You are on page 1of 9

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

ASSIGNMENT- MÔN ĐẤU THẦU MUA SẮM

Đề tài:
1. Anh/Chị hãy nên nguyên tắc thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
2. Anh/Chị hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của hình thức đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư trên thế giới?
3. Anh/Chị hãy nêu và phân tích những hình thức hợp đồng PPP cơ bản?
4. Anh/Chị hãy nêu về những rủi ro của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư (PPP)?

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Việt Hưng


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm Đấu trí
Lớp: QTMA12A

1
Hà Nội – Năm 2022
Câu 1:
1.1 Tổng quan về lựa chọn nhà đầu tư:
– Lựa chọn nhà đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các
hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư để
lựa chọn ra tổ chức, cá nhân có đủ năng lực (tài chính, nhân lực), kinh nghiệm trở
thành nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư do nhà nước đề xuất, đặc biệt là những
dự án đầu tư có sử dụng đất.

– Theo quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 29 của Nghị định
31/2021/NĐ-CP, có ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư:

+ Đấu giá quyền sử dụng đất.


+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
+ Chấp thuận nhà đầu tư.

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, đây là quá trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu
để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia trở thành nhà nhà đầu tư thực hiện dự án.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân trúng
đấu thầu để thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện thủ tục giao
đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu và triển khai thực hiện
dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

1.2 Nguyên tắc thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
a, Nguyên tắc đấu thầu:
Để lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án thì
công tác đấu thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc hiệu quả: Công tác đấu thầu khi thực hiện phải đảm bảo cả về
tài chính cũng như thời gian. Chi phí k được quá cao, thời gian kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và hiệu quả của dự án.

- Nguyên tắc cạnh tranh: Khi thực hiện đấu thầu phải tạo đk cho các nhà cung
cấp cạnh tranh với nhau trên phạm vi rộng nhất có thể.

2
- Nguyên tắc công bằng: Các nhà thầu có quyền bình đẳng như nhau về nội
dung thông tin đc cung cấp từ chủ đầu tư. Đây là điều kiện để đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh và bình đẳng.
- Nguyên tắc minh bạch: Trong quá trình thực hiện đấu thầu, các hoạt động
diễn ra không được gây nghi ngờ cho các nhà thầu, bên mời thầu và cơ quan
quản lí.

- Nguyên tắc pháp lí: Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ
nghiêm những qui định nhà nước và nội dung trình tự đấu thầu, cũng như
cam kết được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu.

b, Nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư:


Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

 Danh mục dự án phải được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án.
 Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên quan tâm, việc tổ chức đấu thầu áp
dụng quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ
sơ, bao gồm:
-     Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
-     Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
-     Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt danh sách nhà
đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
-     Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
-     Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
-     Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
 Trường hợp có một nhà đầu tư quan tâm, cấp có thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật chuyên
ngành, pháp luật về xã hội hóa.
 Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
thực hiện dự án, đề xuất phương án triển khai dự án khả thi và hiệu quả.
Có thể nói Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một hình thức ưu việt khi vừa đảm bảo
sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tham gia đấu thầu, vừa có cơ hội lựa
chọn được nhà đầu tư tốt nhất đáp ứng được các tiêu chí của dự án đầu tư. Ngoài
việc kế thừa những quy định về lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu trong Nghị
định 30/2015/NĐ-CP, Nghị định 25/2020/NĐ-CP được ban hành cũng đã có sự đổi
3
mới trong việc bãi bỏ những quy định cũ không còn phù hợp và có thêm một số
quy định mới chi tiết và phù hợp với thực tiễn.

Câu 2: Quá trình hình thành và phát triển của công tác đâu thầu trên thế giới
Có thể nói, Đấu thầu, hay còn gọi là mua sắm công, MSCP đã bắt nguồn từ thuở
sơ khai của nhân loại.

