You are on page 1of 88

HỌC VIỆN

Trí tuệ và Phát triển


CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ

ĐẤU THẦU MUA SẮM 1

TS. Nguyễn Duy Đồng


BM Đấu thầu và Quản lý Dự án

1
1. Môn học: Đấu thầu mua sắm 1
2. Số tín chỉ: 3
3. Điểm: 20% chuyên cần; 20% giữa kỳ; 60% hết môn.
4. Cấu trúc môn học: 9 chương

2
Phương pháp học tập và đánh giá
a. Phương pháp dạy và học
- Dạy: Kết hợp thuyết giảng (đối với các nội dung cơ sở lí luận và gắn với
các ví dụ thực tiễn) với hướng dẫn thực hành.
- Học: Chuẩn bị bài tập tại nhà và thảo luận trên lớp (thảo luận và trình bày
kết quả)

3
b. Phương pháp đánh giá
 Chuyên cần (20% tổng điểm): Tham dự đầy đủ các buổi học, thảo luận các nội
dung liên quan đến môn học (Nghỉ học: trừ 1,0 điểm/buổi; Đi muộn: trừ 0,5
điểm/buổi; Chưa chuẩn bị bài về nhà được tính như đi muộn; Nghỉ quá 3 buổi
hoặc đi muộn từ 7 buổi trở lên: Cấm thi.
 Giữa kì (20% tổng điểm): Kiểm tra giữa kì
 Kết thúc học phần (60% tổng điểm): Kiểm tra KTHP

4
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
CHƯƠNG 3 LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU
CHƯƠNG 4 MỞ THẦU
CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÊ DUYỆT HỒ SƠ DỰ THẦU
CHƯƠNG 6 HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG 7 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU
CHƯƠNG 8 NHÂN SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
CHƯƠNG 9 HÀNH VI BỊ CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU

1.1. Khái niệm, Đặc điểm, Vai trò và Mục


tiêu của Đấu thầu
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
công tác đấu thầu
1.3. Quy định chung về đấu thầu
1.4. Các loại hình đấu thầu, hình thức và
phương thức lựa chọn nhà thầu

6
1.1. Khái niệm, Đặc điểm, Vai trò và Mục tiêu của Đấu thầu
1.1.1. Khái niệm về Đấu thầu
Có khá nhiều khái niệm khác nhau: Đấu thầu; Mua sắm công (Public Procurement); Mua sắm Chính
phủ (Government Procurement).
 Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995:
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công
bố trước các yêu cầu và điều kiện để xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn
nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp
hơn.
 Theo Từ điển tiếng Việt, 1988: Đấu thầu là đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt
nhất thì được giao cho làm hoặc bán.
 Hiệp định mua sắm chính phủ (MSCP) của Tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định GPA/WTO)
và Chương MSCP trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA):
MSCP được định nghĩa “là quá trình một cơ quan mua sắm, được liệt kê trong Bản chào mở cửa thị
trường, được quyền sử dụng hoặc được mua hàng hóa và/hoặc dịch vụ vì mục đích công và không
nhằm mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc cung
ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại
7
Trong cuốn “Mua sắm công: Nguyên tắc, phân loại và các hình thức”, tác giả
Jorge Lynch định nghĩa:
“Mua sắm công là một quá trình bao gồm mọi hành động kể từ giai đoạn nhận
diện và lên kế hoạch cho một nhu cầu mua sắm cho tới khi trao hợp đồng”

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình
thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 4 – Luật đấu thầu
2013).

KL: Bản chất của đấu thầu là hoạt động Mua - Bán 8
1.1.2. Đặc điểm của Đấu thầu
• Đặc điểm thứ nhất: Cạnh tranh cao, số lượng người bán tham dự đông.
Bất cứ hoạt động mua bán nào cũng là sự lựa chọn của người mua và người bán. Tuy nhiên, sự
lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt ở chỗ, người mua sẽ đưa ra yêu cầu và tổ chức một
“cuộc thi” để những người bán nào có khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau. Đấu thầu là
quá trình mua bán phức tạp, tất cả những người tham gia phải tuân theo một quy trình gồm nhiều
bước được quy định bởi một chính phủ hay một tổ chức nào đó. Vì vậy, số lượng người bán tham
dự trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn các hoạt động mua bán khác.
• Đặc điểm thứ hai: hàng hóa trong hoạt động đấu thầu thường có giá trị lớn, số lượng nhiều
hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Để có thể tổ chức một “cuộc thi” cho nhiều người bán tham dự thì thông thường, người mua phải
đem lại lợi ích cho họ bằng đơn đặt hàng với số lượng lớn hoặc giá trị hàng hóa cao trong tương
lai. Hoặc một lý do khác khiến người mua buộc phải tổ chức đấu thầu là nếu áp dụng hình thức
mua bán thông thường, họ sẽ rất khó tìm kiếm những người bán có thể cung cấp những hàng hóa
hay dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật. Khi tổ chức đấu thầu, người mua đăng yêu cầu trên
các phương tiện thông tin đại chúng để người bán hàng phù hợp sẽ tìm đến mình.

9
• Đặc điểm thứ ba: trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia phải
phân biệt được.
Ban đầu, bên mời thầu đưa ra một mức ngân sách có thể để người bán dựa vào đó giới thiệu
những sản phẩm đạt đủ yêu cầu với mức giá thấp hơn hoặc bằng mức ngân sách. Mức ngân
sách không phải là giá mua, nó là giá trần của sản phẩm thường gọi là giá gói thầu. Mỗi người
bán sẽ đưa ra các mức giá khác nhau theo khả năng của mình. Mức giá cuối cùng của sản phẩm
sẽ là mức giá của nhà thầu trúng thầu và được đưa vào ký kết hợp đồng chính thức.
• Đặc điểm thứ tư: đối tượng mua sắm trong đấu thầu thường chưa xác định chính thức.
Bên mua đưa ra yêu cầu về sản phẩm dựa theo nhu cầu của mình nhưng họ không chỉ định rõ
ràng sản phẩm đó phải là của nơi nào sản xuất, thương hiệu gì,… Bên dự thầu sẽ dựa vào
những yêu cầu đó để xây dựng phương án cung cấp sản phẩm cụ thể. Đối tượng mua sắm chỉ
được xác định khi hoạt động đấu thầu kết thúc.

