết kế một chiếc áo đẹp. Bạn có ý tưởng, nhưng bạn gửi thiết
kế này tới một nhà máy ở xa, nơi họ có thể tạo ra hàng nghìn chiếc áo đó với giá rẻ hơn.
Đó chính là gia công hàng hóa.

=> Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công trong thương mại là “Hoạt động
thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật
liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất
theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”
Cụ thể hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác. (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

2. Các mặt hàng gia công theo Luật Thương Mại


Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện
cấm kinh doanh.
Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì
hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia
công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Ví dụ: Các mặt hàng gia công trong các ngành như dệt may, da giày, phần mềm,...

(Điều 180 Luật Thương mại 2005)

3. Quyền và nghĩa vụ các bên gia công theo Luật Thương Mại
3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong thương mại
Cụ thể tại Điều 181 Luật Thương mại 2005, bên đặt gia công có các quyền và nghĩa vụ
của bên đặt gia công như sau:

- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công
hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.

- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên
liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

- Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho
mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù
hợp với quy định của pháp luật.

- Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên
gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả
thuận trong hợp đồng gia công.

- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công,
nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong thương mại
Bên nhận gia công có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 182 Luật Thương
mại 2005, cụ thể như sau:

- Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với
bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

- Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được
xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ
liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được
miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập
khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp
hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

4. Thù lao gia công

Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công,
máy móc, thiết bị dùng để gia công.

Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công
nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì
phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

(Điều 183 Luật Thương mại 2005)

Câu hỏi: Hợp đồng gia công có phải hợp đồng dịch vụ không?

Hợp đồng gia công không phải là hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ có một số điểm giống nhau như: trong cả hai
loại hợp đồng, sẽ có một bên (bên nhận gia công, bên nhận dịch vụ) sẽ bằng công sức của
mình thực hiện một công việc để đem lại lợi ích cho một bên khác (bên đặt gia công, bên
thuê dịch vụ)và khi hợp đồng hoàn thành thì bên nhận gia công (bên nhận dịch vụ) sẽ
được bên còn lại trả một khoản thù lao như đã thỏa thuận.

Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ, đó
chính là đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng gia công, như đã nêu ở trên, là
vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật
có quy định, do đó có thể nói hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa. Còn đối
tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc. Quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không tạo
ra sản phẩm mới mà sẽ làm tăng thêm chất lượng của tài sản, khắc phục, sửa chữa tài sản
bị hư hỏng hoặc bên làm dịch vụ hoàn thành một công việc theo như thoả thuận.

Do đó hợp đồng gia công không phải là hợp đồng dịch vụ.
Khúc sau không cần chèn pwp
Phần 2: Tại Sao Nó Lại Quan Trọng? (Bàn về lợi ích)

Gia công hàng hóa có một số lợi ích chính:

● Giảm Chi Phí: Sản xuất ở những nơi có chi phí lao động thấp hơn giúp giảm đáng kể
chi phí sản xuất, giúp sản phẩm của bạn cạnh tranh hơn về giá.

● Tập Trung Vào Cốt Lõi Kinh Doanh: Gia công cho phép bạn tập trung vào những gì
bạn làm tốt nhất - có thể là thiết kế, marketing, và bán hàng - trong khi đối tác đảm nhiệm
phần sản xuất.
● Tăng Linh Hoạt: Khi nhu cầu thay đổi, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh sản lượng
mà không phải lo lắng về việc mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.

Ví dụ: Hãy xem xét Apple, một trong những công ty thành công nhất thế giới, nổi tiếng
với iPhone, iPad, và MacBook. Apple là một ví dụ điển hình về việc tập trung vào cốt lõi
kinh doanh thông qua việc gia công sản xuất.

Apple và Chiến Lược Gia Công:

● Tập Trung vào Thiết Kế và Đổi Mới: Apple dành phần lớn nguồn lực của mình cho việc
nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, và đổi mới công nghệ. Họ tạo ra các
sản phẩm với thiết kế độc đáo và tính năng vượt trội, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết quy trình sản xuất của họ được outsourced cho các đối
tác tại Châu Á, đặc biệt là Foxconn, một công ty lớn chuyên gia công sản xuất điện tử.
=> giảm chi phí
● Marketing và Bán Hàng: Apple cũng tập trung mạnh mẽ vào marketing và bán hàng. Họ
xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và cửa hàng
Apple Store trải dài khắp thế giới. Qua đó, họ tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo và
thu hút khách hàng.

Lợi Ích:
● Giảm Chi Phí và Tăng Linh Hoạt: Gia công sản xuất cho phép Apple giảm chi phí sản
xuất và tăng cường linh hoạt trong việc quản lý hàng tồn kho và đáp ứng nhanh chóng
với nhu cầu thị trường.
● Tập Trung vào Điều Họ Làm Tốt Nhất: Bằng cách này, Apple có thể dành thời gian,
nguồn lực, và năng lượng của mình vào việc thiết kế, đổi mới, marketing, và bán hàng -
những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của họ. Điều này tạo ra sự khác biệt
lớn trên thị trường, giúp họ dẫn đầu trong ngành công nghiệp công nghệ.
● Linh hoạt: Apple không phải bận tâm về việc sản lượng đầu ra vì nhà máy gia công có
thể sản xuất một cách nhanh chóng.