- Thuật ngữ “mua sắm công” hay “MSCP” dễ gợi sự liên tưởng đến thời
đại đã có sự tồn tại của hình thái nhà nước với bộ máy chính phủ điều hành, nhưng
ngược dòng thời gian thêm nữa, quá trình người Ai Cập xây dựng Kim tự tháp cho
các Pharaon và hoàng hậu cũng có thể coi là hoạt động mua sắm hàng hóa và dịch vụ
“công” của tầng lớp đang thống trị xã hội. Cho dù những hoạt động đó diễn ra thô sơ
trong điều kiện thiếu thốn, thậm chí lạm dụng cả lao động nô lệ thay vì bỏ tiền thuê
nhân công nhưng rất nhiều công trình vẫn đứng vững đến tận ngày nay, chứng tỏ sự
tuân thủ quy trình nghiêm ngặt và đạt được hiệu quả đáng khâm phục.
- Tương tự như vậy, các triều đại hoàng đế La Mã, phong kiến Châu Á
hay Châu Âu cũng như giai cấp thống trị trong các hình thái xã hội sau đó cũng đều
thiết lập quan hệ mua - bán với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài
lãnh thổ để có được những hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, xây dựng, trang bị vũ khí, ... Các hình thức thỏa thuận giữa bên
mua và bên bán chuyển dần từ lời nói sang hợp đồng giấy trong từng trường hợp cụ
thể, rồi được khái quát hóa thành các quy định pháp luật về đấu thầu áp dụng chung
cho một địa phương, quốc gia, khu vực, ...
- Những thập niên cuối của thế kỷ 20 chứng kiến một bước thay đổi
đáng chú ý trong khu vực hành chính công khi chính phủ nhiều nước trên thế giới bắt
đầu áp dụng mô hình quản lý công mới, trong đó đẩy mạnh phân cấp, xã hội hóa, tăng
cường sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực mà trước đó chỉ có chính phủ thực
hiện. Tuy nhiên, việc tạo ra thị trường cạnh tranh cho dịch vụ công cũng làm nảy sinh
một số vấn đề như phân tán hiệu quả quản trị, sa sút chất lượng dịch vụ, .v.v. Để khắc
phục tình trạng này, các nước theo đường lối cải cách đã tiến hành nhiều thay đổi
trong hệ thống mua sắm công.

 Đầu tiên là sự ra đời khái niệm “hiệu quả sử dụng đồng tiền” (value for money)
với nội hàm không chỉ coi trọng yếu tố kinh tế, tiết kiệm mà còn quan tâm đặc
biệt tới hiệu quả cuối cùng của gói thầu.
 Sau đó, đến lượt thuật ngữ “mua sắm xanh” (green procurement) - ưu tiên
những hàng hóa thân thiện với môi trường - nhanh chóng lan tỏa trên quy mô
toàn cầu.

4
 Một số nước như Anh, Hoa Kỳ, Úc và New Zealand thì tận dụng triệt để kênh
mua sắm công nhằm đạt được các mục tiêu chính sách xã hội và giúp hình
thành nên một chiến lược có tên gọi “mua sắm bền vững” (sustainable
procurement).
 Bên cạnh đó, đấu thầu qua mạng (e-procurement) với những lợi ích về tiết
kiệm tài nguyên, tăng tính minh bạch và chống tham nhũng, cũng được đánh
giá là một trong những mắt xích quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử
của hoạt động đấu thầu.

Thế giới đã trải qua nhiều biến đổi to lớn trong lịch sử và hoạt động “mua sắm công”
cũng cùng với đó mà phát triển lên rất nhiều, dần được quy định và thực hiện một
cách khoa học và có tổ chức hơn. Việc xây dựng và phát triển hệ thống đấu thầu hoàn
thiện, từ chính sách cho tới thực tiễn áp dụng, không chỉ là nhu cầu thiết yếu của từng
quốc gia mà còn được mở rộng, kết nối tạo thành những mạng lưới mang tính chất
khu vực.