10
• Đặc điểm thứ năm: trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng có rất nhiều các khoản đặt cọc.
Thông thường, trong mua bán, người ta hay sử dụng việc đặt cọc để đảm bảo cho việc mua hàng
và người mua là người chi trả các khoản đặt cọc. Tuy nhiên, khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu
tức là người bán phải thực hiện nhiều lần đặt cọc khác nhau trong cả quá trình tham dự đấu thầu
và thực hiện hợp đồng như bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm tạm ứng
vốn. Vì việc tổ chức đấu thầu diễn ra phức tạp và đòi hỏi khá nhiều chi phí như lập hồ sơ mời
thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định, tổ chức lễ mở thầu và để đảm bảo việc
tham dự thầu và thực hiện hợp đồng của nhà thầu là nghiêm túc, có trách nhiệm, … nên những
khoản đặt cọc này nhằm đảm bảo cho cuộc thầu thành công và bên mời thầu không bị thiệt khi
nhà thầu bỏ cuộc giữa chừng.
• Đặc điểm thứ sáu: Tiêu chí lựa chọn
Trong hoạt động đấu thầu, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là kỹ thuật, chất lượng và tiến độ.
Trong các hoạt động mua sắm khác, đôi khi tiêu chí lựa chọn là giá cả, mối quan hệ, ... tùy theo
mục tiêu hướng tới của các bên tham gia. Nhưng trong đấu thầu, kỹ thuật, chất lượng, tiến độ là
tiêu chí tiên quyết cho mọi đánh giá. Vì bên mời thầu luôn đưa ra mức giá trần cho nhà thầu nên
giá cả không phải là yếu tố quan tâm đầu tiên và duy nhất, chỉ cần nhỏ hơn và bằng mức giá trần
cho phép. Tất cả các hồ sơ dự thầu đều được đánh giá kỹ càng về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ,
những nhà thầu nào vượt qua được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ mới xem xét tới giá cả.
Như vậy, bản thân hoạt động đấu thầu đã thể hiện chất lượng của hoạt động mua bán trao đổi.
11
• Đặc điểm thứ bảy: Hoạt động đấu thầu là đối tượng điều chỉnh của nhiều pháp luật: Luật đấu
thầu, Ngân sách, Đầu tư công, Xây dựng, Thương mại, Thuế, Dân sự, Hình sự, Phòng chống
tham nhũng, Cán bộ công chức, …
• Đặc điểm thứ tám: Nhiều công việc nhạy cảm, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao (tính chuyên
nghiệp), là đối tượng được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thường xuyên,
• Đặc điểm thứ chín: Việc đấu thầu - mua sắm phải hoàn toàn công khai dưới sự giám sát chặt
chẽ của công chúng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cử tri.
• Đặc điểm thứ mười: Quy định nghiêm ngặt, gò bó trong việc Đấu thầu - mua sắm khiến cho
việc Đấu thầu - mua sắm “đúng” trở nên quan trọng ngang với “hiệu quả”.

12
1.1.3. Vai trò của Đấu thầu

Mang lại lợi ích


cho bên mời thầu
– người mua

VAI TRÒ

Mang lại lợi Mang lại lợi ích


ích cho nền cho bên dự thầu
kinh tế - xã hội

13
1.1.4. Mục tiêu và nguyên tắc của Đấu thầu

14
a. Tính cạnh tranh

 “Tính cạnh tranh”: tất cả nhà thầu “hợp lệ” đều được phép tham gia đấu thầu.

 Cạnh tranh là động lực dẫn tới sáng tạo, cải tiến, khuyến khích người mua (Bên mời
thầu) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong hồ sơ mời thầu) và người bán (nhà
thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh
tranh song vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ cung cấp hàng hoá, công trình, dịch vụ.

 Các yếu tố đảm bảo tính cạnh tranh:


- Thông tin về gói thầu cần phải được phổ biến một cách rộng rãi
- Không được lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không cạnh tranh hoặc ít tính cạnh tranh
- Không được đưa ra các điều kiện, yêu cầu nhằm tạo lợi thế cho một hay một số nhà thầu nhất định

15
b. Tính minh bạch

 Công khai thông tin về gói thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để các
nhà thầu có thể tiếp cận và̀ tham gia dự thầu, tùy thuộc vào hình thức lựa chọn nhà
thầu áp dụng với gói thầu đó.

Công khai các quy định về đấu thầu, bao gồm cả việc đăng tải công khai các quy
định chung về đấu thầu cũng như các quy định cụ thể đối với một gói thầu cụ thể.

Việc đưa ra quyết định trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải dựa trên các quy
định đã được công khai, nhằm hạn chế và loại bỏ “sự tự tung, tự tác” của chủ đầu
tư, bên mời thầu hay cán bộ đấu thầu

Việc xác minh, kiểm tra xem các quy định, luật lệ có được thực thi đầy đủ trong
quá trình lựa chọn nhà thầu hay không.
16
Các thành viên đã tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì không tham
gia thẩm định các hồ sơ đó,
 Các thành viên đã tham gia đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì không
tham gia thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;
 Cá nhân bên mời thầu, chủ đầu tư không tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, vào tổ chuyên
gia, vào tổ thẩm định đối với các gói thầu mà mình có người nhà là đại diện của nhà thầu (cha mẹ
đẻ, cha mẹ vợ, vợ hoặc chồng, …);

Đối với Thông báo mời thầu cần có đủ thông tin để nhà thầu xác định được mình có đáp ứng điều
kiện để tham gia gói thầu hay không;

Đối với Hồ sơ mời thầu, sau khi nghiên cứu, nhà thầu cần phải nắm được các thông tin như (i)
tính chất và phạm vi của gói thầu, (ii) thời điểm đóng thầu hay thời hạn để nộp các thông tin cần
thiết; (iii) các tiêu chuẩn đánh giá; (iv) số lượng bản chụp hồ sơ dự thầu và đầu mối liên lạc phía
chủ đầu tư/bên mời thầu trong trường hợp cần thông tin bổ sung; (v) kế hoạch tổ chức hội nghị tiền
đấu thầu và tìm hiểu thực địa (nếu có), …

17
c. Tính công bằng

Trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các
bên có liên quan.

Mọi thành viên từ chủ đầu tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được
thuê thực hiện một phần công việc trong đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước pháp
luật. Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định

Khi hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt thì chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia phải
thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong hồ sơ mời thầu, không được thiên vị, đối xử
bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức
đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất các nhà thầu để có cơ hội tiếp
cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu

“Tính công bằng” trong lựa chọn nhà thầu có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với “tính
minh bạch” và “tính cạnh tranh”.