Phần 3: Thách Thức

Ngoài tiết kiệm chi phí, việc này còn cho phép bạn sử dụng nguồn lực của mình một cách
khôn ngoan - dành thời gian cho việc thiết kế thay vì sản xuất.

Thách Thức

Quản Lý Chất Lượng và Chuỗi Cung Ứng: Một trong những thách thức lớn nhất mà
Apple phải đối mặt khi gia công tại các nước ở Châu Á, đặc biệt là Foxcon là quản lý
chất lượng và chuỗi cung ứng. Việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao cho hàng triệu thiết
bị sản xuất ra mỗi năm là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt là khi sản xuất được tiến
hành qua nhiều đối tác gia công khác nhau. Quản lý chất lượng từ xa có thể khó khăn.
Hãy nghĩ về việc bạn đặt hàng một chiếc áo qua internet và nhận được sản phẩm không
như mong đợi. Giao tiếp và văn hóa cũng có thể là thách thức, giống như khi bạn cố gắng
đặt pizza ở một quốc gia mà bạn không biết tiếng địa phương.

Rủi Ro Về Lao Động và Môi Trường Đầu Tư: Thay đổi về luật lao động, điều kiện
làm việc, và môi trường đầu tư cũng là những rủi ro tiềm ẩn mà Apple uản lý. Mọi sự
thay đổi đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chi phí.
=> Để thành công, các công ty cần phải có chiến lược quản lý rủi ro cụ thể và sẵn
sàng đầu tư vào quản lý chất lượng cũng như mối quan hệ với đối tác gia công.

Phần 4: Các Bước Gia Công Hàng Hoá

- Lựa Chọn Đối Tác Gia Công:


- Tìm một nhà máy giống như bạn chọn một người bạn đồng hành; họ cần phải đáng tin
cậy và hiểu ý bạn. Đây là quyết định quan trọng nhất bạn sẽ làm. - Quản Lý Quá Trình
Gia Công:
- Giữ liên lạc thường xuyên, như việc bạn kiểm tra xem bạn mình có đang hạnh phúc
không. Đảm bảo họ hiểu những gì bạn cần và giám sát chất lượng như bạn kiểm tra xem
món pizza bạn đặt có đúng như bạn muốn không.

Phần 5: Kết Luận và Câu Hỏi

- Tóm Tắt:
- Gia công hàng hóa giống như việc bạn tạo ra một ý tưởng tuyệt vời và có người khác
giúp bạn thực hiện nó một cách hiệu quả nhất.
- Mời Câu Hỏi:
- Mời mọi người đưa ra bất kỳ thắc mắc nào, như bạn mời bạn bè đưa ra ý kiến về mẫu
thiết kế mới của mình.
4. Hàng hoá được gia công

Điều 180 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa gia công như sau: Điều 180:
Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện
cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài
thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia
công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Từ quy định trên có thể thấy pháp luật cho phép có thể thực hiện gia công với hầu hết
tất cả các loại hàng hóa, chỉ trừ những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, trong
đó đề cập đến cấm kinh doanh các loại chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ luc II của Luật này; các loại mẫu vật của
các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ
lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp,
mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có
nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này.

Từ đó có thể kết luận hầu hết các loại hàng hóa đều có thể được gia công, chỉ trừ một
số loại hàng hóa bị cấm như: chất ma túy, các hóa chất khoáng vật hay các mẫu vật động-
thực vật hoang dã... theo quy định.

Ngoài ra, trong trường hợp muốn gia công các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh
doanh, cấm xuất-nhập khẩu cho các thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì
phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hàng hóa thuộc diện này có
thể kể đến như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản
phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ
gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..
7. DỊCH VỤ LOGISTICS
1. Logistics là gì?
Theo Điều 233 Luật thương mại 2005.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để
hưởng thù lao.

2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ Logistics


- Chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên:
+ Người làm dịch vụ logistics (phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực
hiện dịch vụ logistics).
+ Khách hàng.
- Nội dung công việc của dịch vụ logistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi
các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứng dịch
vụ.
- Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự
thỏa thuận, theo đó bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một
hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên khách hàng có
nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ,
hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đền bù.

3. Các loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics


Dịch vụ Logistics liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, các thủ tục hải quan, thuế,
xuất nhập khẩu,… Do đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, có 17 loại hình
kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Ví dụ như:
+ Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
+ Dịch vụ chuyển phát.
+ Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics


a. Điều kiện chung
Căn cứ Điều Điều 234 Luật thương mại 2005
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ qui định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.

b. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài


- Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên thì theo Khoản 3, 4 Điều 4 Nghị định
163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ
chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistic khi thỏa mãn các điều kiện
được liệt kê tại quy định trên.
- Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước
quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được
lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Ví dụ thực tiễn về kinh doanh logistic hiện nay


Khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm
cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho
doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các
chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
8. QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT
NAM VÀ DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA:

* Quá cảnh hàng hóa là gì?


