You are on page 1of 4

Các thành tựu đạt được

1. Về hệ thống pháp luật: ngày càng được hoàn chỉnh

Nhìn chung, sự hoàn thiện, chuẩn hóa và thống nhất của hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đấu thầu tiếp tục được củng cố, nhằm giúp các văn bản này phù hợp
với các chuẩn mực, thông lệ mà quốc tế đã đề ra. Đồng thời, sự củng cố này còn nhận
được sự đánh giá cao từ các nhà tài trợ và các cơ quan đơn vị, hỗ trợ duy trì hiệu quả hoạt
động đấu thầu, làm tăng hơn nữa tính minh bạch và sự cạnh tranh. Cụ thể, điều này được
thể hiện trong sự hoàn thiện từ cao xuống thấp, từ hệ thống luật (Luật Đấu thầu năm 2005
và năm 2013), cho tới các nghị định và hướng dẫn (Nghị định 53/2014/NĐ-CP, ngày
26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một vài điều trong lựa chọn nhà thầu trong
Luật Đấu thầu; hay Nghị định số 30/2015/NĐ-CP trong việc chọn nhà đầu tư; … cùng
các hướng dẫn, thông tư được đề ra bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, không thể
không kể đến các nghị định ảnh hưởng tới đấu thầu khác như: Nghị định số 35/2021/NĐ-
CP, ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương
thức đối tác công tư (PPP); Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020…

Nhắc tới lĩnh vực PPP, Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT (trên vai trò là cơ quan
quản lý nhà nước về đấu thầu ở Trung Ương) đã được ban hành, có nội dung tập trung
vào hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức PPP (đối tác công
tư) và dự án đầu tư có sử dụng đất. Thông tư này được ban hành với mục đích lớn hơn là
củng cố các chính sách, pháp luật về đấu thầu. Thông tư này, cùng các văn bản pháp luật
khác có ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu, chẳng hạn như Luật PPP, Nghị định số
35/2021/NĐ-CP, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP… đều cùng thực hiện một chức năng: tạo
dựng khung pháp lý ổn định và đồng bộ, thúc đẩy thu hút đầu tư của tư nhân vào các dự
án phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội; ngoài ra, còn tăng sự hiệu quả kinh tế, cũng như tính
minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
và dự án PPP. Hiện nay, Nghị định sửa đổi đã được xây dựng và trình lên chính phủ bởi
bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng, và thêm vào đó một số điều của 95/2020/NĐ-CP hướng
dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo CPTPP, Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương
mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UK FTA) - gọi tắt là Nghị định sửa đổi.

Nhà nước tăng cường phân cấp trong đấu thầu. Các hoạt động: tổ chức đấu thầu,
đánh giá xét chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, được phân cấp nhiều hơn cho
các cấp thuộc các bộ ngành địa phương. Nhà nước chỉ tập trung hướng dẫn, kiểm tra
thực hiện theo quy định trong quản lý đấu thầu. Phân định rõ trách nhiệm của tổ chức
và cá nhân trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Về quy mô của thị trường đấu thầu

Vài năm gần đây ghi nhận sự tăng trưởng liên tục của thị trường đấu thầu, nhất là
đấu thầu qua mạng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê ra rằng, các năm đều ghi nhận sự
tăng mạnh của số lượng các gói thầu tổ chức qua mạng, từ chỉ khoảng 19.000 gói thầu
vào năm 2018 lên tới tận 115 371 gói thầu sau 3 năm.

Năm 2020, đấu thầu qua mạng đặc biệt ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ, cụ thể
theo thống kê, nhiều bộ, ngành, địa phương đều có đấu thầu qua mạng triển khai rất quyết
liệt, vượt chỉ tiêu lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01/01/2020
của Chính phủ và Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. So với năm 2019, áp dụng gói thầu qua mạng có số lượng tăng khoảng 2,5 lần
(98.172/39.547 gói thầu), tổng giá gói thầu tăng hơn 2,5 lần (303.236/120.321 tỷ đồng).