18
d. Hiệu quả kinh tế trong đấu thầu

Hiệu quả kinh tế trong công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệu quả
nguồn vốn của Nhà nước.

Hiệu quả ngắn hạn: các gói thầu được thực hiện bảo đảm chất lượng trong phạm vi
nguồn ngân sách dự kiến.

Hiệu quả dài hạn: tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống dân cư, tạo
diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thông qua các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội được nâng cấp, cải thiện.

19
Sự phức tạp của đấu thầu

Luật Ngân sách Luật Đấu thầu Luật Dân sự

Đầu vào
Ngân (Các nguồn Đấu thầu Đầu ra Tác động
sách lực) (quy trình)

Tính kinh tế Hiệu quả Hiệu lực

Giá trị xứng với đồng tiền

20
Mục tiêu chiến lược
của đấu thầu

Giá trị của đồng tiền trong hoạt động đấu thầu
được tổng hợp trong 5 đúng sau:
• Đúng về SỐ LƯỢNG
• Đúng về CHẤT LƯỢNG
• Đúng về GIÁ CẢ
• Đúng về ĐỊA ĐIỂM
• Đúng về THỜI GIAN

21
TÌNH HUỐNG “KHÔNG TIÊU BIỂU” TRONG ĐẤU THẦU

Nhận được 2 HSDT.


Tiêu chuẩn Hợp đồng được trao
Yêu cầu ghế kỹ thuật cho HSDT có giá chào
văn phòng “trung tính” thấp hơn.

Nhận và Vận chuyển


kiểm tra hàng
22
Đấu thầu - Khoa học hay nghệ thuật?

Quản lý đấu thầu


khoa học và nghệ thuật

Khoa học Nghệ thuật


- Chi phí - Sự không chắc chắn
- Thời gian - Các mối Quan hệ
- Thiết kế - Yếu tố con người
- Kỹ thuật - Nhận thức
- Thống kê - Kỳ vọng
- Công nghệ - Hành vi
vv… vv…
1.2. Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công tác đấu thầu trên thế giới (SV tự nghiên cứu tài
liệu)

Sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật (sự ra đời của động cơ
hơi nước tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất) thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội Do vậy, để điều chỉnh hoạt động
nói trên ở hầu hết các nước tư
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự cạnh tranh bản đều có những luật mua sắm
gay gắt và các cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự ra đời của công dưới nhiều hình thức khác
CNTB độc quyền và CNTB nhà nước vào cuối thế kỷ 19, đầu nhau. Hoạt động đấu thầu đã
thế kỷ 20. xuất hiện rất sớm nhưng luật lệ
liên quan đến đấu thầu ra đời
Nhà nước điều tiết các chương trình, các mục tiêu phát triển
muộn hơn và đã xuất hiện đầu
kinh tế thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế…
tiên ở Anh. Khi Hiệp hội kỹ sư tư
Ngoài ra, nhà nước còn bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, các
vấn quốc tế (FIDIC) thành lập thì
công trình công cộng, phát triển các ngành kinh tế cần thiết
quy trình đấu thầu ngày càng
cho xã hội, nhưng lại có hiệu quả kinh tế thấp, lâu hoàn vốn…
được hoàn thiện.
Những mua sắm chi tiêu của Chính phủ đã trở thành mục tiêu
cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức kinh tế tài chính nhằm tìm
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và chi tiêu của Chính phủ
24
Hoa kỳ:

 Đấu thầu bắt nguồn từ nhu cầu mua sắm của quân đội trong chiến tranh. Những quy định chính thức đầu
tiên do Quốc hội Hoa Kỳ ban hành năm 1777 có mục đích chính là tổ chức hoạt động mua sắm và cấp
phát quân nhu.
 Luật Đấu thầu Dịch vụ Vũ trang (ASPA) thông qua năm 1947
 Luật Tài sản và Dịch vụ Hành chính Liên bang (FPASA) thông qua năm 1949 - hai đạo luật nền tảng xây
dựng nên hệ thống pháp luật đấu thầu của Hoa Kỳ
 Luật Trung thực trong Đàm phán (TINA) ban hành năm 1962
 Luật Đơn giản hóa Đấu thầu liên bang (FASA) năm 1994
 Luật Cải cách Đấu thầu liên bang (FARA) năm 1996 nhằm đơn giản hóa hệ thống đấu thầu.

25
Nhật bản:

 Mua sắm chính phủ chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau:
• Luật Kế toán (Luật số 35 năm 1947)
• Sắc lệnh của Nội các về Ngân sách, Kiểm toán và Kế toán (Sắc lệnh Hoàng gia số 165 năm 1947)
• Luật Chính quyền địa phương (Luật số 67 năm 1947).
 Luật Đấu thầu được ban hành vào năm 2000 quy định các nguyên tắc cơ bản về tính minh bạch, cạnh tranh
bình đẳng và loại bỏ hành vi sai trái trong đấu thầu

26
Châu âu:

 EU ban hành văn bản hướng dẫn dưới dạng các Chỉ thị (Directives), trong đó quy định chi tiết về nguyên
tắc, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu
 Chỉ thị đầu tiên được ban hành năm 1971
 Các quy định về đấu thầu chủ yếu nằm trong hai Chỉ thị 2004/17/EC và 2004/18/EC được thông qua năm
2004
 Tháng 01/2014, Nghị viện châu Âu sửa đổi Chỉ thị 2004/18/EC với quy định mới về hồ sơ dự thầu, chú
trọng nhiều hơn vào chất lượng, yếu tố môi trường, xã hội hoặc đổi mới sáng tạo bên cạnh yếu tố giá; nhờ
vậy mà tình trạng nhà thầu chỉ tìm cách chào giá thấp nhất không còn nữa, thay vào đó vấn đề chất lượng
lại được quan tâm đặc biệt
27
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu tại Việt Nam

 02/1990: Quy chế đấu thầu trong xây dựng do Bộ xây dựng ban hành.
 11/1992: Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
 03/1994: Quy chế đấu thầu xây lắp do Bộ Xây dựng ban hành.
 04/1994: Quy chế đấu thầu đầu tiên được ban hành (tư vấn, công trình xây lắp, máy móc thiết bị, đấu thầu
dự án).
 07/1996: Sửa đổi, bổ sung Quy chế đấu thầu 1994 (đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị thành đấu thầu
mua sắm hàng hoá, đấu thầu dự án thành đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án).
 09/1999: Sửa đổi lần 2 và trở thành quy chế đấu thầu.