Câu 3:

3.1 Mô hình PPP là gì ?

PPP (Public - Private Partnership): Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau gọi tắt
là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận
hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

3.2 Các hình thức thực hiện mô hình PPP


Hiện nay trên thế giới có 05 hình thức phổ biến như sau:
a) Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng
được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư
nhân vận hành và khai thác.
b) Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance -
Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng
nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
c) Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là
hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình
trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.
d) Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) là mô hình sau khi xây dựng
5
xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sỏ hữu nhưng công ty thực hiện dự án vẫn
giữ quyền khai thác công trình.
e) Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) là hình thức
công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công
trình. 
3.3 Theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP, các hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP
tại Việt Nam bao gồm:

 Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh
doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong
một thời hạn nhất định.
 Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng;
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác.
 Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO) là hợp đồng được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
 Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận
hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư.
 Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp
dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất
định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu
tư; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

6
 Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ
công trình trong một thời hạn nhất định.

Câu 4:
Phân loại rủi ro trong các dự án theo hình thức PPP thường được căn cứ theo
nguồn phát sinh rủi  ro và phân loại thành hai nhóm chính: rủi ro ngoại  sinh (hay còn
được xác định là  rủi ro bên ngoài dự án/ rủi ro chung trong hình thức PPP) và rủi ro
nội sinh (hay còn được xác định là rủi ro bên trong dự án)
- Rủi ro nội sinh bao gồm
(i) Rủi ro trong phát triển dự án;
(ii) Rủi ro trong hoàn thành dự án;
(iii) Rủi ro trong quá trình vận hành dự án;
(iv) Rủi ro trong điều phối.
- Rủi ro ngoại sinh bao gồm: 
(i) Rủi ro về chính sách;
(ii) Rủi ro về pháp luật;
(iii) Rủi ro kinh tế tài chính;
(iv) Rủi ro bất khả kháng.
Một dự án đầu tư PPP gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình hình thành, triển khai và
vận hành. Các rủi ro của dự án PPP khác nhau tùy thuộc vào quốc gia nơi dự án được
thực hiện, bản chất của dự án, tài sản và dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, một số rủi ro là
phổ biến đối với nhiều loại dự án PPP. Chúng thường được xếp thành các nhóm rủi
ro, thường là rủi ro liên quan đến một chức năng, cụ thể như xây dựng, vận hành,
hoặc thu xếp vốn, hoặc với một giai đoạn cụ thể như chấm dứt hợp đồng. Những rủi
ro chủ yếu của các dự án PPP được phân loại cụ thể theo từng giai đoạn của dự án và
rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của dự án (hay trong chu kỳ dự án).
Bảng 1: Rủi ro của các dự án PPP phân theo các giai đoạn của dự án

Giai đoạn phát Giai đoạn xây Giai đoạn vận Giai đoạn chuyển
triển dự án dựng hành giao

7
- Rủi ro trước đầu - Rủi ro xây dựng - Rủi ro vận hành - Rủi ro dịch vụ tài
tư: sản
+ Đội chi phí + Đội chi phí vận
+ Rủi ro mặt bằng hành
+ Chậm tiến độ
+ Đền bù/giải + Chậm hoặc gián
+ Không đảm bảo
phóng mặt bằng đoạn trong hoạt
tiêu chí hoạt động
động
+ Tình trạng mặt
bằng + Chất lượng dịch
vụ thấp
+ Chuẩn bị mặt
bằng - Rủi ro doanh thu
+ Rủi ro thiết kế + Thay đổi về thuế
- Rủi ro nhu cầu/sử
dụng

Chu kỳ của dự án

- Rủi ro tài chính - Rủi ro ngoại lai bất khả kháng


+ Lãi suất tăng + Rủi ro quản lý/chính trị
+ Lạm phát + Thay đổi về luật pháp
+ Tỷ giá + Can thiệp chính trị
+ Rủi ro dịch vụ tín dụng

 
Có thể thấy rằng, một dự án PPP muốn thực hiện thành công từ khâu phát triển dự án
đến khi chuyển giao sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro. Do đó, để phát huy hiệu quả
hình thức đầu tư này, cũng như thu hút các nhà đầu tư tham gia thì chúng ra phải có
cơ chế chia sẻ rủi ro giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Chia sẻ rủi ro của
các Dự án PPP đã và đang là vấn đề then chốt cần được thực hiện để thu hút đầu tư
PPP.

8
9

You might also like