Nhìn chung, năm 2020, số lượng và quy mô các gói thầu được tăng lên. So với
năm 2019, tỷ lệ tiết kiệm của cả nước có sự giảm nhẹ, nhưng không thể phủ nhận sự hiệu
quả trong đấu thầu của nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đấu thầu, với
một số cơ quan, đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm cao trên 10%, như: Bộ Y tế (15,51%); Viện Hàn
Lâm khoa học và Công nghệ (13,43%); các tỉnh: Lạng Sơn (11,91%), Vĩnh Long
(11,25%), Đồng Nai (12,68%); TP. Đà Nẵng (10,42%); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(18,53%); Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (22,81%); Tổng Công ty Lâm
nghiệp Việt Nam (15,64%)… Trong đó, các tập đoàn kinh tế nhà nước là nổi bật nhất,
với tỷ lệ tiết kiệm khá cao của tổng công ty nhà nước, đạt 9,81%. Tỷ trọng về giá trị các
gói thầu chỉ định thầu giảm nhiều so với năm 2019 (8,04% so với khoảng 15,66% năm
2019).

Ngoài ra, trong năm 2020, có sự triển khai tốt trong việc đấu thầu tập trung, việc
mua sắm tập trung của cả nước có tỷ lệ tiết kiệm khá cao (đạt 11,59%), đặc biệt rất cao ở
một số đơn vị, như các tỉnh: Hà Nam (37,43%), Bắc Giang (36,94%), Tuyên Quang
(34,01%)... Các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ
quan nhà nước có tỷ lệ tiết kiệm tăng cao so với năm 2019, đạt 8,13%.

3. Về phía nhà nước, nhà thầu


❖ Về phía nhà nước :
Qua đấu thầu đã lựa chọn được các nhà thầu đáp ứng yêu cầu cơ bản của chủ đầu
tư. Nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng
lực thực sự (tài chính, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất…) của các nhà thầu.Nhờ
đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, tiết kiệm cho nhà nước hàng trăm tỷ
đồng.Qua đấu thầu chất lượng công trình được đảm bảo như dự án cải tạo nâng
cấp quốc lộ 5 chất lượng của các dự án qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn quốc tế.
❖ Về phía nhà thầu :
● Qua đấu thầu các nhà thầu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh,
tiếp thu được kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc xây
dựng các dự án lớn. Các nhà thầu có điều kiện để khẳng định mình ở hiện tại
và trong tương lai, có cơ hội để cạnh tranh với nhau trên thương trường trong
nước và quốc tế.
● · Năng lực chủ đầu tư và nhà thầu được cải thiện

Sau một thời gian thực hiện quy chế đấu thầu, chúng ta đã có một sự trưởng
thành đáng kể. Một số Bộ, Tổng công ty đã tự xây dựng các quy trình đấu thầu,
mẫu biểu để áp dụng thống nhất trong phạm vi của mình.
Đội ngũ chủ đầu tư, ba quản lý dự án mặc dù còn những tồn tại, song so với
trước đây đã trưởng thành nhiều trong việc tổ chức các cuộc đấu thầu, đánh giá lựa
chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng.
Đặc biệt, năng lực các nhà thầu Việt Nam đã có sự trưởng thành đáng kể. Từ chỗ
nhà thầu Việt Nam chỉ làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài, sau đó tham gia liên
doanh với tỷ lệ nhỏ, nay phần lớn các cuộc đấu thầu quốc tế công trình xây lắp, nhà
thầu Việt Nam đã giành thắng lợi trúng thầu.Sự trưởng thành của nhà thầu Việt Nam
còn vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nhà thầu Việt Nam đã trúng thầu ở Lào,
Campuchia, Philippines,...
❖ Công tác đấu thầu được xã hội quan tâm
Công việc đấu thầu không chỉ thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý
hay nhà thầu mà toàn xã hội đều quan tâm tới đến vấn đề này vì vấn đề liên quan tới
việc chi tiền và sử dụng tiền vốn Nhà nước. Các phương tiện thông tin đại chúng hàng
ngày bám sát các cuộc đấu thầu khiến cho công tác đấu thầu ngày càng được minh bạch.

You might also like