 11/2005 thông qua Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11


 Nghị định 111/2006/NĐ-CP, ngày 29 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
 Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
Luật Xây dựng
 11/2013 thông qua Luật số 43/2013/QH13.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn
nhà thầu 28
Quá trình hình thành Luật đấu thầu ở Việt Nam

Luật số
43/2013/QH13
Luật Đấu thầu số ngày 26 tháng
61/2005/QH11 của 11 năm 2013
Quốc hội nước của Quốc hội
CHXHCN Việt khóa XIII về
16/4/1994 Quy Nam thông qua Luật Đấu thầu
chế đấu thầu đầu ngày 29 tháng 11
năm 2005
tiên của Việt
Nam đã được
ban hành (tư
12/2/1990 có quy vấn, công trình
chế đấu thầu trong
xây dựng do Bộ xây lắp, máy
xây dựng ban móc thiết bị, đấu
hành. thầu dự án).
29
1.3. Quy định chung về đấu thầu

30
1.3.1. Phạm vi, đối tượng phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu (Đ.1 – L.43)

a) Dự án
g) ĐTPT của b) Dự án
Thuốc, cơ quan
NN
ĐTPT
vật tư y của
tế DNNN

c) Ngoài a
và b, vốn
e) Hàng 1. LCNT cung cấp NN, DNNN ≥
dự trữ DVTV, DVPTV, 30% hoặc <
QG HH,XL 30% nhưng
> 500 tỷ
đồng

d) MS
đ) SP,
thường
DV công
xuyên
31
2. LCNT cung cấp DVTV, DVPTV, HH, ở VN đầu tư ra nước
ngoài của DN Việt Nam ≥ 30% hoặc < 30% nhưng > 500 tỷ
đồng.

3. LC Nhà đầu tư thực hiện DA đầu tư theo hình thức PPP,


DA đầu tư có sử dụng đất.

4. LCNT trong lĩnh vực dầu khí, trừ LCNT cung cấp DV dầu
khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát
triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về
dầu khí.

32
Các đối tượng phải tuân thủ pháp luật về đấu thầu

• Tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi
Đối tượng điều chỉnh.
áp dụng
• Tổ chức, cá nhân
(Đ.2 – L.43) chọn áp dụng quy
định của Luật
này.

33
Các đối tượng phải tuân
thủ pháp luật về đấu thầu

34
 Các trường hợp áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

2. Trừ LCNT cung cấp


nguyên liệu… bảo 3. ODA, vốn vay ưu đãi
đảm tính liên tục, theo quy định của điều
PPP. Doanh nghiệp ước và thỏa thuận QT
phải ban hành quy đó.
định về LCNT.

1. Thuộc phạm vi
phải tuân thủ quy 4. Điều ước QT có
định của Luật này quy định khác thì
và quy định khác Áp dụng Luật
theo Điều ước QT
của pháp luật có đấu thầu, điều đó.
liên quan. ước quốc tế,
thỏa thuận
quốc tế
(Đ.3 – L.43)

35
1.3.2. Các khái niệm (thuật ngữ) cơ bản trong đấu thầu

Khái niệm được sắp xếp theo thứ tự Alphabet

TT Khái niệm TT Khái niệm

1 Bảo đảm dự thầu 2 Bảo đảm thực hiện hợp đồng

3 Bên mời thầu 4 Chủ đầu tư

5 Chứng thư số 6 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7 Danh sách ngắn 8 Dịch vụ tư vấn

9 Dịch vụ phi tư vấn 10 Doanh nghiệp dự án

11 Dự án đầu tư phát triển 12 Đấu thầu

36
TT Khái niệm TT Khái niệm

11 Dự án đầu tư phát triển 12 Đấu thầu

13 Đấu thầu qua mạng 14 Đấu thầu quốc tế

15 Đấu thầu trong nước 16 Giá gói thầu

17 Giá dự thầu 18 Giá đánh giá

19 Giá đề nghị trúng thầu 20 Giá trúng thầu

21 Giá hợp đồng 22 Gói thầu

37
TT Khái niệm TT Khái niệm
23 Gói thầu hỗn hợp 24 Gói thầu quy mô nhỏ

25 Hàng hóa 26 Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ


27 28 Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển
mời sơ tuyển

29 Hồ sơ mời thầu 30 Hồ sơ yêu cầu

31 Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất 32 Hợp đồng

33 Kiến nghị 34 Người có thẩm quyền

35 Nhà thầu chính 36 Nhà thầu phụ

38
TT Khái niệm TT Khái niệm
37 Nhà thầu nước ngoài 38 Nhà thầu trong nước

Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà


39 Sản phẩm, dịch vụ công 40
thầu
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu,
41 Thời điểm đóng thầu 42
hồ sơ đề xuất

43 Tổ chuyên gia 44 Vốn nhà nước

45 Xây lắp

39
MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM CƠ BẢN

 Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt
động đấu thầu, bao gồm:
a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
c) Đơn vị mua sắm tập trung;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền lựa chọn.
 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
 Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập.

40
Phân biệt DVTV và DVPTV
Lập, đánh giá báo
Logistics
cáo quy hoạch…
Khảo sát, lập PFS,
Bảo hiểm
FS, ĐMT
Khảo sát, thiết kế, lập
Quảng cáo
dự toán
Lập HSMT,
Lắp đặt
HSMST…
Dịch
Dịch Đánh giá HSDT,
Nghiệm thu chạy thử
HSMST vụ
vụ tư
Thẩm tra, thẩm định phi tư Tổ chức đào tạo
vấn
vấn
Quản lý dự án Bảo trì

Thu xếp tài chính Bảo dưỡng

Kiểm toán Vẽ bản đồ


Đào tạo chuyển giao
Không phải là DVTV 41
công nghệ…
V.ngân sách Công trái
NN QG, trái
Giá trị quyền phiếu CP,
sử dụng đất chính quyền
địa phương

V.hỗ trợ ,
V.đầu tư vay ưu đãi
phát triển của các nhà
của DNNN Vốn tài trợ
nhà
nước
V.vay được
bảo đảm V. từ quỹ
bằng tài sản phát triển
của NN hoạt động
sự nghiệp
V.tín dụng V.tín dụng
do CP bảo ĐTPT của
lãnh NN