Điều 241 Luật Thương mại 2005 (LTM) quy định:
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời
gian quá cảnh.

* Quy định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam:

Thứ nhất: Quyền quá cảnh hàng hóa


Điều 242, Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“1. Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh
thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo
quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy
hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.”

Thứ hai: Tuyến đường quá cảnh


Điều 243, Điều 244, Luật thương mại năm 2005 quy định:
Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường
nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tuyến đường được vận chuyển hàng hoá
quá cảnh.
Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh
phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”
Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về
hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thứ ba: Giám sát hàng hóa quá cảnh


Điều 245, Luật thương mại năm 2005 quy định:
Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt
Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh.

Thứ tư: Thời gian quá cảnh


Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ
tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc
bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.
Đối với trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong
thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì
thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công
việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp
hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì phải được Bộ
trưởng Bộ Thương mại chấp thuận.
Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải
chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam. (Điều
246, Luật thương mại năm 2005 quy định)
Thứ năm: Hàng hoá quá cảnh tiêu thụ tại Việt Nam
Điều 247, Luật thương mại năm 2005 và Khoản 6, Nghị định 187/2013/NĐ- CP quy
định:
Hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cần thiết
tiêu thụ tại Việt Nam phải xin phép Bộ Công Thương.
Theo đó thì việc tiêu thụ hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam phải tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hoá, thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính
khác.

Thứ sáu: Những hành vi bị cấm trong quá cảnh


Điều 248, Luật thương mại năm 2005. Theo đó thì những hành vi bị cấm bao gồm:
– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.
– Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.

* Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì?

Theo điều 249 LTM như sau:


Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc
quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt
Nam để hưởng thù lao.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh


Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh
dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics.
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh


1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo
thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa
quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế
những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt
Nam.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng
hóa;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục
nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá
cảnh.

Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh


1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau
đây:
a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam
theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục
nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt
Nam;
d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa
quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh
theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý
những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.

CÂU HỎI:
Câu 1: Thời hạn thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa của
người tổ chức đấu giá chậm nhất là bao nhiêu ngày trước khi tiến
hành bán?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Đáp án: C CSPL: Khoản 1 Điều 196 Luật Thương mại 2005

- Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá, người
tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng
bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định

Câu 2: Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường
hợp nào sau đây?
A. Không có người tham gia đấu giá, trả giá;

B. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.

C. Cả 2 ý trên

Đáp án: C CSPL: Điều 202 Luật Thương mại 2005 Cuộc đấu giá được coi là
không thành trong các trường hợp sau đây:

1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá.

2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.

Câu 3: Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo phương thức:
A. trả giá lên

B. trả giá xuống

C. trả giá lên hoặc trả giá xuống

Đáp án: C CSPL: Khoản 2 điều 185 Luật Thương mại quy định về phương
thức đấu giá Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương
thức sau đây:

a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao
nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên
chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi
điểm là người có quyền mua hàng.

Câu 4: Bên thuê hàng hóa có được sửa chữa, thay đổi tình trạng
ban đầu của hàng hóa cho thuê hay không?
A. Bên thuê được sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê nếu
bên cho thuê không chấp thuận.

B . Bên thuê có thể sửa chữa miễn là không làm thay đổi tình trạng ban đầu của
hàng hóa
C. Bên thuê không được sửa chữa, thay đổi tình trạng của hàng hóa trong bất kì
trường hợp nào.

D. Bên thuê không được sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho
thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận.

Đáp án: D CSPL: Khoản 1 Điều 272 Luật Thương mại 2005

1. Bên thuê không được sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho
thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận.

Câu 5: Khi nào bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho
bên thứ ba?
A. Có thể nhượng quyền mà không cần sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

B. Khi được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

C. Bên nhận quyền không có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba.

D. Khi bên nhận quyền giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền.

Đáp án: B CSPL: Khoản 1 Điều 290 Luật Thương mại 2005.

1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại
quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG / SAI


1. Giám định viên phải có ít nhất 4 năm công tác trong lĩnh vực
giám định hàng hóa
Sai, Căn cứ điểm c khoản 1 điều 259

Giám định viên phải có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng
hóa

2. Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không có


quyền nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí khác
Sai, căn cứ điểm b khoản 1 điều 263

Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có quyền nhận thù lao dịch vụ
giám định và các chi phí hợp lí khác

3. Giám định viên phải có ít nhất 4 năm công tác trong lĩnh vực
giám định hàng hóa
Sai, Căn cứ điểm c khoản 1 điều 259

Giám định viên phải có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng
hóa

4. Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không có


quyền nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí khác
Sai, căn cứ điểm b khoản 1 điều 263

Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có quyền nhận thù lao dịch vụ
giám định và các chi phí hợp lí khác

5. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam chỉ chịu sự giám sát
của cơ quan Hải quan Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất
định.
- Nhận định: Sai

- Cơ sở pháp lý: Điều 245, Luật thương mại năm 2005

- Giải thích: Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của
cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh.

6. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh có thể được xác lập bằng hành
thức telex.
- Nhận định: đúng

- CSPL: điều 251 LTM 2005


- bởi vì: Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

You might also like