42
Người có thẩm quyền
Sản
phẩm,
LCNT LCNĐT DV công
ích

Sản phẩm,
Người đứng dịch vụ
đầu CQNN
DA MSTX
có thẩm công
quyền Sản
phẩm,
DV sự
nghiệp
Người ra QĐ Người ra QĐ công
phê duyệt phê duyệt DT

43
1.3.3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Đ6 – L43)

Các bên sau đây phải độc lập về pháp lý và tài chính

1. Nhà thầu nộp 2. Nhà thầu tham dự 3. Nhà thầu TVGS Nhà đầu tư
HSDT, HSDST thầu • Nhà thầu thực • Nhà thầu TV đấu
• Lập HSMT, • CĐT, BMT; hiện HĐ; thầu cho đến ngày
HSMST; • NTTV lập, thẩm tra • Nhà thầu TV kiểm ký HĐ DA;
• Đánh giá HSMT, HSTK, DT; lập, thẩm định. • Nhà thầu TV thẩm
HSDST; định HSMT, HSYC; định DA đầu tư
• Thẩm định KQ. đánh giá HSDT, HSĐX, cho đến ngày ký
thẩm định KQLCNT gói HĐ DA;
thầu đó; • Cơ quan NN có
• Các NT cùng tham dự thẩm quyền.
thầu (ĐTHC).

44
Điều kiện để nhà thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài
chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu:

a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý
đối với đơn vị sự nghiệp;

b) Giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần
hoặc vốn góp trên 30% của nhau;

c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi
cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó
không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần
hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên trên 20%
45
1.3.4. Điều kiện phát hành HSMT, HSYC (Đ7 – L43)

1. Gói thầu (LCNT) 2. Dự án (LCNĐT)

a) Kế hoạch LCNT; a) Danh mục DA;

b) HSMT, HSYC; b) Kế hoạch LCNĐT;


c) Thông báo, DS ngắn được đăng
c) HSMT, HSYC;
tải;
d) Thông báo hoặc DS ngắn được
d) Nguồn vốn được thu xếp;
đăng tải.

đ) Nội dung, danh mục HH, DV và


DT (MS tập trung, MSTX);

e) Bàn giao mặt bằng.

46
1.3.5. Thông tin về đấu thầu (Đ8 – L43)

1. Đăng tải trên hệ thống mạng ĐTQG, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch;
b) MQT, MST;
c) Mời chào hàng, mời thầu;
d) DS ngắn;
đ) Kết quả LCNT, NĐT;
e) KQ mở thầu (đấu thầu qua mạng);
g) Xử lý vi phạm;
h) VB quy phạm PL;
i) Danh mục DA;
k) Cơ sở dữ liệu;
l) Thông tin khác có liên quan.

2. Khuyến khích đăng tải trên các phương tiện khác.

Tham khảo: hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/09/2015 quy định chi tiết việc cung
cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng
1.3.6. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu (Đ9 – L43)

Đấu thầu trong Đấu thầu quốc


nước tế

Tiếng Việt Tiếng Anh

Hoặc tiếng
Việt và
tiếng Anh
48
1.3.7. Đồng tiền dự thầu (Đ10 – L43)

Đấu thầu
trong nước Đấu thầu quốc tế

Đồng
Việt * ≤ 03 đồng tiền;
Nam * Một hạng mục = 01 đồng tiền.

* 02 hoặc 03 đồng tiền thì phải quy đổi về 01 đồng tiền;


* Có đồng Việt Nam phải quy đổi về đồng Việt Nam;
* Quy định về đồng tiền, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá
quy đổi.

Chi phí trong nước = đồng Việt Nam.

Chi phí ngoài nước được bằng đồng tiền nước ngoài.
49
1.3.8. Thời gian trong đấu thầu (Đ12 – L43)

Thời gian
Nội dung
Tối thiểu Tối đa

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu 20 ngày

2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 5 ngày

3. Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ 20 ngày


tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

4. Phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ 10 ngày


tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

5. Phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày
đăng tải thông báo đến trước
tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thời điểm đóng thầu

50
Thời gian

Nội dung Tối thiểu Tối đa

Trong nước Quốc tế Trong Quốc tế


nước

6. Chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ 10 ngày 20 ngày


tuyển

7. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu 20 ngày 40 ngày

8. Đánh giá hồ sơ dự thầu 45 ngày 60 ngày

9. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu 10 ngày

10. Gửi văn bản thông báo KQLCNT cho các 5 ngày làm việc kể từ ngày KQLCNT
nhà thầu tham dự được phê duyệt
51
Hiệu lực HSDT, HSĐX ≤ 180 ngày, ≤ 210 ngày (quy mô lớn, phức tạp, theo
phương thức 2 GĐ);

Gửi văn bản sửa đổi HSMT ≥ 10 ngày (ĐT trong nước) và ≥ 15 ngày (ĐT quốc
tế); HSMQT, HSMST, HSYC ≥ 03 ngày làm việc. Thời gian gửi văn bản không
đáp ứng quy định, BMT gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm
quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMQT, HSMST, HSMT;

Gửi KQLCNT = 05 ngày làm việc;

52
Gói thầu quy mô nhỏ

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo
đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời
thầu

c) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời
điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc

d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có
tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu

53
Gói thầu quy mô nhỏ

đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kề từ ngày nhận được hồ sơ trình
thẩm định

e) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ
trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị
thẩm định

g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật đấu thầu.

54
1.3.9. Ưu đãi trong đấu thầu (Đ12 – L43)

• Khái niệm: là việc chủ đầu tư, bên mời thầu có những quy định tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi
hơn đối với một số nhà thầu so với các nhà thầu khác trên cơ sở các nhà thầu đó phải đảm bảo
các điều kiện được hưởng ưu đãi khi tham gia dự thầu.
• Mục đích: tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước và hàng hóa trong nước trúng thầu. Chính vì
vậy, pháp luật về đấu thầu đã đưa ra các quy định để thực hiện thống nhất và có hiệu quả mục
tiêu này. Tuy nhiên, mức độ ưu đãi hay cách tính ưu đãi ở mỗi quốc gia khác nhau và cũng
được thay đổi để phù hợp với điều kiện từng thời kỳ. Khi khả năng cạnh tranh của các nhà thầu
trong nước tăng lên thì mức độ ưu tiên sẽ giảm xuống, thậm chí bằng không hoặc khi tham gia
các hiệp định quốc tế thì phải tuân thủ các quy định của hiệp định.

55
Ưu đãi trong LCNT (Đ.14 – L.43)

4. Tính ưu đãi
3. ĐT trong
1. Hàng hóa 2. ĐT quốc tế theo 1 trong 2
nước
cách

Độc lập hoặc Cộng thêm


≥ 25% ≥ 25% LĐ nữ
LD
.

điểm vào điểm


đánh giá

Đảm nhận ≥ ≥ 25% LĐ


25%) thương binh,
Cộng thêm số
người khuyết
tiền vào giá dự
tật;
thầu hoặc vào
giá đánh giá

DN nhỏ

5. Không áp dụng khi điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế có quy định khác.
56
Hàng hóa chỉ được tính ưu đãi khi CP SX trong nước từ 25% trở lên

Phương pháp giá thấp nhất: HH không thuộc đối tượng


ưu đãi + 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh
Cách
tính ưu Phương pháp giá đánh giá: HH không thuộc đối tượng
đãi ưu đãi + 7,5% giá dự thầu

Phương pháp kết hợp giữa KT và giá, HH thuộc đối


tượng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp:
Điểm ưu đãi=0,075 × (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu)
× điểm tổng hợp
57
Đấu thầu quốc tế (Đ.15 – L.43)

Lựa chọn nhà thầu:


DA PPP, DA đầu tư
a) Yêu cầu của nhà tài trợ; có sử dụng đất, trừ
b) HH trong nước không trường hợp hạn chế
sx hoặc không đáp ứng . đầu tư theo quy
định của pháp luật
c) NT trong nước không về đầu tư.
đáp ứng.

58
Gói thầu cung cấp DV TV Gói thầu cung cấp DV PTV, XL, HH

Phương pháp giá thấp Áp dụng PP giá thấp nhất:


nhất: NT không thuộc ưu đãi +7,5%
NT không thuộc ưu đãi giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu
+7,5% giá dự thầu sau chỉnh
sửa lỗi, hiệu chỉnh
PP giá đánh giá: NT không
PP giá cố định: thuộc ưu đãi +7,5% giá dự
thầu sau sai lệc, hiệu chỉnh
NT thuộc ưu đãi +7,5%
điểm kỹ thuật
PP kết hợp KT và giá: NT
thuộc ưu đãi +7,5% điểm tổng
PP kết hợp KT và giá: hợp
NT thuộc ưu đãi +7,5%
điểm tổng hợp

59
1.3.10. Chi phí trong hoạt động đấu thầu (Đ13 – L43)

3. Đấu thầu qua


1. LCNT 2. LCNĐT
mạng
• Chi phí chuẩn bị và • Chuẩn bị HSDST, • a) Tham gia, đăng tải
tham dự thầu do HSDT, HSĐX và và các chi phí khác;
NT chịu; tham dự thầu do • b) Chi phí tham dự
• Chi phí tổ chức NĐT chịu; thầu, tổ chức ĐT
được xác định • Chi phí tổ chức theo quy định tại
trong TMĐT hoặc được bố trí từ vốn khoản 1 và khoản 2
DTMS; NN, các nguồn vốn Điều này.
• HSMQT, HSMST: hợp pháp khác và
miễn phí; được xác định
• HSMT, HSYC: bán trong TMĐT;
hoặc miễn phí • Chi phí trong
LCNĐT do NĐT
được lựa chọn chịu;
• HSMST, HSMT,
HSYC: bán cho
NĐT

60
Giá HSMT max 2tr, giá HSYC max 1tr, được bán hoặc phát miễn phí

Chi phí lập HSMQT, HSMST, đánh giá HSQT, HSDST bằng 0,05% giá gói
thầu (min 1tr – max30tr)

Chi phí thẩm định HSMQT, HSMST bằng 0,03% giá gói thầu (min 1tr –
max30tr)

Chi phí lập HSMT, HSYC, đánh giá HSDT, HSĐX bằng 0,1% giá gói thầu
(min 1tr – max 50tr)

61
Chi phí thẩm định HSMT, HSYC bằng 0,05% giá gói thầu (min 1tr – max 50tr)

CP thẩm định KQLCNT bằng 0,05% giá gói thầu (min 1tr – max 50tr)

Các gói thầu phải tổ chức lại, mức chi phí tối đa bằng 50% ban đầu

Chi phí cho hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị về KQLCNT bằng 0,02% giá gói
thầu (min 1tr – max 50tr)

CP đăng tải theo HD của Bộ KHĐT


62
CÁC CHI PHÍ MỨC CHI PHÍ TỐI THIỂU TỐI ĐA
BÁN HỒ SƠ HSMQT
Miễn phí
HSMST
HSMT 2.000.000
HSYC 1.000.000
LẬP HỒ SƠ HSMQT
0,05% giá gói thầu 1.000.000 30.000.000
HSMST
HSMT
0,1% giá gói thầu 1.000.000 50.000.000
HSYC
THẨM ĐỊNH HỒ
HSMQT
SƠ 0,03% giá gói thầu 1.000.000 30.000.000
HSMST
HSMT
0,05% giá gói thầu 1.000.000 50.000.000
HSYC

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ HSMQT


0,05% giá gói thầu 1.000.000 30.000.000
HSMST
HSMT
0,01% giá gói thầu 1.000.000 50.000.000
HSYC
Kết quả lựa chọn nhà
THẨM ĐỊNH 0,05% giá gói thầu 1.000.000 50.000.000
thầu

GIẢI QUYẾT Kiến nghị 0,02% giá gói thầu 1.000.000 30.000.000 63
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

a. Giá trong đấu thầu


Trong đấu thầu có rất nhiều các loại giá khác nhau. Chúng ta cần phải phân biệt được các
loại giá và vị trí của chúng trong hoạt động đấu thầu, từ đó mới có thể đảm bảo tính chính xác,
minh bạch.
- Giá gói thầu
- Giá dự thầu
- Giá đề nghị trúng thầu
Giá đề nghị trúng thầu = Giá dự thầu ± sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch – giảm giá
- Giá đánh giá
Giá đánh giá = Giá đề nghị trúng thầu ± sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch – giảm giá ± quy đổi về
mặt bằng chung ± ưu đãi (nếu có)

- Giá trúng thầu


- Giá hợp đồng
64
b. Chi phí trong đấu thầu qua mạng

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính tại Thông tư Liên
tịch số 07/2015/TTLTBKHĐT-BTC ngày 08/09/2015 quy định chi tiết việc cung cấp,
đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng
Mức chi phí tham gia Hệ thống mạng
Chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu
đấu thầu quốc gia, chi phí nộp HSDT,
thầu Quốc gia
HSĐX
• Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (nộp • Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống
1 lần khi đăng ký) mạng đấu thầu quốc gia (nộp một
• Chi phí duy trì tên và dữ liệu của nhà lần khi đăng ký): 550.000 đồng.
thầu, nhà đầu tư (nộp vào Quý I hàng • Chi phí duy trì tên và dữ liệu trên Hệ
năm, trừ năm đăng ký) thống mạng đấu thầu quốc gia
• Đơn vị không nộp chi phí duy trì tên và (nộp hàng năm, không kể năm thực
dữ liệu đúng hạn sau khi đã bị nhắc nhở hiện đăng ký): 500.000 đồng/năm
thì việc đăng ký trên Hệ thống bị xem là • Chi phí nộp hồ sơ dự thầu: 300.000
hết hiệu lực đồng/gói
• Chi phí nộp hồ sơ đề xuất: 200.000
đồng/gói
65
c. Các khoản bảo đảm trong đấu thầu

KN chung: là các khoản bảo đảm được nộp nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu thầu được tiến hành
theo đúng kế hoạch, trong trường hợp các nhà thầu bỏ giữa chừng thì bên mời thầu được bù đắp
thiệt hại do vẫn phải chuẩn bị tổ chức đấu thầu
• Bảo đảm dự thầu
• Bảo đảm thực hiện HĐ

Bảo đảm dự thầu:


Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong
các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức
tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo
pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu,
nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT,
HSYC

66
67
Giá trị và hiệu lực bảo đảm dự thầu

LCNT LCNĐT
0,5% đến 1,5%
từ 1% đến 3%
giá gói thầu tổng mức đầu

Hiệu lực = hiệu lực của HSDT, HSĐX + 30 ngày.

Gia hạn hiệu lực HSDT, HSĐX sau thời điểm đóng thầu, phải gia hạn
tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu.
68
Các trường hợp được hoàn trả hoặc không được hoàn trả bảo đảm dự thầu được
quy định như sau:

HOÀN TRẢ KHÔNG HOÀN TRẢ


Rút HSDT, HSĐX;
≤ 20 ngày, kể từ
ngày phê duyệt KQ Vi phạm dẫn đến phải hủy thầu;

Giải tỏa sau khi


thực hiện biện pháp NT, NĐT được lựa chọn không thực hiện bảo
đảm thực hiện HĐ;
bảo đảm thực hiện

NT trong thời hạn 20 ngày từ chối thương thảo;
ký kết hợp đồng

NĐT trong thời hạn 20 ngày từ chối thương


thảo; ký kết hợp đồng

69
Bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Theo Luật đấu thầu năm 2013 thì Bảo đảm thực hiện hợp
đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các
biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ
chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách
nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư

• Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
theo mức xác định từ 2% - 10% giá trúng thầu tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu.
Trường hợp áp dụng gói thầu có quy mô nhỏ thì giá trị đảm ảo thực hiện hợp đồng từ 2% -
3% giá trị hợp đồng
• Lưu ý: Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ
chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực đảm
bảo thực hiện hợp đồng
70
1.3.11. Yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động đấu thầu (Đ16 – L43)

Lập, đánh giá


Chứng chỉ
đào tạo về
ĐT
Tham gia
hoạt động
ĐT, trừ cá ĐT chuyên nghiệp, DN,
nhân thuộc đơn vị hoạt động TVĐT,
nhà thầu, BQLDA chuyên nghiệp
Chuyên nhà đầu tư
môn, NL,
KN, ngoại
ngữ
Chứng chỉ hành nghề
đấu thầu

71
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
1. Tổ chức 2. Cá nhân
a) Có đăng ký thành lập; a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Hạch toán độc lập; b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
c) Không đang bị giải thể; c) Đăng ký hoạt động;
d) Đã đăng ký trên mạng ĐTQG; d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự;
đ) Bảo đảm cạnh tranh; đ) Không đang trong thời gian bị cấm
e) Không đang trong thời gian bị cấm;

g) Có tên trong danh sách ngắn


(ĐTRR sơ tuyển, ĐTHC);

h) NT nước ngoài phải liên danh


hoặc thầu phụ trong nước.

3. Được tham dự thầu độc lập hoặc LD; phải có văn bản thỏa thuận LD nếu LD.
72
1.3.12. Hủy thầu và trách nhiệm khi hủy thầu

1. Tất cả 2. Thay
HSDT, đổi mục
HSĐX không tiêu,
đáp ứng. phạm vi

Các trường
hợp hủy thầu
(Đ.17 – L.43)

4. Đưa, nhận, môi 3. HSMT,


giới hối lộ, thông
thầu, gian lận, lợi HSYC
dụng chức vụ, không tuân
quyền hạn thủ quy
định
73
Trách nhiệm Đền bù chi
khi huỷ thầu phí và bị
xử lý theo
(Đ. 18 – L.43) quy định

74
1.4. CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC
LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Các loại hình đấu thầu (theo đặc điểm)

75
• Đấu thầu dịch vụ tư vấn được hiểu là việc cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm,
chuyên môn cho bên mời thầu với chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý nhất
• Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn là lựa chọn các nhà thầu cung cấp các dịch vụ phi tư vấn để
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
• Đấu thầu mua sắm hàng hóa là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa đạt tiêu
chuẩn về chất lượng có gía hợp lý nhất.
• Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong lĩnh vực
xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các công
trình, hạng mục công trình
• Đấu thầu thực hiện gói thầu hỗn hợp Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một gói thầu hỗn hợp,
dự án nhưng gặp phải những hạn chế mà không thể tự tiến hành chuẩn bị, triển khai từng
phần hay toàn bộ dự án thì có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện. Đối
tượng mà bên mời thầu muốn mua là toàn bộ gói thầu hỗn hợp hoặc dự án bao gồm các
công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa, thiết bị, vật tư và xâp lắp
• Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng đối với các dự án đầu tư theo hình thứ đối tác
công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất
76
CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU

Các loại hình đấu thầu (theo phạm vi)

77
• Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu mà chỉ có
các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu
• Đấu thầu quốc tế quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu mà các nhà
thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

Các TH được tổ chức đầu thầu quốc tế:

 Những gói thầu thuộc dự án (thông thường là các dự án sử dụng vốn ODA) mà nhà tài trợ vốn
yêu cầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế.
 Những gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất
hoặc sản xuất nhưng không có khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá của
hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp gói thầu yêu cầu mua sắm những hàng hóa thông dụng đã
được nhập khẩu và chào bán ở Việt Nam thì bên mời thầu không được tổ chức theo hình thức
đấu thầu quốc tế.
 Những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu
trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu
trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu
78
• Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin
về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng
• Đấu thầu truyền thống Là hình thức đấu thầu được thực hiện theo phương thức truyền thống,
mọi hoạt động liên quan đến đấu thầu được thực hiện thủ công, bằng văn bản giấy.
• Đấu thầu tập trung (MSC tập trung) Là hình thức đấu thầu được áp dụng trong hoạt động đấu
thầu mua sắm tập trung trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều,
chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
Về cách thức thực hiện mua sắm tập trung, theo quy định hiện hành tại Khoản 3, Điều 44 Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai
cách:
 Mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung
 Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp
• Đấu thầu phân tán (MSC phân tán) Là hình thức đấu thầu mua sắm theo mô hình mua sắm
phân tán do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản là đơn vị trực tiếp thực hiện
mua sắm.
79
CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU

Các hình thức lựa chọn nhà thầu

80
• Đấu thầu rộng rãi Là hình thức đấu thầu mà bất kỳ nhà thầu, nhà đầu tư nào đủ điều kiện đều có
thể tham gia dự thầu nếu muốn, hình thức này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia
• Đấu thầu hạn chế Là hình thức đấu thầu mà chỉ có một số nhà thầu nhất định (tối thiểu 3) được
mời tham gia dự thầu. Bên mời thầu áp dụng hình thức này trong trường hợp gói thầu có yêu cầu
cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu
cầu của gói thầu
TH sau khi lựa chọn danh sách ngắn, nếu có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu, CĐT xem xét
quyết định tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu hoặc cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho
nhà thầu trong danh sách ngắn.
• Chỉ định thầu Là hình thức đấu thầu mà chỉ có một nhà thầu được tham gia lựa chọn để thực hiện
yêu cầu của bên mời thầu. Thông thường, hình thức này được áp dụng cho:
 Các gói thầu có tính chất cấp bách
 Những gói thầu mang tính lợi ích quốc gia
 Những gói thầu đảm bảo tinh tương thich trước đó
 Những gói thầu mang tinh đặc thù, nghệ thuật, hoặc chỉ có một nhà thầu có thể thực hiện tốt nhất
 Những gói thầu có giá trị nhỏ gói thầu DVTV, DVPTV, DV công có giá gói thầu quy mô nhỏ không quá
500 triệu đồng, gói thầu MSHH, XL, HH, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công có giá gói thầu không
quá 01 (một) tỷ đồng, gói thầu mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng
81
• Mua sắm trực tiếp áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu mời một nhà thầu
trước đó đã trúng thầu thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế để thực hiện
gói thầu mới của mình. Về bản chất, mua sắm trực tiếp là một hình thức chỉ định thầu dành cho
nhà thầu đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu tương tự trước đó, không quá một năm (12 tháng). Gói
thầu thực hiện mua sắm trực tiếp có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với
gói thầu đã ký hợp đồng trước đó.
• Chào hàng cạnh tranh áp dụng khi bên mời thầu muốn mua sắm những loại hàng thông dụng, sẵn
có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng,
các gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản hay các gói thầu xây lắp công trình đơn giản
đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt; giá chào hàng là tiêu chí quan trọng nhất để lựa
chọn nhà thầu. Thông thường chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với những gói thầu có giá trị
không cao (không quá 5 tỷ đồng).
• Tham gia thực hiện của cộng đồng là quá trình lựa chọn nhà thầu do tổ chức đoàn thể, nhóm hộ gia
đình hoặc nhóm người dân địa phương thực hiện gói thầu xây lắp công trình tại địa phương mình,
được áp dụng cho những công trình quy mô nhỏ, đơn giản trong phạm vi thôn, bản, xã với giá trị
không quá 500 triệu đồng hoặc là công trình thuộc kế hoạch đầu tư nguồn vốn Dự án được phân
cấp do cấp xã làm CĐT hoặc thuộc danh mục của Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHĐT) đã được
phê duyệt;
82
CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU

Các phương thức lựa chọn nhà thầu

83
• Phương thức 1 giai đoạn - 1 túi hồ sơ
- Các nhà thầu, nhà đầu tư nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính vào cùng một túi hồ sơ.
- Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Như vậy các đề
xuất về tài chính và kỹ thuật của tất cả các nhà thầu đều được bên mời thầu biết trong quá trình đánh
giá hồ sơ dự thầu.
• Trường hợp áp dụng:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây
lắp, hỗn hợp.
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư

84
• Phương thức 1 giai đoạn - 2 túi hồ sơ
- Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong hai túi hồ sơ
riêng biệt.
- Việc mở thầu được tiến hành hai lần.
- Các túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu và đánh giá trước để chọn
nhà thầu, nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chỉ những nhà thầu, nhà đầu tư nào đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất tài chính
để đánh giá.
- Những nhà thầu, nhà đầu tư không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được hoàn trả túi hồ sơ đề xuất tài
chính còn nguyên niêm phong.
• Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

85
• Phương thức 2 giai đoạn - 1 túi hồ sơ
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu.
- Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn
hai.
- Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu.
- Hồ sơ dự thầu bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
• Áp dụng: trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

86
• Phương thức 2 giai đoạn - 2 túi hồ sơ
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài
chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau
thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này
sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp
ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai
đoạn hai.
- Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự
thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ
đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn
hai (bao gồm cả đề xuất kỹ thuật đã hiệu chỉnh và đề xuất tài chính hiệu chỉnh) để đánh giá.
• Trường hợp áp dụng: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây
lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

87
TÓM LẠI:
 Các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đều có thể áp dụng cả
hai phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ và một giai đoạn - hai túi hồ sơ.
 Trong đó, phương thức hai giai đoạn - một túi hồ sơ và hai giai đoạn - hai túi hồ sơ thường
chỉ áp dụng với những gói thầu có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật;
 Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ áp dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng
cạnh tranh.
 Các gói thầu dịch vụ tư vấn chỉ áp dụng phương thức một giai đoạn - hai túi hồ sơ.

Người có thẩm quyền và chủ đầu tư có rất nhiều lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp với yêu
cầu của từng gói thầu.

88

You might also like